Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ HỆ THỐNG TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.85 KB, 16 trang )

CHƯƠNG 6: ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ HỆ THỐNG TUYẾN ĐIỂM
DU LỊCH
6.1. ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
6.1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐIỂM DU LỊCH (ĐIỂM THU HÚT - ATTRACTION)
VÀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH (TOURIST DESTINATION)
6.1.1.1. Điểm du lịch (Điểm thu hút – Attraction)
Khi rời khỏi nhà đi du lịch, khách du lịch có nhu cầu đặc trưng, nhu cầu thiết yếu và
nhu cầu bổ sung. Trong đó, chính nhu cầu đặc trưng tạo nên sự thúc bách du khách phải rời
khỏi nhà. Tại nơi đến, nhu cầu đặc trưng được thỏa mãn bởi các điểm tham quan, giải trí.
Các điểm này tạo nên sức thu hút du khách cho địa phương, gọi là những điểm du lịch.
Mục 8 điều 3 Luật du lịch Việt Nam định nghĩa "Điểm du lịch là nơi có tài nguyên
du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch".
Khái niệm này thống nhất với thuật ngữ attraction - điểm thu hút mà nhiều tác giả
đưa ra. Chẳng hạn, trong tác phẩm "The Development and Management of Visitor
Attractions", John Swarbrooke đã định nghĩa điểm thu hút là:
Một nơi đến được hình thành và hoạt động lâu dài với mục đích chủ yếu là cho phép
cơng chúng vào để giải trí, thư giãn, học hỏi. Cơ sở ấy phải phục vụ cho công chúng
không cần giữ chỗ trước trong những khoảng thời gian công bố trước trong năm và
có khả năng thu hút khách tham quan cũng như cư dân địa phương. (Swarbrooke
John, 1995, p. 4)
Cũng theo John Swarbrooke, điểm thu hút là một cơ sở đơn lẻ hay một khu vực địa lý
quy mơ nhỏ được xác định rõ ranh giới. Nó cho phép và thúc đẩy việc thu hút một số lượng
lớn người từ nơi xa và cả dân địa phương đến để tham quan, giải trí trong một khoảng thời
gian ngắn, có giới hạn. Từ đó, John Swarbrooke chia ra:
− Những điểm thu hút dựa vào môi trường tự nhiên (các bãi biển đẹp, thắng cảnh,…)
− Những cơng trình nhân tạo được xây dựng khơng vì mục đích thu hút khách nay được sử
dụng để thu hút khách (các cơng trình kiến trúc đền đài, lăng tẩm,…)
− Những cơng trình nhân tạo được thiết kế để thu hút khách (các công viên giải trí, các
casino,…)
− Nơi tổ chức những sự kiện đặc biệt (nơi tổ chức lễ hội, sự kiện thể thao,…)
6.1.1.2. Điểm đến du lịch


Cũng theo John Swarbrooke, nếu điểm thu hút nói chung được hiểu như một đơn vị
đơn lẻ, một nơi riêng biệt hay rất nhỏ, dễ dàng xác định phạm vi giới hạn dựa vào một nét


đặc trưng cơ bản (phố cổ,..) hay có tường rào (viện bảo tàng,…) thì điểm đến (destination)
là một khu vực rộng lớn hơn bao gồm nhiều điểm thu hút khác nhau kết hợp với những dịch
vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ hỗ trợ khác mà du khách địi hỏi.
Cũng trên quan điểm đó, S. Medlik trong "Dictionary of Travel, Tourism and
Hospitality", đã xác định:
Điểm đến du lịch là các quốc gia, các vùng, các thành phố và các khu vực khác có
khả năng thu hút khách, là địa bàn chủ yếu của các hoạt động du lịch và có xu hướng
thu hoạch được hầu hết các chi tiêu và thời gian của du khách. Nó là nơi tập trung
chủ yếu của các điểm thu hút, hệ thống lưu trú, các cơ sở vật chất và các dịch vụ du
lịch khác, là nơi xảy ra các tác động chủ yếu về kinh tế, xã hội, tự nhiên của du lịch
(Medlik, 1996, p. 250).
Như vậy, theo các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu Hồng thành Huế, phố cổ Hội
An, Viện bảo tàng Chăm,… là những điểm du lịch, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng,
nước Việt Nam hay vùng Đông Nam Á là những điểm đến du lịch.
Luật Du lịch Việt Nam không đưa ra khái niệm điểm đến du lịch nhưng mục 6 & 7
điều 3 đưa ra hai khái niệm:
"Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trị quan trọng
trong hoạt động của đơ thị",
"Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự
nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch,
đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường".
Đây là hai trường hợp cụ thể của destination - điểm đến.
6.1.2. PHÂN LOẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
6.1.2.1. Phân loại theo phạm vi điểm đến
Như đã nêu trên, điểm đến du lịch là nơi có thể thu hoạch hầu hết các chi tiêu và thời
gian của du khách trong một chuyến đi. Vì vậy, nó có thể là:

-

-

-

Một khu vực bao gồm nhiều nước. Ví dụ một du khách Châu Âu dành ra 10 ngày để
đi khắp ba nước Việt Nam, Lào, Cambodia. Trường hợp này điểm đến du lịch có thể
là khu vực 3 nước Đơng Dương.
Một quốc gia. Một du khách Hàn Quốc có thể dành một số ngày khám phá Việt
Nam. Với du khách đó, Việt Nam là một điểm đến.
Một vùng, Một du khách từ thành phố Hồ Chí Minh dành ra 3 ngày để đi tham quan
Huế - Đà Nẵng – Hội An. Với anh ta, trong chuyến đi này ,điểm đến du lịch là một
vùng gồm ba địa phương nói trên.
Một địa phương. Một du khách Đà Nẵng thực hiện một chuyến đi tham quan Hà Nội
hay Hội An. Lúc đó, điểm đến du lịch được xem xét chỉ là hai địa phương này.


6.1.2.2. Phân loại theo loại hình du lịch
Mỗi điểm đến du lịch, căn cứ vào tài nguyên du lịch của mình có thể phát triển các
loại hình du lịch khác nhau từ đó ta có các điểm đến du lịch văn hóa, điểm đến du lịch lịch
sử, điểm đến du lịch nghỉ dưỡng biển,…
Tuy nhiên, để đa dạng hóa thị trường, ổn định nguồn khách, một điểm đến có thể
phát triển những loại hình du lịch khác nhau, trong đó có loại hình du lịch chính và các loại
hình du lịch phụ và bổ sung. Chẳng hạn, Hội An lấy loại hình du lịch văn hóa là du lịch
chính, du lịch nghỉ dưỡng biển là phụ, du lịch tham quan làng quê, làng nghề là loại hình du
lịch bổ sung. Thông thường, điểm đến du lịch thường được phân loại theo loại hình du lịch
chính, là loại hình du lịch mà điểm đến sử dụng để định vị trên thị trường.
6.1.3. PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

Phân tích điều kiện để hình thành hay phát triển một điểm đến du lịch, chúng ta phân
tích các nguồn lực sau.
6.1.3.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Du lịch là một ngành định hướng tài nguyên nên nguồn lực đầu tiên cần kiểm kê và
đánh giá để phân tích là tài nguyên du lịch. Kiểm kê là việc liệt kê và hệ thống hóa tất cả tài
nguyên du lịch phân thành từng loại, thứ, kiểu tài nguyên. Đánh giá là việc xác định mức độ
hấp dẫn của tài nguyên du lịch thông qua khả năng thu hút khách, khả năng tổ chức các dịch
vụ trên các tài nguyên đó. Trong yêu cầu phát triển bền vững, đánh giá tài nguyên du lịch
không thể bỏ qua mức độ dễ bị suy thoái của tài nguyên và yêu cầu cần phải có để bảo vệ
tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể được kiểm kê theo các kiểu tài nguyên và đánh giá như
sau:
A. KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
I. Tài nguyên du lịch thiên nhiên
1. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Trong đó phân ra:
1a. Điều kiện khí hậu, thời tiết có khả năng thu hút khách

Ở nước ta, phổ biến là khí hậu Á nhiệt đới vùng cao như Đà Lạt, Sapa, Bà Nà, Tam
Đảo và khí hậu biển nhiệt đới.
1b. Điều kiện khí hậu, thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoài trời của khách
du lịch.

Chủ yếu là xác định các mùa thời tiết thuận lợi cho du lịch như chế độ mưa, chế độ
nhiệt - chế độ gió - độ ẩm khơng khí.
2. Điều kiện địa hình


2a. Cảnh quan


Là kết quả của sự tạo thành từ cấu trúc địa chất, địa mạo, mặt nước, hệ động thực vật
để có được các kiểu cảnh quan hùng vỹ, độc đáo, hài hịa.
2b. Điều kiện địa hình để tổ chức các hoạt động giải trí

Là các địa hình dốc đứng để tổ chức hoạt động leo núi, đồi cát để xây dựng sân golf,
sông thác để bơi thuyền,…
3. Hệ sinh thái
Là các hệ sinh thái đa dạng, quý hiếm, độc đáo.
4. Những nguồn khoáng
Những nguồn nước giàu chất khoáng như suối nước khống, bùn khống,… có khả
năng mang lại sự thư giãn hay chữa một số loại bệnh.
II. Tài nguyên du lịch văn hóa
1. Các tài nguyên văn hóa vật thể
1a. Các cơng trình kiến trúc

Bao gồm các cơng trình kiến trúc nghệ thuật cổ cũng như các cơng trình kiến trúc
đương đại thể hiện trình độ kỹ thuật hiện đại.
1b. Các viện bảo tàng, nhà trưng bày các tác phẩm nghệ thuật,…
1c. Các di tích lịch sử

Là các nơi từng diễn ra các sự kiện lịch sử, kể cả sự kiện lịch sử đang diễn ra (Trung
tâm Hội nghị quốc tế - khách sạn Majestics, Phố Kléber, Paris, từ năm 1968 đến 1973, là
nơi diễn ra Hội đàm Paris về Việt Nam, đã trở thành nơi thường xuyên thu hút hàng ngàn
khách du lịch)
2. Các tài nguyên văn hóa phi vật thể
2a. Những tập tục sản xuất và sinh hoạt truyền thống

Có thể thu hút khách là tập quán sản xuất và sinh hoạt còn giữ được bản sắc, chưa
pha tạp, các lễ hội truyền thống.
2b. Các lễ hội truyền thống và sự kiện đương đại

2c. Nghệ thuật truyền thống dân gian
2d. Nghệ thuật ẩm thực
2e. Hoạt động sản xuất tiểu thủ cơng mỹ nghệ

Có thể được coi là tài nguyên du lịch là lòng hiếu khách, thân thiện của cư dân địa phương.
Loại
hình
thu hút
Tài

Thứ thu hút

Kiểu thu hút

Điểm thu hút

Các tiểu vùng khí Tiểu vùng khí hậu nhiệt đới ven biển Tp Đà Nẵng, Nha Trang,...


hậu

Tiểu vùng khí hậu ơn đới vùng cao
Cảnh quan hùng vĩ
Thắng cảnh
Cảnh quan hài hịa
Cảnh quan độc đáo
ngun du
lịch
Vùng có điều kiện Những vùng có điều kiện tổ chức
thiên

địa hình thuận lợi hoạt động giải trí trên mặt nước
nhiên
cho tổ chức các Những vùng có điều kiện tổ chức
hoạt động giải trí hoạt động giải trí ở núi rừng
Nguồn khống Suối khống nóng
Hệ sinh thái
Rừng quốc gia

Tài ngun văn
hóa vật thể
Tài
nguyên
du lịch
nhân
văn
Tài nguyên văn
hóa phi vật thể

Đà Lạt, Sapa, Bà Nà,..
Thác Bản Giốc,..
Đèo Hải Vân,
Hạ Long, Biển Hồ Pleiku
Vùng câu cá Cù lao Chàm,
vùng biển Nha Trang
Khu leo núi, khu tổ chức
trekking
Suối khoáng Thanh Tân,
Bạch Mã, Cúc Phương
Tháp Chăm, thủy điện
Cơng trình kiến trúc

sơng Đà, Viện Nghiên cứu
hạt nhân Đà Lạt
Viện bảo tàng lịch sử, Cổ
Các viện bảo tàng, nhà trưng bày
viện Chàm
Điện Biên Phủ, đường
Các di tích lịch sử
mịn HCM
Nghệ thuật sân khấu truyền thống và Tuồng cổ
folklore
Hát bài chòi, bả trạo
Tập tục sản xuất và sinh hoạt truyền Làng rau Trà Quế, Buôn
thống
làng dân tộc K'hor …
Tết Nguyên đán, hội Chùa
Lễ hội, sự kiện
Hương, Festival pháo hoa
Đà Nẵng
Nghệ thuật truyền thống
Nhã nhạc cung đình,..
Nghệ thuật ẩm thực
Cơm cung đình,..
Ngành nghề TTCMN
Làng đúc đồng Phước Kiều

B. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
I. Đối với tài nguyên du lịch đang được khai thác
1. Đánh giá sức hấp dẫn
Vấn đề quan trọng nhất là đánh giá sức hấp dẫn của chúng. Có nhiều cách:
Hoặc chúng ta đánh giá thơng qua việc xác định cấp độ. Tùy yêu cầu đánh giá,

chúng ta có thể chia thành 5 cấp độ hay 3 cấp độ. Với một yêu cầu không chi tiết lắm,
chúng ta có thể chia ra 3 cấp độ để đánh giá các cảnh quan và các khu du tích như sau:
1a. Đánh giá thắng cảnh

+ Thắng cảnh loại I: Là khu vực trong đó có nhiều nét hấp dãn khác nhau. Ví dụ: Khu vực
vừa có biển, vừa có núi rừng, phong cảnh đẹp, nhiều hang động, có chim thú và cây cỏ độc
đáo, có thể xây dựng nhiều loại hình du lịch khác nhau, như; Hạ Long, đảo Cát Bà…
+ Thắng cảnh loại II: Là khu vực chỉ có biển hoặc chỉ có rừng, phong cảnh cũng đẹp và độc
đáo, có suối nước khống hay nước nóng, có nơi săn bắn và thể thao, như Đà Lạt, Spa, Đồ
Sơn…


+ Thắng cảnh loại III: Là khu vực rừng hoặc biển chỉ để nghỉ ngơi, ít phong cảnh đẹp như:
Mỹ Khê, Tam Đảo…
1b. Đánh giá các khu di tích

+ Khu di tích loại I: Các quần thể di tích có ý nghĩa lịch sử, có kiến trúc đẹp và cổ kính như:
Huế, Hội An, Hà Nội…
+ Khu di tích loại II: Các di tích đơn lẻ, có ý nghĩa nhất định trong lịch sử và có kiến trúc
đẹp như : Chùa Thầy, các tháp Champa…
+ Khu di tích loại III: Các di tích đơn lẻ, có ý nghĩa nhất định trong lịch sử, như: Núi
Thành, nghĩa địa Tây ở Đà Nẵng…
2. Đánh giá khả năng khai thác kinh doanh của một điểm thu hút
Ý nghĩa kinh tế của một điểm thu hút được căn cứ vào:
- Số lượng khách du lịch muốn và có thể thực hiện được việc tham quan điểm thu hút này.
Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào:
+ Loại hình này có lơi cuốn dược rộng rãi sự ham muốn của nhiều loại du khách
khác nhau hay không?
+ Sức chứa của điểm thu hút (phụ thuộc vào mặt bằng của điểm và việc tự giới hạn
số lượng khách du lịch do yêu cầu của việc duy trì, bảo tồn thắng cảnh, hệ sinh thái,

di tích, mức độ ảnh hưởng đến nếp sống bình thường của cư dân địa phương).
+ Khả năng đi đến điểm thu hút: điều kiện về đường sá, các loại phương tiện sử
dụng, thời gian đi lại…
+ Khả năng hấp dẫn của điểm thu hút này so với các điểm thu hút khác cùng một loại
hình.
- Số tiền khách du lịch sẽ chi tiêu cho một điểm thu hút. Nó khơng chỉ là một lượng tiền trả
cho bản thân người kinh doanh điểm này. Hiểu rộng hơn, nó cịn bao gồm các khoản chi
tiêu khác của khách du lịch mà do sự hấp dẫn của điểm này khiến khách du lịch kéo dài
thêm chuyến đi và chi tiêu thêm.
II. Đối với tài nguyên du lịch tiềm năng
Là những tài nguyên du lịch chưa khai thác, cần phải có thời gian và tiền bạc để đầu
tư tơn tạo và đưa vào sử dụng. Ngồi việc đánh giá về dung lượng thị trường của nó, chúng
ta cần phải đánh giá thêm về nhu cầu vốn, về độ dài thời gian cần thiết của quá trình cải tạo,
xây dựng, cũng như dự đoán các tác động lợi và hại của nó trên các mặt khác nhau nhất là
vấn đề mơi trường, truyền thống văn hóa, đời sống cư dân địa phương…
* Vấn đề quản lý và khai thác tài nguyên du lịch
Để có thể quản lý và khai thác tốt tài nguyên du lịch, chúng ta cần xem xét các mặt
như sau:
1. Sự thay đổi theo mùa của chúng


Đối với một điểm du lịch, chúng ta cần phải xác định khoảng thời gian nào trong
năm có khả năng thu hút nhiều khách du lịch nhất. Khoảng thời gian nào đó có ít hoặc
khơng có khả năng thu hút khách, từ đó xác định mùa chính, mùa trái làm cơ sở cho việc
hoạch định mùa chính, mùa trái làm cơ sở cho việc hoạch định các kế hoạch sữa chữa, bảo
trì, khai thác và kế hoạch vốn…
2. Vị trí của điểm du lịch
Xác định khoảng cách từ điểm du lịch đến các thị trường gởi khách, các loại phương
tiện và khả năng vận chuyển khách đến.
3. Mức độ sử dụng và trình độ quản lý

Cũng như mọi hoạt động khai thác, kinh doanh khác, một nguyên tắc là “số lượng
đầu vào sẽ quyết định chất lượng đầu ra“. Tài nguyên du lịch sẽ bị ảnh hưởng bởi việc sử
dụng quá mức trong khi bảo trì kém. Vì nguyên nhân này, nhiều điểm du lịch bị xuống cấp
do đó làm giảm nhu cầu du lịch.
Vì vậy, nghiên cứu chu đáo về sinh thái học và môi trường để xây dựng một kế
hoạch sử dụng và bảo trì đúng đắn sẽ giúp duy trì được chất lượng của những tài nguyên du
lịch hiện nay và tương lai, nhờ đó mà duy trì nhu cầu du lịch hiện nay và tương lai được
chất lượng của những tài nguyên du lịch hiện nay và tương lai, nhờ đó mà duy trì nhu cầu
du lịch đối với điểm du lịch của chúng ta.
Chúng ta nên nhớ rằng, đối với thiên nhiên, hơn ai hết, ngành du lịch phải nhạy bén
với chất lượng sử dụng tài ngun cho giải trí. Nếu chúng ta khơng giữ được những yêu cầu
cao về chất lượng, chắc chắn nhu cầu du lịch đối với vùng sẽ bị giảm đi.
Đối với việc đưa những tiềm năng du lịch vào khai thác, thậm chí xây dựng một
cơng viên ven đường, một bãi đậu xe, một nhà vệ sinh công cộng, những nơi này đôi khi bị
những khách du lịch thiếu thận trọng làm hư hỏng, bôi bẩn, vứt rác bừa bãi. Vì vậy, trong
du lịch chúng ta nên nhớ một nguyên tắc: “nếu ta khơng thể bảo quản nó thì đừng nên xây
dựng nó”. Chẳng thà khơng cịn hơn là tốn tiền xây dựng nên những chỗ làm cho khách du
lịch khó chịu và thất vọng, để lại ấn tượng khơng tốt cho toàn điểm du lịch.
6.1.3.2. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng tại điểm đến
1. Mạng lưới giao thông
Thực hiện một chuyến du lịch gắn liền với thực hiện việc đi lại. Du lịch không thể
phát triển nếu hệ thống giao thông của xã hội không phát triển để có thể đưa khách du lịch
từ nhà đến điểm đến du lịch và đi lại trong điểm đến. Ở nước ta, có những nơi có tài nguyên
du lịch hấp dẫn nhưng chưa thể khai thác được vì điều kiện giao thông chưa phát triển,
không thể đưa khách đến được.
Hệ thống giao thong bao gồm các cơng trình đầu mối (phi trường, bến cảng, nhà ga,
bến xe…) và mạng lưới đường sá kể cả đường bộ, đường sắt và hệ thống sơng ngịi…
Mạng lưới giao thơng của điểm đến du lịch được đánh giá trên các mặt:



• Khả năng sử dụng nhiều loại hình phương tiện giao thông khác nhau phù hợp với các
phân đoạn thị trường du lịch khác nhau, từ đó cho phép thu hút nhiều loại khách khác
nhau.
• Sức tải tối đa của các cơng trình đầu mối vào những mùa đơng khách du lịch.
• Khả năng bảo đảm về số lượng và chất lượng của các tuyến đường nhằm đưa khách từ
các điểm gởi khách hoặc cơng trình đầu mối đến trung tâm thành phố hoặc các điểm du
lịch. Trong giao thông đường bộ, chất lượng đường phụ thuộc vào độ rộng mặt đường,
chất lượng mặt đường, độ giác của đường.
Việc xây dựng cải tạo hệ thống giao thơng địi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn, lại
có khả năng sinh lợi trực tiếp thấp nhưng dù phục vụ đắc lực cho sự phát triển du lịch
nhưng không chỉ du lịch mà còn phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân
nên nói chung chính nhà nước là người đầu tư chủ yếu cho việc xây dựng mạng lưới này.
Gắn liền với tuyến đường, phục vụ đắc lực cho du lịch là các bảng chỉ đường. Ở
những vùng du lịch phát triển, đó là một bộ phận không thiếu được của nguồn cung du lịch.
Trên các trục đường chính, ngã tư quan trọng đều có các bảng chỉ đường, chỉ hướng,
khoảng cách đến các thắng cảnh, viện bảo tang cũng như những thông tin về khách sạn nhà
hàng… gần đó. Trong thành phố, tại các nút giao thơng quan trọng lại có bảng yết bảng đồ
thành phố.
Dọc theo trục lộ, một bộ phận của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch là các trạm xăng,
những trạm sữa chữa xe, nhà vệ sinh, vv…thường bố trí cách nhau khoảng một giờ chạy xe.
2. Các cơ sở hạ tầng khác
Phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch cũng như nhân dân địa phương, được tính
vào cơ sở hạ tầng của xã hội phục vụ du lịch còn có hệ thống cung cấp điện, hệ thống cung
cấp nước, hệ thống thốt nước, hệ thống thơng tin liên lạc, các chợ, trung tâm thương mại,
mạng lưới y tế…
6.1.3.3. Hệ thống cơ sở vật chất du lịch
1. Hệ thống cơ sở giải trí
Đi du lịch để khám phá một thế giới mới, mở rộng hiểu biết nhưng đó cũng là thời
gian nghỉ ngơi, giải trí và số người đi du lịch nặng về mục đích giải trí ngày càng nhiều.
Ngày nay, có nhiều loại cơ sở đáp ứng những nhu cầu này, được chia ra:

1a. Những cơ sở, thiết bị mô phỏng
Các cơ sở này nhằm giới thiệu về những nơi xa xơi, ít có khả năng viếng thăm. Đây
có thể là những làng văn hóa, ở đó xây dựng những ngơi nhà điển hình cho văn hóa các dân
tộc ít người của Việt Nam, các thắng cảnh nổi tiếng thu nhỏ hoặc copie một điểm thu hút
thật sự, ví dụ nhà sàn Bác Hồ ở nhà trưng bày quân khu V…
1b. Những cơng viên giải trí


Các cơng viên giải trí cung cấp những trị chơi giải trí, nhiều cơng viên khơng chỉ thu
hút dân địa phương mà cả các khách du lịch. Có những cơng viên cịn là mục đích của cả
một chuyến đi của khách du lịch như các cơng viên giải trí của Walt Disney trên thế giới
hay các công viên Vinpearl Việt Nam.
2. Hệ thống cơ sở lưu trú
Các cơ sở lưu trú được phân thành nhiều loại: khách san, biệt thự, motel, nhà trọ, đất
trại, làng du lịch… Quan trọng nhất là khách sạn du lịch – là cơ sở vật chất chủ lực của
ngành du lịch.
Đối với hệ thống cơ sở lưu trú, chúng ta cần kiểm kê quy mô của chúng. Quy mô của
hệ thống cơ sở lưu trú được tính trên số cơ sở lưu trú (theo từng loại, theo cấp hạng), trên
khả năng lưu trú dựa vào số lượng buồng, giường. Đó là những chỉ tiêu chủ yếu. Ngồi ra
do tính chất phức tạp và đặc điểm riêng của từng cơ sở lưu trú mà chúng ta có thể bổ sung
thêm các chỉ tiêu giải thích khác: diện tích sử dụng, trang thiết bị (số lều trại, diện tích cắm
trại, số bungalow…), số cơng nhân viên phục vụ, tổng vốn đầu tư, doanh thu…
Trong phân tích hệ thống cơ sở lưu trú, chúng ta cịn phân tích cơ cấu hệ thống cơ sở
lưu trú theo cấp hạng, quy mơ đồng thời phân tích sự phân bố của chúng trong điểm du lịch.
Khách sạn là một đơn vị kinh doanh nhưng cũng là nơi lưu trú công cộng nên nó
phải chịu sự kiểm tra thường xuyên của các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là hoạt động
không thể thiếu được của chính quyền để kiểm tra và duy trì chất lượng của khách sạn, bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dung và uy tín của điểm du lịch. Nội dung kiểm tra của chính
quyền là kiểm tra về điệu kiện vệ sinh, về tiêu chuẩn an toàn nói chung, phịng cháy, chữa
cháy nói riêng, đồng thời là kiểm tra về việc giữ vững các tiêu chuẩn chất lượng như đã

đăng ký theo từng loại hạng khách sạn.
3. Hệ thống nhà hàng
Nhà hàng là nơi cung cấp dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác như hòa
nhạc, khiêu vũ…
Chúng ta phân biệt:
+ Nhà hàng với các món ăn phổ thơng,
+ Nhà hàng đặc sản,
+ Nhà hàng có sàn biểu diễn ca nhạc,
+ Các bar, quầy hàng phục vụ điểm tâm giải khát.
Quy mô nhà hàng được phản ánh bằng chỉ tiêu về số lượng chỗ ngồi và doanh thu
phân theo từng loại và cấp hạng chất lượng nhà hàng. Cũng như trong lĩnh vực khách sạn,
vấn đề phân bố mạng lưới nhà hang cũng rất quan trọng trong quá trình kiểm kê và đánh giá
hệ thống nhà hàng.
4. Các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác


Các loại phòng hội nghị, phòng tiệc, phòng tiệc, phòng hịa nhạc, khiêu vũ…chỉ tiêu
quy mơ là số chỗ, diện tích.
Các loại quầy hàng lưu niệm. Chỉ tiêu quy mơ là diện tích, mức lưu chuyển hàng
hóa.
Các cơ sở phục vụ thể thao, giải trí, bể bơi, sân quần vợt, casino…
Các cơ sở cung ứng các dịch vụ như tắm hơi, cắt uống tóc, giặt là, thơng tin liên
lạc…
5. Các phương tiện chuyên chở
Bao gồm tất cả các phương tiện đưa khách từ nhà đến điểm du lịch, giữa các điểm du
lịch và đi lại bên trong điểm du lịch. Bao gồm máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô vận chuyển
và cho thuê đến môtô, cyclo…
Đối với một điểm du lịch, khả năng vận chuyển hành khách đến điểm du lịch được
tính cả trên phương tiện vận chuyển đường hàng khơng, đường thủy, đường sắt, đường bộ.
Tính trên tất cả các loại phương tiện, số chuyến, số chỗ ngồi trong một tuần. Đối với du lịch

quốc tế, quan trọng là phải nắm vững khả năng vận chuyển hành khách của đường hàng
không, đường biển đến các cửa khẩu biên giới (phi trường, bến cảng).
Chúng ta cũng không nên quên khả năng vận chuyển khách từ phi trường, nhà ga,
bến cảng đến điểm du lịch hay trung tâm thành phố. Dịch vụ taxi, cyclo là rất cần thiết cho
một điểm du lịch. Hơn ai hết, các tài xế taxi nên bày tỏ lịng hiếu khách của mình, sẵn sàng
giúp đỡ khách du lịch. Điều đó thường để lại ấn tượng tốt đẹp nơi khách du lịch về điểm du
lịch.
6.1.3.4. Nguồn nhân lực du lịch
Du lịch là một ngành sử dụng lực lượng lao động to lớn. Người ta tính rằng, để tạo ra
một đơn vị ngoại tệ từ xuất khẩu, du lịch sử dụng số lao động gấp 3 lần các ngành sản xuất
vật chất khác.
Đồng thời du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp, bao gồm nhiều hoạt động kinh
doanh có đặc điểm kinh tế - tổ chức – kỹ thuật khác nhau và trong mỗi ngành có nhiều hoạt
động phục vụ khác nhau vì vậy trong du lịch bao gồm nhiều ngành nghề và trình độ chun
mơn hết sức khác nhau.
Mặt khác, quá trình cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa
khách hang và nhân viên cung ứng, vì vậy vấn đề chất lượng lao động trong ngành du lịch
cũng như trong một doanh nghiệp du lịch rất quan trọng, nó sẽ quyết định chất lượng phục
vụ và từ đó là hiệu quả kinh doanh.
Nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại, yêu cầu cao và phức tạp về chất lượng cho
nên trong du lịch vấn đề kiểm kê và đánh giá lực lượng lao động là một vấn đề hết sức phức
tạp nhưng có ý nghĩa rất quan trọng.


Để kiểm kê lực lượng lao động trong ngành du lịch, chúng ta cần phải phân loại các
loại lao động theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Phân theo ngành kinh doanh chúng ta có:
+ Lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành,
+ Lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển,
+ Lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác có phục vụ cho nhu cầu tiêu

dùng của khách du lịch.
Trong từng ngành lại phân ra các loại lao động cụ thể khác nhau. Ví dụ: trong ngành
kinh doanh khách sạn, chúng ta có thể phân thành: Các cán bộ quản lý, các chuyên viên
marketing, thống kê, kế toán… lao động trong các bộ phận đón tiếp, phục vụ buồng, bàn,
bar, bếp…Đặc biệt, cần chú ý phân theo loại lao động tiếp xúc trực tiếp và không tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng vì yêu cầu đối với người lao động của hai loại này rất khác nhau.
Để quản lý lao động, chúng ta cần phân biệt:
+ Lao động thường xuyên,
+ Lao động thời vụ,
+ Lao động công nhật.
Với mỗi loại lao động cụ thể, chúng ta phân lực lượng lao động theo trình độ văn
hóa, trình độ đào tạo, thâm niên nghề nghiệp.
Trên cơ sở phân loại, chúng ta phân tích cơ cấu và động thái của cơ cấu để xem xét
khả năng thực hiện các mục tiêu mà chiến lược kinh doanh yêu cầu.
Bên cạnh việc kiểm kê như trên, việc đánh giá chất lượng lao động trong du lịch là
một việc rất khó khăn. Mỗi loại cơng việc cần phải có những tiêu chuẩn tuyển chọn và đánh
giá khác nhau.
6.1.3.4. Điều kiện tổ chức
Đó là trình độ phối hợp các dịch vụ riêng lẻ thành các sản phẩm hoàn chỉnh và tạo
điều kiện dễ dàng cho việc mua sản phẩm của khách hàng. Như vậy, ở đây là sự lớn mạnh
của các đơn vi kinh doanh lữ hành (bao gồm cả hình thức T. O và các Đại lý du lịch), mối
quan hệ giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành với nhau và giữa đơn vị kinh doanh lữ hành với
các đơn vị cung ứng dịch vụ và giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch với nhau.
Đó là trình độ tổ chức và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước trong ngành du lịch
thể hiện ở việc xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, tổ chức tuyên truyền, quảng
cáo, thanh tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch…
Đó là sự hình thành và tổ chức các điểm du lịch và mạng lưới các tuyến du lịch được
thể hiện trong quy hoạch.



6.1.4. CÁC NỘI DUNG QUY HOẠCH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
Quy hoạch điểm đến du lịch là việc tổ chức không gian du lịch cho thời gian dài
trong tương lai (thường từ 10 đến 20 năm).
Đây là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, được thực hiện từ ngân
sách nhà nước, vấn đề đầu tiên là đưa ra các cơ sở pháp lý của quy hoạch du lịch.
Trên cơ sở phân tích tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng hiện có và sẽ phát triển trong
thời gian đến, cùng với yêu cầu mà xã hội đặt ra cho phát triển du lịch của điểm đến, chúng
ta xác định sứ mệnh, mục tiêu và các quan điểm phát triển. Trong điều kiện ngày nay, một
quan điểm không thể thiếu là phát triển du lịch bền vững.
Nội dung quy hoạch được bắt đầu từ lựa chọn thị trường mục tiêu. Khác với một sản
phẩm, thường số thị trường mục tiêu khá hạn chế, điểm đến du lịch với các tài nguyên du
lịch khác nhau, các doanh nghiệp ở các cấp độ đầu tư khác nhau, với yêu cầu đa dạng hóa
thị trường để hạn chế tính thời vụ, số đoạn thị trường mục tiêu thường nhiều hơn với các thị
trường chính, phụ và bổ sung.
Với mỗi thị trường mục tiêu cần phải định vị hình ảnh điểm đến.
Trên cơ sở đó là xác định các loại hình du lịch chính, phụ và bổ sung.
Trên cơ sở tài nguyên du lịch, các loại hình du lịch được tạo thành qua hệ thống các
sản phẩm du lịch của điểm đến bắt đầu từ các điểm thu hút và các dịch vụ tham quan, giải
trí. Theo đó là các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, mua sắm. Tất cả được thể hiện trên
một hệ thống các tuyến, điểm du lịch và các phân khu du lịch.
Sự phát triển của điểm đến cần phải được xem xét trong mối quan hệ liên kết vùng
với các điểm đến du lịch khác trong vùng, quốc gia và khu vực.
Cuối cùng là sự đánh giá các tác động kinh tế, xã hội, môi trường và các yêu cầu của
phát triển bền vững điểm đến du lịch.
6.2. HỆ THỐNG TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH
6.2.1. ĐIỂM DU LỊCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐIỂM DU LỊCH
6.2.1.1. Phân loại điểm du lịch
Như đã trình bày ở trên, Luật du lịch Việt Nam định nghĩa "Điểm du lịch là nơi có tài
nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch"
Các du khách khác nhau vào những lúc khác nhau có những động cơ du lịch khác

nhau, họ chọn những loại hình du lịch khác nhau.
Thông thường, mỗi điểm du lịch phù hợp với một loại hình du lịch nhất định. Từ đó,
căn cứ vào các điều kiện phát triển du lịch và khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch, có thể chia
làm 4 nhóm:
• Nhóm I: Gồm những điểm du lịch phát triển các loại hình du lịch phụ thuộc vào tài
nguyên thiên nhiên của du lịch. Bao gồm:


-

Các trung tâm điều dưỡng: có thể là những trung tâm chữa bệnh bằng nước
khoáng, trung tâm nghỉ dưỡng với khí hậu tốt, các khu nghỉ biển…
- Các trung tâm thể thao.
• Nhóm II; Gồm những điểm du lịch phát triển các loại hình du lịch dựa vào tài nguyên
nhân văn của du lịch:
- Các trung tâm lịch sử, các khu di tích lịch sử, di tích cách mạng.
- Các trung tâm nghệ thuật: Các cơng trình kiến trúc, các nơi tập hợp các nhà biểu
diễn nổi tiếng, …
- Các trung tâm khoa học: Các viện nghiên cứu, các trường Đại học, thư viện quốc
gia, …
- Các trung tâm tôn giáo, các điểm hành hương…
• Nhóm III: Gồm các điểm du lịch gắn liền với loại hình du lịch cơng vụ.
- Các trung tâm kinh tế: Các thành phố, khu hội chợ…
- Các trung tâm chính trị: Thủ đơ, các thành phố, các trụ sở của các Tổ chức Quốc
tế…
• Nhóm IV: Gồm các điểm du lịch liên quan đến các nhân tố giao thông: cảng, sân bay,
nơi giao nhau của các trục lộ chính.
6.2.1.2. Sự xác định vị trí của một điểm du lịch
1. Yêu cầu
Vị trí của một điểm du lịch phải được xác định trong sự tương thích giữa cung và cầu

trong du lịch. Như vậy:
Điểm du lịch phải là nơi tập trung các nguồn tài nguyên du lịch. Nhưng tài nguyên
du lịch dặc biệt là tài ngun tự nhiên có sự phân bố khơng đều trên lãnh thổ đất nước,
trong đó có vùng giàu tài nguyên du lịch, có vùng nghèo nàn về tài nguyên du lịch nên việc
xác định vị trí của một điểm du lịch bắt đầu từ đánh giá tài nguyên du lịch. Tuy nhiên,
khơng phải nơi nào có tài ngun du lịch cũng đều có thể xây dựng thành điểm du lịch.
Điểm du lịch phải có vị trí gần với thị trường tiêu thụ sản phẩm du lịch.
2. Những căn cứ để xác định một điểm du lịch
Để xác định vị trí của một điểm du lịch, chúng ta cần phải phân tích trên những khía
cạnh sau:
a. Tài nguyên du lịch: Bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân tạo. Được đánh
giá qua sức chứa, sự đa dạng, mức độ tập trung, khả năng hấp dẫn của chúng.
b. Điều kiện đón tiếp và phục vụ khách ở các khu vực lân cận.
c. Khoảng cách giữa điểm du lịch và thị trường gửi khách. Khoảng cách gần, xa ở đây phụ
thuộc vào:
• Khoảng cách địa lý
• Khoảng cách kinh tế, thể hiện ở: Chi phí đi đến điểm du lịch, thời gian đi lại.


• Khoảng cách tâm lý, thể hiện ở:
- Khả năng lựa chọn các loại phương tiện khác nhau.
- Tần suất hoạt động của các phương tiện.
- Sự mệt mỏi của khách du lịch trong quá trình đi lại.
d. Khả năng của thị trường: phân tích số lượng khách, cơ cấu khách, thu nhập và từ đó là
chi tiêu của khách du lịch.
e. Khả năng quảng cáo tuyên truyền cho điểm du lịch.
f. Sự tác động của nhà nước, bao gồm:
• Các quyêt định của nhà nước về việc hạn chế hay khuyến khích việc xây dựng một
điểm du lịch ở vị trí xác định.
• Các quyết định về tài chính; Trợ cấp, thuế, lãi suất…

6.2.2. MẠNG LƯỚI DU LỊCH
6.2.2.1. Khái niệm
Du lịch của một đất nước là một hệ thống nhất bao gồm các cơ sở kinh doanh khác
nhau phân bố trên nhiều điểm du lịch khác nhau. Các điểm du lịch nối liền với nhau bởi các
tuyến đường và tất cả nằm trong mạng lưới du lịch của một đất nước hay một vùng.
Như vậy, xét trên quan điểm các nơi du lịch thì mạng lưới du lịch là tổng thể các
điểm du lịch, tức là các nơi đang tiến hành phục vụ khách du lịch và đang kinh doanh du
lịch và các tuyến du lịch nối liền chúng với nhau.
Xét trên quan điểm kinh doanh du lịch thì mạng lưới du lịch ngồi ý nghĩa trên, cịn
có ý nghĩa bao gồm toàn bộ cơ sở tạo nên Điều kiện đón tiếp và phục vụ khách du lịch.
6.2.2.2. Ý nghĩa
Việc nghiên cứu trên sự tổng thể của toàn mang lưới cho phép ta có một cái nhìn
tồn cực, từ đó xem xét việc kết hợp các điểm du lịch lại với nhau, xây dựng các tuyến du
lịch, các điểm du lịch bổ sung, nhằm hình thành các sản phẩm du lịch hồn chỉnh nhờ đó
giữ khách du lịch ở lại dài ngày trên đất nước.
Hơn thế nữa, nó cho phép ta xem xét khả năng kết hợp với các điểm du lịch khác
nhau trong nước và với các điểm du lịch ở các nước khác trong khu vực, đây là biện pháp
mở rộng thị trường du lịch.
Ngoài ra, phân tích mạng lưới du lịch ta thấy được sự quy mô và sự phân bố mạng
lưới du lịch trên đất nước, sự phát triển hay giảm sút hoạt động của thị trường du lịch làm
cơ sở cho chiến lược đầu tư, chiến lược Marketing.
Đối với từng doanh nghiệp, viện nghiên cứu mạng lưới du lịch giúp cho việc hoạch
định các chương trình du lịch được tốt hơn, xem xét để xây dựng các mối quan hệ lien
doanh, lien kết với các đơn vị kinh doanh du lịch khác.


6.2.2.3. Nội dung nghiên cứu
Để nghiên cứu mạng lưới du lịch, chúng ta có thể phân tích trên các khia cạnh sau:
1. Nghiên cứu sự phân bố các điểm du lịch trên phạm vi cả nước và tương ứng với nó là số
cơ sở tham quan, giải trí, số khách sạn, số phòng khách sạn, số nhà hàng và chỗ ngồi, số

khách trung bình trong một ngày đêm, cơ cấu khách của chúng. Các kết quả cần phải thể
hiện trên bản đồ.
2. Nghiên cứu sự phân bố của mạng lưới du lịch chia theo loại hình du lịch: Mỗi thị trường
du khách khác nhau sẽ quan tâm đến các loại hình du lịch khác nhau nên mạng lưới du lịch
nói chung cần được phân tích thành các mạng lưới theo từng loại hình du lịch: hệ thống các
tuyến điểm du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, sự phân bố của các điểm du lịch nghỉ biển, du
lịch chữa bệnh,... mạng lưới du lịch hạng sang, du lịch quần chúng,… Mỗi mạng lưới của
từng loại hình này cũng cần được phân tích theo các dịch vụ tham quan, giải trí, lưu trú, ăn
uống,… của nó.
Sau khi phân tích hiện trạng, cần phân tích động thái. Phương pháp đơn giản và phổ
biến nhất là tiến hành so sánh hệ thống các chỉ tiêu của các mạng lưới tại hay nhiều thời
điểm khác nhau, từ đó nhận thức về mức tăng giảm, sự biến động của chúng và nguyên
nhân sự biến động, dẫn đến sự tập trung hoặc trống vắng của thị trường.
CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Anh (chị) hãy:
a. Phân biệt khái niệm Điểm du lịch (Điểm thu hút – Attraction) và Điểm đến du
lịch (Destination).
b. Chỉ ra sự khác nhau trong tư cách pháp nhân giữa người quản trị điểm du lịch và
người quản trị điểm đến.
c. Nếu là người quản trị điểm đến, các cơng cụ có thể sử dụng của anh (chị) là gì?
2. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thế nào là điểm đến du lịch?
b. Giới thiệu các cách phân loại điểm đến du lịch.
c. Theo anh (chị), Đà Nẵng thuộc loại điểm đến du lịch nào?
3. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thế nào là kiểm kê tài nguyên du lịch.
b. Hãy liệt kê các loại tài nguyên du lịch.
c. Thử kiểm kê tài nguyên du lịch của Đà Nẵng (hoặc của địa phương anh (chị))
4. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thế nào là đánh giá tài nguyên du lịch.

b. Giới thiệu cách đánh giá tài nguyên du lịch đang khai thác.
c. Thử đánh giá một tài nguyên du lịch nào mà anh (chị) chọn.
5. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thế nào là cơ sở hạ tầng của du lịch?
b. Giới thiệu nội dung phân tích cơ sở hạ tầng trong phát triển du lịch của một điểm
đến du lịch.
c. Thử đánh giá cơ sở hạ tầng du lịch của Đà Nẵng (hay của địa phương anh (chị))
6. Anh (chị) hãy cho biết:


a. Thế nào là cơ sở vật chất của du lịch?
b. Giới thiệu các nội dung phân tích của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của
một điểm đến du lịch.
c. Thử đánh giá hệ thống cơ sở vật chất du lịch của Đà Nẵng (hoặc của địa phương
anh (chị))
7. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thế nào là điểm đến du lịch.
b. Giới thiệu các nội dung cần thực hiện trong quy hoạch một điểm đến du lịch.
c. Anh (chị) đánh giá như thế nào về điểm đến du lịch Đà Nẵng theo các nội dung
quy hoạch của nó.
8. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thế nào là điểm du lịch?
b. Giới thiệu các căn cứ để xác định vị trí một điểm du lịch.
c. Điều kiện để biển Tam Thanh, Tam Kỳ, Quảng Nam (hay một điểm nào đó anh
(chị) chọn) trở thành một điểm du lịch?
9. Anh (chị) hãy cho biết:
a. Thế nào là mạng lưới du lịch?
b. Ý nghĩa của nghiên cứu mạng lưới du lịch?
Anh (chị) đánh giá như thế nào về mạng lưới du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam?




×