Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích cơ cấu chi tiêu và thu nhập của hộ gia đình ở Việt Nam năm 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.02 KB, 7 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong mô hình nền kinh tế - mô hình dòng luân chuyển các thành viên kinh
tế tương tác với nhau trên hai thị trường đó là thị trường sản phẩm và thị trường
các yếu tố sản xuất. Trong thị trường các yếu tố sản xuất, hộ gia đình cung cấp
các đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất như lao động, đất đai và vốn cho
các doanh nghiệp để đổi lấy thu nhập mà các doanh nghiệp trả cho việc sử dụng
các nguồn lực đó. Còn khi tham gia vào thị trường sản phẩm, các hộ gia đình chi
tiêu thu nhập của mình để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ cần thiết do các doanh
nghiệp sản xuất. Còn các doanh nghiệp thamgia vào hai thị trường đó để mua
hoặc thuê các yếu tố sản xuất cần thiết để tạo ra các hàng hóa và dịch vụ mà
người tiêu dùng mong muốn. Chính phủ tham gia vào hai thị trường này để cung
cấp các hàng hóa, dịch vụ mà xã hội mong muốn mà thị trường không sản xuất
một cách hiệu quả. Đó thường là các hàng hóa công cộng và các hàng hóa liên
quan đến an ninh quốc phòng,... Ngoài ra Chính phủ còn điều tiết thu nhập thông
qua thuế và các chương trình trợ cấp. Trong mô hình kinh tế này, hành vi của
thành viên này sẽ ảnh hưởng đến hành vi của những thành viên còn lại, ảnh
hưởng đến sự luân chuyển của nền kinh tế.
Mỗi thành viên khi tham gia vào nền kinh tế đều có những mục tiêu và hạn
chế khác nhau, dựa vào đó các tác nhân kinh tế sẽ đưa ra các quyết định tối ưu
nhất:
- Hộ gia đình mong muốn tối đa hóa lợi ích dựa trên lượng thu nhập của
mình. Hành vi chi tiêu và cách thức ra quyết định chi tiêu của các gia đình là một
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nội dung quan trọng trong môn kinh tế học vi mô. Ví dụ như người tiêu dùng sẽ
sử dụng thu nhập hữu hạn của mình như thế nào? Tại sao họ lại thích hàng hóa
này hơn hàng hóa khác.
- Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận căn cứ trên ràng buộc về nguồn lực sản
xuất. Hiện nay thực tiễn sản xuất kinh doanh là hướng vào tiêu dùng và người
tiêu dùng để chiếm lĩnh, khai thác thị trường. Đây là quan điểm phù hợp với các


lý luận kinh điển và cả thực tiễn phát triển hiện nay. Nhu cầu là khâu cuối cùng
của tái sản xuất xã hội nhưng là điểm xuất phát cho sản xuất, phân phối và trao
đổi. Chính vì vậy muốn đạt được mục tiêu đề ra mỗi doanh nghiệp cần tìm hiểu
nhu cầu của thị trường về loại hàng hóa, dịch vụ mình sản xuất, nghiên cứu thị
trường, tìm hiểu về nhu cầu và khả năng của người tiêu dùng.
- Chính phủ phải tối đa hóa phúc lợi xã hội dựa trên ngân sách mà mình có.
Trong hơn 20 năm qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách tích cực để tăng thu
nhập cho người dân, hạn chế nghèo đói và bất bình đẳng. Tuy nhiên, sự chênh
lệch trong mức sống, mức độ tiếp cận các dịch vụ công( nhất là giáo dục, y tế, an
sinh xã hội, cơ sở hạ tầng) của các khu vực, các hộ gia đình vẫn còn khá lớn. Vì
vậy ưu tiên hàng đầu hiện nay của Chính phủ là khắc phục các tác động tiêu cực
của tình trạng trên, phân phối lại thu nhập và phân bổ ngân sách hữu hạn của
mình cho các mục tiêu giáo dục, y tế như thế nào? Căn cứ quan trọng để Chính
phủ ra quyết định chính là mức sống dân cư, mức độ chênh lệch trong chi tiêu,
nhu cầu của các hộ gia đình.
Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích cơ cấu chi tiêu và thu
nhập của hộ gia đình ở Việt Nam năm 2004”.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Mục đích:
- Phân tích cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam và sự khác nhau giữa
các hộ gia đình theo các tiêu thức khác nhau dựa vào đặc điểm cộng đồng như
khu vực thành thị/ nông thôn, theo vùng hoặc theo đặc điểm của hộ gia đình như
nghề nghiệp, trình độ học vấn, nhóm chi tiêu. Từ đó đánh giá mức sống dân cư
của các hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay, xem xét sự khác biệt giữa các nhóm hộ
với nhau để có thể dự đoán mức độ bất bình đẳng của Việt Nam.
- Phân tích tác động của cơ cấu chi tiêu đến chi tiêu, thu nhập, tỷ lệ chi tiêu/
thu nhập của các hộ gia đình ở Việt Nam. Ngoài ra còn tìm hiểu nhu cầu của các
hộ gia đình về các loại hàng hóa quan trọng và đánh giá sự đáp ứng của các dịch
vụ công.

 Đối tượng: số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2004( VLSS
2004).
 Phạm vi: Trong phần quan sát và mô tả, nghiên cứu xem xét cơ cấu chi tiêu
của hộ gia đình theo các tiêu thức như vùng địa lý, khu vực nông thôn/ thành thị,
trình độ học vấn…của chủ hộ. Trong phần mô hình, nghiên cứu kiểm định các
đặc điểm hộ; đặc biệt là cơ cấu chi tiêu có ảnh hưởng tới chi tiêu, thu nhập, tỷ lệ
chi tiêu so với thu nhập của các hộ gia đình.
3. Phương pháp nghiên cứu.
 Lý thuyết: những nguyên lý cơ bản của kinh tế học; các lý thuyết, học
thuyết kinh tế… và các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước. Kế thừa có
chọn lọc các công trình nghiên cứu, các bài viết có liên quan.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
 Kỹ thuật phân tích: sử dụng phần mềm xử lý số liệu STATA để tiến hành
tổng hợp phân tích, so sánh và mô hình hóa.
4. Kết cấu chuyên đề.
Ngoài các phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính của chuyên đề bao gồm ba phần như sau:
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ.
Trong phần này ta sẽ tìm hiểu các khái niệm chính được đề cập đến trong
chuyên đề như chi tiêu, cơ cấu chi tiêu, các yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu của hộ
gia đình và cách phân chia cơ cấu chi tiêu.
PHẦN 2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT
NAM NĂM 2004.
Tiếp theo ta sẽ đi phân tích kỹ hơn cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình ở
Việt Nam năm 2004 thông qua việc mô tả thống kê và các phân tích cần thiết. Từ
đó chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về mức sống dân cư, mức độ bất bình đẳng
trong thu nhập ở Việt Nam và nhu cầu, khả năng của hộ đối với các mặt hàng
quan trọng, các dịch vụ công.
PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU CHI TIÊU HỘ GIA
ĐÌNH.

Phần 3 này ta sẽ sử dụng cơ cấu chi tiêu để đánh giá các tác động của nó tới
chi tiêu( thu nhập), tỷ lệ sử dụng thu nhập cho chi tiêu của mỗi hộ gia đình. Dự
đoán sự thay đổi cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình trong thời gian tới.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ.
1. Chi tiêu.
1.1. Định nghĩa.
- Chi tiêu là việc dùng tiền vào một mục đích nào đó nhằm thỏa mãn nhu
cầu cá nhân hoặc tập thể.
- Tiêu dùng là một hành vi rất quan trọng của con người. Nó chính là hành
động nhằm thỏa mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu
về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc
mua sắm các sản phẩm và việc sử dụng các sản phẩm đó. Các sản phẩm này có
thể là những sản phẩm vật chất – các hàng hóa hoặc có thể là các sản phẩm phi
vật chất – các dịch vụ. Phần lớn các sản phẩm này được tạo ra trong quá trình
sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Chi tiêu và tiêu dùng có những điểm giống nhau đều là hành vi của con
người để thỏa mãn nhu cầu của mình cho một mục đích nào đó nhưng tiêu dùng
có phạm vi hẹp hơn. Nó chỉ đề cập đến chủ thể thực hiện hành vi đó là hộ gia
đình, nhu cầu chỉ là tình cảm và vật chất, còn mục đích chỉ là các hàng hóa và
dịch vụ. Còn chi tiêu là khái niệm rộng hơn, nó đề cập đến hành vi tiêu dùng của
tất cả các tác nhân trong nền kinh tế bao gồm cả các hộ gia đình.
1.2. Phân loại chi tiêu.
Có nhiều cách phân loại chi tiêu, mỗi một tác nhân trong nền kinh tế lại có
hành vi chi tiêu khác nhau. Trong nền kinh tế có 3 tác nhân kinh tế là: Chính
phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình. Tác nhân nào cũng có hành vi chi tiêu để thỏa
mãn những nhu cầu riêng biệt và đặc trưng của mình.

×