Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.12 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI 7: NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA
ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM
GVHD: TS.Nguyễn Tấn Hoàng
Nhóm sinh viên thực hiện của lớp Ngân hàng 12
1. Ngô Thị Hồng Anh
2. Lê Thị Thanh Hằng
3. Nguyễn Tuấn Phong
4. Đặng Thị Lan Phương
5. Võ Thị Hồng Trâm
6. Võ Đoàn Nguyễn Trãi
1
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1
MỤC LỤC 2
5.Các phương tức tái bảo hiểm: 10
Tài liệu tham khảo: 25
Các doanh nghiệp bảo hiểm luôn nhận thức rằng với những rủi ro mình gánh chịu được
quản lý theo nguyên tắc số đông tham gia gánh chịu cho số ít bị tổn thất, tuy nhiên trong thực tế
không phải lúc nào nguyên tắc này cũng được đảm bảo tối đa an toàn, các doanh nghiệp bảo
hiểm phải đối mặt với việc không tập hợp được đủ số đông cần thiết tham gia hoặc do quy mô thị
trường còn nhỏ chưa phát triển (như bảo hiểm hàng không, hàng hải, khai thác dầu khí, lâu đài,
các toà nhà cao tầng,…), do doanh nghiệp bảo hiểm không đánh giá hết những rủi ro phải gánh
chịu về đối tượng bảo hiểm khi xảy ra tổn thất nghiêm trọng, hàng loạt vượt quá số liệu thống kê
dự báo, điều này sẽ làm cho doanh nhiệp bảo hiểm mất cân bằng tài chính và nguy cơ phá sản là
khó tránh khỏi. Điều này buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải lựa chọn phương pháp phân tán
rủi ro theo diện rộng bằng phương thức tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm.
I. Đồng bảo hiểm:
1. Khái niệm đồng bảo hiểm:


Đồng bảo hiểm là phương thức phân tán rủi ro theo chiều ngang, bằng cách tập hợp nhiều
doanh nghiệp cùng tham gia bảo hiểm cho một đối tượng, như vậy rủi ro tổn thất của đối tượng
này được các doanh nghiệp bảo hiểm cùng gánh chịu theo tỉ lệ đã thoả thuận trước đó. Phương
thức đồng bảo hiểm được áp dụng cho một số trường hợp và phương thức này cũng tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp phân tán rủi ro và chia sẻ thị trường bảo hiểm.
Được áp dụng khi giá trị bảo hiểm quá lớn (ví dụ bảo hiểm máy bay, tàu biển,…).
2. Mối quan hệ trong đồng bảo hiểm:
Người bảo hiểm A (… %)
Người bảo hiểm B (… %)
Người được bảo hiểm
Người bảo hiểm C (… %)
2
Hợp đồng
bảo hiểm
Người bảo hiểm D (… %)
Như vậy mỗi nhà đồng bảo hiểm chấp nhận một phần trăm nào đó của rủi ro, đổi lại cũng
chỉ nhận được một tỷ lệ tương ứng về phí và cũng chỉ phải trả một tỷ lệ bồi thường như thế.
3. Mức chấp nhận:
Tỷ lệ phần trăm rủi ro được chấp nhận bởi mỗi nhà đồng bảo hiểm tuỳ thuộc vào các đặc
điểm được xác định trước. Nó bị chi phối bởi khả năng tài chính của con người. Vì thế mỗi
người đồng bảo hiểm phải xác định cho mình một “Mức chấp nhận” hay còn gọi là “Mức ký
kết”.
Mức chấp nhận là số tiền tối đa mà một nhà bảo hiểm có thể chấp nhận đảm bảo đối với
một rủi ro nhất định.
Mức chấp nhận này được xác định theo loại và bản chất của rủi ro.
4. Phương diện pháp lý của đồng bảo hiểm
Về mặt pháp lý, người tham gia bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm. Khi có
tổn thất xảy ra, anh ta phải thực hiện việc khiếu nại đòi bồi thường đối với mỗi người nói trên.
Mỗi người đồng bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho phần của mình và không phải chịu trách
nhiệm cho nhau. Như vậy đồng bảo hiểm có thể coi là một rủi ro được đảm bảo bởi nhiều hợp

đồng dưới giá trị.
5. Phương diện ứng dụng:
Trên thực tế, nếu đồng bảo hiểm được thể hiện bằng hàng loạt các hợp đồng riêng lẻ thì
rất bất lợi cho người được bảo hiểm, do đó chỉ có một hợp đồng duy nhất đượcc thiết lập mang
tên của tất cả các nhà đồng bảo hiểm và các phần rủi ro mà họ chấp nhận đảm bảo. Bản hợp đồng
này sẽ do một trong các đồng bảo hiểm đứng ra đại diện, quản lý trong mối quan hệ với khách
hàng. Người này sẽ được gọi là người bảo hiểm chủ trì hay Tổ chức chủ trì.
6. Đồng bảo hiểm trong bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tài sản:
• Trong bảo hiểm tài sản:
Trong bảo hiểm tài sản, khi đơn bảo hiểm có điều khoản này thì đồng bảo hiểm xác định
số tiền mà công ty trả trong mỗi tổn thất theo quan hệ tỷ lệ sau đây:
Số tiền công ty bảo hiểm phải trả = (Số tiền tổn thất) x (số tiền bảo hiểm thực tế) / (Số tiền yêu
cầu phải bảo hiểm)
Trong đó:
3
Số tiền yêu cầu phải bảo hiểm = (Giá trị của tài sản được bảo hiểm) x (tỷ lệ đồng bảo hiểm theo
điều khoản đồng bảo hiểm)
Thí dụ:
- Giá trị của một toà nhà là 100.000USD
- Tỷ lệ số tiền yêu cầu phải bảo hiểm theo điều khoản đồng bảo hiểm là 80%.
- Tổn thất do cháy nhà là 60.000USD.
- Số tiền bảo hiểm thực tế là: 75.000USD
Vậy công ty bảo hiểm sẽ phải trả: 56.250USD trong số 60.000USD
Lưu ý rằng việc bồi thường cho người được bảo hiểm về một tổn thất tài sản sẽ không
bao giờ vượt (1) số tiền tổn thất thực tế; (2) số tiền giới hạn trên đơn bảo hiểm; (3) số tiền xác
định bởi tỷ lệ đồng bảo hiểm. Thông thường áp dụng số tiền nhỏ hơn trong 3 số tiền trên.
• Trong bảo hiểm sức khoẻ :
Khi Người được bảo hiểm và Người bảo hiểm chia sẻ chi phí y tế theo tỷ lệ thoả thuận thì
đồng bảo hiểm là phần tổn thất Người được bảo hiểm phải chịu. Thí dụ trong một số đơn bảo
hiểm, Người bảo hiểm trả 75-80% chi phí thuốc men được bảo hiểm và Người được bảo hiểm trả

phần chi phí còn lại. Trong những đơn bảo hiểm khác, sau khi Người được bảo hiểm trả số tiền
theo mức khấu trừ, Người bảo hiểm trả 75-80% số chi phí y tế được bảo hiểm vượt quá mức
khấu trừ và Người được bảo hiểm trả phần còn lại cho đến khi đạt mức tối đa (thí dụ:
5.000USD). Người bảo hiểm trả 100% số chi phí y tế được bảo hiểm vượt quá con số 5.000USD
này cho tới các giới hạn ghi trong đơn bảo hiểm.
7. Ví dụ:
Một rủi ro cần được bảo hiểm có trị giá 2000000 USD. Có 3 tổ chức tham gia đồng
bảo hiểm. Khả năng của các tổ chức như sau:
- Tổ chức A chủ trì có mức nhận tối đa là 1000000 USD.
- Tổ chức B có mức nhận tối đa là 800000 USD
- Tổ chức C có mức nhận tối đa là 200000 USD
Phí bảo hiểm (phí gộp hay là phí thương mại) là 8000 USD. Việc phân chia phí bảo hiểm
và bồi thường tổn thất giữa 3 tổ chức theo bảng sau:
Tổ chức Số tiền bảo hiểm
Phí bảo
hiểm
Số tiền bồi thường
Mức nhận % Tổn thất bộ phận Tổn thất toàn bộ
4
Đồng bảo hiểm A
Đồng bảo hiểm B
Đồng bảo hiểm C
1000000
800000
200000
50
40
10
4000
3200

800
250000
200000
50000
1000000
800000
200000
Tổng cộng 2000000 100 8000 500000 2000000
5
II. Tái bảo hiểm:
1. Định nghĩa:
Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một tổ chức bảo hiểm chuyển cho một tổ chức bảo
hiểm khác một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận đảm bảo.hay nói một cách chung và đơn giản
nhất là: “Tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm”.
Mối quan hệ trong tái bảo hiểm.
Ví dụ : Một công ty bảo hiểm A chỉ có khả năng thanh toán tiền bồi thường tối đa là 1
triệu USD, muốn bảo hiểm cho một chiếc tàu chở một khối lượng hàng hóa lớn trị giá 10 triệu
USD. Nếu giả sử không có tái bảo hiểm thì công ty bảo hiểm A không thể ký hợp đồng bảo hiểm
với chủ tàu đó được, vì khi không may có tổn thất toàn bộ xảy ra công ty bảo hiểm A sẽ bị phá
sản. Nhưng do có hình thức tái bảo hiểm nên công ty bảo hiểm A vẫn ký được hợp đồng bảo
hiểm với chủ tàu bảo hiểm cho con tàu trị giá 10 triệu USD. Sau khi ký hợp đồng, công ty bảo
hiểm A dùng phương pháp tái bảo hiểm phân tán bớt mức trách nhiệm mà mình phải gánh chịu.
Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm A chỉ giữ lại 10%, còn 90% của 10 triệu USD công ty
6
Người được bảo hiểm
Người bảo hiểm gốc
(Người nhượng tái bảo hiểm)
Người tái bảo hiểm
(Người nhận TBH)
Hợp đồng BH

Người tái bảo hiểm
(Người nhận chuyển nhượng tái bảo hiểm)
Hợp đồng TBH
Hợp đồng chuyển nhượng TBH
bảo hiểm A chuyển cho các công ty tái bảo hiểm khác, ví dụ như 50% cho công ty tái bảo hiểm
B và 40% cho công ty tái bảo hiểm C.
2. Ph ương diện pháp lý :
Trong tái bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần biết nhà bảo hiểm gốc ban đầu và là
người duy nhất chịu trách nhiệm đảm bảo cho rủi ro của mình chứ người được bảo hiểm không
cần biết đến người nhận tái bảo hiểm.
Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng giữa công ty tái bảo hiểm và công ty bảo hiểm gốc,
người được bảo hiểm không liên quan gì đến trong hợp đồng này.Trong thực tế, phần lớn
những người được bảo hiểm không hề biết một chút nào về tái bảo hiểm đang tồn tại.
3. Sự cần thiết phải tiến hành tái bảo hiểm:
Các tổ chức nhận bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia bảo hiểm. Đến lượt mình, các tổ
chức nhận bảo hiểm (Người bảo hiểm gốc) cũng trở thành đối tượng được bảo hiểm. Bởi vì, một
khi những tai nạn rủi ro của người được bảo hiểm xảy ra liên tục vượt quá khả năng tài chính của
tổ chức bảo hiểm gốc, sẽ gây khó khăn cho tổ chức đó và có thể đưa đến phá sản. Vì vậy một
nghiệp vụ mới xuất hiện để đảm bảo cho người bảo hiểm – đó là nghiệp vụ tái bảo hiểm.
Như vậy, “tái bảo hiểm là bảo hiểm cho những rủi ro mà người bảo hiểm phải gánh
chịu”. Nói cách khác, tái bảo hiểm là quá trình người bảo hiểm chuyển một phần trách nhiệm đã
chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác bằng cách nhượng lại cho họ một
phần phí bảo hiểm qua hợp đồng tái bảo hiểm.
Có thể thấy sự cần thiết của tái bảo hểm qua các lý do sau:
a) An toàn:
Một trong số những lý do để mua bảo hiểm là người được bảo hiểm muốn giảm bớt lo âu
về sự không chắc chắn của tổn thất. Mua bảo hiểm tạo ra yếu tố an tâm. Công ty bảo hiểm cũng
tìm kiếm sự an toàn, an tâm và đạt được những điều này bằng việc mua bảo hiểm.
b) Ổn định:
Công ty bảo hiểm cũng có thể tránh sự biến động trong các khoản chi bồi thường trong

một năm và qua các năm bằng việc mua tái bảo hiểm.
c) Năng lực:
Công ty bảo hiểm có thể có giới hạn về tài chính đối với mức độ rủi ro mà họ có thể chấp
nhận. Vì vậy dịch vụ có thể bị từ chối hay chấp nhận một phần. Bằng cách tái bảo hiểm, tổ chức
7
bảo hiểm gốc có khả năng tăng năng lực của họ để chấp nhận dịch vụ, góp phần giữ được thị
trường, nâng cao vị thế và giữ được uy tín với khách hàng.
d) Thảm họa:
Công ty bảo hiểm gốc không tránh khỏi khả năng gặp thảm họa lớn. Điều này có thể dẫn
đến những khó khăn về tài chính mà công ty bảo hiểm muốn tránh bằng cách mua tái bảo hiểm
để chuyển nhượng phần lớn rủi ro đó cho công ty tái bảo hiểm.
e) Lợi ích “vĩ mô”:
Một lợi ích cuối cùng là chi phí rủi ro được dàn trải trong toàn thị trường bảo hiểm thế
giới. Rất nhiều các tổ chức tái bảo hiểm hàng đầu thế giới ở các nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,
Đức, Thụy Sĩ… bằng việc tái bảo hiểm cho các tổ chức này và một số tổ chức khác, rủi ro không
chỉ tác động vào một nền kinh tế mà rủi ro của một quốc gia được san sẻ trên toàn thế giới.
4. Phân loại tái bảo hiểm
Căn cứ vào tính chất các loại tái bảo hiểm, toàn bộ các hợp đồng tái bảo hiểm được phân
làm ba loại:
• Tái bảo hiểm tạm thời (nhiệm ý)
• Tái bảo hiểm cố định (bắt buộc)
• Tái bảo hiểm mở sẵn (dự ước)
a) Tái bảo hiểm tạm thời:
Đây là loại hợp đồng dùng để giải quyết việc phân tán rủi ro một cách tạm thời và cũng là
hợp đồng tái bảo hiểm đầu tiên ra đời trong lịch sử tái bảo hiểm.
Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời có những đặc điểm sau:
• Mỗi rủi ro phát sinh muốn được tổ chức tái bảo hiểm chấp nhận phải tiến hành một
lần thương lượng và như vậy làm phát sinh chi phí lớn.
• Điều khoản hợp đồng tái bảo hiểm không nhất thiết thống nhất với điều khoản hợp
đồng gốc.Thời hạn bắt đầu và kết thúc trách nhiệm của người nhận tái bảo hiểm có

thể không trùng với trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm gốc.
• Cả tổ chức nhận tái bảo hiểm và tổ chức nhượng tái bảo hiểm đều có quyền tự do
lựa chọn: hoàn toàn không có sự bắt buộc nhượng hoặc nhận đối với người bảo
hiểm gốc và người nhận tái bảo hiểm.Vì vậy, tổ chức tái bảo hiểm có điều kiện để
nghiên cứu kỹ và kiểm tra từng rủi ro riêng lẻ trước khi quyết định chấp nhận hay
từ chối rủi ro được đề nghị.
b) Tái bảo hiểm cố định:
8
Theo sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phương pháp tái bảo hiểm cho
toàn bộ tổng lượng rủi ro được bắt đầu áp dụng rộng rãi. Đó là tái bảo hiểm bắt buộc hay còn gọi
là tái bảo hiểm cố định.
Tính chất của hợp đồng tái bảo hiểm cố định không cho phép tổ chức nhượng tái bảo
hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm lựa chọn rủi ro.
Hợp đồng tái bảo hiểm cố định mang những đặc điểm sau:
• Có tính chất bắt buộc đối với cả bên nhượng và nhận tái bảo hiểm. Khi phát sinh
các dịch vụ qui định, bắt buộc tổ chức nhượng tái bảo hiểm phải có nghĩa vụ
chuyển nhượng, đồng thời cũng bắt buộc tổ chức nhận tái bảo hiểm phải nhận các
dịch vụ tổ chức chuyển nhượng giao, không được phép từ chối.
• Mang tính chất toàn diện, bao gồm tất cả các loại nghiệp vụ. Tức là mọi nghiệp
vụ tổ chức bảo hiểm gốc nhận trực tiếp từ những người tham gia bảo hiểm đều có
thể chào tái bằng một hợp đồng bảo hiểm cố định.
• Hợp đồng mang tính chất lâu dài, thời hạn có thể là một năm hoặc vô hạn định.
• Khi xét thấy có vấn đề nghi vấn, không còn tiếp tục được nữa thì cả hai bên đều
có quyền từ bỏ hợp đồng nhưng phải được thông báo trước ít nhất là 30 ngày.
c) Tái bảo hiểm mở sẵn:
Đây là loại tái bảo hiểm kết hợp giữa tái bảo hiểm tạm thời với tái bảo hiểm cố định. Hợp
đồng tái bảo hiểm loại này mang những đặc điểm sau:
• Tổ chức nhượng tái bảo hiểm có quyền tự do lựa chọn, tùy ý tái bảo hiểm theo
phương thức nào nhưng tổ chức nhận tái bảo hiểm bắt buộc nhận mọi dịch vụ mà
tổ chức nhượng tái bảo hiểm chuyển giao.

• Tái bảo hiểm mở sẵn không áp dụng cho mọi nghiệp vụ mà chỉ áp dụng cho một
loại nghiệp vụ đặc biệt.
• Kỳ hạn của hợp đồng tái bảo hiểm mở sẵn không nhất thiết phải trùng với kỳ hạn
của hợp đồng bảo hiểm gốc.
9
5. Các phương tức tái bảo hiểm:
Để tiến hành phân tán rủi ro các tổ chức bảo hiểm đã vận dụng nhiều phương thức tái bảo
hiểm khác nhau. Có thể chia ra làm 2 phương thức tái bảo hiểm khác nhau căn cứ vào việc phân
chia quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng tái bảo hiểm. hai phương thức đó là:Tái
bảo hiểm tỉ lệ và tái bảo hiểm không tỉ lệ
a) Tái bảo hiểm tỉ lệ:
Tái bảo hiểm tỉ lệ là tái bảo hiểm thực hiện việc phân chia rủi ro theo tỉ lệ trên số tiền bảo
hiểm. Người nhận tái bảo hiểm chấp nhận đảm bảo một tỉ lệ phần trăm và chịu trách nhiệm bồi
thường cũng theo tỉ lệ phần trăm này.Dựa vào thời gian và cách thức xác định tỉ lệ phần trăm của
mỗi bên, phương thức tái bảo hiểm tỉ lệ được chia ra làm 2 loại:
• Tái bảo hiểm số thành: Là phương thức tái bảo hiểm mà mọi quan hệ giữa tổ chức
nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm đều được phân chia theo tỉ lệ phần
trăm cố định, tỉ lệ phần trăm này được xác định ngay từ khi ký kết hợp đồng. Việc phân
bổ phí và trách nhiệm bồi thường (nếu có) giữa tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức
nhận tái bảo hiểm đều dựa và tỷ lệ phần trăm mà 2 bên thỏa thuận.
Ví dụ: Tổ chức bảo hiểm X trong năm nghiệp vụ bảo vệ các hợp đồng rủi ro hỏa hoạn
của mình bằng một hợp đồng tái bảo hiểm số thành, được xác định như sau:
 Người nhượng giữ lại 35%, Người nhận chịu trách nhiệm 65%.
Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với số tiền bảo hiểm (STBH), phí bảo hiểm
gốc và thiệt hại phải bồi thường như sau:
10
Bảng 3.4 Bảng STBH, PBH và thiệt hại
Đơn vị tính : USD
Hợp đồng gốc STBH Phí bảo hiểm gốc Thiệt hại
1 10.000.000 15.000 8.000.000

2 8.000.000 12.000 4.000.000
3 7.000.000 10.500 3.200.000
4 4.000.000 6.000 2.500.000
5 1.700.000 2.550 500.000
Phân chia trách nhiệm về số tiền bảo hiểm
Bảng 3.5 Bảng phân chia STBH
Đơn vị tính: 1000 USD
Hợp
đồng gốc STBH
STBH
Phân chia giữa
Người nhượng tái Người nhận tái
Tỷ lệ 35% Số tiền Tỷ lệ 65% Số tiền
1 10.000 35%
×
10.000 3.500 65%
×
10.000 6.500
2 8.000 35%
×
8.000 2.800 65%
×
8.000
5.200
3 7.000 35%
×
7.000 2.400 65%
×
7.000 4.550
4 4.000 35%

×
4.000 1.400 65%
×
4.000 2.600
5 1.700 35%
×
1.700 595 65%
×
1.700 1.105
 Phân chia phí bảo hiểm gốc và số tiền bồi thường
Bảng 3.6 Bảng phân chia PBH và bồi thường
Đơn vị tính: USD
Hợp
đồng
gốc
Phân chia phí bảo hiểm Phân bổ tiền bồi thường
1 5.250 9.750 2.800.000 5.200.000
2 4.200 7.800 1.400.00 2.600.000
3 3.675 6.825 1.120.000 2.080.000
4 2.100 3.900 875.000 1.625.000
5 892.5 1.657,5 175.000 325.000
• Tái bảo hiểm thặng dư:
Theo phương thức tái bảo hiểm này trước hết tổ chức nhượng tái bảo hiểm xác định cho
mình một số tiền giữ lại nhất định, ngoài số tiền giữ lại đối với mỗi đơn vị rủi ro, phần vượt quá
11
sẽ được chuyển giao cho các tổ chức nhận tái bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường của các bên
được tính toán trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiền của mỗi bên gánh chịu trên tổng trách nhiệm trong
hợp đồng. Trách nhiệm của mỗi tổ chức nhận tái bảo hiểm được xác định theo bội số lần mức
giữ lại của tổ chức nhượng tái bảo hiểm.
Ví dụ: Tổ chức bảo hiểm Y trong năm N bảo vệ các hợp đồng rủi ro hỏa hoạn của mình

bằng một hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi (thặng dư) được xác định như sau:
Mức giữ lại đối với:
A- Rủi ro thông thường: 1.000.000 UM
B- Rủi ro công nghiệp: 500.000 UM
C- Rủi ro thương nghiệp: 800.000 UM
Trách nhiệm của người nhận tái:
- Hợp đồng dôi ra thứ nhất: 15 lần
- Hợp đồng dôi ra thứ hai: 20 lần
 Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với số tiền bảo hiểm, phí bảo
hiểm và số tiền bồi thường như sau:
Bảng 3.7 Bảng phân chia STBH, PBH và thiệt hại
Đơn vị : 1.000 USD
Số hợp đồng gốc Loại rủi ro STBH Phí gốc Trị giá thiệt hại
1 A 16.000 16 5.000
2 C 10.000 30 8.000
3 A 800 0,8 600
4 B 18.000 90 13.000
5 C 4.000 12 -
6 B 7.000 35 2.000
12
 Phân chia trách nhiệm về số tiền bảo hiểm
Bảng 3.8 Bảng phân chia STBH
Đơn vị tính : 1.000 USD
Hợp
đồng
gốc
Loại
rủi
ro
Số tiền

bảo hiểm
Phân chia
Người nhượng Mức dôi thứ 1 Mức dôi thứ 2
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1 A 16.000 1.000 1/16 15.000 15/16 - -
2 C 10.000 800 0,8/10 9.200 9,2/10 - -
3 A 800 800 1/1 - - - -
4 B 18.000 500 0,5/18 7.500 7.5/18 10.000 10/18
5 C 4.000 800 1/5 3.200 4/5 - -
6 B 7.000 500 0,5/7 6.500 6,5/7 - -
 Phân chia phí bảo hiểm
Bảng 3.8 Bảng phân chia PBH
Đơn vị tính : USD
Hợp đồng
gốc
Loại rủi ro Phí bảo hiểm
Phân chia
1 A 16.000 1.000 15.000 -
2 C 30.000 2.400 27.000 -
3 A 800 800 - -
4 B 90.000 2.500 37.500 50.000
5 C 12.000 2.400 9.600 -
6 B 35.000 2.500 32.000 -
13
 Phân chia số tiền bồi thường
Bảng 3.9 Bảng phân chia bồi thường
Đơn vị tính : 1.000USD
Hợp đồng
gốc
Loại rủi ro

Thiệt hại phải
bồi thường
Phân chia
1 A 5.000 312,5 4.687,5 -
2 C 8.000 640 7.360 -
3 A 600 600 - -
4 B 13.000 361 5.417 7.222
5 C - - - -
6 B 2.000 143 1.857 -
b) Tái bảo hiểm không tỷ lệ:
Phương thức tái bảo hiểm không tỷ lệ là phương thức tái bảo hiểm mà việc phân chia
trách nhiệm giữa tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm được dựa trên cơ sở
số tiền bồi thường tổn thất. Phương thức tái bảo hiểm này bao gồm hai phương thức cụ thể:
• Tái bảo hiểm vượt mức tổn thất
• Tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất
Tái bảo hiểm vượt mức tổn thất: Theo phương thức tái bảo hiểm này, tổ chức nhượng
tái bảo hiểm giữ lại cho mình một số tiền bồi thường nhất định. Phần thiệt hại vượt quá số tiền
bồi thường giữ lại đó tổ chức nhượng sẽ chuyển cho các tổ chức nhận tái bảo hiểm.
Ví dụ: Công ty nhượng tái bảo hiểm xác định số tiền bồi thường giữ lại là 300.000
USD.Nếu tổn thất xảy ra nhỏ hơn hoặc bằng 300.000 USD thì công ty nhượng tái bảo hiểm sẽ
bồi thường 300.000 USD, còn công ty nhận tái bảo hiểm vượt mức bồi thường chịu bồi thường
phần vượt quá 300.000 USD.
Việc phân chia trách nhiệm giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo
hiểm giống như việc phân chia trách nhiệm trong phương thức tái bảo hiểm thặng dư, chỉ khác ở
chổ tái bảo hiểm thặng dư dựa vào số tiền bảo hiểm còn tái bảo hiểm vượt mức bồi thường dựa
vào số tiền bồi thường.
14
Trách nhiệm của tổ chức nhận tái bảo hiểm được xếp theo các lớp.Tổ chức nhận tái bảo
hiểm nhận bảo hiểm lớp nào thì khi tổn thất xảy ra sẽ bồi thường theo lớp đó.
Tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất: Theo phương thức tái bảo hiểm này tổ chức

nhượng tái bảo hiểm chỉ có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp kết quả toàn bộ nghiệp vụ
của tổ chức nhượng tái bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ bồi thường nhất
định. Phần tỷ lệ bồi thường thực tế vượt quá tỷ lệ bồi thường giữ lại được tổ chức nhượng tái bảo
hiểm chuyển giao cho các tổ chức nhận tái bảo hiểm.
Những tổ chức nhận tái bảo hiểm theo phương thức này không phải chịu trách nhiệm bồi
thường đến một tỷ lệ vô hạn. Mà tùy theo khả năng thực tế tổ chức nhận tái bảo hiểm có thể nhận
bồi thường trong khỏan tỷ lệ phần trăm nhất định.Khi xảy ra tổn thất sẽ phải bồi thường theo tỷ
lệ nhận tái này.Trong đó tỷ lệ bồi thường được xác định:
Ví dụ: Có một hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất như sau:
Tổ chức nhượng tái bảo hiểm giữ lại cho mình trách nhiệm bồi thường là 60%. Tỷ lệ tổn
thất vượt quá 60% được tái bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm khác.Tổ chức nhận tái bảo hiểm
khống chế trách nhiệm nhận trong khoản 60%-150%. Với trường hợp trên giả sử có 2 trường hợp
tổn thất xảy ra:
- Tỷ lệ tổn thất là 90%
- Tỷ lệ tổn thất là 160%
Việc phân chia trách nhiệm giữa tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo
hiệm được tiến hành như sau:
Tỷ lệ tổn thất 90%, khi đó:
- Tổ chức nhượng tái bảo hiểm bồi thường 60%
- Tổ chức nhận tái bảo hiểm bồi thường 30%
Tỷ lệ bồi thường 160%, khi đó:
- Tổ chức nhượng tái bảo hiểm bồi thường 60%
- Tổ chức nhận tái bảo hiểm bồi thường 150%-60%
- Phần còn lại 160%-150%=10% tổ chức nhượng tái bảo hiểm chịu trách nhiệm gánh chịu
Phí bảo hiểm trả cho tổ chức nhận tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất thường được tính
dựa trên cơ sở số liệu thống kệ tình hình tổn thất trong 10 năm trước đó để tính ra tỷ lệ tổn thất
bình quân một năm cộng thêm hệ số an toàn và những chi phí liên quan đến hợp đồng để tổ chức
nhận tái bảo hiểm không bị lỗ.
15
6. Thị trường tái bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay:

Kể từ khi quy định các doanh nghiệp buộc phải tái ít nhất 20% qua Tổng CTCP Tái bảo
hiểm Việt Nam (Vinare) bị bãi bỏ đã khiến cho lĩnh vực này trở nên cạnh tranh hơn. Không chỉ
nhận/nhượng tái trong nước, một số DN bảo hiểm đã mạnh dạn nhận/nhượng tái từ thị trường
bảo hiểm nước ngoài. Nhiều DN bảo hiểm phi nhân thọ đang tích cực tăng vốn với mục tiêu
nâng tỷ lệ giữ lại và mở rộng họat động kinh doanh tái bảo hiểm. Tuy nhiên, hoạt động này cũng
đặt ra không ít vấn đề cần chấn chỉnh kịp thời.
Hoạt động tái bảo hiểm hiện chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, khu
vực có nhiều DN trong nước tham gia. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, năm 2009, phí bảo hiểm giữ
lại của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là 9.366 tỷ đồng, chiếm 68,5% phí bảo hiểm gốc, tăng
1,5% so với tỷ lệ phí bảo hiểm giữ lại năm 2008. Phí nhượng tái toàn thị trường năm 2009 đạt
4.302 tỷ đồng, trong đó phí tái trong nước khoảng 1.937 tỷ đồng và phần lớn được tái qua
Vinare.
Năm 2009, doanh thu phí nhận tái của Vinare đạt trên 1.100 tỷ đồng, tăng 2,41% so với
2008. Phí nhượng tái là 776,3 tỷ đồng, tăng 0,19% so với năm 2008; trong đó nhượng cho các
DN trong nước 362,1 tỷ đồng, tăng 29,18% so với năm 2008, nhượng cho các DN nước ngoài
414 tỷ đồng. Doanh thu phí giữ lại đạt 338 tỷ đồng, tăng 7,89% so với năm 2008, đạt tỷ lệ phí
giữ lại 30,3%.
Theo đánh giá của Vinare, sở dĩ hoạt động tái bảo hiểm năm 2009 sôi động là do kinh tế
Việt Nam vẫn tăng trưởng khá tốt (5,32%), cho dù khủng hoảng kinh tế thế giới chưa chấm dứt.
Đây là cơ sở để thị trường bảo hiểm tiếp tục phát triển mạnh mẽ (phi nhân thọ tăng 21%). Bên
cạnh đó, các DN bảo hiểm đã linh hoạt hơn trong việc tái bảo hiểm trên cơ sở phân tích đánh giá
rủi ro các mảng nghiệp vụ.
Vẫn theo đánh giá của Vinare, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 dự kiến khoảng
6,5%, trong đó các ngành công nghiệp và xây dựng tăng 7%, dịch vụ 7,5%, tổng kim ngạch xuất
khẩu dự kiến tăng 6%, thu hút vốn FDI dự kiến đạt khoảng 22 - 25 tỷ USD. Tăng trưởng kinh tế
sẽ giúp bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng ở mức cao 20% (dịch vụ có tái bảo hiểm tăng 12 -
15%). Tuy nhiên, hiện có không ít thách thức có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của nghiệp vụ tái
bảo hiểm. Do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu, nhà nhận tái bảo hiểm sẽ thận trọng, thắt
chặt điều kiện và thu phí cao hơn. Khó khăn trong việc thu xếp tái bảo hiểm do cạnh tranh về
phí, điều kiện bảo hiểm trong nước, về dịch vụ với nhà tái bảo hiểm và môi giới nước ngoài.

16
Trong khi đó, xu hướng tổn thất tiếp tục gia tăng làm giảm lợi tức nghiệp vụ, môi trường đầu tư
tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ngoài các nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân từ chính các DN bảo hiểm làm
ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của hoạt động tái bảo hiểm. Năm 2010 được xác định là
năm cạnh tranh quyết liệt ở tất cả các dịch vụ bảo hiểm, trong đó có tái bảo hiểm. Hiệu quả kinh
doanh bảo hiểm là vấn đề đáng lo ngại (chi phí, tỷ lệ bồi thường tăng, phí bảo hiểm giảm và điều
kiện bảo hiểm mở rộng) khi các DN đẩy mạnh doanh thu phí, mở rộng điều kiện bảo hiểm.
Ông Trịnh Thanh Hoan - Cục trưởng cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho biết, việc giảm phí dẫn
đến tình trạng các DN bảo hiểm khó chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài, các DN trong nước chia
sẻ dịch vụ với điều kiện và phí bảo hiểm không thuận lợi hơn so với chuyển tái bảo hiểm ra nước
ngoài. Bên cạnh đó, vẫn theo ông Hoan, mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro của một số DN vượt
quá quy định (10% nguồn vốn chủ sở hữu). Vẫn có DN bảo hiểm không xây dựng chương trình
tái bảo hiểm và xem xét, đánh giá, điều chỉnh chương trình tái bảo hiểm định kỳ hàng năm,
không ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ về tái bảo hiểm theo quy định.

17
• Thực trạng hoạt động của tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam:
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VINARE 2005 - 2009
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SO SÁNH
18
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VINARE (2005-2009)
• Kinh doanh Tái bảo hiểm:
a) Nhận tái bảo hiểm: Tốc độ tăng trưởng phí nhận 8.27%, phí giữ lại 26.2%. Tổng phí nhận
5 năm đạt 4722 tỷ đồng, phí giữ lại là 1190 tỷ đồng.
b) Nhượng tái bảo hiểm: Ưu tiên hợp tác với các công ty trong nước. Tổng phí giữ lại thông
qua hoạt động của VINARE 5 năm là 2380.4 tỷ đồng
c) Bồi thường: Tổng chi bồi thường nhận Tái bảo hiểm 5 năm là 1576.75 tỷ đồng. Tỷ lệ kết
hợp bình quân là 93.53%.
• Thị phần phí Tái bảo hiểm năm 2009:

19
• Lĩnh vực đầu tư:
• Kết quả đầu tư 2009:
• Thông tin nổi bật:
- Từ năm 2006, VINARE đã trở thành công ty đại chúng và niêm yết cổ phiếu trên sàn
HNX với mã cổ phiếu là VNR.
20
- Phát hành cổ phiếu bổ sung vốn điều lệ từ 343 tỷ lên 672 tỷ đồng. Thặng dư vốn phát
hành đạt 1137 tỷ đồng.
- SwissRe-nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới đã trở thành cổ đông chiến lược của
VINARE với cam kết hỗ trợ 10 triệu USD dành cho chương trình hợp tác chiến lược.
- Lợi nhuận tăng bình quân 50.5% trong 5 năm. Cổ tức chia cho cổ đông bình quân đạt
14.2%.
III. Ví dụ điển hình về các hợp đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm ở Việt Nam
1. Hợp đồng đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm cầu Cần Thơ:
Cầu Cần Thơ là một công trình quan trọng và trọng điểm của quốc gia nên việc xây dựng
đòi hỏi một chi phí rất lớn. Chính vì thế nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong quá trình xây
dựng. Vì những lí do trên nên việc xây dựng cầu Cần Thơ đã được các nhà thầu rất thận trọng
trong việc kí kết các hợp đồng bảo hiểm.
Công trình xây dựng cầu Cần Thơ được chia ra làm 4 gói thầu bảo hiểm do bốn công ty
bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đảm bảo:
• Đoạn đường dẫn vào cầu 2 bên: Vĩnh Long và Cần Thơ thuộc trách nhiệm bảo hiểm
của Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh và Bảo Việt Việt Nam (Tập Đoàn Bảo Việt);
• Đoạn cầu chính được đồng bảo hiểm bởi Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí -
PVI (Thuộc Tập đoàn dầu khí) 60% và công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico)
40%. Tổng số tiền bảo hiểm cầu Cần Thơ (đoạn cầu chính) hơn 3.210 tỷ đồng.
Theo hợp đồng bảo hiểm cho cầu Cần Thơ ký giữa Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểu Dầu
khí (PVI) và Ban Quản lý Dự án cầu Mỹ Thuận, mọi tổn thất trực tiếp, bất ngờ và không lường
trước được trong quá trình thi công công trình chính và cầu dẫn đều thuộc phạm vi bảo hiểm.
Tổng giá trị hợp đồng bảo hiểm lên tới hơn 3.210 tỷ đồng, tương đương 100% giá trị các hạng

mục được bảo hiểm. Tuy nhiên nếu có sự cố xãy ra, phần lớn giá trị hợp đồng bảo hiểm đều đã
được thu xếp với các hãng tái bảo hiểm quốc tế, PVI với tư cách là nhà bảo hiểm gốc chỉ chịu
khoảng 1% mà thôi.
8 giờ sáng ngày 26 tháng 9 năm 2007 đã xãy ra sự cố sập cầu Cần Thơ. Và các công ty
bảo hiểm đã bồi thường như sau:
 Cty Bảo hiểm PJICO là một trong 2 nhà bảo hiểm chính của dự án xây dựng cầu Cần Thơ
(PJICO 40%; PVI 60%). Tổng giá trị hợp đồng trên 3.210 tỷ đồng VN (100% giá trị các hạng
mục được bảo hiểm). PVI và PJICO đã chỉ định Cty giám định quốc tế Crawford tới hiện trường
21
để giám định thiệt hại. Công ty bảo hiểm PJICO còn bảo hiểm con người, công nhân các nhà
thầu thi công công trình, mức trách nhiệm 10 triệu đồng/ người.
 Cty bảo hiểm PJICO đã tiếp tục cùng Tổng công ty Bảo hiểm Dầu Khí (PVI) thông qua
Ban Quản lý Mỹ Thuận (đại diện chủ đầu tư quản lý công trình xây dựng cầu Cần Thơ) hỗ trợ
mỗi nạn nhân bị tử vong 2 triệu đồng/mỗi người, bị thương 1 triệu đồng/mỗi người. Ngoài ra,
PJICO đã thống nhất cùng PVI tạm ứng bồi thường ban đầu ngay cho Ban Quản lý Mỹ Thuận 10
tỷ đồng để giúp công tác dọn dẹp hiện trường và khắc phục sự cố ban đầu.
 Bảo Việt VN sẽ nhận tái bảo hiểm cho cầu Cần Thơ và sẽ phối hợp với nhà bảo hiểm
gốc, các bên liên quan giải quyết chi trả bồi thường. Trong đó mức trách nhiệm của Bảo Việt VN
ước tính khoảng 400 triệu đồng. Bảo Việt Sài Gòn đã xác định có bốn công nhân thuộc Công ty
Vĩnh Thịnh, tham gia xây dựng cầu Cần Thơ, đã bị thiệt mạng và thuộc trách nhiệm bảo hiểm,
ước tính Công ty sẽ chi trả khoảng 200 triệu đồng cho 4 công nhân nói trên và các trường hợp bị
thương, đang còn bị kẹt, vùi lấp dưới lớp bê tông chưa xác định được.
Nhờ có những hợp đồng bảo hiểm đúng đắn như trên nên khi sự cố không may xảy ra
trong quá trình xây dựng cầu, các nhà thầu đã tránh được những tổn thất nhầt định về mặt tài sản
và của cải.
2. Hợp đồng đồng Bảo Hiểm và tái bảo hiểm Phóng Vệ Tinh Vinasat 1:
Cũng như việc xây dựng cầu Cần Thơ việc phóng vệ tinh Vinasat 1 cũng tiềm ẩn rất
nhiều rủi ro. Nếu chỉ có một công ty đứng ra bảo hiểm thì sẽ rất rủi ro khi có các bất trắc, sự cố
xảy ra khi thực hiện việc phóng vệ tinh này. Nên để đảm bảo an toàn và phân tán rủi ro nên việc
phóng vệ tinh Vinasat 1 cũng đã được các công ty bảo hiểm chia nhau cùng thực hiện các hợp

đồng đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm:
Trong đó, Bảo Việt Việt Nam và Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) vừa chính thức
trở thành liên danh đồng bảo hiểm cho Dự án Phóng vệ tinh viễn thông Việt Nam (VINASAT)
thông qua bản hợp đồng trị giá 20 triệu USD, được ký kết chiều 20/12/2007, tại Hà Nội với Tập
đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT).
Theo đó, mức trách nhiệm trong liên danh đồng bảo hiểm sẽ là Bảo Việt Việt Nam 65%
và PTI là 35%, trong đó, Bảo Việt Việt Nam là doanh nghiệp bảo hiểm gốc đứng đầu.
Theo đại diện của VNPT, loại hình bảo hiểm vệ tinh của Dự án VINASAT là Bảo hiểm
phóng vệ tinh và một năm hoạt động trên quỹ đạo, với phạm vi bảo hiểm là những tổn thất hoặc
hư hại xảy ra cho vệ tinh viễn thông Vinasat-1 trong quá trình phóng vệ tinh và thời gian vệ tinh
22
ở trên quỹ đạo một năm dẫn đến việc vệ tinh bị mất hoặc bị giảm sút thời gian sống hoặc năng
lực cung cấp dịch vụ.
Tham gia vào việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho Dự án, ngoài 2 công ty bảo hiểm gốc,
và Marsh là nhà môi giới tái bảo hiểm cho Dự án được chỉ định lựa chọn, còn có trên 15 công ty
nhận tái bảo hiểm quốc tế có tiềm lực kinh tế tài chính mạnh và kinh nghiệm trên thị trường bảo
hiểm vệ tinh quốc tế đến từ Singapore, Mỹ, Nhật Bản, Đức, cùng nhiều công ty kinh doanh bảo
hiểm lớn trong nước.
Ngày 31/5/2010, tại Hà Nội, Công ty Viễn thông Quốc tế (đơn vị trực tiếp được VNPT
giao nhiệm vụ quản lý khai thác Vinasat 1) đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ Bảo
hiểm cho vệ tinh Vinasat 1 trên quỹ đạo giai đoạn 2010 – 2011. Đây là năm thứ 3 Vinasat 1 được
cung cấp dịch vụ bảo hiểm.
Với tổng trị giá hợp đồng là 147,7 triệu USD, tương đương 2.806 tỷ VNĐ, Công ty Cổ
phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Bảo Việt sẽ tiếp tục trở thành nhà đồng bảo hiểm gốc cho
Vinasat 1 trong thời gian 2010 đến 2011. Cụ thể, theo hợp đồng này, PTI sẽ là nhà bảo hiểm
đứng đầu với tỷ lệ bảo hiểm lên đến 70% tổng giá trị hợp đồng.
Cho tới thời điểm bây giờ thì vệ tinh Vinasat vẫn hoạt động rất tốt và các nhà bào hiểm
vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng của mình mà chưa phải đền bù bất cứ một thiệt hại nào từ hợp
đồng bảo hiểm này
IV. So sánh đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm

1. Giống nhau:
- Đều là kỹ thuật để phân tán rủi ro trong bảo hiểm.
- Có sự tham gia của ít nhất là 2 nhà bảo hiểm trở lên cho mỗi hợp đồng bảo hiểm.
- Cả 2 phương thức đều làm tăng cường khả năng nhận bảo hiểm: tổ chức bảo hiểm có thể
bị giới hạn về khả năng tài chính, vì vậy dịch vụ có thể bị từ chối hay chấp nhận 1 phần.
Nhưng bằng cách đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm tổ chúc bảo hiểm có thể chấp nhận toàn
bộ dịch vụ.
- Làm gia tăng lợi ích vĩ mô trên thị trường bảo hiểm: bằng cách dồng bảo hiểm và tái bảo
hiểm, rủi ro được dàn trãi trong toàn thị trường bảo hiểm thế giới. Vì vậy, rủi ro không
chỉ tác động vào 1 nền kinh tế mà rủi ro của 1 quốc gia sẽ được san sẻ trên toàn thế giới.
- Tạo ra sự an toàn, an tâm cho các nhà bảo hiểm, tránh sự biến động lớn do do chi những
khỏan bồi thường trong năm và tạo điều kiện phát triển cho những công ty bảo hiểm còn
yếu về năng lực tài chính
23
2. Khác nhau:
Đồng bảo hiểm Tái bảo hiểm
Về
phương
diện
pháp lý
Người tham gia bảo hiểm phải biết tất cả
các nhà đồng bảo hiểm. Khi có tổn thất xảy
ra, anh ta phải thực hiện việc khiếu nại đòi
bồi thường đối với mỗi người nói trên. Mỗi
người đồng bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm
cho phần của mình và không phải chịu
trách nhiệm cho nhau. Như vậy đồng bảo
hiểm có thể coi là một rủi ro được đảm bảo
bởi nhiều hợp đồng dưới giá trị.
Trong tái bảo hiểm, người được bảo hiểm

chỉ cần biết nhà bảo hiểm gốc ban đầu và
là ngưới duy nhất chịu trách nhiệm đảm
bảo cho rủi ro của mình chứ người được
bảo hiểm không cần biết đến người nhận
tái bảo hiểm.
Về
phương
thức
phân
chia rủi
ro
Từ đó ta nhận thấy khi có rủi ro xảy ra,
người trực tiếp bồi thường là các công ty
tham gia đồng bảo hiểm với mức tỷ lệ bồi
thường tuân theo hợp đồng đồng bảo hiểm.
Khi có rủi ro xảy ra thì nhà bảo hiểm gốc
sẽ đứng ra bồi thường hết 100% giá trị hợp
đồng, sau đó nhà bảo hiểm gốc sẽ được
hoàn lại một phần số tiền từ các nhà tái bảo
hiểm với tỷ lệ bồi thường tuân theo hợp
đồng tái bảo hiểm.
Về hợp
đồng
bảo
hiểm
Hợp đồng bảo hiểm bao gồm 3 bên có liên
quan: khách hàng, nhà bảo hiểm chủ trì và
các nhà đồng bảo hiểm khác. Trong đó nhà
bảo hiểm chủ trì sẽ làm đại diện đứng ra
quản lý, đại diện cho các công ty bảo hiểm

trong mối quan hệ với khách hàng đó.
Hợp đồng bảo hiểm bao gồm 2 bên có liên
quan: công ty bảo hiểm gốc và công ty tái
bảo hiểm gốc.
24
Tài liệu tham khảo:
1. />hiem.aspx
2. Chien luoc kinh doanh 2010 – 2015 –Tong cong ty co phan Tai bao hiem Quoc gia
Viet Nam (VINARE)
3. INSURANCE:PRINCIPLE AND PRACTICE-Compiled Dr David Bland
4. Giáo trình bảo hiểm-PGS.TS Nguyễn Văn Định)
5. Nguyên lý và thực hành bảo hiểm – Chủ biên: Nguyễn Tiến Hùng
25

×