Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Quản lý môi trường và phát triển đô thị ở Việt Nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 38 trang )

Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
i


Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
ii


MỤC LỤC

MỤC LỤC ii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

0.

TÓM TẮT 5

1.

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 6

1.1

CÁC CHÍNH SÁCH ĐÔ THỊ 6

1.3

QUẢN LÝ ĐÔ THỊ 7

1.4



DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN NÂNG CAO NĂNG LỰC 8

2.

CẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO NHỮNG AI? KHÍA CẠNH CẦU? 10

2.1

HỆ THỐNG TÍN CHỈ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 11

2.2

CẤP QUỐC GIA 11

2.3

CẤP TỈNH 12

2.3.1

Các nhà lãnh đạo và những người ra quyết định (chủ tịch và phó chủ tịch) 13

2.3.2

Các giám đốc (phó giám đốc) các sở trực thuộc tỉnh 13

2.3.3

Trưởng (Phó) các phòng ở cấp tỉnh 13


2.3.4

Các nhân viên thư ký của lãnh đạo 14

2.4

CẤP QUẬN/HUYỆN 14

2.5

ĐIỀU PHỐI 15

2.6

HƯỚNG TỚI CÁCH TIẾP CẬN THEO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 16

3.

CUNG ỨNG HIỆN TẠI VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở VIỆT NAM 18

3.1

MẶT CUNG VÀ QUYỀN SỞ HỮU 18

3.2

CÁC CƠ QUAN CUNG ỨNG ĐÀO TẠO 20

4.


LỘ TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC Ở VIỆT NAM 23

4.1

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 23

4.2

CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỦ ĐỀ 24

4.2.1

Cấp quốc gia 24

4.2.2

Cấp tỉnh/cấp quận/huyện 25

4.3

CÁC CƠ QUAN CUNG ỨNG ĐÀO TẠO 26

4.4

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 28

4.5

VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM 31



Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
iii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ACVN Hiệp hội các Đô thị Việt Nam
AITCV Viện Công nghệ Châu Á – Trung tâm tại Việt Nam
AMCC Học viện Đào tạo Cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị
CB Nâng cao năng lực
CDS Chiến lược Phát triển Đô thị
DANIDA Tổ chức Hợp tác Phát triển Đan Mạch

DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
DOC Sở Xây dựng
DOF Sở Tài chính
DOHA Sở Nội Vụ
DOT Sở Giao thông
DONRE Sở Tài Nguyên và Môi trường
DOLISA Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
DPA Sở Kiến trúc Quy hoạch
DPI Sở Kế hoạch Đầu tư
DSI Viện Chiến lược Phát triển
DUD Cục Phát triển Đô thị
GoV Chính phủ Việt Nam
GTZ Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật CHLB Đức
IHS Viện Nghiên cứu Nhà ở và Phát triển Đô thị
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

MOC Bộ Xây dựng
MOF Bộ Tài chính
MOHA Bộ Nội Vụ
MOLISA Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội
MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường
MOT Bộ Giao thông Vận Tải
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
iv

MSIP Kế hoạch Đầu tư Đa ngành
VIAP Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn
PC Ủy ban Nhân Dân
SDC Cơ quan Hợp tác Phát triển Thuỵ Sĩ
SEDP Quy hoạch Phát triển Kinh tế xã hội
SEMLA Chương trình Quản lý Đất đai và Quản lý Môi trường bền vững

SIDA Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Điển

TUPWS Giao thông và dịch vụ Công trình công cộng đô thị
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
v

0. TÓM TẮT

Phát triển năng lực là một nhiệm vụ phức tạp, đặc biệt trong lĩnh vực Quản lý Môi trường và
Phát triển Đô thị (được đề cập đến trong báo cáo này bằng thuật ngữ Quản lý Đô thị
1
) ở Việt
Nam.


Báo cáo Giám sát Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới rà soát lại những thành tựu đã đạt được
theo các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, ví dụ như những cải thiện trong lĩnh vực quản lý khu
vực công và trong các cơ quan nhà nước (những chỉ số về năng lực của khu vực công) đã bị
tụt hậu so với những chỉ tiêu khác trong mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Năng lực quốc gia
đầy đủ là một trong các nhân tố cơ bản đang còn thiếu trong những nỗ lực hiện tại để đạt được
những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Báo cáo cho thấy những nỗ lực phát triển tại sẽ thất
bại, nếu như việc phát triển năng lực bền vững không được quan tâm nhiều hơn. Hiện tại,
nhiều tổ chức tài trợ và các quốc gia đối tác đã nhận thức được vấn đề này, như đã được thể
hiện vào năm 2005 trong Công ước Paris về Hiệu quả của những khoản viện trợ
2


Những câu hỏi quan trọng được đặt ra, ai cần được phát triển
năng lực, và ai sẽ thực hiện quá trình phát triển năng lực? Loại
hình phát triển năng lực nào là cần thiết, các phương pháp nào là
phù hợp và làm thế nào để các cơ quan đào tạo, các tư vấn quản
lý và các đối tác phát triển đóng một vai trò trong phát triển năng
lực?

Báo cáo này cố gắng thể hiện những nỗ lực hiện tại và trong
tương lai về Nâng cao năng lực trong lĩnh vực đô thị ở Việt Nam.
Báo cáo sẽ phân tích hai khía cạnh cung, cầu và sẽ đề xuất một
lộ trình. Báo cáo này được dựa trên việc rà soát các báo cáo về
nâng cao năng lực cho các tổ chức ở Việt Nam, và các cuộc
phỏng vấn với các bên liên quan chính, thay mặt cho Viện Nghiên
cứu của Ngân Hàng Thế giới.


Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về phát triển đô thị, bao

gồm Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ
Xây dựng, đối mặt với những khó khăn và sự thiếu năng lực. Lực
lượng lao động ở các cơ quan này, từ các nhà quản lý cho đến
các nhân sự bậc thấp nhất, thường không được đào tạo đủ hoặc hợp lý để đối mặt với những
thách thức. Đào tạo ở Việt Nam thường tập trung chủ yếu vào các quy định về pháp lý và hành
chính, không quan tâm đến các nguyên tắc quản lý hiện đại. Các đào tạo trước đây đã tập
trung vào các nhóm nhất định và không bao trùm hết các nhà chuyên môn về quy hoạch đô thị.

Đào tạo cho các cá nhân ở cấp quốc gia cần tập trung không chỉ vào việc giới thiệu những thay
đổi trong quan điểm làm việc, tư duy, và các phẩm chất “phi kỹ thuật khác” (như sự tự tin), mà
còn giới thiệu những cách tiếp cận mới và sáng tạo trong quản lý đô thị.

Theo Báo cáo gần đây của IEG: “Sử dụng đào tạo để nâng cao năng lực cho phát triển”, mặc
dù đào tạo thường có tác động lên từng cá nhân được đào tạo nhưng không luôn luôn tạo ra

1
Quy hoạch và quản lý các khu vự c đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực và mục tiêu, với sự chồng chéo đáng kể, để đạt được chất lượng môi
trường, tính hiệu quả của dịch vụ và sự hợp tác chặt chẽ. Trong khuôn khổ báo cáo này, chúng tôi nhận thấy Quản lý môi trường và Phát
triển Đô thị ở Việt Nam có thể được đề cập đến bằng một thuật ngữ chung là Quản lý Đô thị.
2
OECD Mạng lưới Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển Chính quyền đô thị (GOVNET), Đối mặt với các thách thức về Nâng cao năng lực: bài học kinh
nghiễm và các thực tiễn tốt (2005)

H
ình
1. C
ác
v
ấn đề Đô thị?:
Các giải pháp Nâng cao năng

l
ực

Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
2

sự thay đổi khi họ quay trở lại nơi làm việc”. Báo cáo cũng cho rằng: “Thiết kế đào tạo hiệu quả
để nâng cao năng lực không chỉ xem xét làm thế nào để đạt được các mục tiêu đào tạo một
cách tốt nhất, mà còn quan tâm đến làm thế nào để đảm bảo rằng các học viên có thể áp dụng
những kiến thức đã học tại nơi làm việc và nội dung đào tạo đáp ứng các nhu cầu về tổ chức
và thể chế. Như vậy, thiết kế đào tạo tốt là quan trọng để có thể thành công trong suốt chiều dài
chuỗi kết quả đào tạo và đánh giá đào tạo là một công cụ quan trọng để đảm bảo ảnh hưởng
tốt hơn ở các cấp thực hiện”.

Mối quan hệ giữa đào tạo và môi trường làm việc mà học viên quay trở về là rất quan trọng.
Chính phủ Việt Nam (GOVN) hiện đang tách bạch giữa quy hoạch không gian đô thị/quy hoạch
xây dựng (Bộ Xây dựng) và Quy hoạch kinh tế xã hội (trách nhiệm của Bộ Kế hoạch Đầu tư).
Các nỗ lực nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý đô thị do đó vẫn bị phân tán và các cách
tiếp cận mới, sáng tạo đối với quy hoạch do đó vẫn chưa được tiếp thu tốt.

Mặc dù môi trường làm việc mang tính truyền thống, nhưng rõ ràng, có nhu cầu đối với đào tạo
về Quản lý Đô thị Lồng ghép, Chiến lược Phát triển Thành phố như một công cụ mới và hữu
ích đối với các thành phố và sự tham gia của cộng đồng. Các chủ đề này nên được giới thiệu
cho các ngành và trong mỗi ngành ở tất cả các cấp. Mặc dù các nhóm đối tượng có thể khác
nhau cũng như thời gian, nội dung chi tiết và cơ quan cung ứng đào tạo có thể thay đổi, nhưng
các chủ đề cần thiết thì rất giống nhau. Sự giống nhau về chủ đề của các khóa đào tạo cần
được cơ cấu để tạo thành một “tháp đào tạo” (với cường độ các khóa đào tạo khác nhau đối
với các đối tượng khác nhau) nhằm đảm bảo rằng tất cả các cấp trong một tổ chức, một ngành
hay một cơ quan nhà nước sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan. Điều này sẽ giảm tối đa rủi
ro khi các chuyên gia bên trong và bên ngoài tổ chức nộp các bản quy hoạch hoặc giới thiệu

các ý tưởng mà cấp trên của họ (các nhà quản lý cao cấp) không hiểu.

Nhóm đối tượng ở cấp quốc gia là các nhân viên quản lý cấp trung tại các bộ khác nhau liên
quan đến đô thị, đặc biệt là MOC và MPI và ít liên quan hơn là MONRE. Ở cấp tỉnh, có 4 nhóm
đối tượng chính cần đào tạo: Chủ tịch và Phó Chủ tịch, Các giám đốc, các nhà quản lý và các
nhân viên thư ký.

Để đảm bảo thành công, các hội thảo hướng tới các Chủ tịch và Phó chủ tịch cần được tổ chức
tốt và được khuyến khích ở cấp cao nhất (cấp bộ trưởng!). Các giám đốc và các nhà quản lý
đều cần có các cách tiếp cận quản lý hiện đại đối với đào tạo. Bên cạnh đó, các nhân viên thư
ký, những người thường xuyên gây khó khăn cho các sở chuyên môn, cần được trang bị kiến
thức tốt hơn về những vấn đề đô thị. Ở cấp quận, các lớp đào tạo giống như trên là cần thiết
cho các nhóm tương tự - chủ tịch và phó chủ tịch UBND quận/huyện, cán bộ quản lý các phòng
ban và các nhân viên thư ký. Tất cả các khóa đào tạo cần nhấn mạnh vào những kỹ năng
chung – suy nghĩ thấu đáo/sâu sắc, tự tin,… - nhưng đặc biệt là tập trung vào quản lý đô thị
sáng tạo.

Các khóa đào tạo cần được thiết kế để nhấn mạnh những vấn đề giống nhau và khuyến khích
hợp tác đa lĩnh vực và nâng cao năng lực đa ngành. Tuy nhiên, những khóa đào tạo này cần
hướng tới nhu cầu, do có sự khác biệt rất rõ về năng lực giữa các đô thị. Theo như hệ thống đề
xuất, các cán bộ địa phương có thể lựa chọn từ một danh sách các nhà cung ứng đào tạo và
các khóa đào tạo.










Từ cách tiếp cận truyền thống Sang cách tiếp cận hiện đại

Các khóa đào tạo chung Các khóa đào tạo theo yêu cầu
Giao tiếp cá nhân Học từ xa (qua mạng)
Các tiếp cận dựa trên đào tạo Liên hệ với nghiên cứu
Lý thuyết Hướng sản phẩm
Theo chiều dọc Theo chiều ngang

Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
3

Các hoàn cảnh mới của đô thị có nghĩa là quản lý đô thị đang thay đổi. Các nhà quản lý hiện
nay cần một loạt các kiến thức, từ phát triển môi trường đến bất động sản. Cùng với các kiến
thức mới, cần có những quan điểm và cách tiếp cận mới, khác so với cách tiếp cận quy hoạch
truyền thống đơn ngành và từ trên xuống.

Đào tạo ở Việt Nam cần hướng tới nhu cầu, cần được các chính quyền khởi xướng và xác định
nhu cầu cũng như các nhà cung ứng đào tạo, dựa trên những nhu cầu đã được thể hiện. Có
một số các nhà cung ứng đào tạo (xem danh sách trong phần 3.2), bao gồm các trường đại
học, các cơ quan nhà nước và các nhóm tư vấn tư nhân, có khả năng đáp ứng nhu cầu đào
tạo.

Một số trường đại học ở Việt Nam hiện đang thực hiện các khóa đào tạo và cấp bằng trong lĩnh
vực đô thị, nhưng chủ yếu tập trung vào các sinh viên bậc đại học. Quy mô lớn nhất là Đại học
Kiến trúc Hồ Chí Minh và Đại học Kiến trúc Hà Nội với ý định đào tạo 150 sinh viên ngành quản
lý đô thị vào năm tới.

VIAP nắm giữ những kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, nhưng tập
trung vào nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật hơn là đào tạo. Học viện Đào tạo Cán bộ Quản lý Xây

dựng và Đô thị là một tổ chức mới được nâng cấp, và thiếu kinh nghiệm về quản lý đô thị; cơ
quan này có nhiệm vụ cung ứng đào tạo và nên phối hợp với các cơ quan như VÍAP. Hiệp hội
các Đô thị Việt Nam (ACVN) là một tổ chức khác có tiềm năng cung ứng đào tạo, mặc dù kinh
nghiệm cũng như chức năng của hiệp hội về đào tạo còn hạn chế. ACVN có thể coi là một
nguồn thông tin trung lập và một mạng lưới để trao đổi kinh nghiệm. Còn có một số các cơ
quan cung ứng đào tạo tư nhân hiện đang tổ chức các khóa đào tạo về kỹ thuật. Các nhóm này
thường phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể.

Nâng cao năng lực đòi hỏi tiếp thu kiến thức được đào tạo và việc áp dụng thực tế kiến thức
này để phát triển kỹ năng dần dần. Do vậy, mặc dù các chi phí và khó khăn trong việc điều
phối, việc tiếp tục đào tạo tại nơi làm việc là tương đối hiệu quả. Chất lượng đào tạo là một vấn
đề khác cần quan tâm. Nâng cao năng lực ở Việt Nam thường mang tính truyền thống, tập
trung vào việc cung cấp thông tin qua các bài giảng hoặc công bố tài liệu. Cần tập trung nhiều
hơn vào việc thiết kế các chương trình đào tạo thực tế, liên quan đến công việc và các dịch vụ
hỗ trợ sau đào tạo cần được tự động đưa vào mỗi khóa đào tạo.

Báo cáo này đề xuất 5 khóa học có thể tổ chức cho tất cả các cấp chính quyền và có thể được
điều chỉnh về thời lượng hoặc nội dung tùy theo từng nhóm đối tượng. Cán bộ quản lý cấp
trung có thể lựa chọn một trong 4 khóa.
1.
Hợp tác giữa các bên trong Quy hoạch và Quản lý Đô thị,
2.
Quy hoạch Môi trường,
3.
Quy hoạch Chiến lược, và
4.
Các đặc điểm và các cách tiếp cận Quy hoạch Đô thị.
5.
Đào tạo cho Giảng viên.


Chương 4 đưa ra một lộ trình với trách nhiệm của mỗi cơ quan. Trong lộ trình này, Bộ Xây
dựng chịu trách nhiệm đề xuất các chiến lược mới, thể chế hóa các quy định về nâng cao năng
lực, và tổ chức một kênh nâng cao năng lực với các cơ quan đầu ngành khác. Bộ Kế hoạch và
Đầu tư chịu trách nhiệm đề xuất các phương pháp quy hoạch không gian và thu thập các
nguồn lực và ngân quỹ cho các hoạt động nâng cao năng lực. Bộ Nội Vụ đóng vai trò hỗ trợ, chỉ
định và thiết lập một cơ sở dữ liệu nhân sự để đào tạo về kỹ năng và đề bạt thăng chức. Uỷ
ban nhân dân các địa phương sẽ được giao nhiệm vụ lập các chiến lược nâng cao năng lực và
thúc đẩy cải cách về tổ chức và thể chế. Các trường đại học có thể tham gia vào quy trình đào
tạo và cập nhật chương trình ở tất cả các cấp. Như vậy các cơ quan đào tạo tư nhân có thể
được thuê để xây dựng các hoạt động dào tạo và cung ứng hỗ trợ kỹ thuật khi có yêu cầu. Các
hiệp hội chuyên môn (ví dụ như ACVN) cũng đóng vai trò tổ chức các hội thảo và diễn đàn để
trao đổi kinh nghiệm.
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
4


Trước khi thực hiện các kế hoạch Nâng cao năng lực, cần đánh giá một cách chi tiết các quy
trình thể chế. Cần tăng nhận thức về sự cần thiết của nâng cao năng lực và các cơ quan cần
được khuyến khích tham gia vào quá trình. Trung tâm của quá trình này là sự cần thiết phải
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan và xác định những cải thiện khả thi trong cấu trúc quản lý.
Dù lập luận như thế nào thì việc đánh giá cũng là không thể thiếu trong việc xác định mức độ
thành công của các khóa đào tạo và sự đóng góp của các cơ quan đối với những thay đổi có
thể đo lường đuợc trên thực tế.

6 hành động sau đây được đề xuất:

1. D báo

Đánh giá hiện trạng là điều đầu tiên phải làm khi chuẩn bị cho một chương trình phát triển năng
lực. Không chỉ cần phân tích bối cảnh đô thị hiện tại và còn phải phân tích các xu hướng trong

tương lai, đánh giá các năng lực hiện tại, các cơ cấu tổ chức và cấu trúc thể chế. Báo cáo này
là bước đầu tiên để tiếp tục thảo luận về hướng đi trong thời gian tới và thống nhất về sự cần
thiết của chiến lược.

2. Nhn thc

Các học viên cần biết tại sao quan điểm của họ, thói quen làm việc và các quy trình phải có sự
thay đổi. Bên cạnh đó, cần cải thiện sự hợp tác giữa các nhà tài trợ, các tổ chức chính phủ và
các đơn vị cung ứng đào tạo. Do đó, cần thiết lập một nhóm điều phối nâng cao năng lực.

3. Các cu trúc th ch

Môi trường thể chế cần được thay đổi như thế nào, bao gồm sự phối hợp giữa các bộ khác
nhau và việc rà soát lại hệ thống quy hoạch hiện tại. Bên cạnh đó, cần thiết kế và thực hiện một
đánh giá nhu cầu đào tạo.

4. C cu t chc

Học viên Đào tạo Cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị có thể trở thành một đơn vị quan trọng
trong việc thực hiện các hoạt động đào tạo, phối hợp với VIAP, học viện chính trị Hồ Chí Minh
và có thể là cả DSI (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Có thể thiết kế một chương trình tăng cường
năng lực cho các tổ chức này (đặc biệt là AMCC) trong lĩnh vực quản lý đô thị lồng ghép.

5. Thc hin, Giám sát và Đánh giá

Việc đánh giá đào tạo là rất quan trọng để đảm bảo rằng các cách tiếp cận mới thực sự có tác
động. Việc đánh giá có thể được thực hiện thông qua một chương trình hỗ trợ kỹ thuật (chương
trình JICA mới) hoặc bằng các kế hoạch hành động trong chương trình đào tạo. Các khóa đào
tạo cần hướng tới nhu cầu nhiều hơn và hướng tới thị trường. Thay cho việc các tổ chức tài trợ
cung cấp các khóa đào tạo, cần tập trung vào các cơ quan cung ứng đào tạo để đảm bảo rằng

các khóa đào tạo chất lượng được tổ chức mà các nhóm đối tượng có thể lựa chọn theo nhu
cầu.

6. Đánh giá và Tng kt

Trong khoảng 6-12 tháng, tác động của đào tạo có thể được đo lường. Việc tổng kết cũng có
thể được thực hiện bằng việc tổ chức các chương trình tái khởi động và tái thực hiện chương
trình một cách thường xuyên (ít nhất là hàng năm).

Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
5


Chương

1

 Do nhng vn đ v tăng trưng không bn vng đang
đe do các thành ph ca Vit Nam, các nhà qun lý đô
th đang đi mt vi nhng thách thc mi ngày càng
tăng lên mà h chưa đưc trang b nhng kin thc và k
năng đ gii quyt vào thi đim này.

 Các quy đnh gn đây liên quan đn đánh giá môi trưng
chin lưc đang đưc áp dng và th nghim đ chun
b cho vic thc hin trên din rng.

 Ti Vit Nam, có s phân tách gia các loi hình quy
hoch khác nhau - quy hoch kinh t xã hi, quy hoch
xây dng và quy hoch phát trin ngành – và đưc thc

hin bi các c quan có thm quyn khác nhau, là các
yu t hn ch đi vi quy hoch đô th lng ghép.

 Các h thng giáo dc và đào to v phát trin đô th cn
đáp ng nhu cu v qun lý đô th hin đi.




Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
6

1. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM



Các thành phố là động lực cho tăng trưởng kinh tế và những sự thay đổi. Do đó, điều quan
trọng là những thành phố này đuợc quản lý hợp lý. Việc những nhà quản lý đô thị thiếu năng
lực tại một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh trên thế giới sẽ cản trở sự phát triển
kinh tế bền vững. Quy hoạch và quản lý các khu vực đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực, với sự
chồng chéo lẫn nhau để đạt được chất lượng môi trường, hiệu quả dịch vụ và sự điều phối
thống nhất. Với mục đích của báo cáo này, chúng tôi nhận thấy rằng cả quản lý môi trường và
phát triển đô thị nhanh chóng ở Việt Nam có thể được gọi chung là Quản lý Đô thị.

1.1 CÁC CHÍNH SÁCH ĐÔ THỊ
Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh. Việt Nam
cũng đã chịu ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa như tắc nghẽn
giao thông, tai nạn, cung ứng các dịch vụ kém, ô nhiễm môi trường và môi trường sống bị
xuống cấp. Theo Bộ Xây dựng
3

, những vấn đề lớn của khu vực đô thị ở Việt Nam bao gồm:

1. Các thành phố thiếu một cơ sở kinh tế mạnh để làm động lực cho phát triển đô thị,
2. Sự mất cân bằng ngày càng lớn giữa dân số và phát triển kinh tế; di dân làm tăng
khoảng cách giữa các khu vực đô thị và nông thôn.
3. Lạm dụng đất nông nghiệp cho phát triển đô thị đe dọa an toàn lương thực.
4. Cơ sở hạ tầng đô thị còn thiếu và yếu kém để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn phát
triển đô thị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Suy thoái môi trường, ô nhiễm và tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt do đô thị hóa nhanh
và khai thác không hợp lý
6. Quy hoạch đô thị không theo kịp sự lan tỏa của đô thị. Các quy hoạch thiếu chi tiết và
các đầu vào chất lượng cao.
7. Quan tâm chưa đầy đủ đến kiến trúc đô thị và giá trị di sản văn hóa.
8. Thiếu các cơ chế huy động vốn đầu tư cho phát triển đô thị.
9. Các kỹ năng, kiến thức và nhận thức về quản lý đô thị của các chính quyền vùng và
địa phương còn hạn chế.
10. Các thủ tục hành chính rườm rà và tốn nhiều thời gian là rào cản đối với các động lực
phát triển.

Đối phó với những vấn đề trên, các chính sách về phát triển đô thị của chính phủ được trình
bày trong Định hướng Quy hoạch Tổng thể Phát triển Đô thị đến năm 2020 do BXD soạn thảo
(hướng tới năm 2025). Mục tiêu của Định hướng Quy hoạch là trang bị cho các khu vực đô thị
cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp và một môi trường lành mạnh để các đô thị có thể đóng góp
tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch để
đạt được các mục tiêu là công việc khó khăn. Theo một số chuyên gia được phỏng vấn, điều
này là do thiếu các kỹ năng quản lý đô thị để có thể giải quyết được các vấn đề liệt kê trong các
mục ở trên.

Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA)


Là một phần trong Luật Môi trường (được ban hành vào tháng 11 năm 2005), và Nghị định
80/2006/ND-CP (2006), Bộ TNMT đã ban hành Thông tư 08 vào tháng 9 năm 2006, đưa ra
những hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện Đánh giá Môi trường Chiến lược (SEA) và Đánh giá
Tác động Môi trường (EIA) và các quy định khác về môi trường.




3

Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến 2025. Hội thảo BXD 25 tháng 4 năm 2008
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
7

Việc áp dụng SEA là một quy trình bắt buộc trong việc lập, thẩm định và phê duyệt các dự án
phát triển. Trong khi việc lập một báo cáo SEA phải được thực hiện cho các quy hoạch xây
dựng và quy hoạch kinh tế xã hội, SEA thường không được lồng ghép vào quy trình này. Cả
Dự án Quản lý Môi trường Bền vững và Quản lý Đất đai (SEMLA) cũng như Hợp tác Phát triển
Việt Nam – Đan Mạch về Môi trường (DCE), Hợp phần Phát triển bền vững về môi trường tại
các khu vực đô thị nghèo (SDU), đều đang hỗ trợ Bộ Xây dựng và Bộ TNMT trong việc phát
triển cả hai công cụ này trong các quy trình quản lý.


Bộ TNMT đã ban hành một nghị định về SEA, và dự án SEMLA đang làm một thử nghiệm về
SEA ở một số khu vực. Hợp phần SDU đang soạn thảo các hướng dẫn SEA cho khu vực xây
dựng đô thị dựa trên khung SEA của Bộ TNMT. Các hướng dẫn SEA này có thể được chính
thức thông qua trong Bộ Xây dựng và có thể trở thành một phần của Luật Quy hoạch Đô thị
mới dự kiến được ban hành vào cuối năm nay.

Bộ TNMT và những nhà tài trợ khác nhau (GTZ, DANIDA, SIDA) hiện đang tài trợ cho Chương

trình Đào tạo cho các giảng viên các ngành khác nhau về SEA. Hợp phần SDU có thể lồng
ghép với chương trình này, nhưng vấn đề này chưa đuợc quyết định. Hợp phần SDU cuối cùng
sẽ thực hiện một khóa đào tạo về Hướng dẫn SEA cho các bên liên quan.

1.2 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Ở Việt Nam, quy hoạch là một quy trình từ trên xuống. Có ba loại hình quy hoạch liên quan đến
các khu vực đô thị. Tất cả các quy hoạch này bao gồm 3 giai đoạn: Chiến lược (15-20 năm),
quy hoạch tổng thể (10 năm), và kế hoạch (5 năm).
(i)
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội;
(ii)
quy hoạch xây dựng (còn được gọi là quy hoạch không gian); và

(iii)
quy hoạch phát triển ngành.


Quy hoạch Phát triển Kinh tế xã hội được lập bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan trực
thuộc ở cấp tỉnh và huyện và bao gồm các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và một định hướng
phát triển ngành. Quy hoạch (không gian) xây dựng, là trách nhiệm của BXD, mặt khác thể hiện
đề xuất về tổ chức không gian sử dụng đất và cơ sở hạ tầng cho một tỉnh, thành phố, huyện
hoặc một khu vực phát triển. Bộ Xây dựng và các Sở Kiến trúc Quy hoạch (Sở xây dựng ở
những nơi chưa có Sở Kiến trúc Quy hoạch) ở cấp tỉnh/thành phố là các tác nhân chủ chốt chịu
trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng và quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở, kiến trúc, phát
triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ công cộng có liên quan. Các quy hoạch phát triển
ngành được lập bởi các bộ tương ứng và các sở đối với mỗi ngành.

Trong khi quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giống như chiếc ô bao trùm lên các quy hoạch
khác, vẫn còn có những cuộc tranh luận về làm thế nào nó có thể lồng ghép một cách hiệu quả

và mang tính chất quyết định đối với các loại hình quy hoạch khác. Thương thì các quy hoạch
này được lập tách biệt với nhau, dẫn đến sự lẫn lộn và ở một mức độ nào đó; các quy hoạch có
sự chồng chéo về quản lý đất đai, quy hoạch hạ tầng, bảo vệ môi trường, quy hoạch kinh tế xã
hội và ngân sách.

1.3 QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
Quản lý đô thị lồng ghép hiện đại là tương đối mới mẻ với các khu vực đô thị ở Việt Nam. Điều
này một phần là do hệ thống hành chính, một phần là do thiếu nhân lực được đào tạo đầy đủ
như mô tả ở trên. Theo truyền thống, quy hoạch đô thị được coi là công việc đơn ngành và từ
trên xuống, được thực hiện bởi các ngành khác nhau và hầu như không có sự tham gia của
các nhóm khác, rất ít sự điều phối giữa các sở ban ngành và không quan tâm đến các vấn đề
kinh tế xã hội và môi trường. Trên thực tế, quản lý đô thị được hầu hết các tổ chức của chính
phủ hiểu như một tập hợp các thủ tục hành chính, thực thi các quy định và kiểm soát các hành
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
8

động. Điều này trái ngược với thực tế và cách tiếp cận được quốc tế công nhận theo đó, quy
hoạch đô thị là một công cụ đa ngành và linh hoạt để thúc đẩy phát triển đô thị.

Do cách tiếp cận truyền thống và nhận thức muộn về quản lý đô thị, các nhà quản lý đô thị của
Việt Nam không có đủ năng lực để quản lý đầy đủ sự tăng trưởng nhanh chóng của các trung
tâm đô thị tại Việt Nam. Nhiều người trong số họ không được đào tạo đúng chuyên ngành làm
việc. Nếu có, thì họ học về thiết kế đô thị, kiến trúc hoặc một cách tiếp cận quy hoạch đô thị
đơn ngành truyền thống.

Mặc dù đã có những thay đổi nhưng thay đổi về hành chính và tổ chức là tiên quyết để cải thiện
quản lý đô thị hiện đại và cần gắn liền với một lực lượng lao động có năng lực hơn và làm việc
hiệu quả hơn. Một câu hỏi quan trọng về nâng cao năng lực là liệu môi trường làm việc của
công chức đã sẵn sàng để tiếp nhận các cách tiếp cận mới hay chưa. Mặt khác, nâng cao năng
lực có thể dẫn đến sự thay đổi trong suy nghĩ và quan điểm về quy hoạch và quản lý đô thị.

Trong bất kỳ trường hợp nào, các nỗ lực nâng cao năng lực cần được thực hiện theo tháp đào
tạo mà trong đó, các nhà lãnh đạo đều nhận thức được về những thay đổi cần thiết và các lãnh
đạo có thể học hỏi (tóm tắt) về các nội dung như các nhân viên của họ đã học. Điều này sẽ
khiến cho học viên áp dụng các kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.
1.4 DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN NÂNG CAO NĂNG LỰC
Một số đối tác phát triển quốc tế gần đây đã đánh giá các nỗ lực nâng cao năng lực của họ và
từ các báo cáo của họ, có thể kết luận rằng phát triển năng lực là yếu tố hạn chế nhất trong sự
hỗ trợ của các nhà tài trợ.
4


Trong những năm vừa qua, cơ quan Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã trợ giúp Việt Nam
trong việc thử nghiệm một khóa đào tạo về Quản lý Môi trường và Phát triển đô thị cho các lãnh
đạo Thành phố và các nhà quy hoạch đô thị. Ba khóa đào tạo đã được tổ chức ở Đà Nẵng
(tháng 11 năm 2006), Hà Nội (Tháng 5 năm 2007) và Vũng Tàu (cho vùng TP.HCM vào tháng 6
năm 2007) cho các học viên từ các tỉnh lân cận. Các học viên đã tích cực đề xuất việc đào tạo
sâu hơn cho lãnh đạo các thành phố và các cán bộ đương nhiệm ở diện rộng hơn.

Viện nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã có sáng kiến thiết lập một diễn đàn thảo luận về
nâng cao năng lực quản lý môi trường đô thị ở Việt Nam. Thay mặt cho viện nghiên cứu của
Ngân hàng Thế giới, Urban Solutions đã phỏng vấn các đại diện từ những cơ quan nhà nước,
các nhà tài trợ, các cơ quan đào tạo và những nhà lãnh đạo thành phố (xem danh sách cụ thể
trong phụ lục I). Ngoài các cuộc phỏng vấn, một số các báo cáo Đánh giá Nhu cầu Đào tạo
(TNA) đã được rà soát. Những người đã tham gia vào việc lập các báo cáo này nhất trí rằng
chưa có báo cáo nào thể hiện nhu cầu thực sự trên toàn quốc về nâng cao năng lực phát triển
đô thị và vẫn cần phải thiết kế và thực hiện một Đánh giá Nhu cầu Đào tạo tổng hợp trong lĩnh
vực này.





4
Các tài liệu tham khảo bao gồm: Báo cáo của IED về Sử dụng Đào tạo nhằm Nâng cao năng lực cho Phát triển, 2008. OECD Mạng lưới
Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển Chính quyền Đô thị, Đối mặt với thách thức Nâng cao năng lực: bài học kinh nghiệm và các thực tiễn tốt (2005);
DANIDA, “Rà soát các khu vực, hỗ trợ chương trình và các hành động can thiệp của Đan Mạch” (2003); Báo cáo về Hiệu quả Phát triển của
UNDP n
ăm 2003 và Cải cách Hợp tác kỹ thuật cho Nghiên cứu Phát triển Năng lực (2001-2003). “Tăng cường năng lực khu vực công: Rà
soát lại các nghiên cứu” Ban Đánh giá Hoạt động, Ngân hàng Thế giới (2003); Williams và các cộng sựl. “Tầm nhìn cho Hợp tác kỹ thuật
trong tương lai trong Hệ thống Phát triển Quốc tế,” London: Oxford Policy Management (2003); SIDA, “Các phương pháp nâng cao năng
lực” (2002).

Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
9


Chương 2.


1. Đào to kt hp thưng khó khăn do s phân chia các đn v
trc thuc b và thiu s hp tác gia các c quan

2. Có 4 nhóm đi tưng chính trong đào to: Ch tch và Phó ch
tch, các Giám đc, các nhà qun lý và đi ngũ thư ký.

3. Các khóa đào to cn tp trung vào các cách tip cn qun lý
đô th sáng to và các k năng chung hn là các th tc và quy
đnh v hành chính.

4. Các ch đ chính là quy hoch chin lưc, qun lý đô th tng
hp, chin lưc phát trin đô th và quy hoch có s tham gia

ca các bên liên quan

5. Hin trng khác nhau ca các thành ph dn đn nhu cu v
mt lot các c quan đào to và các thit k khóa hc khác
nhau. Các khóa đào to cn đưc thit k hưng ti nhu cu và
th trưng.
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
10
2.
CẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO NHỮNG AI? KHÍA CẠNH CẦU?

Với tốc độ đô thị hóa 28% và sắp tới lên tới 33%, Việt Nam đã có 729 đô thị được phân thành 5
cấp và Hà Nội, TP. HCM (là hai đô thị đặc biệt). Mặc dù không có số liệu hoặc các cuộc điều tra
trước đây nhưng có thể thấy rõ trong suốt quá trình thảo luận là đô thị hóa nhanh và sự thiếu
hụt nguồn nhân lực đã dẫn đến một nhu cầu rất lớn về nâng cao năng lực ở các cấp.

Các cán bộ được phỏng vấn thống nhất rằng nâng cao năng lực chỉ hạn chế cho một nhóm
những nhà quy hoạch ở một cấp nhất định, có nguy cơ là kiến thức thu được sẽ chỉ có ích cho
nhóm đối tượng này. Phát triển đòi hỏi một cách tiếp cận đa ngành bao gồm nhiều bộ và sở
khác nhau. Những quyết định cuối cùng thường được thực đưa ra bởi các chính trị gia trong khi
công việc thực tế lại được thực hiện bởi đội ngũ các cán bộ kỹ thuật ở các tổ chức tại địa
phương. Do đó, cần phát triển năng lực ở mọi cấp và trong các ngành ở cả cấp quốc gia nhưng
chủ yếu tập trung vào cấp chính quyền địa phương. Ước tính về số lượng các công chức được
đào tạo ở cấp địa phương được trình bày trong bảng 1. Mặc dù có nhu cầu nâng cao năng lực
của khu vực tư nhân và cộng đồng, nhưng nhiệm vụ này sẽ tập trung vào đào tạo cho khối nhà
nước.

Bảng 1: Nhóm đối tượng tiềm năng ở chính quyền địa phương (cấp tỉnh và quận/huyện, trừ các
đô thị loại 5)


Các đô thị/ Loại Tỉnh Tỉnh Tỉnh Quận/
huyện
Quận/
huyện
Quận/
huyện
Tổng
(phó)
Chủ
tịch
Các
giám
đốc
Nhân
viên thư

(Phó)
Chủ tịch
Các nhà
quản lý
Nhân
viên thư


Hà Nội và TP HCM
(2)
12 38 12 114 228 152 556
Loại 1 (4) 12 76 12 117 234 78 529
Tổng loại đặc biệt và
loại 1

24 114 24 231 462 230 1085
Loại 2 (13) 39 78 39 156
Loại 3 (37) 74 222 74 370
Loại 4 (39) 78 117 78 273
Tổng loại 2-4 191 417 191 799
Tổng các đô thị (95) 24 114 24 422 879 421 1884
Các khóa học/hội
thảo
1 6 1 21 44 21 94

(1) TP HCM (24 quận), Hà Nội (14), Hải Phòng (15), Đà Nẵng (8), Thừa Thiên Huế (8), Cần Thơ (8)
(2)
Ước tính là các đô thị loại II đến IV bản thân đã là các quận/huyện và không chia nhỏ hơn nữa

Bên cạnh các vấn đề quản lý đô thị nói chung, các cán bộ được phỏng vấn cũng nhấn mạnh sự
cần thiết được hỗ trợ về các vấn đề kỹ thuật như chất thải, nước, giao thông. Tuy nhiên, những
vấn đề này chưa đuợc bao gồm trong đợt rà soát này vì nằm ngoài phạm vi nghiên cứu. Tại
thời điểm này, chưa có nhiều mối quan tâm về các vấn đề như quản lý tài chính và tài chính đô
thị mặc dù dường như cũng có nhu cầu đào tạo trong các lĩnh vực này. Ngoại trừ đào tạo
thường xuyên về các quy định của chính phủ (do cơ quan đào tạo của Bộ Tài chính cung ứng)
báo cáo này không đề cập đến bất kỳ nỗ lực đặc biệt nào về nâng cao năng lực trong lĩnh vực
đô thị hoặc tài chính đô thị.

Về lĩnh vực quản lý đô thị, đa số thống nhất rằng các nhóm đối
tượng (2.1-2.4) không hiểu hoặc hiểu rất ít về những nội dung trong bảng 2 và do đó, cần tập
trung vào các nội dung này.


Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
11


Bảng 2. Các nội dung Đào tạo
Các nội
dung
1. Có một nhu cầu bức thiết đối với đào tạo về quy hoch chin lưc, không chỉ trong
ngắn hạn và còn trong giải đoạn 15 năm hoặc lâu hơn nữa.
2. Lồng ghép các nội dung kinh tế, xã hội và môi trường trong quản lý đô th lng
ghép, đa lĩnh vực và đa ngành.
3. Chin lưc Phát trin Đô th trong nhiều trường hợp được đánh giá là một công cụ
hữu ích cho các đô thị. Công cụ này đã được một số nhà tài trợ thử nghiệm (bao
gồm Ngân hàng Thế giới) ở Việt Nam với sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Khu vực nhà nước cần áp dụng cách tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan,
cần thiết phải nâng cao năng lực và đối thoại về những vấn đề như hp tác vi khu
vc tư nhân và cng đng trong lĩnh vc quy hoch và qun lý đô th.

2.1 HỆ THỐNG TÍN CHỈ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Các cán bộ khu vực nhà nước được đào tạo thường xuyên theo chu trình nâng cao chuyên
môn tại Học Viện Hành chính quốc gia (NAPA) ở cấp trung ương đối với các cán bộ cao cấp và
các cơ quan địa phương đối với những cán bộ mới bắt đầu làm việc hoặc trung cấp. Quy trình
này là bắt buộc để có thể được thăng chức và tăng lương. Tuy nhiên, chương trình đào tạo tập
trung vào giới thiệu các thủ tục hành chính công và các quy định mà không trang bị cho các cán
bộ những phương pháp, kỹ năng và các công cụ ứng dụng trong quản lý hiện đại và có rất ít
những sự liên hệ đối với quản lý đô thị. Những kết quả tương tự cũng được xác định tại các
đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường và các bộ liên quan. Buổi
thảo luận với Bộ Nội Vụ không để lại ấn tượng rằng hệ thống chứng chỉ và một phần của hệ
thống để được thăng chức sẽ được áp dụng trong thời gian tới.

Chất lượng đào tạo là một vấn đề khác cần quan tâm. Nâng cao năng lực ở Việt Nam vẫn
mang tính truyền thống, tập trung vào việc cung cấp thông tin qua các bài giảng hoặc phổ biến
tài liệu. Quá trình đào tạo này chủ yếu được thúc đẩy bởi một nhu cầu quá lớn, dẫn đến việc

tập trung vào số lượng hơn là chất lượng. Một báo cáo gần đây (2008) của Nhóm chuyên gia
độc lập thuộc Ngân hang Thế giới về Sử dụng Đào tạo nhằm Nâng cao năng lực cho Phát triển,
một Đánh giá về các Đào tạo theo Dự án của Ngân hang Thế giới và Viện Nghiên cứu thuộc
Ngân hàng Thế giới cho rằng hầu hết các đào tạo mà Ngân hàng tài trợ đều dẫn đến kết quả là
việc tự học của mỗi học viên, nhưng cải thiện năng lực của các cơ quan đối tác và các tổ chức
nhằm đạt được các mục tiêu phát triển trong khoảng một nửa số thời gian.
2.2 CẤP QUỐC GIA
Theo một cuộc điều tra gần đây, chỉ 15% các nhà quản lý đô thị của chính phủ được đào tạo tại
các trường đại học hoặc các trường đào tạo có chuyên môn liên quan đến đô thị như quy
hoạch đô thị, xây dựng, quản lý đất đai và tài chính đô thị
5
. Chính phủ nhận thức được những
vấn đề này và Pháp lệnh số 9 của Thủ tướng ban hành vào ngày 28 tháng 2 năm 2008 quy
định rằng các bộ (BXD, Bộ Nội vụ) và các thành phố trực thuộc trung ương (tỉnh) và thậm chí
khu vực tư nhân cũng cần tập trung vào nâng cao năng lực cho các cán bộ làm việc trong lĩnh
vực quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.

Theo Nghị định (số 17) được phê duyệt gần đây, Bộ Xây dựng sẽ nhận nhiều trách nhiệm hơn
về Phát triển đô thị. Tuy vậy, chính phủ Việt Nam đang tách biệt giữa xây dựng đô thị/quy
hoạch không gian (Bộ Xây dựng) và quy hoạch kinh tế xã hội (Bộ Kế hoạch Đầu tư). Các nỗ lực

5
GS. Nguyễn Hữu Dũng (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) – Bài trình bày về nguồn nhân lực quản lý đô thị nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững – Hội thảo của BXD ngày 22 tháng 4 năml 2008
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
12
nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý đô thị do đó chưa được tập trung, khiến cho những
nhiệm vụ về nâng cao năng lực trong tương lai ngày càng phức tạp.

Cục Phát triển Đô thị mới được thành lập. Khi Cục đi vào hoạt động với tất cả những chức

năng của mình, các nhân viên của Cục cần phải được đào tạo sâu trong lĩnh vực quản lý đô thị
lồng ghép hiện đại để đảm bảo rằng tất cả các chuyên gia đều “nói một ngôn ngữ chung” (phối
hợp ăn ý) và được chuẩn bị cho vai trò trong tương lai là tư vấn về chính sách cho chính phủ.
Đào tạo này cần được kết hợp với việc phát triển một kế hoạch chiến lược cho Cục, xác định
vai trò của Cục trong tương lai. Cùng với các cán bộ của Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và
Nông thôn
6
, các chuyên gia đô thị này cần tham gia một khóa Đào tạo cho các giảng viên nhằm
phổ biến thông tin rộng rãi hơn đến các chính quyền địa phương.

Các nhân viên khác trong Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm công việc liên quan đến
phát triển đô thị có thể cần được đào tạo trong lĩnh vực quản lý đô thị lồng ghép hiện đại (bao
gồm các vấn đề kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường). Điều này cho phép các chuyên gia đô
thị chuyển từ các chuyên gia quy hoạch đô thị đơn ngành thành những nhà quản lý đô thị hiện
đại hơn. Nhóm này sẽ lựa chọn các khóa đào tạo (xem chương 4) dựa trên nhu cầu của họ.

Cuối cùng, có một nhóm những nhân viên của Bộ (chủ yếu là các bộ liên quan như Bộ Kế
hoạch và đầu tư, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Lao
động và Thương binh xã hội và Bộ Giao thông Vận tải), những người không trực tiếp hoặc
thường xuyên làm công việc liên quan đến phát triển đô thị nhưng có lợi ích lớn từ việc đào tạo
trong lĩnh vực quản lý đô thị lồng ghép.

Đào tạo cho các cá nhân ở cấp quốc gia không chỉ cần tập trung chủ yếu vào việc giới thiệu
những thay đổi trong quan điểm làm việc, tư duy, và những kỹ năng phi kỹ thuật khác mà còn là
những cách tiếp cận mới và sáng tạo về quản lý đô thị.

Bảng 3. Nhóm đối tượng cấp quốc gia và các nhu cầu đào tạo
Nhóm đối tượng Số lượng ước tính Các nhu cầu Khóa đào tạo
Nhân viên Cục Phát triển Đô
thị và một số nhân viên của

VIAP
• 20-25 • Đào tạo cấp tốc về
quản lý đô thị lồng
ghép
• Đào tạo cho giảng
viên
Một số khóa đào tạo 3-
5 ngày
Nhân viên BXD, BKHĐT
• 50 • Khóa đào tạo về
quản lý đô thị
Khóa đào tạo 3-5 ngày
Các nhân viên khác của bộ
• 100 • Giới thiệu về quản
lý đô thị
Giới thiệu 1 ngày

2.3
CẤP TỈNH
Hiện nay ở Việt Nam, Chính phủ chưa thiết lập chính sách Nâng cao năng lực dựa trên nhu cầu
ở các cấp trong khu vực dịch vụ công. Những nỗ lực của Dự án Quản lý Môi trường và Quản lý
Đất đai bền vững (SEMLA) nhằm lồng ghép các hoạt động nâng cao năng lực vào trong các kế
hoạch phát triển nguồn nhân lực của các sở về môi trường cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi
trường). Mặc dù tập trung rất nhiều vào Sở Tài nguyên và Môi trường, cần tìm kiếm nhiều hơn
khả năng phát triển những chiến lược nguồn nhân lực của tỉnh thể hiện các nhu cầu và nguồn
lực phục vụ nâng cao năng lực trong mọi lĩnh vực (bao gồm phát triển đô thị).


6
VIAP trước đây là NIURP và mới thay đổi tên

Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
13
Theo dữ liệu điều tra của ACVN vào năm 2006
7
, tại 49 thành phố và tỉnh, có thể thấy rõ rằng
chỉ một thành phố/tỉnh có đủ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu về quản lý đô thị. 48 tỉnh/thành
phố còn lại thiếu nguồn lực, trong số đó 18 tỉnh/thành phố thiếu nguồn nhân lực trầm trọng.
Trong các cuộc thảo luận với các bên liên quan, bốn nhóm sau đây đã được xác định ở cấp
tỉnh là có nhu cầu bức thiết nhất về nâng cao năng lực:

1. Những nhà lãnh đạo và những nhà ra quyết định (chủ tịch và phó chủ tịch)
2. Các giám đốc (và phó giám đốc) các sở ở cấp tỉnh
3. Trưởng (phó) các phòng ban cấp tỉnh
4. Đội ngũ thư ký của các nhà lãnh đạo ở mỗi tỉnh/huyện

2.3.1 Các nhà lãnh đạo và những người ra quyết định (chủ tịch và phó chủ tịch)

Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND hàu hết có các chuyên môn khác nhau. Họ là những chính trị
gia và thư

ng không hiểu nhiều về cơ chế hoạt động của các thành phố hiện đại. Hầu như họ
không biết về những vấn đề quan trọng tại các thành phố lớn khác như sự tham gia trong quy
hoạh, quy hoạch lồng ghép, quản lý môi trường, quy hoạch chiến lược và các chiến lược phát
triển đô thị.

Họ cần được cập nhật thông tin và nhận thức được về quá trình phát triển thông qua các
phương tiện như các hội nghị, hội thảo ngắn
8
. Do các nhà lãnh đạo ở Việt Nam thường có lịch
làm việc rất kín, nên chất lượng, việc tổ chức thực hiện và giấy mời các hội thảo này là rất quan

trọng. Chỉ khi hội thảo ở cấp cao nhất được thực hiện, những nhà lãnh đạo mới đến, tốt nhất là
hội thảo do cấp cao nhất mời tham dự (Thủ tướng Chính phủ hay Bộ trưởng), được thực hiện
với những cơ quan đào tạo hàng đầu (nếu có các giảng viên quốc tế thì càng tốt). Một phương
án nữa là tổ chức các cuộc tham quan du lịch nước ngoài và bao gồm một hội thảo đào tạo kéo
dài từ 1-2 ngày.

Nên tổ chức hội nghị ng
ắn (
trong khoảng từ 1-2 ngày) cho đối tượng này về những kiến thức
chung về quá trình hoạt động của các thành phố và làm thế nào để quản lý các thành phố theo
cách bền vững. Những hội nghị này cần tập trung vào việc trao đổi kinh nghiệm và giới thiệu
những cách tiếp cận và các quan điểm mới. Việc xây dựng các nghiên cứu điểm làm cơ sở
thảo luận sẽ rất hữu ích.
2.3.2 Các giám đốc (phó giám đốc) các sở trực thuộc tỉnh

Nhóm đối tượng thứ hai cần được nâng cao năng lực là các giám đốc sở như Sở Kiến trúc Quy
hoạch, Sở XD, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở TNMT, Sở GTCC, Sở NN&PTNT. Nhóm này
thường có chuyên môn sâu hơn về phát triển đô thị hơn các lãnh đạo các tỉnh/thành nhưng
kiến thức của họ thường mang đậm tính chất đơn ngành và theo cách tiếp cận truyền thống từ
trên xuống, không phù hợp với sự phát triển nhanh chóng ở cấp thành phố. Nhóm này cần
nhận thức được về những sự phát triển mới nhất và cũng hiểu nhiều hơn về công việc mà các
nhân viên của họ thực hiện (những nguời cũng được đào tạo về các nội dung tương tự (xem ở
phần tiếp theo).

Các hoạt động đào tạo cho nhóm cán bộ này cần phải rất cụ thể và được kết
hợp với các kỹ năng và công cụ thích hợp.
2.3.3 Trưởng (Phó) các phòng ở cấp tỉnh




7
Phỏng vấn TS. Nguyễn Lân, Tổng Thư ký Hiệp hội các Đô thị Việt Nam và TS. Nguyễn Tố Lăng, Trưởng khoa Quản lý Đô thị - Đại học
Ki
ến trúc Hà Nội, trên trang web http.Viet Namnet.vn vào ngày 20 tháng 3 năm 2008.
8
Trong trường hợp này, thuật ngữ là rất quan trọng, đặc biệt khi dịch ra tiếng Việt Về nguyên tắc, cán bộ cấp càng cao, họ càng
không muốn tham dự khóa đào tạo. Trong trường hợp đó, một hội thảo là phù hợp hơn.
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
14
Qua các cuộc thảo luận, có thể thấy rõ rằng nhóm này là nhóm có kiến thức cập nhật nhất và
sâu sắc nhất về quy hoạch đô thị lồng ghép hiện đại. Tuy nhiên, có cơ hội để cập nhật những
cách tiếp cận mới và sáng tạo trong một khóa bồi dưỡng cho cả nhóm.
H
ơn n
ữa,
một số người
trong bọn h

ọ có thể cảm thấy rằng họ cần nhiều kiến thức sâu hơn về quản lý đô thị lồng ghép
hoặc họ cần kiến thức về một trong các vấn đề chuyên sâu hơn về kỹ thuật như quản lý nước
thải, quản lý giao thông… Khóa bồi dưỡng tập trung chủ yếu vào việc trao đổi kinh nghiệm giữa
các thành viên trong nhóm và đưa ra những ví dụ trên thế giới. Lý tưởng nhất là khóa bồi
dưỡng này có thể được kết hợp với việc đào tạo thực tế trong công việc.

Đối với những người cảm thấy rằng họ cần kiến thức sâu hơn về quản lý đô thị lồng ghép, họ
có thể tham gia vào các khóa đào tạo với các đồng nghiệp của họ ở cấp quận. Ở cấp này, một
khóa đào tạo mang tính thực tế và thực hành sẽ được xây dựng.

2.3.4 Các nhân viên thư ký của lãnh đạo
Một nhóm thứ ba đang làm việc dưới quyền của chủ tịch và các phó chủ tịch là những trợ lý

hoặc các chuyên gia với những chuyên môn khác nhau như kinh tế và tài chính, xây dựng và
quy hoạch, xã hội và văn hóa. Các tờ trình và đề xuất được các sở ban ngành nộp thường
được nhóm này thông qua trước khi được đưa tới chủ tịch hoặc phó chủ tịch để đưa ra quyết
định cuối cùng. Các sở thường xuyên phàn nàn về các thủ thục kéo dài, những sự hiểu lầm và
những sự can thiệp của các nhóm này vào lĩnh vực chuyên môn của họ. Do đó, đào tạo cho
các trợ lý này là rất quan trọng để các sở và các trợ lý có thể hiễu và hỗ trợ lẫn nhau.

Nhóm này nên tham gia cùng nhóm trên trong các khóa bồi dưỡng. Không chỉ các nội dung đào
tạo giống nhau mà sẽ rất tốt nếu cả hai nhóm có thể nói và hiểu ngôn ngữ của nhau một cách
tốt hơn.
Bảng 4. Nhóm đối tượng cấp Tỉnh và các Nhu cầu Đào tạo
Nhóm đối tượng Số lượng ước tính Các nhu cầu Khóa đào tạo
Các nhà lãnh đạo
thành phố
• 24 • Các thành phố hoạt động như
thế nào
Khóa đào tạo và hội thảo
1-2 ngày
Giám đốc các sở
• 114 • Những cách tiếp cận mới trong
quản lý đô thị
Khóa đào tạo và hội thảo
3-5 ngày
Các trưởng phòng
và các nhân viên thư

• 24 • Quản lý đô thị lồng ghép
• Trao đổi kinh nghiệm và các
trường hợp nghiên cứu (quốc
tế)

• Các chiến lược phát triển thành
phố
Các khóa đào tạo ngắn,
nghiên cứu điểm hỗ trợ
công việc thực tế (CDS)
2.4
CẤP QUẬN/HUYỆN
Mỗi tỉnh được chia thành các quận và thông thường (đặc biệt là ở các thành phố nhỏ hơn), các
ranh giới của quận là các ranh giới của thành phố và hành chính quận là hành chính thành phố.
Uỷ ban nhân dân cấp quận và phường (cấp dưới quận) là các cấp hành chính hàng ngày giải
quyết các vấn đề về đô thị trong lãnh thổ. Để phát triện đô thị, thường có hai phòng được thiết
lập, một phòng chịu trách nhiệm về xây dựng và phát triển đô thị và phòng khác chịu trách
nhiệm về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tại các thành phố/tỉnh nhỏ hơn, các phòng này
có thể được kết hợp làm một. Một số ban quản lý và giám sát các hoạt động đô thị được thiết
lập tại mỗi uỷ ban nhân dân phường. Nói chung, năng lực ở cấp quận rất yếu kém. Các nhóm
sau hoạt động ở cấp quận:

1. Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND quận
2. Trưởng các phòng ban
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
15
3. Nhân viên thư ký tại văn phòng của Chủ tịch
4. Các nhân viên liên quan ở cấp phường/xã

Nâng cao năng lực cho các nhóm 1-3 có thể tương tự như nâng cao năng lực các nhóm này ở
cấp tỉnh. Tuy nhiên, ở cấp phường/xã, gần như không có các nhà quy hoạch đô thị và năng lực
của nhân viên rất hạn chế. Hiện tại, các cán bộ này không nên là ưu tiên chính.


Bảng 5. Nhóm đối tượng cấp quận/huyện và các nhu cầu đào tạo

Nhóm đối tượng Số lượng dự kiến Các nhu cầu Khóa đào tạo
Lãnh đạo thành phố (chủ
tịch và phó chủ tịch) ở cấp
quận/huyện
• 422 (231 cho các đô
thị loại 1 và Hà Nội
/TP.HCM và 191cho
các đô thị loại 2 - 4)
• Các thành phố hoạt
động như thế nào
Khóa đào tạo và các
hội thảo kéo dài 1-2
ngày
Trưởng các phòng ban và
nhân viên thư ký
• 879 (462 cho các
đô thị loại 1 +) và
417 cho các đô thị
loại 2-4)
• Quản lý đô thị tổng
hợp
• Trao đổi kinh nghiệm
và các nghiên cứu
điểm quốc tế
• Chiến lược phát triển
đô thị
Một số khóa đào tạo
ngắn, xây dựng
nghiên cứu điểm hỗ
trợ thực hành

Nhân viên ở cấp phường
• 421 (230 cho các đô
thị loại 1 + và 191
cho các đô thị loại 2-
4)
• Quản lý đô thị tổng
hợp
• Trao đổi kinh nghiệm
và các nghiên cứu
điểm quốc tế
• Chiến lược phát triển
đô thị
Một số khóa đào tạo
ngắn, xây dựng
nghiên cứu điểm hỗ
trợ thực hành (CDS)
2.5
ĐIỀU PHỐI
Mặc dù đào tạo cho các nhóm đối tượng có thể khác nhau về thời gian, nội dung cụ thể và
những cơ quan cung ứng đào tạo, chủ đề đào tạo có thể giống nhau. Điều này có thể tạo ra
một hệ thống đào tạo từ trên xuống để đảm bảo rằng tất cả các cấp trong một tổ chức, ngành
hoặc chính phủ sẽ hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan. Điều này sẽ giảm tối đa nguy cơ
các chuyên gi nộp các bản quy hoạch hoặc giới thiệu các ý tưởng mà cấp trên của họ không
hiểu.

Điều phối các nỗ lực về nâng cao năng lực là rất quan trọng. Giống như những quốc gia châu Á
khác, Việt Nam có nguy cơ đào tạo không hiệu quả cho các chính quyền địa phương do chỉ có
một số nhóm đối tượng nhất định được đào tạo nhiều lần về những nội dung do các cơ quan
bên ngoài xác định. Ở Việt Nam, các nhà tài trợ đã thể hiện sự cần thiết phải điều phối những
nỗ lực nâng cao năng lực và một cơ sở dữ liệu về những cơ quan nào cần tham gia vào các

hoạt động đào tạo nào.

Do quan điểm đơn ngành ngành về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, cần nỗ lực tổ chức các khóa
đào tạo mang tính đa ngành càng nhiều càng tốt. Cả ở cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh, các học viên
cần đến từ các bộ, sở ban ngành khác nhau và trao đổi kinh nghiệm để hiểu rõ hơn về những
vấn đề trong các ngành khác và thúc đẩy làm việc theo mạng lưới.

Quan hệ hợp tác bên trong Bộ Xây dựng có thể được thiết lập giữa Cục Phát triển Đô thị mới
thành lập, VIAP and AMCC. Hợp tác giữa các bộ dường như phức tạp hơn. Các tổ chức tài trợ
có thể giúp bằng cách tổ chức các diễn đàn thường xuyên và/hoặc các hội nghị nửa năm/lần
mà tại đó, các nhà tài trợ, các cơ quan cung ứng đào tạo, các tổ chức chính phủ có thể gặp và
thảo luận về tiến độ, hoạt động và các nỗ lực. Việc chủ trì các hội thảo có thể là luân phiên giữa
các tổ chức.
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
16

2.6
HƯỚNG TỚI CÁCH TIẾP CẬN THEO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
Năng lực của mỗi chính quyền đô thị là khác nhau cũng như năng lực của mỗi cán bộ. Có thể
có trường hợp giám đốc sở ban ngành có ít kiến thức và hiểu biết về phát triển đô thị hơn là
các nhân viên của họ. Cũng có trường hợp các đồng nghiệp làm cùng trong một sở ban ngành
có chuyên môn và kinh nghiệm rất khác nhau. Hơn thế nữa, chúng tôi quan sát thấy sự khác
biệt về năng lực giữa các đô thị khác nhau, mặc dù các đô thị này có thể thuộc cùng một loại: ví
dụ như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hoặc giữa Hải Phòng và Cần Thơ.

Trong khi đó, các nhà tài trợ lại có xu hướng tổ chức các khóa đào tạo miễn phí về các chủ đề
mà họ nghĩ rằng các cơ quan trực thuộc các bộ và chính quyền địa phương cần trang bị kiến
thưc thêm. Điều này thường đuợc chấp nhận một cách dễ dàng (không ai từ chối một “bữa ăn
miễn phí”). Nhu cầu thực sự do đó rất khó xác định được.


Do vậy, chúng tôi cho rằng các giải pháp nâng cao năng lực không đơn giản là tổ chức các
khóa đào tạo chung chung cho tất cả các chính quyền địa phương, ngay cả khi có sự phân biệt
giữa các cấp đô thị khác nhau. Thay cho việc tiếp cận hướng tới mặt cung thì tốt hơn là tiếp
cận hướng tới mặt cầu.

Điều này có nghĩa là, thay cho việc tổ chức các khóa đào tạo miễn phí cho các bộ ngành và
chính quyền địa phương và đề nghị họ tham gia, cần khuyến khích và hỗ trợ các cơ quan cung
ứng đào tạo phát triển các khóa về Quản lý Đô thị (tương tự như các khóa đào tạo được đề
xuất trong chương 4, khóa 0-5) và đề nghị các cán bộ chính quyền địa phương lựa chọn tham
gia vào 1 (hoặc nhiều hơn) các khóa đào tạo do các cơ quan cung ứng đào tạo khác nhau thực
hiện.

Bên cạnh đó, các bộ và chính quyền địa phương cần đánh giá các nhu cầu đào tạo nội bộ và
lập Chiến lược Nâng cao Năng lực như một phần của các chiến lược phát triển nguồn nhân
lực. Các nhà tài trợ cần hỗ trợ trong việc lập các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trong đó
thể hiện rõ nhu cầu của địa phương và cho thấy liệu chính quyền địa phương cần các lớp đào
tạo, các đợt tập huấn theo yêu cầu hay đào tạo tại nơi làm việc.

Điều này có nghĩa là các nhà tài trợ và chính phủ không chỉ phải hỗ trợ cho các cơ quan đào
tạo để xây dựng các khóa đào tạo có liên quan và có chất lượng cao mà còn cần hỗ trợ trong
việc thiết lập và chu cấp tài chính cho nhu cầu đào tạo (thông qua một hệ thống các chiến lược
phát triển nguồn nhân lực dựa trên hoạt động ở cấp địa phương như dự án SEMLA đã thực
hiện)
9
.

Ý tưởng này đã được thảo luận với các nhà tài trợ, chính phủ và chính quyền địa phương và
thu được nhiều phản hồi khác nhau. Một số người cho rằng đây là một ý tưởng rất hay nhưng
những người khác cho rằng các chính quyền địa phương ở Việt Nam chưa sẵn sàng đóng vai
trò chủ động như vậy.


9
Dự án SEMLA đang hỗ trợ các sơ ban ngành về môi trường ở cấp tỉnh nhằm xây dựng một chiến lược nguồn nhân lực dựa trên hoạt
động, bao gồm một kế hoạch đào tạo và buộc các chính quyền địa phương xem xét hoạt động của các cán bộ và đề bạt thăng chức dựa
trên công việc.
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
17
Chưng 3

 Hiu qu hn trong giai đon đô th hóa hin đi, các nhà qun lý đô
th cn m rng kin thc và áp dng các cách tip cn mi đi vi
quy hoch phát trin. Do đó, đào to cn tp trung vào các vn đ qun
lý đô th tng hp.

 Các t chc đào to nhà nưc và tư nhân cn, thông qua hp tác, thit
k các khóa đào to đ đáp ng nhu cu th trưng

 Các khóa đào to cn đưc thit k cn thn, thc t và trn gói vi
các hot đng đánh giá.

 Các trưng đi hc  Vit nam đang bt đu đào to th h mi các
nhà qun lý đô th thông qua các chưng trình mi v đô th

 Hc vin Đào to Cán b Qun lý Xây dng và Đô th (AMCC) và Vin
Kin trúc, Quy hoch Đô th và Nông thôn (VIAP) là hai co quan có tim
năng cung ng và h tr thc hin các khóa đào to.

 Hip hi Đô th Vit Nam (ACVN) có kin thc và h tr đ có th tr
thành mt đn v đào to hiu qu, nu hip hi mun t chc thêm
các khóa đào to





Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
18

3. CUNG ỨNG HIỆN TẠI VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở VIỆT NAM
3.1 MẶT CUNG VÀ QUYỀN SỞ HỮU
“Đào tạo do Viện nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WBI) thực hiện chưa đáp ứng được đầy
đủ các nhu cầu của đối tác, và chưa hoàn toàn nằm trong các chiến lược lớn hơn về nâng cao
năng lực để có thể tác động đáng kế đến năng lực phát triển. Nếu như WBI cần phải đóng vai
trò nâng cao năng lực (theo như chức năng của cơ quan này), thì các quá trình đào tạo cần
được thiết kế lại một cách kỹ càng”
10
.

Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của các chương trình phát triển năng lực
là quyền sở hữu của địa phương. Quyền sở hữu của địa phương được tăng cường nếu
chương trình hướng tới nhu cầu. Trong báo cáo về Khuyến khích Nâng cao năng lực ở các
quốc gia đang phát triển, Nair (2003) đã cho rằng có một sự nhất trí cao rằng nâng cao năng
lực tại các quốc gia đang phát triển cần chuyển từ xu hướng trọng cung, được định hướng bởi
các nhà tài trợ sang cách tiếp cận hướng tới nhu cầu. (xem hình 2). Điều này thực sự cũng
được hỗ trợ bởi báo cáo của IEG về Đào tạo của WB và WB I.

Hình 2: Nâng cao năng lực tại các quốc gia đang phát triển.
11


Quản lý đô thị bền vững cần cân bằng giữa các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Trong

các thành phố của Việt Nam, có một áp lực phát triển lớn do phát triển kinh tế rất nhanh và cân
bằng giữa các khía cạnh này là một nhiệm vụ phức tạp. Ba khía cạnh này rất khác nhau nhưng
lồng ghép các trọng tâm cần có một cách tiếp cận đa ngành đối với nâng cao năng lực.

Nói chung, lĩnh vực chuyên môn của các nhà quản lý đô thị đã thay đổi đáng kể; hiện nay, thật
khó để phân biệt rõ ràng giữa những người làm trong lĩnh vực quy hoạch môi trường và quy
hoạch phát triển, một nhà quy hoạch không thể không biết gì về các vấn đề phát triển bất động
sản. Các chương trình Nâng cao năng lực cần đối phó được với những thay đổi này và nhằm
tạo điều kiện cho những người có chuyên môn khác nhau làm việc cùng nhau hơn là để họ làm
việc tại các sở ban ngành riêng biệt.




10
Sử dụng Đào tạo nhằm Nâng cao năng lực cho Phát triển, một đánh giá về Đào tạo theo dự án của WB và WBI, IEG, Washington 2008.
11 Govindan G. Nair, Nâng cao n
ăng lực ở các nước đang phát triển, Từ Đồng thuận đến Thực tiễn, Viện Nghiên cứu của World Bank,
tháng 11 năm 2003

Năng lực thể chế
CAO
THẤP
Chiến lược
thống nhất giữa
nhà tài trợ và
chính phủ
Chiến lược
của chính phủ
Chiến lược của

nhà tài trợ
Chiến lược thống
nhất giữa nhà tài trợ
và chính ph


Cam kết của chính
phủ/chính quyền
đô thị
CAO
THẤP
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
19
Vấn đề chính trong quản lý đô thị ở Việt Nam không chỉ là vấn đề thiếu kiến thức kỹ thuật mà
còn là quan điểm truyền thống và không còn hợp thời về quy hoạch. Cách tiếp cận chung đối
với quản lý đô thị vẫn theo chu trình từ trên xuống và mang tính đơn ngành. Điều này không chỉ
thể hiện ở các cấp thấp nhất của chính phủ (tỉnh, huyện hoặc xã) mà còn ở cấp quốc gia. Do
đó, điều quan trọng là tập trung nâng cao năng lực trong tương lai ở mọi cấp.

Ở Việt Nam, hiện tại có nhiều nỗ lực trong lĩnh vực quản lý đô thị. Một số nỗ lực chỉ thuần tuý
trong lĩnh vực đào tạo, những nỗ lực khác liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật nhiều hơn và một số nỗ
lực là kết hợp của cả hai. Dựa trên những cuộc thảo luận và rà soát các báo cáo trước đây,
bốn loại hình nâng cao năng lực liên quan đến phát triển đô thị đã được xác định. Một danh
sách chi tiết hơn về dự án, các chủ đề, các nhóm đối tượng và các nhà tài trợ được liệt kê ở
Phụ lục 3.

Bảng 6. Các sáng kiến có liên quan nhiều nhất hiện đang được thực hiện
Cấp Nội dung Nhóm đối tượng Nhà tài trợ
1. Nâng cao năng
lực về các vấn đề

kỹ thuật
Quy hoạch đô thị, giao thông, nước
thải, chất thải, không khí…
Nhân viên của các sở
ban ngành tại địa
phương, các ban quản lý
dự án, các xã, các nhà
cung ứng dịch vụ và
doanh nghiệp
WB, GTZ, ADB,
JICA
2. Nâng cao năng
lực về quy hoạch
và quản lý môi
trường
Đánh giá môi trường, ô nhiễm, sử
dụng đất
Các nhân viên của Bộ
TNMT, các bộ liên quan
và các Sở TNMT
EC, CIDA,
SIDA, SDC,
DANIDA , WBI
3. Nâng cao năng
lực về quản lý đô
thị
Quy hoạch chiến lược, quản lý đô thị
lồng ghép, chiến lược phát triển đô
thị, hợp tác giữa nhà nước và tư nhân
và sự tham gia của cộng đồng

Các nhân viên BXD,
BKHĐT, BTNMT, các bộ
liên quan, các UBND và
các tổ chức cộng đồng
DANIDA, EC,
UNDP, WB
4. Các dự án trong
nước liên quan
đến Nâng cao
năng lực
Quản lý dự án, giám sát và đánh giá,
đánh giá nâng cao năng lực, các thủ
tục mua bán,…
Nhân viên các Sở ban
ngành tại địa phương,
các Ban quản lý dự án,
các quỹ đầu tư, các nhà
cung ứng dịch vụ và các
doanh nghiệp
WB, ADB, KfW,
AFD
Mặc dù một số các nhà tài trợ hợp tác chặt chẽ với nhau, vẫn có sự chồng chéo nhất định (về
nội dung) và sự trùng lặp (về đối tượng đào tạo). Thường thì các nội dung và đối tượng đào tạo
phụ thuộc rất nhiều vào cơ quan cung ứng đào tạo. Điều này không chỉ bởi vì các nhà tài trợ và
các cơ quan cung ứng đào tạo thúc đẩy chương trình riêng của họ mà còn vì chính quyền chưa
xác định rõ nhu cầu.
Trong nhiều trường hợp, các khóa đào tạo có tài trợ được thiết kế (hình thức, nội dung và
nhóm đối tượng) từ cấp trên. Các nhóm đối tượng đào tạo cảm thấy không thể từ chối các khóa
đào tạo miễn phí và bên cạnh đó, cũng có rất ít những lựa chọn. Tại nhiều nước khác, các cán
bộ địa phương có ngân sách đào tạo riêng và có một danh sách các khóa đào tạo (từ nhiều cơ

quan đào tạo khác nhau) để lựa chọn. Một số các khóa đào tạo này do chính phủ cung ứng
nhưng các khóa khác được thực hiện do nhu cầu thị trường. Để đào tạo ở Việt Nam hướng tới
nhu cầu nhiều hơn, cần có quan điểm hướng tới thị trường nhiều (xem phần 2.6).
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
20
3.2 CÁC CƠ QUAN CUNG ỨNG ĐÀO TẠO
Các đơn vị đào tạo sau, hoặc là cung ứng đào tạo trong lĩnh vực quản lý đô thị và quy hoạch đô
thị, hoặc là dự định tham gia vào lĩnh vực này.

1. Các trường đại học

a. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
b. Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh
c. Trường Đại học Xây dựng
d. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh
2. Các cơ quan trực thuộc Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch Đầu tư
a. Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (VIAP) (BXD)
b. Học viện Cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị (AMCC) (BXD)
c. Viện Chiến lược Phát triển (DSI) (BKHĐT)
d. Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) (BKHĐT)
e. Trung tâm Đào tạo Cán bộ Kinh tế và Kế hoạch (BKHĐT)
3. Các cơ quan Nhà nước khác
a. Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (cơ quan sát nhập Học
viện Chính trị Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính quốc gia – NAPA)
4. Các tổ chức tư nhân và các hiệp hội
a. Hiệp hội Đô thị Việt Nam (ACVN)
b. Các tổ chức Đào tạo quốc tế liên kết với các trường đại học, không có trụ sở ở
Việt Nam
c. Các công ty tư vấn và các tổ chức đào tạo có trụ sở ở Việt Nam
d. Các công ty tư vấn nước ngoài


1. Các truờng đại học chủ yếu tập trung vào các sinh viên và có ít kinh nghiệm trong việc đào
tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ. Không có nhiều chương trình chuyên về quản lý đô thị,
và nếu có, thì chương trình không có tính cập nhật và đơn giản chỉ là các tài liệu về hành chính.
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có nhiều kinh nghiệm trong cả hai lĩnh vực đào tạo đại học và
đào tạo cho cán bộ đương nhiệm. Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh vừa mới bắt đầu
xây dựng các khóa đào tạo đại học và thạc sĩ về Quản lý Đô thị
12
và Trường Đại học Xây dựng
cũng mới thành lập Viện Kiến trúc và Đô thị. Ở Việt Nam, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là
trường đại học đầu tiên thành lập Khoa Quản lý Đô thị vào năm 2005 và hàng năm số lượng
sinh viên vào học khoa này giới hạn trong số 50 sinh viên. Vào năm 2008, số lượng sinh viên
học khoa này đã gấp đôi và lên tới 100 sinh và dự kiến sang năm, con số này sẽ là 150. Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh sẽ bắt đầu đào tạo sinh viên Khoa Đô thị
hóa với con số sinh viên là 70 vào năm 2008. Khóa học này cũng được thực hiện cho các công
chức.

2. Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (trước đây là Viện Quy hoạch Đô thị
Nông thôn) là viện nghiên cứu có nhiều kiến thức trong lĩnh vực quy hoạch đô thị trong
cả nước. Kinh nghiệm từ Dự án hợp tác giữa UEPP và VIAP là rất hữu ích. Trong khuôn khổ
Dự án này, nhiều khóa đào tạo đã được xây dựng và thử nghiệm và các khóa này hiện tại đang
được VIAP thực hiện. Tuy nhiên, theo thứ trưởng phụ trách lĩnh vực phát triển đô thị, VIAP cần
tập trung vào nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật cho các sở ban ngành tại các tỉnh và huyện. Rõ
ràng, VIAP không phải là một cơ quan đào tạo. Nguyên Viện trưởng của VIAP (TS. Lưu Đức
Hải), nay là Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị. Các nhân viên của VIAP (650 người) có thể là
nguồn nhân lực cho các khóa đào tạo do các cơ quan khác tổ chức hoặc đóng vai trò là các tư
vấn cung ứng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật. JICA dự kiến xây dựng một dự án hỗ trợ kỹ thuật cùng
với VIAP. Dự án này có thể là một hợp phần bổ sung cho các hoạt động đào tạo đã được xây
dựng. Trong trường hợp này, cần có sự phối hợp và hợp tác tốt.


12
Vơi sự hỗ trợ của chương trình UEPP, Đại học Kiến trúc TP. HCM sẽ bắt đầu các khóa Thạc sĩ và Cử nhân vào tháng 9 năm 2008
Nâng cao Năng lực Quản lý Đô thị ở Việt Nam
21

3. Học viện đào tạo Cán bộ Quản lý Xây dựng và Đô thị (AMCC) gần đây đã được nâng cấp
và dự kiến sẽ trở thành trung tâm đào tạo chính cho các nhà quản lý đô thị. Họ có kinh nghiệm
trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo nhưng có ít kinh nghiệm về quản lý đô thị. Viện
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã hợp tác với Học viện và sẽ đóng một vai trò tích cực
trong việc tăng cường năng lực cho Học viện. VIAP cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho Học viện và
cần hỗ trợ cho sự phát triển mạnh hơn của học viện và các nhân viên của VIAP có thể tham gia
một cách tích cực với vai trò là giảng viên của các khóa đào tạo.

4. Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh dường như là cơ quan đào tạo
tốt nhất cho chủ tịch các tỉnh và huyện. Tuy nhiên, họ cần kết hợp với một đối tác tương đối
mạnh về chuyên môn.(VIAP hoặc các trường đại học)

5. Hiệp hội các Đô thị Việt Nam. Hiệp hội các Đô thị Việt Nam (ACVN) là hiệp hội các chính
quyền thành phố trong cả nước. Các thành viên của hiệp hội bao gồm các thành phố lớn và các
đô thị trên toàn quốc. Nhiệm vụ của ACVN là tạo ra một mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau và trao đổi
kinh nghiệm về quản lý và phát triển đô thị, đóng góp vào sự phát triển về văn hóa xã hội và
kinh tế tại các đô thị của Việt Nam. Hiệp hội hỗ trợ hợp tác giữa các thành viên và đóng vai trò
hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam thông qua các chương trình liên đô thị, thúc đẩy sự trao đổi kiến
thức và kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến phát triển đô thị, và tổ chức các khóa đào tạo
về những vấn đề kỹ thuật và diễn đàn chính trị về các vấn đề mang tính quốc gia.

Mặc dù ACVN không phải là một cơ quan đào tạo nhưng họ tổ chức các sự kiện đào tạo. Một
lợi thế lớn của ACVN là hiệp hội mang tính trung lập và bao gồm các thành viên là các đô thị
của Việt Nam. Một sự kiện quan trọng là hội nghị thường niên Chủ tịch các Uỷ ban Nhân dân.
Thông qua hội nghị này, bên cạnh các nội dung mà báo cáo này đã đề xuất, còn có thể giới

thiệu các chủ đề mới và các cách tiếp cận mới. Cần xem xét các cách thức hỗ trợ đối với cuộc
họp thường niên này. Bên cạnh đó, ACVN có thể đóng một vai trò quan trọng như nơi chứa
đựng kiến thức về các vấn đề đô thị và tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận, diễn đàn, các buổi
thuyết trình và hội nghị.

6. Các cơ quan (đào tạo) tư nhân sẽ vẫn tiếp tục đóng một vai trò trong việc cung ứng đào tạo.
AITCV đã thử tổ chức một số khóa đào tạo về đô thị vào năm nay nhưng thất bại. Một tổ chức
khác dự kiến tổ chức một khóa đào tạo về bất động sản và một khóa đào tạo về Quản lý Đô thị
vào cuối năm 2008, đầu năm 2009. Bên cạnh đó, các trường đại học quốc tế và các công ty tư
vấn sẽ tiếp tục thực hiện các khóa đào tạo, hoặc là ở Việt Nam (thông qua các khóa đào tạo
ngắn hạn), hoặc là trong khu vực hoặc tại nước mà họ đặt trụ sở chính. Các công chức có thể
chỉ tham gia những khóa đào tạo này nếu có chương trình học bổng quốc tế. Mặc dù những
khóa đào tạo này được đánh giá là có chất lượng cao và rất hấp dẫn đối với các học viên
nhưng học phí cho các khóa đào tạo này cũng rất đắt.

Xem xét các nội dung trên (xem thêm phụ lục 3 và 5), có thể thấy rằng có nhiều tác nhân và cơ
quan cung ứng đào tạo nhưng quy mô của mỗi hoạt động là có giới hạn và sự phối hợp là rất
hạn chế. Hầu hết các sáng kiến đang được thực hiện và bị giới hạn trong những khu vực địa lý
cụ thể và các lĩnh vực kỹ thuật nhất định. Thường có một lĩnh vực không phải là đô thị nhưng
có liên quan đến đô thị. Nói tóm lại, hiện tại không có một chương trình nâng cao năng lực tổng
hợp về quy hoạch và quản lý đô thị. Các sáng kiến hiện tại, mặc dù rời rạc, và được đánh giá
cao, nhưng không bao hàm tất cả các cấp hành chính và cũng không bao gồm các nội dung
cần thiết. Các khóa đào tạo do UEPP xây dựng có lẽ là những ví dụ điển hình nhất cho các
khóa đào tạo về quản lý đô thị nhưng hiện chỉ giới hạn trong phạm vi 13 tỉnh.

×