Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Takashi Murakami và trường phái mỹ thuật potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.42 KB, 7 trang )




Takashi Murakami và trường phái mỹ
thuật "siêu phẳng"

Vừa được tạp chí Time của Mỹ bình chọn vào danh sách 100 nhân vật có ảnh
hưởng nhất thế giới năm 2008, họa sĩ đương đại Nhật Bản Takashi Murakami
nổi tiếng là người đi tiên phong trong nỗ lực xóa mờ ranh giới giữa hội họa
bình dân và cao cấp, thông qua trường phái mỹ thuật "siêu phẳng" lấy cảm
hứng từ các nhân vật hoạt họa đậm chất nghệ thuật, vừa mang tính thương
mại.
Takashi Murakami sinh ngày 1/2/ 1963, lúc đầu theo học môn Mỹ thuật truyền
thống Nhật Bản tại Đại học Âm nhạc và Mỹ thuật Quốc gia Tokyo, sau đó lấy
bằng tiến sĩ về trường phái hội họa nihonga (phong cách pha trộn Đông - Tây có từ
cuối thế kỷ 19, chia thành 2 mảng: tranh một màu sử dụng mực tàu vẽ trên lụa và
tranh đa màu được làm từ các chất liệu tự nhiên như vỏ sò, san hô, thậm chí cả đá,
ngọc quý). Tuy nhiên, ở Nhật Bản những năm 1980, phim hoạt hình và truyện
tranh (anime và manga) rất được công chúng ưa chuộng. Cũng vì thế, Takashi
Murakami dần xa lánh nihonga, gắn bó với văn hóa otaku (chỉ những người cùng
theo một trào lưu, đặc biệt về anime và manga) mà ông xem là tiêu biểu cho phong
cách sống của người Nhật Bản hiện đại.
Takashi Murakami nổi tiếng từ những năm
1990 nhờ trường phái mỹ thuật “siêu phẳng”
(còn được gọi là Poku - kết hợp giữa pop và
otaku), có nguồn gốc từ hội họa truyền
thống Nhật Bản và được giới mỹ thuật
đương đại công nhận để chỉ sự hòa trộn giữa
hội họa bình dân và cao cấp. Có lẽ cũng vì
thế mà Takashi Murakami được mệnh danh
là “Andy Warhol của Nhật”.


Giống như Andy Warhol (nghệ sĩ người Mỹ là nhân vật trung tâm của phong trào
mỹ thuật bình dân), Takashi Murakami chọn chủ đề văn hóa bình dân và khoác lên
nó chiếc áo hấp dẫn hơn, rồi đem bán chúng cho người trả giá cao nhất ở thị trường
mỹ thuật cao cấp. Nhưng Takashi Murakami khác Andy Warhol ở chỗ ông đồng
thời đưa chủ đề văn hóa bình dân (đã được khoác chiếc áo mới) đến với nhiều thị
trường khác dưới các hình thức tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc,video, áo phông, dây
đeo chìa khóa, búp bê, bao đựng điện thoại di động và cả những chiếc túi xách
nhãn hiệu Louis Vuitton sản xuất với số lượng hạn chế, có giá lên đến 5.000
USD/chiếc
Tạp chí mỹ thuật ArtNews số tháng 11/2003 đã xếp Takashi Murakami vào danh
sách những họa sĩ “có tác phẩm được săn lùng nhất thế giới”. Năm 2003, nhà sưu

Tranh của họa sĩ Takashi Murakami
tầm Stefan Edis ở Chicago (Mỹ) đã mua tác phẩm Miss ko2 của Takashi
Murakami (sáng tác năm 1996, một nhân vật hoạt hình bằng cỡ người thật, làm từ
chất liệu thủy tinh và nhựa) với giá 567.500 USD tại nhà Christie’s. Trong cùng
năm này, Francois Pinault, ông chủ của Christie’s, nghe nói là đã trả khoảng 1,5
triệu USD để có tác phẩm Tongari-kun và 4 lính gác (sáng tác năm 2003, chất liệu
thủy tinh và nhựa) mà Takashi Murakami từng đem trưng bày tại Trung tâm
Rockefeller (New York, Mỹ).

Họa phẩm của Takashi Murakami
Takashi Murakami còn là người có giác quan kinh doanh nhạy bén hiếm thấy trong
giới nghệ sĩ. Hồi năm 2003, ông hợp tác với nhãn hiệu thời trang Louis Vuitton
nhằm chứng minh cho thế giới thấy những sản phẩm tiêu dùng và giải trí sản xuất
hàng loạt cũng là một phần của mỹ thuật, thông qua việc tạo ra các phiên bản chữ
lồng LV (tên viết tắt của Louis Vuitton) được phối màu sáng trên túi xách của nhãn
hiệu thời trang này. Giám đốc sáng tạo Marc Jacobs của Louis Vuitton ca ngợi
Takashi Murakami là người “tái tạo hình ảnh Louis Vuitton” bằng màu sắc đầy sức
sống.

Nhìn Takashi Murakami, nhiều người cho ông là hình ảnh của những mâu thuẫn
cộng hưởng: được đào tạo ngành Mỹ thuật cổ điển nhưng lại nổi tiếng nhờ văn hóa
bình dân; là một thần tượng về thời trang nhưng hiếm khi thấy ông mặc đồ gì khác
ngoài quần jeans - áo phông; tác phẩm của nghệ sĩ này có thể thấy ở các đồ trang
sức rẻ tiền và cả trên những chiếc túi xách có giá tới vài ngàn USD.
Có lẽ cũng vì thế, chẳng mấy ai ngạc nhiên nếu bất chợt được nghe Takashi
Murakami lý sự phản bác khi có người khẳng định ông là nghệ sĩ đương đại nổi
tiếng nhất của Nhật Bản. Takashi Murakami từng phát biểu: “Tôi không nghĩ mình
đã thành công trên bình diện thế giới, có chăng chỉ là ở một phần châu Âu, tại Mỹ
và trong giới mỹ thuật ở một số ít nước khác. Có những người trong giới mỹ thuật
ở Nhật Bản vẫn thường phê phán tôi, bởi vậy không thể nói là tôi đã thành công
trên toàn cầu”.

Smooth Nightmare
Takashi Murakami không chỉ chú trọng phấn đấu thành công trên cương vị cá
nhân, mà còn biết chia sẻ với những khó khăn của các tài năng trẻ, cả ở Nhật Bản
và Mỹ. Công ty Kaikai Kiki Co., Ltd. (do Takashi Murakami thành lập năm 1996)
là nơi ông sáng tạo nghệ thuật, đồng thời đào tạo và quản lý các tài năng trẻ. Hiện
công ty này có chừng 100 nhân viên, hoạt động ở Nhật và vùng Long Island (New
York, Mỹ).
Mỗi năm 2 lần, Kaikai Kiki Co., Ltd. đứng ra tổ chức Geisai, một sự kiện ngày
càng thu được nhiều thành công (tại đó, các nghệ sĩ có thể thuê gian hàng để trưng
bày tác phẩm của mình). Đây là một mô hình được Takashi Murakami vận dụng để
quảng bá cho các nghệ sĩ Nhật Bản, vì ông cho rằng mỹ thuật nước mình có rất
nhiều điều để nói với thế giới. Và để thế giới biết nhiều hơn về mỹ thuật Nhật Bản,
cuối tháng 9 năm ngoái, ông đã mở triển lãm Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của
Murakami tại khu trưng bày Geffen Contemporary ở Bảo tàng Mỹ thuật đương đại
Los Angeles (Mỹ). Đây là triển lãm “lưu động quốc tế” đầu tiên của Takashi
Murakami. Triển lãm này hiện đang mở cửa tại bảo tàng Brooklyn ở New York
(Mỹ), kéo dài đến 13/7.

Vào tháng 10 tới đây, triển lãm của Takashi Murakami sẽ được thực hiện tại bảo
tàng Moderne Kunst ở Frankfurt (Đức) và đến tháng 2/2009 là tại bảo tàng
Guggenheim ở Bilbao (Tây Ban Nha)

×