LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự bùng nổ về quy mô của các tổ chức, công ty, vấn đề quản lý trên
số lượng lớn người dùng một cách chính, xác chặt chẻ và nhanh chóng được đặt ra như
một bài toán lớn. Hơn nữa, việc phát triển của các hệ thống giao dịch mở cho nhiều
người dùng hằng ngày càng mở rộng như hệ thống gọi thoại công cộng, các dịch vụ
ngân hàng tự động, các câu lạc bộ, các tổ chức xã hội … Ở đây ta cần đến một hệ thống
quản lý và triển khai các hoạt động trên một cách nhanh chóng dễ dàng và chính xác.
Với một giới hạn nhỏ hơn ta có thể quan tâm đến vấn đề nhận dạng và kiểm tra các truy
xuất của các user trong một hệ thống mở nhiều người dùng một cách tự động. Hiện nay,
đây là mục tiêu của nhiều công ty lớn đang triển khai về một hệ thống giám sát an toàn,
chấm công tự động ….
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và kỹ thuật thu nhận dữ liệu tự
động sử dụng hệ thống thẻ từ, mã vạch,card thông minh … ta có thể kết hợp hai kỹ thuật
này để xây dựng một hệ thống nhận dạng và kiểm tra truy xuất đáp ứng cho nhu cầu
đưa tin học vào ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống một cách có hiệu quả và khoa
học.
Với đề tài : Xây dựng một hệ thống quản lý vào ra, cùng với sự tận tình hướng
dẫn của thầy Nguyễn Cao Trí, chúng tôi đã có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu các kỹ thuật
này và có hướng nghiên cứu hiện thực một bộ công cụ cho phép thiết kế một sơ đồ bố trí
các thiết bị thu nhận dữ liệu tự động, thiết kế mô hình kết nối và thực hiện chương trình
điều khiển các cửa, tận dụng khả năng quản lý cơ sở dữ liệu tiềm tàng của công nghệ
thông tin.
Nhưng do thời gian có hạn, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, và khiếm
khuyết. Kính mong nhận được sự đóng góp xây dựng của tất cả thầy cô và bạn bè đồng
nghiệp.
sinh viên thực hiện
Mục lục
Lời nói đầu
PHẦN 1
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chương 1. Đề tài 1
1.1. Mục đích 1
1.2. Nhiệm Vụ 1
Chương 2. Giới thiệu tổng quan về hệ thống quản lý vào ra
bằng thể từ 2
Chương 3. Các module chính của hệ thống truy xuất vào ra
bằng thẻ từ 4
3.1. Tổng quan về hệ thống access control 4
3.2. Hệ thống thu thấp dữ liệu 5
3.3. Hệ thống quản lý CSDL dùng cho việc tìm kiếm,
cấp quyền, loại bỏ 7
3.4. Cơ chế access control
9
3.5. Hệ thống điều khiển các Relay cửa bên ngoài
dùng cho việc mở cửa 10
3.5.1. Module chương trình điều khiển mạch điện tử
đóng mở cửa 10
3.5.2. Mạch điều khiển việc đóng mở cửa 12
Chương 4. Phân tích yêu cầu và các tính chất chính của
hệ thống 14
4.1. Đặc tả hệ thống 14
4.2. Các đặc tính của bộ công cụ đồ họa 16
4.3. CSDL của chương trình
17
4.4. Cơ chế kiểm tra truy xuất
19
4.5. Công cụ thiết lập cấu hình giao tiếp giữa máy tính với
các đầu đọc và các Relay điều khiển cửa tương ứng 19
4.6. Sơ đồ tổng quan của hệ thống
20
4.7. Các yêu cầu chính và các đặc tính của hệ thống
điều khiển vào ra bằng thẻ từ 21
PHẦN II
NGHIÊN CỨU VÀ THỬ NGHIỆM
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Chương 5. Đầu đọc thẻ từ và thẻ từ 24
5.1. Tổng quan về các loại công nghệ nhận dạng tự động 24
5.2. Sơ lược về các công nghệ nhận dạng
26
5.2.1. Nhận dạng ký tự quang học OCR 26
5.2.2. Nhận dạng ký tự bằng mực MICR 26
5.2.3 Sọc từ 26
5.2.4 Nhận dạng bằng tần số radio RFID 27
5.2.5 Chip điện tử 27
5.2.6 Mã vạch 27
5.3. So sánh mã vạch và sọc từ với các công nghệ nhận
dạng tự động khác 28
Chương 6. Khảo sát thiết bị đọc thẻ từ của hãng
CIPHER model 1023 29
6.1. Khái quát về đầu đọc thẻ từ (MSR) model 1023 29
6.2. Các đặc tính giao tiếp với máy tính của model 1023 30
6.3. Các đặc tính có thể lập trình được 33
6.3.1. Beeper volume 33
6.3.2. Transmit start/stop characters 34
6.3.3. Reverse track alignment 34
6.3.4. No read message
34
6.3.5. Track reading/decoding
35
6.3.6. Prefix, interfix và postfix codes
35
6.3.7. Editing mode
35
Chương 7. Khảo sát các mạch giao tiếp với máy tính 38
7.1. Cổng nối tiếp RS 232 38
7.2. Cổng ghép nối với máy in - LPT 41
Chương 8. Cơ sở dữ liệu cho hệ thống quản lý cơ quan dùng thẻ 45
8.1. Chuyển sơ đồ ERD thành quan hệ 47
8.1.1. Chuyển các thực thể 47
8.1.2. Chuyển các mối liên kết thành quan hệ 47
8.2. Chuẩn hóa ở dạng chuẩn 3 48
Chương 9. Cơ chế kiểm tra 51
9.1. Kiểm tra tính hợp lệ
51
9.1.1. Kiểm tra tính hợp lệ của việc cấp phát user
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
hay group 51
9.1.2. Cơ chế bảo quyền truy xuất của user hoặc
group tại phòng Pj 55
9.1.2.1 Giải thuật loại bỏ user
55
9.1.2.2 Giải thuật loại bỏ group
59
9.2. Kiểm tra quyền ra vào 60
PHẦN III
PHÂN TÍCH VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương 10. Khái quát về mô hình điều khiển vào ra
của hệ thống 62
10.1. Mô hình máy tính đọc dữ liệu nhập vào theo
kỹ thuật hỏi vòng 62
10.2. Mô hình kết nối các đầu đọc trực tiếp qua cổng COM 64
Chương 11. Thiết kế mạch giải mã điều khiển các Relay cửa 66
11.1. Đặt vấn đề 66
11.2. Phần thiết kế cụ thể 68
11.2.1. Thiết kế mạch giải mã 68
11.2.1.1. Khảo sát qui mạch chốt địa chỉ
68
11.2.1.2. Thiết kế phần điều khiển vùng đóng
mở các Relay 69
11.2.1.3 Vấn đề nguồn cung cấp hệ thống 71
11.3. Mô tả kết cấu và hoạt động của mạch giải mã 72
11.3.1.Cấu trúc tổng quan của mạch 72
11.3.2. Mô tả hoạt động của mạch 73
11.4. Module chương trình điều khiển các cửa 74
Kết luận 77
Source Code 79
Tài liệu tham khảo 196
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
CHƯƠNG 1
ĐỀ TÀI
Xây dựng hệ thống quản lý vào ra.
1.1 MỤC ĐÍCH :
Nghiên cứu và phát triển một hệ thống quản lý việc vào ra cổng
trong một cơ quan bằng hệ thống thẻ từ. Bao gồm cả việc thống kê, lưu
trữ các thông tin liên quan và thiết kế mô hình kết nối điều khiển các cửa.
1.2 NHIỆM VỤ :
Tìm hiểu công cụ xây dựng và quản lý cơ sử dữ liệu cho việc truy xuất và
điều khiển đã được thực hiện của sinh viên khóa 94.
Tìm hiểu phương thức hoạt động và kết nối của các bộ đọc thẻ từ cũng
như các bộ khóa điện.
Thiết kế mô hình kết nối và hoàn chỉnh chương trình điều khiển các cửa.
CHƯƠNG 2
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN
LÝ VÀO RA BẰNG THẺ TỪ
Với sự phát triển như vũ bão của ngành kỹ thuật máy tính. Ngày nay việc
sử dụng máy tính và các phần mềm chuyên dụng để tự động hóa trong sản xuất,
đo lường, giám sát và điều khiển ngày càng trở nên thông dụng và kinh tế vì các
lý do sau:
Máy tính là một thiết bị đặc biệt có khả năng tính toán, lưu trữ, xử lý rất
nhanh chóng và đa dạng các loại dữ liệu trong một thời gian ngắn với độ
chính xác cao, đưa đến việc xử lý tự động các số liệu thu thập được.
Các phần mềm đươc xây dựng hiện nay, dùng các công cụ lập trình với các
thành phần giao diện đồ họa làm cho việc thiết kế, theo dỏi giám sát các số
liệu rất dễ dàng và tiện lợi.
Do tốc độ xử lý, cũng như khả năng lưu trữ nên việc dùng máy tính cho các
hệ thống đo lường, điều khiển phức tạp làm việc xây dựng các cấu trúc mạch
ngoài đơn giản đi rất nhiều so với các hệ thống không sử dụng máy tính.
Điều này làm giảm đi giá thành sản xuất cũng như chi phí bảo trì rất đáng
kể.
Tăng cường độ tin cậy, cũng như bảo mật cao cho hệ thống.
Các số liệu đo đạc, thu thập được thống kê lại, tạo thuận tiện cho nhân viên
giám sát bảo trì hệ thống nắm chắc tiến trình làm việc, các diễn biến, sự
kiện xảy ra trong qúa trình làm việc của hệ thống để đưa ra các phương án
thay đổi điều chỉnh hợp lý và kịp thời
Do các ưu điểm trên của một hệ thống đo lường và điều khiển bằng máy
tính. Nên việc xây dựng một hệ thống quản lý vào ra bằng thẻ từ cùng với các
thiết bị được kết nối với máy tính là hoàn toàn hợp lý và có hiệu qủa cao.
Đặc biệt với phương tiện nhập liệu vào máy tính là thẻ từ cùng với đầu
đọc thẻ có những ưu việt sau:
Nhanh chóng hơn so với việc nhập liệu bằng tay vào máy tính hay các bản
biểu có sẵn.
Độ chính xác cao.
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Có thể dùng thẻ từ cho việc truy xuất vào ra các cửa cho việc chấm công
nhân viên.
Dễ dàng thay đổi và cấp quyền truy xuất vào một phòng cho một User
hay một nhóm User rất linh hoạt.
Ngoài ra với hệ thống được xây dựng, người quản lý hệ thống có thể xem
xét lại các lần truy xuất đối với từng cửa, để thống kê lại số lần vào một
phòng đối với từng người, cũng như các lần cố gắng truy xuất vào một
phòng của một thẻ không có quyền đi vào, thuận lợi cho việc quản lý điều
tra khi có sự cố xảy ra.
Vào một thời điểm nào đó, nếu cần tìm kiếm một User nào đó trong khu
vực cũng rất dễ dàng, nếu người đó đã vào trong khu vực, thì nhờ vào
module ghi lại các pha truy xuất, ta có thể dễ dàng xác định xem hiện tại
anh (chị) ta đang ở phòng nào trong khu vực được quản lý bởi hệ thống.
Độ bảo mật cao, do các thông tin được ghi lên thẻ ở dạng từ và có thể
được mã hóa, nên thông tin trên thẻ khó lòng được sao chép và giả mạo.
CHƯƠNG 3
CÁC MODULE CHÍNH CỦA HỆ THỐNG TRUY
XUẤT VÀO RA BẰNG THẺ TỪ
3.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ACCESS CONTROL:
Trong hệ thống Access Control, các công việc được thực hiện bởi các
Module nhằm thỏa mản các công việc đặt ra cho hệ thống, đó là :
1. Nhận các dữ liệu để yêu cầu mở cửa từ các đầu đọc, do User tác động vào
bằng thẻ từ.
2. Giải mã và phân tích chuỗi dữ liệu thành các thành phần thích hợp.
3. Truy tìm trong cơ sở dữ liệu quyền truy xuất của các User.
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
4. Ghi lại thời gian, kết quả các pha truy xuất.
5. Nếu User được phép đi vào thì thiết lập quyền mở cửa.
6. Kiểm tra thời gian còn lại đối với các cửa còn đang mở.
7. Điều khiển mạch ngoài đóng hay mở các Relay cửa thích hợp.
8. Tạo bản vẽ bằng bộ công cụ đồ họa với đầy đủ các thành phần để có thể
mô hình hóa lại sơ đồ thực tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người
quản lý trong việc cấp quyền, hay loại bỏ một User hoặc một nhóm User
đi vào một phòng nào đó.
9. Có công cụ sinh ra cơ sở dữ liệu tự động để cấp quyền cho một User hay
một nhóm User đi vào các phòng.
10.Có cơ chế kiểm tra việc cấp quyền cho một User hay một nhóm User, xem
việc cấp quyền này có hợp lệ không.
11.Có cơ chế kiểm tra việc loại bỏ cho một User hay một nhóm User, xem
việc loại bỏ này có hợp lệ không.
12.Hệ thống bảo vệ quyền cho phép truy xuất vào để xem xét các pha truy
xuất, các hành động cấp quyền hay loại bỏ các User hay nhóm User đi
vào một phòng bởi cơ chế Password.
3.2 HỆ THỐNG THU THẬP DỮ LIỆU:
Đây là một phần của hệ thống Access Control nhằm cung cấp các dữ liệu
được nhập vào máy tính thông qua thẻ từ và đầu đọc thẻ. Hệ thống con này phải
đảm bảo nhận các dữ liệu được đưa đến từ các đầu đọc đồng thời cùng một lúc,
các pha truy xuất của các User có đặc tính là nằm ở các vị trí khác nhau và ở
những thời điểm không được biết trước.
Thẻ từ là một thiết bị rất phổ biến được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật truy
xuất vào ra (Access Control). Ưu điểm của nó là:
Truy xuất nhanh chóng một cách tự động.
Dữ liệu đưa vào có độ chính xác cao.
Có thể ghi nhiều loại dữ liệu như: Mã số nhân viên, tên nhân viên, chức
vụ, bậc lương
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Có thể thiết lập các chế độ cho đầu đọc để đọc dữ liệu ghi trên thẻ theo
một thứ tự mong muốn cũng như có thể lựa chọn các Field cần đọc để
đưa đến cho máy tính xử lý.
Độ bảo mật cao.
nhẹ nhàng, bền bỉ khó hư hỏng, dễ dàng sử dụng.
Tính thẫm mỹ cao có thể in hình User, tên công ty và một số thông tin
quan trọng khác và được dùng như một thẻ mang trên người nhân viên
để lưu hành trong phạm vi cơ quan.
Đầu đọc thẻ là một thiết bị chuyên dùng có thể được kết nối trực tiếp với
máy tính hay một mạch điện tử chuyên dụng nhằm đưa thông tin trên thẻ vào
máy tính. Nó có nhiều loại như đọc thẻ với nguyên tắc từ tính, quang học hay
sóng vô tuyến nhưng có thể chia các loại đầu đọc thành hai nhóm chính là:
Loại tiếp xúc giữa đầu đọc và thẻ:
Loại này có ưu điểm là gọn nhẹ, rẻ tiền. Ví dụ như có hình dạng như một
cây viết có thể cầm tay và khi đọc thì rê nhẹ lên vùng có ghi mã, hay loại để bàn
có khe hở hẹp khi đọc thì rê thẻ qua khe hẹp này. Loại này có ưu điểm là có thể
đọc xuyên qua lớp phủ bảo vệ chống copy. Khuyết điểm chung của loại đầu đọc
thẻ loại tiếp xúc là:
Đọc chậm, người sử dụng phải tập thao tác thành thạo mới đọc
được.
Đọc nhiều lần có thể làm hỏng ( xướt ) vùng ghi mã.
Loại đầu đọc thẻ không tiếp xúc:
Máy quét không tiếp xúc cũng có loại cầm tay và loại để bàn. Nói chung
máy có thể đọc cách xa vài centimét đến vài mét. Loại để bàn còn có thể tự động
thay đổi hướng quét (tìm mục tiêu) để đọc.
Trên các loại máy này có thể gắn theo cả bộ giải mã và màn hình tinh
thể lỏng, nên có thể đọc trực tiếp kết quả trên màn hình. Một số loại máy quét
cầm tay còn có thể gắn cả một bàn phím thu gọn. Để lưu trữ thông tin, máy còn
có cả bộ phận ghi tín hiệu lên đĩa mềm. Những máy này có thể làm việc ở rất xa
trong một thời gian dài, thu thập được một lượng thông tin lớn, sau đó mới
chuyển đĩa mềm vào máy tính để xử lý.
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Mô hình kết nối các đầu đọc với máy tính
3.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU DÙNG CHO VIỆC TÌM
KIẾM, CẤP QUYỀN, LOẠI BỎ:
Trong một cơ quan hay tổ chức, thường thì các nhân viên được phân công
làm việc tại những vị trí địa lý khác nhau tùy thuộc vào chức vụ và yêu cầu công
việc, do đó mỗi nhân viên sẽ được cấp quyền vào các khu vực khác nhau theo
yêu cầu công việc đòi hỏi.
Việc kiểm soát, quản lý, cấp quyền, loại bỏ để đảm bảo cho các User có
thể truy xuất vào các khu vực khác nhau trong phạm vi quản lý của hệ thống, sao
cho nhanh chóng, chính xác, dễ dàng là mục tiêu đặt ra của hệ quản trị cơ sở dữ
liệu của hệ thống.
Việc tổ chức nên hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho hệ thống phải đảm bảo các
tính chất sau:
Dữ liệu phải đuợc lưu trữ đầy đủ các thông tin yêu cầu để hệ thống
làm việc.
Tránh dư thừa dữ liệu không cần thiết.
Tính nhất quán của dữ liệu.
Tính toàn vẹn dữ liệu.
Tính bảo mật
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Máy Tính
Thẻ Từ Đầu đọc thẻ
Thẻ Từ Đầu đọc thẻ
Công nghệ máy tính đuợc áp dụng trong việc theo dỏi, giám sát hệ thống,
phân tích và nhận dạng các đối tượng thực hiện việc truy xuất vào ra các cửa,
các dữ liệu được đưa vào để nhận dạng thông qua công cụ thẻ từ.
Vì nhu cầu quản lý đối với mỗi cá nhân đối với các tổ chức khác nhau là
khác nhau, nên thông tin cá nhân dùng cho User truy xuất vào ra, được ghi trên
thẻ, chỉ là mã số xác định duy nhất cho User đó trong hệ thống. Từ thông tin
nhận dạng này, cùng với các thông tin về thời gian, vị trí và kết quả truy xuất
được sinh ra dùng kết hợp với dữ liệu cơ sở của từng User, để tiến hành quản lý
hệ thống.
Các thành phần của hệ thống:
1. Tài nguyên của hệ thống là các phòng, các khu vực địa lý của một tòa
nhà mà tổ chức, cơ quan đó đang hoạt động, và sẽ có nhu cầu đi vào
các phòng đó.
2. Đối tác truy xuất là các thành viên (Users), nhân viên hoạt động trong
hệ thống. Mỗi thành viên có thông tin nhận dạng là một mã số xác
định duy nhất và được bảo mật trong toàn bộ hệ thống. Một giải pháp
tối ưu cho việc lưu giữ và cung cấp thông tin nhận dạng cá nhân này là
mã hóa nhận dạng cá nhân này, rồi tiến hành ghi vào thẻ từ bằng thiết
bị chuyên dùng rồi tiến hành công việc đọc và giải mã các thông tin
này thông qua một hệ thống các đầu đọc được bố trí tại các vị trí thích
hợp.
3. Dữ liệu cơ sở để nhận dạng một thành viên có được truy xuất qua cửa
để đi đến một phòng nào đó chính là một danh sách liệt kê tất cả vị trí,
phòng mà mỗi user được phép hay không được phép đi vào.
4. Dữ liệu mang thông tin về trạng thái của mỗi truy xuất tương ứng là
mã số nhận dạng của thành viên thực hiện việc truy xuất và thời điểm
truy xuất vào phòng, truy xuất có được chấp nhận hay không.
3.4 CƠ CHẾ ACCESS CONTROL:
Tùy theo từng lãnh vực quan tâm mà ta có nhiều cơ chế access control
dựa trên các điều kiện, thông tin khác nhau. Trong hệ thống ta đang quan tâm,
vấn đề quan trọng đặt ra là khi một user tiến hành truy xuất vào một phòng nào
đó thì có được chấp nhận hay không.
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Vậy ta có hai cơ chế để xác định quyền truy xuất của mỗi user vào mỗi
phòng là:
1. User này được vào những phòng nào, vào những giờ nào.
2. User này không được vào những phòng nào vào những giờ nào.
Tuy nhiên, việc xác định quyền hạn truy xuất này cho các user trong hệ
thống còn liên quan đến vấn đề tổ chức cơ cấu nhân sự trong tổ chức hay cơ
quan đó.
Thông thường trong các tổ chức cơ quan có sự phân chia các nhân viên
theo các phòng ban và các nhóm, tổ làm việc cùng chia sẻ chung một vị trí,
phòng làm việc. Ngoài ra còn có các ban, nhóm user là những người làm công
tác quản lý, điều hành tổ chức hay cơ quan đó. Những người này thường có các
đặc quyền cao hơn so với các user thường khác. Hơn nữa, các tổ chức cơ quan
thường quản lý tất cả các nhân viên của mình theo từng ban ngành, nhóm tổ….
Vì vậy cần thiết phải tổ chức và quản lý các quyền hạn truy xuất của các users
trong hệ thống theo cấu trúc nhân sự của cơ quan, tổ chức đó.
Qua thực tế cho thấy mỗi một cơ quan hay tổ chức khác nhau thường có
một cơ cấu tổ chức nhân sự khác nhau và rất cơ động và tùy thuộc vào tính chất,
quy mô hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. Vì vậy không nên áp đặt một mô
hình chuẩn về cấu trúc tổ chức nhân sự vào việc phân chia và xác định các quyền
truy xuất cho các users trong hệ thống.
Nếu nhìn nhận vấn đề dưới một mức tương đối ta có thể nhận thấy: dù
dưới mọi hình thức tổ chức nào, ta cũng có thể xem một cấu trúc tổ chức như là
tập hợp của các nhóm user khác nhau. Vậy ta có thể xem bất kỳ một tổ chức nào
cũng có thể có các nhóm như: nhóm user điều hành (supervisor), nhóm user bình
thường (nomal users) nhóm user như là khách…
Vậy từ đây ta xét đến các user theo hai mức độ cơ bản là bản thân user đó
và các nhóm (group) mà user đó thuộc về. Và cơ chế truy xuất của hệ thống có
thể pháp biểu như sau:
Một user truy xuất vào được một phòng nếu phòng đó không chấp
nhận cho user truy xuất vào phòng.
Một user không truy xuất vào được một phòng nếu phòng đó không
chấp nhận cho user đó truy xuất vào phòng.
Một user truy xuất vào được một phòng nếu phòng đó chấp nhận cho
group mà user đó thuộc về truy xuất vào phòng.
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Một user không truy xuất vào được một phòng nếu phòng đó không
chấp nhận cho group mà user đó thuộc về truy xuất vào phòng.
Không giới hạn về mặt thời gian của các quyền truy xuất.
3.5 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CÁC RELAY CỬA BÊN NGOÀI DÙNG
CHO VIỆC MỞ CỬA:
3.5.1 Module chương trình điều khiển mạch điện tử đóng mở cửa:
Module chương trình này là phần nhận các địa chỉ cửa cần mở, sau khi
User truy xuất vào, module truy tìm đưa ra kết quả cho phép User đó được đi
qua cửa cần mở. Khi đó một cửa được mở, sẽ nhận một giá trị cho phép điều
khiển Relay điện điều khiển để mở cửa.
Mỗi cửa trong hệ thống có những tính chất sau:
Mỗi cửa có một địa chỉ duy nhất.
Thời gian mở cửa được thiết lập trong một khoảng thời gian, đủ để User
có thể đẩy cửa đi vào phòng.
Khi cửa đang ở trạng thái mở thì Relay cửa ở trạng thái tích cực.
Khi hết thời hạn mở cửa thì Relay cửa được tác động ở trạng thái thụ
động.
Có thể kết hợp kết nối các tiếp điểm thường đóng và thường mở của các
Relay để thiết kế mạch tự động đóng cửa hay báo động bằng đèn, còi
nhằm đóng cửa lại, tránh mở cửa quá thời gian delay.
Trong khi một cửa đang mở nếu có một User khác truy xuất vào cửa thì
pha truy xuất đó sẽ reset lại cho Timer cửa đó.
Việc thiết kế một module nhằm giao tiếp với mạch điện tử bên ngoài, điều
khiển đóng mở cửa phải thỏa mản các yêu cầu đặt ra như sau:
1. Phải đảm bảo địa chỉ đưa ra phù hợp với địa chỉ cửa (Relay) cần mở.
2. Nhanh chóng.
3. Có thành phần Timer thích hợp cho từng cửa.
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
4. Có thể quét hết toàn bộ cửa trong một thời gian nhất định.
5. Đảm bảo kiểm tra các thời gian còn lại của các Timer cửa đang mở, nếu
hết thời gian thì đưa trạng thái của Relay cửa về trạng thái thụ động.
6. Module làm việc ở chế độ hỏi vòng (polling). Nó quét qua toàn bộ các
cửa theo một chu kỳ định trước để kiểm tra các số đếm nhằm đưa ra địa
chỉ mở cửa thích hợp.
3.5.2 Mạch điều khiển việc đóng mở cửa:
Mạch này nhận các địa chỉ ở dạng số nhị phân, được đưa ra từ Module
chương trình điều khiển phía trên để điều khiển các Relay cửa. Mạch được kết
nối với máy tính thông qua các ngõ giao tiếp thông dụng như cổng COM hay
LPT.
Mạch điều khiển phải đảm bảo các chức năng chính sau:
Phải tương thích giao tiếp với máy tính:
Nếu giao tiếp qua cổng COM (nối tiếp) phải có mức điện áp thích
hợp ± 12V và phải có cơ chế làm việc giao tiếp tương thích trong
quá trình truyền nhận giữa máy tính và thiết bị như: Tốc độ truyền
dữ liệu, số Stop bit, có kiểm tra Parity không
Nếu giao tiếp qua cổng LPT (song song ) thì mức điện áp tương
ứng sẽ là
0 (ứng với mức 0) hay +5V (ứng với mức 1).
Tốc độ xử lý phải nhanh.
Khả năng chống nhiểu cao.
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng làm
việc của mạch. Bởi vì các mạch trong thực tế có thể làm việc trong môi trường
công nghiệp hay các điều kiện làm việc phức tạp với sự sinh nhiểu có thể từ:
Nguồn nhiểu bên ngoài điện từ, từ các thiết bị bên ngoài như các máy
hàn điện hồ quang hay tia lửa điện ở các chổi quét than trong các máy
điện một chiều
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Nguồn nhiểu bên trong do các bộ phận của mạch sinh ra như việc
đóng mở các Relay điều khiển cửa
Do đó nhiểu có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ tin cậy của mạch điện, nên
yêu cầu đặt ra cho việc thiết kế các mạch điện là phải chú ý đến các nguồn
nhiểu phát sinh ra (bên trong hay bên ngoài) để có thể đưa ra các phương án triệt
tiêu nhiểu một cách triệt để nhằm đảm bảo độ tin cậy cho mạch.
Phải có nguồn cung cấp điện ổn định và có công suất thiết kế hợp lý:
Nguồn điện cung cấp phải đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các
phần tử điều khiển và công suất cung cấp đầy đủ cho các Relay làm việc,
cần quan tâm đến nhu cầu sử dụng để tính toán hợp lý bộ nguồn cung cấp
cho mạch điều khiển.
Có các ngõ ra điều khiển được bố trí hợp lý cho các nhu cầu sử dụng:
Các Relay được bố trí theo thứ tự phù hợp với nhu cầu sử dụng cho
việc điều khiển một nhóm phòng, thuận tiện cho việc nối dây tới cửa và
dễ dàng sửa chữa khi có hư hỏng.
CHƯƠNG 4
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
PHÂN TÍCH YÊU CẦU VÀ CÁC TÍNH CHẤT
CHÍNH CỦA HỆ THỐNG
4.1 ĐẶC TẢ HỆ THỐNG:
Hệ thống điều khiển vào ra bằng thẻ từ là toàn bộ các thiết bị phần cứng,
cũng như phần mềm điều khiển thiết bị, nhằm thực hiện việc cho phép các User
cần đi vào một căn phòng nào đó trong một tòa nhà chỉ cần dùng thẻ từ quẹt qua
khe hẹp của đầu đọc. Nếu trước đó User này đã được người quản lý tòa nhà cấp
quyền cho phép đi vào phòng đó thì chương trình sẽ đưa lệnh mở cửa thích hợp
để User có thể đi vào phòng đó.
Để phục vụ cho việc tìm kiếm một mã số của User trong cơ sở dữ liệu để
cho hay cấm User đó đi vào phòng, chương trình phải có các công cụ tạo ra cơ sở
dữ liệu tương ứng để ngưởi quản lý có thể cho phép hoặc cấm một nhân viên
nào đó đi vào các phòng trong tòa nhà. Hơn nửa để thuận tiện và đở mất thời
gian không cần thiết, hệ thống cũng chấp nhận việc cấp quyền và loại bỏ một
nhóm các User (Group).
Như vậy hệ thống cần có một bộ công cụ để mô phỏng vị trí tương đối
giữa các phòng trong tòa nhà, sao cho người quản lý có thể dựa trên bộ công cụ
này mà xây dựng nên một cơ sở dữ liệu thích hợp, phục vụ cho chương trình tìm
kiếm và điều khiển mở các cửa.
Trong công việc phân quyền cho một User hay một Group thì hệ thống
cần có khả năng phân biệt việc cấp quyền trên là có hợp lý không. Ví dụ như
một User nào đó cần được cấp quyền đi vào một phòng nào đó, mà trước đó
trong số các phòng mà User này được cấp quyền đi vào, không có phòng nào có
đường liên thông với phòng đang muốn cấp quyền, thì đây là sự cấp quyền
không hợp lệ, hệ thống cần thông báo và có thể đưa ra các đề nghị thích hợp để
người quản lý có thể chọn lựa, hoặc là tiếp tục cấp tiếp một số phòng để User có
thể đi được vào phòng đó, hoặc là loại bỏ việc cấp quyền cho User đó đi vào
phòng đang cần cấp quyền.
Trong việc loại bỏ quyền của một User hay một Group đi vào một phòng
thì tương tự. Việc loại bỏ này có thể dẫn đến trường hợp là trong số các phòng
còn lại của User (Group) được vào, có thể có một số phòng mà việc đi vào phòng
đó không thể thực hiện được. Do đó hệ thống cần đưa ra danh sách các phòng đó
để người quản lý quyết định xem liệu có xóa tiếp các phòng đó không, hay xem
xét lại việc loại bỏ phòng vừa rồi có cần thiết phải phục hồi lại quyền vào phòng
vừa bị xóa không để không phải xóa các phòng bị đưa vào danh sách xóa tiếp.
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Về Module chương trình giao tiếp giữa các đầu đọc và máy tính. Hệ
thống cần có các cơ chế làm việc thích hợp như quản lý được các đầu đọc đang
sử dụng, lắng nghe được các sự kiện (Event) xảy ra khi các User quẹt thẻ vào
các đầu đọc, để có thể lấy được chuỗi ký tự tương ứng được ghi trên thẻ cung
cấp cho chương trình tìm kiếm hoạt động.
Các chuỗi ký tự lấy được từ thẻ từ, có thể được mã hóa nên sẽ cần có một
Module chương trình giải mã thích hợp để lấy ra được chuỗi ký tự cuối cùng cần
thiết cho việc tìm kiếm.
Hơn nữa, trong các chuỗi lấy được vào từ đầu đọc, thì chương trình cần
phân tích lấy ra chuỗi cần thiết cho công việc truy tìm, các chuỗi chứa các thông
tin không quan trọng khác có thể phục vụ cho việc lưu trữ hay loại bỏ.
Đối với Module chương trình điều khiển mạch điện tử, để đóng hay mở
các Relay, nó cần thực hiện công việc nhận các địa chỉ cho phép mở cửa từ
chương trình tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu phía trên, để đưa ra cổng ngoài địa chỉ
các cửa cần mở. Module chương trình này làm việc theo một chu kỳ định trước
theo các bước công việc sau:
1. Nhận các địa chỉ cần mở cửa từ chương trình tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu
phía trên. Sau đó thiết lập các giá trị Timer của các cửa này lên giá trị tối
đa đã được quy định trước.
2. Kiểm tra toàn bộ các cửa xem cửa nào Timer đã bằng 0 thì đưa trạng thái
ứng với Relay điều khiển cửa đó về 0, còn nếu Timer khác 0 thì đưa trạng
thái ứng với Relay điều khiển cửa đó về 1.
3. Có một Timer chung cho toàn bộ các cửa của hệ thống, cứ mỗi 1 giây phát
ra một Event kích hoạt một chương trình con giảm các giá trị Timer của
các cửa đi một đơn vị, nếu các giá trị còn này khác 0.
4.2 CÁC ĐẶC TÍNH CỦA BỘ CÔNG CỤ ĐỒ HỌA:
Bộ công cụ đồ họa nhằm phục vụ cho việc mô phỏng các vị trí tương đối
giữa các phòng với nhau trong tòa nhà. Nó cho phép ta thiết kế mô hình sơ đồ
tòa nhà thông qua các thao tác gồm có ba nhóm như sau:
Thiết kế giao diện đồ họa cho từng bản vẽ:
Vẻ sơ đồ các phòng. Bố trí các vách tường kín để tạo thành một
phòng.
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Đặt các cửa vào ra giữa các phòng. Với các cửa này trong thực tế là
các cửa được gắn đầu đọc thẻ từ.
Tạo mới các bản vẽ hay mở một bản vẽ đã lưu trữ từ trước để sửa
chữa, cập nhật, thêm vào các phòng mới sau đó lưu lại.
Công cụ sinh dữ liệu để quản lý quyền truy xuất của User hay một Group
User theo sơ đồ bản vẽ của tòa nhà và theo cơ cấu tổ chức nhân sự:
Cập nhật dữ liệu của User theo cơ cấu tổ chức nhân sự trong hệ thống
theo từng nhóm.
Tạo ra tự động cơ sở dữ liệu, chứa quyền truy xuất cho các User cho
từng phòng trong bản vẽ.
Tạo ra bản ghi dữ liệu kết qủa của từng pha truy xuất (được quyền qua
hay không được) của các User.
Cơ chế mô phỏng hoạt động của hệ thống và sinh ra dữ liệu kết qủa thông
qua việc hiện thực các thao tác truy xuất và quản lý hệ thống.
Thiết lập cấu hình cho các đầu đọc thẻ để cho phép một User hay một
Group User có quyền truy xuất vào các phòng nào.
Có thể hiện thực hành vi truy xuất vào các phòng thông qua các cửa
bằng thao tác click chuột vào cửa và sinh ra dữ liệu kết qủa của truy
xuất. Cơ chế này dùng để kiểm tra và chạy Demo thử chương trình.
Có công cụ thống kê về sự truy xuất vào ra các phòng thông qua các
cửa theo vài tiêu chuẩn thống kê được yêu cầu bởi người quản lý.
4.3 CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
Do đặt tính của chương trình là một bộ công cụ thiết kế đồ họa đồng thời
cho phép sinh ra dữ liệu quản lý, dữ liệu kết quả cho các truy xuất đồng thời thể
hiện các hoạt động thống kê cập nhật các dữ liệu này nên việc thiết kế cơ sở dữ
liệu phù hợp là vô cùng phức tạp.
Ta phân loại dữ liệu của toàn bộ chương trình ra thành bốn loại cơ bản
như sau:
Dữ liệu nhận dạng cá nhân:
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Việc thiết kế dữ liệu nhận dạng riên cho mỗi users của hệ thống phụ thuộc
vào nhu cầu tổ chức quản lý trực tiếp mà có thể bao gồm nhiều thông tin khác
nhau để dễ dàng cho việc nhận dạng và phân tích dữ liệu kết quả của pha truy
xuất. Có thể mã nhận dạng bao gồm:
Mã công ty.
Mã phòng ban.
Mã nhân viên.
…
Các loại mã này chỉ bị giới hạn ở độ dài của dữ liệu khi dùng thẻ từ. Nếu
muốn ghi nhiều thông tin hơn ta có thể sử dụng kỹ thuật mã vạch:
Ở đây ta chỉ quan tâm đến vấn đề nhận dạng users và xác định quyền truy
xuất của user đó và ta không quan tâm đến các thông tin cụ thể khác, các thông
tin này có thể được mở rộng trong cơ sở dữ liệu cơ bản của các user. Một khi mã
user (UserCode) được coi là xác định duy nhất user trong hệ thống thì chỉ cần
nhận dạng được mã user thì có thể truy xuất đến các thông tin cụ thể có liên
quan đến user đó từ cơ sở dữ liệu cơ bản.
Vì vậy để cho hoạt động một cách tổng quát, ta giả thiết là các users sẽ
được cấp các mã xác định và duy nhất, hệ thống chỉ đòi hỏi thông tin nhận dạng
duy nhất của mỗi user là mã của user. Tức là trên thẻ từ chỉ cần ghi mã user, ví
dụ: “U123”. Bản thân các kí tự trong mã không có ý nghĩa gì đặc biệt, tức là
không quan tâm đến các thông tin như là mã phòng ban, mã chức vụ trong chuỗi
kí tự “U0123” mà chỉ cần biết đây là một chuổi kí tự duy nhất cho phép xác định
một user của hệ thống: “U0123” = 1 user duy nhất.
Dữ liệu của bản vẽ:
Dữ liệu này được tạo ra mỗi khi tạo mới một bản thiết kế, lưu các thông
tin về cấu hình giao diện đồ họa và các trạng thái của bản thiết kế. Ngoài ra còn
có dữ liệu về cấu hình các quyền truy xuất sử dụng chương trình cho các
administrator và các file mã hóa password của các administrator. Dữ liệu này
được lưu trữ tại máy chạy chương trình.
Dữ liệu của các user trong hệ thống AccessControl:
Đây là toàn bộ dữ liệu thuộc về các users mà chương trình sẽ dùng nó cho
việc quản lý, bao gồm các thông tin về cấu trúc tổ chức nhân sự của các users
trong hệ thống. Toàn bộ dữ liệu này được đặt trên một SQL server.
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Dữ liệu phục vụ trực tiếp cho việc AccessControl:
Bao gồm dữ liệu cấu hình cho phép truy xuất trên từng cửa đối với các
users, dữ liệu kết quả của việc truy xuất của các user sinh ra do chương trình
dùng trong việc thống kê và quản lý các thông tin Acess của hệ thống.
4.4 CƠ CHẾ KIỂM TRA TRUY XUẤT (ACCESS CONTROL):
Cơ chế truy xuất được giới hạn ở cơ chế sau:
Mỗi user sẽ được cho phép vào những phòng nào đó nhất định.
Tại mỗi cửa, chỉ sẽ chấp nhận cho các users mà đã được cho phép truy
xuất vào hai phòng kề cận với cửa đó, tất cả các truy xuất khác đều bị
từ chối.
Ở đây ta không áp dụng cơ chế cấu hình không chấp nhận truy xuất của
một user nào đó, tức là không có chức năng cho phép người quản trị cấm hẳn
một user không được truy xuất vào một phòng nào đó trong khi các user khác
thuộc nhóm của user đó lại vẫn được quyền truy xuất bình thường.
4.5 CÔNG CỤ THIẾT LẬP CẤU HÌNH GIAO TIẾP GIỮA MÁY TÍNH
VỚI CÁC ĐẦU ĐỌC VÀ CÁC RELAY ĐIỀU KHIỂN CỬA TƯƠNG
ỨNG:
Các đầu đọc được kết nối với máy tính có thể thông qua các cổng COM, do
đó chương trình cần có Module thiết lập hiện tại các đầu đọc nào đang được
kết nối với máy tính. Mục đích của việc này là đối với các cổng không hoạt
động (đầu đọc không cần dùng) ta có thể thiết lập chế độ đóng cổng đối với
đầu đọc đó để tiết kiệm tài nguyên của hệ thống và để tăng tốc sự thực thi
chương trình.
Đối với các Relay cửa của mạch điều khiển bên ngoài thì Module giao tiếp
cần thực hiện được các tính năng sau:
Có thể thiết lập để cho phép (hay cấm) một cửa nào đó được phép hoạt
động hay không.
Có thể thay đổi được thời gian trì hạn cho từng cửa (Delay Time) để mở
cửa.
Có chế độ điều khiển từng cửa một để kiểm tra từng Relay riêng biệt.
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
4.6 SƠ ĐỒ TỔNG QUAN CỦA HỆ THỐNG:
Hệ thống bao gồm các Module chính như sau:
Module cung cấp các công cụ đồ họa phục vụ cho việc thiết kế bản vẽ mới,
sửa chữa thay đổi các bản vẽ có sẳn.
Module thực hiện việc cập nhật cơ sở dữ liệu và tổ chức cơ sở dữ liệu cho
các User trong hệ thống.
Module thực hiện việc cấp quyền hay loại bỏ cho các User hay Group User
được phép đi vào các phòng thông qua mô hình tổ chức chức nhân sự của cơ
quan.
Module thực hiện việc kiểm tra các truy xuất của các User và sinh ra cơ sở
dữ liệu dùng cho hệ thống.
Module thực hiện việc bảo mật kết nối tới các bản vẽ và quyền xem lại các
pha truy xuất dữ liệu của các User vào hệ thống.
Module cho phép xem lại kết qủa thống kê cơ bản về các hoạt động truy
xuất của các User sau một thời gian hoạt động.
Module cho phép hay cấm các đầu đọc gắn tại các cửa đuợc kết nối với
máy tính hay không.
Module đọc các chuỗi từ các đầu đọc, giải mã và phân tích chuỗi cho
chương trình tìm kiếm làm việc.
Module giao diện với các Relay điều khiển cửa cho phép hay cấm Relay đó
hoạt động, có chế độ thiết lập thời gian mở Delay cho các cửa và Module
này cũng có khả năng kiểm tra từng cửa riêng biệt.
4.7 CÁC YÊU CẦU CHÍNH VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU
KHIỂN VÀO RA BẰNG THẺ TỪ:
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Hệ thống bao gồm các Module chương trình phần mềm và các thiết bị
phần cứng được kết nối với máy tính qua các cổng giao tiếp thông thường.
Đặc tính của chương trình bao gồm các công việc sau:
Sau khi thiết kế xong có thể cho phép mô phỏng hoạt động ngay trên bản
thiết kế và lưu lại toàn bộ bản thiết kế này cho các lần sử dụng sau này
dùng để thay đổi, sửa chữa, cập nhật mới.
Thao tác để truy xuất mô phỏng được thực hiện bằng chuột và bàn phím.
Click chuột vào từng biểu tượng cửa và click phím trái của chuột, sau đó sẽ
có một hộp nhập chuỗi hiện ra dùng để nhập mã thẻ vào thông qua bàn
phím.
Mã của thẻ từ được nhập được nhập một cách đơn giản là chuỗi ký tự thông
thường, không có mã hóa và không kiểm tra lổi của mã. Ví dụ một nhân
viên có mã số của thẻ là ‘U00357’ thì nhập vào là ‘U00357’. Chương trình
có phân biệt ký tự chữ hoa và chữ thường.
Các dữ liệu thu thập được từ bộ công cụ đồ họa ở dạng chuẩn về cơ sở dữ
liệu, nên có thể dùng lại dễ dàng từ các chương trình ứng dụng cơ sở dữ liệu
khác.
Có hai hoạt động chính trên bản thiết kế hoàn chỉnh là:
Click chuột vào biểu tượng cửa để mô phỏng việc truy xuất.
Click chuột vào miền giới hạn của một phòng (được quy định bởi màu
của phòng đó) để cập nhật các mã của các User hay Group cho các
cửa thuộc phòng đó.
Khi quẹt thẻ từ vào một đầu đọc thì chương trình lấy được chuỗi ký tự ghi
trên thẻ từ và mã số cửa tương ứng với đầu đọc được gắn tại cửa đó. Sau đó
chương trình kiểm tra sẽ kết nối dữ liệu đến cơ sở dữ liệu của cửa đó, để kiểm
tra quyền truy xuất của User có mã thẻ này có được đi ngang qua cửa này
không. Nếu được sẽ đưa ra địa chỉ cửa cần được mở tương ứng cho chương
trình mở cửa để xuất ra điều khiển Relay mở cửa tương ứng.
Đồng thời với pha truy xuất của User, thì chương trình cũng sinh ra một
record dữ liệu tương ứng chứa thông tin kết qủa về pha truy xuất này, sau đó
lưu trữ lên cơ sở dữ liệu trên SQL server.
Đối với cơ chế chạy mô phỏng chương trình truy xuất cửa, thì cũng có cơ chế
làm việc tương tự như khi mã thẻ được đưa vào từ thẻ, nhưng chỉ khác là mã
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
thẻ được nhập từ bàn phím và kết qủa truy xuất hiển thị trạng thái kết qủa
qua việc thay đổi hình dạng của biểu tượng cửa.
Khi click chuột vào không gian của một phòng, chương trình bật Form cho
phép cập nhật các quyền truy xuất vào phòng này cho các User hay Group
trong hệ thống. Sau khi cấp quyền cho User hay Group, chương trình tự động
cập nhật lại thông tin về quyền truy xuất để cho phép User có thể đi qua tất
cả các cửathuộc phòng này. Mặt khác khi chèn thêm một cửa mới vào hai
phòng đã được cấu hình trước thì, chương trình cũng tự động cập nhật thông
tin quyền truy xuất của các User vào hai phòng đó cho cửa vừa được thêm
mới này.
Các cửa chỉ cho phép đi qua khi các User có mã được phép đi vào hai phòng
kề với cửa đó.
Tất cả các User trong hệ thống được tổ chức thành từng nhóm và được quản
lý dựa trên nhóm này. Chương trình cho phép thay đổi, cập nhật các dữ liệu
của các User.
Việc cấp quyền cho từng phòng, thông qua từng User một hay từng nhóm các
User.
Chương trình có cơ chế cho phép hay cấm các Relay điều khiển cửa riêng
biệt, cũng như có công cụ kiểm tra từng Relay cửa để thuận lợi cho việc bảo
trì sửa chữa.
Chương trình có thể thay đổi thời gian trì hạn để mở cửa, thông qua việc thiết
lập thời gian Delay.
Các đầu đọc được gắn vào máy tính có thể thiết lập đuợc phép hay cấm họat
động theo yêu cầu thực tế.
Chương trình có chức năng quản lý việc phân cấp quyền sử dụng chương
trình ở các cấp độ khác nhau để đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu.
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
CHƯƠNG 5
ĐẦU ĐỌC THẺ TỪ VÀ THẺ TỪ
5.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG TỰ
ĐỘNG:
Công nghệ nhận dạng tự động ra đời là do yêu cầu của việc đưa dữ liệu
vào máy tính. Thông thường việc đưa dữ liệu vào máy tính có thể theo ba cách:
Nhập vào bằng bàn phím.
Đưa vào máy tính dùng đĩa (mềm hay quang học).
Lấy dữ liệu xuống từ mạng.
Ngoài ra còn có thể sử dụng máy quét ảnh, cách này chưa được thông
dụng lắm và cũng không phải luôn dùng được trong mọi trường hợp.
Việc dùng đĩa hay cáp nối để đưa dữ liệu vào máy tính thực chất cũng là
đưa dữ liệu đã được nhập trước đó bằng bàn phím vào máy tính. Nhập dữ liệu
vào máy tính bằng bàn phím có hai nhược điểm sau:
Tốc độ chậm, phụ thuộc vào mức độ thành thạo của người khai thác, nói
chung không cao.
Dễ sai sót, vì thao tác bằng tay cho nên có thể có những sai sót không thể
tránh khỏi.
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra
Công nghệ nhận dạng tự động ra đời nhằm tự động hóa công việc nhập dữ
liệu vào máy tính, nhất là ở những chỗ có sử dụng lặp lại.
Thuộc nhóm công nghệ này có những công nghệ cụ thể sau:
Mã vạch (Bar code).
Vạch từ (Magnetic stripe).
Nhận dạng ký tự bằng mực từ (Magnetic ink character recognition
-MICR).
Nhận dạng ký tự quang học (optical character recognition - OCR).
Nhận dạng bằng tần số radio (radio frequency identification).
Nhận dạng bằng tiếng nói hay hình ảnh.
Nói chung những công nghệ trên có thể được chia thành các nhóm như
sau:
Nhóm tiếp xúc:
Tức đầu đọc phải tiếp xúc với vật mang thông tin (thẻ). Thuộc nhóm này
có các công nghệ là: MICR, OCR, sọc từ.
Nhóm không tiếp xúc:
Đầu đọc có thể không cần tiếp xúc với vật mang thông tin. Thuộc nhóm
này có các công nghệ: Mã vạch, nhận dạng bằng tần số Radio, nhận dạng bằng
tiếng nói.
Nhóm công nghệ in (print related technology):
Bao gồm Mã vạch, OCR, MICR.
Trong các công nghệ trên, mã vạch được áp dụng rộng rãi nhất.
5.2 SƠ LƯỢC VỀ CÁC CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG:
5.2.1 Nhận dạng ký tự quang học OCR:
Là công nghệ được áp dụng tương đối rộng. Công nghệ này sử dụng bộ
phông chữ được cách điệu và tiêu chuẩn hóa, như ký tự này có thể đọc được
Luận văn tốt nghiệp : Xây dựng hệ thống quản lý vào ra