SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỐT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LẬP ĐÚNG
PHƯƠNG TRÌNH HỐ HỌC "
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi
mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Nghị quyết Trung ương Đảng lần
thứ IV đã chỉ rõ “… giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm
bảo việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước …”.
Để thực hiện quan điểm trên, Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành trung ương
Đảng khoá VII về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới
phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập
với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường và xã hội, áp
dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng
lực giải quyết vấn đề”. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo con người có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu
của cuộc cách mạng mới. Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng hoạt động hoá người học, nghĩa là lấy học sinh làm trung tâm. Theo
hướng này giáo viên đóng vai trị tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, còn
học sinh thì tự lực hoạt động tìm tịi để chiếm lĩnh kiến thức mới.
Hố học là bộ mơn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất - đến
lớp 8 học sinh mới bắt đầu làm quen với mơn học này, nhưng nó lại có vai trị quan
trọng trong nhà trường phổ thơng. Mơn Hố học cung cấp cho học sinh một hệ thống
kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn cho học sinh óc tư
duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ mơn Hố học cần
hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm
nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành
cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính
xác, u thích khoa học.
Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành và Cuộc vận động hai không với bốn nội dung
của bộ Giáo dục, bản thân là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ mơn Hóa học nhận
thấy việc lĩnh hội kiến thức Hố học của học sinh là hết sức khó khăn. Mặt khác, Hóa học
là một mơn học hồn tồn mới đối với học sinh lớp 8, mà khối lượng kiến thức cần lĩnh
hội tương đối nhiều. Phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó
hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ
môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là
điều cần quan tâm. Khi học sinh có hứng thú, niềm say mê sẽ giúp các em phát huy được
năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo. Để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan
trọng trong q trình dạy học của giáo viên.
Trong mơn Hóa học có rất nhiều nội dung kiến thức cần phải chiếm lĩnh. Vì mới
bắt đầu làm quen với mơn Hố học, nên có khơng ít học sinh gặp khó khăn khi học tập bộ
mơn này, nhất là khi tự mình lập nhanh và đúng các phương trình hố học - mặc dù được
giáo viên hướng dẫn khá rõ khi học bài “lập phương trình hóa học”. Trong Hóa học,
phương trình hóa học là một nội dung kiến thức rất quan trọng, do đó việc lập đúng
phương trình hóa học lại càng quan trọng hơn. Vì lập đúng phương trình hóa học thì các
em mới giải đúng các bài tốn hố học (bài tốn tính theo phương trình hóa học). Qua
thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất lúng túng khi đi tìm hệ số thích hợp đặt trước các
cơng thức, do đó việc lập phương trình hố học là một nội dung khó đối với học sinh.
Thực tế học sinh đã học lập phương trình hóa học từ lớp 8 nhưng lên lớp 9 nhiều em vẫn
còn lập sai.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp
giúp học sinh lập đúng phương trình hố học” để giúp các em học sinh tham khảo và tự
rèn luyện cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong q trình học tập bộ mơn Hố học
một cách tự tin và hứng thú.
Tôi cho rằng, lập phương trình hố học khơng phải là vấn đề mới đối với học sinh
trung học cơ sở, nhưng để lập đúng phương trình hố học là việc làm khơng dễ đối với
nhiều học sinh lớp 8-9. Vì khi dạy bài “lập phương trình hóa học” lớp 8 giáo viên khơng
đủ thời gian để liệt kê các phương pháp cân bằng mà chỉ giới thiệu cách lập chung (theo
sách giáo khoa) nên nhiều học sinh chưa nắm được. Với đề tài này sẽ trình bày một số
phương pháp cân bằng cụ thể, hệ thống mà trong sách giáo khoa và các sách tham khảo
khác chưa đề cập đến hoặc chưa tổng hợp thành hệ thống. Đây là tính mới của đề tài, có
thể áp dụng ở trường trung học cơ sở và giáo viên có thể thực hiện đề tài này qua các
buổi phụ đạo học sinh yếu kém, qua các giờ ơn tập, luyện tập chính khóa.
II. NỘI DUNG
Trong nhiều năm công tác ở trường trung học cơ sở Vĩnh Thịnh, tơi được phân
cơng giảng dạy bộ mơn Hố lớp 8 và lớp 9 thấy nhiều em khả năng tiếp thu và vận dụng
kiến thức còn chậm dẫn đến việc học tập bộ mơn Hố của các em cịn gặp nhiều khó
khăn.
Qua quan sát, trị chuyện và điều tra tình hình về việc tiếp thu kiến thức lập phương
trình hố học của học sinh ở trường trung học cơ sở Vĩnh Thịnh nói riêng và các trường
trung học cơ sở khác ở huyện Hịa Bình nói chung tơi thấy:
- Có rất nhiều học sinh hiểu cách lập phương trình hố học một cách mơ hồ.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Kỹ năng lập phương trình hố học của nhiều học sinh cịn yếu, các em chọn các
hệ số khơng chính xác. Đa số các em cịn lúng túng khơng biết phải bắt đầu cân bằng từ
nguyên tố nào trước.
Cũng qua điều tra, trò chuyện với nhiều học sinh và các giáo viên đang giảng dạy
bộ mơn Hố học khác, tôi đã biết được một số nguyên nhân dẫn đến việc học sinh khơng
cân bằng được phương trình hố học là:
- Do học sinh không chú ý vào tiết học: Đa số những học sinh này thuộc loại những
học sinh học yếu - kém. Trong giờ học Hoá chẳng thấy thích thú gì cả, vì thấy học mơn
Hố q khó, giáo viên hướng dẫn cách cân bằng nhanh quá các em khơng tiếp thu kịp,
từ đó thấy chán khơng muốn học.
- Do học sinh thiếu điều kiện học tập: Đa số học sinh ở nơng thơn có điều kiện gia
đình khó khăn, các em phải phụ giúp gia đình nên có ít thời gian học ở nhà, khi đến lớp
chưa có đủ cơ sở để lĩnh hội kiến thức mới.
- Do học sinh thấy mình khơng có năng lực: Đa số những em này thấy việc cân
bằng phương trình hố học q khó, khi cân bằng lại khơng chính xác, điều này vẫn
thường xuyên xảy ra làm cho các em chán nản, mất tự tin cho rằng mình khơng có năng
lực học bộ mơn Hố.
Xuất phát từ những ngun nhân nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học bộ mơn hố, trước hết phải có những biện pháp tích cực giúp cho học sinh lập đúng
các phương trình hố học. Muốn vậy, trong q trình giảng dạy giáo viên cần phải hướng
dẫn cho học sinh nắm vững ba bước lập phương trình hố học, cụ thể:
- Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng
và sản phẩm. Mũi tên trong sơ đồ phản ứng có dạng
.
- Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước
các cơng thức hóa học các chất sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế đều
bằng nhau. Đây là bước quan trọng nhất khi lập phương trình hóa học.
- Bước 3: Viết phương trình hố học: thay mũi tên
bằng mũi tên
.
Lưu ý học sinh: Mấy điều cần nhớ khi lập phương trình hố học:
- Viết sơ đồ phản ứng: Phải xác định đúng chất tham gia và sản phẩm, không được
viết thiếu công thức các chất, không được viết sai công thức hố học. Để viết đúng cơng
thức hố học, phải nhớ hố trị ngun tố (hoặc nhóm ngun tử) và áp dụng quy tắc hóa
trị để lập.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Trong q trình cân bằng khơng được thay đổi (không thêm, không bớt) các chỉ
số nguyên tử trong các cơng thức hố học.
Qua thực tế giảng dạy tơi thấy học sinh rất lúng túng ở bước 2 khi đi tìm hệ số
thích hợp đặt trước các cơng thức, do đó việc cân bằng hố học là một nội dung khó đối
với học sinh.
Nhằm giúp cho các em học sinh nắm vững những thao tác và phương pháp lập
đúng các phương trình hố học phù hợp với trình độ trung học cơ sở để các em học tốt
hơn mơn Hố học, qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy tôi đã tìm hiểu và lựa chọn một số
phương pháp cơ bản, cụ thể như sau:
Phương pháp thứ nhất: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp chẵn - lẻ.
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hố học theo phương pháp này ta cần thực
hiện theo các bước sau:
- Nên bắt đầu từ những nguyên tố mà số nguyên tử có nhiều và không bằng nhau ở
hai vế.
- Trường hợp số nguyên tử của một nguyên tố ở vế này là số chẵn và ở vế kia là số
lẻ thì trước hết phải đặt hệ số 2 cho chất mà số nguyên tử là số lẻ, rồi tiếp tục đặt hệ số
cho phân tử chứa số nguyên tử chẵn ở vế còn lại sao cho số nguyên tử của nguyên tố này
ở hai vế bằng nhau.
Ví dụ 1: Lập phương trình hố học của phản ứng có sơ đồ sau:
P + O2
to
P2O5
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: P + O2 t
o
P2O5
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi mỗi nguyên tố:
- Cả P và O đều có số nguyên tử không bằng nhau.
- Bắt đầu từ nguyên tố O có nhiều nguyên tử hơn. Trước hết phải làm chẵn số
nguyên tử O tức là đặt hệ số 2 trước cơng thức P2O5.
o
P + O2 t
2P2O5
- Tiếp đó đặt hệ số 5 trước O2 và 4 trước P. Như vậy cả hai bên đều có 10O và 4P.
o
4P + 5O2 t
2P2O5
Bước 3: Viết phương trình hố học:
o
4P + 5O2 t
2P2O5
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Ví dụ 2: Cân bằng phương trình hố học sau.
Al + CuCl2 ---> AlCl3 + Cu
Ta thấy số nguyên tử Cl trong cơng thức CuCl2 là chẵn cịn trong AlCl3 lẻ.
Cách làm: Thêm 2 trước công thức AlCl3,
Al + CuCl2 ---> 2AlCl3 + Cu
Tiếp theo thêm 3 vào trước CuCl2
2Al + 3CuCl2 ---> 2AlCl3 + Cu
Cuối cùng ta cân bằng Cu và Al, ta được phương trình hố học:
2Al + 3CuCl2
2AlCl3 + 3Cu
Lưu ý: Trong trường hợp phân tử có nhóm nguyên tử và sau phản ứng (trong sản
phẩm) nhóm ngun tử khơng bị biến đổi thì ta coi cả nhóm nguyên tử tương đương với
một nguyên tố để cân bằng cho nhanh.
Ví dụ 3: Lập phương trình hố học của phản ứng có sơ đồ sau:
Al + H2SO4
Al2(SO4)3 + H2
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố:
- Nhóm SO4 tương đương như một nguyên tố.
- Vậy nhóm SO4 có nhiều nhất và lại không bằng nhau ở hai vế, nên ta cân bằng
trước, bắt đầu từ nhóm SO4.
- Đặt hệ số 3 trước phân tử H2SO4 để làm cho số nguyên tử của nhóm SO 4 ở hai vế
bằng nhau.
- Đặt hệ số 3 trước H2 và 2 trước Al. Kiểm tra lại số nguyên tử ở hai bên đã bằng
nhau.
Bước 3: Viết phương trình hố học:
2Al + 3H2SO4
Al2(SO4)3 + 3H2
Nhận xét:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Vận dụng phương pháp này học sinh dễ dàng lập nhanh và đúng với đa số các
phương trình hố học. Do đó có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh.
- Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương trình phức
tạp.
Phương pháp thứ hai: Lập phương trình hố học bằng phương pháp phân số.
Ngun tắc chung: Để lập phương trình hố học theo phương pháp này ta cần thực
hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn các hệ số là số nguyên hay phân số đặt trước các cơng thức hố học
sao cho số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
Bước 2: Quy đồng mẫu số rồi khử mẫu.
Bước 3: Viết phương trình hố học.
Ví dụ 1: Lập phương trình của phản ứng hố học có sơ đồ sau:
P + O2
to
P2O5
Bước 1: - Ta thấy ở vế phải có 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O, còn ở vế trái có 1
nguyên tử P và 2 nguyên tử O .
- Chọn hệ số 2 đặt vào trước P hệ số
vào trước O2 để cân bằng số nguyên tử của
các nguyên tố.
2P +
O2 to
P2O5
Bước 2: Quy đồng mẫu số chung là 2 sau đó khử mẫu, ta được (nhân tất cả các hệ
số cho 2):
o
4P + 5O2 t
2P2O5
Bước 3: Viết phương trình hố học.
o
4P + 5O2 t
2P2O5
Ví dụ 2: Lập phương trình của phản ứng hố học có sơ đồ sau:
Al2O3
đpnc
Al + O2
Bước 1:
- Ở phương trình này ta thấy ở vế phải có 1 nguyên tử Al và 2 ngun tử O, cịn ở
vế trái có 2 ngun tử Al và 3 nguyên tử O.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Chọn hệ số 2 đặt vào trước Al và
vào trước O2 để cân bằng số nguyên tử của
các nguyên tố.
Al2O3
đpnc
2Al +
O2
Bước 2: Quy đồng mẫu số chung là 2 sau đó khử mẫu, ta được (nhân tất cả các hệ
số cho 2):
2Al2O3
đpnc
4Al + 3O2
Bước 3: Viết phương trình hố học.
2Al2O3
đpnc
4Al + 3O2
Nhận xét:
- Phương pháp này tương tự như phương pháp chẵn - lẻ, học sinh sẽ áp dụng hiệu
quả với các phương trình hố học đơn giản.
- Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương trình phức
tạp.
Phương pháp thứ ba: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp dùng bội số
chung nhỏ nhất
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hố học theo phương pháp này ta cần thực
hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định bội số chung nhỏ nhất của các chỉ số từng ngun tố có trong
cơng thức hố học.
Bước 2: Lấy bội số chung nhỏ nhất lần lượt chia các chỉ số từng ngun tố trong
mỗi cơng thức hố học để được các hệ số. Sau đó cân bằng các ngun tố cịn lại.
Bước 3: Viết phương trình hố học.
Chú ý: Thường bắt đầu từ nguyên tố nào có số nguyên tử nhiều và không bằng
nhau ở 2 vế phương trình.
Ví dụ 1: Lập phương trình của phản ứng hố học có sơ đồ sau:
Fe + O2
to
Fe2O3
Bước 1:
- O có số nguyên tử nhiều và không bằng nhau ở 2 vế.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Ta chọn nguyên tố oxi để cân bằng trước: Bội số chung nhỏ nhất của hai chỉ số 2
và 3 là 6.
Bước 2:
- Ta lấy 6 : 3 = 2 => đặt hệ số 2 trước công thức Fe2O3.
- Ta lấy 6 : 2 = 3 => đặt hệ số 3 trước công thức O2 ta được:
o
Fe + 3O2 t
2Fe2O3
- Bên vế phải (trong Fe2O3) số nguyên tử Fe là 4, tiếp theo ta đặt hệ số 4 trước Fe
(bên vế trái), ta được:
o
4Fe + 3O2 t
2Fe2O3
Bước 3: Viết phương trình hố học:
o
4Fe + 3O2 t
2Fe2O3
Ví dụ 2: Lập phương trình của phản ứng hố học có sơ đồ sau:
o
Al + Cl2 t
AlCl3
Bước 1:
- Cl có số nguyên tử nhiều và không bằng nhau ở 2 vế.
- Ta chọn nguyên tố Cl để cân bằng trước: Bội số chung nhỏ nhất của hai chỉ số 2
và 3 là 6.
Bước 2:
- Ta lấy 6 : 3 = 2 => đặt hệ số 2 trước công thức AlCl3.
- Ta lấy 6 : 2 = 3 => đặt hệ số 3 trước công thức Cl2 ta được:
o
Al + 3Cl2 t
2AlCl3
- Tiếp theo, ta cân bằng Al: Đặt hệ số 2 trước Al, ta được:
o
2Al + 3Cl2 t
2AlCl3
Bước 3: Viết phương trình hố học:
o
2Al + 3Cl2 t
2AlCl3
Nhận xét:
- Phương pháp này áp dụng hiệu quả với những phương trình hố học đơn giản và
nhiều học sinh dễ dàng áp dụng.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương trình phức
tạp.
Phương pháp thứ tư: Lập phương trình hố học bằng phương pháp đại số
Ngun tắc chung: Để lập phương trình hố học theo phương pháp này ta cần thực
hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đặt hệ số cân bằng là các chữ a, b, c,… trước các chất trong phản ứng (a,
b, c là những số nguyên).
Bước 2: - Lập phương trình đại số (thực chất là hệ phương trình) theo ngun tắc
bảo tồn số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế theo a, b, c.
- Giải tìm a, b, c: Chọn ẩn số bất kì bằng một giá trị nào đó (thường bằng
1), rồi giải tìm nghiệm các ẩn số cịn lại.
- Nhân nghiệm tìm được với một số thích hợp để các hệ số là số nguyên
(nếu nghiệm không nguyên).
Bước 3: Viết phương trình hố học.
Ví dụ 1: Lập phương trình hố học của phản ứng theo sơ đồ sau:
P2O5 + H2O
H3PO4
Bước 1: Đặt hệ số a, b, c đứng trước các chất trong phản ứng:
aP2O5
+ bH2O
cH3PO4
Bước 2: Từng nguyên tố 2 vế bằng nhau:
P:
2a = c
(1)
O:
5a + b = 4c
(2)
H:
2b = 3c
(3)
Chọn c = 1. Từ (1) => a =
Từ (3) => b =
Nhân tất cả các nghiệm với 2 (khử mẫu), ta được: a = 1; b = 3; c = 2
Bước 3: Viết phương trình hố học:
P2O5 + 3H2O
2H3PO4
Ví dụ 2: Lập phương trình hố học của phản ứng (phản ứng phức tạp):
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
KMnO4 + HCl ---> MnCl2 + KCl + Cl2 + H2O
Bước 1: Đặt hệ số a, b, c, d, e, f trước các chất trong phản ứng:
aKMnO4 + bHCl ---> cMnCl2 + dKCl + eCl2 + fH2O
Bước 2: Từng nguyên tố 2 vế bằng nhau:
K:
a = d
(1)
Mn: a = c
(2)
O:
4a = f
(3)
H:
b = 2f
(4)
Cl:
b = 2c
+ d + 2e
(5)
Chọn d = 1. Từ (1) => a = 1
Từ (2) => c = 1
Từ (3) => f = 4
Từ (4) => b = 8
Từ (5) => e =
Nhân tất cả các nghiệm với 2 (khử mẫu), ta được: a = 2; b = 16; c = 2; d = 2;
5; f = 8
e=
Bước 3: Viết phương trình hố học:
2KMnO4 + 16HCl
2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
Nhận xét:
Ưu điểm của phương pháp này là với bất kì phương trình hố học nào, đặc biệt là
với các phương trình khó, nếu áp dụng đúng ta ln tìm được các hệ số thích hợp. Nhược
điểm phương pháp này là dài, giải có thể ra nghiệm là phân số, việc tính tốn dễ nhầm lẫn
do đó mất thời gian. Nên áp dụng phương pháp này với những phương trình phức tạp và
khơng giới hạn về thời gian, do đó phương pháp này thích hợp cho những học sinh khá,
giỏi. Tuy nhiên ưu điểm vẫn là hơn.
Trong q trình dạy tơi vẫn thường hay nói với các em học sinh: Muốn cân bằng
nhanh và chính xác đòi hỏi các em phải tự giác vận dụng thường xuyên và linh hoạt các
phương pháp cân bằng vào các phương trình hóa học cụ thể để thuần thục hồn chỉnh kỹ
năng cân bằng của mình.
Với đề tài này có khả năng áp dụng rộng với tất cả các trường trung học cơ sở và
học sinh thì cũng dễ hiểu, dễ vận dụng. Đề tài này không chỉ áp dụng cho học sinh lớp 8
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
mà còn áp dụng được cho những em lớp 9 mất kiến thức cơ bản về lập phương trình hóa
học, từ đó góp phần năng cao chất lượng mơn Hóa học.
III. KẾT LUẬN
1. Kết quả
Đề tài này tôi thực hiện trong hai năm liền tại trường trung học cơ sở Vĩnh Thịnh.
Qua theo dõi việc sử dụng các phương pháp lập phương trình hố học nêu trên vào các
bài làm kiểm tra một tiết của học sinh lớp 8 qua các năm học, tơi nhận thấy kỹ năng lập
phương trình hoá học của học sinh được củng cố vững chắc, kết quả học tập của học sinh
được nâng lên, cụ thể:
Bảng thống kê kết quả lập phương trình hóa học của học sinh
trong các bài kiểm tra một tiết (ở học kì II)
Năm học
HS lập đúng
HS lập sai PTHH
T.số
T.số điểm PTHH
HS
cho
phần
Tỉ
lệ
Tỉ
lệ
(khối 8) lập PTHH
SL
SL
(%)
(%)
2010-2011 103
(chưa áp
dụng
đề
tài)
2
61
59,2
42
40,8
2011-2012 110
2
78
70,9
32
29,1
2012-2013 105
2
85
81,0
20
19,0
Nhìn qua bảng thống kê số liệu theo từng năm học, ta thấy số lượng học sinh sau
khi vận dụng các phương pháp lập phương trình hố học nêu trên vào các bài làm kiểm
tra một tiết trong từng năm học tăng lên rõ rệt.
2. Kết luận
Trên đây là một số phương pháp giúp học sinh cân bằng nhanh, chính xác và phù
hợp với trình độ nhận thức chung của các em lớp 8-9 mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy
cho các em và đã thu được kết quả nhất định. Mỗi phương pháp tôi cố gắng nêu lên
những phản ứng đơn giản đến phức tạp và hay gặp.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Tuy vậy đề tài chỉ giới thiệu một số phương pháp lập phương trình hố học điển
hình mà học sinh thường gặp phải trong q trình học bộ mơn hố ở cấp trung học cơ sở.
Ngoài ra, lên cấp trung học phổ thơng các em cịn gặp nhiều phương pháp lập phương
trình hố học nhanh và chính xác khác nữa, trong đó có các phương pháp cân bằng như
“electron” hoặc “ion- eclectron”. Tuy nhiên với trình độ của học sinh lớp 8-9 chưa thể
cân bằng được theo các phương pháp này.
Trong suốt thời gian viết đề tài tôi luôn cố gắng thông qua thực tế giảng dạy trên
lớp để kiểm nghiệm đề tài. Trước tiên cần giúp học sinh nắm vững một cách có hệ thống
về cách cân bằng phương trình hố học. Sau đó từng bước nâng dần kĩ năng, tập dượt cho
các em lập các phương trình hố học từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình luyện tập
các em dần dần khắc phục các hạn chế của mình khi gặp phải. Học sinh sẽ bắt đầu cảm
nhận được niềm vui khi tự mình lập được phương trình hố học. Những học sinh khá giỏi
mơn Hố hứng thú tìm đến với các phương trình khó, những học sinh yếu cũng tự tin hơn
khi lập các phương trình cơ bản. Kết quả kiểm tra khả năng lập phương trình hố học của
học sinh cũng được nâng dần.
3. Kiến nghị, đề xuất
- Ngành giáo dục cần cung cấp thêm tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học được
đầy đủ, kịp thời để tạo điều kiện cho giáo viên được giảng dạy tốt hơn. Với những sáng
kiến kinh nghiệm hay, theo tôi nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận
dụng. Có như thế tay nghề và vốn kiến thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên.
- Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian
cũng như người chuẩn bị đồ dùng thiết bị dạy học để cho chúng tơi có thời gian hơn trong
khâu tìm tòi, nghiên cứu soạn giảng.
- Giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu, học hỏi và tham gia các lớp bồi
dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ để có những phương pháp dạy học phù hợp với từng
đối tượng học sinh. Tăng cường các hoạt động của học sinh trong giờ học bằng các biện
pháp hợp lí để làm cho học sinh trở thành các chủ thể hoạt động.
- Giáo viên cần phải có sự quan tâm đặc biệt cho từng đối tượng học sinh để giúp
các em học bộ môn Hố được tốt hơn.
- Học sinh cũng cần phải có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương
pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add