Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học và phân tích tiến trình đó với bài học Thuyết tương đối của Anhstanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.38 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ
Học kỳ 2 năm học 2021-2022
Chủ đề số 13
Tên chủ đề: Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học và phân tích tiến trình
đó với bài học Thuyết tương đối của Anhstanh
Sinh viên: Đào Ngọc Huyền
Mã sinh viên: 705103092
Lớp: CLC K70
Khoa Vật Lí

HÀ NỘI-2021
0


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
Nội dung kiến thức bổ trợ: ................................................................................ 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
A. Sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức (Tình huống, vấn đề cần giải
quyết, giải pháp GQVĐ, kết quả của việc thực hiện giải pháp và kết luận) .... 3
1. Tình huống – Vấn đề cần giải quyết: ........................................................ 3
2. Giải pháp giải quyết vấn đề: Chuyển động phải chăng là tương đối? ...... 3
3. Kết quả: ..................................................................................................... 4
4. Kết luận: .................................................................................................... 4
B. Tiến trình dạy học cụ thể .............................................................................. 4
1. Mục tiêu bài học (Mục tiêu thao tác) ........................................................ 4
2. Chuẩn bị của GV và HS: ........................................................................... 5


3. Tổ chức hoạt động học:………………………………………………….5
4. Bài tập đánh giá mục tiêu: Thiết kế 3 BT theo 3 mức độ = 9 BT .......... 11
C. Phân tích tiến trình hoạt động dạy học đã thiết kế ở trên: ......................... 12
1. Loại kiến thức và các giai đoạn dạy loại kiến thức đó thể hiện trong bài
học: .............................................................................................................. 12
2. Cơ hội phát triển tư duy HS: ................................................................... 12
3. Vai trị của thí nghiệm trong bài và các bước tiến hành thí nghiệm ....... 13
4. Mục tiêu của bài tập đã soạn thảo, bài tập đó đáp ứng mục tiêu dạy học
nào? ............................................................................................................. 13
KẾT LUẬN .................................................................................................... 13
TÀI LIỆU KHAM KHẢO............................................................................ 14

1


Tên chủ đề:
Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học và phân tích tiến trình đó với bài học Thuyết
tương đối của Anhstanh

MỞ ĐẦU
Nội dung kiến thức bổ trợ:
Trong Vật lí, Thuyết tương đối miêu tả cấu trúc của khơng gian và thời gian
trong một thực thể thống nhất là khơng thời gian cũng như giải thích bản chất của
lực hấp dẫn là do sự uốn cong của không thời gian bởi vật chất và năng lượng.
Thuyết tương đối gồm hai lý thuyết vật lý do Albert Einstein phát triển, với thuyết
tương đối đặc biệt công bố vào năm 1905 và thuyết tương đối tổng quát công bố
vào cuối năm 1915 và đầu năm 1916. Thuyết tương đối hẹp miêu tả hành xử của
không gian và thời gian và những hiện tượng liên quan từ những quan sát viên
chuyển động đều tương đối với nhau. Thuyết tương đối rộng tổng quát các hệ quy
chiếu quán tính sang hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc và bao gồm lực hấp

dẫn giữa các khối lượng với nhau.
Đối với bài học Vật lí THPT, trong thuyết tương đối của Anhxtanh, người
ta đã chứng minh rằng, một vật có khối lượng thì cũng có năng lượng tương ứng
và ngược lại.
Hệ thức của Anhxtanh: E = mc2 (c là tốc độ ánh sáng)
Công thức này là một trong những công thức nổi tiếng nhất của vật lí nói riêng
và khoa học nói chung. Cũng vì cơng thức này mà Einstein hay bị hiểu nhầm
rằng ông có liên quan tới sự phát triển của bom ngun tử mặc dù chỉ có lá thư
của ơng gửi tới tổng thống Franklin D. Roosevelt là đề cập tới việc Hoa Kỳ cần
phải cảnh giác với chương trình nghiên cứu vũ khí của Đức Quốc xã. Lượng
năng lượng khổng lồ giải phóng ra từ phản ứng phân hạch hạt nhân phần lớn là
do giải phóng năng lượng liên kết của các hạt nhân trước khi phản ứng trong khi
năng lượng bởi sự chênh lệch khối lượng trước và sau phản ứng nhân với hệ số
c² chỉ đóng góp phần nhỏ. Phản ứng phân hạch được Otto Hahn, Otto Frisch và
Lise Meitner phát hiện vào năm 1938.
Hệ thức này đóng góp hỗ trợ trong nghiên cứu phân hạch hạt nhân. Khơng
phải vì cơ chế đằng sau năng lượng hạt nhân, nhưng mà là một cơng cụ: Bởi vì
năng lượng và khối lượng tương đương với nhau, những phép đo độ nhạy cao về
khối lượng của các hạt nhân nguyên tử khác nhau cho những nhà nghiên cứu
chứng cứ quan trọng về độ lớn của năng lượng liên kết hạt nhân. Cơng thức của
Einstein khơng nói cho chúng ta tại sao năng lượng liên kết hạt nhân lại lớn đến
cỡ đó mà nó mở ra một khả năng (cùng với những phương pháp khác) để đo
những năng lượng liên kết này.
2


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. Sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức (Tình huống, vấn đề cần giải
quyết, giải pháp GQVĐ, kết quả của việc thực hiện giải pháp và kết luận)
1. Tình huống – Vấn đề cần giải quyết:

Khi nghiên cứu những vật thể chuyển động với vận tốc rất lớn gần bằng
với vận tốc ánh sáng, người ta thấy rằng cơ học cổ điển của Newton khơng cịn
thích hợp nữa. Do đó cần thiết phải xem lại các khái niệm về không gian và thời
gian. Việc xem xét này thực hiện trong thuyết tương đối.
Từ đó đề ra câu hỏi: Chuyển động phải chăng là tương đối?
2. Giải pháp giải quyết vấn đề: Chuyển động phải chăng là tương đối?
Sau ít phút suy nghĩ, hẳn bạn sẽ nghiêng về câu trả lời: "Vâng, tất nhiên".
Bạn hãy hình dung một tàu hoả chuyển động lên phía bắc với vận tốc 60 km/giờ.
Một người trong con tàu đi ngược lên phía nam với vận tốc 3km/giờ. Anh ta đang
chuyển động theo hướng nào và vận tốc là bao nhiêu? Hồn tồn rõ ràng là khơng
thể trả lời câu hỏi này mà khơng chỉ ra hệ thống tính tốn.
So với con tàu anh ta chuyển động về phía nam với vận tốc 3 km/giờ. So
với trái đất, anh ta chuyển động về phía bắc với vận tốc 60 trừ 3, tức 57km/giờ.
Có thể nói rằng vận tốc của người so với trái đất (57 km/giờ) là vận tốc
thực tuyệt đối được khơng? Khơng, bởi vì có cả những hệ thống khác có tỉ lệ cịn
lớn hơn.
Bản thân trái đất đang chuyển động. Nó quay xung quanh trục của nó, đồng
thời cũng chuyển động xung quanh mặt trời. Mặt trời cùng các hành tinh khác
chuyển động bên trong thiên hà. Thiên hà quay và chuyển động so với các thiên
hà khác. Các thiên hà lại tạo thành các đoạn thiên hà chuyển động đối với nhau,
không ai biết được các chuỗi chuyển động này trên thực tế có thể tiếp tục đến bao
xa, khơng có một cách thức rõ ràng xác định chuyển động của một đối tượng nào
đó; nói khác đi là khơng có một hệ thống đọc số cố định theo đó có thể đo được
mọi chuyển động. Chuyển động và đứng yên, giống như lớn và nhỏ, nhanh và
chậm, trên và dưới, trái và phải, như mọi người đã biết, đều là hồn tồn tương
đối. Khơng có cách nào đo chuyển động bất kì, ngồi việc so sánh chuyển động
của nó với chuyển động của một đối tượng khác. Thật là không đơn giản chút
nào! Nguyên do rắc rối như sau: có hai phương pháp rất đơn giản phát hiện
chuyển động tuyệt đối. Một trong những phương pháp đó là sử dụng bản chất của
ánh sáng, cịn phương pháp khác là các hiện tượng khác nhau của quán tính xuất

hiện khi thay đổi bởi đối tượng chuyển động của đường đạn hoặc vận tốc.

3


Thuyết Tương đối hẹp của Anhxtanh có liên quan đến phương pháp đầu
tiên, cịn thuyết Tương đối tổng qt thì liên quan đến phương pháp thứ hai.Trong
phần này ta sẽ đề cập đến phương pháp đầu, làm chìa khố để hiểu về chuyển
động tuyệt đối, tức là phương pháp vận dụng bản chất của ánh sáng.
3. Kết quả:
Thuyết tương đối hẹp có thể diễn đạt ngắn gọn như sau: Khơng thể đo
chuyển động đều bằng một phương pháp tuyệt đối nào đó.
4. Kết luận:
Một hệ quả quan trọng của thuyết tương đối hẹp mà chúng ta sơ bộ đề cập,
là trong những điều kiện nhất định năng lượng chuyển thành khối lượng, cịn
trong những điều kiện khác thì khối lượng lại trở thành năng lượng.
Hệ thức của Anhxtanh: E = mc2 (c là tốc độ ánh sáng)
B. Tiến trình dạy học cụ thể
1. Mục tiêu bài học (Mục tiêu thao tác)
* Về kiến thức:
- Nêu được cấu tạo của các hạt nhân.
- Nêu được các đặc trưng cơ bản của prơtơn và nơtrơn.
- Giải thích được kí hiệu của hạt nhân.
- Định nghĩa được khái niệm đồng vị.
- Nắm và hiểu rõ thuyết tương đối Anhxtanh.
* Về kĩ năng: Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
* Về thái độ: Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các
vấn đề mới trong khoa học
* Năng lực hướng tới
- Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực tính

tốn.
- Năng lực chun biệt mơn học: Năng lực sử dụng ngơn ngữ, năng lực tính
tốn, năng lực thực hành, thí nghiệm

4


2. Chuẩn bị của GV và HS:
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, tranh, ảnh trong SGK, SGK
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
* Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thơng tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả
lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết
trước.
3. Tổ chức hoạt động học:

5


Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học
sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng

đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, năng lực trao đổi.
Giới thiệu về chương

- HS ghi nhớ.
- HS nêu bản chất về sự
chuyển động của mặt trăng,
mặt trời và trái đất trong hệ
mặt trời.

TÍNH CHẤT VÀ CẤU
TẠO HẠT NHÂN

- HS đưa ra phán đoán.
HOẠT ĐỘNG 2
Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của các hạt nhân, các đặc trưng cơ bản của prơtơn và nơtrơn,
giải thích được kí hiệu của hạt nhân, định nghĩa được khái niệm đồng vị, nắm và hiểu được
thuyết tương đối Anhxtanh.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng
đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.
Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Nguyên tử có cấu tạo như thế
nào?
- Hạt nhân có kích thước như thế
nào?
(Kích thước nguyên tử 10-9m)
- Hạt nhân có cấu tạo như thế nào?
- Y/c Hs tham khảo số liệu về khối
lượng của prôtôn và nơtrôn từ

Sgk.

- 1 hạt nhân mang điện tích
+Ze, các êlectron quay xung
quanh hạt nhân.
- Rất nhỏ, nhỏ hơn kích
thước ngun tử 104 ÷
105 lần (10-14 ÷ 10-15m)
- Cấu tạo bởi hai loại hạt là
prôtôn và nơtrôn (gọi chung
là nuclôn)

6

I. Cấu tạo hạt nhân
1. Hạt nhân tích điện
dương +Ze (Z là số thứ tự
trong bảng tuần hồn).
- Kích thước hạt nhân rất
nhỏ, nhỏ hơn kích thước
ngun tử 104 ÷ 105 lần.
2. Cấu tạo hạt nhân


- Z là số thứ tự trong bảng tuần
hồn, ví dụ của hiđrô là 1, cacbon
là 6 …
- Số nơtrôn được xác định qua A
và Z như thế nào?


- Số nơtrơn = A – Z.
- Kí hiệu của hạt nhân của
ngun tố X:

+ Prơtơn (p), điện tích (+e)
+ Nơtrơn (n), khơng mang
điện.

- Hạt nhân của ngun tố X được
kí hiệu như thế nào?
- Ví dụ:

- Hạt nhân được tạo thành
bởi các nuclôn.

- Số prôtôn trong hạt nhân
bằng Z (nguyên tử số)
- HS đọc Sgk và trả lời.

- Tổng số nuclôn trong hạt
nhân kí hiệu A (số khối).
- Số nơtrơn trong hạt nhân
là A – Z.

→ Tính số nơtrơn trong các hạt
nhân trên?

3. Kí hiệu hạt nhân

- Đồng vị là gì?


- Hạt nhân của nguyên tố
X được kí hiệu:

- Nêu các ví dụ về đồng vị của các
ngun tố.
- Cacbon có nhiều đồng vị, trong
đó có 2 đồng vị bền


(khoảng

- Kí hiệu này vẫn được
dùng cho các hạt sơ

98,89%)


(1,11%), đồng vị
nhiều ứng dụng.



cấp:
4. Đồng vị
- Các hạt nhân đồng vị là
những hạt nhân có cùng số
Z, khác nhau số A.
- Ví dụ: hiđrơ có 3 đồng vị
a.

thường

7

Hiđrơ
(99,99%)


b. Hiđrơ nặng
, cịn
gọi

đơ

ri

(0,015%)

c. Hiđrơ siêu nặng

,

cịn gọi là triti
, khơng
bền, thời gian sống
khoảng 10 năm.
- Các hạt nhân có khối lượng rất
lớn so với khối lượng của êlectron
→ khối lượng nguyên tử tập trung
gần như toàn bộ ở hạt nhân.

- Để tiện tính tốn → định nghĩa
một đơn vị khối lượng mới → đơn
vị khối lượng nguyên tử.
- Theo Anh-xtanh, một vật có
năng lượng thì cũng có khối lượng
và ngược lại.

- HS ghi nhận khối lượng
nguyên tử.
- HS ghi nhận mỗi liên hệ
giữa E và m.
E = uc2

II. Khối lượng hạt nhân.
Thuyết
tương
đối
Anhxtanh
1. Đơn vị khối lượng hạt
nhân

= 1,66055.10-27(3.108)2 J

- Đơn vị u có giá trị bằng
1/12 khối lượng nguyên tử

= 931,5MeV

của đồng vị
1u = 1,6055.10-27kg


- Dựa vào hệ thức Anh-xtanh →
tính năng lượng của 1u?

2. Thuyết
Anhxtanh:

- Lưu ý: 1eV = 1,6.10-19J

- Theo Anh-xtanh, một
vật có khối lượng thì cũng
có năng lượng tương ứng
và ngược lại.
Hay năng lượng E và khối
lượng m tương ứng của
cùng một vật luôn luôn tồn
tại đồng thời và tỉ lệ với
nhau, hệ số tỉ lệ là c2.

tương

đối

E = mc2
c: vận tốc ánh sáng trong
chân không (c = 3.108m/s).

8



1uc2 = 931,5MeV
→ 1u = 931,5MeV/c2
MeV/c2 được coi là 1 đơn
vị khối lượng hạt nhân.
- Chú ý quan trọng:
+ Một vật có khối lượng
m0 khi ở trạng thái nghỉ thì
khi chuyển động với vận
tốc v, khối lượng sẽ tăng
lên thành m với

Trong đó m0: khối lượng
nghỉ và m là khối lượng
động.
+ Năng lượng tồn phần:

Trong đó: E0 = m0c2 gọi là
năng lượng nghỉ.
E – E0 = (m - m0)c2 chính
là động năng của vật.

9


HOẠT ĐỘNG 3
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết
trình.
Định hướng phát triển năng lực: năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.
Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Yêu cầu HS thảo luận C10 và C11
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia nhóm yêu cầu hs trả lời vào bảng phụ trong thời gian 5 phút:
Xác định khối lượng tính ra u của hạt nhân
- HS sắp xếp theo nhóm, chuẩn bị bảng phụ và tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng
dẫn của GV
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm treo bảng phụ lên bảng
- Đại diện các nhóm nhận xét kết quả
Vì đơn vị u có giá trị bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử đồng vị
nguyên tử

nên khối lượng của

là 12u.

→ Khối lượng tính ra u của hạt nhân

là:

m = 12u – 6me = 12u – 6.5,486.10-4.u = 11,99670 u.
HOẠT ĐỘNG 4
Mục tiêu: Tìm tịi và mở rộng kiến thức
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.
Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học

10



4. Bài tập đánh giá mục tiêu: Thiết kế 3 BT theo 3 mức độ = 9 BT
Giúp cho học sinh củng cố lại kiến thức bài học
Mức 1 : Dễ
(Nhận biết)

Bài tập 1: Khi nguồn sáng chuyển động, tốc độ ánh sáng
truyền trong chân khơng có giá trị như thế nào (so sánh với
c)?
Bài tập 2: Thuyết tương đối Anhxtanh chứng minh điều gì?

Mức 2 : Trung
bình
(Thơng hiểu – Vận
dụng)

Bài tập 3: Nêu hệ thức của thuyết trương đối Anhxtanh, giải
thích cái đại lượng trong hệ thức?
Giúp học sinh vận dụng các kiến thức, quy tắc vật lí vào trong
cuộc sống để giải thích một số hiện tượng . Ngồi ra cũng áp
dụng vào trong giải tốn vật lí
Bài tập 1: Tính khối lượng của hạt nhân
Bài tập 2: Một vật chuyển động có động năng bằng năng
lượng nghỉ của nó, vận tốc của vật lúc đó là?

Mức 3 : Khó
(Vận dụng cao)

Bài tập 3: Tính khối lượng tương đối tính của một hạt e
chuyển động với tốc độ 0,6c

Học sinh có thể vận dụng tốt các quy tắc vật lý. Đồng thời
phải liên kết với các định luật cũ. Ngoài ra khơi gợi những ý
tưởng mới cho học sinh để áp dụng quy tắc vật lý vào cuộc
sống.
Bài tập 1: Tính khối lượng tương đối tính, năng lượng tồn
phần của một e có tốc độ 0,8c. Nêu ý nghĩa của các đại lượng
tính được
Bài tập 2: Xây dựng cơng thức tính động năng dựa trên hệ
thức tương đối Anhxtanh
Bài tập 3: So sánh phương trình chuyển động, xung lượng,
khối lượng, động năng,…của cơ học Newton và cơ học tương
đối tính của Anhxtanh

11


C. Phân tích tiến trình hoạt động dạy học đã thiết kế ở trên:
1. Loại kiến thức và các giai đoạn dạy loại kiến thức đó thể hiện trong bài học:
- Dạy học một thuyết Vật lí
- Các giai đoạn dạy học:
+ Đặt vấn đề
+ Giải quyết vấn đề
+ Kết quả
+ Nhận xét, kết luận
2. Cơ hội phát triển tư duy HS:
- Từ câu hỏi học sinh phán đoán được vấn đề
- Từ thí nghiệm, ví dụ học sinh rút ra được quy tắc
- Từ các biểu thức toán học rút ra được kết luận vật lý
- Ứng dụng các quy tắc học được vào cuộc sống
12



3. Vai trị của thí nghiệm trong bài và các bước tiến hành thí nghiệm
4. Mục tiêu của bài tập đã soạn thảo, bài tập đó đáp ứng mục tiêu dạy học nào?
Bài tập được chia làm 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu – vận dụng, vận
dụng cao.
- Ở mức độ nhớ và nhận biết giúp cho học sinh củng cố lại kiến thức bài
học
- Ở mức độ thông hiểu và vận dụng: giúp học sinh vận dụng các kiến thức,
quy tắc vật lý vào trong cuộc sống để giải thích một số hiện tượng. Ngồi ra cũng
áp dụng vào trong giải toán.
- Ở mức độ vận dụng cao thì bài tập yêu cầu học sinh phải vận dụng tốt các
quy tắc vật lý. Đồng thời phải liên kết với các định luật cũ. Ngoài ra khơi gợi
những ý tưởng mới cho học sinh để áp dụng quy tắc vật lý vào cuộc sống.

KẾT LUẬN
Ngày nay, sau hơn 100 năm ra đời, thuyết tương đối Anhxtanh đã được
chứng minh bằng lý thuyết và thực nghiệm, tất cả các tiên đề, hệ quả và thuyết
tương đối cũng được ứng dụng trong thực tế ở rất nhiều lĩnh vực, đơn cử là hệ
thống định vị toàn cầu GPS mà các bạn đang dùng trong điện thoại cũng liên quan
đến sự giãn nở thời gian của thuyết tương đối hay là vũ khí hạt nhân,….
Từ đó, ta cũng thấy rõ được tầm quan trọng của thuyết tương đối Anhxtanh
cũng như tài năng của Anhxtanh khi tìm ra hệ thức E = mc2

13


TÀI LIỆU KHAM KHẢO
Bài 35: tính chất và cấu tạo hạt nhân (Sách giao khoa Vật lí 12 cơ bản)
Bài 51: Hệ thức Anhxtanh giữa khối lượng và năng lương (Sách giáo

khoa Vật lí 12 nâng cao)
Giáo trình Lí luận và Phương pháp dạy học Vật lí – thầy Nguyễn Đức
Thâm chủ biên
Sách Dạy học phát triển năng lực môn Vật lí THPT – cơ Đỗ Hương Trà
chủ biên

14



×