Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

(Tiểu luận FTU) HÀNH VI xâm PHẠM QUYỀN sở hữu CÔNG NGHIỆP đối với CHỈ dẫn địa lý tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.63 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ



-----

-----

TIỂU LUẬN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
ĐỀ TÀI: HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN
ĐỊA LÝ TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Nhóm 11
Lớp: TMA408(1-1920).3_LT
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Huyền Trang

Hà Nội, tháng 09 năm 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Họ tên

MSSV

Trần Thị Kim Uyên

1711110775



Nguyễn Văn Doanh

1711110122

Nguyễn Trà My

1711120112

Nguyễn Thị An Nguyên

1711110506

Hoàng Thanh Trang

1811110583

Nguyễn Ngọc Mai

1711110446

Lê Thị Anh Phương

1711110553

Lê Thảo Lan

1811110310

Bùi Mỹ Hạnh


1711110226

Lê Thanh Mai

1811120101

Đinh Trung Hiếu

1711110254

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CƠNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
CHỈ DẪN ĐỊA LÍ..............................................................................................................1
1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý và quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.........1
1.1 Khái niệm chỉ dẫn địa lý.......................................................................................1
1.2 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý................................1
2. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý........................................1
2.1 Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý.....................................................................................1
2.2 Chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý..............................................................2
2.3 Tổ chức quản lý tập thể đối với chỉ dẫn địa lý......................................................2
3. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý....................................................................2
3.1 Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.....................................................2
3.2 Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý......................................2
3.3 Điều kiện địa lý liên quan đến danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý......................................................................................................2
3.4 Đối tượng loại trừ.................................................................................................3

4. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý......................................3
4.1 Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý...............................................................................3
4.2 Quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý............................................3
4.3 Quyền yêu cầu xử lý vi phạm................................................................................3
5. Thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý.....................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ
DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM............................................................................................5
1. Tình hình đăng ký quyền chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam................................................5
1.1 Việc xây dựng, phát triển và quản lý chỉ dẫn địa lý hiện nay và đánh giá............5
1.2 Tình trạng xâm phạm chỉ dẫn địa lý và giải pháp để nâng cao quản lý chỉ dẫn địa
lý................................................................................................................................... 5
1.3 Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào cho nông sản ở
các địa phương.............................................................................................................6
2. Quy trình và thủ tục đăng kí.....................................................................................6
CHƯƠNG 3: HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ........................................................................................................... 10
1. Những hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý:............10
1.1 Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ
khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó khơng đáp ứng các tiêu chuẩn
về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý:.........................10
1.2 Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý:..................11
1.3 Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
cho sản phẩm khơng có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó:.............11
1.4 Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang,

rượu mạnh khơng có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý
đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ
dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo
các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.........................11
2. Cách xác định các yêu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý..........................12
3. Biện pháp bảo hộ quyền và xử lý hành vi vi phạm................................................. 13
CASE STUDY................................................................................................................. 19
1. Chả mực Hạ Long................................................................................................... 19
1.1 Cục Sở hữu trí tuệ khơng chấp nhận hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH “Hạ Long” của
Cơng ty Hữu Hịa........................................................................................................ 19
1.2 Đề xuất để UBND tỉnh Quảng Ninh đăng ký thành công chỉ dẫn địa lý “Hạ Long”
cho sản phẩm chả mực............................................................................................... 21
2. Cà phê Buôn Ma Thuột.......................................................................................... 22
2.1 Hệ lụy và hậu quả pháp lý từ việc mất chỉ dẫn địa lý......................................... 23
2.2 Nguyên nhân chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột bị mất ở Trung Quốc....................24
2.3 Đánh giá vụ việc dưới góc độ pháp luật quốc tế................................................. 24
2.4 Tổng kết.............................................................................................................. 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 27

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÍ
1.

Khái niệm chỉ dẫn địa lý và quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

1.1 Khái niệm chỉ dẫn địa lý
Khái niệm chỉ dẫn địa lý với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp:

Thuật ngữ "chỉ dẫn địa lý" đã được đề cập trong Hiệp định về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ("TRIPS") tại khoản 1 Điều 22 như sau:
"Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa có nguồn gốc từ lãnh thổ của một nước
thành viên hoặc từ một khu vực hay địa phương trong lãnh thổ đó mà chất lượng, uy tín
hay đặc tính khác của hàng hóa chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định".
Khái niệm về chỉ dẫn địa lý theo pháp luật hiện hành của Việt Nam là hoàn toàn
tương thích với Điều 22.1 của Hiệp định TRIPS.
1.2

Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Theo quy định tại Điều 751 Bộ luật dân sự năm 2005, quyền sở hữu công nghiệp
đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý của Nhà nước và quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sở
hữu trí tuệ quy định. Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với chỉ dẫn địa lý (khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).
Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cũng có một số đặc điểm chung của
quyền sở hữu cơng nghiệp như tính vơ hình, tính hạn chế về khơng gian. Ngồi ra, quyền
sở hữu cơng nghiệp đối với đối tượng này cịn có những đặc điểm riêng biệt như:

- Người sử dụng chỉ dẫn địa lý không phải là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
- Việc bảo hộ tại nước xuất xứ là điều cốt lõi, là nền tảng cho việc tồn tại và bảo hộ

các chỉ dẫn địa lý. Việc bảo hộ tại nước xuất xứ là điều kiện tiên quyết cho sự bảo
hộ trên phạm vi quốc tế.

- Chỉ dẫn địa lý không bị giới hạn thời hạn bảo hộ nếu đối tượng bảo hộ là chỉ dẫn
địa lý vẫn đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.

- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng, quyền sử dụng chỉ dẫn

địa lý không được chuyển giao.

2.

Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm chủ sở hữu chỉ
dẫn địa lý; chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và tổ chức quản lý tập thể đối với chỉ
dẫn địa lý.
2.1

Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý

Theo quy định hiện hành, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý là Nhà nước. Nhà nước trao quyền
sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực
hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn
địa lý.
2.2

Chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

Theo quy định hiện hành, chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là các tổ chức, cá

nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và
đưa sản phẩm đó ra thị trường được Nhà nước trao quyền.
2.3

Tổ chức quản lý tập thể đối với chỉ dẫn địa lý

Đây là một loại chủ thể hồn tồn khơng có ở các đối tượng sở hữu công nghiệp
khác. Tổ chức quản lý tập thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý là tổ chức thực hiện chức năng
đại diện cho Ủy ban nhân dân địa phương quản lý và bảo vệ chỉ dẫn địa lý phù hợp với
quy định pháp luật.
3.

Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một chỉ dẫn địa lý muốn được bảo hộ tại
Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, đó là:
-

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

-

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do
điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với
chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

-

Không thuộc các trường hợp không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý.


-

Điều kiện về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

3.1

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm
của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thơng qua mức độ được người tiêu dùng biết
đến và lựa chọn sản phẩm rộng rãi.
3.2

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ chứa đựng mối quan hệ ràng buộc giữa chất lượng của sản
phẩm, dịch vụ tương ứng với các điều kiện tự nhiên và/hoặc điều kiện con người của vùng
địa lý mang tên gọi hoặc được xác định theo tên gọi hoặc chỉ dẫn địa lý đó. Như vậy, chất
lượng đặc thù chỉ có được khi sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, thực hiện trong vùng lãnh
thổ địa lý mang chỉ dẫn địa lý hoặc được xác định theo tên gọi hoặc chỉ dẫn địa lý đó.

3.3 Điều kiện địa lý liên quan đến danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý
Theo Điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý liên quan đến
chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất
lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về
khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác. Yếu tố
về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền
thống của địa phương.

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.4

Đối tượng loại trừ

- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý khơng được bảo hộ, đã
bị chấm dứt bảo hộ hoặc khơng cịn được sử dụng;

- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc

sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản
phẩm;

- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

4.

Nội dung quyền sở hữu cơng nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện ở các quyền

sau:
4.1

Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý


Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là một đặc điểm nổi bật trong nội dung quyền sở hữu
công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý so với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác.
Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được thể hiện ở các hành vi sau:

- G n chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh
doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

- Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang chỉ
dẫn địa lý được bảo hộ;

- Nhập khẩu hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
4.2

Quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý

Theo Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý và tổ chức, cá nhân
được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người
khác sử dụng chỉ dẫn địa lý nếu việc sử dụng đó khơng thuộc các trường hợp sau:

- Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn

hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ
dẫn địa lý đó;

- Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất

lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hóa, dịch
vụ.


4.3

Quyền u cầu xử lý vi phạm

Khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, các tổ
chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định
có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người khác chấm dứt hành
vi xâm phạm đó và bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền gây ra hoặc khởi
kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý có sự khác biệt với các hành vi giả
mạo chỉ dẫn địa lý và hành vi cạnh tranh không lành mạnh về chỉ dẫn địa lý.
5.

Thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý

Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, có hiệu
lực vơ thời hạn kể từ ngày cấp.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN SỞ HỮU

CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT
NAM
1.

Tình hình đăng ký quyền chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

1.1

Việc xây dựng, phát triển và quản lý chỉ dẫn địa lý hiện nay và đánh giá

Chỉ dẫn địa lý là một đối tượng sở hữu công nghiệp, do vậy điều kiện bảo hộ và
thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và
tại các nghị định, thông tư hướng dẫn.
Đến nay, hệ thống văn bản luật của Việt Nam về đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã
tương đối đầy đủ. Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương rất quan tâm đến
việc xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý, nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển chỉ
dẫn địa lý đã được xây dựng và đưa vào triển khai trên thực tế, như Chương trình “Hỗ
trợ phát triển tài sản trí tuệ”, các Chương trình phát triển thương hiệu của Chính phủ và
các Chương trình hỗ trợ phát triển đặc sản địa phương của các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Việc ký kết Quy chế phối hợp về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý giữa Bộ Khoa
học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đánh
dấu bước phát triển mới trong xây dựng, phát triển và quản lý chỉ dẫn địa lý.
Tính đến ngày 31/7/2018, Việt Nam đã bảo hộ được 68 chỉ dẫn địa lý, trong đó có
62 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 6 chỉ dẫn địa lý của nước ngồi, nhưng so với các
nước trên thế giới thì số lượng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ còn rất khiêm tốn.
Hầu hết các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp
như nông sản, trái cây, thủy sản… sản phẩm chế biến như nước m m, m m tôm, các sản
phẩm tiểu thủ cơng nghiệp như nón lá Huế, cói Nga Sơn, trúc sào Cao Bằng.
Trong 5 năm gần đây, số lượng chỉ dẫn địa lý của Việt Nam gia tăng nhanh nhưng

Việt Nam chưa khai thác hết được tiềm năng và thế mạnh để nâng cao giá trị gia tăng
của nông sản Việt.
1.2

Tình trạng xâm phạm chỉ dẫn địa lý và giải pháp để nâng cao quản lý chỉ dẫn địa lý

Thực tế, tại các địa phương tình trạng xâm phạm chỉ dẫn địa lý vẫn diễn ra đối với
các nông sản đặc trưng vùng miền, có giá trị kinh tế sao như vải thiều Lục Ngạn, sâm
Ngọc Linh…
Vì vậy, việc công nhận và cấp văn bằng chỉ dẫn địa lý rất quan trọng, nhưng quan
trọng hơn là bảo hộ và phát triển bền vững chỉ dẫn địa lý được cấp.
Ở cấp độ địa phương, các cơ quan quản lý cũng chưa có sự phối hợp trong q trình
xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, từ khâu xây dựng hồ sơ, nộp đơn đăng ký chỉ
dẫn địa lý, đến quá trình xây dựng hệ thống quản lý và triển khai các hoạt động khai
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thác chỉ dẫn địa lý khi đã được bảo hộ.
Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý chủ yếu
thuộc trách nhiệm của cơ quan thực thi sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, có vai trị, trách
nhiệm rất lớn của hệ thống chính trị địa phương có chỉ dẫn địa lý để bị xâm phạm.
Vì vậy, các địa phương cần nâng cao hiệu quả, tạo sự thống nhất về các chính sách
và giải pháp hỗ trợ cho việc quản lý chỉ dẫn địa lý; chú trọng xây dựng kế hoạch nhằm
thúc đẩy thị trường, đưa chỉ dẫn địa lý trở thành một dấu hiệu người tiêu dùng lựa chọn;
đồng thời có các giải pháp như xây dựng logo chỉ dẫn địa lý, tổ chức các sự kiện tuyên
truyền để người dân hiểu rõ giá trị của chỉ dẫn địa lý…
Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, quản lý
thị trường, xử lý các hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý; đẩy

mạnh việc trao đổi, phối hợp với Trung ương để phát hiện các xâm phạm chỉ dẫn địa lý
của địa phương, từ đó có giải pháp xử lý xâm phạm kịp thời, bảo vệ chất lượng cũng
như giá trị nông sản địa phương.
1.3 Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào cho nông sản ở
các địa phương
Chỉ dẫn địa lý đang dần chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn, góp phần mang lại giá trị gia tăng cho hàng hóa, sản phẩm sản xuất trong nước
và xuất khẩu, đồng thời góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Việc cấp chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa quan trọng trên nhiều khía cạnh khác nhau,
nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp sản xuất nơng sản tn theo quy trình chặt chẽ và
đảm bảo chất lượng khi truy xuất nguồn gốc và nâng cao giá trị sản phẩm; đồng thời
bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn sự đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy
sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại.
Bên cạnh đó, tạo cho người nơng dân thói quen, tác phong, nếp nghĩ sản xuất theo
quy trình khoa học, g n liền với phát triển du lịch vùng miền, nâng cao đời sống cho
người dân.
Điển hình, đối với cam Cao Phong, sau khi được cấp chỉ dẫn địa lý, giá sản phẩm
đã tăng gấp 2-3 lần so với khi chưa cấp chỉ dẫn địa lý.
Việc xây dựng, phát triển và quản lý chỉ dẫn địa lý góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế - xã hội, nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng đối với sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý.
Chỉ dẫn địa lý cũng góp phần thúc đẩy hoạt động liên kết vùng để phát triển các
sản phẩm chủ lực liên tỉnh, liên vùng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị sản phẩm
trên thị trường trong và ngồi nước.
2.

Quy trình và thủ tục đăng kí
6


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


a.

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ
tại Hà Nội hoặc qua 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận
đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp
nhận đơn).
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thơng báo dự định từ chối
chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp
nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót.
Nếu người nộp đơn khơng sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót khơng đạt u cầu/khơng
có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối khơng xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định
từ chối chấp nhận đơn.

- Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở
hữu công nghiệp.

- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo
hộ.


- Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở
hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người nộp
đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng
bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chỉ dẫn địa lý và công bố trên Công báo Sở
hữu công nghiệp.
b.

Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phịng đại diện của
Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

- Nộp qua đại diện sở hữu công nghiệp
- Số điện thoại dịch vụ: 0983367068

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


c.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (02 bản; mẫu 05 - chỉ dẫn địa lý)
+ Bản mơ tả tính chất/chất lượng/danh tiếng cuả sản phẩm (02 bản)

+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản)
+ Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu)
+ Giấy ủy quyền (01 bản)
+ Chứng từ nộp lệ phí (01 bản)
+ Các tài liệu chứng nhận liên quan: Giấy phép đăng ký kinh doanh; Giấy phép
thành lập tổ chức tập thể; Tài liệu nghiên cứu, khảo sát, điều tra…
+ Bản sao văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý nguồn gốc nước ngoài (01 bản).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d.

Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
- Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
e.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

f.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

h.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (Mẫu kèm theo).

i.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ
chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa
phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.

- Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý:
+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu
do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với
chỉ dẫn địa lý quyết định.
j.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

-


Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

-

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

-

Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

-

Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư số
01/2007/TT-BKHCN;

-

Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư số
01/2007/TT-BKHCN;

-

Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



CHƯƠNG 3: HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.

Những hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, cụ thể là khoản 3, Điều 129. Hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý thì những hành vi sau
được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý:

- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ
khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó khơng đáp ứng các tiêu
chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;

- Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
cho sản phẩm khơng có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm
cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;

- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang,
rượu mạnh khơng có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn
địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá
hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử
dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
1.1 Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ
khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó khơng đáp ứng các tiêu

chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý:
Những người thực hiện hành vi xâm phạm này đã lợi dụng nguồn gốc xuất xứ của
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý để sản xuất ra sản phẩm kém chất lượng bán ra thị trường
kiếm lợi nhuận. Khi sản phẩm này đưa ra thị sẽ khiến người tiêu dùng rất khó để phân
biệt hàng thật, hàng giả. Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề này là do chỉ dẫn địa lý thuộc
sở hữu của nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc
sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ đều có quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lý cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên thực tế thì sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
đáp ứng được các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù thì chỉ có một số lượng
nhất định, cịn lại là các sản phẩm khơng đáp ứng được các tiêu chuẩn đó nhưng vẫn
được lưu hành trên thị trường.
Đây là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý rất khó kiểm sốt và khó phát
hiện. Bởi việc quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật là giao cho các cơ quan, tổ
chức - là đại diện cho những người sản xuất tại địa phương để quản lý việc sử dụng chỉ

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dẫn địa lý chứ không phải là do cơ quan chuyên trách đảm nhiệm. Do đó, việc quản lý
chưa thực sự hiệu quả. Cần phải có cơ quan chuyên trách kiểm tra, giám sát sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý có đáp ứng được u cầu hay khơng.
Ví dụ: nước m m Phú Quốc: Theo thông tin từ Hiệp hội Nước m m Phú Quốc thì
nước m m mang chỉ dẫn địa lý nước m m Phú Quốc trên thị trường chủ yếu là hàng giả
hoặc nước muối pha với tinh chất. Số lượng này chiếm đến gần 90% trên thị trường. Tổ
chức, cá nhân sản xuất ra những sản phẩm này coi chỉ dẫn địa lý là tài sản chung, ai
cũng có quyền sử dụng nên vơ tư sản xuất, g n chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ lên
hàng hóa mặc dù hàng hóa đó khơng đáp ứng được tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng
đặc thù phải có.

1.2 Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý:
Trên thực tế hành vi này diễn ra rất phổ biến. Việc làm giả hàng hóa mang chỉ dẫn
địa lý được pháp luật bảo hộ này diễn ra ở mọi nơi nên việc kiểm sốt là vơ cùng khó
khăn. Trên thị trường tràn ngập các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo
hộ nhưng số lượng sản phẩm thật chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nổi tiếng thường bị xâm phạm: Cà phê Buôn
Ma Thuật, tiêu đen Bà Rịa - Vũng Tàu,… Với trình độ cơng nghệ ngày nay, người tiêu
dùng rất khó để có thể phân biệt được hàng thật, giả.
1.3 Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm
cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó:
Đây là việc mà các cơ sở sản xuất ở khu vực địa lý này sản xuất những mặt hàng
cùng loại với mặt hàng được bảo hộ chỉ dẫn địa lý khác sau đó dựa trên sản phẩm gốc
để đánh lừa người tiêu dùng. Việc kiểm soát hành vi vi phạm này vơ cùng khó khăn vì
nó thường diễn ra theo qui mô nhỏ lẻ và ở nhiều nơi. Trên thị trường có vơ vàn cơ sở
sản xuất kinh doanh nhờ điều này. Tuy vậy những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lí được
pháp luật bảo hộ vẫn cịn khá ít.
Một số sản phẩm thường bị xâm phạm: Chuối Ngự Hồng, thịt cừu Ninh Thuận,
nem chua Thanh Hóa, bưởi năm roi Bình Minh…..
1.4 Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang,
rượu mạnh khơng có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa
lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá
hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử
dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Ví dụ: Rượu mạnh Cognac của Pháp đã được đăng kí và được cấp Giấy chứng nhận

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



đăng ký chỉ dẫn địa lí tại Việt Nam năm 2002. Ngày 8/8/2008, hải quan Tỉnh lạng Sơn
nhận được yêu cầu tạm dừng lô hàng rượu Cognac do công ty Minh Hải nhập từ Trung
Quốc, trên sản phẩm có ghi “bottled in Hong Kong” (đóng chai tại Hong Kong). Theo
đó chỉ có sản phẩm rượu mạnh được sản suất ở Pháp có chất lượng hoặc đặc tính chủ
yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng
với chỉ dẫn địa lý đó quyết định mới được dán nhãn mác rượu Cognac. Công ty Hải
Minh có hành vi giả mạo sản phẩm rượu Cognac đóng chai tại Cognac, bằng loại rượu
có ghi đóng chai tại Hong Kong. Sản phẩm này mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự với
chỉ dẫn địa lý nhưng không được sản xuất tại địa phương thuộc vùng mang chỉ dẫn địa
lý được bảo hộ, mà có ghi “bottled in Hong Kong” (đóng chai tại Hong Kong), trong
trường hợp kể cả trường hợp sản phẩm đó có các thơng số tương ứng về chất lượng, quy
trình sản xuất và quản lý sản phẩm thì đây vẫn là hành vi xâm phạm quền sở hữu trí tuệ.
2.

Cách xác định các yêu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Theo quy định Điều 12, Nghị định 105/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ thì việc xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
được quy định như sau:
1) Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng dấu hiệu g
n trên hàng hố, bao bì hàng hố, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển
hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc
tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
2) Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là phạm vi bảo
hộ chỉ dẫn địa lý được xác định tại Quyết định đăng bạ chỉ dẫn địa lý.
3) Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với
chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với chỉ dẫn

địa lý và so sánh sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ với sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa
lý, trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý nếu giống với chỉ dẫn địa
lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái,
ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý;
một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý nếu
tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đó về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách
phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc
phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý;

b) Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;

c) Đối với rượu vang, rượu mạnh, ngoài quy định tại điểm a, điểm b khoản này,
dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, kể cả thể hiện dưới dạng dịch
nghĩa, phiên âm hoặc kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ
tương tự như vậy được sử dụng cho sản phẩm khơng có nguồn gốc xuất xứ từ khu
vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng bị coi là yếu tố xâm phạm quyền
đối với chỉ dẫn địa lý.
4) Trường hợp sản phẩm mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo
và cách trình bày so với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm cùng loại thuộc
phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hố giả mạo chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 213

của Luật Sở hữu trí tuệ.
3.

Biện pháp bảo hộ quyền và xử lý hành vi vi phạm

3.1 Biện pháp bảo hộ quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Chủ sở hữu Chỉ dẫn địa lý khi phát hiện chỉ dẫn địa lý bị vi phạm có thể tiến hành
các biện pháp sau để bảo vệ quyền của mình.
Chủ sở hữu có thể áp dụng biện pháp tự bảo vệ như tiến hành gửi thư cảnh báo vi
phạm, thương lượng để yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và bối thường
thiệt hại.
Bên cạnh đó, chủ sở hữu cũng có thể yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành áp dụng
biện pháp xử lý vi phạm hành chính, hiện tại, cơ quan nhà nước áp dụng quy định tại
Nghị định 99/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp,
mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm áp dụng đối với tổ chức vi phạm là 500 triệu đồng
và đối với cá nhân là 250 triệu đồng, áp dụng hình phạt bổ sung là tich thu tang vật,
phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạ và đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chủ sở hữu quyền cịn có thể cân nh c áp dụng biện pháp dân sự, khởi kiện ra toà
án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3.2 Mức phạt và kh c phục hậu quả:
Theo nghị định Số: 99/2013/NĐ-CP về QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP:
Điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại,
kiểu dáng công nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa,
dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:

13


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng
hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý,
kiểu dáng công nghiệp;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a
Khoản này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi
phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi
phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi
phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi
phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi
phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi
phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi
phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi
phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ
vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ
vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi
phạm trên 500.000.000 đồng.
13. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều
này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thiết kế, chế tạo, gia cơng, l p ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu
hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng
công nghiệp;
b) In, dán, đính, đúc, dập khn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm
khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng
cơng nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;
c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;
d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm
a, b và c Khoản này.

14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp quy định
tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều này trong trường hợp khơng có căn cứ xác định giá trị
hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng
dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển
hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì
hàng hóa.
16. Hình thức xử phạt bổ sung:
17. Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này.
18. Biện pháp kh c phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi
phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố
vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ
Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa q cảnh xâm phạm quyền sở
hữu cơng nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12
Điều này;
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


d) Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh
nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;
e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy
định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này.
Điều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa

giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng
hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a
Khoản này.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ
trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ
trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ
trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ
trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ
trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ
trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi
phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm


16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trên 300.000.000 đồng.
10. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều
này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chế tạo, gia công, l p ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý giả mạo;
b) In, dán, đính, đúc, dập khn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm
khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo lên hàng hóa;
c) Nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;
d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm
a, b và c Khoản này.
11. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
quy định tại Khoản 1 và Khoản 10 Điều này trong trường hợp khơng có căn cứ xác định
giá trị hàng hóa vi phạm.
12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ
Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03
tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.
13. Biện pháp kh c phục hậu quả:
c) Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm mục đích
thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu,
vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa
giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả
năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi

phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này;
d) Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, phương
tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh
hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên
hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10 Điều này;

e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy
định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.
Điều 13. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem,
nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trong các hành vi sau đây trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý giả mạo có số luợng đến 500 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tương đương (sau đây
gọi t t là đơn vị):
a) Bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; cung cấp; tàng trữ; trưng bày để bán tem,
nhãn, bao bì, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a
Khoản này.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 500 đơn vị đến 1.000 đơn vị.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 1.000 đơn vị đến 2.000 đơn vị.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 2.000 đơn vị đến 5.000 đơn vị.
5. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 5.000 đơn vị đến 10.000 đơn vị.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng trên 10.000 đơn vị.

7. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 6 Điều
này đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất bao gồm cả thiết kế, in ấn; nhập khẩu tem, nhãn, bao bì, vật phẩm
khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a
Khoản này.
8. Biện pháp kh c phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo
đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 7 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy
định từ Khoản 1 đến Khoản 7 Điều này.

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CASE STUDY
1.


Chả mực Hạ Long

Ngày 11/08/2001, Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho Cơng ty Hữu Hịa giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH) số 3456 bảo hộ nhãn hiệu “Hạ Long” đăng ký cho sản
phẩm chả mực. Chả mực có mùi thơm đặc trưng, vị mặn đậm, ngọt tự nhiên, giịn, dai,
ch c và bùi của cơng ty này đã được người tiêu dùng ưa thích và biết đến rộng rãi. Tuy
nhiên, khi nhận thấy tiềm năng phát triển của sản phẩm này, tháng 6 năm 2006, UBND
tỉnh Quảng Ninh triển khai việc đăng ký chỉ dẫn địa lý “Hạ Long” cho sản phẩm chả
mực để nhiều cơ sở tại Hạ Long có thể sử dụng cho sản phẩm của mình. Ngày
20/10/2008, UBND tỉnh Quảng Ninh nhận được thơng báo từ Cục SHTT về việc chỉ
dẫn địa lý trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ cho Công ty Hữu Hịa.
UBND tỉnh Quảng Ninh có cơng văn u cầu Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực
GCNĐKNH của Cơng ty Hữu Hịa do đăng ký tên địa danh mà khơng được sự đồng ý
của cơ quan có thẩm quyền và xúc tiến việc đăng ký cấp GCNĐKCDĐL cho UBND
tỉnh Quảng Ninh.
Vậy cục SHTT có chấp nhận hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH của Cơng ty Hữu Hịa
khơng? Và những phương án nào để UBND tỉnh Quảng Ninh có thể đăng ký thành công
chỉ dẫn địa lý (CDĐL) “Hạ Long” cho sản phẩm chả mực?
1.1 Cục Sở hữu trí tuệ không chấp nhận hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH “Hạ Long” của
Cơng ty Hữu Hịa
Căn cứ Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau
đây gọi là Luật SHTT) quy định về việc hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ, theo đó:

“1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ tồn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a. Người nộp đơn đăng ký khơng có quyền đăng ký và khơng được chuyển nhượng
quyền đăng ký đối với…. nhãn hiệu;
b. Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời
điểm cấp văn bằng bảo hộ.
2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó khơng
đáp ứng điều kiện bảo hộ.”

Có thể thấy rằng, văn bằng bảo hộ chỉ bị hủy bỏ hiệu lực nếu thuộc các trường hợp
quy định tại Điều 96 Luật SHTT. Đó là:
i) Người nộp đơn đăng ký khơng có quyền đăng ký và khơng được chuyển
nhượng quyền đăng ký
ii) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời
điểm cấp văn bằng.Hay nói cách khác, nếu khơng rơi vào hai trường hợp trên, thì
19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


không được phép hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
Xét tình huống trên, có thể thấy:
Thứ nhất, Cơng ty Hữu Hịa có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật SHTT về quyền đăng ký nhãn hiệu: “Tổ
chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc
dịch vụ do mình cung cấp”. Theo tình huống, có thể thấy Cơng ty Hữu Hịa đã sản xuất,
kinh doanh loại sản phẩm, hàng hóa là chả mực, và sản phẩm của Cơng ty Hữu Hịa đã
được người tiêu dùng ưa thích, biết đến rộng rãi nhờ mùi thơm đặc trưng, vị mặn đậm,
ngọt tự nhiên, giòn, dai, ch c và bùi của sản phẩm.
Mặt khác, chả mực do Cơng ty Hữu Hịa sản xuất, kinh doanh khơng thuộc danh
mục hàng hóa bị cấm sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do đó, có thể
khẳng định rằng, Cơng ty Hữu Hịa có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm,
hàng hóa mà công ty đang sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, dấu hiệu “Hạ Long” đáp ứng điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng
bảo hộ (ngày 11/08/2001).
(Tại thời điểm năm 2001, Luật SHTT chưa ra đời, nên nhóm khơng rõ để được cấp
GCNĐKNH khi đó, thì cần đáp ứng điều kiện gì, do đó, nhóm xin được áp dụng các
điều kiện quy định tại Luật SHTT năm 2005 – là văn bản đang có hiệu lực khi UBND
tỉnh Quảng Ninh có yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ).

Theo đó, điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu đó là:
i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, kể cả hình ba
chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu s c;
ii) Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hóa, dịch vụ của chủ thể khác. (Điều 72 Luật SHTT).
Dựa theo vụ việc trên, có thể thấy:
Một là, dấu hiệu “Hạ Long” là dấu hiệu nhìn thấy được, được thể hiện dưới dạng
chữ cái, từ ngữ.
Hai là, dấu hiệu “Hạ Long” có khả năng phân biệt.Bởi, tại thời điểm đó, dấu hiệu
này khơng thuộc các trường hợp được coi là khơng có khả năng phân biệt được liệt kê
tại Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT.
Ba là, dấu hiệu “Hạ Long” không thuộc các trường hợp không được bảo hộ với
danh nghĩa nhãn hiệu được liệt kê tại Điều 73 Luật SHTT.
Bốn là, tại thời điểm được cấp GCNĐKNH, khơng có nhãn hiệu nổi tiếng nào là
“Hạ Long”. Do đó, dấu hiệu “Hạ Long” của Cơng ty Hữu Hịa khơng xâm phạm đến
nhãn hiệu nổi tiếng.
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Do đó, có thể thấy, dấu hiệu “Hạ Long” đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ làm
nhãn hiệu.
Thứ ba, Cơng ty Hữu Hịa trung thực khi nộp đơn, khơng hề có hành vi bao che,
dấu giếm thơng tin. Và với dấu hiệu “Hạ Long”, thì ch c ch n rằng, ai ai cũng biết (kể cả
Cục SHTT) đó là một địa danh. Và Cơng ty Hữu Hịa khơng hề che dấu hay khai báo
gian dối khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Thứ tư, cần làm rõ thời điểm UBND tỉnh Quảng Ninh gửi công văn yêu cầu Cục
Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH của Cơng ty Hữu Hòa. Bởi, theo Khoản 3
Điều 96 Luật SHTT, thì thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của

GCNĐKNH là 5 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.
Theo tình huống, Cơng ty Hữu Hịa được cấp GCNĐKNH ngày 11/08/2001. Mặc dù
tình huống khơng nói rõ UBND tỉnh Quảng Ninh gửi công văn yêu cầu Cục SHTT hủy bỏ
hiệu lực văn bằng bảo hộ này khi nào, nhưng dựa vào chi tiết: “Ngày 20/10/2008, UBND
tỉnh Quảng Ninh nhận được thông báo từ Cục SHTT về việc CDĐL trùng với nhãn hiệu
đang được bảo hộ cho Cơng ty Hữu Hịa”, nên có thể đốn rằng, UBND tỉnh Quảng Ninh
đã gửi công văn yêu cầu này sau ngày 20/10/2008. Tức đã hết thời hiệu thực hiện quyền
yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của GCNĐKNH. Tất nhiên, sẽ không áp dụng thời hiệu này, nếu
người nộp đơn không trung thực, nhưng như đã phân tích ở trên, Cơng ty Hữu Hịa khơng
gian dối, dấu giếm thơng tin khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Hạ Long”.

Từ đó, khơng có đủ căn cứ để Cục SHTT hủy bỏ hiệu lực của GCNĐKNH số
3456 bảo hộ nhãn hiệu “Hạ Long” đăng ký cho sản phẩm chả mực của Công ty Hữu
Hịa. Do đó, việc Cục SHTT thơng báo việc khơng cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý
“Hạ Long” cho sản phẩm chả mực của UBND tỉnh Quảng Ninh là đúng quy định.
(Đến năm 2009, sau khi sửa đổi Luật SHTT, tại Khoản 3, 4 Điều 87, có bổ sung
thêm quy định nếu dấu hiệu mà chỉ nguồn gốc địa lý hoặc đặc sản địa phương của Việt
Nam, thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Có lẽ, sau khi hàng loạt
các vụ việc như: chả cá Hạ Long, kẹo dừa Bến Tre,… xảy ra, thì pháp luật đã có những
quy định siết chặt việc đăng ký nhãn hiệu cho những dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý, đặc
sản địa phương).
1.2 Đề xuất để UBND tỉnh Quảng Ninh đăng ký thành công chỉ dẫn địa lý “Hạ Long”
cho sản phẩm chả mực
Với việc không thể hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH cho nhãn hiệu “Hạ Long” đăng
ký cho sản phẩm chả mực của Cơng ty Hữu Hịa, UBND tỉnh Quảng Ninh có thể chọn
hai phương án sau:
-

Phương án 1: Mua lại nhãn hiệu “Hạ Long”, rồi sau đó, thực hiện các thủ tục đăng
ký chỉ dẫn địa lý.


21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×