Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

(Tiểu luận FTU) ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 35 trang )

Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
====o0o====

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CƠNG
ĐỀ TÀI

Nghiên cứu tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt nam
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan
Sinh viên thực hiện: Nhóm 25

Vũ Thị Ngọc Lê

1513330082

Trần Thị Bích

1513330025

Hà Nội, 2017
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 1


DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ ........................................................................... 3
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................... 6
1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 6
Nợ công ................................................................................................................. 6
Tăng trưởng kinh tế............................................................................................... 8
Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế................................................... 10
2. Các lý thuyết nghiên cứu .................................................................................... 10
a. Quan điểm nợ công làm giảm tăng trưởng kinh tế ......................................... 11
b. Quan điểm của trường phái kinh tế học Keynes ............................................. 11
c. Quan điểm của trường phái Ricardo – Mơ hình liên thế hệ ............................ 12
d. Lý thuyết về ngưỡng nợ công (debt overhang) và đường cong Laffer........... 14
d. Các nghiên cứu có liên quan ........................................................................... 14
3. Khoảng trống nghiên cứu.................................................................................... 18
4. Khung phân tích .................................................................................................. 19
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............................................ 20
Nợ cơng lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân (private savings) ............................... 21
Nợ công làm giảm tiết kiệm quốc gia (national savings) ....................................... 23
Nợ công tạo áp lực gây ra lạm phát ........................................................................ 24
Nợ cơng làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội ............ 26
Những tác động khác .............................................................................................. 28
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN ........................................................................................ 32
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 34

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1985-2016 .............................. 9
Biểu đồ 2. Tỉ lệ tiết kiệm/GDP Việt Nam giai đoạn 2007-2016 ................................ 20
Biểu đồ 3. Tác động của nợ công đến lãi suất ............................................................ 22
Biểu đồ 4. Lãi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 2 năm ................................ 23
Biểu đồ 5. Cơ cấu nợ công Việt Nam ......................................................................... 26
Biểu đồ 6. Lãi suất thực ở Việt Nam giai đoạn 2007-2016 ........................................ 30

Danh mục bảng
Bảng 1. Đánh giá mức độ nợ theo chuẩn của World Bank........................................... 8
Bảng 2. Mô phỏng chi tiêu của các nhóm người trong giai đoạn 2004 – 2024 theo mơ
hình liên thế hệ ............................................................................................................ 12
Bảng 3. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 ........................... 26
Bảng 4. Nợ cơng và tình hình kinh tế các nước Châu Âu 2010 ................................. 27

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt,
ký hiệu
IMF
WB

GDP
GNP
CPI
ODA
OECD
OLS
M1

Viết đầy đủ

Giải nghĩa

International moneytary fund
World Bank
Gross Domestic Products
Gross National Products
Consumer price index
Official Development Assistance
Organization for Economic
Cooperation and Development
Original least square

M2
TPCP
ICOR
FDI
FED
BOE
ECB


Trái phiếu Chính phủ
Incremental Capital - Output Ratio
Foreign Direct Investment
Federal Reserve System
Bank of England
European Central Bank

Quỹ tiền tệ quốc tế
Ngân hàng thế giới
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc dân
Chỉ số giá tiêu dùng
Hỗ trợ phát triển chính thức
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Bình phương nhỏ nhất
Khối tiền trong giao dịch
Khối tiền mở rộng (M1 + tiền gửi có
kỳ hạn tại các ngân hàng)
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cục dự trữ liên bang (Mỹ)
Ngân hàng trung ương Anh
Ngân hàng trung ương châu Âu

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam


LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2008 đã khiến nhiều quốc gia chịu
ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các nước Mỹ và EU. Để cải thiện tình hình kinh tế, rất
nhiều nước đã tăng chi tiêu, sử dụng chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng để kích thích
nền kinh tế. Chính vì những động thái này mà chi tiêu chính phủ tăng lên đáng kể dẫn
đến việc Chính phủ phải vay nợ và đẩy ngưỡng nợ công của các nước này lên cao kỉ
lục.
Điển hình là ở khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, một số quốc gia
như Hy Lạp, Cộng hòa Síp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã phải cầu viện đến
các tổ chức như EU, ECB, IMF để thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ sau nhiều năm liên tiếp
khơng thể kiểm sốt mức tăng của nợ cơng, đẩy tỉ lệ nợ công/GDP của EU từ 74.6%
năm 2009 lên mức 86.8% vào năm 2013. Thâm hụt ngân sách châu Âu thời điểm đó
đã gấp hơn 2 lần quy định của Hiệp ước tăng trưởng và ổn định là 3%.
Không chỉ xảy ra ở hiện tại, trong quá khứ, thực tế đã chứng minh tỉ lệ nợ công
quá cao ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực lên sự tăng trưởng của kinh tế. Cụ thể là
vào những năm 80 của thế kỉ 20, các quốc gia Mỹ La tinh sau thời kỳ phát triển mạnh
mẽ đã phải đối mặt với khủng hoảng trầm trọng do thời gian trước Chính phủ mạnh
tay vay nợ để tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đa số các khoản vay này bị
quản lý lỏng lẻo, sử dụng kém hiệu quả kèm theo tệ nạn tham nhũng khiến các quốc
gia trên nhanh chóng rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ cơng khi lần lượt Mexico,
Brazil và một loạt các quốc gia Mỹ La tinh khác mất khả năng thanh toán và phải cầu
viện đến các tổ chức tài chính quốc tế để cứu vãn nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc một Chính phủ đi vay nợ không phải lúc nào cũng là xấu. Để
tài trợ cho các dự án công, xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo động lực phát triển kinh tế,
việc bội chi ngân sách là hoàn toàn dễ hiểu. Chính phủ khơng thể chỉ dựa vào nguồn
thu từ thuế, phí và lệ phí để phục vụ tất cả các mục đích của mình từ chi thường xun
đến chi sản xuất hàng hóa cơng cộng, chi đầu tư phát triển,v.v. Vì vậy, để tăng thêm
ngân sách, Chính phủ có thể đi vay trong nước hoặc nước ngồi dưới nhiều hình thức,
trong đó phổ biến nhất là phát hành trái phiếu Chính phủ.

Có thể hiểu việc vay nợ của Chính phủ là “con dao hai lưỡi”, nó vừa giúp Chính
phủ điều hành nền kinh tế vận hành trơn tru, vừa tạo ra gánh nặng chi trả về dài hạn.
Vậy nên, câu hỏi đặt ra là phải xác định được mức độ tác động của nợ công lên tăng
trưởng kinh tế và ngưỡng nợ tối ưu, giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững và tránh
cho quốc gia mất khả năng thanh tốn nợ.
Chính vì những lí do trên mà nhóm quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu tác động
của nợ công lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam” để tiến hành thực hiện, từ đó xác định
thực trạng mức độ ảnh hưởng của nợ công Việt Nam hiện tại lên sự tăng trưởng kinh
tế, từ đó đưa ra những kết quả và khuyến nghị.
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Các khái niệm cơ bản
Nợ công
a. Khái niệm
Theo quan điểm của IMF và World Bank: Nợ cơng (public debt) là tồn bộ
nghĩa vụ trả nợ của khu vực công, bao gồm nợ và nghĩa vụ trả nợ của khu vực chính
phủ và khu vực của các tổ chức cơng.
Khu vực chính phủ bao gồm chính quyền trung ương, chính quyền liên bang và
chính quyền địa phương. Các tổ chức công là các tổ chức cơng phi tài chính, các tổ
chức tài chính cơng, ngân hàng trung ương, các tổ chức Nhà nước nhận tiền gửi (trừ
NHTW) và các tổ chức tài chính cơng khác. Theo đó, nợ cơng sẽ bao gồm nợ của chính
phủ, các khoản nợ do Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, nợ của các
doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước.
Theo Luật quản lý nợ công Việt Nam hiện hành (năm 2009): Nợ cơng bao

gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.
Trong đó, nợ chính phủ là các khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước,
nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc
các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành. Nợ chính
phủ khơng bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm
thực hiện chính sách tiền tệ, nợ của các doanh nghiệp nhà nước là nợ tự vay tự trả.
b. Nguyên nhân dẫn đến việc Chính phủ vay nợ
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Chính phủ một nước phải đi vay nợ là do
bội chi ngân sách hay nói cách khác là các nguồn thu trong nước khơng đủ để Chính
phủ chi tiêu cho các hoạt động của mình.
Thơng thường, nguồn thu ngân sách đến từ thuế, phí và lệ phí của một quốc gia
sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Để bù đắp sự thiếu hụt này, Chính
phủ có 3 lựa chọn: tăng thuế, cắt giảm chi tiêu hoặc vay nợ.
Tuy nhiên tăng thuế nhìn chung khơng phải sự lựa chọn tốt vì việc tăng thuế sẽ
tác động tiêu cực đến nguồn tài chính khu vực tư, làm giảm thu nhập thực tế của người
dân, hành động này của Chính phủ cịn dễ gây ra làn sóng phản đối trong dân chúng
khi họ cảm thấy bản thân nghèo đi.
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cắt giảm chi tiêu làm giảm áp lực bội chi nhưng lại tác động xấu đến tổng cầu
mức chi tiêu khu vực tư. Chi tiêu của Chính phủ có một phần quan trọng là chi thường
xuyên, nó bao gồm chủ yếu là lương cho công nhân viên chức và những người làm
việc trong khu vực cơng khác, Chính phủ giảm chi tiêu cũng đồng nghĩa với việc với
cắt giảm lương cho bộ phận lao động này, thu nhập giảm, người dân sẽ tiêu dùng ít
hơn, làm giảm tổng cầu và ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Do đó, Chính phủ các nước thường chọn vay nợ để tài trợ cho chi tiêu cơng.
Nói như vậy khơng có nghĩa là việc vay nợ của Chính phủ khơng có hạn chế. Nợ của
một quốc gia đến từ 2 nguồn là trong nước và ngồi nước. Nếu Chính phủ vay nợ trong
nước thơng qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ thì thị trường tài chính trong nước
sẽ được cung cấp thêm một lượng hàng hóa lớn, chất lượng tốt và rủi ro thấp (trong
ngắn hạn, rủi ro gần như bằng 0) nhưng việc này cũng đồng nghĩa với sự tăng lên của
lãi suất trong nước khiến cho các chủ thể khác của nền kinh tế đi vay khó khăn hơn,
gây ra hiện tượng chèn lấn đầu tư tư nhân. Việc vay nợ nước ngồi cũng có nhiều bất
lợi, Chính phủ nhận được các khoản vay từ nước ngồi thơng qua nguồn vốn ODA và
việc phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế khiến cho tỉ giá
ngoại tệ/nội tệ giảm, gây ra khó khăn cho việc xuất khẩu khi giá hàng hóa xuất khẩu
trong nước tăng lên tương đối so với nước ngoài, làm xấu đi tình trạng của cán cân
thanh tốn quốc tế và dễ gây khủng hoảng nợ.
Ngồi ra, việc nợ cơng liên tục gia tăng còn do nhiều nguyên nhân khác như
việc quản lý nợ lỏng lẻo, tệ nạn tham nhũng hoặc đến từ những nguyên nhân khách
quan như việc già hóa dân số khiến chi phúc lợi tăng, khủng hoảng kinh tế khiến Chính
phủ các nước phải tăng chi tiêu để kích cầu, tỉ lệ tiết kiệm trong dân cư thấp…
c. Phân loại nợ
- Theo nguồn hình thành
• Nợ nước ngồi
• Nợ trong nước
- Theo phương thức huy động các khoản nợ
• Các khoản nợ huy động bằng phát hành trái phiếu Chính phủ
• Nợ do Chính phủ bảo lãnh
• Nợ ODA
- Theo tính chất ưu đãi của các khoản nợ
• Các khoản nợ thương mại
• Các khoản nợ ưu đãi
d. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ của một quốc gia
Để đánh giá mức độ nợ của một quốc gia, người ta đưa ra một số chỉ tiêu

sau
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

- Số dư nợ so với tổng thu nhập quốc nội (GDP)
K1 = D/GDP x 100%
- Số dư nợ nước ngoài so với kim ngạch xuất khẩu
K2 = ED/EX x 100%
- Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu
K3 = EDS/EX x 100%
- Lãi đến hạn phải trả so với kim ngạch xuất khẩu
K4 = CL/EX x 100%
Trong đó chỉ tiêu số dư nợ so với tổng thu nhập quốc nội là chỉ tiêu đánh giá quan
trọng nhất.
Mức độ
Nợ nghiêm trọng
Nợ vừa phải
Nợ ít

K1 = D/GDP
> 50%
30% - 50%
< 30%

K2 = ED/EX
> 275%

165% - 275%
< 165%

K3 = EDS/EX
> 30%
18% - 30%
< 18%

K4 = CL/EX
> 20%
12% - 20%
< 12%

Bảng 1. Đánh giá mức độ nợ theo chuẩn của World Bank
Tăng trưởng kinh tế
a. Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
trong một thời gian nhất định.
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 q trình: sự tích lũy tài sản (như
vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết
kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng
trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm
địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều
đóng vai trị nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Biểu đồ 1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1985-2016 (Nguồn: World
Bank)

b. Đo lường
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối,
tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong
một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế
giữa hai kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy
mơ kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế
kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.

Biểu diễn bằng tốn học, sẽ có cơng thc:
g = dY/Y ì 100(%),
Trong ú:
ã Y l quy mụ của nền kinh tế
• g là tốc độ tăng trưởng
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ
tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Cịn nếu quy mơ kinh tế được đo bằng GDP
(hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường,

tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia được đo lường bằng sự thay đổi quy mơ
nền kinh tế hay nói cách khác là sự thay đổi GDP của quốc gia đó qua các năm. Mà
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
C: tiêu dùng
I: đầu tư khu vực tư nhân
G: Chi tiêu của Chính phủ
NX: Giá trị xuất khẩu rịng
Vậy, rõ ràng việc chi tiêu của Chính phủ có ảnh hưởng đến GDP và sự tăng
trưởng kinh tế mà trong các khoản chi tiêu ấy có một phần là từ vay nợ và chi tiêu
công cũng bao gồm trả lãi và gốc vay của Chính phủ. Từ đây, có thể khẳng định, nợ
cơng có tác động lên tăng trưởng kinh tế.

2. Các lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế là một đề tài thu
hút được nhiều tranh luận của các học giả thuộc các trường phái kinh tế khác nhau,
cả tân cổ điển và Keynes. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các học giả này không
đưa ra một câu trả lời đồng nhất mà tồn tại 3 luồng quan điểm:
- Thứ nhất, quan điểm tăng trưởng nợ công tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế
quốc gia với đại diện là Friedman (1988).
- Thứ hai, quan điểm nợ công ở mức hợp lý có tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế do tác động đến tổng cầu thuộc về các nhà kinh tế học theo trường phái
Keynes.
- Thứ ba, quan điểm nợ cơng có tác động rất nhỏ tới tăng trưởng kinh tế thuộc về
các nhà kinh tế theo trường phái Ricardo với đại diện tiêu biểu là Barro.
Các lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế liên quan tới 3
quan điểm sẽ lần lượt được thảo luận ở phần tiếp theo.


10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

a. Quan điểm nợ công làm giảm tăng trưởng kinh tế
Trường phái kinh tế cổ điển cho rằng khi Chính phủ dùng nợ để trang trải các
khoản thâm hụt ngân sách thì sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế do gánh nặng nợ cho
thế hệ tương lai cũng như do việc giảm đầu tư tư nhân từ áp lực tăng lãi suất.
Modigliani (1961) lập luận rằng khi Chính phủ vay tiền thì Chính phủ sẽ phải
tăng thuế để bù đắp lại các khoản lãi phải trả cho các khoản vay đó. Việc tăng thuế
trong tương lai làm giảm thu nhập của dân chúng nên thực chất tổng nguồn vốn đầu
tư trong nền kinh tế không đổi, chỉ chuyển từ “túi người này sang túi người kia”.
Thêm nữa, thu nhập kỳ vọng giảm do việc tăng thuế cũng khơng kích thích đầu tư
để tăng trưởng kinh tế. Ơng phát biểu rằng: “nếu chính phủ đánh thuế, thì nguời
dân cịn ít tiền trong túi hơn, cho nên mỗi dồng chính phủ chi tiêu sẽ được cân đối
bằng một đồng không được chi ở chỗ khác”.
Friedman (1988) lại cho rằng sự gia tăng của nợ công do thâm hụt ngân sách sẽ
gây áp lực làm tăng lãi suất. Lãi suất tăng đương nhiên sẽ làm giảm đầu tư tư nhân.
Nói một cách khác, Friedman (1988) cho rằng tăng nợ công giống như việc “chi
tiêu công chèn ép đầu tư tư nhân” (crowd out effect). Một khi đầu tư tư nhân giảm
thì tăng trưởng kinh tế cũng giảm.
b. Quan điểm của trường phái kinh tế học Keynes
Quan điểm của trường phái Keynes được đưa ra dựa trên hai giả thuyết cơ
bản là tổng cung chịu ảnh hưởng của tổng cầu và giả thiết nền kinh tế khơng trong
trạng thái tồn dụng. Keynes đề xuất khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng thì
Chính phủ có thể đưa ra các gói kích cầu để tác động vào nền kinh tế. Các gói kích
cầu này có thể thực hiện bằng cách Chính phủ đi vay để tăng chi tiêu công. Việc

tăng tổng cầu sẽ có tác động thúc đẩy tổng cung và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
Robert Eisner (1984) cho rằng nếu nợ cơng ở mức hợp lý sẽ có tác động làm
gia tăng việc tổng cầu, tăng tỷ suất lợi nhuận đầu tư từ đó thúc đẩy đầu tư cho dù
lãi suất có tăng lên. Chính vì thế, ơng đã áp dụng lý thuyết này trong các phân tích
thực chứng và chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách (hay nợ công) có quan hệ tỷ lệ thuận
với tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Những phát hiện của Eisner tuy nhiên lại
khơng nhận được nhiều sự đồng tình chẳng hạn, Gramlich (1989) cho rằng việc sử
dụng nợ công để tài trợ cho thâm hụt ngân sách không quan trọng trong việc quyết
định tính hiệu quả của chính sách tài khóa. Quan điểm của phái Keynes cũng vấp
phải sự phản đối của những người theo trường phái kinh tế Ricardo khi họ cho rằng
rằng chi tiêu tăng thêm của chính phủ sẽ khơng có tác động lên mức thu nhập vì
người dân sẽ lập tức tiết kiệm nhiều hơn để trả thuế tăng lên trong tương lai hoặc
bù lại lạm phát cao hơn do chính phủ tăng chi tiêu trong hiện tại. Tác động rịng lên
tổng cầu sẽ là bằng khơng.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

c. Quan điểm của trường phái Ricardo – Mô hình liên thế hệ (Intergenarational model)
Quan điểm của trường phái Ricardo trong đó Robert Barro (1989) là một đại
diện tiêu biểu. Quan điểm này cho rằng, thâm hụt ngân sách (nợ cơng) có tác động
rất nhỏ tới nền kinh tế vì nợ cơng khơng có tác động gì đến tổng cầu. Việc gia tăng
chi tiêu công ngày hôm nay sẽ làm tăng thuế cả ở hiện tại và tương lai trong khi
người tiêu dùng sẽ định hướng hành vi tiêu dùng của họ dựa trên giá trị hiện tại của
thu nhập của họ trong tương lai. Dù cho việc gia tăng thuế diễn ra ở hiện tại hay

tương lai thì việc tiêu dùng cũng sẽ giảm tương ứng với việc chi tiêu của chính phủ.
Thời gian từ 2004 - 2024
Thời điểm 2004
(1) Thu nhập
(2) Chính phủ vay
(3) Chi tiêu chính phủ tài trợ
Thời điểm 2024

(4) Chính phủ tăng thuế để trả nợ
(5) Chính phủ trả nợ
Nguồn: Jonathan Gruber (2005)

Người trẻ
12000
-6000
4000

Trung niên
12000
-6000
4000

Người già
12000

Người trẻ

Trung niên

Người già


(mới)
-4000

(người trẻ cũ)
-4000
+6000

(trung niên cũ)
-4000
+6000

4000

Bảng 2. Mơ phỏng chi tiêu của các nhóm người trong giai đoạn 2004 – 2024 theo mơ
hình liên thế hệ
Trong mơ hình bảng 2, thế hệ người già của năm 2004 chi tiêu nhiều hơn nhóm
người khác là 4000 USD. Ở góc độ tiêu dùng, nhóm người trẻ và nhóm người trung
niên của năm 2004 sang đến 2024 (tương ứng nhóm người trung niên và nhóm
người già) khơng được lợi cũng khơng thiệt hơn. Nhóm người trẻ của năm 2024
(mới xuất hiện) có mức chi tiêu 4000 USD thấp hơn so với khơng có chính sách nợ
kèm chính sách tài khóa. Như vậy các khoản vay hôm nay đều tạo ra gánh nặng
cho tương lai.
Robert Barro (1989) cho rằng khi chính phủ vay nợ thì nhóm người già nhận
thấy rằng con cháu họ sẽ bị thiệt hại hơn (giả sử là người già quan tâm tới phúc lợi
của con cháu họ, do đó họ khơng muốn mức tiêu dùng của con cháu họ giảm sút).
Vậy thì nhóm người già phản ứng như thế nào? Đơn giản là họ gia tăng thu nhập
dưới dạng di sản để lại cho con cháu với mức bằng khoản tiền đủ để trả phần thuế
tăng thêm mà thế hệ tương lai phải chịu. Bằng cách làm này, kết quả khơng có gì
thay đổi thực sự. Các thế hệ sẽ có cùng mức tiêu dùng chính xác một số tiền giống

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

nhau như trước khi chính phủ vay nợ. Mỗi thế hệ tiêu dùng chính xác một số tiền
giống nhau như trước khi chính phủ vay nợ.
Quan điểm của trường phái Ricardo đã bị phê phán cả về mặt lý luận và thực
tiễn. Bernheim (1989) cho rằng quan điểm của trường phái này dựa quá nhiều vào
các giả thuyết, trong đó có giả thiết rằng các hộ gia đình là các thực thể độc lập và
và khơng có mối liên hệ với nhau. Giả thiết này chỉ có ở các thị trường hồn hảo
trong đó người tiêu dùng có các quyết định của mình chỉ dựa vào lý trí (duy lý) mà
thôi.
Giả thuyết kỳ vọng duy lý được dựa trên ý tuởng cho rằng mọi người - nguời
tiêu dùng, doanh nghiệp, chủ lao động và nguời lao động - sử dụng hiệu quả thơng
tin mà họ có đuợc về q khứ, hiện tại và tương lai. Họ nhìn vào những sự kiện
trong q khứ để tiên đốn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng khơng có nghĩa
là ai cũng đoán đúng về tương lai, mà thật ra những sai lầm của chúng ta không
tương quan với nhau. Chúng ta điều chỉnh những kỳ vọng về tương lai một cách
liên tục và theo sát những thay đổi trong điều kiện kinh tế. Hàm ý chính sách quan
trọng của lý thuyết kỳ vọng duy lý là sự can thiệp của chính phủ sẽ lợi bất cập hại.
Giả sử chính phủ tăng chi tiêu trong giai đoạn thất nghiệp cao. Theo Keynes thì
điều này sẽ làm tăng cầu hiệu dụng và thuyết phục được doanh nghiệp và hộ gia
đình rằng điều kiện là an toàn cho đầu tư và tiêu dùng. Nguợc lại, phe kỳ vọng duy
lý cho rằng chi tiêu tăng thêm của chính phủ sẽ khơng có tác động lên mức thu nhập
vì nguời dân sẽ lập tức bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn để trả thuế tăng lên trong tương
lai hoặc bù lại lạm phát cao hơn do chính phủ tăng chi tiêu trong hiện tại. Tác động
rịng lên tổng cầu sẽ là bằng không.

Barro cũng thừa nhận rằng các giả thiết này là quá mạnh tuy nhiên cũng cho
rằng dù cho lý thuyết của trường phái Ricardo khơng hồn hảo thì vẫn có thể sử
dụng được như là một tiêu chuẩn để đo lường tính hiệu quả của chính sách tài khóa
của một quốc gia.
Vì vậy, để đưa ra nhận định quan điểm nào phù hợp với từng thời điểm của quốc
gia còn phải phụ thuộc vào nhân tố quan trọng đó là hành vi của người tiêu dùng
cũng như tính hiệu quả trong việc chi tiêu ngân sách nhà nước.
Theo Lê Thị Minh Ngọc (2011), xét về mặt tích cực, Chính phủ các quốc gia có
thể sử dụng nợ công như là một công cụ để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tu cho
các dự án, cơng trình trọng điểm quốc gia, khuyến khích phát triển sản xuất, kích
thích tăng truởng kinh tế. Giải pháp tăng nợ công để bù đắp thâm hụt ngân sách do
cắt giảm thuế có thể sẽ góp phần kích thích tiêu dùng, tăng sản luợng, việc làm,
tăng tổng sản phẩm quốc dân trong ngắn hạn.
Về mặt tiêu cực, nợ cơng lớn có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
như sau:

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

- Thứ nhất, nợ cơng lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân (private savings), dẫn
đến hiện tượng thoái lui đầu tư tư nhân.
- Thứ hai, nợ công làm giảm tiết kiệm quốc gia (national savings)
- Thứ ba, nợ công tạo áp lực gây ra lạm phát
- Thứ tư, nợ cơng làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã
hội
d. Lý thuyết về ngưỡng nợ công (debt overhang) và đường cong Laffer

Các lý thuyết trên đây cho thấy nợ cơng có thể có tác động tích cực và tiêu cực
và cho rằng mức nợ cơng mức nợ cơng ở mức hợp lý có thể kích thích tăng trưởng
kinh tế. Vậy mức nợ cơng hợp lý là bao nhiêu hay và tại sao vượt qua mức đó thì
nợ cơng sẽ có tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế? Câu trả lời nằm trong lý thuyết
về ngưỡng nợ của Krugman (1988).
Krugman (1988) định nghĩa một tình trạng vượt ngưỡng nợ là tình trạng trong
đó số tiền dự kiến chi trả nợ sẽ giảm dần khi dung luợng nợ tăng lên. Lý thuyết này
cho rằng nếu nhu nợ trong tương lai vuợt quá khả năng trả nợ của một nuớc thì các
chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh
huởng xấu đến tăng trưởng. Lập luận của lý thuyết “ngưỡng nợ” có thể đuợc xem
xét qua đuờng cong Laffer. Ðuờng cong Laffer cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ
đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Trên phần dốc lên của đường cong, giá trị
hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên. Trên phần
dốc xuống của đuờng cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng
trả nợ càng giảm.
Ðỉnh đuờng cong Laffer đã gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt
đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác. Ðây là điểm
mà tại đó nợ bắt đầu ảnh huởng ngược chiều đến tăng trưởng. Vì vậy đỉnh của
đuờng cong Laffer là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không
phải lo ngại đến ảnh hưởng tiêu cực của nợ đến tăng trưởng kinh tế.
d. Các nghiên cứu có liên quan
Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế
Teles và Mussolini (2013) trong nghiên cứu có tên “Nợ cơng và những giới hạn
trong chính sách tài khóa để tăng trưởng kinh tế” đã phát triển những lý thuyết về
mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế được đưa ra bởi các nhà kinh tế
Tân cổ điển như Barro (1989) bằng cách đề xuất một mơ hình có liên quan đến các
thế hệ và tăng trưởng nội sinh. Dù cho mơ hình của Teles và Mussolini (2013) xuất
phát từ mơ hình của Barro (1989) trong đó nói rằng nợ cơng có thể có tác động tích
cực nhờ việc chi tiêu công một cách hiệu quả bên cạnh những tác động tiêu cực
14


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

như tăng thuế và giảm đầu tư, thì mơ hình được đề xuất trong nghiên cứu của họ
lại có hai đóng góp quan trọng, đó là việc giả định mỗi thế hệ sẽ tồn tại trong hai
thời kỳ (0,1) và xác định tầm quan trọng của tỷ lệ nợ cơng/GDP trong việc phân
tích tác động của nợ cơng tới tăng trưởng kinh tế. Sử dụng các dữ liệu của 74 nước
trong khoảng thời gian 1972 - 2004, Teles và Mussolini (2013) đã đưa ra một phát
hiện quan trọng là quy mơ của nợ cơng là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới
mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, với những nước có
tỷ lệ nợ cơng/GPD cao thì việc tăng đầu tư công sẽ làm tăng lãi suất và càng sụt
giảm đầu tư tư nhân. Nói một cách khác, các nước có tỷ lệ nợ cơng càng cao thì
hiện tượng “chèn ép đầu tư tư nhân” càng tăng. Như vậy, nghiên cứu của Teles và
Mussolini (2013) đã cho thấy tỷ lệ nợ cơng là một biến số quan trọng trong phân
tích. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ công thế nào gọi là cao hay thấp và bao nhiêu là tốt nhất
thì lại chưa được bàn tới trong nghiên cứu này.
Vanlaramsanga (2012) tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm định
mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế tại Bang Mizoram, Ấn Độ. Mơ
hình của Vanlaramsanga được thiết lập với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng
kinh tế đo lường bằng chỉ số tổng sản lượng của bang (GSDP) và biến độc lập là tỷ
lệ nợ công. Dữ liệu được thu thập là số liệu về tăng trưởng kinh tế và nợ công trong
khoảng thời gian 1987-2010 với 23 quan sát. Nghiên cứu này trước hết áp dụng
phân tích hồi quy để kiểm tra mối liên hệ phụ thuộc giữa các biến của mơ hình. Để
kiểm tra độ phân bố chuẩn và ổn định của dữ liệu chuỗi thời gian, Augmented
Dickey-Fuller (ADF) được áp dụng. Sau đó, tác giả sử dụng Pair-wise Granger
Causality để tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Kết
quả phân tích cho thấy nợ cơng có quan hệ tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế,

nghĩa là, nợ cơng càng lớn thì tăng trưởng kinh tế càng giảm. Tuy nhiên, kết quả
phân tích sử dụng Pair-wise Granger Causality lại cho thấy khi kinh tế tăng trưởng
chậm thì nợ công sẽ tăng trong khi nợ công cao lại không phải là nguyên nhân dẫn
đến kinh tế suy giảm. Nghiên cứu của Vanlaramsanga có đóng góp là áp dụng Pairwise Granger Causality để trả lời câu hỏi nợ công cao có phải là nguyên nhân làm
cho tăng trưởng kinh tế chậm lại hay không. Tuy nhiên, việc giới hạn dữ liệu trong
vòng 23 năm tại một bang ở Ấn Độ làm giảm khả năng áp dụng của kết quả nghiên
cứu ở các bối cảnh khác.
Egert (2013) đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định một mức
trần nợ cơng mà trên mức đó thì nợ cơng sẽ có quan hệ tỷ lệ nghịch với tăng trưởng
nghĩa là càng tăng nợ cơng thì tăng trưởng càng giảm. Tác giả sử dụng bộ dữ liệu
Reinhart-Rogoff công bố bởi Herndon et al. (2013) trong đó có dữ liệu về nợ cơng
và tăng trưởng của các nước OECD trong thời gian 200 năm từ 1790 đến 2009. Các
mức trần nợ công 30%, 60%, 90% đã được sử dụng sử dụng phương pháp thống kê
mơ tả để phân tích mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng trong các giai đoạn
khác nhau. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khi tỷ lệ nợ cơng vượt q 30% thì
nền kinh tế sẽ trở nên chậm phát triển, cịn khi tỷ lệ nợ cơng lơn hơn 60% và 90%
thì nợ cơng có quan hệ tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Nghiên cứu về tỷ lệ nợ công tối ưu trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế
Smyth David J., Yu Hsing (1995) trong nghiên cứu có tên “Tìm kiếm một tỷ lệ
nợ công tối ưu cho tăng trưởng kinh tế” đã có những đóng góp rất giá trị cả về lý
thuyết và thực tiễn liên quan đến việc phát triển các nghiên cứu liên quan đến mối
quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này đã phát triển lý thuyết

được đề xuất bởi Barro (1979), Eisner (1992) và Joines (1991) để trả lời câu hỏi
nghiên cứu là có hay khơng một tỷ lệ nợ cơng tối ưu để tăng trưởng kinh tế, trong
đó tỷ lệ nợ công tối ưu được định nghĩa là tỷ lệ nợ cơng trên GDP mà có thể tối đa
hóa tốc độ tăng trưởng kinh tế với giả định các yếu tố khác khơng thay đổi. Mơ
hình nghiên cứu được xác định bao gồm các biến số như sau: tốc độ tăng trưởng
thực (là một biến số phụ thuộc vào tỷ lệ nợ công/GDP), tốc độ gia tăng việc làm,
tốc độ gia tăng vốn đầu tư, tốc độ tăng cung tiền, và biến xu hướng.
Để tính tốn tỷ lệ nợ cơng làm tối đa hóa tốc độ tăng trưởng kinh tế, hàm được
đạo hàm bậc nhất theo biến nợ công: Smyth David J., Yu Hsing (1995) sử dụng dữ
liệu của Mỹ trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1991 với 32 quan sát. Kết quả phân
tích cho thấy, nếu sử dụng khối tiền tệ M2 cho biến mức cung tiền thì tỷ lệ nợ cơng
tối ưu là 48,9% trong khi tỷ lệ này là 47,4% nếu sử dụng khối tiền tệ M1. Nghiên
cứu này cung cấp một cách tiếp cận khá đơn giản và hiệu quả để tính tốn tỷ lệ nợ
công tối ưu. Tuy nhiên, tác giả lại không đưa đủ những lý giải về sự tồn tại của các
biến trong mơ hình và việc kiểm định độ tin cậy của mơ hình cũng chưa được làm
rõ.
Nếu như Smyth David J., Yu Hsing (1995) đề xuất mơ hình xác định tỷ lệ nợ
công tối ưu là tỷ lệ mà có thể tối đa hóa tốc độ tăng trưởng kinh tế thì Weh-Sol
(2010) lại là tỷ lệ nợ cơng mà có thể tối đa hóa phúc lợi xã hội cho quốc gia đó.
Khái niệm về tỷ lệ nợ cơng tối ưu này dựa trên nghiên cứu của Aiyagari và
McGrattan (1997) có tên là “Tỷ lệ nợ cơng tối ưu”. Aiyagari và McGrattan (1997)
xác định phúc lợi do nợ công mang lại là sự chênh lệch giữa lợi ích mà người dân
nhận được và những chi phí mà họ phải trả. Aiyagari và McGrattan (1997) dùng
thuật ngữ giảm sự kìm hãm thanh khoản (liquidity constraints) khi nói đến lợi ích
của nợ cơng bởi vì khi chính phủ tăng nợ cơng bằng cách phát hành trái phiếu chính
phủ thì người dân có thêm kênh để đầu tư (sử dụng tiền vốn của họ). Thêm nữa nếu
Chính phủ lại sử dụng số tiền đi vay để cấp thêm vốn cho nền kinh tế thì dân chúng
lại có thể đi vay dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nợ cơng cũng kéo theo một số tác động
tiêu cực như tăng thuế hay chèn ép đầu tư tư nhân.
Tuy nhiên, khác với Smyth và Yu khi phân tích các dữ liệu quá khứ của Mỹ,

Wel-Sol lại cố gắng tìm kiếm một tỷ lệ nợ cơng tối ưu cho tương lai (2010 - 2050).
Trong mơ hình nghiên cứu, có ba biến số ảnh hưởng tỷ lệ nợ cơng tối ưu là là hệ số
tín nhiệm quốc gia, tốc độ tăng trưởng và các yếu tố kìm hãm thanh khoản của thị
trường hay nói cách khác tỷ lệ nợ công tối ưu là một hàm phụ thuộc của hệ số tín
nhiệm, tốc độ tăng trưởng kỳ vọng và các yếu tố kìm hãm thanh khoản. Hệ số tín
nhiệm của quốc gia càng cao thì tỷ lệ nợ cơng tối ưu càng cao, tốc độ tăng trưởng
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

kinh tế kỳ vọng thì tỷ lệ nợ cơng tối ưu càng cao, và các yếu tố kìm hãm thanh
khoản càng giảm thì tỷ lệ nợ cơng càng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ
công tối ưu là 50% từ 2010 đến 2050 trong khi mức nợ công dự báo cho giai đoạn
này đều cao hơn 50%. Nghiên cứu của Weh-Sol (2010) có nhiều bước tiến so với
nghiên cứu trước đó của Aiyagari và McGrattan (1997) khi việc đo lường các biến
trong mơ hình chưa được mô tả rõ dẫn đến kết quả nghiên cứu thiếu sức thuyết
phục. Hơn nữa, việc dự báo các chỉ số trong tương lai cũng cần phải cân nhắc thêm
nhiều yếu tố tác động như lạm phát, lãi suất và các rủi ro có thể gặp phải.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về tỷ lệ nợ công tối ưu cũng đã được thực hiện với
điển hình là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Tuấn (2012) có tên “Mối quan hệ
giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế”. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu
Tuấn dựa trên trên lý thuyết ngưỡng nợ công “debt overhang” là lý thuyết mô tả
mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Theo Krugman
(1988), một quốc gia có số nợ vượt quá ngưỡng nợ thì số tiền dự kiến chi trả nợ
nuớc ngoài sẽ giảm dần khi dung luợng nợ tăng lên. Lý thuyết này hàm ý khi nợ
công của một quốc gia tăng lên đến một mức nào đó thì sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng
trưởng. Lý thuyết ngưỡng nợ công “debt overhang” cũng được mô tả thông qua

đường cong Laffer trong đó ở phần đi lên của đường cong thì nợ cơng càng tăng
thì khả năng trả nợ cũng tăng lên, phần đi xuống của đường cong lại mơ tả khi nợ
càng tăng thì khả năng trả nợ càng giảm do những tác động tiêu cực của công trong
đó có tác động chèn ép đầu tư tư nhân. Đỉnh của đường cong “là tỷ lệ tỷ lệ nợ tối
ưu mà Việt Nam nên duy trì mà khơng phải lo ngại vấn đề “debt overhang” hay nói
cách khác đó chính là ngưỡng nợ hoặc giá trị tới hạn của nợ nuớc ngoài”.
Nguyễn Hữu Tuấn (2012) trước hết sử dụng số liệu nợ nước ngoài và GDP thực
tế của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2009 để mô tả đường cong Laffer và tìm ra
ngưỡng nợ là 65%. Tiếp đó, tác giả kiểm định mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng
của Việt Nam.
Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn (2012) được xây dựng dựa trên mơ
hình thực nghiệm của Tokunbo và cộng sự (2007) trong nghiên cứu với trường hợp
nợ công của Nigeria và được xác định như sau:
Y = a1 + a2 + a3 (– *) ∂ + a4OPEN+ µ
Trong đó
Y là GDP Việt Nam tính theo giá cố định năm 2000, tỷ lệ nợ nuớc ngoài so với
GDP giá cố định năm 2000
*: Nguỡng nợ nuớc ngoài theo mơ hình đường cong Laffer,
∂ là biến giả

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

3. Khoảng trống nghiên cứu
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế để xác
định mức nợ công tối ưu đã được thực hiện cả ở trong và ngoài nước với những

kết quả khác nhau. Tuy nhiên, ngay cả việc xác định khái niệm về tỷ lệ nợ cơng
tối ưu cũng cịn nhiều tranh cãi. Nợ cơng tối ưu trên GDP có lúc được hiểu là tỷ
lệ nợ cơng làm tối đa hóa tốc độ tăng trưởng kinh tế (Smyth và Yu, 1995) thì
trong một nghiên cứu khác tỷ lệ nợ công tối ưu lại là tỷ lệ nợ cơng làm tối đa
hóa phúc lợi xã hội của một quốc gia (Weh-Sol, 2010).
Ngoài ra, ngưỡng nợ cơng (debt threshold) hay trần nợ cơng có phải là
tỷ lệ nợ công tối ưu không, nếu không thì cơ sở xác định những giá trị đó như
thế nào cũng cần phải được bàn luận thêm. Các biến số trong mơ hình xác định
mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế để xác định tỷ lệ nợ công tối
ưu cũng đã được đưa ra nhưng chưa được kiểm định rộng rãi và áp dụng trong
mọi trường hợp.
Một số nghiên cứu như nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn thì mơ hình đưa ra ở
mức q đơn giản khi tác giả chỉ đề cập đến nhân tố độ mở của nền kinh tế có
tác động tới mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và Việt Nam.
Khi phân tích mối quan hệ giữa nợ cơng và tăng trưởng kinh tế cần phải
được xem xét với hoạt động sử dụng nguồn vốn vay cho phát triển kinh tế.
Chính phủ có thể huy động nợ cơng để đầu tư hoặc để tài trợ cho các khoản chi
tiêu dùng của Nhà nước. Câu hỏi đặt ra là nếu chính phủ dùng nợ công để tăng
đầu tư hay để tăng tiêu dùng thì ảnh hưởng như thế nào tới tăng trưởng kinh tế.
Nói cách khác việc thay đổi trong cơ cấu chi tiêu cũng là một nhân tố có thể ảnh
hưởng đến mối quan hệ nợ cơng, tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, việc sử dụng
nhân tố GDP thực tế hay danh nghĩa trong phân tích cũng chưa được thống nhất
trong các nghiên cứu.
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế được
dựa trên các dữ liệu trong quá khứ để xác định một tỷ lệ nợ tối ưu. Câu hỏi đặt
ra là tỷ lệ này liệu có thể áp dụng làm căn cứ cho hoạt động quản lý nợ cơng
trong tương lai hay khơng. Vì thế, một mơ hình dự báo có thể áp dụng cho 10
năm hoặc 20 năm sẽ mang lại ý nghĩa thực tiễn lớn hơn.
Nghiên cứu về chủ đề này đã được thực hiện rất nhiều tại các nước phát
triển, nhất là sau khi khủng hoảng nợ công ở EU diễn ra nhưng lại chưa được

thực hiện nhiều với bối cảnh là tình hình kinh tế xã hội ở các nước đang phát
triển như Việt Nam. Ở Việt Nam, ngoại trừ nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn
(2012) giới hạn về tỷ lệ nợ nước ngồi tối ưu thì các nghiên cứu khác mới chỉ
dừng lại ở việc lượng hóa mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế
thông qua một vài biến số kinh tế đơn giản mà thôi.
Từ các phân tích trên đây, có thể thấy các nghiên cứu đã được thực hiện
liên quan đến việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế
vẫn còn những khoảng trống đòi hỏi cần phải được bổ sung và phát triển.

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

4. Khung phân tích
Nghiên cứu trong đề tài sử dụng các phương pháp
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, tổng hợp và phân tích số liệu từ các tổ
chức tài chính quốc tế như IMF, WB, số liệu từ thống kê của Tổng cục thống
kê Việt Nam, Bộ Tài chính Việt Nam, các bài báo, các bài nghiên cứu trong và
ngồi nước.
- Phương pháp mơ hình hóa: sử dụng để làm rõ những phân tích định tính
bằng các hình vẽ cụ thể để vấn đề trở nên dễ hiểu hơn.

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bàn về sự tác động của nợ công đến nền kinh tế, vẫn tồn tại nhiều quan điểm
khác nhau, trong đó có hai quan điểm chủ đạo:
Quan điểm truyền thống, đại diện là Keynes cho rằng: Khi chính phủ vay nợ để
bù đắp cho thâm hụt ngân sách do cắt giảm các nguồn thu từ thuế trong khi mức chi
tiêu công không thay đổi sẽ tác động đến hành vi tiêu dùng của người dân. Cụ thể
là làm mức tiêu dùng tăng, từ đó làm tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, tăng sản
lượng, việc làm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về dài hạn lại làm cho tiết kiệm quốc
gia (national saving) giảm và kèm theo đó là những hệ lụy khác.

Tiết kiệm/GDP (%)
035
031
030
025

025

023
021

020

018
016

015


014

013

013

2014

2015

012

010
005
000
2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2016


Tiết kiệm/GDP (%)

Biểu đồ 2. Tỉ lệ tiết kiệm/GDP Việt Nam giai đoạn 2007-2016 (Nguồn: Số liệu từ
World Bank)
Quan điểm của David Ricardo, một nhà kinh tế người Anh (1772-1832) lại cho
rằng mức thuế cắt giảm được bù đắp bằng nợ chính phủ sẽ khơng có tác động đến
tiêu dùng như quan điểm về nợ truyền thống, kế cả trong ngắn hạn. Ngược lại, nó
sẽ làm các khoản tiết kiệm tư nhân tăng lên bởi người dân đang chuẩn bị cho mức
thuế cao sẽ đến trong tương lai để chi trả lãi và gốc cho các khoản nợ hiện tại. Trong
thực tế, hai quan điểm luôn tồn tại song hành.
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Vì vậy, để đưa ra nhận định quan điểm nào phù hợp với từng thời điểm của quốc
gia còn phải phụ thuộc vào nhân tố quan trọng, đó là hành vi của người tiêu dùng.
Xét về mặt tích cực, Chính phủ các quốc gia có thể sử dụng nợ công như là một
công cụ để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho các dự án, công trình trọng điểm
quốc gia, khuyến khích phát triển sản xuất, kích thích tăng trưởng kinh tế. Giải pháp
tăng nợ cơng để bù đắp thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế có thể sẽ góp phần kích
thích tiêu dùng, tăng sản lượng, việc làm, tăng tổng sản phẩm quốc dân trong ngắn
hạn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong dài hạn, một khoản nợ chính phủ lớn cũng là
nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng, đầu tư giảm, tiết kiệm giảm và khuyến khích
luồng vốn từ nước ngồi chảy vào, từ đó làm cho sự tăng trưởng sản lượng tiềm
năng quốc gia chậm lại. Nợ công tăng cao, vượt quá giới hạn an toàn sẽ khiến cho

nền kinh tế dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép từ bên trong lẫn bên ngoài quốc
gia. Cụ thể những tác động này của nợ công đến nến kinh tế như sau:
Thứ nhất, nợ cơng lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân (private savings), dẫn đến
hiện tượng thoái lui đầu tư tư nhân. Khi chính phủ tăng vay nợ, đặc biệt là vay trong
nước, lúc này mức tích lũy vốn tư nhân sẽ được thay thế bởi tích lũy nợ chính phủ.
Thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp hay gửi tiết kiệm ngân hàng, dân
chúng lại sở hữu trái phiếu chính phủ làm cho cung về vốn giảm trong khi cầu tín
dụng của chính phủ lại tăng lên, từ đó đẩy lãi suất tăng, chi phí đầu tư tăng và có thể
dẫn đến hiện tượng “thối lui đầu tư” khu vực tư nhân (crowding-out effect).
Để làm rõ vấn đề này, chúng ta xét mối quan hệ cung- cầu trên thị trường tín
dụng. Hiệu ứng chèn lấn là hiện tượng sụt giảm trong tiêu dùng hoặc đầu tư tư nhân
xảy ra do sự gia tăng trong chi tiêu của chính phủ hay cịn gọi là đầu tư cơng. Thơng
thường đối với các khoản đầu tư công gia tăng nếu không được hỗ trợ bằng việc gia
tăng từ thuế thì một cách phổ biến là các chính phủ phải dùng nợ vay để tài trợ. Gia
tăng nhu cầu vay nợ, tăng cầu tiền là nguyên nhân cơ bản làm tăng lãi suất (chi phí
phải trả cho vay nợ), từ đó gây tác động sụt giảm trong đầu tư của khu vực tư nhân
(Lãi suất vay cao dẫn tới chi phí gia tăng, dẫn tới lợi nhuận sụt giảm). Trong dài
hạn, sự sụt giảm trong đầu tư tư nhân có thể tạo những tác động nghiêm trọng tới
việc ổn định sản lượng tiềm năng của nền kinh tế.

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Biểu đồ 3. Tác động của nợ công đến lãi suất
Tại Biểu đồ (Tác động của nợ công đến lãi suất): Trạng thái cân bằng đầu tiên
tại điểm E, tại đó lãi suất là i1 và tổng khối lượng quỹ cho vay là L1. Khi Chính phủ

tăng vay nợ, cầu tín dụng của Chính phủ (DG) tăng lên một lượng bằng ∆DG sẽ làm
đường cầu tín dụng của nền kinh tế dịch chuyển từ D1 đến D1 + ∆DG. Kết quả là
điểm cân bằng mới của thị trường tại E’. Lãi suất thị trường tăng đến i2 và lượng
tiền cung ứng tăng lên L2. Lãi suất trên thị trường tăng sẽ làm giảm nhu cầu vốn
vay của các doanh nghiệp cho đầu tư. Nó cũng làm giảm nhu cầu vay của các hộ gia
đình để đầu tư hoặc mua sắm các loại hàng hóa như ơ tơ, nhà cửa…
Để đối phó với vấn đề thâm hụt ngân sách và nhu cầu chi trả cho các khoản nợ
công ngày càng tăng cao, thị trường tài chính của các quốc gia Hy lạp, Italy, Tây
Ban Nha đang đứng trước những cơn sốt khi lãi suất trái phiếu chính phủ của các
quốc gia này liên tục tăng cao và đạt đến mức kỷ lục kể từ khi tham gia vào khu vực
đồng tiền chung Euro. Thời điểm tháng 8/2011, lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây
Ban Nha kỳ hạn 10 năm tăng lên tới 6,45%, tại Italy lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10
năm cũng lên tới 6,18% gần bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp (TPCP kỳ
hạn 10 năm với lãi suất hơn 7,8%) tại thời điểm quốc gia này phải cầu cứu các khoản
cứu trợ quốc tế bởi nguy cơ vỡ nợ công.

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Biểu đồ 4. Lãi suất trái phiếu Chính phủ Hy Lạp kỳ hạn 2 năm
(Nguồn: bloomberg.com)
Các đợt trái phiếu được phát hành liên tục với lãi suất ngày càng tăng cao đã làm
các nhà đầu tư lo ngại về khả năng thanh toán khi đáo hạn, nhiều nhà đầu tư đã ồ ạt
bán rẻ trái phiếu của các quốc gia này khi nguy cơ khó khăn về nợ cơng đang ngày
càng trở nên trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, để cứu trợ cho khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, khu vực tư nhân đã

đóng góp 50 tỉ euro trong tổng gói cứu trợ thứ hai trị giá 109 tỉ euro (155 tỉ USD) của
IMF nhằm tái cấu trúc các khoản nợ, ngăn chặn sự lây lan sang các nền kinh tế Châu
Âu khác, củng cố lại giá trị của đồng Euro.
Thứ hai, nợ công làm giảm tiết kiệm quốc gia (national savings)
T- G = I + NX - S (3)
Phương trình (3) chỉ ra rằng, khi ngân sách nhà nước thâm hụt (T-G< S, như
vậy, những khả năng có thể xảy ra là: Tiết kiệm tư nhân (S) tăng, đầu tư nội địa (I)
giảm và xuất khẩu ròng (NX) giảm. Khi chính phủ tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt,
chúng ta lần lượt xem xét những khả năng này có thể xảy ra và sự tác động của nó đến
tiết kiệm quốc gia:
1) Tiết kiệm tư nhân tăng (S): Trong thực tế, một số nhà kinh tế học lập luận rằng, tiết
kiệm tư nhân sẽ tăng chính xác bằng lượng giảm của tiết kiệm của chính phủ. Tuy
23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

nhiên trong trường hợp này, chúng ta tạm thời giả định tiết kiệm tư nhân tăng ít hơn
phần tiết kiệm của chính phủ giảm, chính vì vậy mà tiết kiệm quốc gia giảm.
2) Đầu tư nội địa giảm (I): đầu tư nội địa giảm dẫn đến đầu ra là tổng vốn nội địa giảm.
Lượng vốn ít, lãi suất tăng, chi phí biên của sản phẩm trên mỗi đồng vốn sẽ cao hơn,
năng suất lao động sụt giảm, từ đó làm giảm mức lương và thu nhập trung bình dẫn
đến giảm tiết kiệm quốc gia.
3) Xuất khẩu ròng giảm (NX): Khi chính phủ tăng vay nợ, lãi suất trong nước tăng
tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong
nước tăng khiến cho tỷ giá hối đoái tăng, làm cho giá của hàng hóa sản xuất trong nước
đắt hơn hàng hóa nước ngoài, trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, từ
đó giảm xuất khẩu rịng.

Xuất khẩu rịng giảm, đầu tư nước ngồi giảm có nghĩa rằng người dân nội địa
sẽ sở hữu ít vốn nước ngồi hơn. Trong trường hợp này, thu nhập người dân nội địa sẽ
giảm, tiết kiệm quốc gia giảm. Giảm xuất khẩu ròng cũng là một trong những nhân tố
dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại.
Đặc biệt, khi thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại cùng xảy ra
sẽ dẫn đến hiện tượng “thâm hụt kép” gây tác động tiêu cực đến sự phát triển nền kinh
tế.
Hậu quả thiên tai đã khiến cho Chính phủ Nhật Bản phải tăng chi ngân sách để
tái thiết đất nước. Những khoản chi này sẽ làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ công
vốn đã rất cao của Nhật Bản (95.000 tỷ Yên, tương đương 200% GDP năm 2010). Mặc
dù là quốc gia có truyền thống tiết kiệm nội địa cao, nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng
ngày càng giảm đi: từ mức 10% tổng thu nhập quốc dân năm 1990 xuống 5% vào cuối
thập kỷ 90 và chỉ còn trên 2% vào năm 2009. Khi đối mặt với vấn đề thiếu vốn, Nhật
Bản có thể từ một nước xuất khẩu trở thành nước nhập khẩu vốn. Dịng vốn nước ngồi
đổ vào Nhật tăng khiến cho tỷ giá giữa đồng Yên và các đồng tiền khác tăng cao, gây
bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Có đến 40% doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng
di dời cơ sở sản xuất để tránh tác động của sự tăng giá đồng Yên này, điều này làm cho
mạng lưới công nghiệp và sản xuất quốc gia bị tổn hại và đe dọa trực tiếp đến việc làm,
thu nhập của người dân.
Thâm hụt ngân sách của Nhật Bản ở mức cao (chiếm khoảng 7% GDP), nợ công
ngày càng tăng cùng tỷ lệ tiết kiệm dân cư có xu hướng giảm sẽ sớm dẫn đến nguy cơ
làm cho tiết kiệm quốc dân của Nhật Bản giảm, thậm chí có thể rơi vào trạng thái âm,
cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, nợ công tạo áp lực gây ra lạm phát
Lạm phát được tạo ra do hai nguyên nhân chính: Do tổng cầu tăng lên hoặc do
chi phí đẩy. Chính phủ tăng vay nợ bằng phát hành trái phiếu, một mặt làm tiêu dùng
của chính phủ tăng lên, một mặt sẽ tạo áp lực đẩy lãi suất lên cao.
24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Khi tăng vay nợ trong nước, lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành
và giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó lãi suất tăng, người nắm giữ trái phiếu chính phủ
cảm thấy mình trở nên giàu có hơn và có thể tiêu dùng nhiều hơn. Tiêu dùng tư nhân
tăng, chi tiêu cơng của chính phủ tăng dẫn đến cầu hàng hóa, dịch vụ tăng, tạo áp lực
lạm phát trong ngắn hạn, từ đó tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng thực của nền
kinh tế (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát).
Khi chính phủ tăng vay nợ nước ngồi, một dịng ngoại tệ lớn sẽ chảy vào trong
nước có thể giảm sức ép cân đối ngoại tệ trong ngắn hạn. Về mặt dài hạn, áp lực trả nợ
cả gốc và lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm giá làm tăng
chi phí đầu vào khi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị... dẫn tới nguy cơ lạm
phát. Tỷ giá tăng làm chi phí thanh tốn nợ trở nên đắt đỏ hơn, nếu vượt quá sức chịu
đựng của ngân sách sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.
Bảng 1. Tổng nợ công của Việt Nam tính đến thời điểm tháng 9/2011
Chỉ tiêu

2009

2010

2011

Tổng nợ cơng

44,795 tỷ USD

50,294 tỷ USD


56,061 tỷ USD

Nợ cơng bình qn
đầu người

516,62 tỷ USD

574,28 tỷ USD

633,95 tỷ USD

Nợ công/GDP

50,7%

51,7%

50,9%

Nguồn: Theo thống kê của tạp chí The Economist 6
Trong đó nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng cao (chiếm 42,2% GDP trong năm 2010,
39% GDP năm 2009). Theo Bộ Tài chính, tổng lượng tiền mà ngân sách phải trả các
đối tác nước ngoài năm 2010 là 1,67 tỉ USD (riêng tiền lãi và phí là hơn 616 triệu
USD). đặc biệt, lãi vay và số khoản vay có lãi suất cao (từ 6-10%) ngày càng tăng cao
và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn (năm 2008: 925,49 triệu USD, năm 2009: 919,04 và
năm 2010: 1.890,69 triệu USD). Điều đáng nói ở đây là nợ nước ngoài tăng nhưng dự
trữ ngoại hối của Việt Nam lại giảm. Tỷ lệ dự trữ ngoại hối của Việt Nam/tổng dư nợ
ngắn hạn đã và đang sụt giảm với tốc độ rất nhanh, từ mức 100 lần năm 2007 xuống
còn 28 lần vào năm 2008, 3 lần vào năm 2009 và chỉ còn gấp khoảng 2 lần trong năm

2010. Vay nhiều hơn, lãi suất cao hơn, khả năng tự tài trợ vốn trong nước lại thấp khiến
rủi ro về thanh khoản của các khoản vay cao hơn.
Bên cạnh đó, chất lượng đầu tư công kém hiệu quả vẫn luôn là vấn đề bất cập
trong công tác quản lý và điều hành ngân sách của Việt Nam. Nghị quyết 11 của Chính
phủ Việt Nam vẫn đang triển khai một cách quyết liệt để cắt giảm đầu tư công- một
trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng trì trệ trong phát triển kinh tế và
lạm phát tăng cao hiện nay (dự báo khoảng 19% năm 2011 theo IMF).

25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×