Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Luyện tập tư duy phê phán doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.01 KB, 12 trang )




Luyện tập tư duy phê phán


Chắc hẳn bạn đã có lần nghe đến phương pháp tư duy phê phán (critical thinking)
và tò mò không biết nó là gì và việc luyện tập nó có khó không? Bài viết hôm nay
sau sẽ đề cập đến phương pháp tư duy này.
Tư duy phê phán (critical thinking) là một kĩ năng trong đó người suy nghĩ chủ
động hướng tới những vấn đề và tình huống phức tạp dựa trên những suy nghĩ,
quan điểm và niềm tin của mình. Người này hoàn toàn có thể khiến chính những
suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình trở nên hợp lí và chính xác hơn bằng
cách tự khám phá, đặt ra hàng loạt câu hỏi và tìm ra câu trả lời hay giải pháp cho
chính những câu hỏi đó.
Nhìn chung, tư duy phê phán đòi hỏi cả kĩ năng lập luận lẫn kĩ năng giải quyết vấn
đề (reasoning and problem solving). Trên thực tế 2 kĩ năng này bổ sung và cũng
có thể thay thế cho nhau. Đi vào tìm hiểu một cách cụ thể, chúng ta sẽ thấy kĩ năng
tư duy phê phán bao gồm những kĩ năng, chính xác hơn là nhưng khả năng sau
đây:

- Quan sát

- Luôn luôn tò mò đặt câu hỏi và tìm những nguồn trả lời cần thiết cho mình

- Luôn kiểm tra và tự thử thách những điều mình vốn tin, những quan điểm, suy
nghĩ, những giả sử mình hay người khác đặt ra xem chúng có
đúng sự thật không?

- Nhận thức được và nêu ra được vấn đề


- Đánh giá độ vững chắc của tư duy và lập luận

- Đưa ra những quyết định sáng suốt và tìm ra được những giải pháp, những lời
giải vững chắc

- Hiểu về tư duy logic và logic nói chung

Có thể bạn đã hoàn toàn tự tin về khả năng của mình ở một trong những phần này,
hoặc cũng có thể bạn cảm thấy cần học tất cả các kỹ năng này từ đầu. Dù thế nào
đi chăng nữa thì 20 kĩ năng luyện tập tư duy phê phán dưới đây cũng sẽ có ích cho
bạn. Chỉ cần làm theo những bước rất đơn giản sau đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin
với khả năng tư duy phê phán (critical thinking) của mình.

1. Nhận thức vấn đề (Recognizing a problem)
Khi nhận ra rằng mình đang đối mặt với một vấn đề nào đó, bạn cũng cần đồng
thời nhận ra sự cần thiết của việc phải hành động đúng theo những gì mình phảo
làm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hành động đó của bạn phụ thuộc vào loại vấn đề mà
bạn đang gặp phải. Liệu vấn đề đó có quá nghiêm trọng hay không? Nếu như gặp
phải nhiều hơn một vấn đề cùng một lúc thì vấn đề nào cần được đặt lên giải quyết
trước, vấn đề nào giải quyết sau? Sử dụng những kĩ năng tư duy phê phán của
mình để chỉ ra mọi vấn đề đang gặp phải (pinpoint any problem or
problems)trước khi đề cập đến giải pháp (anticipate a solution).

Luyện tập như thế nào?
· Thử lên danh sách những việc cần làm, sắp xếp chung theo thứ tự việc nào cần
đầu tư nhiều thời gian nhất, hoặc việc nào cần hoàn thiện trước, hay việc nào quan
trọng nhất. Bạn cũng có thể sắp xếp theo cả 3 cách khi muốn luyện tập.
· Khi xem/ đọc bản tin: sau khi nghe 1 bản tin, bạn thử liệt kê ra 3 vấn đề có thể
gây nên hậu quả để kiểm tra khả năng nhận thức vấn đề của bạn.


2. Nêu ra vấn đề (Defining a problem)
Cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trước hết yêu cầu việc nêu ra được vấn
đề thực sự đang cần được giải quyết và tránh nhầm lẫn với vấn đề giả tưởng. Đừng
để bản thân mình và lời giải cho bài toán khó bị cản trở bởi các nhân tố sau đây:
· Mức độ của vấn đề
· Giả sử của bản thân bạn
· Thiếu thốn thông tin
Hãy tập trung suy nghĩ kĩ về tình huống hiện tại và đừng bị ảnh hưởng để rồi giải
quyết ẩu vấn đề rồi lại gây ra những hậu quả hoặc hiện tượng do chính vấn đề của
bạn thay vì bản thân vấn đề đó.


Luyện tập như thế nào?
Từ bây giờ, bất cứ khi nào bạn phải bắt đầu thực hiện một quá trình nào đó, đơn
giản như nấu một món ăn nào đó theo công thức, hoặc học cách sử dụng một thiết
bị điện tử gia dụng nào đó trên bản hướng dẫn kèm theo sản phẩm, hãy dành ra ít
nhất 10 phút để đọc kĩ và xem trước tất cả các hướng dẫn trước khi bắt tay vào
làm. Cách giải quyết hiệu quả một vấn đề chỉ đến khi trước hết bạn biết đích xác
mình đang phải đối mặt với những cái gì.

3. Tập trung quan sát (Focused observation)
Khi tăng cường nhận thức của mình, bạn sẽ quan sát được nhiều hơn và cũng từ đó
nhận thức cao hơn được về những vấn đề mà mình quan sát bằng cách sử dụng các
giác quan của mình, lắng nghe những người xung quanh nói và tìm kiếm nhiều chi
tiết hơn. Thêm vào đó, khi bạn đang trong quá trình thu thập thông tin, hãy tập
trung, đặt mình vào văn cảnh và suy nghĩ xuyên suốt. Chỉ cần chú ý một chút, bạn
sẽ không bỏ sót một chi tiết nào và sẽ dần dần trở thành một người đưa ra những
quyết định sáng suốt hơn cũng như những giải pháp khả thi hơn.



Luyện tập như thế nào?
· Tìm một địa điểm nhiều người qua lại và tụ tập, ví dụ như một quán café hay một
cửa hiệu ăn ngoài. Tập quan sát những người xung quanh, sử dụng những giác
quan của mình với mục tiêu tăng cường nhận thức cho bản thân. Hãy xem liệu 2
người nói chuyện đằng kia có sắp cãi nhau không? Xem người đi bộ dưới phố kia
có đang mải đi quá mà có nguy cơ đâm vào một con vật ngay gần đó không? Rất
đơn giản như vậy thôi. Nhưng hãy làm một cách tế nhị và kín đáo để tránh bị hiểu
lầm bạn nhé!

· Vào một lần nào đó khi đi xe, trước khi nổ máy, hãy thử lập ra trong đầu một
danh sách những thứ mà bạn cần phải nhận thức được – những gì có thể xảy ra nếu
như bạn không chú ý quan sát. Đó có thể là một người lái xe mất kiểm soát, một
đứa trẻ đi xe đạp, một công ty xây dựng điện – nước – điện thoại đang thi hành
công việc và đỗ xe ngay trên đường v v

4. Động não thông quả việc sử dụng công cụ đồ họa tư duy (Brainstorming
with graphic organizer)
Công cụ đồ họa tư duy là một công cụ tuyệt vời giúp bạn động não. Chúng tạo ra
một biểu đồ bằng hình ảnh trong não của bạn, chỉ ra cho bạn các cơ cấu và cấu trúc
của một vấn đề mà bạn không ngờ tới. Công cụ đồ họa tư duy còn giúp bạn tập
trung vào mục tiêu chính của mình, chỉ ra một cách rõ ràng con đường đi tới những
giải pháp hiệu quả cùng những quyết định tối ưu.


Luyện tập như thế nào?
· Lập ra một biểu đồ khi bạn phải đưa ra một quyết định nào đó, đơn giản như: đi
ăn ở quán nào hay đi nghỉ ở đâu. Sử dụng những tiêu chí bạn cho là quan trọng
như: không khí, dịch vụ, các địa điểm du lịch vui chơi tại vùng đó, v v để so
sánh và đối chiếu các lựa chọn của mình.
· Tập sử dụng công cụ đồ họa tư duy bằng cách nhìn lại một vấn đề mình từng phải

giải quyết trong quá khứ như mua xe hoặc chuyển công việc. Lập một hệ thống
cho thấy các hiện tượng hoặc nguyên nhân gây ra các vấn đề cùng các giải pháp
dành cho chúng. Động não và thử tìm ra những hướng giải quyết khác bên cạnh
cách mà bạn đã làm trong quá khứ với vấn đề đó.

5. Đặt ra các mục tiêu (Setting goals)
Đặt ra các mục tiêu chiến lược nghĩa là đặt ra một kế hoạch để bạn đi từ vấn đề đến
hướng giải quyết. Một khi bạn đã biết rõ mình muốn đi đến đâu và các bước để đến
được đó thì chuyện đạt được mục tiêu trở nên thật dễ dàng. Bằng cách sử dụng bản
đồ công cụ tư duy vừa nói ở trên, bạn có thể lập ra cho mình một biểu đồ biểu thị
cách thức dẫn đến cách giải quyết của một vấn đề nào đó. Việc đặt ra các mục tiêu
đòi hỏi bạn phải đầu tư tư duy tới một chiến lược và bẻ chúng ra làm nhiều phần
nhỏ dễ giải quyết.

Điều đó có nghĩa là bạn cần đặt ra cho chính mình các deadline để hoàn thành cho
từng việc, quyết định đích xác mình cần làm những gì, khi nào cần làm nhằm đạt
được mục tiêu của mình. Điều đó cũng có nghĩa là bạn cần ghi nhớ 5 tiêu chí của
một mục tiêu có giá trị. Chúng là 5 tiêu chí dùng để đánh giá liệu mục tiêu mà bạn
đang đặt ra có thể đạt được và đạt được một cách thành công hay không? Những
mục tiêu có giá trị là những mục tiêu:
· Được viết ra
· Chi tiết, cụ thể
· Có thể đánh giá được
· Thực tế
· Hướng tới 1 deadline cụ thể

Bằng cách đặt ra mục tiêu cho mình, bạn có thể xuất phát và đi tới nơi mình muốn
đến, từ khởi đầu phải đối mặt với vấn đề đến chỗ đưa ra được một giải pháp hiệu
quả.



Luyện tập như thế nào?
· Chọn cho mình một mục tiêu ngắn hạn như việc dọn phòng là một ví dụ. Sử dụng
5 tiêu chí nói trên để lập ra mục tiêu cho mình và quyết định xem mình sẽ hoàn
thành công việc dọn phòng như thế nào. Đặt ra một deadline cho mình, đi vào cụ
thể một cách chính xác những gì mình cần làm, viết chúng ra dưới dạng hình ảnh
để tiện theo dõi và nhắc nhở chính mình.

· Đối với những mục tiêu dài hạn như đi du lịch dài ngày hay tham gia một khóa
học nào đó hoặc bất kì mục tiêu nào khiến bạn phải mất vài tuần trở đi để hoàn
thành, bạn nên sử dụng bản đồ đặt mục tiêu. Chia làm nhiều mục tiêu nhỏ nếu thấy
cần thiết, trong đó có mọi bước mà bạn cho là phải thực hiện và sẽ được thực hiện.
Vẽ một bản đồ trong đó chỉ ra cách thức bạn đạt được mục tiêu đó và đích mà bạn
sẽ đến.

Hi vọng là các bạn có thể tích cóp được một số kinh nghiệm cho riêng mình trong
cách suy luận tư duy phê phán mà chúng tôi đã giới thiệu nhé!

×