Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đề tài: “Ứng dụng mô hình sinh kế chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.01 KB, 32 trang )

Đề tài: “Ứng dụng mơ
hình sinh kế chăn ni heo
trên đệm lót sinh thái”.

1


MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây tình hình chăn ni heo trên địa bàn huyện
Cam Lâm đã có những bước phát triển mạnh mẽ không những tăng lên về
tổng đàn mà còn tăng lên về số lượng hộ chăn nuôi. Đến tháng 8 măm 2014,
tổng đàn heo trên địa bàn huyện lên đến 83.150 con với khoảng 1.500 hộ dân.
Bên cạnh các lợi ích mang lại từ hoạt động chăn nuôi như đáp ứng nhu
cầu thực phẩm tiêu dùng hàng ngày cho xã hội mà còn là nguồn thu nhập
quan trọng của rất nhiều hộ gia đình, thì chăn nuôi heo cũng nảy sinh nhiều
vấn đề bất cập bởi các chất thải rắn, lỏng, khí phát sinh ngày càng nhiều
chúng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân
cư, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên. Và nó đã gây nên một làn sóng mới
phản đối từ các hộ dân sinh sống gần trại heo.
Hiện nay trên địa bàn huyện, các hộ dân và trang trại nuôi heo tập trung
đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý chất thải từ chăn nuôi heo như: xây hầm
bioga, hố ủ, bể xử lý chất thải, hệ thống xử lý chất thải bằng phủ bạt HDPE…
tuy nhiên qua khảo sát và kiểm tra thì một số hệ thống xử lý chất thải không
đạt yêu cầu, số lượng heo nuôi nhiều hơn so với khả năng xử lý của hầm nên
lượng nước thải, chất thải và mùi hơi vẫn được đưa ra mơi trường ngồi qua
sơng, suối làm ô nhiễm môi trường.
Đối với các cơ sở chăn nuôi heo các chất thải không chỉ gây ô nhiễm mơi
trường mà cịn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề
kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí
phịng trị bệnh, dẫn đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi không cao.
Với những lý do trên, vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi trở nên cấp


bách hơn bao giờ hết và nó sẽ trở thành vấn nạn của chăn nuôi ở thời điểm
hiện tại và tương lai sau này, từ đó đặt ra vấn đề là phải có biện pháp, phương

2


thức giải quyết sao cho có hiệu quả. Bên cạnh các giải pháp đã áp dụng thành
công trong việc xử lý mơi trường chăn ni thì giải pháp ni heo trên đệm
lót sinh thái là một biện pháp hữu hiệu. Trước khi áp dụng rộng rãi thì việc
kiểm chứng về khả năng xử lý ô nhiễm môi trường, cũng như hiệu quả kinh tế
của phương pháp này trên địa bàn huyện là cần thiết.
Đó là lý do tơi xây dựng

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGỒI
NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC
I. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỞNG TRONG CHĂN
NUÔI HEO

3


Theo Cục thống kê, năm 2013 số heo trong cả nước đạt 26,3 triệu con,
trong đó Khánh Hịa 113,3 nghìn con. Hình thức chăn ni nơng hộ vẫn tập
trung phổ biến. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích phát
triển chăn ni heo tại hộ gia đình nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi, góp
phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên do việc phát triển chăn nuôi diễn ra tự
phát, nhiều trang trại nuôi heo vẫn tập trung trong khu dân cư đã gây tác động
xấu đến ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Theo Loehr (1984) [16] lượng phân thải ra hàng ngày bằng 6-8% khối
lượng cơ thể heo. Hill (1982) [11] báo cáo rằng lượng phân thải ra của heo có

khối lượng dưới 10 kg là 0,5 – 1 kg, từ 15-40 kg là 1-3 kg phân, từ 45-100 kg
là 3-5 kg phân một ngày đêm.
Ơ nhiễm mơi trường do chăn ni heo gây ra chủ yếu từ các chất thải
rắn, chất thải lỏng, khí (CO2, CH4, N2O, NH3,..). Những chất thải này gây ô
nhiễm nghiêm trọng khơng khí, ảnh hưởng tới mơi trường sống của dân cư
(mùi hơi, khí độc, tiếng ồn,..), nguồn nước, tài nguyên đất và ảnh hưởng chính
đến kết quả sản xuất chăn ni (Hồng Kim Giao và Đào Lệ Hằng, 2006) [4].
Theo Phùng Đức Tiến và cs (2009) [6], trong chăn ni heo, tỷ lệ có xử
lý chất thải tương ứng với 3 quy mô: nông hộ, gia trại và trang trại là 58,93%,
68,75%, 65,63%. Cho thấy các trại chăn nuôi quy mô lớn bắt đầu chú ý đến
vấn đề bảo vệ mơi trường (có các biện pháp quản lý chất thải) thì các hộ chăn
ni nhỏ lẻ vấn đề ô nhiễm ngày một nghiêm trọng hơn.
Chất thải chăn nuôi là một trong những nguồn chủ yếu làm tăng lượng
khí hiệu ứng nhà kính. Trong q trình dự trữ, xử lý và tái sử dụng phân
chuồng một lượng lớn các khí hiệu ứng nhà kính như CO 2, CH4, N20.. sẽ được
phát tán vào khí quyển.
Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có

4


ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi,
tăng tỉ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phịng trị bệnh, hiệu
quả kinh tế của chăn nuôi không cao (Attar và Brake, 1988) [8]
Vì vậy, phải có biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi nhằm giảm
thiểu việc ô nhiêm mơi trường do chăn ni heo gây ra.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT
THẢI TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các kiểu chuồng đến sự thải

amoniac và hàm lượng amoniac trong chuồng (Bhamidi-marri và Pandey,
1996 [9]; Kavolelis, 2006) [15]. Các tác giả đã báo cáo rằng, kiểu chuồng
nuôi lợn đã ảnh hưởng tới nồng độ khí NH3 thải ra. Nồng độ khí NH3 thấp
nhất (10ppm) đã đo được ở nhóm lợn ni trên lớp đệm lót nền rơm lúa mạch
dày và được thay hàng tuần so với nhóm ni sàn và ni nền bê tông.
Việc sử dụng mùn cưa và các nguyên liệu khác như lúa mạch, lõi ngô, gỗ
nghiền… để hấp thụ phân, nước tiểu, giảm mùi hôi và đặc biệt là cung cấp
cho vật nuôi một môi trường sống thoải mái, gần với tự nhiên hơn đã được
nhiều trang trại áp dụng ở nhiều nước như Đài Loan, Hongkong, Nhật Bản,
Newzealand, Hà Lan… (Hong và cs., 1997 [12]; Honeyman và cs., 2003) [13]
Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng, với mô hình chăn ni này, lượng
phân trong chuồng giảm rõ rệt do bị phân hủy nhanh, đồng thời tăng sự tích tụ
một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như N, phospho, potassium và
sinh khối vi sinh vật (Tiquia và Cs., 2002 [17]; Charest và cs., 2004) [10]
Việc sử dụng các chất độn lót nền chuồng có liên quan đặc biệt tới sự
thoải mái và tập tính tự nhiên của heo. Các chất độn lót như rơm, mùn cưa ...

5


có ảnh hưởng rõ rệt đến sự giảm tình trạng stress của heo khi so sánh với
phương pháp nuôi nền bê tông (Jensen và Pederson, 2007) [14]
Công nghệ chăn nuôi sinh thái khơng có chất thải là một cơng nghệ chăn
nuôi mới, hiệu quả của Trung Quốc. Công nghệ này dựa trên nền tảng công
nghệ lên men vi sinh đệm lót nền chuồng với chế phẩm sinh học “Chế phẩm
lên men Hoạt tính 99”. Đây là một sản phẩm bổ sung đa năng do Trung tâm
chuyên khai thác sản phẩm kỹ thuật “Cao – Mới – Tinh” Nghi Xuân, Trung
Quốc nghiên cứu thành công năm 1999. Chế phẩm lên men Hoạt tính 99 được
giới thiệu là chế phẩm lên men và phòng bệnh rất hữu hiệu. Năng lực lên men
mạnh cả thể dịch và thể rắn, kết hợp với công năng bảo vệ sức khỏe của động

vật tuyệt vời được xem như là khơng có đối thủ nào có thể cạnh tranh nổi ở
Trung Quốc hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có rất nhiều nghiên cứu cũng như đề xuất các giải pháp nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra. Các nghiên cứu trong nước tập
trung chủ yếu vào các biện pháp xử lý chất thải như:
Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp cơ học nhằm
mục đích tách các chất khơng hịa tan và các chất dạng keo ra khỏi nước. Xử
lý cơ học chỉ là bước đầu chuẩn bị cho xử lý sinh học. Trong phương pháp
này nước thải đi qua bể lắng, bể lọc để tách các chất lơ lững ra khỏi nước.
Nghiên cứu xử lý chất thải chăn ni bằng phương pháp lý, hóa như: sử
dụng các chất có khả năng oxi hóa kỵ khí để khử ammonium trong nước thải.
Nghiên cứu xử lý chất thải chăn ni bằng phương pháp sinh học là q
trình phân giải các hợp chất hữu cơ chứa trong nước thải bằng hệ vi sinh vật
với nhiều chủng loại. Hiện nay các chất thải rắn trong chăn nuôi ở Việt Nam,
được xử lý chủ yếu là ủ nóng và hầm biogas. Trong khi đó, các chất thải lỏng

6


30% được xử lý qua hầm biogas, 30% được xử lý qua hồ sinh học và 40% sử
dụng trực tiếp để tưới hoa màu, nuôi cá hoặc đổ trực tiếp vào hệ thống thoát
nước chung của cộng đồng (Đào Lệ Hằng, 2009) [3]. Tuy nhiên phương pháp
này còn gặp phải một số khó khăn như: Yêu cầu nguồn vốn lớn, cần diện tích
đất lớn để xây hầm.
Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi và xử lý
chất thải: Một trong những chế phẩm được biết đến sớm nhất là chế phẩm vi
sinh EM (Effective Microoganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu do giáo
sư Tiến sĩ Teruo Higa – trường Đại học tổng hợp Ryukius, Okinawa, Nhật
Bản nghiên cứu và ứng dụng thành công vào sản xuất nông nghiệp vào đầu

những năm 1980. Chế phẩm này có từ 80 -125 lồi vi sinh vật khác nhau bao
gồm các loại vi khuẩn (quang hợp cố định đạm, vi khuẩn lactic, axid
acetid…), các loại xạ khuẩn nấm men, nấm sợi…
Theo các tác giả: (Phùng Thị Vân và cs, 2004 [7]; Lê Khắc Quảng, 2004
[5]; Bùi Hữu Đoàn, 2009 [2]) cho biết một số nghiên cứu sử dụng EM trong
chăn ni có tác dụng khử mùi hơi, ruồi, muỗi, ve gây hại, cải thiện sức khỏe
gia súc và chất lượng sản phẩm.
Đối với chế phẩm EM, do không nhận được giống gốc, không biết cụ thể
thành phần các chủng vi sinh vật cụ thể trong chế phẩm nên không đảm bảo
sự nhân truyền giống tốt và nhiều lý do khác mà chế phẩm EM đã khơng duy
trì được những hiệu quả tác dụng ban đầu. Vì vậy các nhà khoa học đã nghiên
cứu chế tạo các chế phẩm khác trên nguyên lý của chế phẩm EM như EM,
BIO.EMS, S.EM01, EMIC, EMUNIV, EMC, VEM, EMINA, BIOMIXI,
BIOMIX2, MAX.250, ACTIVE CLEANER, BALASA-N01,…
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành rất nhiều các nghiên cứu về ảnh hưởng
của các kiểu chuồng trại cũng như nền chuồng đến tập tính tự nhiên, lợi ích,
sức khỏe gia súc (Vũ Chí Cương, 2010) [1]. Một trong những kiểu chuồng

7


đang đem lại nhiều ưu điểm về giảm ô nhiễm môi trường là kiểu chuồng ủ
phân tại chỗ hay là phương thức ni sử dụng nền độn lót lên men vi sinh vật.
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết kinh
nghiệm và kết quả sau 3 năm áp dụng mơ hình đệm lót sinh học trong chăn
nuôi (2011 – 2013) ngày 22 tháng 5 năm 2014, cả nước có 40 tỉnh/thành phố
thực hiện. Trong đó có 691 trang trại và 57.755 hộ có sử dụng đệm lót sinh
học trong chăn ni gà với tổng số khoảng 5.400.000 m 2 nền đệm lót; 28
trang trại và 3.658 hộ có sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn với
tổng số khoảng 70.000 m2 nền đệm lót

III. GIỚI THIỆU VỀ ĐỆM LĨT SINH THÁI
1. Giới thiệu về đệm lót sinh thái.
Hiện nay trên thế giới đã áp dụng nhiều phương thức chăn nuôi như chăn
nuôi hữu cơ, chăn ni an tồn sinh học,… và mới đây là cơng nghệ chăn
ni heo trên đệm lót sinh thái. Công nghệ chăn nuôi này dựa trên nền tảng
công nghệ lên men vi sinh độn lót nền chuồng. Với cơng nghệ này tồn bộ
phân và nước tiểu nhanh chóng được vi sinh vi sinh vật phân giải và chuyển
thành nguồn thức ăn protein sinh học cho chính gia súc.
Hơn nữa, chăn nuôi theo công nghệ này không phải dùng nước rửa
chuồng và tắm cho gia súc nên khơng có nước thải từ chuồng nuôi gây ô
nhiễm nguồn nước và mơi trường xung quanh. Trong chuồng ni khơng có
mùi hơi thối vì sinh vật vật hữu ích trong chế phẩm đã có sự cạnh tranh và
tiêu diệt vi sinh vật thối rữa gây lên men sinh mùi khó chịu. Vì không sử dụng
nước rửa chuồng và tắm cho gia súc nên trong chuồng khơng có chỗ cho muỗi
sinh sơi và vì vi sinh vật nhanh chóng phân giải phân nên cũng khơng có chỗ
cho ruồi đẻ trứng. Nhờ có hệ vi sinh vật hữu ích tạo được “bức tường lửa”
ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh nên chăn nuôi theo công nghệ này hạn chế

8


được tới mức thấp nhất sự lây lan bệnh tật giữa gia súc với nhau cũng như
giữa gia súc với người.
Nhờ đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường nên sản phẩm chăn ni có độ
vệ sinh an tồn thực phẩm cao. Chất lượng sản phẩm tốt hơn nhờ con vật vận
động nhiều, không bị stress hay bệnh tật, tiêu hóa và hấp thu được nhiều axit
amin.
Về mặt kinh tế, đây là công nghệ đem lại hiệu quả cao nhờ tiết kiệm 80%
nước dùng (chỉ dùng nước cho uống và phun giữ ẩm), tiết kiệm được 60% sức
lao động (không phải tắm, rửa chuồng và dọn phân), tiết kiệm 10% thức ăn

(nhờ heo ăn được vi sinh vật sinh ra trên đệm lót khơng những cung cấp
protein chất lượng cao, kích thích tiêu hóa), giảm thiểu chi phí về thuốc thú y
(do lợn ít bị bệnh).
2. Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật chăn ni heo trên đệm lót
Là đảm bảo quyền sống của động vật, đem lại lợi ích trực tiếp cho vật
ni, đó là tạo mơi trường trong sạch không ô nhiễm, gần với tự nhiên làm
khôi phục bản năng sinh sống của chúng: tự do đi lại, đào bới,.. do đó chúng
có tâm trạng thoải mái, giảm căng thẳng, tăng cường dinh dưỡng (nhờ cung
cấp một nguồn protein vi sinh vật có giá trị trong đệm lót) do đó làm tăng tỉ lệ
tiêu hóa, tăng sức đề kháng, tăng sự sinh trưởng và sinh sản.
3. Cơ chế hoạt động của đệm lót sinh thái
Thành phần cơ bản của đệm lót lên men bao gồm: các chủng loại vi sinh
vật có lợi đã được tuyển chọn và nguyên liệu làm chất độn (chất xơ)
+ Vai trò của các chủng loại vi sinh vật
- Tạo ra các hợp chất hữu cơ như rượu, axit có tác dụng giữ cho đệm lót
ở độ pH ổn định, có lợi cho vi sinh vật có ích và khơng có lợi cho các vi sinh
vật gây bệnh trong đệm lót.

9


- Phân giải mạnh các chất thải động vật thành các protein cho các vi sinh
vật có ích.
- Sử dụng các khí thải gây độc trong chuồng ni để sinh trưởng, phát
triển.
- Ức chế các vi khuẩn có hại, vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh
đường ruột,… do có khả năng sinh ra các chất kháng vi khuẩn như axit lactic,
axit axetic, rượu ethylic, ester,..
+ Vai trò của ngun liệu làm đệm lót
Tạo ra mơi trường sống cho hệ vi sinh vật. Yêu cầu của nguyên liệu phải

có thành phần xơ cao, khơng độc và khơng gây kích thích. Đặc biệt nguyên
liệu phải bền vững với sự phân giải của vi sinh vật, đảm bảo thời gian sử dụng
kéo dài. Các loại chất độn xếp theo thứ tự: mùn cưa, trấu, vỏ lạc, thân cây
ngơ, bả mía,..
4. Giới thiệu về chế phẩm Balasa N01
Chế phẩm Balasa N01 do TS. Nguyễn Khắc Tuấn và TS. Nguyễn Thị
Tuyết Lê sản xuất tại cơ sở sản xuất Minh Tuấn. Địa chỉ số 15 đường F, tổ dân
phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Đây là kết quả nghiên cứu, thử nghiệm lâu dài từ trước năm 2002 và
trong giai đoạn 2007 – 2012 của các tác giả từ Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu
sản xuất chế phẩm Balasa N01 để tạo đệm lót sinh thái trong chăn ni”.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành công nhận tiến bộ kỹ thuật cho
chế phẩm Balasa N01 và quy trình ứng dụng chế phẩm Balasa N01 làm đệm
lót sinh thái trong chăn nuôi heo và gà.
Thành phần và chức năng sinh học của các chủng vi sinh vật có trong chế
phẩm Balasa N01, bao gồm 4 chủng vi sinh vật sau:

10


+ Chủng Streptococcus lactis: có khả năng chuyển hóa các hợp chất có
chứa N hữu cơ, các carbohydrate và lipid thành CO2 và nước;
+ Chủng Bacillus subtilis: có khả năng chuyển hóa các hợp chất chứa N
hữu cơ, các carbohydrate và lipid thành H2S và SO4;
+ Chủng Saccharomyces cereviseae: có khả năng chuyển hóa NH 3 thành
protein của vi sinh vật;
+ Chủng thuộc giống Thiobacillus spp: cũng có khả năng chuyển hóa các
hợp chất chứa N hữu cơ, các carbohydrate và lipid thành H2S và SO4;
Việc phân lập, chọn lọc và sản xuất các chủng vi sinh vật tiềm năng có
mặt trong mơi trường tự nhiên theo tiêu chí phải đạt các yêu cầu về phòng trị

bệnh đường ruột, xử lý chất thải gây ô nhiễm trong chăn nuôi heo. Để trên cơ
sở đó ni giữ, ni cấy, sản xuất, phối trộn các vi sinh vật này để cho ra chế
phẩm Balasa N01 có khả năng xử lý mơi trường tốt trong chăn nuôi heo.

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

11


Nhằm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, giảm chi phí đầu vào, nâng cao
hiệu quả kinh tế cho người chăn ni, góp phần phát triển chăn ni an tồn,
hiệu quả và bền vững.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Khảo sát về tình hình sinh kế chăn ni heo trên địa bàn
huyện và những tác động của việc chăn nuôi đến môi trường sống của cộng
đồng.
Nội dung 2: Chọn hộ triển khai mơ hình trình tại các xã Cam An Nam,
Cam Thành Bắc, Cam Hịa.
Nội dung 3: Xây dựng mơ hình trình diễn, theo dõi, thu thập thơng tin và
xử lý số liệu liên quan.
Nội dung 4: Tổng kết đánh giá và rút ra các kết luận về mơ hình sinh kế
chăn ni heo trên đệm lót sinh thái đến việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường
và đề xuất ý kiến để phát triển mơ hình trên địa bàn huyện Cam Lâm.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Tổng số 36 con heo thương phẩm F1 (Du x LY), có trọng lượng từ 7 – 8
kg/con.
- Chế phẩm sinh học Balasa N01 được cung cấp bởi Cơ sở sản xuất Minh
Tuấn. Địa chỉ số 15 đường F, tổ dân phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ, Gia

Lâm, Hà Nội.
- Trấu và mùn cưa dùng làm đệm lót.

12


IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được triển khai tại 3 hộ dân thuộc các xã Cam Hòa, Cam Thành
Bắc và Cam An Nam.
+ Hộ ông Nguyễn Văn Lực: thôn Lập Định 2, xã Cam Hịa.
+ Hộ ơng Nguyễn Xn Vinh: thôn Tân Sinh Đông, xã Cam Thành Bắc.
+ Hộ ông Hồ Đức Hùng: thôn Vĩnh Đông, xã Cam An Nam.
Thời gian thực hiện mơ hình từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2014.
V. CÁCH TIẾP CẬN
Dựa vào các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm lâu dài từ trước năm 2002
và trong giai đoạn 2007 – 2012 của các tác giả từ Đề tài nghiên cứu “ Nghiên
cứu sản xuất chế phẩm Balasa-N01 để tạo đệm lót sinh thái trong chăn nuôi”.
Chế phẩm Balasa-N01 do TS. Nguyễn Khắc Tuấn và TS. Nguyễn Thị
Tuyết Lê nghiên cứu và sản xuất tại cơ sở sản xuất Minh Tuấn, ở địa chỉ số 15
đường F, tổ dân phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Chế phẩm Balasa-N01 đã được thử nghiệm thành công tại một số địa
phương trên cả nước như: Hà Nam, Hậu Giang, Bắc Giang, Đồng Tháp, Bến
Tre, Thanh Hóa, Tây Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Quảng Ninh, Phú Thọ,
Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.
Cục Chăn nuôi đã ban hành Quyết định số 222/QĐ-CN-MTCN ngày
15/8/2013 về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ chuyên ngành
công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cho “Chế phẩm Balasa-N01 để
làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi”.
Báo cáo số 2886/BC-BNN-CN ngày 23/8/2013 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc báo cáo Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn ni


13


lợn.
Tham khảo thông tin về kết quả triển khai thực hiện mơ hình tại một số
tỉnh trong nước và các mơ hình đã triển khai thực hiện trên địa bàn huyện.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp điều tra
Các thông tin sơ cấp và thứ cấp được thu thập bằng cách tiếp cận với
cán bộ và các hộ dân chăn nuôi heo trên địa bàn huyện. Số lượng phiếu điều
tra là 55 phiếu, trong đó: 5 phiếu là cán bộ ở các xã Cam Hòa, Cam Thành
Bắc, Cam An Nam, Suối Tân và thị trấn Cam Đức. 50 phiếu còn lại là các hộ
chăn nuôi heo trên địa bàn 5 xã với số lượng 10 phiếu/xã. Với những thông
tin trên phiếu điều tra, người được hỏi có thể trả lời một hoặc nhiều đáp án
khác nhau. Thiết kế phiếu cho hai nhóm đối tượng phỏng vấn (cán bộ và
người dân) là khác nhau.
2. Đánh giá khả năng xử lý mùi của đệm lót.
Đánh giá bằng cảm quan tại chuồng ni về các chỉ tiêu như: Khả năng
tiêu hủy phân; khả năng xử lý mùi hơi và khí độc; đánh giá về ruồi, muỗi
trong môi trường nuôi heo.
3. Đánh giá khả năng sinh trưởng của heo khi ni trên đệm lót
a. Về khả năng kháng bệnh của heo
Hàng ngày theo dõi các bệnh về đường tiêu hóa, hơ hấp và các bệnh khác
của heo. Ghi chép đầy đủ số con bị bệnh, thuốc điều trị, số ngày điều trị, số
con khỏi bệnh.
Tỷ lệ mắc bệnh (%) = (tổng số con mắc bệnh/tổng số con theo dõi) x 100
b. Xác định khả năng tăng trưởng của heo
Bằng cách tính khối lượng heo lúc thả vào chuồng nuôi và khối lượng


14


heo sau thời gian ni.
Tính khối lượng tăng trọng trung bình hàng ngày trong thời gian ni thịt
(g/con/ngày)
c. Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn
- Tính tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng
Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính toán dựa trên lượng thức ăn tiêu tốn
trong thời gian nuôi thịt.
Tiêu tốn thức ăn (kgTĂ/ kgTT) = Lượng thức ăn thu nhận (kg)/khối
lượng thịt hơi tăng (kg)
d. Ước tính hiệu quả kinh tế
Lợi nhuận = Tổng thu – tổng chi
Tổng thu = Tổng khối lượng heo xuất chuồng (kg) x giá bán (đ/kg)
Tổng chi bao gồm: Tiền giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, điện
nước, nhân cơng lao động, chi phí làm lớp đệm.
+ Tiền giống (đ) = Khối lượng heo (kg) x giá giống (đ/kg)
+ Chi phí thức ăn (đ) = Khối lượng thức ăn (kg) x giá thức ăn (đ/kg)
+ Chi phí thức ăn/1 kg tăng trọng (đ/kg) = FCR (kg TA/kg TT) x giá thức
ăn (đ/kg)
VII. TÍNH MỚI, TÍNH ĐỘC ĐÁO, SÁNG TẠO
Việc ứng mơ hình sinh kế chăn ni heo trên đệm lót sinh thái góp phần
xử lý triệt để chất thải từ chăn nuôi heo, phù hợp với quy mô nông hộ. Tạo
sinh kế bềnh vững cho người chăn nuôi heo.
Đề tài cũng đưa ra phương thức chăn nuôi mới, giảm chi phí sản xuất
thơng qua tiết kiệm sức lao động. Tăng sức đề kháng cho heo, giúp heo tăng

15



trưởng tốt, tăng chất lượng thịt.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Qua điều tra khảo sát và đánh giá sự ảnh hưởng của các hoạt động sinh
kế chăn nuôi heo trên địa bàn huyện chúng tơi có một số nhận xét như sau:
Huyện Cam Lâm có vị trí khá thuận lợi cho việc phát triển chăn ni
hàng hóa. Trong những năm trở lại đây tình hình chăn ni heo trên địa bàn
huyện ngày một gia tăng không chỉ về số lượng hộ mà còn số lượng đầu con
và đặc biệt đã hình thành một số trại chăn ni tập trung quy mô lớn từ 300
đến 1.000 con/lứa.
Theo thống kê của Trạm Thú y Cam Lâm đến tháng 8 năm 2014 thì số
lượng heo tổng đàn trên 83.150 con với trên 1.500 hộ chăn ni. Trong đó
chăn ni nơng hộ là 27.030 con, chiếm 32,5%; chăn nuôi trang trại tư nhân
và gia công cho công ty CP là 125 trang trại 56.120 con, chiếm 67,5% .
Chăn ni hộ gia đình chiếm 92 %, tập trung ở khu dân cư, phân tán, nhỏ lẻ
gắn liền với đất ở, với quy mô trung bình 20 con /hộ, phát triển trong tình trạng
tự phát.
Có đến 40% số hộ được khảo sát cho rằng chăn nuôi heo chiếm 60%
tổng thu nhập của nông hộ trong năm, và có đến 22% số hộ cho rằng chăn
ni heo chiếm đến 95% tổng thu nhập của hộ gia đình.
Nhận thức về việc gây ơ nhiễm mơi trường xung quanh do chăn ni heo
gây ra là rất lớn có đến 96% số hộ đồng ý, và 4% còn lại không cho ý kiến.
Tuy nhiên, khi được hỏi về mức độ gây hại thì chỉ có 06 hộ chiếm 12% thừa
nhận rằng, chăn nuôi heo gây ô nhiễm đáng kể cho mơi trường xung quanh,
có đến 33 hộ chiếm 66% thì cho rằng chăn ni heo chỉ gây hại ở mức độ
bình thường, 22% cịn lại cho rằng có gây hại nhưng không đáng kể. Điều này

16



chứng tỏ công tác truyền thông về ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi những
năm qua trên địa bàn huyện là tương đối tốt.
Hiện tại các hộ chăn nuôi heo đã áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật như sử
dụng giống mới, thức ăn công nghiệp, thiết kế chuồng trại và có 62% số hộ có
làm hệ thống xử lý chất thải như xây hầm biogas, hố xử lý phân, chế phẩm
sinh học EM,…Các biện pháp này được sử dụng với tỷ lệ khác nhau tùy thuộc
vào đặc điểm của từng hộ.
Với việc triển khai thực hiện Dự án Khí sinh học trên địa bàn huyện Cam
Lâm từ năm 2009 đến nay, toàn huyện đã tiến hành nghiệm thu và đưa vào sử
dụng 405 hầm bioga, với mức hỗ trợ 1.200.000 đ/hầm bioga, chiếm 27% số
hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện. Do chi phí xây dựng cịn khá cao trong khi
mức hỗ trợ còn thấp nên số hộ tham gia vào Dự án cịn ít. Việc sử dụng hầm
bioga không chỉ giúp hạn chế việc ô nhiễm môi trường mà cịn cung cấp một
lượng khí đốt cho nơng hộ.
Trong chăn ni chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải là rất tốn
kém, trong khi nguồn thu nhập từ chăn nuôi heo những năm gần đây khá bấp
bênh và phụ thuộc nhiều vào giá thị trường, dịch bệnh thường xuyên tấn công
như dịch heo tai xanh nên người chăn ni ít quan tâm đến việc xây dựng hệ
thống xử lý chất thải, nếu có thì quy mơ cũng hạn chế. Với mức đầu tư chi phí
trung bình cho hộ chăn ni quy mơ từ 20 con là từ 9 – 13 triệu đồng đối với
hầm bioga 7-12 m3 là chưa đủ để giải quyết dứt điểm vấn đề ơ nhiễm.
Và có đến 60% số hộ chăn nuôi xả trực tiếp phân heo và nước ra môi
trường ngồi ao hồ, sơng, suối mà khơng qua hệ thống xử lý gây mùi hôi thối
nồng nặc, nhất là vào các ngày oi bức. Và đây là lý do tại sao có rất nhiều đơn
thư khiếu nại trong cộng đồng lên chính quyền địa phương. Đặc biệt là các hộ
chăn nuôi quy mô lớn, các hộ chăn nuôi nằm trong và gần khu dân cư.

17



Mặc dù một số có đã áp dụng biện pháp xử lý nhưng vẫn còn một lượng
lớn chất thải được thải bỏ trực tiếp ra ngồi mơi trường, nếu có xử lý cũng chỉ
mang tính đối phó như hầm bioga, hố xử lý sinh học còn quá nhỏ so với
lượng chất thải đổ ra hàng ngày, chưa có giải pháp mang tính tồn diện và
chiến lược. Mặt khác, mỗi biện pháp xử lý vẫn có những hạn chế nhất định,
chưa có biện pháp nào có thể giải quyết triệt để nguồn thải phát sinh từ các
trại chăn nuôi. Với phương pháp chăn ni truyền thống thì người chăn ni
thường sử dụng rất nhiều nước cho việc rửa chuồng và tắm cho vật nuôi,
lượng nước thải này lớn gấp nhiều lần nên càng gây khó khăn cho việc xử lý.
Với quy mơ chăn ni càng lớn thì lượng chất thải bao gồm chất thải rắn
(phân) và chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng) càng nhiều và nguy cơ
gây ô nhiễm mơi trường càng tăng nếu khơng có các biện pháp xử lý chất thải
phù hợp. Về chất lượng môi trường, tiếng ồn, mùi từ các trang trại và các hộ
chăn nuôi cá thể tác động trong phạm vi 100 m trở lại do đó các trang trại, các
hộ chăn ni nằm trong khu dân cư là gây ra các vấn đề về tiếng ồn và mùi
cho người dân xung quanh.
Nhận thấy được tác động xấu của việc phát triển chăn nuôi đến môi
trường sống trong cộng đồng. Lãnh đạo UBND huyện đã chỉ đạo các phòng
chức năng của huyện như Phịng Tài Ngun – Mơi trường, Phịng Nơng
nghiệp và PTNT và UBND các xã thị trấn đã có nhiều biện pháp tích cực
trong việc hạn chế ơ nhiễm mơi trường do chăn nuôi heo gây ra như: tổ chức
kiểm tra, tuyên truyền, xử lý các hộ chăn nuôi vi phạm,...
Thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật thông tin môi trường, giáo
dục ý thức về bảo vệ môi trường, nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi
của người dân. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các trại chăn
nuôi, thực hiện ký cam kết bảo vệ môi trường đối với các hộ chăn nuôi quy

18



mơ lớn. Xử lý vi phạm hành chính đối với các hộ không đầu tư hệ thống xử lý
chất thải sau khi đã được nhắc nhở nhiều lần.
II. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỆM LÓT SINH THÁI
1. Đánh giá khả năng xử lý mùi của đệm lót
Phương pháp chăn ni trên đệm lót sinh thái giúp cho chuồng ni
trong sạch khơng ơ nhiễm: làm tiêu hết phân, khơng có mùi thối, khí độc,
khơng có ruồi muỗi, giảm thiểu vi sinh vật gây bệnh.
Về sự phân tầng của đệm lót, đệm lót được phân thành 3 tầng:
Tầng dưới: là tầng dưới cùng dầy 30 cm, là tầng yếm khí, rất cần thiết
cho đệm lót sinh thái, chủ yếu tồn tại các vi sinh vật có ích, là nơi thực hiện
sự đổi mới đối với đệm lót, tồn tại trường kỳ bất động để cung cấp các vi sinh
vật cho tầng lên men hoạt động.
Tầng giữa: dầy khoảng 25 cm, là tầng bán yếm khí – tầng lên men chủ
yếu, có lượng oxi nhỏ. Ở đây có nhiệt độ, độ ẩm và trạng thái dinh dưỡng lý
tưởng cho vi sinh vật có ích lên men phân giải nước tiểu và phân .
Tầng trên cùng: là tầng bề mặt, tầng che phủ, tầng hiếu khí, tầng điều
hịa. Có tác dụng che phủ, giữ nhiệt độ, độ ẩm cho tầng dưới. Lớp phủ còn có
tác dụng điều tiết để phân và nước tiểu từ từ chảy vào tầng lên men.
Qua quá trình theo dõi chúng tôi chúng tôi nhận thấy nhiệt độ của bề mặt
đệm lót ln cao hơn nhiệt độ khơng khí của chuồng ni, vì nhiệt độ từ tầng
lên men ln được chuyển lên trên bề mặt đệm lót.
Trong thời gian ủ của đệm lót, nhờ có một lượng bột ngơ được đưa vào
đệm và đệm được phủ bạt kín để thực hiện quá trình lên men nên nhiệt độ
trong thời gian ủ của đệm lót ln cao. Do bột ngơ cung cấp nguồn dinh
dưỡng có năng lượng lớn, thêm vào đó trong đệm lót có lượng oxy nhất định,

19



độ ẩm thích hợp và được che phủ bằng bạt để giữ nhiệt nên làm gia tăng khối
lượng vi sinh vật và giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt lớn làm cho nhiệt
độ của đệm lót tăng cao.
Việc gia tăng nhiệt độ trong q trình lên men của đệm lót có ý nghĩa hết
sức quan trọng chúng có tác dụng diệt các vi khuẩn, nấm có hại mà khơng
chịu nhiệt trong đệm lót, giúp đệm lót sạch hơn. Sự tăng nhiệt ở gian đoạn
này giúp cho tầng đệm lót có một mức nhiệt độ cần thiết để duy trì sự tồn tại
và phát triển của các vi sinh vật có lợi.
1.1. Khả năng tiêu hủy phân trong đệm lót
Phân và nước tiểu của heo thải ra thấm dần xuống tầng lên men. Phân
với sự đào dũi của heo kết hợp với sự trợ giúp của người mà được vùi lấp,
phân tán đều trong đệm lót sẽ bị mùn cưa hấp phụ một phần mùi. Qua quan
sát chúng tôi nhận thấy:
Sau 1 ngày: khối phân khô hơn và đặc biệt mặt ngoài của khối phân đã bị
ăn rỗ sâu. Sau 2 ngày: phần lớn khối phân bị phân hủy trở nên xốp nở ra, và
chuyển sang màu nâu xám. Sau ngày thứ 3: tồn bộ khối phân nhẹ xốp, bóp
nhẹ thì tơi ra như mùn cưa. Ngửi hầu như khơng có mùi hơi.
Như vậy trong điều kiện bình thường thì phân sẽ được phân giả sau 3
ngày và sự phân giải này đã tạo cho chuồng ni hầu như khơng có mùi thối.
Cần chú ý, phân phải được vùi lấp trong đệm lót để vi sinh vật tiếp xúc
với khối phân để thực hiện q trình phân giải. Do đó khi heo lớn, ít vận động
thì người chăn ni phải thực hiện vùi phân xuống đệm lót.
1.2. Khả năng xử lý mùi hơi và khí độc
Về cảm quan, khi đứng ở chuồng ni heo có đệm lót sinh thái thì khơng
cịn thấy mùi thối của phân cũng như mùi khai của nước tiểu. Bởi khi phân và
nước tiểu được thải ra khí NH3 trong phân và nước tiểu bị phân tán trong đệm

20



lót làm giảm một phần mùi hơi và quan trọng hơn là sau 2-3 ngày phân bị tiêu
hủy hoàn toàn nên khơng cịn mùi hơi thối nữa. Nước tiểu được phân giải
trong vịng 3 giờ.
Sự khử khí độc trong đệm lót nhờ tác động của nhiều nhân tố. Cụ thể là:
- Sự hấp phụ của bản thân đệm lót sinh thái: Bởi năng lực hấp phụ ở đây
rất mạnh, đặc biệt là đệm lót làm từ nguyên liệu mùn cưa.
- Tác dụng khử mùi hơi và khí độc quan trọng nhất là do vi sinh vật được
cấy vào lúc đầu và sau đó được duy trì. Các vi sinh vật có ích thực hiện sự
giảm mùi theo hai cách.
+ Ức chế và khử vi khuẩn có hại, lên men gây thối trong đệm lót.
+ Sự lên men oxy hóa của vi sinh vật để phân giải phân thành các chất
không có mùi.
1.3 Đánh giá về ruồi, muỗi trong mơi trường ni heo
Do được chăn ni trên đệm lót nên khơng phải thực hiện việc tắm và
dội chuồng nên khơng có lượng nước thải đưa ra mơi trường ngồi, nên
khơng có chỗ cho muỗi sinh sơi. Tồn bộ phân được vi sinh vật nhanh chóng
phân giải nên khơng có chỗ cho ruồi đẻ trứng. Tỉ lệ ruồi, muỗi xung quanh
chuồng trại giảm đến 70-80%. Nhờ hệ vi sinh vật hữu ích tạo được bức tường
lửa ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh nên chăn nuôi theo công nghệ này hạn
chế tới mức thấp nhất sự lây lan bệnh tật giữa gia súc với nhau cũng như giữa
gia súc với con người.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện nếu không quản lý tốt lớp
đệm để nguồn nước uống của vật nuôi chảy tràn vào đệm, cộng với việc heo
đi phân tập trung một chỗ, không thường xuyên xới xáo như hộ anh Nguyễn
Xuân Vinh – Cam Thành Bắc, làm cho một phần lớp đệm bị hư làm cho ruồi
phát triển. Để khắc phục, hộ gia đình đã tiến hành gia cố lại lớp đệm bằng

21



cách thu dọn một phần lớp đệm bị hư và thay vào đó phần lớp đệm mới và đã
giảm được đáng kể sự phát sinh của ruồi.
2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của heo khi ni trên đệm lót
2.1. Về khả năng kháng bệnh của heo
Qua 3 mơ hình trình diễn cho thấy chưa phát hiện heo mắc bệnh tiêu
chảy; bệnh đường hơ hấp có xuất hiện tại hộ ông Hồ Đức Hùng, xã Cam An
Nam với số lượng 04/12 con chiếm tỉ lệ 33,3%, còn các hộ khác heo không bị
mắc bệnh đường hô hấp; các bệnh khác không thấy xuất hiện trên heo.
Việc nuôi heo trên đệm lót sinh thái heo ít mắc bệnh và ít bị tái phát hơn
so với nuôi truyền thống (nuôi trên nền xi măng). Ngun nhân là do chăn
ni trên đệm lót đã tạo mơi trường có tiểu khí hậu tốt, trong sạch không ô
nhiễm, gần với tự nhiên làm khôi phục bản năng sống tự nhiên của chúng: tự
do đi lại, chạy nhảy, đào bới… do đó giúp heo sống thoải mái, giảm stress,
tăng cường dinh dưỡng (nhờ được cung cấp một nguồn protein vi sinh vật có
trong đệm lót) do đó tăng được tỉ lệ tiêu hóa, sống khỏe mạnh, tăng khả năng
miễn dịch.
Nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là sự tác động của các vi sinh vật có ích
trong đệm lót đã gây ức chế và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh. Quá trình ức
chế và tiêu diệt diễn ra theo cơ chế: Sự tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh do nhiệt
độ; do sự ưu thế về số lượng các vi sinh vật có lợi trong đệm lót; sự tiêu diệt
các vi sinh vật gây bệnh do các sản phẩm của trao đổi chất;
Tuy nhiên trong đệm lót các vi sinh vật có ích khơng thể tiêu diệt hết các
vi khuẩn gây bệnh, các vi khuẩn gây bệnh nằm trong phạm vi có thể kiểm
sốt, vơ hại với động vật nuôi, chúng ở trạng thái bị ức chế hoặc bất hoạt nên
chúng ít có khả năng gây bệnh mà nếu có mắc bệnh thì heo khơng bị nặng, mà
trái lại chúng cịn có tác dụng gây miễn dịch nhờ heo ăn các vi khuẩn đã giảm

22



hoạt lực có trong đệm lót.
2.2. Về khả năng tăng trưởng của heo.
Nâng cao khả năng tăng trưởng là mục tiêu quan trọng trong chăn nuôi.
Dù nuôi bất kể động vật nào thì việc đẩy mạnh sự tăng trưởng của chúng mới
đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người chăn ni.
Phương thức chăn ni heo trên đệm lót sinh thái ngồi mục tiêu đảm
bảo giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường ra thì phải đạt mục tiêu là nâng cao khả
năng tăng trưởng của heo.
Bảng 1. Tiêu chuẩn chăn nuôi heo gia công của Công ty CP Việt Nam
F.C.R.

Loại
thức ăn

Tổng số
TĂ/ con

Ngày nuôi
sau cai sữa

550 SF

8,0 Kg/heo

0-21 ngày

5-11 Kg

1.33


1.33

551 FX

15 Kg/heo

22-42 ngày

11-22 Kg

1.36

1.35

551 GP

17 Kg/heo

43-56 ngày

22-34 Kg

1.42

1.38

552 SF

50 Kg/heo


57-84 ngày

34-55 Kg

2.38

1.80

552 F

70 Kg/heo

85-119 ngày

55-77 Kg

3.18

2.22

553 FM

75 Kg/heo

120-154 ngày

77-101 Kg

3.21


2.45

Tổng
cộng

235 kg/
heo

150 – 155
ngày ni

100 – 105 kg

Trọng lượng F.C.R.

(Bình
qn)

2.50 –
2.80

Tăng trọng bình qn của cơng ty CP 600 – 700 g/con/ngày. Trại quản lý
tốt chỉ số FCR = 2,5.
Bảng 2: Kết quả theo dõi khả năng tăng trọng của heo nuôi trên đệm

23


lót sinh thái
Khối


Hộ

Ngày

Ngày

thả

xuất

ni

chuồng

lượng
bình
qn bắt
đầu ni
(kg/con)

Khối lượng
đến thời

Tăng trọng

điểm xuất

bình qn


bán

(g/con/ngày)

(kg/con)

Nguyễn Văn Lực

29/5

17/10

7

97

632

Nguyễn Xuân Vinh

19/6

29/10

7,5

96

667


Hồ Đức Hùng

08/7

16/11

7,8

99

689

7,4

97,3

663

Trung bình

Trọng lượng heo khi đưa vào ni có trọng lượng trung bình 7,4 kg, heo
sau thời gian cai sữa (được 30 ngày tuổi). Trọng lượng đến thời điểm suất bán
là 97,3 kg. Với thời gian ni 4,5 tháng, tăng trọng bình qn đạt 663
g/con/ngày. Mức tăng trọng của heo ni trên đệm lót phù hợp với mức tăng
trọng cho phép của các trại chăn nuôi gia công CP, bởi các lý do sau:
Do vi sinh vật có lợi trong đệm lót đã phân giả mạnh phân và nước tiểu
làm chuồng ni khơng cịn chất thải, khơng có mùi thối và độc hại. Đã tạo ra
môi trường trong sạch không ô nhiễm so với kiểu nuôi truyền thống là luôn
tồn đọng phân, nước tiểu và các khí thải thối, độc hại như khí NH 3, H2S, C02,..
Chính vì vậy heo khỏe mạnh hơn, phát triển tốt hơn.

Heo ni trong đệm lót sinh thái thường ủi dũi, nhá nhấm đệm lót nhất là
giai đoạn heo con. Bởi vi sinh vật đã phân giải phân và nước tiểu một phần
thành các protein giúp cung cấp dinh dưỡng cho heo, tăng q trình tiêu hóa,
nâng cao miễn dịch cho vật nuôi.
Do môi trường trong sạch, heo khỏe mạnh, tỉ lệ mắc bệnh thấp và bệnh
cũng nhẹ hơn so với kiểu nuôi truyền thống trên nền xi măng nên heo sinh
trưởng và phát triển tốt hơn.

24


Nhiệt độ của bề mặt đệm lót cao hơn nhiệt độ khơng khí khoảng 20C giúp
giữ ấm heo tốt hơn nhất là đối với heo con < 40kg, heo không bị nhiễm lạnh
như nuôi trên nền xi măng. Khi nuôi trên chuồng xi măng thường phải tắm và
dọn phân 2 lần/ngày làm chuồng nuôi luôn ẩm ướt, nền chuồng lạnh ảnh
hưởng không nhỏ đến sự tăng trọng của heo nhất là đối với heo con.
2.3. Về khả năng tiêu tốn thức ăn của heo
Trong chăn ni thì thức ăn chiếm khoảng 70% trong tổng cơ cấu chi phí
chăn ni. Vì vậy đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, ảnh hưởng chủ yếu tới hiệu
quả chăn nuôi.
Bảng 3: Theo dõi khả năng tiêu tốn thức ăn của heo ni trên đệm
lót sinh thái
Hệ số tiêu
Hộ

Thời gian

Khối

Khối lượng


tốn thức ăn

nuôi

lượng

thức ăn tiêu

(FCR)

tăng (kg) tốn (kg/con)

(kgTĂ/

(ngày)

kgTT)
Nguyễn Văn Lực

142

90

238,5

2,65

Nguyễn Xuân Vinh


133

89

226,9

2,55

Hồ Đức Hùng

132

91

213,8

2,35

135,6

90

226,4

2,52

Trung bình

Mức tiêu tốn thức ăn (FCR) trung bình của 3 hộ tham gia mơ hình là 2,52
kg TĂ/ kg TT, so với các trang trại chăn nuôi gia công FCR trung bình (2,5

-2,8) thì đây mức tiêu tốn hợp lý. Kết quả đã chứng minh heo ni trên đệm
lót đã giảm được mức tiêu tốn thức ăn cho thấy phương thức ni này góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn ni.
2.4. Ước tính hiệu quả kinh tế

25


×