Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Những bí ẩn khó giải thích ở Thung lũng Chết doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.36 KB, 8 trang )





Những bí ẩn khó giải thích ở
Thung lũng Chết

Thung lũng Chết nằm giữa sa mạc khô cằn ở California
đã gây ra nhiều điều kinh hoàng với những cái chết và
các hiện tượng bí ẩn mà khoa học chưa thể lý giải được.

Tọa lạc gần biên giới bang California và Nevada, thung lũng
Chết (Death Valley) nổi tiếng là khu du lịch mạo hiểm tràn
ngập vẻ đẹp đáng kinh ngạc của thiên tạo.

Nằm ở phía đông của dãy núi Sierra, Death Valley thuộc
vùng thấp nhất, khô nhất và nóng nhất Bắc Mỹ. Trải dài trên
136,2km và có diện tích đạt 7.800km2, thung lũng Chết nằm
dưới chân núi Whitney, có chiều cao 4.421m. Thung lũng
Chết là một phần của Công viên quốc gia cùng tên thuộc Khu
dự trữ sinh quyển sa mạc Mojave và Colorado. Nó sở hữu
nhiều đặc tính cơ bản của những khu vực nằm dưới mực
nước biển.

Trên thực tế, đáy thung lũng Chết chứa rất nhiều muối. Vào
giữa kỷ nguyên Pleistocene (khi con người bắt đầu xuất
hiện), vẫn tồn tại những vùng biển nằm giữa các lục địa mà
một trong số đó chính là thung lũng Chết ngày nay. Khi nước
biển bốc hơi hết, những mỏ muối khổng lồ đọng lại dưới đáy
thung lũng.
Những mẫu đá nhiều màu sắc, hẻm núi hiểm trở, hàng dặm


những đụn cát nguyên thủy, những bãi muối có từ ngàn năm,
những di tích của những cuộc khai thác natri – betraborat, lò
than củi, những hố đào vàng, xác động, thực vật và thậm chí
là bộ hài cốt của những người đi đào vàng… sẽ chẳng có gì
hấp dẫn với những người không đam mê khám phá với cảm
giác mạnh.

Đứng từ trên cao khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng những
vách núi kỳ thú, những vách núi này là do kết quả của những
trận chấn động mạnh của địa chất làm những dãy núi bị tách
ra. Những phiến đá cổ nhất có độ tuổi lên tới 1,7 tỷ năm. Xa
xa sa mạc muối trải dài trước mắt, được bao trùm bởi muối
hóa thạch, vốn là thành quả của những đợt thủy triều biển
Đại Tây Dương vẫn còn được lưu giữ với diện tích lớn lên tới
500 kilô mét khối. Đây là một trong những nơi chứa lượng
muối lớn nhất và giàu khoáng chất nhất thế giới.

Với khí hậu khô cằn khắc nghiệt, đất đai quanh năm luôn khô
hanh, rạn nứt và bị nhiễm mặn nên sự tồn tại của các loại
thực vật và động vật sinh sống rất hiếm có. Tuy vậy, vẫn có
một số loài động vật đặc biệt “gan lì” chống chọi lại điều
kiện sống ấy. Trong đó phải kể đến Cá pupfish, Gà lôi đuôi
dài, Rùa sa mạc, kền kền gà tây, thỏ rừng, thằn lằn…Đất đá ở
vùng thung lũng này đều mang một màu đỏ rực, nhiệt độ ở
đây cao đến mức đã được kỷ lục Guinnes ghi nhận là nơi có
nhiệt độ cao nhất thế giới.

Nơi đây cũng xảy ra nhiều hiện tượng kỳ lạ và các địa danh
bí ẩn trong thung lũng càng khiến du khách tò mò muốn
khám phá. Hiện tượng những hòn đá tự di chuyển hàng trăm

mét và để lại những vệt dài lạ thường mà các nhà khoa học
đã nghiên cứu trong suốt 50 năm vẫn không lý giải được.

Mặc dù là một địa danh đáng sợ nhưng hàng năm Thung lũng
Chết lại thu hút một lượng lớn khách tham quan đến đây mỗi
năm. Bởi một phần diện tích của Thung lũng Chết nằm trong
công viên quốc gia Death Valley.

Trước khi trở thành khu bảo tồn quốc gia, Death Valley là
nơi thu hút một lực lượng đông đảo công nhân tới đào vàng
và khai thác quặng quý hiếm như bạc, đồng, chì… Theo các
nghiên cứu khảo cổ, người ta tìm thấy dấu tích của người Mỹ
bản xứ (Native American) trên những phiến đá cổ và họ đã
sống ở đây khoảng 10.000 năm. Thời gian đó những thổ dân
Timbisha, gốc gác của người Mỹ bản xứ chủ yếu sống bằng
nghề săn bắn và hái lượm.

Vào những năm giữa thế kỷ XIX, mọi người đổ xô đến Death
Valley để đào vàng, nhất là những người từ Châu Âu và từ đó
vùng này là Death Valley – Thung lũng Chết bởi hàng loạt
người đã bỏ mạng trong những lần sập hầm hoặc giành giật
những miếng đá quý.

Nơi cái chết bao phủ, vẫn tồn tại sự sống, bản năng sống
mãnh liệt, có lẽ chính vì thế, địa danh này khơi gợi trí tò mò
của các du khách và con người vẫn in dấu chân mình nơi
thung lũng này quanh năm.

×