Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

(Tiểu luận FTU) hiệu quả mô hình KTTH của heineken tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.19 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-------***------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
MƠN HỌC: KINH TẾ MƠI TRƯỜNG

HIỆU QUẢ MƠ HÌNH KINH TẾ TUẦN
HOÀN CỦA HEINEKEN TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Minh Nguyệt
Thành viên thực hiện: Ngô Thu Nga

– 1714410160

Vũ Phương Thảo

– 1714410212

Nguyễn Thị Thuỷ Ly – 1814420070
Đàm Thị Trà My

– 1814420075

Đào Xuân Mỹ

– 1614410121

Nguyễn Hoàng Yến

– 1814420113



Hà Nội, tháng 3 năm 2020
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ......................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4
I, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..........................................................5
1.

Cơ sở lý luận........................................................................................................................5

1.1. Khái niệm.............................................................................................................................5
1.2. Nguyên nhân ra đời..............................................................................................................5
1.3. Các nguyên tắc cơ bản.........................................................................................................7
2.

Tổng quan nghiên cứu.........................................................................................................8

2.1. Nghiên cứu nước ngoài........................................................................................................8
2.2. Nghiên cứu trong nước:.....................................................................................................10
II, MƠ HÌNH KINH TẾ TUẦN HỒN CỦA HEINEIKEN..................................................12
1.

Thực trạng chung mơi trường Việt Nam...........................................................................12


2.

Mơ hình kinh tế tuần hồn của Heineken..........................................................................14

2.1. Tìm hiểu chung về Heineken.............................................................................................14
2.2. Mơ hình kinh tế tuần hồn của Heineken Việt Nam..........................................................15
2.3. Thành tựu đạt được............................................................................................................23
IV. GIẢI PHÁP.........................................................................................................................29
1.

Thuận lợi............................................................................................................................29

2.

Thách thức.........................................................................................................................31

3.

Giải pháp............................................................................................................................33

3.1. Giải pháp từ phía nhà nước................................................................................................33
3.2. Từ phía doanh nghiệp........................................................................................................34
3.3. Giải pháp từ phía người tiêu dùng.....................................................................................35
KẾT LUẬN...............................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................38

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1: Mơ tả quy trình hoạt động của mơ hình kinh tế tuyến tính truyền thống
Hình 2. Mơ tả quy trình hoạt động của mơ hình kinh tế tuần hồn
Hình 3: Mơ tả tác động đến kinh tế xã hội của Heineken Việt Nam
Hình 4: 6 lĩnh vực cần đạt được trong áp dụng mơ hình của Heineken
Hình 5. Tác động tích cực của nhà máy Heineken
Hình 6. Báo cáo giảm mức tiêu thụ nước trong sản xuất bia năm 2018
Hình 7. Lượng chất thải của Heineken Việt Nam năm 2018
Hình 8. Cây cầu tại kênh Hịa Bình, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang,
xuống cấp đã được thay bằng cây cầu mới do Heineken Việt Nam xây dựng
Hình 9. Tổng mức phát thải cacbon và tiêu thụ năng lượng của nhà máy Heineken VN
Hình 10. Lợi ích của “Tủ lạnh xanh” – Chương trình bảo vệ mơi trường của Heineken
Bảng 1: So sánh các yếu tố cơ bản về 2 mô hình kinh tế : KTTT và KTTH
Bảng 2: Chiến lược sáng kiến của Heineken Việt Nam năm 2018 và hiệu quả

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày nay luôn được cải tiến và ngày một phát triển hơn, chúng ta phải
kể đến cơng lao lớn nhất của các chính sách đối với tăng trưởng kinh tế, song song với
đó chính là bảo vệ mơi trường. Mỗi một chính sách, một mơ hình kinh tế hay biện
pháp cải thiện nào được đưa ra đều phải thông qua đánh giá tác động của chúng tới xã
hội, và đương nhiên, yếu tố môi trường sống luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi ta đang
sống và tồn tại trong môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc
sống và sự tồn tại của con người, vậy nên  môi trường luôn là vấn đề nóng hổi và được
đặt lên bàn cân chính sách của phần lớn các quốc gia trên thế giới.

Kinh tế tuần hoàn - một cái tên trong thời gian gần đây đã gây được cảm tình và
đang được áp dụng rộng rãi trong mơ hình kinh tế của nhiều nước trên thế giới nhờ
vào ba đặc trưng cơ bản đó là: tuyến tính, tuần hồn và hiệu quả. Đây là một xu hướng
phát triển bền vững nhằm đạt được cả 2 mục tiêu, đó là ứng phó với sự cạn kiệt của tài
ngun đầu vào và tình trạng ơ nhiễm môi trường trong phát triển ở đầu ra.
HEINEKEN, một trong những doanh nghiệp có đóng góp cho tỷ trọng GDP khá lớn
của nước ta chính là doanh nghiệp đặt nền móng sớm nhất cho việc áp dụng mơ hình
kinh tế tuần hồn vào quy trình sản xuất thành cơng ở Việt Nam với nhiều thành tựu
mà họ đã gặt hái được trong nhiều năm. Chính vì vậy, nhóm đã quyết định thực hiện
nghiên cứu đề tài “Hiệu quả mơ hình kinh tế tuần hồn của Heineken tại Việt Nam
tới mơi trường” để làm rõ hơn về mơ hình cũng như các tác động tích cực, từ đó đưa
ra các hướng đi phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường. Bài nghiên cứu của chúng em bao gồm 3 phần:
Phần I : Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
Phần II: Tình hình chung và mơ hình Kinh tế tuần hồn của Heineken
Phần III: Giải pháp 
Trong q trình làm nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng nhưng do hạn chế về thời
gian và kiến thức nên không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được
đánh giá, nhận xét và đóng góp ý kiến của cơ để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn,
chúng em xin chân thành cảm ơn.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


I, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận 
1.1.Khái niệm  
             Kinh tế tuần hoàn ( circular economy) là một mơ hình kinh tế trong đó các

hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và
loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. (Nguồn: Wikipedia)
1.2. Ngun nhân ra đời
Mơ hình kinh tế tuyến tính đã góp phần giúp cho sự phát triển một cách vượt
bậc của nền kinh tế thế giới trong suốt những thế kỷ qua. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển trên, những nhược điểm chính của nền kinh tế tuyến tính được tìm thấy trong việc
thiếu các giải pháp cho tình trạng thiếu nguyên liệu ngày càng tăng, ô nhiễm gia tăng,
nhu cầu vật liệu tăng và nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có trách
nhiệm.          
Những nhược điểm của nền kinh tế tuyến tính vạch ra sự cấp bách cho một mơ
hình thay thế và đó là  mơ hình kinh tế tuần hồn. Mơ hình này chú trọng việc quản lý
và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Nền kinh tế
tuần hồn chính là xu thế tất yếu cho một tương lai bền vững.

 So sánh kinh tế tuần hoàn và kinh tế tuyến tính
              Có thể nhận thấy sự khác nhau cơ bản về cách vận hành của 2 mơ hình kinh tế
này . 
             Mơ hình kinh tế tuyến tính vận hành như một dòng chảy, đầu vào là các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, trải qua các quy trình sản xuất sau đó đến tiêu thụ thì cuối cùng
sẽ tạo ra một lượng phế thải khổng lồ. Đi kèm với đó là sự lãng phí tài nguyên và thiếu
tính bền vững trong khi các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt đòi hỏi con người cần
phải khai thác và sử dụng hợp lí.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 1: Mơ tả quy trình hoạt động của mơ hình kinh tế tuyến tính truyền thống
               Trong khi đó, mơ hình kinh tế kinh tế tuần hồn vận hành theo quy trình

vịng trịn khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Đầu ra của chu kì này sẽ trở thành
nguyên liệu đầu vào của một chu kì mới, vịng đời mới, lấp đầy khoảng trống trong các
hệ sinh thái công nghiệp và giảm thiểu lượng rác thải. Kinh tế tuần hồn là một mơ
hình kinh tế ưu việt, nó vừa tạo ra lợi nhuận, vừa tạo ra công ăn việc làm,  phát triển
kinh tế đi liền với bảo vệ môi trường, đem đến những giá trị tích cực cho xã hội, từ đó
hướng tới một nền kinh tế xanh. 

Hình 2. Mơ tả quy trình hoạt động của mơ hình kinh tế tuần hoàn
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


  
Bảng1: So sánh các yếu tố cơ bản về 2 mơ hình kinh tế : KTTT và KTTH
Kinh tế tuyến tính

Kinh tế tuần hồn

Chu trình

Khai thác - Sản xuất - Tiêu thụ Rác thải

Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế

Mục tiêu
chính

Tập trung phát triển kinh tế


Phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ
mơi trường

Vịng đời

Ngắn hạn, chỉ có 1 chiều

Dài hạn, tạo thành vịng trịn khép
kín

Tái sử dụng

Tạo ra rác thải, không tái sử
dụng được

Theo quy tắc “ phân tầng “

           
1.3.Các nguyên tắc cơ bản 
Thiết kế để tái sử dụng: Rác thải sẽ không tồn tại nếu các thành phần sinh học
và hóa học trong sản phẩm được thiết kế sao cho có thể đưa chúng vào tái sử dụng
trong một chu trình mới. Nói cách khác, có thể phân tách và/hoặc tái sử dụng các
thành phần này.  
Khả năng linh động nhờ sự đa dạng: Các hệ thống có sự kết nối nội bộ đa dạng
thường có sức chống chịu cao và linh động trước những tác động bất ngờ từ ngoại
cảnh. Trong nền kinh tế, để có được sự linh động đó, cần phải có sự đa dạng về các
loại hình doanh nghiệp, mơ hình kinh doanh và hệ thống sản xuất, đồng thời các mạng
lưới kinh doanh cũng phải có những mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau cũng như với
nhiều nhà cung cấp và khách hàng khác nhau. Các hệ sinh thái tự nhiên là những ví dụ
minh họa sống động nhất cho các hệ thống sản xuất linh động như thế này.

Sử dụng năng lượng từ các nguồn vô tận: Để giảm tải những tổn thất về sản
phẩm (bằng cách tái chế nâng cấp), cần phải sử dụng thêm năng lượng. Có hai nguồn
năng lượng chính ln sẵn có: năng lượng (năng lượng tái chế) và sức lao động. Chỉ
có thể đáp ứng được các điều kiện của một nền kinh tế tuần hoàn bằng cách sử dụng
các nguồn năng lượng tái chế.
Tư duy hệ thống: Tư duy hệ thống tập trung vào các hệ thống phi tuyến tính,
đặc biệt là các vịng lặp phản hồi (feedback loop – là một cấu trúc hệ thống trong đó
đầu ra ở một mắt xích trong cấu trúc này sẽ có tác động lên đầu vào tại chính mắt xích
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đó). Trong các hệ thống này, sự kết hợp giữa các nhân tố môi trường không chắc chắn
với sự phản hồi trước các nhân tố đó thường mang lại những kết quả khó dự đốn
trước. Tuy nhiên, để tìm hiểu cách tối ưu hóa các hệ thống này, cần phải cân nhắc đến
những mối quan hệ giữa chúng và đường đi của các nguyên liệu trong chu trình sản
xuất. Để làm được điều này, cần phải có sự định hướng lâu dài. Tại nhiều cấp độ và
quy mô khác nhau trong nền kinh tế tuần hoàn, các hệ thống hoạt động trong đó tác
động lẫn nhau, từ đó xuất hiện những mối quan hệ phụ thuộc và tạo nên những vịng
lặp phản hồi giúp củng cố cho tính linh động của nền kinh tế tuần hoàn.
Nền tảng sinh học: Càng ngày càng có nhiều hàng hóa tiêu dùng được tạo nên
từ các nguyên liệu sinh học và quá trình sử dụng chúng diễn ra dựa trên quy tắc “phân
tầng”: các thành phần sinh học này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trước
khi quay trở về các chu trình sinh quyển. ( Nguồn: Rabobank )
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1.Nghiên cứu nước ngoài
Martin Geissdoerfer, Paulo Savaget, Nancy Bocken và Erik Jan Hultink đã đưa
ra một vài những sự khác biệt giữa Kinh tế tuần hồn và Tính bền vững trong “The
Circular Economy – A new sustainability paradigm?”. Trong đó, KTTH là hệ thống tái

tạo lại đầu vào và chất thải, phát thải và rò rỉ năng lượng được giảm thiểu bằng cách
làm chậm, đóng và thu hẹp các vịng lặp vật liệu và năng lượng. Điều này có thể đạt
được thơng qua thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế
lâu dài. Với sự bền vững là sự tích hợp cân bằng giữa hiệu quả kinh tế, tính tồn diện
xã hội và khả năng phục hồi môi trường, mang lại lợi ích cho các thế hệ hiện tại và
tương lai. Bài viết chỉ ra một số điểm tương đồng giữa hai khái niệm trong việc phân
tích đa ngành, phi kinh tế và phát triển, dựa trên nền tảng tái thiết kế, cơ cấu có chủ
đích và khuyến khích để đạt được mục đích lâu dài, bền vững. Trong khi hai khái niệm
này đang bị dẫn tới sự không rõ ràng trong phân biệt, tài liệu đã chỉ ra điểm khác biệt
căn bản trong hai định nghĩa này: kinh tế tuần hoàn tập trung mang lại lợi ích cho mơi
trường, tác động chính sách nhằm giải quyết các thách thức đối với mơi trường, cịn
chính sách bền vững lại có liên quan mật thiết tới lợi ích tiềm tàng của tồn xã hội và
nền kinh tế: phát triển bền vững. Đối với hai đối tượng lợi ích khác nhau, rõ ràng các
biện pháp đưa ra cho sự bền vững và KTTH cũng sẽ là khác nhau. Tuy vậy, nghiên
cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích mà chưa đưa ra đánh giá cụ thể khách quan khi
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nào sẽ sử dụng hai khái niệm này, và hơn thế chưa tính đến khả năng cũng như một số
chính sách có liên quan để phát triển KTTH và sự bền vững của xã hội cùng các chi
phí phát sinh khác.
Yuliya Kalmykovaa , Madumita Sadagopanb, Leonardo Rosadoc (2018) trên cơ
sở cung cấp cái nhìn tổng quan về kinh tế tuần hoàn nhằm đưa ra một số phương pháp
tiếp cận lý thuyết, chiến lược và trường hợp áp dụng mơ hình kinh tế tuần hồn. Thứ
nhất đó là tiếp cận Cơ sở dữ liệu chiến lược, bao gồm 45 chiến lược KTTH có thể áp
dụng cho các phần khác nhau của chuỗi giá trị. Cách thứ hai là Cơ sở dữ liệu triển khai
KTTH, bao gồm hơn 100 trường hợp nghiên cứu được phân loại theo phạm vi, các
phần của chuỗi giá trị có liên quan, cũng như theo cấp độ thực hiện và chiến lược đã

sử dụng. Một phần trong quan sát từ các phân tích này đó là, trong khi các khâu như
tái chế, phục hồi, tiêu thụ và sử dụng đóng vai trị chính và là đặc điểm nổi bật, thì
phân phối và sản xuất lại hiếm khi được đưa vào mơ hình này. Mặt khác, cơng cụ thứ
hai chỉ ra những khoảng trống thị trường khi nhận thấy việc thực hiện mơ hình kinh tế
tuần hồn chỉ giới hạn trong việc lựa chọn sản phẩm, chất liệu và ngành trong khi đó
các thay đổi hệ thống đối với nền kinh tế rất hiếm khi được đề cập. Giám sát thực hiện
KTTH cũng đã được thảo luận trong bài báo này. Đề xuất phát triển thêm các phương
pháp giám sát dựa trên Kế toán lưu lượng vật liệu (MFA) và Kế toán các luồng nguyên
liệu cho phép theo dõi các thay đổi theo thời gian cũng như một cách để phân tích hiệu
quả của các chương trình KTTH.
Theo Nancy M. P. Bocken, Ingrid de Pauw, Conny Bakker & Bram van der
Grinten (2016), để chuyển đổi từ mơ hình kinh tế tuyến tính sang mơ hình kinh tế tuần
hồn thì mơ hình kinh doanh và chiến lược thiết kế & phát triển sản phẩm cần song
hành cùng nhau. Trong tương lai, chúng ta cần kết hợp nhiều mơ hình kinh doanh và
chiến lược thiết kế sản phẩm, hướng tiếp cận, phương pháp và các công cụ sẽ hỗ trợ
việc chuyển đổi sang mơ hình kinh tế tuần hồn này. Ví dụ, trường hợp của Miele đã
chứng minh sức mạnh tổng hợp của việc kết hợp mơ hình kinh doanh (tính chất đầy đủ
và độ dài tuổi thọ sản phẩm) và chiến lược thiết kế sản phẩm (thiết kế sản phẩm cho độ
bền hay sản phẩm để nâng cấp). Khung định nghĩa này được phát triển như một giải
pháp cho các nhà thiết kế, sáng tạo sản phẩm và các nhà lãnh đạo trong công ty.
Furkan Sariatli (2017) đã chỉ ra nền kinh tế tuần hoàn là hoàn toàn khả thi, bền
vững và là xu thế phát triển tất yếu để đối phó với những thách thức trên. Mơ hình
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


kinh tế tuần hồn có thể giảm được sự lãng phí bằng việc tái sử dụng các thành phần
cấu thành sản phẩm thơng qua thiết kế vịng sản phẩm khép kín và phương pháp xếp
tầng, bao gồm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nguyên vật liệu và năng lượng đầu

vào, gia tăng khả năng phục hồi trong nền kinh tế, bảo vệ môi trường và đáp ứng được
nhu cầu cao đến từ việc gia tăng dân số, tăng hiệu quả vận hành và hiệu quả chi phí
sản xuất. Hơn nữa, kinh tế tuần hồn phù hợp với mơ hình của các tập đồn vì nó nhấn
mạnh tính cạnh tranh và mơ hình chiến lược của các tập đồn, tăng cường sự kết nối
với người tiêu dùng. Tuy nhiên nhóm tác giả cũng nhận thấy, để mơ hình kinh tế tuần
hồn có giá trị thì cần phải có sự thay đổi căn bản trong cơ chế sản xuất và tiêu dùng.
Sjors Witjes a, Rodrigo Lozano (2016) nhận định sự bền vững là mục tiêu nhằm
giải quyết các vấn đề về môi trường, kinh tế - xã hội của thế hệ hiện tại và tương lai.
Khái niệm “kinh tế tuần hoàn” ra đời nhằm giải quyết vấn đề liên quan tới mơi trường
bằng cách chuyển sự lãng phí thành tài nguyên cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
Sự chuyển đổi này cần hệ thống thay đổi ở nhiều cấp độ, bao gồm: cơng nghệ, đổi mới
sáng tạo, mơ hình kinh doanh và sự hợp tác với các bên liên quan (ví dụ: nhà phân
phối). Nghiên cứu này nhằm thu hẹp khoảng cách của chi tiêu công bền vững và mơ
hình kinh doanh bền vững. Mơ hình “liên kết mua sắm và kinh doanh bền vững”
(ProBiz4CE) dựa trên kinh tế tuần hồn bằng cách tạo ra vịng đời khép kín cho sản
phẩm thông qua việc tái chế hoặc tác sử dụng, đồng thời chuyển đổi từ giá thành trên
một đơn vị sang giá trị được cung cấp trên một dịch vụ. Mơ hình ProBiz4CE được
phát triển dựa vào sự hỗ trợ của chi tiêu cơng bền vững. Tuy nhiên, nó cũng có thể áp
dụng được ở khu vực tư nhân. Điều này tạo điều kiện cho việc ra quyết định bởi các
bên và có thể giảm thời gian cần thiết để đạt được thỏa thuận chung.
2.2. Nghiên cứu trong nước:
Tới thời điểm hiện tại, mơ hình kinh tế tuần hồn vẫn chưa thực sự phổ biến
trong nền kinh tế môi trường Việt Nam, tuy nhiên, chúng ta đều có thể thấy được
những tác động tích cực mà một nền kinh tế tuần hoàn mang lại. Theo những nghiên
cứu và phân tích của PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh, TS.Lại Văn Mạnh và TS.Nguyễn
Hồng Nam của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT,
việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để phát triển nhanh và bền
vững , không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, mơi trường mà cịn ứng phó với biến đổi
khí hậu. Tiếp cận chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn cũng giúp đáp ứng các mục tiêu
10


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (European Commission,
2018), mang lại những lợi ích trong bối cảnh khủng hoảng tài nguyên, thực hiện
SDGs, ứng phó với biến đổi khí hậu (Parson Michael, 2019): cách tiếp cận này không
chỉ là những điều chỉnh nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của nền kinh tế truyền
thống - kinh tế tuyến tính mà cịn là một sự thay đổi hệ thống tạo ra khả năng phục hồi
lâu dài, cơ hội kinh doanh cũng như mang lại những lợi ích mơi trường và xã hội; là cơ
sở tiền đề để thực hiện các mục phát triển bền vững (SDGs 2030) thông qua đảm bảo
sản xuất và tiêu dùng bền vững như: giảm tỷ lệ hiện nay về suy thối tài ngun, gìn
giữ cho đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai; nâng cao nhận thức của người dân về tái
sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tiêu dùng các mặt hàng sử dụng một lần không cần
thiết; mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất để hỗ trợ thực hiện 100% tỷ lệ tái chế
nguyên liệu; là con đường hướng đến nền kinh tế các bon thấp, đặc biệt trong các
ngành cơng nghiệp nặng. Tính tốn của EU cho thấy, kinh tế tuần hồn thơng qua việc
đo lường, kiểm sốt các hoạt động từ phía nhu cầu có thể giúp giảm hơn một nửa
lượng khí thải phát ra từ các ngành công nghiệp.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


II, MƠ HÌNH KINH TẾ TUẦN HỒN CỦA HEINEIKEN
1. Thực trạng chung môi trường Việt Nam
Theo thông tin từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong
năm 2019, ơ nhiễm mơi trường diễn biến phức tạp. Ơ nhiễm khơng khí đang ngày trở
nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

có xu hướng "xấu" hơn với sự gia tăng các nguồn thải gây ô nhiễm. Đáng chú ý, chỉ số
chất lượng khơng khí (AQI) có thời điểm vượt ngưỡng an toàn, nguy hại tới sức khỏe
người dân, nhất là bụi mịn PM2.5. Tháng 9/2019, nồng độ bụi tăng mạnh so với các
tháng trước đó và so với cùng kỳ các năm từ 2015-2018. Từ tháng 9-12/2019, chỉ số
AQI giờ nhiều nơi đã vượt giá trị 200, đặc biệt có ngày chỉ số AQI giờ có nơi vượt
ngưỡng 300, mức nguy hại cho sức khỏe.
Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng khơng khí như: PAM Air, Air Visual, ô
nhiễm không dừng ở Hà Nội mà lan ra tồn miền Bắc như: Việt Trì, Tun Quang,
Thái Ngun, Hải Phịng, Hưng n, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, hầu hết ở
ngưỡng đỏ, xấp xỉ ngưỡng tím, một số nơi đến ngưỡng nâu – ngưỡng cao nhất trong
thang bậc cảnh báo.
Vụ cháy nhà máy của Cơng ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đơng tại
quận Thanh Xn, Hà Nội xảy ra ngày 28/8/2019, phát tán ra môi trường từ 15,1 kg
đến 27,2 kg thủy ngân. Đây là sự cố cháy nổ có liên quan đến hóa chất, tiềm ẩn nguy
cơ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân.
Liên quan đến tình trạng ơ nhiễm nguồn nước, trong năm 2019, mức độ ô
nhiễm trở nên ngày càng đáng báo động. Tình trạng chung là lượng nước thải đô thị
lớn hầu như đều chưa được xử lý, mang theo rất nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi
trường xả trực tiếp vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông; một phần của số này
lại ngấm xuống các mạch nước ngầm làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh
hoạt. Ngồi ra, tại nhiều tỉnh thành, nước thải cơng nghiệp, nước thải từ các làng nghề,
rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi cũng làm ô nhiễm nặng hệ thống sơng ngịi.
Tại Hà Nội, điển hình của ơ nhiễm nước là vụ nước sông Đà nhiễm dầu thải;
nước ngầm tại Hà Nội nhiễm asen nặng; nguy cơ nước nhiễm thuỷ ngân sau vụ cháy
nhà máy Rạng Đông; hay những vấn đề liên quan đến làm sạch sông Tô Lịch. Tại
miền Nam, ô nhiễm nước mặt sông Đồng Nai ngày càng trở nên nghiêm trọng, không

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



đủ tiêu chuẩn để cấp nước sinh hoạt cho người dân. Các sơng khác như sơng Thị Vải,
Sài Gịn, Vàm Cỏ, Tiền – Hậu đều có mức độ ơ nhiễm mở rộng.
Năm 2019 cũng xảy ra tình trạng “khủng hoảng rác” trên nhiều tỉnh thành, cụ
thể là tình trạng quá tải, ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác và các nhà máy
xử lý rác thải khi lượng rác thải ngày càng nhiều nhưng quỹ đất dành cho việc chôn
lấp ngày càng hạn hẹp và công nghệ xử lý cịn lạc hậu. 
Điển hình là vụ người dân chặn không cho xe chở rác vào bãi chôn lấp ở bãi rác
Nam Sơn (Sơn Tây) khiến rác ứ đọng, ngập ngụa; hàng chục ngàn tấn rác thải tồn
đọng tại nhiều địa phương ở Quảng Nam; Đà Nẵng chi đến 12 tỷ chỉ để mua bạt che
rác ở bãi rác Khánh Sơn v.v. Ngoài ra, vấn nạn rác thải cũng đang diễn ra ở nhiều
huyện đảo du lịch như: Lý Sơn, Bình Ba, Cơn Đảo, Phú Quốc, Nam Du…
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, trong tổng số 660 bãi chơn lấp có quy mơ
lớn hơn 1 ha mới có 120 bãi chơn lấp hợp vệ sinh, trong đó Hà Nội có tới 85 – 90% số
bãi chơn lấp rác không hợp vệ sinh. Nhiều bãi chôn lấp, nhà máy xử lý rác thải tại Việt
Nam trong tình trạng quá tải, tồn đọng hàng chục đến hàng trăm nghìn tấn rác thải
chưa được xử lý. Những “núi rác” này không được che chắn, khơng có chống thấm
nền, khơng có hệ thống thu gom nước rỉ rác, khơng có biện pháp xử lý mùi hôi, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. 
Mặc dù ô nhiễm đất ở Việt Nam không phải là vấn đề cấp bách như ơ nhiễm
nước và khơng khí, nhưng đây cũng là một vấn đề quan trọng cần tính đến khi đề cập
đến ơ nhiễm mơi trường. Nó có thể ảnh hưởng đến người dân Sức khỏe cũng như năng
suất nơng nghiệp, đó là thế mạnh của mơ hình phát triển Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Mơi trường Việt Nam, chất lượng môi trường đất ở hầu
hết các khu vực đô thị hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải và rác thải từ
các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải. 
Số liệu thống kê không mong muốn được liệt kê bởi Viện Sức khỏe Nghề
nghiệp và Môi trường (Hung Yen) ghi nhận rằng có 207 trẻ em trong số 317 trẻ có xét
nghiệm mẫu bị nhiễm độc chì.


13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2. Mơ hình kinh tế tuần hồn của Heineken
2.1. Tìm hiểu chung về Heineken
a) Heineken toàn cầu
Heineken là một trong những thương hiệu bia nổi tiếng trên toàn thế giới xuất
xứ từ Hà Lan, ra đời vào năm 1873. Vào thời gian đầu, nhà máy chỉ sản xuất bia cho
thị trường trong nước. Năm 1912, Heineken xuất khẩu sang các nước Bỉ, Anh, Tây
Phi, Ấn Độ.... Heineken có mặt ở 170 nước trên thế giới với 120 nhà máy ở hơn 60
quốc gia, khối lượng bia sản xuất lên đến 109 triệu hectolit hàng năm. Heineken là một
dòng bia cao cấp với màu xanh lá cây đặc trưng đi kèm với một logo hình ngơi sao đỏ
nổi bật và câu slogan nổi tiếng „„Chỉ có thể là Heineken – It could be only
Heineken‟‟ Theo bảng xếp hạng và đánh giá của Interbrand/Business Week hàng năm
về 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới, thương hiệu Heineken trị giá đến 2.4 tỷ USD,
được ADSA xếp vào “Beer Category Launch of the year”, chiếm 3 giải thưởng về PR,
bao bì và quảng bá qua radio của giải thưởng hàng năm của tạp chí Grocer cho quảng
cáo và tiếp thị.
b) Heineken Việt Nam
Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam (Tên trước đây: Công ty
TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam) được thành lập vào năm 1991 là công ty liên doanh
giữa Công ty TNHH Heineken Châu Á Thái Bình Dương (HAP) có trụ sở chính tại
Singapore và Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gòn (SATRA). Với các nhà máy đang
hoạt động tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Vũng Tàu và Tiền Giang,
sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bia mang thương hiệu Heineken, Tiger, Tiger
Crystal, Desperados, Strongbow Cider, Biere Larue, Biere Larue Export, BGI và
Bivina tại thị trường Việt Nam.

Những năm qua, Heineken Việt Nam luôn tiên phong áp dụng các sáng kiến,
cơng nghệ, mơ hình phát triển tiên tiến, bền vững; đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm,
truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp cùng theo đuổi con đường tăng trưởng
xanh. Với chiến lược hoạt động theo định hướng tích cực cho con người, hành tinh và
nền kinh tế, Heineken Việt Nam tiếp tục gắn phát triển bền vững vào chiến lược hoạt
động cốt lõi, đặt ra các chuẩn mực mới trong phát triển bền vững thông qua việc liên
tục cải tiến, đánh giá nghiêm ngặt và báo cáo công khai các kết quả hoạt động. Tác
động đến kinh tế xã hội của Heineken được mô tả trong hình minh hoạ dưới đây:
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 3: Mơ tả tác động đến kinh tế xã hội của Heineken Việt Nam

 
(Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững của Heineken Việt Nam năm 2018)

2.2. Mơ hình kinh tế tuần hoàn của Heineken Việt Nam
a, Mục tiêu:
Nhận thức được rõ trách nhiệm của mình là một doanh nghiệp mang tầm quốc
tế, với hàng trăm nhà máy sản xuất trên hầu hết các quốc gia trên thế giới, Heineken
biết rằng ngoài việc kinh doanh mang lại lợi nhuận đơn thuần, thương hiệu cần hướng
tới những giá trị tích cực cho cả những bên liên quan bao gồm các nhân viên
Heineken, các đối tác làm ăn, các nhà cung ứng, chính phủ, cộng đồng lân cận nơi đặt
nhà máy,..... Chiến lược Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn là một chiến lược phát triển
bền vững mang tính dài hạn và tồn cầu, là một phần khơng thể thiếu trong hoạt động
kinh doanh của Heineken nhằm đạt được những giá trị mà hãng đã đặt ra .Tại Nhà
Máy Bia Heineken Việt Nam, chiến lược được tùy chỉnh cho phù hợp với bối cảnh
Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu Vì Một Việt Nam Tốt Đẹp Hơn, nhưng vẫn dựa

trên chiến lược tồn cầu là tập trung vào 6 lĩnh vực chính như sau

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 4: 6 lĩnh vực cần đạt được trong áp dụng mơ hình của Heineken
Với mỗi lĩnh vực nêu trên, Heineken định rõ mục tiêu cụ thể như sau:
Bảo vệ nguồn nước: giảm lượng nước tiêu thụ trong quá trình sản xuất đồng
thời quản lí, xử lí nước thải trước khi trả về mơi trường. Bên cạnh đó, hãng cũng hỗ trợ
kết nối nguồn nước an toàn cho những khu vực khan hiếm nước sạch sinh hoạt và tiêu
dùng.
Giảm khí thải CO2: sử dụng năng lượng tái tạo hiệu quả bảo vệ môi trường, tiết
kiệm tài nguyên, giảm phát thải khí cacbon trong nhà máy, tủ lạnh và phân phối, hạn
chế tối đa chất thải trong sản xuất và tái chế chất thải để phục vụ cho mục đích thích
hợp.
Nguồn cung ứng bền vững: khuyến khích nguồn cung ứng địa phương và quản
lý nhà cung cấp về việc ứng xử có trách nhiệm và bền vững trong kinh doanh, giúp tạo
việc làm cho công nhân, phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, Heineken thực thi các
Quy tắc Nhà cung cấp để tạo nên nền tảng hoạt động cho sự phát triển bền vững.
Tuyên truyền uống có trách nhiệm: Heineken và Tiger là các nhãn hiệu lớn
hàng đầu thế giới, đi đầu trong việc truyền cảm hứng Uống có trách nhiệm; hợp tác
với các ban ngành có liên quan để thực hiện tun truyền
Sức khỏe an tồn: Doanh nghiệp ln đạt vững các mục tiêu về an tồn lao
động, khơng để xảy ra tai nạn liên quan đến môi trường và lao động của cơng nhận,
đặt “An tồn là trên hết” cũng như thực hiện nghiêm túc các quy tắc bảo vệ bản thân
cho nhân viện và gia đình.
16


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hỗ trợ cộng đồng: đẩy mạnh công tác đầu tư cộng đồng, tuyên truyền bảo vệ
nguồn nước, môi trường sống, Hỗ trợ phát triển nhân lực và chia sẻ kiến thức trong
toàn xã hội.
b, Cách thức thực hiện:
“Think circular, think Heineken Vietnam” là câu khẩu hiệu từ những ngày đầu
đi vào hoạt động của Heineken Việt Nam. Điểm cốt lõi của kinh tế tuần hồn chính là
ý tưởng biến chất thải thành tài nguyên. Để đạt được hiệu quả tối ưu,trở thành
Heineken đã đề ra rất nhiều chiến dịch và hành động thực tiễn tồn diện trong q
trình sản xuất, trong chính tổ chức cũng như đối với các bên liên quan
Trong nội bộ Heineken:
Trước hết để có thể thực hiện được mơ hình kinh tế tuần hồn, điều tất yếu đầu
tiên đó là trang bị cho mỗi một cá nhân trong công ty đầy đủ kiến thức về mô hình
này, giúp họ nắm rõ được đây là bản sắc của Heineken Việt Nam, rằng phát triển bền
vững không chỉ là nhiệm vụ của riêng bộ phận Phát triển bền vững mà là nhiệm vụ
chung của các bộ phận khác như marketing, chuỗi cung ứng, đối ngoại, nhân sự,...
Cụ thể, tháng 12 năm 2018, công ty đã mời chuyên gia tư vấn quốc tế hàng đầu
về kinh tế tuần hoàn huấn luyện cho 30 nhân viên từ các bộ phận sau đó họ được tập
luyện làm giảng viên để có thể truyền đạt lại lý thuyết cho tất cả nhân viên của bộ
phận mình. Nội dung của khóa huấn luyện bao gồm các nguyên tắc cốt lõi của kinh tế
tuần hồn, các điển hình và thí dụ cũng như bối cảnh trong nước và các cơ hội phát
triển cho Heineken Việt Nam.
Phát động chiến dịch “Văn phòng xanh”, tập trung vào việc giảm tiêu thụ điện,
nước, giấy và giảm chất thải tại nơi làm việc. Chiến dịch bao gồm các hành động như
sau: thay thế ly nhựa sử dụng 1 lần bằng ly sứ/chai nước cá nhân; chuyển từ phiếu ăn
bằng giấy sang quét vân tay kĩ thuật số; thúc đẩy tái chế; trồng cây xanh trong khu nhà
máy và khu văn phịng; sử dụng tối đa thơng gió và ánh sáng tự nhiên, để máy lạnh ở
25 độ. Nhờ chương trình này, Heineken Việt Nam đã giảm được đáng kể lượng phát

thải các bon và tạo nền tảng lí tưởng để tuyên truyền và gắn kết nhân viên trong các
sáng kiến phát triển bền vững.
Trong quá trình sản xuất:

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


(Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững năm 2018)
Nguyên liệu đầu vào:
Nguồn nước:
 Vì 95% bia là nước nhưng xét với tình hình Việt Nam khó khăn trong việc cấp
nước do thiếu cơ sở hạ tầng, thời tiết khí hậu làm lượng mưa không đều và nhiều yếu
tố khác nên việc sử dụng nguồn nước sao cho tiết kiệm và hiệu quả là 1 trong những
nhiệm vụ hàng đầu.

(Báo cáo Phát triển bền vững năm 2016)

Dựa vào số liệu của các năm trước, có thể thấy, hiệu suất sử dụng nước trung
bình của Việt Nam đã ln thấp hơn so với mức trung bình của cả tập đồn, Heineken
Việt Nam vẫn đang đặt ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2021, hiệu suất này sẽ giảm
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xuống còn 2.48 hl/hl bia. Các hành động cụ thể qua các năm dựa trên mức độ phát
triển và nghiên cứu:
Về thay đổi hành vi: Hệ thống Kiểm soát Hàng ngày (DCS) giúp tăng cường

việc sử dụng nước có trách nhiệm và khuyến khích nhân viên các nhà máy ln lưu ý
và báo ngay khi có rị rỉ. Bên cạnh đó, chương trình “Các sáng kiến Khơng Thất
Thốt” khích lệ nhân viên đóng góp sáng kiến nhằm giảm tiêu thụ nước trong tất cả
các hoạt động và tưởng thưởng cho họ vì các sáng kiến đó.
Cải tiến trong quy trình vận hành: Công ty thường xuyên kiểm tra việc sử dụng
nước tại nhà xưởng mỗi tháng vài lần để phát hiện các điểm bất thường nếu có (thí dụ:
rị rỉ, sử dụng nước khơng đúng mục đích) và theo dõi thực hiện các biện pháp khắc
phục: thay đổi kích thước đầu phun rửa chai sao để giảm lượng nước tiêu thụ; tối ưu
hóa thời gian lưu chuyển nước nóng trong quy trình thanh trùng; chuyển nước nóng dư
từ nhà nấu sang sử dụng cho công đoạn thanh trùng và vệ sinh cơng nghiệp. Năm
2018, bằng xem xét lại quy trình vệ sinh nhà xưởng tại nhà máy bia từ đó triển khai
một số cải tiến bao gồm việc cắt giảm sử dụng hóa chất nhằm giảm được số lần rửa,
Heineken Việt Nam đã giảm được 27% chi phí và góp phần giảm mức tiêu thụ nước.
Năng lượng
Các quy trình sản xuất bia cần cả nhiệt năng và điện năng, là hai nguồn phát
thải khí nhà kính chính yếu. Chính vì thế, trọng tâm hoạt động của Heineken Việt Nam
bao gồm cả việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng đồng thời đầu tư và tăng cường
sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất. 
Heineken cam kết sử dụng nhiên liệu sinh khối, các phụ phẩm nông nghiệp như
vỏ trấu, mùn cưa và dăm gỗ (thường bị đốt bỏ hoặc đổ bỏ ra sông nếu không sử dụng)
đã được mua từ nông dân địa phương, giúp họ tăng thêm thu nhập. Trong năm 2017,
hơn 52.800 tấn trấu - trị giá khoảng 42,2 tỷ đồng đã được thu mua, đáp ứng 100%
nhiệt năng cho bốn trong số sáu nhà máy bia tại Việt Nam. Với tỷ lệ các nguồn năng
lượng tái tạo đang sử dụng hiện nay, Heineken Việt Nam đã giảm được 38.617 tấn
CO2 so với sử dụng 100% nhiên liệu hóa thạch.
Kế hoạch dài hạn là sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo như năng lượng mặt
trời, khí sinh học và sinh khối, và phần còn lại sẽ mua từ các nguồn năng lượng tái tạo
khác cho toàn bộ nhu cầu năng lượng. Để đạt được mục tiêu này, Heineken Việt Nam
đang trong kế hoạch triển khai thử nghiệm các dự án năng lượng mặt trời ở ba nhà
máy bia của với tổng công suất là 3MW. 

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sản phẩm đầu ra và chất thải:
Nước thải: 
Các nhà máy đều xử lý 100% nước thải, sau đó tái sử dụng để vệ sinh nhà
xưởng, tưới cây hoặc trả về môi trường. Nhờ sự đầu tư các hệ thống xử lý nước thải
loại A, nước sau khi xử lý có thể trả về lại thiên nhiên một cách an toàn. Q trình xử
lý nước thải cũng tạo ra khí sinh học được tận dụng như là một nguồn năng lượng tái
tạo cho nhu cầu năng lượng sau này.
Khí thải CO2:
Sử dụng năng lượng phát thải CO2, nguyên nhân trực tiếp gây biến đổi khí hậu,
làm cho nhiệt độ và mực nước biển tăng cao. Điều này sẽ tạo tác động tiêu cực trực
tiếp lẫn gián tiếp đến nguồn cung cấp và chi phí nguyên vật liệu và các nguồn tài
nguyên khác. Có thể thấy, việc đầu tư vào quy trình sản xuất nhằm sử dụng tiết kiệm
nguồn nước cũng như xử lí chất thải, việc sử dụng nguồn năng lượng tát tạo qua nhiều
năm liền đã góp phần rất lớn trong việc giảm phát thải CO2.
Thứ nhất là thay đổi hành vi:
+ Tổ chức các chiến dịch, buổi thảo luận, khuyến khích nhân viên đề ra
cáchướng giải quyết mới, cải tiến năng suất và bảo vệ mơi trường, có trao thưởng
+ Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa tại các nhà máy, sử dụng tiết kiệm năng lượng
và bảo vệ tài nguyên.
Thứ hai là cải thiện quy trình vận hành:
+ Tối giản thời gian ủ lạnh và giữ bia, men thừa trong các hệ thống ướp lạnh.
+ Tăng năng suất tại các dây chuyền đóng chai và lon.
+ Sử dụng hệ thống màng lọc BMF tại các nhà máy giúp giảm bớt lượng chất
thải phải đốt hoặc chôn lấp, giảm bớt việc sử dụng bột lọc gây hại cho môi trường.
Thứ ba là sử dụng các năng lượng sạch:

+ Triển khai đẩy mạnh sử dụng tủ lạnh xanh, thay thế tủ lạnh thường, sử dụng
đèn LED và quạt tiết kiệm năng lượng
+ Sử dụng hơi nước từ các nồi hơi đun bằng nhiên liệu sinh khối là vỏ trấu và
mùn cưa kết hợp với khí sinh học, chủ yếu là mê-tan, tạo ra từ các hệ thống xử lý nước
thải để làm nguồn nhiệt năng nấu bia…
Mặc dù lượng CO2 đã được giảm đáng kể, HEINEKEN Việt Nam tiếp tục đề ra
một mục tiêu đầy tham vọng là sản xuất không phát thải các-bon mà nhà máy Vũng
Tàu chính là mơ hình thí điểm với mong muốn mức tiêu thụ nước cực thấp và 100%
nhiệt năng điện năng từ nhiên liệu sinh khối.
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chất thải:
Các phế phẩm và phụ phẩm chính mà Heineken tạo ra về cơ bản bao gồm bã
hèm, men thừa và các vật liệu như thủy tinh, các tông, nhôm, nhựa và giấy. Bảng Phân
cấp Xử lý Chất thải của HEINEKEN Toàn cầu, đặt việc ngăn ngừa tạo ra chất thải là
ưu tiên hàng đầu và hướng dẫn các cách xử lý chất thải theo thứ tự ưu tiên không gây
hại môi trường. Khi chất thải được tạo ra, họ sẽ ưu tiên tái sử dụng, tái chế (làm thức
ăn chăn ni và phân bón) và các hình thức thu hồi khác (như thu hồi năng lượng) để
giảm thiểu chất thải chôn lấp. HEINEKEN Việt Nam áp dụng các biện pháp nghiêm
ngặt về quản lý chất thải và đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ luật về môi trường và các
quy định về quản lý chất thải hiện hành, giảm thiểu tối đa mọi tác động bất lợi đến sức
khỏe con người phát sinh từ chất thải và ô nhiễm.
Tiêu biểu kể ra là các chiến dịch và hoạt động sau:
+Sử dụng công nghệ màng lọc BMF: Bột ki-xen-gua (kieselguhr) hay cịn gọi
là đi-a-tơ-mít (diatomaceous) là một chất thường được sử dụng để lọc bia giúp loại bỏ
các tạp chất và các hạt trong bia và làm màu bia sáng hơn. Tuy nhiên, sử dụng bột này
tạo ra chất thải và trữ lượng ki-xen-gua trên thế giới cũng hạn chế. Vì vậy,

HEINEKEN đã đầu tư vào cơng nghệ lọc màng (BMF) để giảm sử dụng bột ki-xengua.
+Tái chế bùn thải tại nhà máy Hà Nội: Nhà máy bia HEINEKEN Hà Nội khơng
chỉ giảm ơ nhiễm mà cịn tìm cách tạo giá trị từ chất thải để làm lợi cho xã hội và mơi
trường. Bùn thải từ một phế phẩm bình thường của quá trình sản xuất bia đã được
chuyển thành phân bón cho cây trồng.
Sản phẩm đầu ra:
+Chiến dịch thu gom nắp sắt bia Tiger để tái chế được phát động từ năm 2018
đến nay đã thành nguyên liệu xây dựng được 2 cây cầu ở Tiền Giang và An Giang.
Cây cầu thứ 3 tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ được hoàn thành trong năm 2020. Với
hoạt động ý nghĩa này, chương trình vừa giúp cộng đồng nhận thấy được ý nghĩa của
việc tái chế rác thải góp phần bảo vệ môi trường, vừa mang đến những giá trị thiết
thực cho đời sống của cộng đồng tại địa phương.
+Gần như 100% chai bia thủy tinh của HEINEKEN Việt Nam được thu hồi lại
để tái sử dụng trước khi được tái chế tại nhà máy thủy tinh vào cuối vòng đời sản

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phẩm. Các ngun vật liệu khác như  bìa các-tơng, nhơm, nhựa và giấy đều được tái sử
dụng hoặc tái chế.
Trong cộng đồng: 
Để mơ hình kinh tế tuần hồn được áp dụng 1 cách triệt để, sau khi sản phẩm
được đưa đến tay người tiêu dùng, Heineken Việt Nam vẫn đã đang không ngừng đưa
ra nhiều chiến dịch thực tế nhằm nâng cao tinh thần ý thức về việc sử dụng sản phẩm
có trách nhiệm và kiến thức về việc tái chế hay chính là đặc điểm chính của kinh tế
tuần hồn. Đây chính là những mảnh ghép cuối cùng giúp tạo nên sự phát triển bền
vững mà Heineken hướng tới.
+ Năm 2017, chiến dịch  "Có bản lĩnh, có tất cả" được khởi xướng tại các sự

kiện Bức tường Tiger. Bức tường Tiger 2017 được tổ chức tại 10 thành phố trong
khoảng thời gian 3 tháng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ Việt
Nam với những trải nghiệm độc đáo và các trò chơi tương tác vui nhộn truyền tải
thơng điệp uống có trách nhiệm. Tại đây, Heineken đã chia sẻ một thông điệp quan
trọng về bản lĩnh: tự chủ và thưởng thức có trách nhiệm để đảm bảo sức khỏe và sự an
toàn cho bản thân và những người xung quanh. Với thông điệp bản lĩnh là không bị
ảnh hưởng bởi môi trường và bạn bè, thưởng thức trong mức cho phép, Heineken Việt
Nam đã tìm ra cách tiếp cận tích cực và hiệu quả hơn để truyền cảm hứng cho người
hâm mộ thực hành uống có trách nhiệm. 
Tinh thần "Uống có trách nhiệm” đã tác động đến gần 1 triệu người và đã đạt
được hơn 15.600 cam kết.
+Chiến dịch “Một phút tiết kiệm, triệu niềm vui” : Ở Việt Nam và trên toàn thế
giới, nhu cầu về nước ngày càng tăng, do sự gia tăng nhanh về dân số, đơ thị hóa và
phát triển kinh tế trên toàn cầu. Ngoài việc cải thiện hiệu quả sử dụng nước của chính
cơng ty, Heineken Việt Nam cũng đầu tư vào các chương trình nâng cao khả năng tiếp
cận nước cho cộng đồng. Chương trình trọng điểm "1 phút tiết kiệm triệu niềm vui
"nhằm mục đích tạo ra thay đổi thực sự qua việc xây dựng thói quen tiết kiệm nước
trong giới trẻ, đồng thời mở rộng độ phủ của chương trình qua mạng lưới đa dạng hàng
triệu thành viên của Hội. Cứ mỗi 100.000 cam kết hoặc hành động đẹp bảo vệ nguồn
nước từ cộng đồng, tập đồn lại tài trợ một cơng trình nước sạch cho một địa phương
gặp khó khăn về nước sạch. Từ khi khởi động,đến nay Heineken Việt Nam đã hỗ trợ

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xây dựng 22 cơng trình nước sạch trị giá 13 tỷ đồng, mang lại hàng triệu niềm vui cho
các cộng đồng khó khăn về nước sạch.
2.3. Thành tựu đạt được

Heineken Việt Nam - Top 3 Doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Việt Nam
năm 2019 theo xếp hạng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),
đã áp dụng mơ hình kinh tế tuần hồn trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, vừa
thúc đẩy phát triển bền vững, vừa tạo ra nhiều giá trị thiết thực.
Thực tiễn áp dụng mơ hình kinh tế tuần hồn tại HEINEKEN Việt Nam cho
thấy, mơ hình kinh tế tuần hồn khơng chỉ giúp giảm phát thải mà còn kiến tạo ra giá
trị từ rác thải. Tiến tới không rác thải cần chôn lấp, gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm
được tái sử dụng hoặc tái chế.


 Sử dụng hiệu quả tài nguyên trong sản xuất

Hình 5. Tác động tích cực của nhà máy Heineken
(Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững của Heineken Việt Nam năm 2018)

Heineken thiết kế quy trình lưu hành sản phẩm trên thị trường sao cho 100% số
chai được thu hồi và tái sử dụng, và sau một thời gian nhất định sẽ được trả về nhà
máy thủy tinh để tái chế 100%.
Lon nhôm cũng là một giải pháp bao bì bền vững vì lon nhơm rất dễ tái chế và
vận chuyển được khối lượng lớn hơn với trọng lượng ít hơn, giúp xe tải giảm được
mức tiêu thụ năng lượng khi vận chuyển bia. Heineken Việt Nam trong năm 2018 đã
23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


giảm 9% độ dày của lon nhôm và chọn loại nhôm nhẹ làm nắp lon giúp giảm 0,3g mỗi
nắp mà vẫn đảm bảo chất lượng bao bì, ước tính giảm khoảng 4.000 tấn nhôm mỗi
năm => Đem lại hiệu quả về kinh tế, cắt giảm được 206.000 tấn khí CO2 từ q trình
sản xuất lon, giảm 40.000 xe lưu thơng mỗi năm.

Hiệu suất tiêu thụ nước trung bình của Heineken Việt Nam (2,93 hl/hl bia) thấp
hơn nhiều so với mức trung bình của tập đồn Heineken tồn cầu (3,50 hl/hl beer) và
tiếp tục đặt mục tiêu thách thức hơn là giảm xuống còn 2,48 hl/hl bia đến năm 2021.
Xử lý 100% nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn loại A trước khi trả về mơi trường một
cách an tồn, sử dụng cho mục đích tưới cây và làm vệ sinh tại các nhà máy.
Năm 2018, Heineken Việt Nam làm việc với các nhà cung cấp để xem xét lại
quy trình vệ sinh nhà xưởng tại nhà máy bia, và đã triển khai một số cải tiến bao gồm
việc cắt giảm sử dụng hóa chất, từ đó giảm được số lần rửa. Tổng cộng đã giảm được
27% chi phí và góp phần giảm mức tiêu thụ nước.
Về cộng đồng, chủ động tài trợ nhiều cơng trình nước sạch cho những khu dân
cư gặp khó khăn về nước sạch cho sinh hoạt. Chương trình "1 phút tiết kiệm triệu niềm
vui'' đã hỗ trợ 23 cơng trình nước sạch cung cấp cho hàng ngàn hộ gia đình khắp nước
từ 2011-2018.

Hình 6. Báo cáo giảm mức tiêu thụ nước trong sản xuất bia năm 2018
(Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững của Heineken Việt Nam năm 2018)


 Xử lý chất thải
24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Năm 2018, 98.7% phế phẩm, phụ phẩm từ sản xuất, bã hèm và men thừa đều
được tái sử dụng làm phân bón hoặc thức ăn chăn ni; các ngun vật liệu khác như
thủy tinh, bìa các-tơng, nhơm, nhựa và giấy đều được tái sử dụng hoặc tái chế.
Các phụ phẩm từ đốt bùn hoạt tính được bán cho bên thứ ba để sản xuất gạch
hoặc ủ phân dùng cho nông nghiệp.
Q trình xử lý nước thải tạo ra khí sinh học, được tận dụng như là một nguồn

năng lượng tái tạo cho nhu cầu năng lượng của các nhà máy.
Thủy tinh mảnh trong nhà máy đều được thu gom đưa đến nhà máy thủy tinh để
tái chế sản xuất chai bia.

Hình 7. Lượng chất thải của Heineken Việt Nam năm 2018
(Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững của Heineken Việt Nam năm 2018)

Ý tưởng biến chất thải thành tài nguyên cũng được thực hiện rất hiệu quả. Tại
tỉnh Tiền Giang, nhãn hàng Tiger đã có một dự án sáng tạo và đột phá, đó là thu gom
nắp chai bia, tái chế thành một phần vật liệu, dùng để xây cầu cho người dân địa
phương. Hàng tấn nắp chai, thay vì bị vứt bỏ, sẽ được thu gom lại, mang đến điểm tái
chế. Chúng sẽ được xử lý ở nhiệt độ thấp để ngăn chặn khí thải độc hại ra mơi trường
trong q trình bóc tách lớp cao su bên trong, sau đó, nung chảy rồi phối trộn trở thành
vật liệu sắt xây cầu.

25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×