LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong mô hình nền kinh tế - mô hình dòng luân chuyển các thành viên kinh
tế tương tác với nhau trên hai thị trường đó là thị trường sản phẩm và thị trường
các yếu tố sản xuất. Trong thị trường các yếu tố sản xuất, hộ gia đình cung cấp
các đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất như lao động, đất đai và vốn cho
các doanh nghiệp để đổi lấy thu nhập mà các doanh nghiệp trả cho việc sử dụng
các nguồn lực đó. Còn khi tham gia vào thị trường sản phẩm, các hộ gia đình chi
tiêu thu nhập của mình để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ cần thiết do các doanh
nghiệp sản xuất. Còn các doanh nghiệp thamgia vào hai thị trường đó để mua
hoặc thuê các yếu tố sản xuất cần thiết để tạo ra các hàng hóa và dịch vụ mà
người tiêu dùng mong muốn. Chính phủ tham gia vào hai thị trường này để cung
cấp các hàng hóa, dịch vụ mà xã hội mong muốn mà thị trường không sản xuất
một cách hiệu quả. Đó thường là các hàng hóa công cộng và các hàng hóa liên
quan đến an ninh quốc phòng,... Ngoài ra Chính phủ còn điều tiết thu nhập thông
qua thuế và các chương trình trợ cấp. Trong mô hình kinh tế này, hành vi của
thành viên này sẽ ảnh hưởng đến hành vi của những thành viên còn lại, ảnh
hưởng đến sự luân chuyển của nền kinh tế.
Mỗi thành viên khi tham gia vào nền kinh tế đều có những mục tiêu và hạn
chế khác nhau, dựa vào đó các tác nhân kinh tế sẽ đưa ra các quyết định tối ưu
nhất:
- Hộ gia đình mong muốn tối đa hóa lợi ích dựa trên lượng thu nhập của
mình. Hành vi chi tiêu và cách thức ra quyết định chi tiêu của các gia đình là một
1
nội dung quan trọng trong môn kinh tế học vi mô. Ví dụ như người tiêu dùng sẽ
sử dụng thu nhập hữu hạn của mình như thế nào? Tại sao họ lại thích hàng hóa
này hơn hàng hóa khác.
- Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận căn cứ trên ràng buộc về nguồn lực sản
xuất. Hiện nay thực tiễn sản xuất kinh doanh là hướng vào tiêu dùng và người
tiêu dùng để chiếm lĩnh, khai thác thị trường. Đây là quan điểm phù hợp với các
lý luận kinh điển và cả thực tiễn phát triển hiện nay. Nhu cầu là khâu cuối cùng
của tái sản xuất xã hội nhưng là điểm xuất phát cho sản xuất, phân phối và trao
đổi. Chính vì vậy muốn đạt được mục tiêu đề ra mỗi doanh nghiệp cần tìm hiểu
nhu cầu của thị trường về loại hàng hóa, dịch vụ mình sản xuất, nghiên cứu thị
trường, tìm hiểu về nhu cầu và khả năng của người tiêu dùng.
- Chính phủ phải tối đa hóa phúc lợi xã hội dựa trên ngân sách mà mình có.
Trong hơn 20 năm qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách tích cực để tăng thu
nhập cho người dân, hạn chế nghèo đói và bất bình đẳng. Tuy nhiên, sự chênh
lệch trong mức sống, mức độ tiếp cận các dịch vụ công( nhất là giáo dục, y tế, an
sinh xã hội, cơ sở hạ tầng) của các khu vực, các hộ gia đình vẫn còn khá lớn. Vì
vậy ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ là khắc phục các tác động tiêu cực
của tình trạng trên, phân phối lại thu nhập và phân bổ ngân sách hữu hạn của
mình cho các mục tiêu giáo dục, y tế như thế nào? Căn cứ quan trọng để Chính
phủ ra quyết định chính là mức sống dân cư, mức độ chênh lệch trong chi tiêu,
nhu cầu của các hộ gia đình.
Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích cơ cấu chi tiêu và thu
nhập của hộ gia đình ở Việt Nam năm 2004”.
2
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Mục đích:
- Phân tích cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam và sự khác nhau giữa
các hộ gia đình theo các tiêu thức khác nhau dựa vào đặc điểm cộng đồng như
khu vực thành thị/ nông thôn, theo vùng hoặc theo đặc điểm của hộ gia đình như
nghề nghiệp, trình độ học vấn, nhóm chi tiêu. Từ đó đánh giá mức sống dân cư
của các hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay, xem xét sự khác biệt giữa các nhóm hộ
với nhau để có thể dự đoán mức độ bất bình đẳng của Việt Nam.
- Phân tích tác động của cơ cấu chi tiêu đến chi tiêu, thu nhập, tỷ lệ chi tiêu/
thu nhập của các hộ gia đình ở Việt Nam. Ngoài ra còn tìm hiểu nhu cầu của các
hộ gia đình về các loại hàng hóa quan trọng và đánh giá sự đáp ứng của các dịch
vụ công.
Đối tượng: số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2004( VLSS
2004).
Phạm vi: Trong phần quan sát và mô tả, nghiên cứu xem xét cơ cấu chi tiêu
của hộ gia đình theo các tiêu thức như vùng địa lý, khu vực nông thôn/ thành
thị, trình độ học vấn…của chủ hộ. Trong phần mô hình, nghiên cứu kiểm
định các đặc điểm hộ; đặc biệt là cơ cấu chi tiêu có ảnh hưởng tới chi tiêu, thu
nhập, tỷ lệ chi tiêu so với thu nhập của các hộ gia đình.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Lý thuyết: những nguyên lý cơ bản của kinh tế học; các lý thuyết, học thuyết
kinh tế… và các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước. Kế thừa có
chọn lọc các công trình nghiên cứu, các bài viết có liên quan.
3
Kỹ thuật phân tích: sử dụng phần mềm xử lý số liệu STATA để tiến hành
tổng hợp phân tích, so sánh và mô hình hóa.
4. Kết cấu chuyên đề.
Ngoài các phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính của chuyên đề bao gồm ba phần như sau:
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ.
Trong phần này ta sẽ tìm hiểu các khái niệm chính được đề cập đến trong
chuyên đề như chi tiêu, cơ cấu chi tiêu, các yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu của hộ
gia đình và cách phân chia cơ cấu chi tiêu.
PHẦN 2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT
NAM NĂM 2004.
Tiếp theo ta sẽ đi phân tích kỹ hơn cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình ở
Việt Nam năm 2004 thông qua việc mô tả thống kê và các phân tích cần thiết. Từ
đó chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về mức sống dân cư, mức độ bất bình đẳng
trong thu nhập ở Việt Nam và nhu cầu, khả năng của hộ đối với các mặt hàng
quan trọng, các dịch vụ công.
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU CHI TIÊU HỘ GIA
ĐÌNH.
Phần 3 này ta sẽ sử dụng cơ cấu chi tiêu để đánh giá các tác động của nó tới
chi tiêu( thu nhập), tỷ lệ sử dụng thu nhập cho chi tiêu của mỗi hộ gia đình. Dự
đoán sự thay đổi cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình trong thời gian tới.
4
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ.
1. Chi tiêu.
1.1. Định nghĩa.
- Chi tiêu là việc dùng tiền vào một mục đích nào đó nhằm thỏa mãn nhu
cầu cá nhân hoặc tập thể.
- Tiêu dùng là một hành vi rất quan trọng của con người. Nó chính là hành
động nhằm thỏa mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu
về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc
mua sắm các sản phẩm và việc sử dụng các sản phẩm đó. Các sản phẩm này có
thể là những sản phẩm vật chất – các hàng hóa hoặc có thể là các sản phẩm phi
vật chất – các dịch vụ. Phần lớn các sản phẩm này được tạo ra trong quá trình
sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Chi tiêu và tiêu dùng có những điểm giống nhau đều là hành vi của con
người để thỏa mãn nhu cầu của mình cho một mục đích nào đó nhưng tiêu dùng
có phạm vi hẹp hơn. Nó chỉ đề cập đến chủ thể thực hiện hành vi đó là hộ gia
đình, nhu cầu chỉ là tình cảm và vật chất, còn mục đích chỉ là các hàng hóa và
dịch vụ. Còn chi tiêu là khái niệm rộng hơn, nó đề cập đến hành vi tiêu dùng của
tất cả các tác nhân trong nền kinh tế bao gồm cả các hộ gia đình.
1.2. Phân loại chi tiêu.
Có nhiều cách phân loại chi tiêu, mỗi một tác nhân trong nền kinh tế lại có
hành vi chi tiêu khác nhau. Trong nền kinh tế có 3 tác nhân kinh tế là: Chính
phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình. Tác nhân nào cũng có hành vi chi tiêu để thỏa
mãn những nhu cầu riêng biệt và đặc trưng của mình.
5
- Đối với Chính phủ có 4 loại chi tiêu: tiêu dùng, đầu tư, cung cấp các hàng
hóa cần thiết và thương mại quốc tế.
- Đối với doanh nghiệp có 3 loại chi tiêu: tiêu dùng, đầu tư và chi phí sản
xuất.
- Đối với hộ gia đình có 2 loại chi tiêu: tiêu dùng và đầu tư.Trong đó tiêu
dùng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là khoản mục có ý nghĩa trong phân tích
thu nhập của hộ gia đình. Người ta thường đồng nhất chi tiêu với tiêu dùng của
hộ gia đình với nhau. Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến hành vi chi tiêu của
hộ gia đình.
2. Cơ cấu chi tiêu.
2.1. Khái niệm.
- Cơ cấu chi tiêu là tỷ trọng các nhóm hàng trong tổng thể chi tiêu của hộ
gia đình thể hiện nhu cầu và sự thỏa mãn cả về số lượng và chất lượng các hàng
hóa, dịch vụ của hộ gia đình.
2.2. Phân loại.
Có nhiều cách phân loại cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình theo các tiêu thức
khác nhau dựa vào cách phân loại các nhóm hàng hóa, dịch vụ.
- Dựa vào mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hóa, dịch vụ có 2
loại hàng hóa là hàng hóa thông thường và hàng hóa cấp thấp. Cơ cấu chi tiêu
dựa vào đó cũng có 2 loại là chi cho hàng hóa thông thường và hàng hóa cấp
thấp.
- Dựa vào cách phân chia các nhóm hàng hóa cơ cấu chi tiêu cũng dành cho
các nhóm hàng hóa đó: gạo, chè, thịt lợn, rau, hoa quả,…
6
- Dựa vào sự thỏa mãn của các loại hàng hóa đối với nhu cầu của người tiêu
dùng người ta cũng xem xét tỷ lệ chi cho các khoản mục như: ăn uống, đi lại, vui
chơi giải trí, may mặc, ở,…
- Dựa vào tính chất các khoản chi tiêu: chi thường xuyên, chi đầu tư, chi
những dịp đặc biệt( lễ Tết).
Trong nghiên cứu này cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam bao gồm 6
khoản mục: lương thực thực phẩm, phi lương thực thực phẩm, giáo dục – y tế, tài
sản cố định và lâu bền, dịch vụ và các khoản chi khác. Đây là cách phân chia
thường gặp trong các phân tích về mức sống dân cư nói chung.
2.3. Sự thay đổi cơ cấu chi tiêu.
Để giải thích sự thay đổi cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình người ta chủ yếu
dựa vào lý thuyết về hành vi tiêu dùng, đặc biệt là lý thuyết về lợi ích đo được, lý
thuyết lợi ích có thể so sánh được và quy luật lợi ích cận biên giảm dần.
- Nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần: lợi ích cận biên của một hàng
hóa hoặc một dịch vụ có xu hướng giảm xuống ở một điểm nào đó khi hàng hóa
đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời gian nhất định với điều kiện giữ
nguyên mức tiêu dùng các hàng hóa khác.
Quy luật lợi ích cận biên được minh họa bằng hình vẽ sau:
7
TỔNG LỢI ÍCH
0
2
4
6
8
10
12
1 2 3 4 5 6
Số đơn vị hàng hóa
Tổng lợi ích
LỢI ÍCH CẬN BIÊN GIẢM DẦN
-2
-1
0
1
2
3
4
5
1 2 3 4 5 6
Số đơn vị hàng hóa
Lợi ích cận biên
Hình 1.1 và 1.2. Tổng lợi ích và lợi ích cận biên( minh họa quy luật cận biên
giảm dần)
- Xét trường hợp đơn giản nhất đó là tiêu dùng một loại hàng hóa, người
tiêu dùng có thể mua hàng hóa này hoặc cất tiền đi hay nói cách khác là phải lựa
chọn. Người tiêu dùng có lý trí sẽ mua mỗi loại hàng hóa cho đến khi tỷ lệ giữa
lợi ích tăng thêm thu được so với giá phải trả là bằng nhau. Nếu cứ tiếp tục tăng
tiêu dùng hàng hóa này vượt qua mức thỏa mãn thì mỗi đơn vị hàng hóa tăng
thêm sẽ không làm tăng thêm tổng lợi ích của người tiêu dùng, thậm chí còn làm
giảm đi. Chính vì vậy người tiêu dùng sẽ ra quyết định không tiếp tục tiêu dùng
loại hàng hóa này nữa mà chấp nhận cất tiền đi.
- Tuy nhiên người tiêu dùng không bị hạn chế về số lượng hàng hóa mà họ
có thể lựa chọn, hạn chế của họ ở đây chỉ là thu nhập hạn hẹp của mình mà thôi.
Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thỏa mãn tối đa với thu nhập hạn
chế. Việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi phí cơ hội, vì việc mua
hàng hóa này đồng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hóa khác. Rõ ràng
8
sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủ quan là
sở thích của họ và nhân tố khách quan là thu nhập hay ngân sách tiêu dùng và
giá sản phẩm. Theo lý thuyết tiêu dùng thì họ sẽ dành ưu tiên cho sự lựa chọn
sản phẩm có lợi ích lớn hơn.
- Trên thực tế thu nhập của hộ gia đình chỉ bị hạn chế trong một khoảng
thời
gian nhất định vì họ luôn tìm cách nâng cao thu nhập để thỏa mãn được nhiều
nhu cầu của mình hơn. Khi này để phân tích hành vi của hộ gia đình ta lại sử
dụng lý thuyết về lợi ích để so sánh được thì mới giải thích được hành vi của hộ
gia đình. Đường bàng quan là tập hợp các lô hàng hóa nang lại cùng một mức lợi
ích cho người tiêu dùng. Chính vì vậy mà người tiêu dùng bàng quan trong việc
lựa chọn lô hàng hóa nào để tiêu dùng. Việc lựa chọn điểm nào trên đường bàng
quan hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hóa đó vì người tiêu dùng
có ràng buộc về ngân sách chi tiêu. Khi ngân sách tăng lên, người tiêu dùng sẽ
mua nhiều hàng hóa hơn. Đường ngân sách mới sẽ tiếp xúc với một đường bàng
quan xa hơn, điểm cân bằng mới sẽ cho ta biết số lượng hàng hóa mà người tiêu
dùng sẽ mua. Tuy nhiên không phải tất cả các hàng hóa mà người tiêu dùng mua
đều tăng lên, có một số sẽ giảm đi tùy thuộc đó là hàng hoá thông thường hay
hàng hóa cấp thấp.
Để có thể hiểu rõ hơn ta có thể xem hình minh họa sau đây:
9
Hình 1.3. Đường bàng quan.
Các điểm A, B và C trên đường bàng quan này minh hoạc các tập hợp khác
nhau của 2 loại hàng hóa X và Y. Khi tiêu dùng các tập hợp hàng hóa đó người
tiêu dùng thu được cùng một mức độ thỏa mãn như nhau.
A
B
C
X
Y
0
10
Hình 1.4. Trạng thái cân bằng của người tiêu dùng với AB là đường ngân sách.
Hình 1.5. Trạng thái cân bằng của người tiêu dùng khi đường ngân sách thay đổi.
E
X
Y
0
A
B
X
Y
0
E1
E2
11
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình.
3.1. Giá cả bản thân hàng hóa và các hàng hóa liên quan.
- Luật cầu: Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn nếu
như giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó giảm xuống với điều kiện các yếu tố khác
không đổi. Thông qua đây chúng ta có thể trả lời câu hỏi điều gì xay ra với lượng
tiêu thụ một loại hàng hóa khi mà giá của nó thay đổi còn các yếu tố khác giữ
nguyên.
- Tuy nhiên không chỉ có giá bản thân hàng hóa đó ảnh hưởng đến lượng
cầu của nó mà giá của các hàng hóa liên quan cũng tác động đến quyết định mua
của người tiêu dùng. Mỗi hàng hóa có hai loại hàng hóa liên quan là hàng hóa
thay thế và hàng hóa bổ sung. Hàng hóa thay thế là những hàng hóa giống hàng
hóa đang xem xét hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thỏa mãn cùng nhu cầu ví dụ
như chè và cà phê. Khi giá của hàng hóa thay thế giảm xuống người tiêu dùng sẽ
mua ít hàng hóa đang xem xét hơn. Hàng hóa bổ sung là các hàng hóa được sử
dụng cùng nhau ví dụ như chè Lipton và đường. Khi giá hàng hóa bổ sung giảm
người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa đang xét hơn và ngược lại.
3.2. Thu nhập.
Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và
mua bao nhiên đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của
người tiêu dùng( có hẳn một quy luật để nói về mối quan hệ này đó là quy luật
Engel). Dựa vào mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hóa và dịch vụ,
Engel chia ra các loại hàng hóa như sau:
- Đối với đa số các loại hàng hóa và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu
12
đối với chúng tăng lên và ngược lại. Các hàng hóa đó được gọi là các hàng hóa
thông thường. Trong hàng hóa thông htường lại có hàng hóa thiết yếu và hàng
hóa xa xỉ. Hàng hóa thiết yếu là các hàng hóa được cầu nhiều hơn khi thu nhập
tăng lên nhưng sự tăng lên là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tăng thu nhập,
điển hình là lương thực thực phẩm. Các hàng hóa xa xỉ là các hàng hóa được cầu
tương đối nhiều khi thu nhập tăng lên như đi du lịch, mua bảo hiểm, chi tiêu cho
giáo dục…
- Đối với một số loại hàng hóa và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu
dùng mua ít đi và ngược lại. Các hàng hóa có tên gọi là hàng hóa cấp thấp.
3.3. Thị hiếu.
Đây là những yếu tố mang tính chất chủ quan phụ thuộc rất nhiều vào ý
thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà người tiêu dung
muốn mua. Thị hiếu thường rất khó xác định, khó quan sát và các nhà kinh tế
thường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hóa và thu nhập
của người tiêu dùng.Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng,
tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo,…Thị hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian
và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo. Người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ nhiều
tiền để mua các hàng hóa có nhãn mác nổi tiếng và được quảng cáo nhiều.
3.4. Các kỳ vọng.
Cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng,
sự mong đợi của người tiêu dùng. Con người có các kỳ vọng về thu nhập, thị
hiếu, số lượng người tiêu dùng,…Tất cả các kỳ vọng này đều tác động đến cầu
hàng hóa. Ví dụ như người tiêu dùng kỳ vọng rằng trong tương lai giá của hàng
hóa sẽ tăng lên thì họ sẽ mua nhiều hàng hóa đó hơn ngay từ bây giờ. Các kỳ
13
vọng này cũng phụ thuộc rất nhiều vào ý muốn chủ quan của con người, vào việc
họ tiếp nhận các thông tin như thế nào và xử lý chúng ra sao để có các nhận
định, cuối cùng là đưa ra các quyết định để tối đa hóa lợi ích của mình.
14
PHẦN 2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ở VIỆT NAM.
1. Giới thiệu chung.
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau thời kỳ đổi mới có nhiều thay đổi
tích cực, đây chính là cơ sở để tăng thu nhập, cai rthiện đời sống cho người dân.
Tiếp thao chúng ta sẽ đánh giá sơ bộ kết quả hoạt động kinh tế và đời sống xã
hội Việt Nam trong những năm qua.
1.1. Thành tựu.
- Kinh tế tăng trưởng liên tục, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực.
Sau năm 1986, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao mặc dù có
những năm tốc độ tăng trưởng thấp do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài
chính trong khu vực. Giai đoạn 1990 – 1991, tốc độ tăng trưởng không cao và
nền kinh tế chuẩn bị đặt trên bệ phóng nên chỉ đạt 5,45%. Đến giai đoạn 1991 –
1997 tốc độ tăng trưởng cao 8,77% nhưng sau đó do ảnh hưởng cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á năm 1997 nên giai đoạn 1998 – 2001 tăng trưởng là
6,04%. Đến giai đoạn 2002 – 2006 tăng trưởng đã tăng lên đạt 7,7%, cụ thể cho
năm 2005 là 8,43% và năm 2006 là 8,17%. Xét cả giai đoạn tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân là 7,11% là tương đối cao so với các nước trong khu vực.
Cơ cấu ngành kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh
phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển sản xuất
hàng tiêu dùng phục vụ trong nước vãuất khẩu, phát triển công nghiệp nặng có
lựa chọn để phục vụ sản xuất nông nghiệp và tạo cơ sở cho bước phát triển ở giai
đoạn sau. Các ngành dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh nhất trong 3 ngành.
15
Thương mịa phát triển khá, đảm bảo lưu thông hàng hóa trong cả nước, tổng
mức bán lẻ tăng khoảng 10%. Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, vận tỉa, du
lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính đều ở mức tăng cao, năm sau coa
hơn năm trước.
- Các cân đối lớn của nền kinh tế đã được điều chỉnh thích hợp.
Ngân sách Nhà nước bước đầu được cơ cấu lại theo hướng tích cực và hiệu
quả hơn. Thu ngân sách Nhà nước tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn
đạt khoảng 8%. Chi ngân sách đựoc cơ cấu lại theo hướng tiếp tục xóa bao cấp,
tăng chi đầu tư phát triển, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, xóa đói
giảm nghèo.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng với tốcđộ cao, nguồn vốn đầu tư
trong nước được khai thác chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư, tạo điều kiện để tập
trung đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, phát triển khoa học – công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn
nước ngoài cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong thời kỳ này.
- Mức sống của nhân dân được cải thiện.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập và đời sống các tầng lớp dân cư
từng bước được cải thiện. Theo số liệu điều tra thu nhập bình quân đầu người
được cải thiện rõ rệt, chi tiêu bình quân đầu người trên cả nước cũng như từng
vùng tăng đáng kể. Chi tiêu bình quân đầu người tính theo giá thực tế tăng từ
221,1 nghìn đồng năm 1999 lên 269,1 nghìn đồng năm 2002 và 359,7 nghìn
đồng năm 2004. Đời sống kinh tế xã hộicủa người dân được cải thiện, các nhu
cầu thiết yếu của đại bộ phận dân cư được đáp ứng. Có sự chuyển dịch cơ cấu
tiêu dùng từ ăn no mặc ấm sang ăn ngon măc đẹp. Những trang thiết bị tiêu dùng
16
hiện đại có giá trị cao không còn lạ trong các gia đình. Nhu cầu tinh thần được
nâng cao, các chương trình vui chơi giải trí, chương trình văn hóa có tầm vóc
quốc tế được công chúng đón nhận. Những điều này cho thấy mức chi tiêu của
dân cư Việt Nam đã được cải thiện đáng kể so với những thập kỷ trước.
Cùng với việc gia tăng thu nhập, phúc lợi công cộng xã hội cũng không
ngừng tăng lên, góp phần cải thiện các điều kiện đi lại học tập, chăn sóc sức
skhỏe, vui chơi giải trí của nhân dân. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn, cơ sở hạ
tầng về điện, đường, trường, trạm ở nhiều nơi được xây dựng mới và được nâng
cấp.
Bảng 2.1. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế ở Việt Nam
qua các năm 1999 – 2004( nghìn đồng).
Năm 1999 2002 2004
Cả nước 295.0 356.1 484.4
Nông thôn 516.7 622.0 815.4
Thành thị 225.0 275.1 378.1
Vùng
Vùng đồng bằng sông Hồng 280.0 353.1 488.2
Vùng Đông Bắc Bộ 210.0 268.8 379.9
Vùng Tây Bắc Bộ 210.0 197.0 265.7
Vùng Bắc Trung Bộ 212.4 235.4 317.8
Vùng duyên hải miền Trung 252.8 305.8 414.9
Vùng Tây Nguyên 344.7 244.0 390.2
Vùng Đông Nam Bộ 527.8 619.7 833.0
Vùng đồng bằng sông Cửu Long 342.1 371.3 471.1
( Nguồn: Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê, Hà Nội, 2007).
17
- Bất bình đẳng tương đối của Việt Nam tăng lên không đáng kể.
Bảng 2.2. Hệ số GINI trong chi tiêu của Việt Nam.
Năm 1993 1998 2002 2004
Việt Nam 0.34 0.35 0.37 0.37
Thành thị 0.35 0.34 0.35 0.33
Nông thôn 0.28 0.27 0.28 0.30
( Nguồn: Tổng cục Thống kê).
1.2 Hạn chế.
-Chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế còn thấp. Mặc dù Việt Nam đã
đạt được những thành công ấn tượng trong đổi mới cải cách kinh tế nhưng trên
thực tế Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Theo
báocáo về phát triển thế giới năm 2006 của Ngân hàng thế giới thì so sánh mức
thu nhập quốc dân Việt Nam năm 2004 đạt 550 USD/ người bằng 21% của Thái
Lan, bằng 47% của Philippin, bằng 12% của Malaysí, bằng 48% của Indonesia
và chỉ bằn 2% của Singapo. Chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế thể hiện
trước hết ở khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Khả năng cạnh tranh
trên thị trường quốc tế và cả sân nhà đều thấp, ví dụ như giấy, may mặc, điện gia
dụng, xe máy,…
- Lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ còn nhiều bất cập.
Chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo tuy đã có những chuyển bién
nhưng nhìn chung còn thấp so với yêu cầu, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, mất cân
đối về bậc học, ngành nghề và vùng lãnh thổ. Các hiện tựong tiêu cực trong
ngành giáo dục – đào tạo chậm được khắc phục. Trình độ công nghệ của Việt
18