Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thưởng thức danh họa: “Hôn lễ của Arnolfini” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.41 KB, 6 trang )

Thưởng thức danh họa: “Hôn lễ của
Arnolfini”
Tác giả: Chu Di Tú
"Hôn lễ của Arnolfini". Tác giả: Jan Van Eyck (1390?-1441).
Năm 1434, Phòng tranh Quốc gia London.
[Chanhkien.org] Văn nghệ Phục Hưng là một thời kỳ đỉnh cao
của nghệ thuật phương Tây. Trong thời gian này, rất nhiều danh
họa nổi tiếng đã đản sinh, đồng thời lưu lại những thành tựu
siêu việt cho hậu thế. Tất nhiên, thành tựu nghệ thuật của cả
một thời đại vĩ đại không thể quy công cho một số thiên tài.
Tuy nhiên thời kỳ này đã xuất hiện rất nhiều bậc thầy hội họa
với tài năng kinh nghiệm, óc thẩm mỹ thành thục và kỹ pháp
biểu hiện tinh chuẩn. Nói về hội họa, thời kỳ văn nghệ Phục
Hưng có ít nhất hai đột phá trọng đại: một là vận dụng phép
thấu thị, và hai là thành thục trong kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu.
Từ đó, hai đột phá lớn này đã ảnh hưởng đến giá trị chủ lưu của
hội họa phương Tây trong hơn 400 năm sau.
Người ta thường cho rằng Jan Van Eyck, một bậc thầy hội họa
Bắc phái thời văn nghệ Phục Hưng, là người phát minh ra kỹ
thuật vẽ tranh sơn dầu. Kỳ thực, khi ấy phát minh ra tranh sơn
dầu mới chỉ có lịch sử khoảng 100 năm, bởi vì phương pháp
điều chế là chưa đạt đến hoàn thiện, nên không hề phổ biến.
Thời bấy giờ, đại đa số họa sĩ vẫn sử dụng cách vẽ màu keo.
Tuy nhiên, Jan Van Eyck đã thành công trong việc tìm ra
phương pháp điều chế và vận dụng thuốc màu tốt nhất. Tranh
sơn dầu không giống màu keo vốn khô rất nhanh, nên họa sĩ có
đủ thời gian để xử lý ánh sáng, từ đó đạt được vẻ tự nhiên và
đều đặn. Ngoài ra, màu sắc cũng có thể được đắp vào từng tầng
từng tầng, từ đó sản sinh hiệu quả phong phú và tinh tế. Năm
1434, Jan Van Eyck đã hoàn thành tác phẩm “Hôn lễ của
Arnolfini” (The Arnolfini Wedding), một trong những tranh sơn


dầu thành công sớm nhất.
“Hôn lễ của Arnolfini” miêu tả cảnh kết hôn giữa Giovanni
Arnolfini, một người làm ngân hàng ở Tuscany, Ý và vợ của
ông, Giovanna Cenami. Thời bấy giờ, hôn lễ không nhất định là
phải cử hành tại nhà thờ, mà rất nhiều người chọn tổ chức tại
nhà và mời thân hữu đến dự. Jan Van Eyck rất có thể cũng đã
nhận lời mời và vẽ chân dung cho đôi uyên ương. Kết cấu bức
họa là theo cách đối xứng cân bằng, dùng phương pháp thấu thị
thuần thục và chuẩn xác để gần như làm biến mất tấm gương lồi
hình tròn ẩn đằng sau bối cảnh. Bên trong tấm gương, ngoại trừ
bối cảnh hai nhân vật chính là cô dâu, chú rể ra thì còn có thể
nhìn thấy những sự vật mà không thể thấy được trên bức họa,
đặc biệt là hai người làm chứng hôn lễ trong phòng (phân biệt
mặc y phục màu lam và màu cam). Phía trên tấm gương, Jan
Van Eyck đã tự tay ký tên “Jan Van Eyck đang ở đây” một cách
nghiêm túc và đoan chính. Điều này khiến bức họa không chỉ là
một bức họa, mà còn là chứng kiến và ghi chép cho buổi hôn lễ
thần thánh.
Tấm gương tròn treo trên tường trong bức tranh "Hôn lễ của
Arnolfini".
Cách bày biện và trang trí trong bức họa thể hiện sự giàu có của
gia đình cô dâu chú rể, ví dụ chiếc đèn chùm hoa lệ, tấm gương
lồi tinh xảo trên tường, sợi dây chuyền bằng ngọc trai, tấm thảm
Ba Tư trên sàn và tấm kính khảm pha lê trên khung cửa sổ. Cô
dâu trẻ tuổi biểu lộ nét mặt không tự nhiên, thể hiện đức tính
thuần khiết và nhu thuận. Bàn tay phải của cô đặt trong bàn tay
trái của Arnolfini, còn tay phải của chú rể thì đặt ngay ngắn
trước ngực. Đây là một biểu trưng trang nghiêm của sự kết hợp
giữa đôi nam nữ.
Trong bức họa, rất nhiều chi tiết đều ám chỉ một loại hàm nghĩa

nào đó, mà một số là có quan hệ với tín ngưỡng và tập tục
đương thời của địa phương. Ví dụ chiếc váy của cô dâu có ý tụ
lại trước bụng, tạo thành giả tượng như có bầu; nghe nói đây là
cầu may mắn, với hy vọng “sớm sinh quý tử”. Cây nến trên
chiếc đèn chùm đại biểu Thượng Đế đang có mặt để chứng kiến
hỗn lễ; tấm gương đại biểu sự thuần khiết, đồng thời ẩn dụ về
con mắt minh triết của Thần, hết thảy sự vật đều trong tầm mắt,
không gì thoát khỏi; chú chó nhỏ đại biểu sự trung thành. Quả
trái cây bên bệ cửa sổ có hai hàm nghĩa, một là chúc mừng hai
người sớm thai nghén hậu duệ, và hai là đại biểu “trái cấm”, để
cảnh tỉnh đôi trai gái không được phóng túng sa ngã. Đôi dép
trên sàn nhà ở góc bức tranh đại biểu cho “có đôi có cặp”, đồng
thời ám chỉ đôi trái gái vẫn chưa xỏ dép, bàn chân vẫn đặt nơi
đất thánh. Bức tượng gỗ ở đầu giường là Thánh Margaret, vị
Thánh bảo hộ phụ nữ, với ý nghĩa bảo đảm sinh đẻ bình an.
Thành công trong kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu của Jan Van Eyck
đồng thời biểu hiện tại cảm nhận về vật thể và biến hóa về ánh
sáng. Về mặt cảm nhận, nhân vật mặc y phục vừa dày vừa
nặng, chùm lông xoắn của chú chó, phản chiếu ánh sáng trên
thân kim loại của chiếc đèn chùm, ảnh phản chiếu ngược trên
mặt tấm gương tròn, sự lấp ánh của chuỗi hạt ngọc trai treo trên
tường, ánh sáng bên ngoài ô cửa sổ đều đạt hiệu quả tả thực
khiến người ta kinh ngạc. Biến hóa ánh sáng và sắc thái phong
phú dung hợp một cách tự nhiên. Hình phóng to bức họa miêu
tả trọn vẹn cả các chi tiết vặt vãnh nhất, hết thảy đều rành mạch
rõ ràng. Các chi tiết đan xen phức tạp trong bức họa đều thống
nhất trong ánh sáng tự nhiên, tạo nên bầu không khí tường hòa
tĩnh mịch. Tất cả những ưu điểm này đã khiến bức họa trở
thành một kiệt tác đầy dư vị.

×