Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Từ kỹ thuật in mộc bản cổ truyền đến nghệ thuật “Thủ ấn họa” pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.24 KB, 5 trang )

Từ kỹ thuật in mộc bản cổ truyền đến
nghệ thuật “Thủ ấn họa”
Nghề in khắc gỗ ở nước ta đã có từ triều Lý. Năm 1190, thiền sư Tôn Tín Học có
nghề gia truyền chuyên khắc ván kinh. Đời nhà Trần (1298 – 1332) có sư Pháp Loa
in kinh Địa Tạng. Cuối đời nhà Trần (1396), Hồ Quý Ly in tiền giấy “Thông bảo hội
sao” có vẽ tứ linh, sóng nước, chứng tỏ nghệ thuật in khắc rất cao. Đến triều Lê Sơ
(1443 – 1459) có tiến sĩ Lương Nhữ Học đi sứ Trung Quốc học nghề in khắc,

Ngh
ề in khắc gỗ ở nước ta đã có từ triều Lý. Năm 1190, thiền sư Tôn Tín Học có nghề
gia truyền chuyên khắc ván kinh.
Đời nhà Trần (1298 – 1332) có sư Pháp Loa in kinh Địa Tạng. Cuối đời nhà Tr
ần (1396),
Hồ Quý Ly in tiền giấy “Thông bảo hội sao” có vẽ tứ linh, sóng nước, chứng tỏ nghệ
thuật in khắc rất cao.
Đến triều Lê Sơ (1443 – 1459) có tiến sĩ Lương Nhữ Học đi sứ Trung Quốc học nghề in
khắc, khi về ông truyền lại cho dân hai làng Hồng Lục và Liễu Chàng tỉnh Hải Dương.
Năm 1598, t
ìm thấy các ván in kinh ở Hội An.
Tranh Đông Hồ, xuất phát từ thợ khắc in bùa chú, vàng mã và sau in khắc tranh dân gian
Làng Đông Hồ nằm giáp khu vực chùa Bút Tháp.
Tranh Hàng Trống, đáp ứng cho thị dân được làm trong khu vực phố Hàng Trống, Hàng
Quạt, Hàng Hòm (Hà Nội).
Tranh dân gian làng Sình huyện Phú Vang, ở ven bờ Nam, hạ lưu sông Hương thuộc tỉnh
Thừa Thiên – Huế. Đó là loại tranh thờ, cúng lễ…
So với tranh dân gian miền Bắc, tranh làng Sình có nét giống tranh thờ Hàng Trống và
khác hẳn tranh Đông Hồ thường in từ đầu đến cuối, cả nét lẫn màu đều in bằng bản khắc
gỗ, tạo cho tờ tranh có vẻ đẹp chân chất, chắc nịch và có chiều sâu của màu “thuốc cái”.
Như v
ậy có 3 loại in khắc gỗ ở Việt Nam là:
+ In bằng nhiều bản màu (tranh Đông Hồ).


+ In một bản nét, còn tô màu bằng tay (tranh Hàng Trống).
+ In đen trắng hoàn toàn (sách kinh).
Đến năm 1925, trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời, ngành hội họa ngoài các
môn lụa, sơn dầu, sơn mài, còn có khắc gỗ. Các họa sinh tùy thích chuyên ngành nào có
thể theo đuổi môn mình chọn để thi cuối khóa.
Hai bức tranh khắc gỗ: “Tiếng đàn đêm trăng” và “Tiếng sáo chiều” của Nguyễn Văn
Thịnh (Del) đã chiếm giải khôi nguyên kỳ thi tốt nghiệp trường Cao đ
ẳng Mỹ thuật Đông
Dương.
Sau đó nhóm “Tinh Hoa” gồm họa sĩ Mạnh Quỳnh, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Gia Trí,
Lưu Văn Sìn, Nguyễn Văn Quế, Nguyễn Văn Tỵ vẫn theo đuổi công việc minh họa cho
sách báo bằng tranh khắc.
Đến năm 1942, nhân ngày sinh thứ 100 của thi hào Nguyễn Du, các họa sĩ trên cùng họa
sĩ Lê Văn Đệ, Tô Ngọc Vân (Tô Tử) và các họa sĩ khác đã ra tập Văn họa kỷ niệm
Nguy
ễn Du với 11 bản khắc gỗ minh họa truyện Kiều trên giấy dó.
Sau này các họa sĩ U Văn An, Phạm Văn Đôn và Tú Duyên vẫn tiếp tục thể nghiệm các
sáng tác ấn mộc bản.
Giữa năm 1953, ấn mộc bản cổ truyền có một bước thay đổi được gọi là “thủ ấn họa” tr
ên
lụa mà người sáng tạo không ai khác, đó là họa sĩ Tú Duyên.
Họa sĩ Tú Duyên nguyên là giảng viên trường Mỹ thuật Gia Định, nay đã 90 tuổi và vẫn
tiếp tục sáng tác.
Trước khi được đi tu nghiệp tại Nhật Bản, tôi có đến nhà họa sĩ Tú Duyên nhờ hư
ớng dẫn
và triển khai kỹ thuật “thủ ấn họa” trên lụa độc đáo này để giao lưu cùng các đ
ồng nghiệp
ở Hiệp hội Ấn họa Nhật Bản và Viện Mỹ thuật Tokyo vào niên khóa 1973 – 1974 và đã
được tán thưởng vô cùng.
Không có máy quay phim, nhưng tôi c

ũng cố gắng chụp bằng phim “slide” từng động tác
các công đoạn thực hiện từ A đến Z thật vất vả, nhưng vất vả nhất là họa sĩ Tú Duyên.

Tú Duyên - Đàn ca
Với sự nhiệt tình đầy ngẫu hứng, họa sĩ Tú Duyên đã không tiếc sức giúp cho tôi thấy và
hiểu “thủ ấn họa” qua các thao tác kỹ thuật. Khác với các loại tranh ấn mộc bản thông
thường, chỉ có hai bản khắc gỗ: bản nét và bản màu. Họa sĩ Tú Duyên đã tạo ra các tác
phẩm có nhiều độ màu qua kỹ thuật của mình.
Với những đầu ngón tay đầy màu của anh thay cho bút cọ, đã tạo cho sắc màu trên b
ản gỗ
trở thành một bức tranh huyền ảo, một mảnh lụa tơ tằm được đặt lên bản màu, dùng tay
vuốt nhẹ và thỉnh thoảng ấn mạnh lòng bàn tay một vài chỗ cần thiết, xong gỡ lụa ra đưa
sang bản khắc nét đã vô màu và cũng dùng tay vuốt đều trên mảnh lụa cho đến lúc hoàn
chỉnh. Xong nhấc tấm lụa lên đặt trên mặt ván phẳng, xăm xoi và hoàn thi
ện với triệu son
và chữ ký một cách trịnh trọng để hoàn tất tác phẩm này.
Khi đã in xong, chờ khô và bồi lên một tờ giấy bản hay giấy báo trắng lớn đủ để căng
dính bốn cạnh lên bản gỗ rộng, lòng biên lụa màu khác nhưng phải hòa hợp với tranh
hoặc đậm hay lợt để làm nổi bật tác phẩm. Đấy là “thủ ấn họa” trên lụa của họa sĩ Tú
Duyên.
Sau hơn 18 lần triển lãm cá nhân, hàng trăm lần triển lãm chung, các tác phẩm “thủ ấn
họa” của anh đã được sưu tập và lưu giữ ở nhiều bảo tàng quốc gia và thế giới.
Riêng ở bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, tác phẩm “Thà làm quỷ nước Nam” với
hình tượng Trần BìnhTrọng oai phong, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng và bộ tranh “Kim
Vân Kiều” của họa sĩ Tú Duyên đã được sưu tập bởi một nhân vật khá nổi tiếng của
chính giới cũ với gần 20 tác phẩm.
Tranh “thủ ấn họa” của Tú Duyên rất quen thuộc với đời sống thường ngày qua nguồn
cảm hứng của nghệ sĩ bậc thầy.
“Thủ ấn họa” trên lụa là một loại hình độc đáo. Song đến nay, điểm lại dường như anh là
người đầu tiên và cũng có thể là người sau cùng. Tiếc thay!

Trước khi dứt lời, tôi xin mượn ý tưởng của nhà báo Văn Quang khi nói về Tú Duyên
“Màu sắc các họa phẩm thật biển đổi, mỗi biến đổi một lạ lùng, gây cho người xem
không chán mắt. Nét vẽ điêu luyện và yêu đời. Hình ảnh chan hòa sức sống. Có những
màu họa sĩ khéo pha tương tự như sơn mài, thuốc nước hay sơn dầu”.
Sau nhiều năm âm thầm lẻ loi làm việc, tranh thủ ấn họa của họa sĩ Tú Duyên đã có một
chỗ trong nền hội họa. Đối với người nghệ sĩ chân chính không còn gì quý bằng khi đứa
con tinh thần thai nghén được đời công nhận. Với đôi bàn tay khéo léo và năm tháng của
mình , Tú Duyên đã đi tìm một cách mới trong diễn đạt tranh khắc, đó là “Thủ ấn họa”.

×