Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SANG KIEN 2020 linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi :
- Phịng GDĐT thành phố Hội An
- Hội đồng sáng kiến Thành phố Hội An.
Tôi ghi tên dưới đây:
TT

1

Họ và
tên

Đặng Thị
Thùy
Linh

Ngày tháng
năm sinh

09/11/1988

Nơi cơng Chức
tác (hoặc danh
nơi thường
trú)

Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp
chun
vào việc tạo ra


mơn
sáng kiến

Trường
Tiểu học
Bùi Chát

Đại học
Sư phạm
Mĩ thuật

Giáo
viên

100%

- Là tác giả đề nghị cơng nhận sáng kiến:
“Tìm hiểu về màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong dạy học Mĩ thuật
lớp 4 theo phương pháp Đan Mạch”
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2019
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Môn Mĩ thuật Tiểu học hiện nay là một môn học đặc thù riêng trong nhà
trường, là môn học cần thiết đối với việc giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách
của các em. Dạy Mĩ thuật không nhằm đào tạo học sinh trở thành hoạ sĩ mà chỉ
giáo dục cho các em tính thẩm mĩ với một tư duy lôgic và Mĩ thuật đem lại niềm
vui cho con người, làm cho mọi học sinh tự nhận ra cái đẹp có ở xung quanh mình,
rất gần gũi và đáng yêu, từ đó cũng giúp học sinh tạo ra được cái đẹp và thưởng

ngoạn nó trong chính bài vẽ, tác phẩm của mình.
4.1.1. Thuận lợi:

-1-


- Để nhận định đúng hơn tôi đã trực tiếp tham khảo ý kiến của học sinh, đa số
các em đều u thích bộ mơn Mĩ thuật, các em thể hiện ở tác phẩm hội hoạ là
đường nét hình khối. Trong đó màu sắc là yếu tố quan trọng quyết định đến sự
thành cơng của tác phẩm.
- Qua tìm hiểu thăm dò ý kiến của học sinh khối 4 (tổng cộng 120 HS). Tôi đã
làm một trắc nghiệm nhỏ về việc học phân môn Mĩ thuật như sau:
a. Theo em màu sắc trong mơn Mĩ thuật có quan trọng khơng?
Trả lời: Rất quan trọng: 120 em đạt 100%
b. Em có thích học mơn Mĩ thuật khơng?
Trả lời: Rất thích: 120 em đạt 100%
c. Vì sao em thích học vẽ trang trí?
Trả lời: Thích vì được vẽ màu theo ý thích.
d. Em thích những màu gì khi vẽ trang trí?
Trả lời: Hồng - Đỏ - Vàng - Xanh.
e. Em đã phân biệt được gam màu nóng, lạnh chưa?
Trả lời: Đã biết phân biệt gam màu có nóng lạnh: 97 em.
Chưa phân biệt được gam màu có nóng lạnh: 23 em.
g. Những màu nào là màu nóng, những màu nào là màu lạnh?
Trả lời: Đa số các em đều trả lời được 1 số màu gam nóng như Đỏ Vàng - Hồng - Cam,…. Một số màu gam lạnh như Tím - Xanh Lục - Xanh Lam,…
- Từ những kết quả trên cho thấy các em học sinh Tiểu học rất thích học Mĩ
thuật, đặc biệt là vẽ trang trí. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Bên
cạnh đó, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, hằng năm các ngành các cấp trong
thành phố đã tạo điều kiện cho các em tham gia các cuộc thi vẽ để các em phát huy
năng khiếu, khả năng sáng tạo, học hỏi lẫn nhau về bố cục, hình ảnh, và màu sắc.

Ngoài ra, sách học Mĩ thuật được phát hành theo phương pháp Đan Mạch có hình
ảnh minh họa đặc sắc, màu sắc đẹp, đa dạng chính là ưu điểm để các em học tốt
môn Mĩ thuật.
- Giáo viên đã linh động chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với từng chủ đề.
Nghiên cứu sách, báo GD&TĐ, sách tham khảo, trang mạng Internet,… để có tư
liệu tốt, sinh động cho các em tham khảo.
4.1.2. Khó khăn:
- Giờ học Mĩ thuật ít nên đa số học sinh sử dụng sáp màu, màu dầu, kỹ
năng sử dụng màu nước, màu bột còn hạn chế.

-2-


- Áp dụng phương pháp Đan Mạch nên đồ dùng dạy và học còn hạn chế,
chủ yếu đều do tự giáo viên tự sưu tầm, tự làm nên chất lượng chưa đảm bảo.
- Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa quan tâm đến môn Mĩ thuật nên đồ
dùng học tập của các em cịn thiếu thốn, đơi khi là dùng chung 1 hộp màu với nhau
nên rất khó khăn trong quá trình học tập của các em.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, tơi đã “Tìm hiểu về màu sắc và
cách sử dụng màu sắc trong dạy học Mĩ thuật lớp 4 theo phương pháp Đan
Mạch”, để khắc phục khó khăn và phát huy những thuận lợi đó tơi đã áp dụng và
thực hiện có hiệu quả trong quá trình giảng dạy của mình.
4.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:
- Với việc tìm hiểu màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong học tập Mĩ
thuật theo phương pháp Đan Mạch của học sinh lớp 4 ngay từ chủ đề đầu tiên của
năm học, ta có thể thấy được tầm quan trọng của màu sắc trong Mĩ thuật, hiểu được
màu sắc do đâu mà có và sự chuyển biến của màu sắc trong thiên nhiên cũng như
tầm quan trọng của màu sắc trong cuộc sống. Làm cho cuộc sống vui hơn, đẹp hơn,
phong phú hơn. Trong nghệ thuật hội hoạ thì màu sắc chính là ngơn ngữ của hội

hoạ, màu sắc nói lên nội dung cũng như cái hồn của bức tranh làm cho tranh trở
nên sống động, phong phú.
- Với một giáo viên dạy Mĩ thuật thì việc tìm hiểu đề tài này nhằm có thêm
kiến thức đầy đủ hơn và vững vàng hơn về màu sắc, từ đó giúp người giáo viên có
trình độ chuyên môn vững chắc khi đứng trên bục giảng, có tri thức về màu sắc và
sự hiểu biết về đời sống, sở thích dùng màu của học sinh từ đó mới giáo dục thẩm
mĩ cho các em đạt hiệu quả cao. Ngồi ra, tìm hiểu về màu sắc nhằm phát hiện và
bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp các em vẽ được bức tranh với màu sắc hài hòa
giữa mảng chính và mảng phụ, màu đậm và màu nhạt, màu nóng, lạnh đúng chủ đề,
đúng hịa sắc của bức tranh.
- Qua sáng kiến “Tìm hiểu về màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong dạy
học Mĩ thuật lớp 4 theo phương pháp Đan Mạch” thì ý nghĩa của việc tìm hiểu về
màu sắc rất quan trọng. Tìm hiểu sáng kiến này sẽ góp phần bồi dưỡng cho giáo
viên Mĩ thuật một kiến thức dồi dào về màu sắc và sự hiểu biết về màu sắc của các
em một cách đầy đủ, từ đó người giáo viên có phương pháp giáo dục, trình độ
chun mơn vững chắc hơn.Tìm hiểu đề tài này cũng sẽ tạo điều kiện cho người
giáo viên hứng thú với nghề nghiệp, hiểu được tâm lí của học sinh đối với môn Mĩ
thuật, đặc biệt là sử dụng màu sắc.
- Nghiên cứu đề tài này còn để xác định trách nhiệm của người giáo viên
trong việc giảng dạy Mĩ thuật, nghiên cứu tìm ra những mặt ưu điểm của các em và
từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp. Tìm hiểu màu sắc mà học sinh sử dụng
thì giáo viên sẽ sớm phát hiện ra tài năng của các em học sinh năng khiếu và từ đó
-3-


có sự đầu tư, bồi dưỡng thêm những kiến thức cần thiết như bố cục, hình mảng,
cách dùng màu,… sẽ giúp các em phát triển năng khiếu của mình một cách khoa
học và tốt nhất, tạo tiền để để các em đi thi cấp Thành phố, cấp Tỉnh đạt kết quả tốt,
và giúp các em tự tin giao lưu với các anh chị trong trường và các bạn trường khác
một cách mạnh dạn và tự tin hơn.

4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
- Giáo viên cần nắm vững và chắc chắn kiến thức chun mơn của mình về
màu sắc khi truyền đạt cho học sinh.
- Linh hoạt trong cách sử dụng các phương pháp giảng dạy mới hiện nay.
- Sử dụng đồ dùng dạy học một cách khoa học nhằm kích thích tư duy sáng
tạo của học sinh.
- Liên hệ thực tế là nội dung mà khi giảng dạy giáo viên cần phải lưu ý
thường xuyên.
- Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng ở các lớp
nhằm phát huy hết khả năng tư duy của các em.
- Thường xuyên sưu tầm tư liệu đổi mới trong dạy học để kích thích sự thích
thú của các em.
- Tài liệu tập huấn Mĩ thuật theo dự án Đan Mạch. Đọc tìm hiểu, nghiên cứu
tài liệu về quy trình Vẽ theo âm nhạc, vẽ biểu cảm, tài liệu nghiên cứu màu sắc, sự
hài hòa của sắc màu.
- Thực tế giảng dạy, kết quả bài vẽ, sản phẩm vẽ màu, vẽ tranh, vẽ tĩnh vật,
vẽ con vật, vẽ phong cảnh,… của học sinh khối 4 trường Tiểu học Bùi Chát.
- Bố trí thời gian hợp lý trong các tiết dạy từ, phải đảm bảo từ lý thuyết đến
thực hành giáo viên phải theo sát học sinh.
- Những chủ đề, tiết dạy cần cho các em xem hình ảnh, video minh họa thì
giáo viên lưu ý áp dụng cơng nghệ thơng tin để tiện cho các em theo dõi.
- Khuyến khích học sinh chuẩn bị thêm các chất liệu màu khác như màu
nước, màu bột để phát huy khả năng sáng tạo của các em.
- Nhắc nhở các em quan sát các tranh vẽ của thiếu nhi trên khắp mọi miền
đất nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, ti vi, máy
tính,…
- Giấy A4, A3 hoặc A0, bút lông, bột màu nghiền, màu nước, bảng pha màu,
băng dính, ly đựng nước, vật liệu sẵn có ở địa phương,...
- Bút dạ, bút sáp, chì màu phù hợp với tiết học.


-4-


- Vẽ khi có âm nhạc thì giáo viên chuẩn bị băng, đĩa hát. Hoặc học sinh tự
chuẩn bị bài hát tập thể. Vậy, để có sự chuẩn bị đầy đủ đồ dùng của giáo viên và
học sinh thì cần có sự đồng thuận, ủng hộ, đầu tư của Ban giám hiệu nhà trường,
của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, các bậc cha mẹ học sinh, các em học sinh
với giáo viên bộ môn.
4.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Với những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên, cùng với sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo Thành phố đã tổ chức các cuộc thi vẽ để các em học sinh học hỏi, giao
lưu, sự giúp đỡ của ban giám hiệu về chun mơn, và sự thích thú học vẽ của các
em học sinh tồn trường tiểu học Bùi Chát. Tơi đã lựa chọn một số nội dung sau
đây để giúp các em hiểu hơn về màu sắc, đặc biệt là học sinh lớp 4:
- Tìm hiểu màu sắc là gì?
- Chất liệu màu và cách sử dụng màu
- Cách phân biệt các bậc của màu sắc:
- Tìm hiểu các cặp màu bổ túc, trung tính, các gam màu nóng lạnh, chủ đạo.
- Từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc.
- Ví dụ kế hoạch bài vẽ màu lớp 4.
- Áp dụng sáng kiến trong học tập và các cuộc thi vẽ.
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến :
Để dạy tốt mơn Mĩ thuật nói chung, dạy học sinh nắm vững cách vẽ màu nói
riêng tơi đã tìm hiểu và áp dụng các biện pháp sau:
4.5.1. Tìm hiểu màu sắc là gì?
Trong Mĩ thuật, màu sắc rất quan trọng, khơng có màu sắc thì 1 bài vẽ tranh
theo chủ đề, một bài vẽ trang trí hay một bức tranh tĩnh vật khơng được xem là
hồn thành. Vậy màu sắc là gì? Từ đâu mà có?
- Màu sắc là yếu tố quan trọng trong nghệ thuật hội họa. Người ta dùng màu

sắc để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người vẽ trước thực tế. Vậy màu sắc do đâu
mà có.
+ Xung quanh ta mọi vật đâu đâu cũng có mài sắc. Màu sắc ln thay đổi
theo khơng gian, thời gian, theo sắc thái tình cảm của con người. Đó là màu sắc
của tự nhiên.
+ Màu sắc mà chúng ta phân biệt được là nhờ vào ánh sáng. Sự phản chiếu
của ánh sáng trên những vật thể có màu sắc. Bất cứ nơi nào có ánh sáng, nơi đó sẽ
có màu sắc. Chúng ta thường nghĩ rằng, màu sắc đứng độc lập với nhau. Màu
chúng ta thường nhìn thấy một mình ln ln bị ảnh hưởng bởi những màu xung

-5-


quanh. Nó giống như nốt nhạc, khơng có màu “xấu” hay màu ”tốt”. Đúng hơn là nó
chính là sự kết hợp của những yếu tố xung quanh.
+ Theo quang học: Khi luồng áng sáng trắng là Mặt trời đi qua lăng kính là
hơi nước đọng trên bầu khí quyển thì ánh sáng trắng đó sẽ tách ra 7 màu sắc gồm:
Đỏ - Cam – Vàng - Xanh lục - Xanh lam – Chàm - Tím. Đó chính là màu sắc của
Cầu vồng mà chúng ta thường thấy khi mưa xuống và ánh nắng chiếu lên.

Cầu vồng được ánh sáng trắng phản chiếu qua lăng kính hơi nước tách thành 7
màu theo thứ tự màu Đỏ - Cam – Vàng – Lục – Lam – Chàm – Tím
4.5.2. Chất liệu màu và cách sử dụng màu:
- Trong hội hoạ thì màu là những chất liệu cụ thể được con người tạo ra do
những sắc tố được chiết ra từ khoáng chất, hoá chất, thảo mộc, ta gọi là màu sắc tố
(hay cịn gọi là màu cơng nghiêp). Có màu bột, màu nước, màu Acrylic, sơn dầu,
màu sáp, màu sáp dầu, màu bút dạ, màu bút chì,…
- Trong đó, học sinh tiểu học, đặc biệt là khối lớp 4 đa số các em đều sử dụng
màu sáp dầu, màu nước. Những chất liệu màu cịn lại các em sử dụng rất ít như
màu bút dạ, màu bút chì, màu bột, hoặc chưa có cơ hội sử dụng như sơn dầu, màu

Acrylic. Qua đó, giáo viên cần tập trung hướng dẫn các em sử dụng màu sáp dầu và
màu nước một cách cẩn thận để các em có kỹ năng thành thạo trong bài vẽ màu.
+ Màu sáp dầu: Là loại màu có độ mịn, bám màu tốt, hòa màu dễ dàng. Rất
tiện sử dụng. Có đa dạng cách thực hiện vẽ màu dầu như hình ảnh sau:

-6-


+ Màu nước: Ưu điểm là pha màu, hòa sắc tốt, vẽ từ trong suốt đến đậm
một cách dễ dàng, rất phù hợp với học sinh năng khiếu. Nhược điểm là dụng cụ hỗ
trợ nhiều như giẻ lau, balet pha màu, lọ đựng nước rửa cọ, cọ vẽ,… Bên cạnh đó,
khi vẽ màu nước việc chọn cọ rất quan trọng, ví dụ các loại cọ như: Cọ đầu trịn, cọ
đầu vuông, cọ nhọn, cọ tỉa, cọ dẹt,… mỗi cọ đều có cơng dụng riêng như cọ đầu
trịn, đầu vng, cọ dẹt dùng để vẽ mảng, khối, cọ nhọn để vẽ chi tiết, cọ nét để
viền hình ảnh. Bên cạnh đó, chất liệu cọ cũng rất phong phú, đa dạng, ảnh hưởng
đến độ trong suốt của màu, độ hút nước, cũng như độ bền của cọ như: cọ lông tổng
hợp giá rẻ, học sinh đa số sử dụng, cọ lơng sóc, lông chồn cao cấp hơn được sử
dụng cho học sinh năng khiếu, người vẽ chuyên nghiệp. Cách sử dụng màu nước
cho học sinh luyện tập như hình ảnh sau:

4.5.3. Cách phân biệt các bậc của màu sắc: Vòng thuần sắc bao gồm 3
màu chính, mỗi màu có 1 màu bậc nhất và 2 màu bậc 2.
+ Màu bậc nhất (màu chính, màu cơ bản): màu bậc nhất. Gồm có 3 màu
là: Đỏ - Vàng - Xanh Lam. Từ ba màu đó ta có thể pha ra rất nhiều màu khác nhau
(trừ đen và trắng – không màu nào pha trộn ra nó, đó là màu vơ sắc trung tính)

+ Màu bậc hai (màu bổ túc): Là 3 màu: Tím - Xanh Lục – Cam. Nó được
tạo ra từ 3 màu gốc pha với nhau. (Pha với phân lượng bằng nhau)
-7-



- Xanh lam + Đỏ

= Tím

- Xanh lam + Vàng

= Xanh lục

- Vàng

= Cam

+ Đỏ

+ Màu bậc ba: Gồm các màu: Cam vàng - Cam đỏ - Tím lam - Tím đỏ - Lục
lam - Lục vàng. Là các màu được pha với phân lượng bằng nhau từ màu bậc 1 với
màu bậc 2 đứng cạnh nhau trên cùng một vịng thuần sắc.

+ Tương tự ta có Màu bậc 4,5,6,7 ….: Bằng cách pha với phân lượng bằng
nhau giữa các màu đứng cạnh nhau trong vòng tròn thuần sắc ta sẽ tiếp tục có các
màu bậc cao hơn.
4.5.4. Tìm hiểu các cặp màu bổ túc, màu trung tính, các gam màu nóng
lạnh, chủ đạo.
+ Cặp màu bổ túc: Đó là các màu đối kháng nhau, khi chúng đứng cạnh
nhau sẽ cùng làm nổi bật nhau. Ở vòng tròn thuần sắc thì đó là các màu đối
xứng qua tâm vịng trịn. Các cặp màu tương phản
chính đó là
+ Đỏ


 Xanh Lục

+ Xanh Lam  Cam
+ Vàng

 Tím
-8-


+ Màu trung tính: Màu trung tính là do sự kết hợp giữa trắng và đen tạo ra.
Màu không thuộc nóng, cũng khơng thuộc lạnh. Nó là màu xám.
+ Gam màu nóng, gam màu lạnh:
- Màu nóng: Là màu gây cảm giác ấm áp, nóng, kích thích thị giác làm ta có
cảm giác gần => Màu ngả đỏ: Vàng, cam vàng, cam, cam đỏ, đỏ

- Màu lạnh: Là màu gây cảm giác mát mẻ, dễ chịu hoặc lạnh lẽo, màu lạnh
kích thích thị giác làm ta cảm giác xa hơn => Màu ngả xanh: Lục vàng, lục, lục
lam, lam, tím lam, tím, tím đỏ

- Màu chủ đạo: Là màu chiếm diện tích trội nhất trong tồn bộ khơng gian,
chi phối tồn bộ hịa sắc của khơng gian. Một khơng gian trang trí có màu chủ đạo
như một bản nhạc có chủ âm. Vì vậy, trong 1 chủ đề về vẽ trang trí ta cần chọn
được gam màu chủ đạo phù hợp để thể hiện, như vậy bài trang trí sẽ đẹp, ấn tượng
hơn.

Ví dụ: Vàng cam là màu chủ đạo
4.5.5. Từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc:
+ Giáo viên sẽ khuyến khích học sinh đạt đến:

-9-



- Chia sẻ kinh nghiệm vẽ hình, vẽ các nét ngẫu nhiên hoặc vẽ các hình cơ
bản kết hợp tạo thành bố cục tranh.
- Tập trung, giao tiếp và lắng nghe giáo viên hướng dẫn về cách pha màu và
các chất liệu màu phù hợp.
- Vẽ màu vào các hình mảng ngẫu nhiên hoặc các hình cơ bản theo ý thích,
dựa trên màu cơ bản, màu bổ túc, màu tương phản, màu nóng, màu lạnh,… để vẽ
màu phù hợp vào mảng, nền.
- Vẽ màu có đậm, nhạt, sáng, tối vào hình và nền sao cho hài hịa để bức
tranh sinh động
+ Kết quả học sinh có khả năng:
- Biểu đạt được kinh nghiệm và ý kiến của bản thân thong qua bài vẽ.
- Tập trung quan sát được những bài vẽ, sản phẩm tạo hình của bạn.
- Nêu được cảm nhận qua các chất liệu và màu sắc thể hiện: HS quan sát bức
tranh và suy nghĩ, đưa ra những nhận xét và chia sẻ cảm nhận về màu sắc mà các
bạn đã thực hiện.

Ví dụ1: Chủ đề trang trí được sử dụng các khối hình cơ bản như hình trịn,
hình chữ nhật, tam giác, các nét thẳng, gợn sóng để tạo hình. Sử dụng màu nước
pha màu, chuyển màu có đậm nhạt, sáng tối, xa gần.

Ví dụ 2: Chủ đề trang trí được vẽ tự do, lựa chọn màu sáp dầu phù hợp để vẽ,
có đậm nhạt, sử dụng màu tương phản làm nổi bật bài vẽ trang trí.
-10-


4.5.6. Ví dụ kế hoạch bài vẽ màu lớp 4:
Chủ đề: NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ (2 tiết) – Lớp 4
1. Mục tiêu:

- Nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của màu
sắc trong cuộc sống.
- Nhận ra và nêu đước các cặp màu bổ túc, các màu nóng, mà lạnh.
- Vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu lạnh tạo sản phẩm
trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2. Chuẩn bị:
* Giáo viên: - Tranh ảnh, đồ vật có màu sắc phù hợp với nội dung chủ đề.
- Vòng tròn màu thuần sắc.
- Màu sáp dầu, màu nước.
* Học sinh: - Sách học Mĩ thuật 4.
- Giấy vẽ A4, A3, màu vẽ, bút chì,….
3. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- Kiểm tra đồ dùng học tâp.
- Khởi động: GV chia lớp làm 2 đôi chơi trị chơi - HS khởi động.
“Kể tên các màu có trong hộp màu của em”. GV
kết luận: Màu sắc trong thiên nhiên và cuộc sống
rất phong phú và đa dạng. Màu sắc do ánh sáng
tạo nên.
- GV giới thiệu chủ đề “Những mảng màu thú - Lắng ghe, đọc đề.
vị”. Viết bảng.
HĐ1: Tìm hiểu
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 thảo luận:


- Quan sát và thảo luận.

(?) Màu sắc do đâu mà có?

+ Nhờ ánh sáng

(?) Màu sắc trong thiên nhiên và màu sắc trong
tranh có gì khác nhau?

+ Màu sắc thiên nhiên phong phú,
nhờ ánh sáng. Màu sắc trong tranh
do con người tạo ra.

-11-


(?) Màu sắc có vai trị gì trong cuộc sống?

+ Làm cho cảnh vật đẹp hơn, cuộc
sống tươi vui, phong phú.

- GV tóm tắt: Mắt người nhìn được màu sắc do - Lắng nghe
ánh sáng, khơng có ánh sáng mọi vật sẽ khơng có
màu sắc. Màu sắc trong thiên nhiên vô cùng
phong phú. Màu sắc ở tranh vẽ, sản phẩm trang
trí, cơng trình kiến trúc,.. do con người tạo ra.
Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn, khiến cuộc
sống vui tươi, phong phú. Cuộc sống khơng thể
khơng có màu sắc.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa các màu cơ - Quan sát

bản, màu bổ túc, màu nóng, lạnh từ hộp màu theo
gợi ý của GV. GV hướng dân pha màu cho HS
quan sát.
Lam
Đỏ
(?) Kể tên 3 màu cơ bản?
+ Các cặp màu bổ túc
- GV: Cặp màu đối diện nhau trong vòng tròn
màu sắc là cặp màu bổ túc.

+ Đỏ - Lục
+ Lam – Cam
+ Vàng - Tím
- Lắng nghe

(?) Em có cảm giác thế nào khi thấy các cặp màu - Nổi bật, rực rỡ.
bổ túc đứng cạnh nhau?
- GV: cặp màu bổ túc đứng cạnh nhau thường làm - Lắng nghe
cho màu sắc tươi hơn, rực rỡ hơn nên thường
được dùng khi muốn tạo sự chú ý về màu sắc.
Trong lễ hội, quảng cáo, sân khấu, trang trí sách
báo, đồ chơi trẻ em,… người ta thường sử dụng
các cặp màu bổ túc. Vì vậy khơng nên dùng trong
trường hợp phải nhìn gần, liên tục, thường xuyên
như: đồ dùng, trang phục hằng ngày,...
+ Gam màu nóng, gam màu lạnh.
- GV gợi ý HS cảm nhận về màu nóng, màu lạnh.
(?) Màu nóng và màu lạnh thường tạo cảm giác
thế nào?
-12-


- Gam màu nóng

Vàng


(?) Nêu nhận xét của em khi thấy các màu nóng
đứng cạnh nhau?
(?) Nêu nhận xét của em khi thấy các màu lạnh
đứng cạnh nhau?

- Gam màu lạnh

- GV tóm: Màu nóng là những màu tạo cảm giác
ấm áp hoặc nóng bức, là những màu có sắc độ - Lắng nghe
gần với màu đỏ, màu vàng. Màu lạnh là những
màu tạo cảm giác mát dịu hoặc lạnh lẽo, là những
màu có sắc độ gần với màu lục, màu lam.
HĐ2: Cách thực hiện
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.8 để nhận biết cách
- Quan sát và lắng nghe
vẽ màu.
- GV tóm: + vẽ các nét ngẫu nhiên hoặc vẽ kết
hợp các hình cơ bản tạo bố cục.
- Ví dụ
+ Vẽ màu sáp dầu hoặc màu nước vào các hình
mảng ngẫu nhiên hoặc các hình cơ bản theo ý
thích dựa trên màu cơ bản, màu bổ túc, màu
tương phản, màu nóng, màu lạnh… để vẽ màu
vào các hình mảng và nền.

+ Vẽ thêm chi tiết và màu sao cho có đậm, nhạt
để bức tranh sinh động.
* Dặn dò HS xem lại bài học, chuẩn bị đồ dùng
- Thực hiện
để tiết học sau thực hành.
TIẾT 2

HĐ3: Thực hành
* Có thể cho HS hoạt động cá nhân hoặc hoạt - HS thực hiện cá nhân hoặc
động nhóm.
nhóm.
- u cầu HS quan sát hình 1.9 trong sách học - HS quan sát tìm cho mình
MT lớp 4 để tham khảo và nên ý tưởng cho bài cách thực hành.
làm:
VD: Cá nhân hoặc cả nhóm chọn vẽ nét theo ngẫu
hứng hay tranh tĩnh vật,… Sau đó vẽ màu theo ý
thích dựa trên các màu đã học. Đặt tên cho bức
tranh của mình hoặc nhóm mình.

-13-


HĐ4 : Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- HD HS trưng bày sản phẩm.

- HS trưng bày sản phẩm theo
nhóm.

- HD HS thuyết trình về bài vẽ của mình.Gợi ý - Lần lượt các thành viên của
các HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia mỗi nhóm lên chia sẻ, thuyết

trình sản phẩm nhóm mình, các
sẻ, trình bày cảm xúc , học hỏi lẫn nhau.
nhóm khác bổ sung.
(?) Em có thấy thú vị khi thực hiện bài vẽ khơng?
Em có cảm nhận gì về bài vẽ của mình?
(?) Em đã lựa chọn và thể hiện màu sắc như thế
nào trong bài vẽ của mình?
(?) Em thích bài vẽ nào của các bạn trong lớp?
Em học hỏi được gì từ bài vẽ của các bạn?
(?) Nêu ý kiến của em về sử dụng màu sắc trong
cuộc sống hằng ngày? Như kết hợp quần áo, túi
sách,…
* GV chốt: đánh giá
- Yêu cầu HS tự đánh giá bài học của mình vào - HS tự đánh giá vào ơ hồn
thành hay ơ chưa hồn thành.
sách học MT.
- Tun dương HS tích cực, động viên khuyến - Lắng nghe.
khích các HS chưa hoàn thành.
- Gợi ý cho HS năng khiếu thực hiện phần Vận - HS năng khiếu thực hiện.
dụng - sáng tạo và chuẩn bị cho tiết học sau.

Đường nét ngẫu nhiên

Con vật

-14-


Hình cơ bản


Tĩnh vật

4.5.7. Áp dụng sáng kiến trong học tập và các cuộc thi vẽ:
- Sau khi nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào giảng dạy môn Mĩ thuật thì
kết quả của học kì 1 trong khối 4 đã đạt chỉ tiêu cao hơn, kết quả đạt như sau:
Sỉ số
học
sinh

Hồn thành tốt
SL

%

SL

%

SL

4/1

41/15

18/10

43,9

23/5


56,1

0

4/2

40/16

16/12

40

24/4

60

0

4/3

39/19

16/10

41

23/9

59


0

2019 - 2020 Lớp

Học Kì 1

Kết quả chất lượng giáo dục mơn Mĩ thuật
Hồn thành

Chưa hồn thành
%

- Bên cạnh đó các cuộc thi vẽ do tỉnh và thành phố tổ chức trong năm học
2019 - 2020 các em đã đạt đươc kết quả khá cao, học sinh tự tin thể hiện niềm đam
mê với Mĩ thuật. Cụ thể như sau:
+ Hội thi vẽ tranh “Bảo vệ Môi trường trong gia đình và nhà trường” do
tỉnh tổ chức học sinh trường tôi đạt 2 giải Ba cấp tỉnh.
+ Hội thi vẽ tranh “ Tác hại của rác thải nhựa” do thành phố tổ chức mới
đây học sinh trường tôi đạt 1 giải Ba cấp thành phố.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Khơng
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Vận dụng sáng kiến này một cách linh hoạt, tôi đã phát huy tốt tính tích cực,
tự giác học tập của học sinh, trị làm việc hăng say, có óc sáng tạo, trí tưởng tượng
phong phú tạo nhiều tác phẩm đẹp, khơng khí lớp học sơi nổi hứng thú. Học sinh
tiếp thu bài nhanh, kích thích được khả năng hội họa của các em và phát triển các
năng lực khác, tạo cơ hội cho các em thực hành các bài tập ứng dụng thiết thực
phục vụ cho học tập, trang trí đồ dùng, góc học tập tại nơi học và gia đình, đây là
cơ hội để các em bày tỏ tình cảm của mình với gia đình, thầy cơ, bạn bè, trường
lớp, hay tình u q hương đất nước, thơng qua các bức tranh, cách thể hiện màu

sắc.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả
áp dụng thử:

-15-


Khi áp dụng sáng kiến này trong dạy học thì học sinh có khả năng tự vẽ màu,
pha màu theo ý thích, sáng tạo trong cách thể hiện màu sắc gam nóng, gam lạnh, bổ
túc. Và khi áp dụng kiến thức này thì khơng chỉ học sinh lớp 4 thực hiện tốt mà kể
cả khối 5 cũng áp dụng rất thành cơng, từ đó tạo ra tác phẩm đẹp, khơi gợi niềm
đam mê để các em thỏa sức sáng tạo và tự tin giao lưu trong các cuộc thi tại trường
và ngoài nhà trường.
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến
lần đầu:

TT

Họ và
tên

Nơi cơng
Ngày
tác (hoặc
tháng
nơi thường
năm sinh
trú)


Chức
danh

Trình độ
chun mơn

Nội dung cơng
việc hỗ trợ

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Xác nhận và đề nghị của

Hội An, ngày 3 tháng 3 năm 2020
Người nộp đơn

cơ quan, đơn vị tác giả công tác

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đặng Thị Thùy Linh

-16-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×