Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh Viêm Vú Ở Lợn Nái potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.39 KB, 5 trang )




Bệnh Viêm Vú Ở Lợn
Nái

Viêm vú (Mastilis) là căn bệnh thường gặp ở lợn nái do bị viêm một hay
nhiều tuyến vú gây nên bởi vi khuẩn hoặc bệnh thứ cấp từ căn bệnh khác
mang lại. Xuất hiện ngay sau khi lợn đẻ hoặc có hiện tượng lâm sàng khoảng
nửa ngày sau khi lợn đẻ.

Ảnh minh hoạ

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
1. Nguyên nhân
Có 3 tác nhân gây bệnh chính là khuẩn Coliform, tụ cầu Streptococcus,
Streptococci và những loại khuẩn phụ khác.
- Viêm do khuẩn Coliform: Khuẩn Coliform có liên quan mật thiết với khuẩn
E.coli, thủ phạm gây bệnh viêm vú rất tiềm ẩn, giảm lượng sữa thậm chí còn
gây "tịt sữa". Triệu chứng dễ nhận biết là da vùng xung quanh tai và đuôi biến
màu. Khuẩn có cả trong phân và nước tiểu nên ảnh hưởng rất lớn đến đàn lợn
con.
- Do nhiễm trùng Streptococcus và Streptococci: Đây là hai tụ cầu gây viêm
vú phổ biến ở lợn nái, có thể do xây xát núm vú do răng nanh lợn con mới
sinh, do lợn mẹ nhiều sữa, ứ đọng tạo nên môi trường cho khuẩn làm tổ, hoặc
do quá nhiều sữa làm căng nhức, gây viêm. Có thể viêm một hay nhiều tuyến
vú trong cùng một lúc, lợn kém ăn, đau nhức. Không giống Coliform, hai loại
tụ cầu khuẩn này có thể thâm nhập bằng nhiều cách, nhất là các lỗ mở trên da,
đầu vú. Không chỉ có lợn mà những động vật có vú khác như bò, dê, cừu
cũng dễ mắc phải bệnh này.
- Do các loại khuẩn linh tinh khác: Trong nhóm này có nhiều, nhưng chủ yếu


vẫn là khuẩn Pseudomonas, nó không chỉ gây chứng sưng viêm vú mà còn
gây tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Ngoài các nguyên nhân trên, còn do
yếu tố khác như vệ sinh chuồng trại kém, phân nước tiểu không thoát hết, sử
dụng trấu hay mùn cưa cho lợn nằm nhưng ngấm bẩn, nhiệt độ chuồng trại
quá lạnh, quá nóng.
2. Triệu chứng
- Lợn con: Đói, gầy kêu nhiều vì thiếu sữa.
- Lợn mẹ: Nếu cấp tính thường là biếng ăn, vú sưng đỏ, cứng, viêm có mủ
màu vàng xanh, ngoài ra còn có hiện tượng như sốt, niêm mạc mắt đỏ, vùng
xung quanh tai và vùng tuyến vú đổi màu, da xanh.
- Thể mạn tính: Mô vú sưng, cứng.
3. Chẩn đoán
Các dấu hiệu lâm sàng thường không đủ để chẩn đoán bệnh mà phải quan tâm
đến các yếu tố khác từ khi lợn sắp đẻ cho đến khi đã đẻ xong và giai đoạn cho
con bú. Nên lấy mẫu chất tiết từ bầu vú đi kiểm tra. Trước tiên, lau sạch bầu
vú bằng bông ngâm trong dịch tiệt trùng, sau đó lấy dịch tiết cần cho việc
kiểm tra.
4. Phòng ngừa và điều trị
- Vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng ngày bằng dung dịch sát trùng.
- Bấm răng sữa cho lợn con mới sinh, nên cho lợn con bú sữa đầu và phân đều
vú cho từng con trong đàn.
- Tăng cường ăn uống đủ chất cho lợn mẹ trước và sau khi đẻ, nên giảm bớt
chất đạm để hạn chế nguy cơ thừa sữa.
- Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú ở những vùng bị viêm.
- Dùng các phương pháp nhân tạo như chườm nóng, xoa bóp nhẹ lên vùng vú
bị sưng.
- Tư vấn bác sĩ thú y để tìm hiểu nguyên nhân, kể cả những bệnh khác dẫn
đến viêm vú. Có thể tiêm bắp kháng sinh liên tục từ 3 đến 5 ngày, như
Ampiseptryl, Marbovitryl hay Penstrep (liều lượng theo quy định của chuyên
môn dựa trên trọng lượng cơ thể của lợn mẹ).

- Chú ý vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, không nên cho lợn mẹ nằm trên trấu hay
mùn cưa đã ngấm phân, nước tiểu. Duy trì chuồng trại thoáng mát về mùa hè
và ấm về mùa đông.

×