Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

HƯỚNG DẪN VIẾT TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ (LỚP CHUYÊN VIÊN CHÍNH) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.1 KB, 28 trang )


HƯỚNG DẪN VIẾT TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ
(LỚP CHUYÊN VIÊN CHÍNH)
Ngô Văn Giang
Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ
Kinh tế - Kế hoạch
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Khái niệm về tình huống QLNN
2. Trình tự và nội dung viết một bài
tình huống
3. Hình thức trình bày

TÌNH HUỐNG LÀ GÌ?
“Tình huống là một hoàn cảnh thực tế trong đó một
viên chức hay nhà quản lý công hoặc tư phải đưa ra
quyết định… Các tình huống tóm tắt những áp lực và
khía cạnh khác nhau mà viên chức hay nhà quản lý
đó phải cân nhắc khi ra quyết định, và với những
thông tin thường không hoàn chỉnh hoặc mâu thuẫn
vào lúc đó” (Gomez-Ibanez, 1986).

TÌNH HUỐNG LÀ GÌ?
“Tình huống là một câu chuyện, có cốt
chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn
cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và
thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là
một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét
sống động và phức tạp của đời thực vào lớp
học.” (Boehrer, 1995)



KHÁI NIỆM TÌNH HUỐNG QLNN
Tình huống QLNN là việc mô tả một sự kiện, một vụ
việc xảy ra hoặc có thể xảy ra trong hoạt động QLNN
đặt ra những vấn đề trước cán bộ, công chức nhà
nước, đòi hỏi cán bộ, công chức có thẩm quyền và
thuộc phạm vi trách nhiệm liên quan đến vụ việc, sự
kiện đó phải phân tích tìm ra phương án và giải pháp
để giải quyết nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng
QLNN

MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TÌNH
HUỐNG QLNN
- Là việc mô tả về một sự kiện, một sự việc xảy ra trong
hoạt động QLNN
- Sự kiện, vụ việc xảy ra trong QLNN phải xuất hiện các
vấn đề đòi hỏi cán bộ công chức phải phân tích và tìm
cách đưa ra các phương án, biện pháp giải quyết
- Tình huống phải phản ánh thực trạng

MỘT SỐ YẾU TỐ (tiếp)
* Một số trường hợp không phải tình huống QLNN:
- Việc mô tả tình hình, thực trạng một hoạt động QLNN
nào đó mặc dù qua tình hình, thực trạng đó cũng xuất
hiện các vấn đề cần giải quyết
- Một sự kiện, vụ việc không liên quan chức năng
QLNN (hay nói cách khác không liên quan đến trách
nhiệm xử lý của cán bộ, công chức theo thẩm quyền
QLNN)
* Trong trường hợp việc mô tả được hư cấu vẫn

phải đảm bảo tính hiện thực của nó (sự kiện, vụ việc
đó có thể xẩy ra, thường xẩy ra ở nơi này, nơi khác
trong hoạt động QLNN)

MỘT TÌNH HUỐNG TỐT
- Ngắn gọn, viết tốt
- Mang tính khiêu khích
- Đầy những mâu thuẫn, mơ hồ và có thể có nhiều
phản ứng mâu thuẫn nhau
- Gây thích thú cho học viên
- Có thể phân tích từ nhiều hướng lý thuyết
- Có trọng tâm, và tự thân tương đối hoàn chỉnh để
không cần phải tìm hiểu thêm nhiều thông tin

MỘT TÌNH HUỐNG DỞ

Quá rõ ràng: kết quả được xác định và quá rõ ràng ngay
từ ban đầu

Dài dòng lê thê, chứa quá nhiều chi tiết

Chỉ có một cách diễn dịch

Trình bày toàn bộ sự việc, hoặc chứa đựng tất cả
những khía cạnh để tự phân tích

Nhàm chán đối với học viên

Thiếu những thông tin căn bản


MỘT TÌNH HUỐNG DỞ (tiếp)

Trình bày rườm rà, luôm thuộm với những bảng số liệu
khó hiểu

Tập trung quá nhiều vào một cá nhân ra quyết định
chính sách

Thể hiện ý kiến thiên lệch

Thiếu vẻ mơ hồ, tính căng thẳng hay hồi hộp

Quá cá biệt nên khó liên hệ với những phần khác của
môn học

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG VIẾT BÀI TÌNH
HUỐNG QLNN
1. Mô tả tình huống
Là kể lại (viết lại) câu chuyện về sự kiện, vụ việc đã
xảy ra hoặc dự kiến có thể xảy ra trong hoạt động
quản lý nhà nước

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp)
Một số lưu ý về phương pháp và yêu cầu của việc
mô tả tình huống:
- Cố gắng trình bày tình huống như là một câu chuyện,
viết theo lối kể chuyện để gây sự hấp dẫn nhưng vẫn
phải đảm bảo văn phong, ngôn ngữ hành chính
- Trình tự câu chuyện được trình bày chặt chẽ, logic về
thời gian và không gian

- Các dữ liệu đưa vào cốt chuyện là sự việc, văn bản có
thật nhưng có thể thay đổi địa danh, nhân vật để không
gây sự bất tiện hoặc là những dữ liệu hư cấu nhưng
phải hợp logic câu chuyện và phản ánh thực tiễn

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp)
Một số lưu ý:
- Kết thúc việc mô tả (câu chuyện kể) là những vấn đề
"mở" đặt ra cho cán bộ, công chức phải suy nghĩ tìm
cách để giải quyết. Các vấn đề mà câu chuyện đặt ra
càng phức tạp và gợi mở nhiều phương án giải quyết thì
tình huống càng có sức hấp dẫn và kích thích sự tham
gia không những của bản thân mà còn cho cả đọc giả
- Cố gắng tránh các tình huống "pháp lý" chỉ có một cách
giải quyết duy nhất đúng hoặc các tình huống khác mà
sau khi đọc đã thấy ngay cách giải quyết duy nhất,
không có cách giải quyết thứ 2, thứ 3 khác

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp)
2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
- Là bước và nội dung quan trọng của xử lý tình huống,
qua đây thể hiện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự
kiện, vụ việc diễn ra. Đây cũng là cơ sở để xây dựng,
phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
cũng như đề xuất các kiến nghị ở phần sau
- Tùy thuộc từng tình huống cụ thể mà phân tích các
nguyên nhân và hậu quả của sự kiện, vụ việc đó

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp)
2.1. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan
Có thể là:
+ Sự bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến vụ việc
+ Thiếu sót trong tổ chức và hoạt động QLNN cấp trên
(hoặc động điều hành, sử dụng thẩm quyền, công tác
quy hoạch, kế hoạch, hoạt động kiểm tra, kiểm soát )

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp)
2.1. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
Có thể là:
+ Sự thiếu trách nhiệm, sa sút phẩm chất đạo đức của
cán bộ, công chức liên quan đến vụ việc
+ Sự kém hiểu biết pháp luật của nhân dân, những
người liên đới đến vụ việc xảy ra
+ Sự mất đoàn kết trong nội bộ các cơ quan nhà nước
hoặc mâu thuẫn trong nhân dân

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp)
2.2. Hậu quả
Tình huống có thể xảy ra hậu quả trên các khía
cạnh:
- Gây ảnh hưởng tới chính trị
- Thiệt hại về kinh tế cho tổ chức, cá nhân
- Sự mất uy tín của cơ quan, cán bộ công chức và giảm
sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong nhân dân
- Sự giảm sút pháp chế XHCN

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp)

3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Mục tiêu xử lý tình huống nói chung thường xoay quanh
các đích sau:
- Giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra
Ví dụ: Giải quyết các rắc rối trong việc giải phóng mặt
bằng để xây dựng công trình công cộng thì rõ ràng mục
tiêu hàng đầu là phải giải phóng được mặt bằng kịp thời
hạn để thi công theo tiến độ đã định
- Tăng cường pháp chế XHCN, kỷ cương phép nước
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức nhà nước, của
tổ chức xã hội và của công dân

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp)
4. Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải
quyết tình huống
- Mặt mạnh, lợi thế của phương án:
+ Đáp ứng được nhiều nhất các mục tiêu đặt ra, các
mặt nhược điểm, khuyết điểm của phương án có thể
chấp nhận được
+ Có tình, có lý, giải quyết vụ việc trên cơ sở kết hợp
giữa pháp lý và đạo lý được sự ủng hộ của nhân dân
+ Có tính khả thi: Trong thực tế có những phương án
rất lý tưởng nhưng không được lựa chọn vì chúng
không có tính khả thi, chỉ tồn tại trên lý thuyết
- Mặt bất lợi, yếu điểm của phương án:

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp)
* Điểm cần lưu ý:
- Việc đánh giá chất lượng của việc lựa chọn phương án
ngoài mặt chủ yếu là sự đúng, sai của phương án được

lựa chọn còn cần chú ý tới kỹ năng phân tích và lựa
chọn quyết định, tức là khả năng lập luận để đi đến
quyết định cuối cùng
- Vì vậy, một tình huống như nhau có thể có sự lựa
chọn các phương án giải quyết khác nhau. Vấn đề là ở
chỗ khi chọn phương án nào học viên phải phân tích lập
luận cho ý kiến quyết định của mình

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp)
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã
được lựa chọn
- Lập biểu đồ công việc theo thời gian
- Thiết lập tổ chức và phân công trách nhiệm thực hiện
các phần việc cho các tổ chức và cá nhân
- Tổ chức sự kiểm tra, kiểm soát
- Hệ thống các văn bản, giấy tờ
- Tổ chức sự đền bù vật chất (nếu có)
- Xác định nguồn lực về vật chất - kỹ thuật và tài chính
- Tổng kết và báo cáo

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp)
6. Kết luận và kiến nghị
- Kết luận: Đưa ra những kết luận chủ yếu thông qua sự
phân tích của xử lý tình huống đã được tiến hành ở các
phần trên
- Kiến nghị: Đề xuất với các cơ quan nhà nước, cá nhân
có thẩm quyền để được giải quyết một số nội dung.

TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG (tiếp)
* Yêu cầu khi kiến nghị:

- Đúng cấp, cá nhân có thẩm quyền
- Cụ thể
- Kết hợp hài hoà các lợi ích
- Có tính khả thi

CÁCH TRÌNH BÀY – Bìa
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CÁN BỘ KINH TẾ - KẾ HOẠCH
TIỂU LUẬN KHÓA HỌC
LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH (K1-2001)
Tên tình huống:…………………………………………………………………
Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
HÀ NỘI - 2011

CÁCH TRÌNH BÀY – Định dạng
- Giấy trình bày: Một mặt trên giấy A4 (210 x 297mm)
một cách rõ ràng, không được tẩy xóa, có đánh số
trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ…(nếu có).
- Bìa tiểu luận: Màu xanh hoặc màu hồng
- Phông chữ: Unicode Times New Roman, cỡ chữ 14
- Căn lề: Lề trên cách mép trên của trang văn bản từ 2
đến 2,5 cm, lề dưới từ 2 đến 2,5 cm, lề trái từ 3 đ ến 3,5
cm, lề phải từ 1,5 đ ến 2 cm
- Đánh số trang: Bắt đầu từ phần “Mở đầu” cho đến hết
phần “Tài liệu tham khảo” (nếu có phần phụ lục thì đánh
số trang riêng); số trang được đánh ở giữa, phía trên
đầu mỗi trang giấy

×