1
Tiểu luận
Thiết kế thương hiệu
2
Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
Là hệ thống nhận diện thương hiệu toàn diện, nhằm chuẩn hoá hình ảnh, logo của
thương hiệu, chuẩn phối hợp màu sắc, font chữ, kích thước để thương hiệu luôn có
sự đồng nhất trong thiết kế tạo ra những đặc điểm riêng biệt, giúp người nhìn nhận
biết, phân biệt thương hiệu mình với hàng ngàn thương hiệu khác trên thị trường.
Tư vấn thiết kế thương hiệuLà các ấn phẩm quảng cáo như Logo, poster, brochure,
leaflet, banner, streamer, letter, guidebook, Name Tags, Name card box,
Mediabackup, Folder, Flag, coaster and glass, DVD & Cover DVD……được tập
hợp từ những ý tưởng sáng tạo để thể hiện định vị thương hiệu bạn.
HTND Thương Hiệu hiệu mạnh phải
có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và
phải thể hiện được một bản sắc Văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu
quả của một HTND Thương hiệu là tính đại chúng cao.
Một công ty mạnh đánh giá một thương hiệu mạnh.
Tùy thuộc vào mức độ hoạt động của mỗi công ty và sản phẩm đến người tiêu
dùng như thế nào để công ty đó đưa ra kế hoạch cụ thể để thiết kế ra những ấn
phẩm thương hiệu riêng ang bản sắc của mình.
Một hệ thống nhận diện thương hiệu đẹp, được đánh giá cao còn tùy thuộc vào
chính sự cảm nhận của khách hàng, tính quảng bá của thương hệu đó, lét riêng
biệt trong thương hiệu và tính quyết định về màu sắc thương hiệu, với người tiêu
dùng, với chính đối thủ cạnh tranh của bạn. Nếu bạn đã quan tâm tới hệ thống
nhận diện thương hiệu là gì và cần thiết kế như thế nào với thương hiệu thì bạn lên
xem bài màu sắc với thiết kế thương hiệu
3
Những xu hướng tạo hình trong thiết kế logo
Trong vài năm gần đây, người ta lại có khuynh hướng trở lại với những logo mộc
mạc, giản dị. Xu hướng này tưởng chừng như đã biến mất một thời gian. Có khá
nhiều logo đã được thiết kế dựa trên các hình hình học, pha trộn với những vòng
xoắn đơn giản để tạo ra những cảm nhận thị giác.
1. Các giọt màu (Droplets)
Một vài giọt màu nhỏ sẽ gợi cảm nhận về sự kết hợp. Người ta thường sử dụng các
giọt màu làm biểu tượng cho sự hội tụ và liên kết, hòa hợp. Lối gây ấn tượng này
xem ra có vẻ phù hợp với các tổ chức kỹ thuật hoặc khoa học. Thông thường,
những hình này được thể hiện trên mặt phẳng, song một vài thiết kế có sử dụng
các điểm nhấn hoặc tạo bóng để mang lại ấn tượng về các chiều không gian.
2. Khả năng chắt lọc (Refinement)
Trong vài năm gần đây, người ta lại có khuynh hướng trở lại với những logo mộc
mạc, giản dị. Xu hướng này tưởng chừng như đã biến mất một thời gian. Có khá
nhiều logo đã được thiết kế dựa trên các hình hình học, pha trộn với những vòng
xoắn đơn giản để tạo ra những cảm nhận thị giác. Những lý do chủ yếu là sự kính
trọng quá khứ của những năm 70 và thời đại của những thiết kế logo kinh điển;
hay đó là sự tin cậy hơn đối với những hình học tự nhiên trong máy tính; hay cũng
có thể chỉ đơn giản bởi vì ngày càng ít những nhà thiết kế có kỹ năng vẽ tay đủ để
có thể phác thảo những logo minh họa?
3. Phong cách bình dân (Pop)
Biến đổi theo một vòng xoắn ốc giống như thời trang, 30 năm một lần trở lại xu
hướng cũ với những nét phá cách mới, ngày nay, các doanh nghiệp chuyên phục
4
vụ giới trẻ cũng như các công ty nhỏ thích thú sử dụng ngôn ngữ văn hóa bình dân
cuối thập niên 60, đầu thập niên 70. Việc sử dụng những định dạng ký tự, sau đó
phá cách một cách đặc biệt đã tạo nên một phong cách thiết kế logo có phần bình
dân khi nhào nặn các con chữ. Những logo dạng này thường trẻ, khỏe và như
những con sóng dữ dội.
4. Những vòng xoắn tự nhiên (Natural spirals)
Hãy thử tưởng tượng, vài giọt sơn màu tối rơi vào một hộp sơn trắng, sẽ loang
màu khi được khuấy nhẹ. Hay hình ảnh một đứa trẻ dùng đèn pin vẽ liên tục
những vòng tròn bằng ánh sáng trên bầu trời đêm. Chúng chính là hình ảnh những
vòng xoắn hay xoáy nước do thiên nhiên mang lại, không phải là sản phẩm trên
máy tính, nhưng chính sự pha trộn giữa những vòng xoắn hỗn loạn với những hình
hình học cơ bản trong các logo dạng này lại mang đến một cảm nhận về sự cùng
tồn tại và hòa hợp giữa trật tự và tự do.
5. Hình ảnh động vật (Animorphic)
Không ít doanh nghiệp đã thể hiện logo với hình tượng chính là các con vật biểu
tượng. Đây là một xu hướng thiết kế khá phổ biến và các nhà kinh doanh tin rằng
có một sự liên hệ khá chặt chẽ giữa sự phát triển của doanh nghiệp với đặc tính nổi
trội của các con vật biểu tượng. Phần lớn logo theo phong cách này là của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên cũng có những hình ảnh nổi tiếng như chú cá
voi của Pacific Life hay chú hươu của John Deere. Phong cách minh họa này đang
ngày càng biến đổi một cách mạnh mẽ.
5
6. Xu hướng xô nghiêng (Canted)
Bạn có nghĩ rằng bạn có thể làm cho những hình hình học rất đỗi khiêm tôn có
một gương mặt mới và trở nên đáng chú ý? Hãy xô nghiêng hay gói chúng vào
một khối cầu, chỉ đơn giản bởi một cái nháy chuột - điều không chỉ bạn, mà rất
nhiều nhà thiết kế có thể làm rất dễ dàng. Hãy cám ơn các phần mềm như
Freehand, Illustrator hay Corel Draw, chúng đã làm cho các logo không có chiều
sâu trở nên sống động hơn với giải pháp của thế giới 3D.
7. Gương mặt của những chữ cái (Alpha-face)
Trong nỗ lực làm cho hình ảnh doanh nghiệp trở nên thân thiện và gần gũi hơn,
những logo sử dụng các con chữ đã biến đổi chữ cái thành khuôn mặt hay hình
người bé nhỏ. Chữ cái với các hình dạng khác nhau trở thành mắt, mũi, tai, miệng
và tạo nên một logo. Lối thể hiện này đã xuất hiện khá lâu với nhiều thế hệ thiết kế
song các nhà thiết kế vẫn tiếp tục tìm kiếm những cách thức thể hiện mới mẻ và
sáng tạo hơn.
6
8. Tạo bóng (Shadows)
Hơi cứng nhưng lịch sự, việc tạo bóng mang lại cho các logo cảm nhận rõ rệt về vị
trí. Đôi khi, việc tạo bóng bên dưới các logo sẽ mang đến cho chúng một dáng vẻ
chắc chắn hơn. Khá nhiều logo không có đường ranh giới và người ta tạo bóng
chính là để khoanh vùng logo trong một bố cục có ý nghĩa. Họa sĩ Guy Billout đã
tạo bóng một cách khác với những tác phẩm của mình khi sử dụng các kỹ xảo kéo
dãn. Cách thức hết sức thú vị của anh là việc xoắn các hình tự nhiên để tạo bóng
một cách điêu luyện. Điều này đã truyền cảm hứng cho không ít các nhà thiết kế
khi tạo các bóng méo mó và đặt chúng vào những đường cong lạ lẫm.
9. Hiệu ứng đổi màu trong suốt (Transperancy)
Lâu nay không ít chúng ta vẫn thiết kế với một luật lệ lỗi thời. Đó là, một logo chỉ
nên sử dụng một màu, và phải là màu bệt. Thực tế là, ngày nay có rất nhiều logo,
như hình ảnh con bướm của hãng MSN, đã sử dụng hiệu ứng đổi màu trong suốt
để tạo nên các lớp màu phức tạp. Những mẫu thiết kế này hết sức hấp dẫn, rất đặc
biệt bởi sự mới lạ và nổi bật trong một thế giới các mẫu logo chỉ sử dụng một, hai
hoặc nhiều lắm là ba màu phẳng.
10. Xu hướng “Xanh” (Green)
Đây là một xu hướng mang tính ẩn dụ rõ nét. Việc sử dụng màu xanh nhấn mạnh
khả năng thân thiện với môi trường của doanh nghiệp. Xu hướng thiết kế này
mang lại một bầu không khí và hơi thở tươi mới cho một nền công nghiệp vốn
ngập tràn các màu đỏ, trắng và xanh nước biển. Những tổ chức phục vụ cộng đồng
cũng thích thú xu hướng này. Tuy vậy, nếu quá cường điệu khi tạo dựng hình ảnh
7
một doanh nghiệp xanh có thể sẽ làm cho doanh nghiệp trở nên hết sức lố bịch
trước công chúng khi sản phẩm của họ không đạt tiêu chuẩn “xanh”.
11. Dấu câu - những ký tự đặc biệt (Punctuation)
Trước đây, dấu câu - những ký tự đặc biệt trong dãy trên cùng của bàn phím được
dành riêng để diễn đạt sự coi thường. Ngày nay, chúng lại biểu tượng cho một
khuôn mặt tươi cười mãn nguyện. Điều này được tạo nên bởi khả năng sử dụng
ngôn từ ngắn gọn của giới trẻ dùng Internet, song đã ngày càng mở rộng và dễ
hiểu hơn với công chúng. Khá nhiều logo đã sử dụng ký tự @. Và người ta cũng
ngày càng khám phá những ý nghĩa đa sắc của các dấu câu. Chúng trở nên đa
nghĩa với cả các logo cũng như với những người viết quảng cáo (copywriters).
12. Các nhãn hiệu (Labels)
Một cách thể hiện logo rất trong sáng, đó là việc sử dụng các hình chiếu đơn giản.
Bên trong hình là những phông chữ rõ ràng hết sức nổi bật. Những logo dạng này
thể hiện chính xác những gì nhà thiết kế muốn nói. Không cần đến lối thể hiện
màu mè, trái lại, hết sức giản dị và chân thực.
13. Hình ảnh biểu tượng (Photo icons)
Đây là một lối đi quá dễ dàng. Một hình ảnh đơn giản, lấy trong các đĩa CD hình
8
ảnh miễn phí, đặc biệt lập trên nền trắng, với tên doanh nghiệp phía dưới, đã đủ để
tạo lập một logo dạng này. Cách tiếp cận này có phần quá đỗi đơn giản so với
những hình ảnh thị giác đã được phức tạp hóa, song đôi khi lại tạo ra những ấn
tượng riêng biệt.
14. Đường uốn lượn (Slinky)
Thay vì sử dụng những nét bút ngắn, những logo này lại sử dụng các hoa văn tạo
bởi các đường uốn lượn, liên kết với nhau theo một trật tự riêng đặt phía trên tên
doanh nghiệp, mang lại một cảm nhận khá hấp dẫn.
15. Những đường nét (Wire)
Đặt chiếc bút lên tờ giấy trắng và phác thảo một hình ảnh với những đường nét hết
sức cơ bản. Những nhà thiết kế đã quá bão hòa với những kỹ thuật thể hiện giờ
đây lại thích thú lựa chọn xu hướng thiết kế này. Theo đánh giá của các nhà
nghiên cứu, logo dạng đường nét vẫn tiếp tục mang lại sức hấp dẫn vài năm tới.
Thế nào là một slogan thành công
Slogan là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh hiện đại, bởi một câu ngắn gói
gọn vài từ lại có sức mạnh thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu.
Khác biệt giữa một slogan độc đáo và một slogan tệ có thể là khác biệt giữa một
9
công ty đứng nhóm trên và một công ty đang trên đường phá sản.
Do vậy, điều quan trọng là hiểu được các yếu tố hình thành nên một slogan hay:
1.Dễ nhớ:
Bạn có thể “vứt tiền qua cửa sổ” trong các chiến dịch quảng cáo nếu slogan không
ở lại trong trí nhớ khách hàng. Nhiều slogan có nhạc điệu hoặc như một câu hát
khiến người ta thích nghe và thích nhắc lại. Những slogan này nằm trong tiềm
thức khách hàng. Nhiều DN làm được điều này, ví dụ: "Ngân hàng Kiên Long -
sẵn lòng chia sẻ" hay "Sơn Nippon, sơn đâu cũng đẹp".
2. Hình tượng:
Slogan hình thành bằng từ ngữ chứ không phải hình ảnh, nhưng một slogan hay có
thể tạo ra liên tưởng hình ảnh. Chính vì vậy, khẩu hiệu "Nâng niu bàn chân Việt"
của Biti’s khiến sự liên tưởng rất thật; hoặc "Còn chút gì để nhớ" của cà phê Thu
Hà lại đưa ký ức bạn về với những chấm phá của phố Núi, của Tây Nguyên
3. Khác biệt:
Một slogan hay không những chỉ mang thông điệp đặc trưng của DN mà còn cho
khách hàng biết lý do tại sao nên chọn sản phẩm hay dịch vụ của DN đó. Rất
nhiều ví dụ được xem là gây ấn tượng mạnh như "Phong cách và phong cách" của
An Phước và Pierre Cardin, hoặc "Giá rẻ cho mọi nha"ø của Big C hay "Vang Đà
Lạt, vang của người Việt".
Ngược lại, khó có ấn tượng mạnh nếu slogan làm mọi người nhầm lẫn DN. Ví dụ:
"Người bạn đồng hành tin cậy" dễ khiến khách hàng liên tưởng đến công ty vận tải
hoặc du lịch hơn là của một ngân hàng.
4. Mời gọi tham gia:
Một trong những cách thể hiện sự hữu ích của slogan là nó khuyến khích khách
hàng dùng sản phẩm hay dịch vụ mà công ty cung cấp. Nhiều ví dụ kinh điển
trong trường hợp này gồm "Không thử sao biết?" của Coca-cola hay "Just Do It"
của Nike
Những slogan này rõ ràng có tác dụng khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản
phẩm. "Sử dụng cân Nhơn Hòa công bằng nhất", hay "Cả nhà đều thích" của
Vissan cũng thuộc trường hợp này.
5. Thể hiện ưu thế:
Nếu muốn khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn, tốt hết bạn nên cho biết lý do tại
10
sao. Slogan "Cuộc sống tươi đẹp hơn" của Gạch Đồng Tâm giúp khách hàng nhận
ra những tiện ích từ sản phẩm mà Công ty đang cung cấp. Hay slogan của
EuroWindow: "Cửa sổ chống ồn, tiết kiệm điện" cho biết rất rõ lợi ích của sản
phẩm
(vipmen.net)
Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân cũng chính là
màu sắc phù hợp với nguyên lý Ngũ Hành tương sinh, tương khắc. Đã có từ rất lâu
đời và không thể tách rời với con người phương Đông chúng ta đó là Ngũ Hành
trong phong thủy.
Màu sắc trong phong thủy chủ yếu hướng
đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hòa lý tưởng. Âm
là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu.
Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế
những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà.
Theo nguyên lý Ngũ Hành, môi trường gồm 5 yếu tố: Kim (kim loại), Mộc (cây
cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất) và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc
trưng.
- Màu Kim gồm: màu sáng và những sắc ánh kim
- Màu Mộc: màu xanh, màu lục
- Màu Thủy gồm: màu xanh biển sẫm, màu đen
- Màu Hỏa: màu đỏ, màu tím
- Màu Thổ gồm: màu nâu, vàng, cam
Tính tương sinh của Ngũ Hành: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim
sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Tính tương khắc của Ngũ Hành: Kim khắc Mộc, Mộc
khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Tương sinh, tương
khắc hài hòa, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như trong
11
cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thủy.
Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo nguyên lý Ngũ Hành trong
phong thủy là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng chung một kết quả. Chúng
tôi sẽ đưa ra một số ví dụ giúp bạn hiểu và hình dung thêm về màu sắc trong Ngũ
Hành của thuật phong thủy được áp dụng trong nội thất kiến trúc.
Gia chủ mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng
là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì
đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn
đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Gia chủ phải tránh những màu sắc
kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hỏa khắc Kim).
Cũng tương tự như vậy, gia chủ mệnh Thủy nên sử dụng tông màu đen, màu xanh
biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu
trắng bạch kim sinh Thủy). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như
màu vàng đất, màu nâu (Hoàng Thổ khắc Thủy).
Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh ngoài ra kết hợp với tông màu
đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông
màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc).
Gia chủ mệnh Hỏa nên sử dụng tông màu đỏ, màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp
với các màu xanh (Thanh Mộc sinh Hỏa). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu
đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hỏa).
Gia chủ mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết
hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hỏa sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc
kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh Mộc khắc Thổ).
Nắm được các quy luật trên kết hợp cùng nhà thiết kế, bạn sẽ có được đúng màu
sắc hợp với Ngũ Hành của mình.
Phong thủy trong thiết kế logo
Logo là một trong những dấu hiệu đầu tiên nhằm thể hiện và truyền đạt đến khách
hàng về thương hiệu sản phẩm. Nó phải tạo ra hình ảnh tích cực của công ty đó
bằng cách phát huy tối đa những thông tin thuận lợi dưới dạng ký hiệu và họa tiết.
Do vậy Logo phù hợp với phong thủy và mang tính nghệ thuật khái quát cao là
một trong những điều mà chủ thương hiệu nào cũng mong muốn.
Thiết kế Logo phải thỏa điều kiện:
12
- Thích hợp về mặt văn hóa
- Chứa đựng hình ảnh mong muốn và thể hiện chức năng các hoạt động của công
ty mà nó biểu trưng
- Phương tiện thông tin thị giác
- Cân bằng về màu sắc
- Nhịp điệu và tỉ lệ
- Tính mỹ thuật, tao nhã, chân phương, có điểm nhấn
- Hài hòa về kiểu dáng
- Có những mẫu tự thích hợp để góp phần thể hiện ý đồ một cách hợp lý và minh
bạch
- Cân bằng Âm – Dương và tương sinh về mặt Phong Thủy
Tác động Văn Hóa
Biểu tượng đưa vào logo phải thích ứng với bề dày văn hóa và lịch sử phát triển
của Công Ty. Văn hóa tập quán tích lũy lâu đời của một dân tộc và xã hội
Tinh tế chọn lọc để tránh gây phản cảm
Biểu tượng đưa vào logo phải thích ứng với bề dày văn hóa và lịch sử phát triển
của Công Ty. Văn hóa tập quán tích lũy lâu đời của một dân tộc và xã hội. Tinh tế
chọn lọc để tránh gây phản cảm.
Ví dụ: Một công ty có uy tín thành lập lâu đời với các nhà quản lý thuộc dòng họ
13
quý tộc có thể sử dụng gia huy mà trên đó có in tên công ty.
Thông tin thị giác
Biểu tượng mang tính sáng tạo, hợp lý, dễ hiểu là một logo tốt. Chúng truyền đạt
thông điệp trực tiếp và thẩm mỹ.
Một logo quá phức tạp sẽ khiến người xem không hiểu được và thất bại trong ý đồ
nó nhắm tới. Một logo quá đơn giản thì sẽ dễ bị trùng lặp với các logo khác và dễ
gây ngộ nhận cho người xem.
Sự cân bằng
1. Đảm bảo các hình khối, đường nét và khoảng cách được ghép nối tinh tế để họa
tiết được cân bằng đối xứng hoặc phi đối xứng.
2. Đạt được cân bằng về mặt phong thủy để các yếu tố âm – dương quân bình
Tỉ lệ trong thiết kế
Sự cân xứng là mối liên hệ tương đối giữa các vật và độ lớn như kích cỡ số lượng,
khối lượng, … Trong lĩnh vực thiết kế, sự cân xứng được thu hẹp trong sự liên hệ
về kích cỡ và độ lớn giữa các thành phần của bố cục.
Biểu Tượng
Phương pháp thiết kế này là một biểu tượng không kèm theo văn bản.
Biểu tượng phải tự nó truyền tải được thông điệp, điều quan trọng là thông điệp
phải rõ ràng. Phương pháp thiết kế này hiếm thấy trong nền kinh tế hiện nay.
Những thiết kế này thường thấy xuất hiện trên cờ, quốc huy, trong biểu tượng tôn
giáo, …
Văn Bản
Những biểu tượng ít cảm xúc nhất là biểu tượng chỉ có tên công ty và viết tắt bằng
những ký tự.
Sử dụng hiệu ứng 3 chiều (3D) là phổ biến nhất, thậm chí những font chữ bình
thường dễ làm người ta nhàm chán và ít gây ấn tượng.
Biểu tượng kết hợp với văn bản
Phương pháp thiết kế này được xem là hoàn hảo nhất trong thời điểm hiện nay. Nó
mang nhiều hàm ý về nghệ thuật maketing hiệu quả nhất vì nó bao gồm ấn tượng
của hình vẽ cách điệu cộng với câu khẩu hiệu (slogan) hoạt động của công ty.
Chữ viết cách điệu (Text Symbol Fusion)
Kỹ xảo đưa văn bản vào biểu tượng để cho ra một sản phẩm nghệ thuật là một
phương pháp thiết kế biểu tương kinh doanh hiệu quả
Fonts
- Sự kết hợp chữ thường và chữ hoa tạo nên sự nhấp nhô trong chuỗi văn bản, chữ
viết hoa nó phá vỡ khung đơn điệu của chuỗi văn bản
- Chúng ta đều hiểu font có chân là kiểu cổ và dễ đọc, font không chân là kiểu hiện
đại nhưng không nên sử dụng font quá nguyên bản mà phải cách điệu. Những
fonts viết tay lạ mắt trong một số trường hợp là tốt nhất, nhưng chúng đòi hỏi sự
phóng khoáng trong thiết kế.
- Khi tiêu đề trong biểu tượng là một tập hợp kích cỡ lớn tương đối, bạn phải giảm
khoảng cách giữa các ký tự.
14
- Trong một biểu tượng không nên dùng quá nhiều font chữ
Màu sắc
- Màu sắc nhằm mục đích gợi nên đặc thù, độ sáng và tạo các hiệu ứng 3 chiều cho
biểu tượng
- Màu sắc mang tính biểu tượng và để cân bằng âm dương cho màu biểu tượng
- Màu sắc để cường điệu hóa, ngụy trang và che đậy nền những yếu tố Phong
Thủy trong thiết kế Logo.
Tương sinh giữa các hành
Ngũ hành gắn liền với các hình khối cho nên khi áp dụng hình khối trong một biểu
tượng logo cho nên phải xét đến sự tương sinh giữa các hành. Hành kim gắn liền
với hình tròn và hình thuôn; hành mộc với các hình chữ
nhật cao, mỏng; hành thủy với hình zigzag và các hình
uốn lượn; hành hỏa với hình tam giác, hình nón và hình
chóp; hành thổ với hình vuông.
Sự tương sinh giữa các hành và các con số :
- Kim (tròn, trắng) và số 9 với thủy (zigzag, đen) và số
6.
- Mộc (chữ nhật, xanh lục) và số 8 với hỏa (tam giác,
đỏ) và số 7.
- Thủy (zigzag, đen) và số 6 với mộc (chữ nhật, xanh
lục) và số 8.
- Hỏa (tam giác, đỏ) và số 7 với thổ (vuông, vàng) và số
5.
- Thổ (vuông, vàng) và số 5 với kim (tròn, trắng) và số 9.
Chiến lược xây dựng thương hiệu
Khái niệm, tầm quan trọng của thương hiệu đối với họat động kinh doanh, cấu
trúc, qui trình, chiến lược xây dựng thương hiệu.
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm. Một thương
hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững. IBM,
BMW, Coca Cola và Shell là những ví dụ điển hình về thương hiệu doanh nghiệp,
Coca-cola, Dulux Paint và Foster Larger là những ví dụ điển hình về thương hiệu
sản phẩm.
Thương hiệu là một thành phần phi vật thể nhưng lại là một thành phần thiết yếu
của một doanh nghiệp. Một khi mà các sản phẩm đã đạt đến mức độ hầu như
không thể phân biệt được bằng tính chất, đặc điểm và lợi ích công dụng thì thương
hiệu là yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm. Thương hiệu nói lên
sự tin tưởng và sự an toàn. Bên Mỹ, người ta thống kê bình quân trong một ngày
15
người tiêu dùng tiếp xúc với khoảng 6 ngàn hoạt động quảng cáo, và mỗi năm có
tới hơn 25 ngàn sản phẩm mới ra đời. Sống trong một thế giới như vậy, thương
hiệu là yếu tố giúp người tiêu dùng không bị lẫn lộn, nó giúp người tiêu dùng vượt
qua mọi sự lựa chọn vốn ngày càng đa dạng khi mua một sản phẩm hay dịch vụ.
Nhiều người đã từng nghe về những cuộc thử nghiệm nếm Pepsi-coca và Coca-
cola mà kết quả cho thấy khi nếm sản phẩm "mù" rất ít người nhận ra sự khác biệt
giữa hai loại coca, nhưng khi được hỏi với sản phẩm có nhãn thì đến 65% người
tiêu dùng cho là mình thích Coca-cola hơn. Đây là một trong những yếu tố chỉ
định những giá trị mà chúng tôi xếp vào loại "các yếu tố vây quanh" một sản
phẩm.
Chiến lược xây dựng thương hiệu
Trong khuôn khổ bài viết nầy tôi xin bàn với các bạn một số cách tiếp cận phổ
biến nhất trong chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
1.Chiến lược thương hiệu dẫn dắt chiến lược sản phẩm.
Với chiến lược nầy, thương hiệu luôn luôn đi đầu. Người ta tạo ra sức mạnh cho
thương hiệu thông qua một chiến lược truyền thông đầy tham vọng nhằm mục
đích nhanh chóng chiếm được một định vị đã được tính toán trước cho thương
hiệu với thứ tự nhận biết cao, những giá trị, thuộc tính và hình ảnh thương hiệu
theo ý đồ đã vạch ra từ trước. Sản phẩm và giá được phát triển và xác định dựa
trên chiến lược thương hiệu, hay nói một cách khác là dựa trên vị trí mà thương
hiệu đã tạo dựng được.
Về mặt tổ chức bộ máy, bộ phận phụ trách brand đứng cao hơn hoặc ngang hàng
với bộ phận marketing.
Điểm mạnh:
- Điểm mạnh rõ rệt nhất của chiến lược nầy là tốc độ thâm nhập thị trường nhah
chóng của nó. Nó có thể đưa một thương hiệu mới vào vị trí top 3, top 5 trong một
thời gian chỉ vài tháng thông qua một chiến lược truyền thông dội bom.
- Hỗ trợ tốt cho kế họach thâm nhập thị trường, phát triển kênh phân phối.
- Nhanh chóng tao ra giá trị cộng thêm cho sản phẩm và giá trị thương hiệu.
- Thích hợp cho một chiến lược giá cao cấp nhờ vào các họat động truyền thông
ATL.
Điểm yếu:
Tuy nhiên, nó cũng là một chiến lược đầy rủi ro do những yếu tố sau đây:
16
- Đòi hỏi một ngân sách marketing khổng lồ. Nếu không đáp ừng đủ, sẽ không đạt
hiệu quả và có thể thương hiệu ấy sẽ chết yểu.
- Đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, chặc chẽ trong việc triển khai kế họach
marketing. Các kế họach liên quan như kế họach bán hàng, kế họach cung ứng và
kho vận, kế họach phát triển kênh phân phối, kế họach khuyến mãi phải được tổ
chức và phối hợp một cách nhịp nhàng nhằm để nắm bắt kịp thời những hiệu ứng
do truyền thông ATL tạo ra và những thành quả mà thương hiệu đạt được.
- Hầu như không có cơ hội làm lại nếu thất bại.
Chiến lược nầy thường phát huy tác dụng tốt hơn đối với thị trường B2C (thị
trường hàng tiêu dùng) nơi mà khách hàng mua sản phẩm vì họ tin vào những giá
trị vô hình (quan hệ tình cảm cá nhân đối với một thương hiệu, cá tính, đặc điểm
của một thương hiệu ).
Các thương hiệu theo chiến lược nầy có thể kể đến: Coca Cola, Pepsi, Nokia,
Nike, Number One, Trung Nguyên, Bia Lazer.
2. Chiến lược thương hiệu phụ thuộc vào chiến lược sản phẩm.
Với chiến lược nầy, thương hiệu được xây dựng dựa trên khả năng của doanh
nghiệp về công nghệ sản phẩm. Nói một cách khác, người ta xây dựng nên một
sản phẩm dựa trên khả năng công nghệ sáng tạo, tạo ra những điểm khác biệt nổi
bật cho sản phẩm, rồi xây dựng chiến lược truyền thông để đưa sản phẩm vào thị
trường thông qua một định vị thích hợp với tính năng, đặc điểm, lợi ích của sản
phẩm so với sản phẩm cạnh tranh.
Về mặt tổ chức bộ máy, bộ phận brand nằm dưới sự quản lý của bộ phận
marketing.
Điểm mạnh:
- Được xem là "chậm mà chắc", ít rủi ro vì thương hiệu được dựa trên nền tảng
"một sản phẩm tốt"được hỗ trợ bởi một nền tảng R&D mạnh.
- Không đòi hỏi một ngân sách marketing khổng lồ, nhiều thương hiệu được xây
dựng thậm chí không cần đến truyền thông ATL.
- Những thay đổi về thương hiệu không tạo ra rủi ro cao vì dựa trên chất lượng,
tính năng, lợi ích, sự khác biệt vật thể hơn là vì những giá trị phi vật thể như tình
cảm, cá tính của thương hiệu.
Điểm yếu:
- Tốc độ phát triển và thâm nhập thị trường chậm hơn so với chiến lược (1). Có thể
để vụt mất cơ hội, nều đối thủ cạnh tranh nhanh chân hơn.
17
- Khó đạt được định vị cao cấp trong một thời gian ngắn.
- Nguy cơ khi thế mạnh của sản phẩm bị yếu đi.
- Đòi hỏi duy trì ngân sách R&D liên tục để không ngừng cải tiến sản phẩm, tạo ra
sản phẩm mới.
Chiến lược thương hiệu nầy phù hợp với những doanh nghiệp tập trung chú trọng
vào chất lượng sản phẩm và công nghệ chuyên sâu, rất phổ biến đối với các nhóm
nghành nghề thuộc thị trường B2B nơi mà người mua chọn sản phẩm vì các giá trị
hữu hình (chất lượng, tính năng, lợi ích, công nghệ ) của sản phẩm nhiều hơn là
giá trị vô hình (quan hệ tình cảm cá nhân đối với một thương hiệu, cá tính, đặc
điểm của thương hiệu )
Các doanh nghiệp theo chiến lược nầy có thể kể đến 3M, Microsoft, Intel, Gạch
Đồng Tâm, Võng xếp Duy Lợi, Xi măng Hà Tiên, Pho 24
3. Chiến lược Hybrid
Trên thực tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp khởi đầu bằng chiến lược (1), sau
đó do sức ép cạnh tranh, họ buộc phải điều chỉnh chiến lược thương hiệu và áp
dụng cả chiến lược (2) để duy trì vị trí thị trường.
Đồng thời cũng có nhiều doanh nghiệp xuất phát điểm xây dựng thương hiệu dựa
trên nền tảng công nghệ sản phẩm (chiến lược 2), sau đó điều chỉnh chiến lược
bằng cách áp dụng thêm chiến lược (1) để tạo ra giá trị gia tăng cho thương hiệu.
Tóm lại.
Cùng một đích đến là xây dựng một thương hiệu mạnh nhưng có nhiều hướng đi.
Một chiến lược đã mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp A không có nghĩa là nó
cũng sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Bạn phải chọn cho mình một
hướng đi phù hợp với đặc điểm thị trường, tình hình cạnh tranh và khả năng của
doanh nghiệp bạn.