Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Giáo án cô anh (5a) tuần 2 (năm học 2020 2021)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.51 KB, 35 trang )

GIÁO ÁN TUẦN 2

Năm học : 2020- 2021

TUẦN 2
Thứ hai, ngày 14 tháng 9 năm 2020
LUYỆN TẬP

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số
thành phân số thập phân.
- Rèn kĩ năng đọc, viết phân số thập phân, kĩ năng chuyển một phân số thành phân số
thập phân.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình u thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành
Bài 1: Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số
- Cá nhân tự làm bài vào vở.
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
? Phân số thập phân là phân số như thế nào?
- Nhận xét và chốt cách viết phân số thập phân trên tia số.
*Đánh giá thường xuyên:


- Tiêu chí đánh giá: + HS biết viết PSTP thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số.
+ Thực hành viết đúng các phân số TP trong BT1
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 2: Viết phân số sau thành phân số thập phân
- Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm và cùng làm bài vào vở.
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
? Phân số thập phân là phân số như thế nào?
? Nêu cách chuyển một phân số thành phân số thập phân?
- Nhận xét và chốt cách chuyển phân số thành phân số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS biết cách chuyển phân số thành phân số thập phân.
+ Thực hành chuyển đúng các phân thành phân số TP trong BT2
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2
Năm học : 2020- 2021
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 3: Viết các phân số sau thành phân số thập phân có mẫu số là 100
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận cách làm và làm vào vở
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
? Muốn chuyển phân số thành phân số thập phân có mẫu số là 100 ta làm thế nào?
- Nhận xét và chốt cách chuyển phân số thành phân số thập phân có mẫu số cho trước.
*Đánh giá thường xuyên:

- Tiêu chí đánh giá: + HS biết cách chuyển phân số thành phân số thập phân có mẫu số
100.
+ Thực hành chuyển đúng các phân số trong BT3
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực hợp tác.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp với bố mẹ về cách viết, chuyển đổi các phân số thành phân số thập phân.
TẬP ĐỌC:
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (Trả
lời được các câu hỏi trong SGK).
- GDHS tự hào về những truyền thống của dân tộc.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
Bảng phụ viết Bảng thống kê trong bài
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu.
Cả lớp theo dõi, đọc thầm.

Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh



GIÁO ÁN TUẦN 2
Năm học : 2020- 2021
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các
bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cơ giáo giúp đỡ.
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong
nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
*Đánh giá thường xun:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng tồn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trơi chảy, lưu lốt.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
*Việc 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và
bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Ngạc nhiên vì thấy từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ
đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đõ gần 3000 tiến sĩ.
+ Câu 2: Triều đại Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất - 104 khoa thi.
Triều đại Lê có nhiều tiến sĩ nhất - 1780 tiến sĩ.
+ Câu 3: Việt Nam là một đất nước có một nền văn hiến lâu đời.
+ Chốt ND bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
*Việc 3: Luyện đọc lại

- GV hướng dẫn luyện đọc đoạn 1.
- Cặp đôi cùng luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc diễn cảm, biết nhấn giọng một số từ ngữ gợi cảm.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
- Nói cho người thân biết truyền thống coi trọng đạo học của người dân Việt Nam ta.

Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2

Năm học : 2020- 2021

KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Hãy kể 1 câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về 1 anh hùng, danh nhân của nước
ta.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng,
đủ ý
- Hiểu được nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GDHS cảm phục được lòng yêu nước của các vị anh hùng qua nội dung các câu
chuyện.

- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu lốt, thể hiện được giọng
nói của nhân vật.
*HS có năng lực: Tìm được truyện ngồi SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động
II.Chuẩn bị: Một số truyện kể về anh hùng, danh nhân của nước ta.
III. Hoạt động học:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Tìm hiểu đề
- HS đọc đề bài.
- GV gạch chân dưới các từ ngữ: anh hùng, danh nhân của nước ta, được nghe, được đọc.
- Y/c nhóm trưởng hướng dẫn nhóm đọc phần gợi ý của bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Dựa vào gợi ý ở SGK, chọn được một câu chuyện em đã nghe hay
đx đọc nói về một vị anh hùng, danh nhân của nước ta.
+ Trình tự kể một câu chuyện: Giới thiệu câu chuyện (Nêu tên câu chuyện, nêu tên nhân
vật); kể diễn của câu chuyện.
- Phương pháp: Quan sát.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn.
*Việc 2: Kể chuyện
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm nối tiếp nhau tập kể li cõu
chuyn.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghÜa c©u chun
- HS thi kĨ trước líp. GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn ngi k câu
chuyện hay nhÊt.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài khơng, có hay,
mới và hấp dẫn khơng?
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh



GIÁO ÁN TUẦN 2

Năm học : 2020- 2021

+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, kể chuyện, tôn vinh.
*Việc 3: Nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Tự suy nghĩ, nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cá nhân chia sẻ nội dung, ý nghĩa câu chuyện trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được ý nghĩa câu chuyện
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Tìm một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi những anh hùng, danh
nhân của nước ta để kể cho bạn nghe.
Kü thuËt

ĐÍNH KHUY HAI LỖ (Tiết 2)

I.MỤC TIÊU:

- Biết cách đính khuy hai lỗ.

- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
- Hs u thích mơn học.
* Học sinh khéo tay đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu, khuy đính
chắc chắn.
II. ĐỒ DÙNG:

1. Giáo viên: - SGK, SGV
- Bộ đồ dùng CKT
2. Học sinh: - SGK, bộ đồ dùng CKT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động: - Hát tập thể 1 bài
- Kiểm tra sách, vở dụng cụ mơn học
Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: - HS có đủ sách, vở dụng cụ mơn học
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
2. Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài - Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2

Năm học : 2020- 2021

* Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

Việc 1: Đọc các nội dung mục 1, 2 (SGK)
Việc 2: Trả lời câu hỏi (ghi nhanh ra nháp):
+ Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy (vạch dấu các điểm đính khuy và đính
khuy vào các điểm vạch dấu).
Việc 1: Trao đổi với bạn
Việc 2: Thống nhất kết quả và báo cáo với cô giáo.
Quan sát cô giáo thao tác mẫu.
- HS thực hành kĩ thuật.: HS hoạt động theo nhóm.
Gv theo dõi, giúp đỡ.
ĐGTX

- Tiêu chí đánh giá: HS biết được cách đính khuy 2 lỗ. Đính được ít nhất một khuy hai lỗ
- PP: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
* HS trưng bày sản phẩm.
HS trưng bày sản phẩm. Nhận xét chọn sản phẩm đẹp, tuyên dương.
ĐGTX

- Tiêu chí đánh giá: HS đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Học sinh khéo tay đính được ít
nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu, khuy
- PP: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Chia sẻ với bạn, người thân về nội dung bài học.

Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2


Năm học : 2020- 2021

Thứ ba, ngày 15 tháng 9 năm 2020
TỐN:
ƠN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số.
- Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ hai phân số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(a, b), bài 3.
II.Chuẩn bị:
Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình u thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Củng cố cách cộng, trừ hai phân số cùng mẫu số
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện tính:
- Gọi đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
? Muốn cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào?
- Chốt: Muốn cộng (trừ) 2 p/s cùng MS ta cộng (trừ) hai tử số với nhau giữ nguyên
MS.
*Việc 2: Củng cố cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số
Thực hiện tương tự cách cộng (trừ) hai phân số cùng mẫu số
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:

+ HS nắm chắc cách thực hiện cộng (trừ) hai phân số cùng (khác) mẫu số.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính
- Cá nhân tự làm bài vào vở.
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách thực hiện cộng (trừ) hai phân số cùng (khác) mẫu số.
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2
Năm học : 2020- 2021
+ Thực hành đúng, chính xác các phép tính cộng (trừ) hai phân số cùng (khác) mẫu số
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 2: Tính
- Cặp đơi trao đổi với nhau cách làm rồi làm bài vào vở câu a, b.
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách thực hiện cộng (trừ) STN với PS; PS với STN.
+ Thực hành đúng, chính xác các phép tính cộng (trừ) trong BT2
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

+ Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 3: Giải tốn
- Nhóm trưởng điều hành nhóm tự đọc bài tốn, phân tích và xác định
dạng toán rồi giải vào bảng phụ.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt cách giải bài tốn.
*Đánh giá thường xun:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm cách giải dạng toán liên quan đến cộng (trừ) phân số.
+ Vận dụng giải đúng, chính xác nội dung BT3.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng bố mẹ về cách thực hiện cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai
phân số khơng cùng mẫu số.
CHÍNH TẢ: (Nghe - viết) LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe - viết đúng bài CT; khơng mắc q 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức
bài văn xi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần của
các tiếng vào mơ hình, theo u cầu (BT3).
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2
Năm học : 2020- 2021

- Giáo dục học sinh ý thức viết chữ cẩn thận, đẹp.
- Tự học, hợp tác nhóm.
*ND điều chỉnh: Giảm bớt các tiếng có vần giống nhau ở BT2.
II.Chuẩn bị:
Bảng phụ
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ.
- GV giới thiệu bài học.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm cách trình bày bài thơ lục bát.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện

chữ viết.
- GV đọc - học sinh viết chính tả. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh yếu.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: mênh mơng, dập dờn, in sâu, nghèo
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2
Năm học : 2020- 2021
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét.
*Việc 2: Làm bài tập
Bài 2: Ghi lại phần vần: trạng nguyên, Hiền, khoa thi, làng Mộ Trạch, Bình Giang
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Bài 3: Chép phần vần của từng tiếng vừa tìm được vào mơ hình cấu tạo
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hồn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Mơ hình cấu tạo vần: Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm
chính và thanh. Có tiếng chỉ có âm chính và thanh.
+ Chép đúng tiếng, vần vào mơ hình: Trạng (vần ang), ngun (vần un), ...
+ Tự học tốt hồn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.

C. Hoạt động ứng dụng: - Tập viết lại những chữ mình chưa hài lịng.
- Biết trình bày đúng một văn bản đẹp mắt, khoa học và sáng tạo.
ĐẠO ĐỨC:
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (TIẾT 2)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp
dưới học tập.
- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu. Vui và tự hào là học sinh
lớp 5.
- GD HS có ý thức học tập và rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
- Năng lực: Phát triển năng lực giao tiếp, ứng xử lịch sự, tự tin; năng lực hợp tác;
năng lực giải quyết vấn đề.
*HS có năng lực: Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập và rèn luyện
II.Chuẩn bị: Bảng phụ; phiếu học tập; tranh vẽ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình u thích.
- GV giới thiệu bài học.
2.Hình thành kiến thức:
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2
*Việc 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.

Năm học : 2020- 2021

- Nhóm trưởng cho các bạn lần lượt trình bày kế hoạch phấn đấu của cá nhân
mình trong năm học này rồi cho cả nhóm cùng thảo luận, góp ý xây dựng cho kế

hoạch phấn đấu của bạn được hoàn thiện hơn.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại nội dung: Bổ sung kế hoạch phấn đấu của các nhóm và động
viên HS thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đánh giá kĩ năng bày tỏ ý kiến của HS về kế hoạch phấn đấu của
cá nhân.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng.
*Việc 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.

- Cặp đôi kể cho nhau nghe về tấm gương các HS lớp 5 gương mẫu (trong lớp, trong
trường, sưu tầm qua báo, đài)
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: Nhiệm vụ của học sinh lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện.
? Qua những tấm gương đó, em cần học tập ở các bạn những điều gì?
- GV giới thiệu thêm một vài tấm gương khác.
*KL : Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Kể được một số tấm gương của HS lớp 5 thể hiện tính gương
mẫu.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, kể chuyện, tôn vinh HS.
*Việc 3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề “Trường em”.
- Nhóm trưởng cho các bạn thảo luận về một số bài hát, bài múa, bài thơ hoặc giới
thiệu tranh vẽ về chủ đề “Trường em”.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi múa hát, đọc thơ hoặc giới thiệu tranh vẽ về chủ đề
“Trường em”.
- Nhận xét và chốt lại nội dung: Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5, thấy rõ
trách nhiệm đối với trường, lớp .

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được một số bài hát, bài múa, bài thơ, tranh vẽ nói về những
việc làm của HS lớp 5.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2
Năm học : 2020- 2021
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng: - Cùng nhau đoàn kết, giúp đỡ bạn mình thực hiện tốt
nhiệm vụ của học sinh lớp 5.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc cính tả đã học
(BT1); Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); Tìm được một số từ
chứa tiếng quốc (BT3).
- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, q hương (BT4).
- GDHS u thích mơn Tiếng Việt.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngơn ngữ.
*HS có năng lực: Có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở BT4.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ; Từ điển
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình u thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân u những từ

đồng nghĩa với Tở quốc.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc thầm bài “Thư gửi các HS” hoặc “Việt
Nam thân yêu” thảo luận, tìm các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và làm vào VBT.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt: Các từ đồng nghĩa với Tổ quốc có trong bài tập đọc và bài
chính tả đã học.
*Đánh giá thường xun:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng các từ đồng nghĩa với Tổ quốc
+ Bài Thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông.
+ Bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Bài 2: Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ “Tở quốc”.
- Cặp đơi trao đổi, thảo luận, tìm thêm các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và
làm vào VBT.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trị chơi “Ai nhanh ai đúng”.
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2
Năm học : 2020- 2021
- GV nhận xét và chốt: Các từ đồng nghĩa với Tổ quốc.
*Đánh giá thường xun:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm được các từ đồng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, giang sơn,
quốc gia, q hương.
Tiêu chí

HTT

HT


CHT

1.Tìm được nhiều từ đúng
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
- Phương pháp: Quan sát.
- Kĩ thuật: Phiếu đánh giá tiêu chí.
Bài 3: Tìm thêm những từ chứa tiếng quốc.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận, tìm các từ chứa tiếng quốc, thư ký
viết kết quả thảo luận vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trị chơi “Ai nhanh ai đúng”.
- GV cùng lớp nhận xét và chốt lại các từ chứa tiếng quốc.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm được các từ chứa tiếng quốc: vệ quốc, ái quốc, quốc gia,
quốc ca, quốc tế, quốc dân, quốc doanh, quốc học, quốc huy, quốc kì, quốc hội, ....
Tiêu chí

HTT

HT

CHT

1.Tìm được nhiều từ đúng
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
- Phương pháp: Quan sát.

- Kĩ thuật: Phiếu đánh giá tiêu chí.
Bài 4: Đặt câu với 1 trong những từ ngữ: quê hương, quê mẹ, quê cha đất tổ, nơi
chôn rau cắt rốn.
- Cá nhân tự đặt câu vào VBT: HS có năng lực đặt câu được với tất cả các từ
còn HS khác đặt 1 câu.
- Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt trước lớp.
- GV nhận xét và sửa sai, chốt lại câu đúng
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2

Năm học : 2020- 2021

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đặt câu đúng yêu cầu và hay.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi đáp cùng bạn bè hoặc bố mẹ các từ đồng nghĩa với
Tổ quốc.
- Vận dụng đặt câu với các từ đồng nghĩa đó (3 câu).
ƠL TIẾNG VIỆT:
ƠN LUYỆN TUẦN 2
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc và hiểu các câu ca dao về cảnh đẹp đất nước. Biết chia sẻ cảm nhận của bản
thân về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.
- Hiểu và vận dụng được các từ đồng nghĩa trong nói và viết.
- GD HS biết u thích thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. Chuẩn bị:

- Phiếu học tập; bảng phụ.
III. Hoạt động học.
A. Hoạt đông cơ bản:
*Khởi động:
- Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm quan sát tranh và nói với bạn cùng biết
về cảnh vật mình u thích có trong tranh, giải thích lý do?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
? Các em đã được ngắm nhìn những cảnh đẹp nào của đất nước?
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nêu được cảnh vật mình u có ở trong tranh và giải thích lí do
vì sao em thích cảnh vật đó.
+ Nêu được những cảnh đẹp của đất nước mà mình từng nhìn thấy: Phong Nha Kẽ
Bàng, vịnh Hạ Long, ...
- Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Đọc các câu ca dao “Cảnh đẹp đất nước” và TLCH
- Cá nhân đọc thầm truyện và tự làm bài vào vở ôn luyện TV trang 11 +12.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Những nơi được nhắc đến trong bài ca dao: Hà Nội, Nghệ An, Huế, Bến Tre,
Đồng Tháp Mười.
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2
Năm học : 2020- 2021

+ Câu 2: Cảnh vật ở đó rất đẹp, thanh bình, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, có nhiều đồ
quý, hải sản phong phú.
+ Câu 3: Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có.
+ Câu 4: Em tán thành với ý kiến này. Bởi vì có yêu quê hương đất nước, tác giả mới
miêu tả được cảnh đẹp của đất nước một cách rõ nét, sinh động.
+ Chốt ND bài: Bài ca dao ca ngợi những cảnh đẹp của đất nước, sự giàu có về tài
nguyên thiên nhiên..
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
*Việc 2: Nối từ ở ô chữ bên trái với lời giải nghĩa thích hợp ở ơ chữ bên trái.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm thảo luận, làm vở ơn luyện TV trang 12.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại nội dung
*Đánh giá thường xun:
- Tiêu chí đánh giá: Nối đúng từ ở ơ chữ bên trái với lời giải nghĩa thích hợp:
+ Ít: có số lượng nhỏ hoặc ở mức thấp.
+ Thưa: có ít và cách xa nhau.
+ Vắng: không thấy hoặc ít thấy có người.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 3: : Em và bạn chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi thảo luận, làm vở ôn luyện TV trang 13.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
? Từ đồng nghĩa là những từ như thế nào?
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Củng cố khái niệm từ đồng nghĩa.
+ Điền đúng từ để hoàn chỉnh câu văn:
a) Tiếng ru êm đềm của mẹ đưa bé vào giấc ngủ say.

b) Em tôi ngủ trong chăn đệm êm ấm.
c) Hình ảnh ngọn khói lam chiều gợi lên vẻ dịu êm của phong cảnh làng quê.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Ôn lại bài.
- Sưu tầm và đọc cho người thân nghe một số bài ca dao, thơ ca ngợi cảnh đẹp của
quê hương đất nước.

Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIO N TUN 2
Nm hc : 2020- 2021
HĐNGLL: ATGT bài 1, 2: biển báo hiệu giao thông đNG bộ
K NNG I XE P AN TON
I. Mục tiêu:

- Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo giao thông đà học.
- Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao
thông mới.
- Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông. Có thể mô
tả lại nội dung các biển báo.
- Giáo dục HS ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi ngi tuân theo
hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông khi đi đng.
- Chấp hành tốt luật giao thơng.
II. CB: C¸c biĨn b¸o ®· häc.
PhiÕu häc tËp
III.ho¹t ®éng d¹y häc:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN


1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học:
- Giới thiệu bài, ghi đề
B. HOẠT NG THC HNH

1. Biển báo hiệu giao thông ng b
Vic 1: Trò chơi phóng viên.
- ở gần nhà bạn có những biển báo nào?
- Những biển báo đó đợc đặt ở đâu?
- Những ngi ở gần đó có biết ni dung các biển báo đó không?
- Theo bạn tại sao có ngời lại không tuân theo hiệu lệnh của biển
báo ®ã?
- Lµm thÕ nµo ®Ĩ mäi ngưêi chÊp hµnh theo lệnh của biển báo
đó?
Vic 2: Ôn lại các biển báo ®· häc
BiĨn b¸o cÊm, BiĨn b¸o nguy hiĨm, BiĨn hiƯu lƯnh, BiĨn
chØ dÉn
Việc 3: Chia sẻ
- BiĨn b¸o cÊm: CÊm rẽ trái, cấm rẽ phải, cấm xe gắn máy.
- Biển báo nguy hiểm:
- Biển chỉ dẫn:
Vic 4: HS mô tả lại bằng lời các biển báo.
Vic 5: GV kt lun
* Đánh giá:
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2
-Tiêu chí: hiểu được các biển báo giao thông

- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
2. Kĩ năng đi xe đạp an toàn

Năm học : 2020- 2021

Hướng dẫn HS kĩ năng đi xe đạp an toàn
Chon đường đi an toàn.
* Đánh giá:
-Tiêu chí: Có kĩ năng đi xe đạp an tồn
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- DỈn HS thùc hiƯn tèt khi tham gia giao th«ng

Thứ tư, ngày 16 tháng 9 năm 2020
TỐN:
ƠN TẬP: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết thực hiện phép nhân, phép chia hai phân số.
- Rèn luyện kĩ năng nhân, chia hai phân số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(cột 1, 2), bài 2(a, b, c), bài 3.
II.Chuẩn bị:
Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:

- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình u thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Củng cố cách nhân hai phân số
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện tính:
- Gọi đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
? Muốn nhân hai phân số ta làm thế nào?
- Chốt: Muốn nhân hai p/s ta lấy TS nhân với TS, MS nhân với MS.
*Việc 2: Củng cố cách chia hai phân số
Thực hiện tương tự cách nhân hai phân số.
*Đánh giá thường xuyên:
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2

Năm học : 2020- 2021

- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách thực hiện phép nhân (chia) hai phân số.
+ Vận dụng thực hành đúng.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính
- Cá nhân tự làm bài vào vở cột 1 và 2.
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên:

- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách thực hiện nhân chia) hai phân số.
+ Thực hành đúng, chính xác các phép tính nhân (chia) hai phân số.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 2: Tính
- Cặp đơi trao đổi với nhau cách làm rồi làm bài vào vở câu a, b, c.
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách thực hiện phép nhân (chia) 2phân số bằng cách giản ước.
+ Vận dụng thực hành đúng, chính xác các phép tính nhân; chia trong BT2.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin, sáng tạo.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 3: Giải tốn
- Nhóm trưởng điều hành nhóm tự đọc bài tốn, phân tích và xác định
dạng tốn rồi giải vào bảng phụ.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt cách giải bài toán.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2
Năm học : 2020- 2021

+ HS nắm cách giải dạng tốn liên quan đến tính diện tích HCN và phép nhân (chia)
phân số.
+ Vận dụng giải đúng, chính xác nội dung BT3.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng bố mẹ về cách thực hiện nhân (chia) hai phân số.
- Thực hiện đo chiều dài, chiều rộng của sân nhà mình rồi tính diện tích của cái sân
đó.
TẬP ĐỌC:
SẮC MÀU EM U
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- HS đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết .
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài thơ: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu,
những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ. (Trả lời các CH ở SGK; HTL
những khổ thơ em thích)
- GDHS yêu quê hương đất nước.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình,
bày tỏ cảm nhận của mình về vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
*HS có năng lực: Học thuộc tồn bộ bài thơ.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ ghi đoạn luyện
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Luyện đọc

- GV đọc mẫu.
Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu,
các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cơ giáo giúp đỡ.
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong
nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
*Đánh giá thường xun:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trơi chảy, lưu lốt.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2
*Việc 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.

Năm học : 2020- 2021

- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá
và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Yêu tất cả các sắc màu: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu.
+ Câu 2: Màu đỏ: màu máu, màu cờ TQ, màu khăn quàng đội viên.
Màu xanh: màu của đồng bằng, rừng núi, biển cả và bầu trời. ...
+ Câu 3: Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước.

+ Chốt ND bài: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người
và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
*Việc 3: Luyện đọc lại
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc, ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- GV đọc mẫu khổ thơ đầu và khổ thơ cuối.
- GV hướng dẫn luyện đọc đoạn: Mùa lúa chín dưới đồng vàng xuộm ... vàng mới.
- Cặp đôi cùng luyện đọc diễn cảm khổ thơ đầu và khổ thơ cuối.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trước
lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Tổ chức cho HS nhẩm HTL từng khổ thơ sau đó học thuộc lịng cả bài.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lịng những khổ thơ mình thích, thi học thuộc lòng cả
bài thơ.
- GV nhận xét và khen những học sinh thuộc bài và đọc hay.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc diễn cảm, biết nhấn giọng một số từ ngữ gợi cảm.
+ Nhẩm đọc để thuộc lịng những khổ thơ mình thích, học thuộc lòng cả bài thơ.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
- Vận dụng viết đoạn văn ngắn nói về cảm nhận của mình trước vẻ đẹp của đất nước.

Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2


Năm học : 2020- 2021

Thứ năm, ngày 17 tháng 9 năm 2020
HỖN SỐ

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc, viết hỗn số; biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
- Nắm chắc cấu tạo của hỗn số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2a.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn; tự tin.
II.Chuẩn bị: Các tấm bìa hình trịn và hình vng như SGK; Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình u thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:

*Việc 1: Giới thiệu bước đầu về hỗn số.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm quan sát mơ hình, tự nêu bài tốn và trình bày kết quả
của bài tốn.
- Gọi đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét kết quả các nhóm đưa ra và nói: Trong cuộc sống và trong tốn học, để
biểu diễn số bánh mẹ cho Lan, người ta dùng hỗn số. Có 2 cái bánh và
viết gọn thành 2

3
cái bánh ta

4

3
3
cái bánh. 2 gọi là hỗn số, đọc là hai và ba phần tư.
4
4

- GV viết hỗn số lên bảng hướng dẫn HS xác định các phần của hỗn số và đọc
2

Phần nguyên

3
4

phần phân số

- Yêu cầu HS viết hỗn số 2

3
và nêu cách viết.
4

*Việc 2: Đặc điểm của hỗn số và cách đọc, viết hỗn số.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận:

Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh



GIÁO ÁN TUẦN 2
+ So sánh phân số

Năm học : 2020- 2021

3
và 1.
4

+ Cách đọc, viết hỗn số.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị.
+ Khi đọc (viết) hỗn số ta đọc (viết) phần nguyên rồi đọc (viết) phần p/s.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc khái niệm; đặc điểm; cách đọc; viết hỗn số.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Dựa vào hình vẽ để viết rồi đọc hỗn số thích hợp
- Nhóm trưởng điều hành nhóm quan sát mơ hình để viết rồi đọc hỗn số.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ, phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt cách đọc, viết phân hỗn số dựa vào mô hình.
*Đánh giá thường xun:
- Tiêu chí đánh giá: + HS biết dựa vào hình vẽ để đọc; viết hỗn số.
+ Vận dụng viết; đọc đúng các hỗn số dựa vào các hình vẽ trong BT1.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 2a: Viết hỗn số thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số
- Cá nhân tự làm bài vào vở.
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
? Hỗn số gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?
? Khi viết hỗn số dưới mỗi vạch của tia số, bạn viết như thế nào?
- Nhận xét và chốt cách viết hỗn số trên tia số.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS biết viết hỗn số thích hợp dưới mỗi vạch của tia số.
+ Vận dụng viết đúng các hỗn số theo yêu cầu trong BT2.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2

Năm học : 2020- 2021

C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng bố mẹ về cấu tạo hỗn số, đặc điểm của hỗn số.

TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối (BT1).

- Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết
được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
- Giúp HS u thích say mê mơn học.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình u thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tìm những hình ảnh em thích.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau theo nội dung sau:
+ Đọc kĩ bài văn “Rừng trưa” và “Chiều tối”.
+ Gạch chân những hình ảnh em thích.
+ Giải thích tại sao em thích hình ảnh đó.
- Từng HS trình bày nối tiếp theo các câu hỏi đã gợi ý.
- Nhận xét và tuyên dương HS tìm được hình ảnh đẹp, giải thích rõ lý do.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nêu được hình ảnh mình thích: Những thân cây tràm vỏ trắng
vươn lên trời ... đầu lá rủ phất phơ. ... (Bài Rừng trưa)
+ Lí giải: Vì hình ảnh đó miêu tả được vẻ đẹp của cây tràm. Nhìn từ xa, thân cây
giống như cây nến khổng lồ.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài 2: Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (trưa, chiều) trongvườn
cây

Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh



GIÁO ÁN TUẦN 2

Năm học : 2020- 2021

- Yêu cầu HS dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, viết đoạn văn tả cảnh một buổi
sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây.
- Tổ chức cho HS giới thiệu cảnh mình định tả:
- Cá nhân tự làm bài.
- GV hổ trợ: Sử dụng dàn ý các em đã lập, chuyển một phần của dàn ý đã lập thành
một đoạn văn. Em có thể miêu tả theo trình tự thời gian hoặc miêu tả cảnh vật vào
một thời điểm. Đây chỉ là một đoạn trong phần thân bài nhưng vẫn phải đảm bảo có
câu mở đoạn, kết đoạn.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nối tiếp nhau đọc đoạn văn mình vừa viết.
- GV cùng lớp nhận xét và sửa các lỗi sai: + Lỗi dùng từ, đặt câu.
+ Lỗi chính tả.
+ Lỗi diễn đạt.
- Nhận xét và tuyên dương một số bạn viết tốt.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Trình bày đúng hình thức một đoạn văn: Một đoạn văn phải có
câu mở đoạn, câu kết đoạn.
+ Tả bao quát vườn cây rồi tả từng cảnh của vườn cây.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng: - Tập viết lại những câu văn chưa hài lịng.
- Tập viết thành bài văn hồn chỉnh tả cảnh vườn cây vào buổi sáng (trưa, chiều)
LỊCH SỬ: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I.Mục tiêu:
- Nắm được một vài đề nghị về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm

cho đất nước giàu mạnh.
- Biết đồng tình với những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- GDHS u thích mơn lịch sử.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác
*HS có năng lực: Biết những lí do khiến cho đề nghị cải cách của Nguyễn Trường
Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe và thực hiện.
II.Chuẩn bị: Tranh ảnh minh họa, phiếu học tập.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình u thích.
- GV giới thiệu bài học.
2. Bài mới:
*HĐ1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ:
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 2

Năm học : 2020- 2021

- Việc 1: Cặp đôi giới thiệu cho nhau nghe về ông Nguyễn Trường Tộ theo
gợi ý:
+ Năm sinh và năm mất của Nguyễn Trường Tộ? + Quê quán của ông?
+ Trong cuộc đời của ơng được đi đâu và tìm hiểu những gì?
+ Ơng đã có những chính sách gì để cứu nước nhà ra khỏi tình trạng lúc bấy giờ?
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Việc 3: GV nhận xét và chốt: Một số nét chính về tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ: Ông sinh năm 1830,

mất năm 1871, xuất thân trong một gia đình Cơng giáo ở làng Bùi Chu, huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ bé, ông đã nổi tiếng thông minh, học giỏi được người dan
gọi là Trạng Tộ. Năm 1860, ông được sang Pháp, ơng quan sát, tìm hiểu sự văn minh,
giàu có của nước Pháp. Ông nghĩ rằng phải thực hiện cách tân thì mới thốt khỏi đói
nghèo.
- Phương pháp: Quan sát.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn.
*HĐ2: Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực đân Pháp:
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành thảo luận theo ND sau, thư kí viết kết quả
thảo luận vào phiếu học tập: ? Tại sao thực dân Pháp dễ dàng xâm lược nước ta như
vậy?
? Điều đó cho thấy tình trạng của nước ta lúc bấy giờ như thế nào ?
? Tình hình đất nước như trên đặt ra yêu cầu gì khỏi lạc hậu ?
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Việc 3: Nhận xét và chốt: Tình hình đất nước ta lúc bấy giờ. Yêu cầu tất yếu đối với
hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ là phải thực hiện canh tân đất nước. Hiểu được điều
đó Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên vua Tự Đức và triều đình bản đề nghị canh tân đất
nước.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nắm được tình hình đất nước ta lúc bầy giờ.
+ Sự cần thiết phải thực hiện canh tân đất nước để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn,
lạc hậu.
- Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
*HĐ3: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ:
- Việc 1: GV yêu cầu HS đọc thầm thông tin ở SGK và TLCH:
? Nguyễn Trường Tộ đưa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước ?
? Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào về đề nghị của ông?
? Nhân dân ta đánh giá như thế nào về những đề nghị canh tân đất nước của NTT ?
Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Anh



×