SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn thi: LỊCH SỬ 12 THPT - BẢNG A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1. (3,5 điểm)
Trình bày những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới
thứ hai. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (10 – 1949) có ý nghĩa lịch sử như thế
nào?
Câu 2. (3,5 điểm)
Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa. Việt Nam đứng trước
thời cơ và thách thức gì trong xu thế đó?
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3. (4,5 điểm)
Tóm lược những hoạt động yêu nước của tư sản, tiểu tư sản và công nhân
Việt Nam trong những năm 1919 – 1925. Vì sao nói, cuộc bãi công Ba Son (8 –
1925) đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam?
Câu 4. (4,0 điểm)
Nêu nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cương lĩnh đã giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp như
thế nào ?
Câu 5. (4,5 điểm)
Làm rõ điều kiện chủ quan, khách quan của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
1945 ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận
Việt Minh có chủ trương, biện pháp gì để lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính
quyền?
- - - Hết - - -
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
Đ
ề thi chính thức
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 03 trang)
MÔN: LỊCH SỬ - BẢNG A
Câu
Nội dung Điểm
Câu 1
(3,5đ)
Trình bày những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới
thứ hai. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (10 – 1949) có ý nghĩa lịch sử như
thế nào?
a. Biến đổi của khu vực Đông Bắc Á
- Về chính trị
+ Cách mạng Trung Quốc thắng lợi dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa (10 – 1949). Cuối những năm 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc thu
hồi chủ quyền Hồng Công và Ma Cao.
0,50
+ Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền với sự ra đời của Nhà nước Đại
Hàn Dân quốc (8 – 1948) và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
(9 – 1948). Năm 1950, chiến tranh giữa hai miền bùng nổ, đến tháng 7 – 1953,
hai bên kí Hiệp định đình chiến, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
0,75
- Về kinh tế
Nửa sau thế kỉ XX, Đông Bắc Á có sự tăng trưởng nhanh chóng, đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt: Hàn Quốc, Hồng Công, Ma Cao trở thành những “con
rồng” kinh tế châu Á; Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; cuối thế kỉ
XX, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
1,0
b. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi có ý nghĩa
- Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc, chấm
dứt sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến.
0,50
- Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa
xã hội.
0,50
-
Có
ảnh h
ư
ởng sâu sắc tới phong tr
ào gi
ải phóng dân tộc
th
ế giới.
0,25
Câu 2.
(3,5 đ)
Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa. Việt Nam đứng trước
th
ời c
ơ và thách th
ức g
ì trong xu th
ế
đó?
a. Biểu hiện
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. 0,50
-
S
ự phát triển to lớn v
à tác đ
ộng c
ủa các công ti xuy
ên qu
ốc gia.
0,
5
0
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn. 0,50
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu
vực.
0,50
b.
Vi
ệt Nam
đ
ứng tr
ư
ớc
- Thời cơ
+
Có đi
ều kiện
m
ở rộng giao l
ưu, h
ợp tác khu vực v
à qu
ốc tế
.
0,25
+ Có thể khai thác nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí
từ bên ngoài.
0,50
-
Thách th
ức
+ Trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của
Vi
ệt Nam c
òn th
ấp.
0,25
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. 0,25
+ Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc,
nguy cơ xâm phạm độc lập, tự chủ…
0,25
Câu 3.
(4,5 đ)
Tóm lược những hoạt động yêu nước của tư sản, tiểu tư sản và công nhân
Việt Nam trong những năm 1919 – 1925. Vì sao nói, cuộc bãi công Ba Son (8
– 1925) đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam?
a. Những hoạt động
- Hoạt động của tư sản
+ Tổ chức tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của
ngư
ời Việt Nam,
“
ch
ấn h
ưng n
ội hoá
”,
“
bài tr
ừ ngoại hoá
”.
0,50
+ Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa
g
ạo tại Nam K
ì c
ủa t
ư b
ản Pháp.
0,25
+ Thành lập một số tổ chức như Đảng Lập hiến, nhóm Nam Phong, nhóm Trung
B
ắc tân văn
.
0,25
- Hoạt động của tiểu tư sản
+ Thành lập một số tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt,
Đảng Thanh niên, sôi nổi đấu tranh đòi tự do dân chủ.
0,50
+ Ra các tờ báo tiến bộ bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, lập một số nhà xuất bản
tiến bộ.
0,25
+ Hoạt động nổi bật là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho
Phan B
ội Châu (1925), các cuộc truy điệu v
à
đ
ể tang Phan Châu Trinh (1926)
.
0,25
- Hoạt động của công nhân
+ Năm 1920, công nhân Sài
Gòn
-
Ch
ợ Lớn th
ành l
ập
Công h
ội
(bí m
ật)
.
0,
2
5
+ Tháng 8 – 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn bãi công, không chịu
sửa chữa chiến hạm của Pháp trước khi Pháp chở binh lính sang đàn áp cách
mạng Trung Quốc, đòi tăng lương và buộc Pháp phải cho công nhân bị thải hồi
tr
ở lại l
àm vi
ệc
.
0,75
b. Cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) đánh dấu bước tiến mới của phong trào
công nhân Vi
ệt Nam, v
ì
- Cuộc bãi công Ba Son giành được thắng lợi bước đầu, buộc Pháp phải nhượng
b
ộ một số quyền lợi.
0,75
- Thể hiện tính tổ chức, chứng tỏ sức mạnh và tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản
c
ủa công nhân Việt Nam
.
0,75
Câu 4.
(4,0 đ)
Nêu nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cương lĩnh đã giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
như thế nào ?
a. Nội dung Cương lĩnh
- Xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành “tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
0,75
- Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản
cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông
binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch
thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến
hành cách m
ạng ruộng đất
.
0,75
- Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú
nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên
lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
0,75
- Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp
vô sản.
0,75
b. Cương lĩnh đã giải quyết…
- Cương lĩnh đã kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, trong đó đặt
nhiệm vụ chống đế quốc, tay sai, giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
0,50
- Tuy nhiên Cương lĩnh không coi nhẹ vấn đề giai cấp: đấu tranh giai cấp, giải
quyết ruộng đất được thực hiện từng bước nhằm phân hóa, cô lập kẻ thù, tập hợp
l
ực l
ư
ợng để thực hiện
nhi
ệm vụ,
m
ục ti
êu s
ố một của cách mạng l
à
gi
ải phóng
0,50
dân tộc, giành độc lập dân tộc.
Câu 5
(4,5đ).
Làm rõ điều kiện chủ quan, khách quan của Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945 ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, Đảng Cộng sản Đông Dương và
Mặt trận Việt Minh đã có chủ trương, biện pháp gì để lãnh đạo toàn dân nổi
d
ậy
giành chính quy
ền?
a. Điều kiện chủ quan, khách quan
- Điều kiện chủ quan
+ Giữa tháng 8 – 1945, việc chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa đã căn bản hoàn
thành: Mặt trận Việt Minh tập hợp đông đảo lực lượng trong cả nước; lực lượng
v
ũ trang phát triển v
à th
ống nhất; căn cứ địa cách mạng mở rộng.
0,75
+ Các cuộc khởi nghĩa từng phần diễn ra và giành thắng lợi ở nhiều điạ phương
làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa. Toàn dân tộc sẵn sàng đón chờ thời cơ vùng dậy
giành chính quyền.
0,50
-
Đi
ều kiện khách quan
+ Phát xít Nhật đầu hàng Đông minh vô điều kiện (15 – 8 – 1945). 0,50
+ Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang
mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến.
0,75
b.
Ch
ủ tr
ương c
ủa Đảng
và M
ặt trận Việt Minh
- Ngày 13 – 8 – 1945, khi nghe tin Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng
bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ban
Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong
cả nước.
0,75
- Từ ngày 14 đến 15 – 8 – 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào
(Tuyên Quang) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết
định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành
chính quyền.
0,75
- Từ ngày 16 đến 17 – 8 – 1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào ,
tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của
Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ
tịch.
0,50
Ghi chú: Nếu thí sinh có cách làm riêng, sáng tạo (và đúng), cán bộ chấm thi vẫn cho
điểm tối đa theo thang điểm.
- - Hết - -