Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM ĐỀ TÀI BÀI VIẾT SELF - REFLECTION

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.46 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO
DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ
-----  -----

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:

BÀI VIẾT SELF - REFLECTION
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Phan Hiển Linh
Lớp

: DC119DV02 – 0200 – Ca 2

Nhóm

: Squid Team

Sinh viên thực hiện

: 1. Đỗ Nhật Vy

(2194065)

2. Lý Hồng Oanh

(2197460)



3. Hồ Hoàng Long

(22012297)

4. Đặng Minh Trâm

(2194533)

5. Nguyễn Phi Long

(22002735)

6. Lê Hữu Khương

(2196640)

7. Huỳnh Ngọc Lan Anh

(2180428)

8. Nguyễn Văn Gia Yến

(2198711)

9. Nguyễn Việt Hoàng Trinh

(2182418)

10. Phạm Hoàng Duy Độ


(2191423)

11. Đoàn Vũ Hồng Huyền

(2191209)


Thành phố Hồ Chí Minh, 12/2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ
-----  -----

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:

BÀI VIẾT SELF - REFLECTION
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Phan Hiển Linh
Lớp

: DC119DV02 – 0200 – Ca 2

Nhóm

: Squid Team

Sinh viên thực hiện


: 1. Đỗ Nhật Vy

(2194065)

2. Lý Hồng Oanh

(2197460)

3. Hồ Hoàng Long

(22012297)

4. Đặng Minh Trâm

(2194533)

5. Nguyễn Phi Long

(22002735)

6. Lê Hữu Khương

(2196640)

7. Huỳnh Ngọc Lan Anh

(2180428)

8. Nguyễn Văn Gia Yến


(2198711)

9. Nguyễn Việt Hoàng Trinh

(2182418)

10. Phạm Hoàng Duy Độ

(2191423)

11. Đoàn Vũ Hồng Huyền

(2191209)


Thành phố Hồ Chí Minh, 12/2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................................................ii
NHẬP ĐỀ.........................................................................................................................................1
NỘI DUNG TIỂU LUẬN................................................................................................................2
CÂU 1: VIẾT VỀ CÂU CHUYỆN BÌNH ĐẲNG/ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG GIA ĐÌNH
HOẶC NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH BẠN...........................................................................3
CÂU 2: BẠN DỰ ĐỊNH SẼ LÀM GÌ ĐỂ THAY ĐỔI 1 ĐIỀU BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG GIA
ĐÌNH VÀ NGỒI XÃ HỘI SAU KHI HỌC MƠN GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN............................4
CÂU 3: TRÌNH BÀY VÀ GIẢI THÍCH 5-10 ĐIỀU BẠN TÂM ĐẮC NHẤT VÀ HỌC ĐƯỢC
TỪ CÁC CHỦ ĐỀ, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ NÀO TRONG 10 TUẦN QUA................................5


3.1.

Chương 1: Giới tính và Giới......................................................................5

3.2.

Chương 2: Vai trị giới và xã hội hóa vai trị giới....................................5

3.3.

Chương 3: Định kiến về giới......................................................................6

3.4.

Chương 4: Bình đẳng giới và bất bình đẳng giới.....................................6

3.5.

Chương 5: Quấy rối tình dục....................................................................7

3.6.

Chương 6: Phụ nữ Việt Nam.....................................................................7

3.7.

Chương 7: Giới và Phát triển tại Việt Nam.............................................8

3.8.


Kỹ năng và thái độ.....................................................................................8

CÂU 4: NÊU 3 ĐIỀU BẠN CẢM THẤY CHƯA CHẮC VỀ BÀI HỌC. BẠN LÀM GÌ ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ ĐĨ?..................................................................................................................10
CÂU 5: ỨNG DỤNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ, GIÁ TRỊ VÀ HÀNH VI CHUN
NGHIỆP VÀO CƠNG VIỆC, ĐỜI SỐNG..................................................................................10
CÂU 6: BẠN CĨ HÀI LỊNG VỀ KHĨA HỌC VÀ VIỆC ĐẦU TƯ VÀO KHĨA HỌC
KHƠNG? BẠN THẤY MÌNH CHƯA HÀI LỊNG Ở NHỮNG HÀNH VI CỤ THỂ NÀO MẶC
DÙ NĨ HỮU ÍCH? BẠN LÀM GÌ ĐỂ THAY ĐỔI NĨ?..........................................................10
CÂU 7: CẢM NHẬN VỀ BUỔI THAM QUAN BẢO TÀNG PHỤ NỮ NAM BỘ..................11
KẾT LUẬN....................................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................14

i


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ........................................................................................12

ii


NHẬP ĐỀ
Việt Nam cũng như các nền kinh tế trên thế giới đang phải đối mặt với xu hướng phát triển
kinh tế chậm lại, do đó việc thúc đẩy cải cách kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội là
việc làm cấp thiết với mỗi quốc gia. Các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền
vững, trong đó đảm bảo bình đẳng giới, sẽ là quan trọng cho sự thành công của các nền kinh
tế, đảm bảo nam và nữ đều hưởng lợi từ tăng trưởng trong hiện tại và tương lai. Chính vì vậy
mà môn Giới và Phát triển là một ngành học đang phát triển nhanh. Mục tiêu của mơn học là
tìm hiểu tình trạng bất bình đẳng giới, những thiệt thịi của phụ nữ và nam giới, những

phương hướng thực hiện bình đẳng giới tại các nước, các vùng khác nhau trên thế giới. 
Sau khi kết thúc môn học, chúng em được tiếp cận với kiến thức khoa học nền tảng về giới
tính (sex), giới (gender), LGBTIQ+, bình đẳng giới (gender equality),.... Ngồi ra, mơn học
có tính thực tế cao vì tiếp cận những vấn đề của xã hội đương đại, giúp bản thân chúng em –
những nhân tố trẻ có thể soi rọi hành vi hàng ngày từ trong gia đình đến hoạt động cộng
đồng. Từ đó, chúng em tự chủ động tham gia vào tiến trình bình đẳng giới để thúc đẩy sự
phát triển xã hội được cơng bằng, bình đẳng, văn minh, bền vững và nhân văn.

1


NỘI DUNG TIỂU LUẬN
 Mục tiêu của bài tiểu luận
 Đánh giá lại kiến thức và bài học rút ra sau khi học môn Giới & Phát triển
 Biết cách làm việc nhóm hiệu quả.
 Trau dồi các kỹ năng mềm trong q trình làm bài tiểu luận

 Phân cơng công việc
STT

Họ tên SV

Công việc thực hiện

1

Nguyễn Văn Gia Yến

Tổng hợp bài tiểu luận, nhập đề, kết
luận


2

Đỗ Nhật Vy

Làm câu 1

3

Lý Hồng Oanh

Làm câu 2

4

Huỳnh Ngọc Lan Anh

Làm câu 3

5

Nguyễn Phi Long

Làm câu 3

6

Đặng Minh Trâm

Làm câu 4


7

Hồ Hoàng Long

Làm câu 5

8

Lê Duy Độ

Làm câu 5

9

Lê Hữu Khương

Làm câu 6

10

Đoàn Vũ Hồng Huyền

Làm câu 7

11

Nguyễn Việt Hoàng Trinh

Làm câu 7


2


CÂU 1: VIẾT VỀ CÂU CHUYỆN BÌNH ĐẲNG/ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG GIA
ĐÌNH HOẶC NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH BẠN
Tơi có dịp được xem đoạn phim tại ấp Bắc huyện Thanh Bình thuộc tỉnh Đồng Tháp, anh
Sơn được xem là người đầu tiên trong ấp đem đồ ra bờ sông để giặt mà không chỉ giặt đồ cho
anh mà cho cả gia đình anh nữa. Theo câu chuyện trên đoạn video đó, lần đầu tiên anh rất
ngại, mỗi lần đi giặt đồ như thế anh thường làm lén lén có thể đi vào sáng sớm tinh mơ hoặc
vào lúc trưa mọi người khơng ai để ý vì rất ngại và rất mắc cỡ vì sợ mọi người nhìn thấy. Từ
năm 2008 khi anh Sơn tham gia vào dự án tuyên truyền bình đẳng giới và phịng chống thiên
tai tại địa phương với vai trị là tình nguyện viên tun truyền về bình đẳng giới, phịng chống
thiên tai, được đào tạo bồi dưỡng thêm kiến thức về giới và các kiến thức liên quan đến dự án
và đời sống hàng ngày nên mỗi khi về nhà thấy vợ nấu ăn cũng phụ tiếp và chia sẽ cơng việc
với nhau khơng cịn phân biệt cơng việc nặng nhẹ gì hết, cùng vợ cùng chồng làm cùng nhau
tốt hơn và đỡ mất thời gian. Điều quan trọng nhất anh rút ra được kinh nghiệm là sau một
thời gian làm việc như thế vợ chồng anh cảm thấy được vui vẻ hơn và có thời gian trao đổi
bàn bạc với nhau nhiều hơn những công việc trong gia đình có thời gian bên nhau nhiều hơn
và có thời gian chăm sóc và dạy dỗ con cái được tốt hơn.

3


CÂU 2: BẠN DỰ ĐỊNH SẼ LÀM GÌ ĐỂ THAY ĐỔI 1 ĐIỀU BẤT BÌNH ĐẲNG
TRONG GIA ĐÌNH VÀ NGỒI XÃ HỘI SAU KHI HỌC MƠN GIỚI VÀ PHÁT
TRIỂN
Theo mình thấy có một điều về bất bình đẳng đó là trọng nam khinh nữ. Tư tưởng trọng nam
khinh nữ bắt buộc phải sinh được con trai để nối dõi tông đường vẫn còn là chủ đề gây áp lực
nặng nề cho khơng ít phụ nữ Việt Nam trong xã hội mặc dù tư tưởng này đã có từ thời rất xa

xưa. Nhiều phụ nữ Việt vẫn cắn rang nhịn khi thường xuyên bị chồng và mẹ chồng ngược đãi
chỉ vì sinh ra con gái chứ không phải là con trai. Khơng hiếm gia đình có tư tưởng chỉ đầu tư
vào con trai mà thơ ơ với con gái. Điều bất bình đẳng này chính là ngun nhân làm chậm tốc
độ phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước. Gia đính là một trong những thứ cơ bản nhất của
xã hội. Văn hóa gia đình là nền tảng của văn hóa xã hội. Vì vây, thực hiện bình đẳng giới
trong gia đình chính là cơ sở để thực hiện bình đẳng giới ngồi xã hội. Gia đình là nơi bắt đầu
và truyền tư tưởng trọng nam khinh nữ nhanh nhất. Vì họ chính là những người thân nhất,
gần nhất và chính lối suy nghĩ cổ xưa đó đã làm cho nếu là con trai được sinh ra thì lối tư
tưởng này sẽ ln tồn tại. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là cơ sở để thực hiện bình
đẳng giới ngồi xã hội nhằm tạo ra những cơng dân tốt có đầy đủ phẩm chất và tài năng góp
sức cho sự phát triển của xã hội. Dễ thấy nhất là thường cơng việc nhà thì con gái thường sẽ
bị mẹ kêu làm nếu gia đình có 2 người con một trai và một gái. Thường con gái sẽ phải rửa
chén, lau nhà vì tư tưởng này đã có từ rất lâu. Thay vì vậy, chúng ta nên chia sẽ đều cho hai
người con cho dù có là trai hay gái thì đều phải làm như nhau và khơng có chuyện người này
chơi người kia làm để có thể tập cho con của mình biết thế nào là bình đẳng và sẽ là những
cơng dân tốt. Bình đẳng giới trong gia đình chỉ có thể đạt được khi bản thân người phụ nữ
ln có ý thức tự vươn lên học hỏi và khẳng định minh. Đồng thời, người đàn ông cũng phải
có ý thức chia sẽ, hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho người phụ nữ phát triển. Tư tưởng
này sẽ tác động mạnh đến não của các em học sinh theo thời gian nó trở thành định kiến nếu
vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ và ngược lại. Từ sách vỡ, việc áp dụng định kiến vào
thực tế cuộc sống của các em tự nhiên như thế và sau đó định kiến đó lại tiếp tục truyền lại
cho các thế hệ sau là điều đương nhiên sẽ xảy ra. Hình ảnh phụ nữ, trẻ em gái thường gắn với
việc lau nhà, quét nhà, nấu ăn,… còn việc đá banh, sửa chữa, những hoạt động mạnh hơn thì
thường sẽ là hình ảnh bé trai hoặc đàn ơng. Những nội dung, hình ảnh này phản ánh vị thế,
vai trị phụ nữ luôn ở thế yếu và phụ thuộc vào nam giới. Nam giới thì là trụ cột, nữ giới là
phụ trợ nhưng hiện nay nữ giới cũng có thể là trụ cột của gia đình chính những hình ảnh này
tạo ra định kiến về giới tính trong nhận thức của các em nhỏ, dẫn đến sự bất bình đẳng trong
gia đình và xã hội. Muốn góp phần nâng cao vị thế của trẻ em gái, chúng ta phải loại bỏ các
hình ảnh phản ánh giới tính như thế, các thầy cô phải truyền đạt và biết lồng gép các vấn đề
về định kiến giới như gợi vấn đề cho các em thảo luận. Theo tơi thấy thì những việc này nên

phải thực hiện ngay từ mẫu giáo, giáo viên nên lồng ghép các giáo dục giới tính cho các từ
các trò chơi. Chẳng hạn như chơi búp bê, nấu ăn, may mặc các bé trai đều có thể tham gia
hoặc những trò chơi liên quan kỹ thuật như lái máy bay, sữa chữa kỹ thuật thì các bé gái đều
có thể tham gia được. Chúng ta phải làm ngay từ lúc các em cịn nhỏ để có thể xóa bỏ định
kiến giới một cách triệt để nhất. Việc dạy trẻ em từ nhỏ thì đây chính là điều bắt buộc nhưng
cũng cần phải có chiến lược tuyên truyền, giáo dục nếu thực hiện tốt thì sẽ giúp thay đổi nhận
thức, hành vi ứng xử gia đình giữa phụ nữa và nam giới, giữa cha mẹ và con cái từ đó xóa bỏ
đi định kiến và khoảng cách giới.

4


CÂU 3: TRÌNH BÀY VÀ GIẢI THÍCH 5-10 ĐIỀU BẠN TÂM ĐẮC NHẤT VÀ HỌC
ĐƯỢC TỪ CÁC CHỦ ĐỀ, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ NÀO TRONG 10 TUẦN QUA
3.1. Chương 1: Giới tính và Giới
Sau khi học xong chương 1 – Giới và giới tính, tơi đã có thể phân biệt cơ bản giữa giới và
giới tính. Giới tính không quyết định xu hướng tình dục của một người. Việc yêu thích một
người đồng giới không có nghĩa là người đó đồng tính hay ngược lại khi thích một người
khác giới thì chưa hẳn người này được gán mác là “straight”. Không ai có thể lựa chọn xu
hướng giới tính của mình bởi vì nó là một phần rất tự nhiên của bản thân. Vì thế chẳng có gì
sai trái khi ai đó là một LGBT, chỉ khi dưới con mắt của một người thiếu hiểu biết về cộng
đồng đặc biệt này mà kỳ thị và phân biệt đối xử, gây khó khăn đến cuộc sớng của họ.
Từ những khái niệm về giới mới lạ đó mà tơi đã học được một bài học rất lớn là phải tìm hiểu
sự việc rõ ràng trước khi đánh giá chúng. Và ở đây, khi mình hiểu về cộng đồng LGBT thì
mình sẽ có những nhận thức lạc quan và tích cực hơn. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn khá
nhạy cảm ở Việt Nam, họ không có nhiều cơ hội để thể hiện những suy nghĩ, tâm tư hay tiếng
nói của mình cho người khác biết. Thậm chí cịn tệ hơn khi họ che giấu bản thân họ với
những người thân trong gia đình. Việc chia sẻ những cảm xúc đó quả nhiên là điều không dễ
dàng, nhưng nếu chúng ta thật sự trở thành “điểm tựa’, nơi mà họ có thể tin tưởng dù rằng họ
không chắc chắn cách chúng ta phản ứng thế nào, thì họ vẫn sẽ mở lòng và mang lại những

kết quả tích cực trong cuộc sống.
3.2. Chương 2: Vai trị giới và xã hội hóa vai trị giới
Đến với chương 2, tôi được tìm hiểu về vai trò giới trong xã hội. Ta có thể phân loại công
việc dựa vào vai trò giới: vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng. Cả nam
giới và phụ nữ đều có thể tham gia vào 3 vai trò trên. Tuy nhiên, phần lớn người phụ nữ vẫn
giữ vai trò kép – “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Họ thường phải dành hai đến ba tiếng nhiều
hơn so với nam giới để chăm sóc con cái và dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày. Vì thế nếu là một
người đàn ông hiện đại hãy biết chia sẻ công việc với vợ, vì ai cũng cần phải có trách nhiệm
với gia đình, ai cũng có thểlao động và kiếm tiền.
Bên cạnh đó, tơi cũng thấy được rằng nhà nước đã có những nỗ lực và cố gắng trong việc đưa
ra các chính sách, biện pháp để tạo cơ hội cho phụ nữ để có thể vừa cân bằng công việc gia
đình mà vẫn có thể tham gia vào các hoạt động xã hội. Để có thể thực hiện được mục tiêu đó,
nhà nước đề ra hai chiến lược: nhu cầu giới thực tế song song với nhu cầu giới chiến lược.
Đầu tiên, nhu cầu giới thực tế đó là đáp ứng và thay đổi các nhu cầu cơ bản, thực tế đối phụ
nữ như là điều kiện sống thiếu thốn, môi trường làm việc khó khăn, cũng như chăm sóc, quan
tâm đến sức khỏe và có những chính sách đãi ngộ dành cho phụ nữ trong thời gian mang thai
và có con nhỏ. Điều này thúc đẩy phụ nữ nhanh chóng có việc làm, tăng năng suất lao động,
đồng thời đời sống tinh thần cũng được nâng cao. Song song đó, nhu cầu giới chiến lược lâu
dài cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng “cơ hội” ấy thêm bền vững. Nhà
nước khuyến khích phụ nữ tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội ngày một nhiều hơn,
ví dụ như tham gia vào quản lí các cấp ngành nơi cơ quan mình làm việc, tham gia vào bộ
máy chính trị nhà nước,... Họ cũng được khuyến khích đấu tranh, lên tiếng khi bị phân
biệt đốixử hay bắt gặp phải hành vi ấy ở gia đình hay nơi làm việc. Nam giới cũng có vai trò
tiên quyết trong việc kéo gần lại khoảng cách giữa nam và nữ.
5


Mặc dù đã có những nỗ lực rất lớn nhưng nhà nước vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thử thách để tạo cơ hội cho phụ nữ. Tư tưởng truyền thống lệ thuộc vào người đàn ông trong
gia đình vẫn còn chiếm tỉ lệ rất lớn ở phụ nữ, vàhọ vẫn ưu tiên dành thời gian chăm sóc cho

gia đình nhiều hơn cả. Việc coi trọng gia đình là số 1 không hề sai, vì gia đình là tế bào của
xã hội, gia đình có hạnh phúc êm ấm thì xã hội mới phát triển, văn minh. Nhưng hãy nhìn
ngược lại, không phải gia đình là nơi hạnh phúc duy nhất, vẫn còn nhiều cơ hội, những mối
quan hệ ngoài giúp cuộc sống người phụ nữ có những điều mới mẻ và có ích hơn. Vì thế hãy
ngưng tư tưởng “thỏa mãn” với những điều mình đang có, mà phụ nữ hãy bước ra và “làm
đẹp” cho cuộc đời dù rằng bạn đang ở bất cứ độ tuổi nào.
3.3. Chương 3: Định kiến về giới
Quả nhiên định kiến giới đã trở thành bức tường vô hình cản trở nhu cầu thể hiện bản
thân của phụ nữ dù là vơ tình. Định kiến giới hệ thống tư tưởng, văn hóa, truyền thống thấm
sâu vào trong mỗi người, hình thành những suy nghĩ mà chúng ta có về nam hay nữ có khả
năng làm. Từ đó, đưa đến sự phân biệt giới, mà trong đó vị trí, vai trị, hành vi, giá trị và thái
độ của nữ thường kém hơn nam giới. Định kiến giới có thể xuất hiện ở bất kì nơi đâu, trong
gia đình,các bài viết, video quảng cáo hay cơ quan, nơi làm việc. Dù chỉ là một chi tiết nhỏ
hay vơ tình định kiến đều để lại để hậu quả lớn về sau. Phụ nữ bị “áp đặt’’ tư tưởng rằng
mình khơng thể làm được những việc lớn, chỉ nên ở nhà, khơng cần cố gắng, có những thành
tựu trong sự nghiệp. Chính vì khi bị thấm sâu tư tưởng truyền thống quá nhiều, phụ nữ khó có
thể đứng lên và thay đổi. Họ khơng tin bản thân có khả năng vì thế họ chấp nhận và im lặng.
Với những tư tưởng rập khuôn, mang tính cố định, lặp đi lặp lai qua nhiều thế hệ đã tạo
áp lực lên cả hai giới. Mặc dù phụ nữ vẫn là tâm điểm cho những định kiến nhưng nam giới
họcũng phải cố gắng để “xứng đáng” theo những tư tưởng: đàn ông là phải mạnh mẽ, ăn to
nói lớn, có địa vị và phải là trụ cột gia đình. Định kiến đã ăn sâu bám rễ trong phần lớn
mọi người vì thế việc thay đổi, xóa bỏ định kiến giới quả là một thử thách lớn. Tuy nhiên
điều này là có thể thực hiện được. “Muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa hãy đi
cùng nhau”. Vì thế, cả hai giới hãy cởi mở hơn, cùng tạo điều kiện cho đối phương có cơ hội
thay đổi và thể hiện bản thân mình.
3.4. Chương 4: Bình đẳng giới và bất bình đẳng giới
Không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về cụm từ “Bình đẳng giới” và tôi cũng thế nhưng từ khi
được tiếp cận học chương này tôi đã thay đổi rất nhiều về cách suy nghĩ và hành động đối với
vấn đề này. Bình đẳng giới là khi chúng ta không chỉ đề cao nam giới và cũng không chỉ đề
cao nữ giới, không đạp nam giới xuống và nâng phụ nữ lên, hay ngược lại, không dạy cho

nam giới phải giống nữ giới và ngược lại và không phải cái gì cũng 50/50. Mặc dù chúng ta
đã thay đổi cách nghĩ về bình đẳng giới nhưng dường như còn rất nhiều người trong chúng ta
chưa thực sự biết cách vận dụng vào. Tâm lí đám đông vốn ăn sâu trong tiềm thức nhiều
người, nhiều khi chúng ta muốn lên tiếng, đấu tranh nhưng nhìn vào tỉ số lại e dè, sợ thua
thiệt. Không phải đa số luôn thắng thiểu số, nếu không đấu tranh thì sao có thể thay đổi. Bất
cứ nơi đâu, dù ở nơi làm việc, nơi công cộng hay ngay chính gia đình mình hãy lên tiếng vì
quyền lợi của chính mình và những người khác.
Tuy nhiên, những con số về tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị ngày
càng tăng lên. Tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội khóa XIV (2016-2021) đạt 26.8%, đưa Việt
Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực. Đó như là một tín
hiệu tích cực, trở thành nguồn động lực, khuyến khích phụ nữ đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu
số thể hiện vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội. Nhà nước ta cũng
đã có rất nhiều nỗ lực trong việc xây dựng chính sách, pháp luật để bảo đảm Bình đẳng giới.
6


Dẫu thế, gia đình vẫn nằm ngoài khuôn khổ tác động của pháp luật nên có thể nói cơ hội để
có thể tiếp cận “thực chất” vào đối tượng là gia đình quả nhiên là thách thức lớn.
Chúng ta có thể thấy có một ví dụ rất điển hình trong đời sống của người Việt mỗi dịp Tết
đến. Cả hai vợ chồng sẽ phải tranh cãi về vấn đề “Tết này ăn tết nhà ngoại hay nhà nội?”. Rất
nhiều chị em phụ nữ họ đã hơn 10 năm 20 năm không đón Tết ở nhà mẹ đẻ, vì sợ chồng, sợ
gia đình chồng và vì đó là “lẽ đương nhiên”. Đâu đó trong câu chuyện này đã ẩn chứa sự bất
bình đẳng tưởng chừng như vô hại. Người đàn ông hãy có chính kiến riêng, đặt mình vào
người vợ, ngồi xuống và lắng nghe nhau. Chúng ta hãy ngưng “áp đặt” truyền thống đó nữa,
hãy thỏa thuận, điều hòa hai việc nội ngoại, vì cả hai bên đều quan trọng như nhau. Đây chỉ
là một thắng lợi lớn trong quá trình đấu tranh gian nan đối với Bất bình đẳng giới. Muốn đất
nước phát triển, gia đình hạnh phúc thì bình đẳng giữa nam và nữ phải là lẽ vô thường.
3.5. Chương 5: Quấy rối tình dục
Vấn nạn q́y rới tình dục vẫn luôn là vấn nạn lớn trong xã hội bởi tính xảo quyệt của kẻ xấu
rối đồng thời chế tài xử lí của nhà nước chưa thực sự mạnh mẽ và còn nhiều khe hở cho

những kẻ xấu tiếp tục thực hiện hành vi đáng lên án này. Đây là chương học tôi tâm đắc nhất
bởi vì tôi đã có cơ hội tiếp nhận những tri thức từ bài giảng của cô và được cùng thực hiện
việc chia sẻ chủ đề quấy rối tình dục trên mạng với các bạn trong lớp.
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, vì thế ông bà, cha mẹ hãy dạy cho con trẻ
cách tự bảo vệ bản thân ngay từ nhỏ, trở thành điểm tựa vững chãi nhất cho trẻ khi chúng gặp
phải những hành vi vô nhân tính của những kẻ lạ. Thế nhưng, ngày nay nhiều trường hợp trẻ
em tuổi vị thành niên bị quấy rối tình dục bởi chính những người được xem là máu mủ của
mình, là ông, là cha, là chú bác. Những con số thống kê hiện nay chỉ là một phần của tảng
băng chìm này thôi bởi vì còn rất nhiều nạn nhân họ chấp nhận chịu đựng và thậm chí đề
nghị mọi người “im lặng” , đừng tố cáo như cách đề giúp họ cảm thấy “thoải mái” hơn. Cách
tốt nhất để có thể dần chấm dứt hành vi quấy rối là lên tiếng khi chính mình bị quấy rối và cả
khi bắt gặp hành vi này, càng nhiều người lên tiếng, thì những kẻ xấu sẽ càng có ít cơ hội để
thực hiện hành vi xấu của chúng. Nhà nước cũng cần có những chế tài mạnh mẽ và quyết liệt
hơn nữa để răn đe và xử phạt.
3.6. Chương 6: Phụ nữ Việt Nam
Đến với chương học này tơi được tìm hiểu về vai trò của người phụ nữ qua ba giai đoạn
lịch sử: phụ nữ cổ đại, phụ nữ trong chế độ phụ quyền và phụ nữ thời hiện đại. Mỗi giai
đoạn người phụ nữ lại có những vai trị địa vị khác nhau trong xã hội. Trong lịch sử, người
phụ nữ cổ đại vừa là trụ cột, đứng đầu cả bộ lạc, xây dựng tổ chức văn hóa tinh thần nhưng
vừa giữ vai trị hái lượm, làm nông nghiệp đề tạo ra phần lớn của cải vật chất nuôi tất cả.
Người phụnữ Việt Nam cũng có những tấm gương tiêu biểu trong việc đấu tranh, và giữ gìn
lãnh thổ khỏi quân xâm lược như Bà Trưng Bà Trắc, Bà Triệu, những hình ảnh phụ nữ được
lưu truyền như huyền thoại Mẹ Âu Cơ, nữ thần nông nghiệp bà Dâu (Chùa Dâu), bà Đậu
(Chùa Bà Đậu), Mẫu tứ phủ, Mẫu Tứ pháp...Người phụ nữ hiện đại ngày nay càng ngày có cơ
hội thể hiện tầm quan trọng của mình khi vừa đảm đan việc nhà, nhưng cũng góp mình
xây dựng xã hội.
Với tôi trở thành môt người công dân, một người phụ nữ Việt Nam là một điều vô cùng
tự hào và biết ơn. Vai trị và cơng việc của người phụ nữ ở xã hội Việt Nam ngày càng
được đánh giá cao và tăng lên. Những người phụ nữ độc lập, tự do tài chính ngày trở thành
một hình mẫu lí tưởng của nhiều người, bởi sự tự tin, không lệ thuộc vào phái mạnh và mạnh

7


mẽ thể hiện cá tính bản thân trên mọi lĩnh vực. Điều đó càng khẳng định vai trị tiên quyết
của người phụ nữ trong quá trình phát triển đất nước.
3.7. Chương 7: Giới và Phát triển tại Việt Nam
Đây là chương học cuối cùng và tổng quát cho suốt 6 chương học vừa qua. Chương 7 như
một lần nữa nhắc nhở lại với tôi về mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà ta cần đạt được sau
khi kết thúc khóa học này. Khoa học giới luôn là ngành khoa học phát triển rộng rãi trên khắp
thế giới và được nghiên cứu, phân tích và đánh giá dựa trên rất nhiều yếu tố: thời gian,
con người, môi trường. Nhưng mục tiêu của ngành Khoa học giới khơng dừng lại đó mà nó
mang trong mình một sứ mệnh lớn lao cao cả đó là: giáo dục tiến đến những đổi mới trong xã
hội, đặc biệt là thay đổi về nhận thức của bản thân người phụ nữ, cải thiện mối quan hệ giữa
nam và nữ, và xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa hai giới… Tại Việt Nam, vấn đề bình đẳng
giới được Nhà nước xem là động lực và mục tiêu phát triển quốc gia. Chính phủ đã ban hành
nhiều chính sách tạo cơ hội cho phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng giới và bảo vệ quyền phụ
nữ. Mặc dù đã đạt được những bước tiến dài tuy nhiên do tác động của nhiều nguyên nhân,
bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong
lĩnh vực chính trị. Để phụ nữ có thể khẳng định được vai trị, vị trí và phát huy hết tiềm năng
của mình cho xã hội, xóa bỏ hồn tồn khoảng cách giới địi hỏi sự nỗ lực khơng ngừng của
tồn xã hội.
3.8. Kỹ năng và thái độ
Làm việc nhóm là lúc các thành viên trong nhóm phải cùng giao tiếp và thảo luận với nhau.
Đây là lúc mọi người cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới lạ, những ý kiến hay phục vụ cho
công việc chung. Đồng thời cũng là lúc tơi có cơ hội được giao tiếp với nhiều người, được
trình bày ý kiến riêng trước mọi người để cải thiện kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó, tơi cịn
được rèn luyện thêm về những kỹ năng viết và sáng tạo trong mơn học. Việc có ý tưởng cá
nhân chỉ là một mảnh ghép nhỏ nhưng nếu có sự góp ý, chỉnh sửa của mỗi thành viên thì nó
sẽ trở thành một mảnh ghép hồn chỉnh. Theo tơi, một trong những lợi ích lớn nhất của làm
việc nhóm là giải quyết được vấn đề và cùng nhau tăng năng suất cơng việc. Trong q trình

cùng nhau làm việc sẽ nhận được nhiều ý kiến góp lại, các thành viên sẽ cùng nhau đóng góp,
sửa đổi và cuối cùng sẽ giải quyết được vấn đề và tăng năng suất công việc, tiết kiệm được
nhiều thời gian và công sức hơn khi làm việc độc lập. Đối với kỹ năng phản biện, mỗi cá
nhân trong nhóm sẽ có tư duy phản biện khác nhau, từ đó sẽ giúp mọi người đưa ra ý kiến
đúng nhất và sáng suốt nhất. Bằng cách suy nghĩ nghiêm túc về tình huống - xem xét tất cả
các khía cạnh của vấn đề, phản ánh những kinh nghiệm trong quá khứ và lắng nghe những gì
các thành viên khác trong nhóm nói - bạn có thể đạt được một bước đột phá giúp nhóm tiến
lên theo những cách mới và thú vị hơn.
Bên cạnh đó làm việc nhóm cũng giúp bản thân mỗi người tự rèn luyện được các tính cách
như sau: đúng giờ và đúng deadline. Làm việc nhóm sẽ giúp mỗi cá nhân có ý thức và trách
nhiệm với việc mình đang làm, khơng trễ giờ, khơng để nhóm trưởng và các thành viên khác
trong nhóm phải chờ và hối thúc. Từ đó, có thể nâng cao được tinh thần trách nhiệm và đạt
được hiệu quả công việc cao. Tôi nghĩ rằng yếu tố thành cơng khi làm việc nhóm chính là sự
thấu hiểu và gắn kết của từng thành viên. Dù cho đôi lúc ý kiến mỗi cá nhân đưa ra chưa đủ
thuyết phục, nhưng qua sự thảo luận và mài dũa, cùng nhau phân tích quan điểm của từng
người sẽ giúp cả nhóm tạo được niềm tin, có nền tảng vững chắc hơn để xây dựng đội nhóm
vững mạnh và phát triển cá nhân từng ngày. Khi tất cả mọi người đều thể hiện sự phấn đấu và
nỗ lực hết mình thì chắc chắn cả nhóm sẽ gặt hái được thành quả công việc cao nên những lời
động viên khích lệ nhau là một yếu tố cần thiết để giúp cho tinh thần đồng đội được nâng cao.
8


Những lời khen tặng lúc này sẽ tạo nên một dư âm rất lớn, tạo nền tảng tinh thần cho những
hoạch định mới trong thời gian tới của cả nhóm.

9


CÂU 4: NÊU 3 ĐIỀU BẠN CẢM THẤY CHƯA CHẮC VỀ BÀI HỌC. BẠN LÀM GÌ
ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐĨ?

Vài điều mà tơi cịn băn khoăn về mơn học này có lẽ là những vấn đề liên quan đến bình đẳng
giới và bất bình đẳng giới. Tơi cảm thấy bức xúc về những định kiến trong nam khinh nữ bởi
lẽ trong cuộc sống hiện đai ngày nay thì điều đó hồn tồn khơng hợp lí dù là nam hay nữ đều
phải nhận sự tơn trọng và bình đẵng lẫn nhau. Để giải quyết những thắc mắc đó tơi đã tìm
hiểu qua các bài báo trên mạng nhận thấy được những số liệu thống kê cực kì kinh khủng về
việc việc lạm dụng và bạo lực phụ nữ. Kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở
Việt Nam năm 2019 cho thấy: Cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (62,9%) phải chịu ít nhất 1
hoặc nhiều hình thức bạo lực do chồng bạn tình gây ra trong đời và 31,6% bị bạo lực hiện
thời (trong 12 tháng qua); tỉ lệ phụ nữ bị chồng bạn tình bạo lực tình dục trong đời năm 2019
là 13,3%, cao hơn so với năm 2010 là 9,9%; 4,4% phụ nữ cho biết họ đã bị lạm dụng tình dục
trước tuổi 15 tuổi. Những vấn đề này chúng ta cần phải lên án và bảo vệ bình đẳng giới đâu
đó vẫn còn rất nhiều trường hợp đang phải cam chịu nổi đau tổn thương về thể xác lẫn tâm
hồn. Từ những thơng tin số liệu về bình đẳng giới đã giúp tôi hiểu rằng, dù bạn là ai đi chăng
nữa bạn cũng sẽ được đối xử bình đẳng như bao người khác, lên án những hành vi trọng nam
khinh nữ, bảo về quyền lợi còn người, rào cản ấy cần phải được xóa bỏ. Nhờ những thơng tin,
hình ảnh đã giúp tơi hiểu ra và có một cái nhìn khác về bình đẳng giới ngày nay, mọi người
cần phải chung tay đấu tranh vì quyền lợi của bản thân, xây dựng cộng đồng cùng nhau tun
truyền về thơng điệp bình đẳng giữa người với người. Tôi hi vọng những trường hợp ấy sẽ
khơng cịn xảy ra nữa.

10


CÂU 5: ỨNG DỤNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ, GIÁ TRỊ VÀ HÀNH VI
CHUYÊN NGHIỆP VÀO CÔNG VIỆC, ĐỜI SỐNG
Với bất cứ công việc, mối quan hệ nào và những tình huống trong cuộc sống, mỗi người đều
có thể áp dụng được những quan điểm mới, kiến thức và kỹ năng bạn đã học được từ môn
Giới và Phát triển. Những kiến thức về giới và phát triển đã thay đổi cuộc sống của tôi. Tôi
đã thực sự suy nghĩ nghiêm túc về bạo lực giới. Hiện tại tôi và một vài bạn đang tạo nên một
fanpage trên mạng xã hội giúp đỡ những nạn nhân của bạo lực tình dục, bạo lực gia đình và

nạn nhân bn bán người. Trang này là nơi để những nạn nhân có thể chia sẻ những câu
chuyện mà họ đã trải qua và gặp phải. Tôi đã áp dụng những kiến thức về giới rất nhiều vào
trong cơng việc này.
Việc có hiểu biết chuyên sâu về giới không chỉ giúp bạn thực hiện cơng việc chun mơn của
bạn tốt hơn vì bạn luôn biết cân nhắc sự khác biệt của nam và nữ trong nhóm đối tượng mà
bạn sẽ làm việc cùng để tìm ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho
nam và nữ có thể phát huy tối đa tiềm năng và năng lực của họ và như vậy chất lượng hoạt
động chuyên môn cao hơn. Ví dụ: nhờ những kiến thức của mơn giới và phát triển mà tôi đã
thay đổi thái độ với rất nhiều người và tơi đã có cái nhìn rất sai về họ. Nhờ vậy, khi làm việc
nhóm, tơi có thể nhìn ra được những xu hướng hành vi và điểm mạnh yếu của mỗi thành viên
để có thể giao cho họ những công việc đúng với khả năng của họ nhất từ đó giúp họ phát huy
tối đa tiềm năng, năng lực và cơng việc sẽ được hồn thành với chuyên môn cao hơn.
So với trước kia, vấn đề giới và phát triển hiện nay đã được nói đến và quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên, rất nhiều văn bản luật pháp chính sách cũng như chương trình, hoạt động khơng
tính đến biện pháp này. Đặc biệt trong khu vực tư nhân, đây là vấn đề hầu như bỏ ngỏ. Do đó,
nhu cầu nhân lực về lồng ghép giới trong cơng việc thực sự bức thiết. Vì thế, từ những kiến
thức của mơn giới tơi có thể có những kỹ năng khi điều hành một tổ chức và phân biệt được
cơng việc nào thích hợp cho một bạn nam làm và cơng việc nào thích hợp để bạn nữ làm.
Trong đời sống giao tiếp với các bạn trong lớp, gia đình hay hàng xóm, nhờ những kiến thức
từ mơn giới mà tơi đã có những kỹ năng và thái độ vô cùng thỏa đáng với mọi người xung
quanh và mang lại giá trị vơ cùng tích cực. Tơi cảm thấy sự thay đổi lớn nhất từ tơi đó là cái
nhìn rất khác về các bạn LGBT, tơi tơn trọng, yêu quý và lắng nghe họ hơn. Vì khi học xong
tơi hiểu được “khơng có ai có thể lựa chọn xu hướng giới tính của mình bởi vì nó là một phần
rất tự nhiên của bản thân”. Vì thế LGBT tôi khẳng định rằng họ không sai, sai là khi họ được
đặt dưới góc nhìn của một người thiếu hiểu biết. Với gia đình và các bạn bè xung quanh, tôi
lại càng thấy đáng trân trọng những người phái nữ mà nhất là phụ nữ Việt Nam nữa, họ thực
sự là một điều gì đó rất đáng tự hào. Tóm lại, kiến thức, thái độ, kỹ năng, giá trị và hành vi
của tôi đã thực thay đổi rất nhiều khi áp dụng vào đời sống với các mối quan hệ xung quanh
bản thân mình.


11


CÂU 6: BẠN CĨ HÀI LỊNG VỀ KHĨA HỌC VÀ VIỆC ĐẦU TƯ VÀO KHĨA HỌC
KHƠNG? BẠN THẤY MÌNH CHƯA HÀI LÒNG Ở NHỮNG HÀNH VI CỤ THỂ
NÀO MẶC DÙ NĨ HỮU ÍCH? BẠN LÀM GÌ ĐỂ THAY ĐỔI NĨ?
Tơi rất hài lịng về khóa học cũng như khơng có gì hối hận khi đã đầu tư vào khóa học. Khóa
học cho tơi hiểu biết thêm về Giới cũng như những vấn đề xung quanh Giới. Tơi chưa hài
lịng về những định kiến về giới cũng như định kiến về vai trò giới còn tồn tại trong xã hội
như là người phụ nữ thì phải tỏ ra nhẹ nhàng, từ tốn cịn người đàn ơng thì phải tỏ ra mạnh
mẽ, vững vàng. Những câu nói như “Đàn ơng rộng miệng thì sang. Đàn bà rộng miệng tan
hoang cửa nhà.”- ám chỉ phụ nữ quan hệ rộng thì mang lại tai hại cịn người đàn ơng quan hệ
rộng thì sẽ ln mang lại lợi ích. Trong khi thực tế cuộc sống chứng minh và cho thấy nhiều
hình tượng phụ nữ thành công. Mỗi con người khi được sinh ra và lớn lên đều có những đặc
trưng, tính cách hồn tồn độc nhất nên không ai đáng bị đặt vào một vai trị hoặc vị trí nào
đó mà bản thân khơng hề ưa thích, mọi người nên được tự do trong cách lựa chọn cách phát
triển bản thân mà không phải phụ thuộc hay lo lắng về các định kiến còn tồn tại trong xã hội.
Từ đó giảm bớt, loại bỏ đi được phần nào sự khác biệt về giới cũng như thay đổi cách nhìn
nhận của mọi người về giới. Và cũng thơng qua đó mang lại sự bình đẳng tồn vẹn giữa các
giới với nhau để cùng nhau phối hợp và phát triển bền lâu cũng như tạo ra một môi trường,
một thế giới tốt hơn, tự do hơn và bình đẳng hơn.

12


CÂU 7: CẢM NHẬN VỀ BUỔI THAM QUAN BẢO TÀNG PHỤ NỮ NAM BỘ
Trải qua hàng ngàn năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành phụ nữ Việt Nam đang từng
bước khẳng định được vị trí, vai trị quan trọng của tổ chức mình trong xã hội. Ngược dịng
lịch sử, chúng ta không khỏi tự hào, xúc động khi phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất
nước với nền văn minh nông nghiệp, công việc đồng áng, với nghề trồng lúa nước và thủ

công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã sớm trở thành lực lượng lao động chính, bên cạnh
đó phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng đất nước. Ngay từ buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà
Trưng bà Triệu đã dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù. Thế kỷ XX, qua hai cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ, lịch sử lại ghi nhận hàng vạn tấm gương phụ nữ, các chị, các
mẹ không ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, cống hiến
khơng chỉ cuộc đời mình mà cả con em cho độc lập tự do của Tổ quốc.
Chiến tranh qua đi, phụ nữ Việt Nam nói riêng và cha ơng ta nói chung đã để lại biết bao
chiến cơng hiển hách mà tuyệt vời hơn hết là đất nước Việt Nam thân yêu này. Bởi thế mới
thấy phụ nữ không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động cần cù, gian khó để vượt lên cảnh
đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước ngày càng to đẹp và đàng hồng hơn.
Chính vì thế mà Đảng, Bác Hồ đã phong tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng “Anh hùng,
bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ kháng chiến và “Trung hậu, đảm đang, tài
năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi mới đất nước, đó khơng chỉ là sự khích lệ, động viên mà
còn là ghi nhận vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.
Và những thế hệ đang được xem là mầm xanh của đất nước được ngắm nhìn, học tập qua
những điều tuyệt vời của người phụ nữ cả nước nói chung, phụ nữ Nam Bộ nói riêng trong
bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. Ở đó đã tái hiện lại rõ nét công lao cũng như nét đẹp của  các mẹ,
các chị,.... và một chuyên mục mà tôi - cô sinh viên bé nhỏ bị thu hút nhất đó là: Phụ nữ miền
Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Tiền thân của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ là Nhà truyền thống phụ nữ Nam Bộ được xây dựng
theo tâm nguyện và ý chí của các thế hệ phụ nữ đi trước nhằm gìn giữ, giáo dục lòng yêu
nước, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam cho các thế hệ mai sau. Bảo tàng  tơn vinh
giá trị của các nữ anh hùng và gìn giữ các giá trị văn hóa như trang phục, trang sức, ngành
nghề của người phụ nữ miền Nam bộ qua các thời kỳ.Ngồi ra cịn có rất nhiều hoạt động
như sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, in ấn và xuất bản 30 đầu sách về phụ nữ Việt Nam, trong
đó có quyển “Phụ nữ Nam bộ thành đồng” tổng kết phong trào đấu tranh của phụ nữ. Ngoài
ra, bảo tàng cịn phối hợp với các đài truyền hình và xưởng phim thực hiện 4 bộ phim tư liệu
về nhà truyền thống Phụ nữ Nam bộ, chân dung người mẹ Việt Nam anh hùng, nữ tù chính trị
và thanh niên xung phong đạt nhiều gỉai thưởng hấp dẫn. Ngoài ra bảo tàng cịn có các cơng

tác nghiên cứu khoa học đã gắn liền hàng chục năm. Bên cạnh đó cịn tổ chức các cuộc thiện
nguyện giúp đỡ những người phụ nữ, người già neo đơn. Thực hiện các chương trình “Uống
nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”. Bên cạnh đó về việc đối ngoại bảo tàng cũng đã có
các hiện vật được trưng bày tại các nước Bỉ, Hà Lan, Nhật Bản…
Ở nội dung Phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1930 - 1954), người xem được
tiếp cận những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu về phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia chiến đấu
và phục vụ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở vùng hậu phương, phụ
nữ là lực lượng chủ yếu trong lao động sản xuất, đảm bảo đời sống nhân dân và đáp ứng nhu
cầu “hậu cần tại chỗ” phục vụ quân đội, góp phần chi viện tiền tuyến đánh giặc Pháp. Trong
13


vùng địch tạm chiếm, phụ nữ là lực lượng đấu tranh quan trọng, thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền, vận động nhân dân tin tưởng vào đường lối kháng chiến của Đảng, tạo mọi điều kiện
ủng hộ cuộc kháng chiến. Sự tham gia đông đảo của các tầng lớp phụ nữ trong sản xuất,
chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã góp phần to lớn vào thắng lợi Điện Biên Phủ “lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, phụ nữ Miền Nam là
lực lượng xung kích, là “đội qn tóc dài” trên mặt trận đấu tranh chính trị; trong đấu tranh
vũ trang, phụ nữ Miền Nam cũng không kém nam giới về mưu trí và lịng dũng cảm. Chị
Nguyễn Thị Định - hội trưởng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ giải phóng miền nam, vừa là Phó tư
lệnh Lực lượng vữ trang Giải phóng miền nam, cùng với hàng trăm nữ anh hùng lực lượng vũ
trang sản sinh ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Vào những năm đầu dưới chính quyền Ngơ
Đình Diệm, nhân dân miền Nam sống trong khơng khí ngột ngạt bởi chính sách khủng bố đàn
áp, truy lùng Việt cộng. Nhưng nhân dân, nhất là phụ nữ, chị em đã dùng trăm phương nghìn
kế để bảo vệ cán bộ, bảo vệ cách mạng. Giặc bắt chị em đi truy cán bộ, khi gặp cán bộ, chị
em khơng tri hơ, khơng chỉ giặc bắt mà cịn tìm mọi cách để chỉ đường cho cán bộ chạy trốn,
ẩn nấp. Trong nhà tù, giặc đánh đập, tra tấn bắt khai báo, chị em thề chết khơng khai, khơng
nhìn mặt.


Hình 1: Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
Qua những cuộc chiến đầy máu và nước mắt ấy ta mới thấy rõ sự hi sinh của người phụ nữ
Miền Nam nói riêng và phụ nữ cả nước nói chung. Nay hồ bình đã được lập lại nhưng vai
trò của người phụ nữ cũng không thể thiếu. Người vừa là người mẹ, người chị, người em dạy
dỗ, bảo vệ và nuôi dưỡng chúng ta từ gia đình cho đến xã hội. Cho nên dù ở thời đại nào
chúng ta cũng cần tôn vinh Người trong chính tấm lịng ta. Phụ nữ khơng chỉ là phải yếu luôn
được bảo vệ và trân trọng mà ở đây chúng ta sẽ phụ nữ cịn có thể chiến đấu anh dũng, cịn có
thể lao động cần cù, gian khó để vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu. Bảo tàng có một giá trị
rất lớn nhằm để tơn vinh người phụ nữ và luôn nhắc nhở chúng ta rằng người phụ nữ đã đóng
góp một phần khơng nhỏ trong sự nghiệp giữ nước. Dù trải qua nhiều mất mát đau thương có
người hy sinh tính mạng, có người hy sinh con cháu của mình nhưng họ vẫn chọn hy sinh,
14


chọn cống hiến để có thể sống trọn vẹn nghĩa tình với đồng đội, với nhân dân, hy sinh mọi
hạnh phúc riêng tư để dành lấy độc lập, tự do và hạnh phúc cho mọi người.

KẾT LUẬN
Hiện nay, trách nhiệm bình đẳng giới khơng chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà là
trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình  “no
ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”, một xã hội văn minh và hạnh phúc. Người phụ nữ cần
nhận thức được giá trị và năng lực của bản thân từ đó ý thức tự vươn lên giải phóng chính
bản thân mình. Phải khơng ngừng học tập và nâng cao kiến thức để khẳng định vai trò và vị
trí của mình trong gia đình và xã hội.
Mơn Giới và Phát triển tại Việt Nam là môn học thú vị và có tính chất liên ngành. Chúng
tơi nhận diện và tự đánh giá những thay đổi về kiến thức, thái độ, kỹ năng, và hành vi liên
quan về các vấn đề về giới trong xã hội. Ngoài ra chúng tơi có thể áp dụng những kiến thức
cơ bản về giới và bình đẳng giới để hiểu, phân tích và đánh giá các hiện tượng, xu hướng về
vấn đề giới tại Việt Nam và toàn cầu. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức, chúng tơi cịn được
thực hành những kỹ năng mềm để tìm kiếm tài liệu, đọc, viết, trao đổi, thảo luận, tóm tắt và

phân tích thơng tin. Tuy nhiên, bởi vì vẫn cịn đang trong q trình học hỏi và trau dồi them
kiến thức nên sẽ không thể tránh khỏi những sai sót trong q trình làm bài, chúng em hi
vọng thầy cô sẽ đưa ra lời nhận xét, góp ý để bài tiểu luận của nhóm chúng em hoàn thiện
hơn.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
cvd.vn. 2017. “Ngành học Giới và cơ hội việc làm trong tương lai”. Truy cập ngày
19/11/2021. />phunutinh.thaibinh.gov.vn. 2020. “Định kiến giới, bất bình đẳng giới: Rào cản cần được xóa
bỏ”. Truy cập ngày 24/11/2021.
/>Bộ, B. t. (n.d.).  ‘Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ”. Truy cập ngày
20/11/2021. baotangphunu.org.vn/gioi-thieu/: />
14



×