Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

(Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu KINH NGHIỆM QUẢN lý của một số nước NHẰM đảm bảo TÍNH bền VỮNG của nợ CÔNG và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM bài 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.93 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa Tài chính Ngân hàng

TIỂU LUẬN
Tài chính cơng
Đề tài:
NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CỦA MỘT SỐ NƯỚC
NHẰM ĐẢM BẢO TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CƠNG VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Lan

Sinh viên thực hiện:
1. Vũ Thị Vân Khanh

1413320030

2. Nguyễn Thị Khánh Huyền

1413320028

3. Nguyễn Hà Phương

1413320049

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hà Nội, tháng 01 năm 2018


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CƠNG............2
1.1

Khái niệm nợ cơng và tính bền vững của nợ cơng.......................................................2

1.1.1

Khái niệm “Nợ cơng”...........................................................................................2

1.1.2

Khái niệm “Tính bền vững của nợ cơng”.............................................................3

1.2

Hậu quả của tình trạng nợ cơng bất bền vững..............................................................3

1.2.1

Ảnh hưởng ngược từ các chính sách khi nợ cơng q lớn....................................3

1.2.2

Bị hạ bậc tín nhiệm...............................................................................................3

1.2.3

Tác động từ nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế................................................3


1.2.4 Gánh nặng cho toàn bộ nền kinh tế cùng với rủi ro chênh lệch tỉ giá.......................4
1.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công................................................4

1.3.1 Thâm hụt ngân sách cơ bản........................................................................................4
1.3.2 Lãi suất thực tế...........................................................................................................5
1.3.3 Tăng trưởng GDP thực tế...........................................................................................6
1.3.4 Tỷ giá.........................................................................................................................6
1.3.5 Các yếu tố kinh tế vĩ mô khác....................................................................................6
1.4

Các công cụ quản lý tính bền vững của nợ cơng..........................................................7

CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CƠNG TẠI
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI...............................................................................9
2.1 Thực trạng nợ công trên tồn cầu.....................................................................................9
2.2 Kinh nghiệm quản lý nợ cơng từ các nước có tỷ lệ nợ cơng thấp nhưng bền vững.......11
2.2.1 Nga...........................................................................................................................12
2.2.2 Indonesia..................................................................................................................14
2.3 Kinh nghiệm quản lý nợ công từ các nước có tỷ lệ nợ cơng cao nhưng bền vững.........20
2.3.1. Nhật Bản.................................................................................................................20
2.3.2. Singapore................................................................................................................24
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ
CƠNG CHO VIỆT NAM.......................................................................................................30
3.1

Đánh giá thực trạng nợ công hiện nay ở Việt Nam....................................................30


3.1.1 Thực trạng nợ công trong những năm gần đây........................................................30

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.1.2 Đánh giá tổng quát về tính ổn định của nợ cơng theo tiêu chí giám sát an tồn nợ
nước ngoài của Việt Nam.................................................................................................36
3.2 Một số khuyến nghị nhằm tăng tính bền vững cho nợ cơng ở Việt Nam...................40
3.2.1 Những khuyến nghị rút ra từ thực trạng nợ công trong nước..................................40
3.2.2 Những khuyến nghị rút ra từ kinh nghiệm của các nước có nợ cơng thấp..............44
3.2.3 Những khuyến nghị rút ra từ kinh nghiệm của các nước có nợ cơng cao................45
KẾT LUẬN..............................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................48

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 – Bản đồ tỷ lệ nợ công của các nước trên thế giới so với GDP tồn cầu
– 2017..................................................................................................................9
Hình 2.2 – Top 20 quốc gia có tỷ lệ nợ cơng trên GDP cao nhất thế giới năm
2017...................................................................................................................10
Hình 2.3 – Biểu đồ thể hiện sự gia tăng nợ công giai đoạn 2015 – 2017..........11
Hình 2.4 – Tỷ lệ nợ cơng/GDP của Nga từ 2006 – 2016..................................13
Hình 2.6 – Tỷ lệ nợ cơng trên GPD của Nhật Bản từ 2006 đến 2016 và dự đốn
đến 2018............................................................................................................21
Hình 2.7 – Tỷ lệ nợ cơng/GDP của Singapore từ 2006 – 2016 và dự đốn đến
2018...................................................................................................................24
Hình 2.8 – Đồ thị thể hiện mức độ gia tăng nợ cơng của Singapore giai đoạn
2014 – 2017.......................................................................................................25
Hình 3.1: Chỉ số ICOR của Việt Nam từ năm 1995-2015................................34
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.2: Nợ cơng bình qn đầu người của Việt Nam giai đoạn 2010-201730

Đồ thị 3.3: Cơ cấu vay nợ của Việt Nam các năm 2011, 2015 và 2017...........31
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam..........................36

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, việc huy động vốn vay đã trở thành một kênh quan
trọng, góp phần giải quyết khó khăn về tài chính, tạo tiềm lựcthực hiện thành công các
mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Theo đó, nợ cơng của nước ta cũng không
ngừng tăng lên một cách bất bền vững, gây ra những hậu quả khôn lường đối với nền
kinh tế, từ đó việc quản lý tính bền vững của nợ công ngày càng trở nên quan trọng và
thiết yếu.Việc quản lý tính bền vững của nợ cơng có ý nghĩa vô cùng lớn như tạo sự
phối hợp nhịp nhàng và sự dung hịa tối ưu về mục đích với các bộ phận của chính
sách kinh tế vĩ mơ, cải thiện tình trạng của cán cân thanh tốn quốc tế, ổn định kinh tế
- tài chính trong nước.Trên thế giới đã có những quốc gia dù nợ cơng có cao hoặc thấp
nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững và đó là những bài học kinh nghiệm quý giá cho
Việt Nam nên nhìn vào và học hỏi.Trên cơ sở đó, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm đảm bảo tính bền vững
của nợ công và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” với mục tiêu cung cấp một cái
nhìn tổng quát về cơng tác quản lý tính bền vững nợ cơng ở nước ta cũng như đưa ra
một đề xuất nhằm hồn chỉnh cơng tác quản lýtínhbềnvững nợ cơng tại Việt Nam.
Kết cấu của tiểu luận bao gồm 3 chương :
Chương I: Tổng quan về quản lý tính bền vững của Nợ cơng
ChươngII: Kinh nghiệm quản lý tính bền vững của nợ công tại một số quốc gia
trên thế giới

Chương III: Bài học kinh nghiệm quản lý tính bền vững của nợ công cho Việt
Nam
Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lan đã
giúp chúng em hồn thành bài tiểu luận này. Trong q trình thực hiện đề tài khơng
thể tránh khỏi có những thiếu sót, chúng em rất mong cơ giáo cùng các bạn có thể
đóng góp thêm ý kiến để bài tiểu luận có thể hồn thiện hơn.Chúng em xin trân trọng
cảm ơn!

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ
CƠNG
I.1.

Khái niệm nợ cơng và tính bền vững của nợ công

I.1.1.

Khái niệm “Nợ công”

Theo Luật Quản lý nợ công của Việt Nam (Khoản 2 Điều 1 Luật số
29/2009/QH12), nợ cơng bao gồm tất cả các khoản nợ của Chính phủ, nợ được Chính
phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương, trong đó:
- Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,
được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản
vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của
pháp luật. Nợ chính phủ khơng bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
- Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính,

tín dụng vay trong nước, nước ngồi được Chính phủ bảo lãnh.
- Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc
uỷ quyền phát hành.
Theo Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị Liên hợp quốc về
thương mại và phát triển (UNCTAD), nợ công không chỉ bao gồm nợ chính phủ, nợ được
chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương mà cịn bao gồm các nghĩa vụ nợ
của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc chính phủ (bao gồm cả Doanh nghiệp
Nhà nước) ở tất cả các cấp chính quyền và một số khoản nợ ngầm định khác.
Theo Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công theo
nghĩa rộng là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của chính phủ
trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc
lập (nguồn vốn hoạt động do Ngân sách Nhà nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc
sở hữu nhà nước, và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay). Còn theo
nghĩa hẹp, nợ cơng bao gồm nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính
quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được chính phủ bảo lãnh thanh tốn.
Như vậy, khái niệm nợ cơng của Việt Nam có phạm vi hẹp hơn nhiều so với khái
niệm phổ biến quốc tế. Việc không thống nhất khái niệm đã gây ra khó khăn trong

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


công tác quản lý và so sánh số liệu với các quốc gia khác khi mà thực trạng nợ công
không được đánh giá đúng.
I.1.2. Khái niệm “Tính bền vững của nợ cơng”
- Nợ cơng nước ngồi của một quốc gia được coi là bền vững nếu như các nghĩa
vụ nợ (trả gốc và lãi) được thực hiện một cách đầy đủ mà không cần sử dụng đến các
biện pháp tài trợ ngoại lệ (ví dụ như xin miễn giảm), hoặc không cần phải thực hiện
những điều chỉnh lớn đối với cán cân thu nhập và chi tiêu của mình. Đối với các quốc
gia có thu nhập thấp, việc thực hiện nghĩa vụ nợ thường gặp khó khăn khi các chủ nợ,

bao gồm các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước, và các nhà tài trợ không cung ứng
các khoản vay hoặc tài trợ mới đủ để tài trợ cho thâm hụt tài khố cơ bản. Ngồi ra,
việc thực hiện nghĩa vụ nợ cũng gặp rắc rối nếu như nó có chi phí tiền lãi q lớn.
I.2. Hậu quả của tình trạng nợ cơng bất bền vững
I.2.1.Ảnh hưởng ngược từ các chính sách khi nợ cơng q lớn
Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách “thắt lưng buộc
bụng” để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ
cần thiết từcác tổ chức tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, khi nền
kinh tế tồn cầu mới thốt khỏi khủng hoảng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả
của các gói kích thích kinh tế mà chính phủ các nước đã chi ra trong những năm trước
đây, thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của
nền kinh tế, làmchậm tốc độ tăng trưởng, thậm chí có thể đẩy nền kinh tế vào “khủng
hoảng kép”.
I.2.2.Bị hạ bậc tín nhiệm
Khi nợ cơng liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của
các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các cơng ty và quốc gia khác, niềm tin của
người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nềnkinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công
của các thế lực đầu cơ quốc tế. Khi đó, các quỹ đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái phiếu
này, đồng thời từ chối mua vào trong các đợt phát hành tiếp theo. Nếu chính phủ muốn
huy động tiền từ thị trường tài chính sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó,
rơi vào vịng xốy: tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm.
I.2.3.Tác động từ nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn
một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sựtăng trưởng của
sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:
- Tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngồi và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.

- Gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân.
- Tăng thuế để trả lãi nợ vay chính cơng dân nước mình => Thuế làm méo mó
nền kinh tế, gây ra tổn thất vơ ích về phúc lợi xã hội.
Ngồi ra, cịn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng cơng cụ nợ
để điều tiết kinh tế vĩ mơ sẽ khơng có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (đầu
tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên).- Phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu,
song mức tăng khơng lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu - Gây ra áp lực
lạm phát, tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng thực
1.2.4 Gánh nặng cho toàn bộ nền kinh tế cùng với rủi ro chênh lệch tỉ giá.
Nợ công ở mức cao sẽ kéo theo mức bội chi ngân sách lớn và dần dần sẽ trở
thành gánh nặng cho nền kinh tế - Trong khi trong chiến lược phát triển kinh tế của
Việt Nam trong những năm gần đây, Chính phủ đang có kếhoạch triển khai nhiều dự
án hạ tầng lớn như nhà máy điện nguyên tử, đường sắt cao tốc,… nên tỷ lệ nợ nước
ngồi sẽ tăng vọt. Nhìn lại q trình này, đã có lúc Nhà nước phải đi vay với tỷ giá chỉ
11 nghìn Việt Nam đồng quy đổi bằng 1 USD, thì ở thời điểm hiện tại tỷ giá quy đổi
đã lên đến mức trên dưới 20 nghìn Việt Nam đồng quy đổi bằng 1 USD. Như vậy là
khoản chênh lệch tỷ giá này toàn bộ nền kinh tế của chúng ta phải hứng chịu.
I.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ cơng
Các yếu tố tác động đến nợ công bao gồm thâm hụt NSNN, tăng trưởng GDP
thực tế, lãi suất thực tế, tỷ giá và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác.
1.3.1 Thâm hụt ngân sách cơ bản
Cân đối NSNN là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến nợ cơng. Từ bản chất nợ cơng
có thể thấy mức thâm hụt ngân sách phản ánh giá trị tuyệt đối của nợ chính phủ. Nếu
NSNN thâm hụt cơ bản, nhu cầu vay nợ của Nhà nước sẽ gia tăng và làm trầm trọng
thêm tình hình nợ cơng. Ngược lại, nếu NSNN thặng dư cơ bản, nhu cầu vay nợ giảm
hoặc Chính phủ có thêm nguồn tài chính để mua lại trái phiếu chính phủ (TPCP) trước
hạn làm cho mức nợ công giảm xuống.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Một số nghiên cứu thực nghiệm giải thích tác động của thâm hụt NSNN tới nợ công
như: Dornbusch (1984) nghiên cứu trường hợp của Brazil, thâm hụt ngân sách là nguyên
nhân của nợ nước ngoài tăng nhanh; Sachs và Larrain (1993) giải thích ảnh hưởng của
thâm hụt ngân sách tới nợ trong nước và chỉ ra rằng: “Nợ trong nước là một trong những
cách ngắn hạn để tài trợ thâm hụt tài khóa. Phương pháp này giúp Chính phủ bù đắp được
thâm hụt mà không ảnh hưởng đến dự trữ và cung tiền, nhưng cũng khiến tăng thâm hụt
ngân sách theo thời gian do gia tăng nghĩa vụ nợ”; Alfaidi (2002), nợ nước ngoài của Ai
Cập gia tăng một cách đáng kể do tăng nhanh thâm hụt ngân sách; Gartner (2003), tỷ lệ
thâm hụt NSNN và tỷ lệ nợ công có mối quan hệ cùng chiều.
1.3.2 Lãi suất thực tế
Sự biến động của lãi suất trên thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những khoản
nợ cơng có lãi suất thả nổi và những khoản vay mới. Tỷ lệ các khoản nợ cơng có lãi
suất thả nổi trong tổng nợ càng cao thì sự ảnh hưởng của lãi suất đến nợ công càng
lớn. Mặt khác, ngay cả những khoản vay có lãi suất cố định thì sự biến động của lãi
suất thị trường cũng sẽ ảnh hưởng đến giá cả của các công cụ nợ, nghĩa là, gián tiếp
ảnh hưởng tới quy mô nợ công. Bởi khi lãi suất tăng lên, chi phí vay nợ (trả lãi và phí)
tăng lên, các khoản vay của Chính phủ sẽ trở nên đắt hơn và khó khăn hơn, làm gia
tăng nợ cơng.
Trong lịch sử, những năm 1970, để đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế do giá
dầu tăng mạnh, nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ đã thi hành chính sách mở rộng tài
chính và tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách này đã khiến lạm phát gia tăng mạnh. Đến cuối
thập kỷ 1970, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế
lạm phát. Các nước khác cũng buộc phải thi hành các chính sách tương tự và khiến nợ
công tăng cao. Giavazzi và Pagano (1996), Alesina và Perotti (1995), Alesina và
Ardagna (2010) chỉ ra lãi suất giảm sẽ cải thiện cân đối ngân sách. Lãi suất thấp có tác
động tới nền kinh tế thơng qua việc khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, từ đó làm GDP
tăng và tỷ lệ nợ cơng trên GDP sẽ giảm. Sachs và Larrain (1993) cho rằng, lãi suất cao
là yếu tố làm gia tăng nợ công. Tương tự, Alfaidi (2002) xem xét các yếu tố tác động
đến nợ nước ngồi của các nước đang phát triển, trong đó lãi suất cao là yếu tố làm gia

tăng nợ nước ngoài của các quốc gia này.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3.3 Tăng trưởng GDP thực tế
Trong thời kỳ kinh tế mở rộng, tăng trưởng GDP thực tế cao, các khoản vay của
Chính phủ sẽ trở nên dễ dàng hơn, điều này làm cho lãi suất thực tế giảm và tăng
trưởng kinh tế nhanh góp phần củng cố nguồn thu NSNN, cải thiện cân đối tài khóa cơ
bản. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái, tăng trưởng kinh tế chậm, làm các chỉ tiêu
kinh tế xấu đi và điều này cũng làm gia tăng chỉ tiêu nợ công trên GDP (Marek, 2014).
Imimole, Imoughele và Okhuese (2014) chỉ ra rằng tăng trưởng GDP thực tế có
tác động đối với nợ nước ngồi của Nigeria. Gilles và Karim (2012) cũng xem xét tác
động của các yếu tố vĩ mô gồm cân đối ngân sách cơ bản, tăng trưởng GDP, gánh nặng
nợ, tỷ lệ lạm phát đến xu hướng nợ công của Pháp trong giai đoạn 1890 - 2009. Còn
theo Abbas, Akitoby, Abdritzky, Berger, Komatsuzaki và Tyson (2014), tăng trưởng
GDP thực tế là một yếu tố chính tác động đến nợ cơng, khi tăng trưởng kinh tế thực
cao, tỷ lệ nợ công sẽ giảm.
1.3.4 Tỷ giá
Trong cơ cấu danh mục nợ cơng có những khoản nợ vay bằng đồng ngoại tệ, do
đó, sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nợ công. Nếu nợ vay bằng
ngoại tệ, đặc biệt là những ngoại tệ có sự biến động lớn về giá trị chiếm tỷ lệ cao thì
ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đến nợ công càng lớn.
Mankiw (2003) cho rằng, khi tỷ giá giảm hay giá đồng nội tệ tăng lên sẽ có tác
động tiêu cực tới xuất khẩu, gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai và có tác động tới nợ
công. Imimole, Imoughele và Okhuese (2014), tỷ giá tăng lên 1% sẽ làm nợ nước ngz
1.3.5 Các yếu tố kinh tế vĩ mô khác
Đánh giá nợ công phải đặt trong mối liên hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ, ngồi
các yếu tố cơ bản gồm thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế, lãi suất thực tế và tỷ
giá nêu trên, cần phải xem xét thêm các yếu tố khác như lạm phát, mức độ thâm hụt

cán cân vãng lai, mức độ thâm hụt cán cân thương mại, dòng vốn vào (như vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài - FDI, vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi - FPI, vốn hỗ trợ phát triển
chính thức - ODA…), năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí
ICOR), độ mở của nền kinh tế… để dự báo và đảm bảo nguồn lực thanh tốn nghĩa vụ
nợ. Ngồi ra, chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ và quản lý nợ cơng có ảnh hưởng tới nợ
công. Nợ công không được cơ cấu tốt về thời hạn, lãi suất, đồng tiền vay nợ... có thể

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


làm tăng quy mô, rủi ro và nghĩa vụ nợ. Ngược lại, chính sách quản lý nợ cơng tốt có
thể kiểm sốt được rủi ro và quy mơ nợ. Điều này một mặt làm giảm thiểu rủi ro và chi
phí trong quản lý nợ công trung và dài hạn; mặt khác giúp Chính phủ có sự chủ động
trong tài trợ chi tiêu của mình.
Sachs và Larrain (1993) chỉ ra rằng, thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt
ngân sách làm gia tăng nợ công: “Thâm hụt tài khoản vãng lai trong những năm 1980
đã khiến Hoa Kỳ từ vị trí của một chủ nợ trở thành con nợ lớn nhất thế giới”. Alfaidi
(2002) xem xét các yếu tố tác động đến nợ nước ngoài của các nước đang phát triển
bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong đó, các yếu tố bên trong bao gồm
đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hiệu quả sử dụng vốn, thâm hụt cán cân
thanh toán; các yếu tố bên ngoài bao gồm lãi suất, giá dầu và các nguyên liệu thô khác.
Pirtea, Nicolescu và Mota (2014) cho rằng, FDI là một yếu tố tác động đến nợ công do
FDI làm tăng năng suất lao động và làm giảm tỷ lệ nợ công trên GDP. Akitoby,
Komatsuzaki và Binder (2014) cho rằng, lạm phát cao có thể giảm nợ công do lạm
phát làm giảm giá trị của các khoản nợ. Aizenman và Marion (2009), IMF (2012) chỉ
ra sau chiến tranh thế giới thứ II, tỷ lệ nợ công trên GDP của Hoa Kỳ trên 100% nhưng
đã cắt giảm còn khoảng 40% trong vòng một thập kỷ do kết hợp tăng trưởng kinh tế và
duy trì mức lạm phát khoảng 4%.
I.4. Các cơng cụ quản lý tính bền vững của nợ công
Các công cụ quản lý nợ công Theo Nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ cơng mà

Chính phủ ban hành, Chính phủ thống nhất quản lý tồn diện nợ công thông qua 4
công cụ. Cụ thể, các cơng cụ đó là: Chiến lược dài hạn về nợ cơng; Chương trình quản
lý nợ trung hạn; Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ; Các chỉ tiêu
an tồn và giám sát nợ cơng.
- Thứ nhất, chiến lược dài hạn về nợ công gồm các nội dung như đánh giá thực
trạng nợ công và công tác quản lý nợ công trong giai đoạn thực hiện Chiến lược trước
đó; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công,...
- Thứ hai, chương trình quản lý nợ trung hạn gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp về huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý nợ
trong giai đoạn 3 năm liền kề để thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ đã được Quốc hội
xác định trong mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Thứ ba, kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ có nội dung gồm:
Kế hoạch vay trong nước (gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nước và kế
hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển); Kế hoạch vay nước ngoài, được thực hiện
thơng qua các hình thức huy động, gồm vay ODA, vay ưu đãi, vay thương mại và
được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài; Kế hoạch trả nợ, được chi tiết theo chủ nợ, có
phân định trả nợ gốc và trả nợ lãi, trả nợ trong nước và trả nợ nước ngoài.
- Thứ tư, là các chỉ tiêu an tồn và giám sát nợ cơng. Các chỉ tiêu giá sát nợ cơng,
nợ nước ngồi của quốc gia bao gồm: nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP),
nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so
với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nợ chính phủ so với GDP...

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNG TẠI

MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Thực trạng nợ cơng trên tồn cầu
Theo các chun gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, chính việc các ngân hàng
trung ương đua nhau cắtg giảm lãi suất để hỗ trợ phục hồi kinh tế sau cuộc khủng
hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 đã khuyến khích hoạt động vay tiền, dẫn đến tình
trạng nợ nần ngày càng gia tăng hiện nay nay, từ mức nợ công 200.000 tỷ USD (tương
đương 285% GDP thế giới) vào năm 2014 lên đến 217.000 tỷ USD (tương đương
327% GDP toàn cầu), theo báo cáo của Viện Tài chính quốc tế IIF q I/2017.

Hình 2.1 – Bản đồ tỷ lệ nợ công của các nước trên thế giới so với GDP toàn cầu – 2017

Nguồn: International Monetary Fund – IMF
Các chuyên gia của IIF cho rằng việc gia tăng nợ công trên thế giới chủ yếu là do
các nước mới nổi. Năm 2016, nợ công ở các nước này tăng 3.000 tỷ USD, đạt mức
56.000 tỷ USD, tương đương 218% GDP của tất cả các nước mới nổi, tăng 5% so với
năm 2015.
Riêng số nợ công của Trung Quốc trong năm 2016 đã tăng 2.000 tỷ USD và hiện
tổng số nợ của nước này là 33.000 tỷ USD, nghiên cứu của IIF cho biết.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong khi đó, các nước phát triển nói chung trong năm ngoái đã giảm được hơn
2.000 tỷ USD, đối với cả nợ công lẫn tư, chủ yếu trong khu vực đồng Euro. Nhưng
tổng số nợ của Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2017 lại tăng thêm 2.000 tỷ USD đạt mức
63.000 tỷ USD.
Theo IIF, dù thực tế là nợ công ở các nền kinh tế phát triển đã giảm xuống, tại thị
trường mới nổi nợ công vẫn tăng 5% so với năm ngối.
“Tổng nợ cơng ở những thị trường mới nổi (khơng tính Trung Quốc) đã tăng khoảng
900 tỷ USD lên hơn 23.600 tỷ USD trong quý I/2017, chủ yếu là ở Brazil (tăng 600 tỷ

USD lên 3.600 tỷ USD) và Ấn Độ (tăng 200 tỷ USD lên 2.900 tỷ)", IFF cho biết.
Tính đến tháng 10/2017, theo số liệu thống kê từ trang Statista.com, Nhật Bản
vẫn là nước có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất trên thế giới (khoảng 240%), theo sau
là các nước Hy Lạp (180%), Lebanon (152%), hay Italy (133%),...

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 2.2 – Top 20 quốc gia có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất thế giới năm 2017
Nguồn: Statista.com
Mức nợ cao có nghĩa là cuộc khủng hoảng nợ còn chưa được giải quyết xong, kể
cả ở Mỹ hay ở khu vực đồng Euro. Bên cạnh đó, mức nợ gia tăng ở châu Á và các nền
kinh tế mới nổi khác cũng cho thấy chưa có sự tái cơ cấu cần thiết.
"Các khoản nợ ngày càng tăng sẽ là lực cản cho sự phát triển bền vững và đe dọa
đối với sự ổn định tài chính tồn cầu", IIF cảnh báo.

Hình 2.3 – Biểu đồ thể hiện sự gia tăng nợ cơng giai đoạn 2015 – 2017
(đơn vị: nghìn tỷ USD)
Nguồn: Statista.com
2.2 Kinh nghiệm quản lý nợ công từ các nước có tỷ lệ nợ cơng thấp nhưng
bền vững
Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia.
Từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nam, Campuchia hay những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ,
Nhật, EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính
phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nợ công cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả

và quản lý tốt, nếu khơng thì khủng hoảng nợ cơng có thể xảy ra với bất cứ quốc gia
nào tại bất cứ thời điểm nào và để lại những hậu quả nghiêm trọng.Nhiều quốc gia trên
thế giới đang phải vật lộn với nợ công và thâm hụt ngân sách gia tăng, nhưng một số
khác lại kiểm soát tốt các khoản chi tiêu của mình, điển hình là Nga và Indonesia.
2.2.1 Nga
Kinh tế Nga là nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới sau Hàn Quốc (11) và Canada
(10) tính đến năm 2016. Nga là một nước phong phú về tài nguyên thiên nhiên như
dầu mỏ, than và quặng thép. Đây cũng là một nước có nhiều ngành nông nghiệp phong
phú. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, Nga đã phải trải qua nhiều giai đoạn khá phức
tạp. Các cuộc cải tổ kinh tế vào những năm 1990 chủ yếu là về công nghiệp, năng
lượng và quốc phòng. Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nền kinh tế bắt đầu suy thoái
sau 10 năm phát triển, cho đến khi nền kinh tế ổn định trở lại vào cuối 2009-đầu 2010.
Mặc dù bị suy thoái nhưng nền kinh tế vẫn không bị ảnh hưởng nặng bởi Cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu so với các nước láng giềng, một phần là do chính sách kinh tế
thích hợp đã giúp nền kinh tế khơng bị suy thối nặng.
a. Tình hình nợ cơng của Nga
Kinh tế Nga thời hậu Xô viết vận hành theo cơ chế khá đặc biệt - hồ quyện giữa
những yếu tố cịn sót lại của kinh tế kế hoạch tập trung với cơ chế của kinh tế thị
trường tự do. Điểm đáng lưu ý nhất trong cơ chế đặc biệt ấy là kinh tế Nga không tăng
trưởng dựa trên cơ sở gia tăng nợ công, thậm chí là ngược lại.
Điều đó thể hiện rõ qua tỷ lệ gia tăng nợ công/GDP của Nga chỉ nằm ở mức
trung bình 23,53% từ năm 1999 đến năm 2016, cao nhất là năm 1999 với tỷ lệ 92,10%
và mức thấp kỷ lục là 7,40% trong 2008, theo trang tin tradingeconomics.com.
Nợ công của Nga trong giai đoạn 2006 – 2016 tăng rất chậm, trong khi từ năm
2014 kinh tế Nga đã bị bao vây bởi lệnh cấm vận. Thực tế này chứng tỏ Moscow
không ưu tiên sử dụng liệu pháp gia tăng nợ công trong điều hành kinh tế.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Hình 2.4 – Tỷ lệ nợ cơng/GDP của Nga từ 2006 – 2016 (đơn vị: %)
Nguồn: Tradingeconomics.com
b. Chính sách nợ của chính phủ Nga
Với Nga, từ những năm 2004 – 2008, Tổng thống V.Putin đã đặt ra nhiệm vụ cho
Chính phủ là phải giảm đến mức thấp nhất mức nợ cơng từ các khoản vay của nước
ngồi.
Trong giai đoạn 2012-2014, Chính phủ Nga đã thơng qua phương hướng cơ bản
của chính sách nợ Nhà nước với bản chất như sau: để đối phó với thâm hụt ngân sách,
trong khoản vay 10 rúp thì 9 rúp sẽ lấy từ thị trường nội địa. Cụ thể, trong 4 năm tiếp
theo này, tổng số tiền vay trong nước hàng năm sẽ là 2 nghìn tỉ rúp (khoảng 67 tỷ
dollar) và chỉ có 200 tỷ rúp (khoảng 6,7 tỷ dollar) là vay mượn bên ngồi.
Bên cạnh đó, do khả năng sản xuất khổng lồ và trữ lượng dầu khí lớn nên Nga có
tỷ lệ nợ/GDP thấp. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, tài nguyên thiên nhiên của Nga ước tính
khoảng 56 nghìn tỷ USD, chiếm hơn 30% tổng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới.
Ngoài ra, để giảm khả năng bị thương tổn vì các biến động giá cả trên thị trường quốc
tế khi xuất khẩu hàng hoá, nền kinh tế Nga đã dần dần nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về
các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm,
chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa.
Kết quả là, trong những năm gần đây, Nga ln là nước có mức nợ cơng gần như
thấp nhất ở châu Âu và trên thế giới – khoảng xấp xỉ 17% GDP.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


c. Mục tiêu chính sách nợ của chính phủ Nga
Các chính sách về nợ cơng của Liên bang Nga trong những năm gần đây được
thực hiện để phù hợp với các mục tiêu:
 Duy trì một gánh nặng nợ thấp là một lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với Nga.
 Ổn định thị trường vốn trong nước hướng tới việc tài trợ cho nhu cầu ngân sách.
 Duy trì xếp hạng tín dụng cao, thực hiện các quy định cần thiết để nâng mức

xếp hạng tín dụng.
 Đảm bảo thị trường trong và ngồi nước tiếp tục đón nhận Liên Bang Nga, có
những điều khoản hợp lý và giảm chi phí cho các khoản vay từ khách hàng vay của Nga.
 Tăng cường hệ thống quản lý hiện đại của các khoản nợ công của Nga, mở
rộng các hoạt động thiết thực của các cơ quan tài chính nhà nước Nga.
 Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp Nga thông qua khuyến khích áp dụng một
chiến lược nợ nước ngồi thận trọng.
Bên cạnh đó, các mức thực tế của khoản vay sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện
ngân sách liên bang và các điều kiện thị trường trong và ngoài nước. Mức nợ trong
nước và nước ngoài tổng hợp sẽ vẫn ơn hịa và bền vững.
Có thể thấy, nước Nga theo đuổi một chính sách về nợ cơng rất thận trọng, phát
huy tối đa nguồn lực trong nước, không “vung tay quá trán” như một số nước Châu
Âu, điều đó khiến cho nền kinh tế Nga ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế 20082009, cũng như vẫn đứng vững trước lệnh trừng phạt đến từ phía hoa Kỳ và các nước
Châu Âu.
2.2.2 Indonesia
Indonesia là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và hoạt động chủ yếu bởi các cơ
quan nhà nước. Việc quốc doanh hóa ngành cơng nghiệp là kết quả của cuộc cải cách
công sau ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Gần
đây, đất nước này đã vượt qua Ấn Độ trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
nhanh thứ 2 trên thế giới.
Tăng trưởng của Indonesia phần lớn nhờ vào sự gia tăng mạnh của đầu tư nước
ngồi. Bên cạnh đó, qc gia này cũng ln nỗ lực trong việc hiện đại hóa các ngành

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cơng nghiệp dầu mỏ, khai khống và khí đốt. Với những thế mạnh như vậy, Indonesia
đang trên đà trở thành nền kinh tế có quy mơ 1 nghìn tỷ USD đầu tiên ở khu vực Đông
Nam Á.
a. Khủng hoảng nợ công giai đoạn 1997-1998 của Indonesia

 Nguyên nhân
Cuộc khủng hoảng kinh tế của Indonesia trong thời kỳ này cũng xuất phát từ
những nguyên nhân tương tự như Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á 19971998, đó là sự yếu kém của nền kinh tế trong nước kết hợp với tình trạng lây lan của
khủng hoảng từ các nền kinh tế khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và tài
chính gia tăng. Trong sự yếu kém chung của hệ thống tài chính - ngân hàng cũng như
các chỉ số kinh tế vĩ mô như thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai
thì nợ cơng, trong đó nợ nước ngồi tăng cao là một trong những nhân tố làm cho cuộc
khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn ở Indonesia.
Nợ công không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính ở
Indonesia năm 1997. Tuy nhiên, sau khi khủng hoảng xảy ra thì những yếu kém của hệ
thống tài chính đã tác động mạnh, khiến cho nợ cơng trở thành một vấn để cần phải tập
trung ưu tiên giải quyết.
Trên thực tế, trong thời kỳ 1990 -1997, nợ công của Indonesia đã giảm đến 15%
nhưng ngay lập tức tăng mạnh trong ba năm khủng hoảng, với mức tăng lên tới 70,8%
(1998-2000). Vì vậy, tỷ lệ nợ cơng so với GDP đạt mức đỉnh, 95% năm 2000, sở dĩ nợ
công tăng nhanh trong thời kỳ này là do mức tăng chi phí tài khóa liên quan đến các
khoản cứu trợ tài chính của những người gửi tiền, chính xác hơn là Chính phủ
Indonesia đã phải phát hành trái phiếu trong hệ thống tài chính nhằm bù đắp cho các
khoản nợ khó địi ngày càng tăng.
Mặt khác, tỷ giá cũng góp phần làm tăng đáng kể nợ công khi mà đồng rupiah bị
mất giá.
Trong khi đó, năng lực quản lý nghèo nàn của các doanh nghiệp cũng là một
trong những nhân tố khiến cho tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế trở nên sâu sắc
hơn. Điều này được phản ánh ở sự thiếu tương thích trong bảng quyết tốn của một số
ngân hàng và công ty lớn. Sự thiếu tương thích thể hiện ở hai yếu tố: kỳ hạn thanh toán

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


và đồng tiền. Tính thiếu tương thích của kỳ hạn thanh toán thể hiện ở chỗ sử dụng nợ

ngắn hạn để tài trợ cho các dự án dài hạn. Trong khi tính thiếu tương thích của đồng
tiền khi sử dụng các khoản vay bằng ngoại tệ để cung cấp cho các dự án chỉ thu được
bằng đồng rupiah chứ không kiếm được đồng ngoại tệ nào. Chính điều này đã làm cho
căng thẳng thanh khoản của nền kinh tế bị đẩy lên cao. Như vậy, tác động từ sự suy
giảm của nền kinh tế Indonesia từ nợ cơng bên ngồi là rất rõ ràng. Nghĩa vụ thanh
toán bằng đồng rupiah tăng lên do sự yếu kém của đồng tiền này khiến cho khả năng
của cả khu vực tư nhân và chính phủ trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh tốn trở nên
khó khăn. Như vậy, kể từ khi khủng hoảng xảy ra, nợ công trở thành một vấn đề
nghiêm trọng và thực sự trở thành gánh nặng khi nó tạo áp lực lên cán cân thanh tốn
và tài chính của chính phủ.
Điểm đáng lưu ý là, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng thì cơ cấu nợ
cơng của nước này cũng có sự thay đổi đáng kể. Cho tới trước khi cuộc khủng hoảng
tài chính năm 1997 xảy ra, nợ công của Indonesia chủ yếu là nợ nước ngồi (nói chính
xác hơn, nợ nước ngồi chiếm tồn bộ nợ cơng). Và như trên đã nói, nợ nước ngồi đã
tăng mạnh từ mức 136 tỷ USD năm 1997 lên 151 tỷ USD năm 1998, chủ yếu do sự
giảm giá của đồng rupiah. Kể từ khi khủng hoảng xảy ra, Indonesia bắt đầu tăng các
các khoản nợ bằng đồng tiền nội tệ nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng. Chính vì vậy,
nợ cơng trong nước từ chỗ khơng có đã tăng nhanh trong thời kỳ khủng hoảng. Tới
năm 2000, nợ công ở trong nước chiếm 1/2 tổng nợ công của chính phủ.
Tóm lại, nợ cơng của Indonesia trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 chỉ
là một vấn đề nhỏ trong vô số những khiếm khuyết và bất cập của hệ thông kinh tế.
Tuy nhiên, khi khủng hoảng xảy ra, nợ công đã để lại những hậu quả khôn lường, là
cội nguồn dẫn đến những tổn thương của hoạt động kinh tế vĩ mô và làm giảm đáng kể
khả năng chi trả các khoản nợ. Vấn đề nợ công không chỉ dẫn đến hậu quả căng thẳng
về mặt chính trị - xã hội, mà vấn đề chi trả nợ cao cịn làm suy giảm đáng kể sự ổn
định tài khóa và ngân sách. Vấn đề nợ công đã làm giảm tính linh hoạt của hoạt động
ngân sách khi một khoản lớn thu nhập phải dùng để thanh toán nợ.
 Giải pháp của chính phủ Indonesia nhằm giải quyết khủng hoảng liên quan
đến vấn đề nợ công


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Như vậy, cùng với việc thực thi các biện pháp đối phó với khủng hoảng thì
Chính phủ Indonesia cũng đồng thời phải tập trung vào việc giải quyết vấn đề nợ cơng
(chủ yếu là nợ nước ngồi).
Điều duy nhất mà chính phủ nước này có thể thực hiện vào thời điểm lúc bấy giờ
là đàm phán để đáo hạn những khoản nợ song phương với các nước trong và ngồi
khn khổ Câu lạc bộ Paris. Theo đó, Chính phủ Indonesia và các nước chủ nợ đã nhất
trí khoản vay 4,5 tỷ USD tại Câu lạc bộ Paris I với kỳ hạn lên đến 11-20 năm, khoản
vay 5,8 tỷ USD tại Câu lạc bộ Paris II với kỳ hạn là 15-20 năm và khoản vay 5,4 tỷ
USD tại Câu lạc bộ Paris III với kỳ hạn 18-20 năm. Việc đàm phán để gia hạn các
khoản nợ tuy đã làm giảm bớt áp lực gánh nặng về nợ, nhưng con số này vẫn rất nhỏ
so với toàn bộ các khoản nợ của Indonesia bởi nước này vẫn cịn nghĩa vụ phải thanh
tốn một khoản nợ đa phương khá lớn.
Bên cạnh đó, chính phủ nước này cịn phải nhanh chóng giải quyết tình trạng nợ
nần trong khu vực kinh doanh mà Hiệp định Frankfurt được xem là một trong những
bước đi quan trọng để giải quyết các khoản nợ của khu vực này. Hiệp định Frankfurt
đã giải quyết các khoản nợ ở thị trường liên ngân hàng, các khoản nợ của khu vực tư
nhân. Để có thể thực hiện các cuộc đàm phán có hiệu quả, chính phủ đã thành lập Cơ
quan kết cấu lại các khoản nợ Indonesia (INDRA) và Lực lượng đặc nhiệm sáng kiến
Jakarta (JITF) nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, việc kết cấu này là khá
chậm, gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của khu vực kinh doanh.
Cùng với việc chủ động tiến hành tháo gỡ áp lực đối với các khoản nợ thông qua
đàm phán, chính phủ nước này cũng đã thực thi một số chính sách vừa ngăn ngừa, vừa
giải quyết tình trạng nợ cơng nước ngồi. Trong đó, ưu tiên của chính phủ là tìm cách
nới lỏng áp lực tác động làm thâm hụt ngân sách theo chiến lược quản lý lại hồ sơ nợ
nhằm đáp ứng mục tiêu ổn định tài khóa ngắn hạn.
Ngồi ra, một trong những giải pháp đối phó với khủng hoảng của Indonesia
trong điều kiện thâm hụt ngân sách là phát hành trái phiếu nhằm tái cấp vốn cho khu

vực ngân hàng. Đây cũng là điểm khởi đầu quan trọng cho việc hình thành thị trường
trái phiếu trong nước ở Indonesia. Đồng thời, việc phát hành này cũng nhằm mục tiêu
hình thành mức chuẩn (về lãi suất) của Indonesia trên thị trường tài chính quốc tế.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


b. Định hướng chính sách của chính phủ Indonesia trong việc giải quyết
vấn đề nợ công từ sau khủng hoảng kinh tế 1997-1998 đến nay
Indonesia chủ trương giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngồi và kiên
trì giảm tỷ lệ nợ công so với GDP. Để thực hiện định hướng, chính phủ nước này đã
tập trung vào việc tăng cường giám sát và nâng cao năng lực quản lý vấn để nợ công.
Đổi với việc giám sát, cùng với việc thiết lập INDRA, JITF, Ngân hàng Trung
ương Indonesia cũng thực thi chính sách ngăn ngừa từ năm 1997 với sáng kiến giám
sát nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. Việc giám sát được thực hiện thông qua hệ
thông báo cáo hằng tháng do Ngân hàng Trung ương quản lý và Indonesia hy vọng kết
quả của báo cáo như là một hệ thống cảnh báo sớm và làm cơ sở cho các định hướng
chính sách.
Đối với việc quản lý, việc quản lý nợ công của nước này dựa trên cách thức điều
phối giữa Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Cơ quan kế hoạch hóa phát triển quốc
gia, Bộ Công tác điều phối và các bộ khác có liên quan. Có hai mục tiêu chủ yếu trong
quản lý nợ là mục tiêu cuối cùng và mục tiêu hoạt động. Mục tiêu cuối cùng của quản
lý nợ công là phải duy trì khả năng chi trả. Trong khi đó, mục tiêu hoạt động của quản
lý nợ là sử dụng nợ phải gắn trực tiếp vào khu vực sản xuất, tạo ra ngoại tệ, đáp ứng
các ưu tiên phát triển, duy trì chi phí và rủi ro ở mức thấp và phù hợp.
Tại Indonesia, việc quản lý nợ công nước ngồi trải qua sáu bước, từ việc kế
hoạch hóa đến đàm phán, ký kết, thu hồi, chi trả, hệ thống báo cáo và giám sát.
- Lập kế hoạch: Chính phủ dự kiế n những nhu cầ u vốn bên ngồi để tài trợ cho
khoảng trống trong ngân sách Chính phủ. Giai đoạn này bao gồm: số lượng, nguồn, dự án
cần tài trợ là gì? Vấn đề này do Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm nhiệm.

- Đàm phán: Do Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung Ương thực hiện tồn bộ quy
trình đàm phán.
- Ký kết: Đại diện cho Chính phủ Indonesia, Bộ Tài chính sẽ thực hiện cùng
Ngân hàng Trung Ương.
- Giải ngân: Thông thường bao gồm 4 dạng: thư tín dụng, chi trả trự c tiếp, hồn
trả thơng qua một tài khoản đặc biệt. Quy trình này tham gia bởi Bộ Tài Chính, Ngân
hàng Trung Ương, và các Bộ ngành khác có liên quan.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Hoàn trả: Do Ngân hàng Trung Ương thực hiện theo bản thảo kế hoạch hoàn
trả đã được soạn thảo sẵn và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Hệ thống báo cáo và giám sát: Ngân Hàng Trung Ương và Bộ Tài Chính san
sẻ trách nhiệm và cơng việc cùng nhau
Trên thực tế, Ngân hàng Trung Ương là cơ quan chủ lực tham gia vào việc quản
lý nợ công nước ngồi của Indonesia. Đóng góp cho việc quản lý nợ công của ngân
hàng thể hiện ở việc tư vấn trong định hướng chính sách, ghi chép thống kê nợ nước
ngoài, phác thảo hiệp định cho vay, đàm phán với Câu lạc bộ Paris, London, hướng
dẫn chi trả và phổ biến tài liệu nợ.
Gần đây hơn, Chính phủ Indonesia đã để ra chiến lược quản lý nợ cho thời kỳ
2005-2009 với mục tiêu bù đắp thâm hụt ngân sách phải bảo đảm cả việc tơi thiểu hóa
chi phí và những rủi ro có thể chấp nhận được trong trung và dài hạn. Chiến lược quản
lý nợ giai đoạn 2005- 2009 bao gồm: (i) Quản lý danh mục vốn đầu tư và quản lý rủi
ro với các nội dung chính như ưu tiên phát hành nợ bằng đồng rupiah, hạn chế tối đa
chi phí cho việc tái tài trợ trong phát hành các khoản nợ dài hạn,...; (ii) Phát triển thị
trường thứ cấp và sơ cấp cho các khoản nợ của chính phủ thơng qua các sáng kiên như
cải thiện phương thức bảo hiểm nợ, thúc đẩy thị trường mua lại và thiết lập hệ thống
giao dịch thứ cấp, nâng cao tính minh bạch trong quản trị nợ, thị trường hóa và giáo
dục cơng chúng về thị trường trái phiếu chính phủ, nâng cao tính điều phối giữa các

bên như ngân hàng trung ương, các nhà giao dịch, thị trường chứng khốn,...
Giаi đoạn từ 2013-2016
c. Tình hình nợ cơng của Indonesia sau khủng hoảng 1099-1978 đến nay
Những thay đổi trong chính sách quản lý đã cải thiện đáng kể tình trạng nợ công
ở Indonesia sau khủng hoảng. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công của Indonesia
đã giảm đáng kể từ mức cao 95,1% năm 2000 xuông 25% năm 2011.
Điều đáng kể là, cơ cấu nợ công của nước này cũng có sự thay đển đáng kể.
Indonesia từ chỗ nợ nước ngồi chiếm hầu hết nợ cơng trong thời kỳ khủng hoảng
1997-1998 thì nay nợ cơng đã được đa dạng hóa, cụ thể: nợ cơng trong nước chiếm
54% và 46% là nợ cơng ngồi nước năm 2007. Năm 2009, tỷ lệ của tổng số nợ công
của Indonesia so với GDP là 28,9% thì nợ cơng ngồi nước chỉ chiếm 12,8%, còn nợ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


công trong nước chiếm 16,1%. Việc hạ thấp tỷ lệ nợ công cũng như cơ cấu các khoản
nợ theo hướng gia tăng các khoản nợ trong nước bằng cách phát hành trái phiếu cũng
như cơng trái chính phủ đã góp phần làm cho hộ thông quản lý nợ công hoạt động có
hiệu quả.

Hình 2.5 – Tỷ lệ nợ cơng/GDP của Nga từ 2006 – 2016 (đơn vị: %)
Nguồn: Tradingeconomics.com
2.3 Kinh nghiệm quản lý nợ cơng từ các nước có tỷ lệ nợ công cao nhưng
bền vững
Nợ công vẫn luôn là một “con dao hai lưỡi” đối với không chỉ các nước mới nổi,
đang phát triển mà còn cả với những quốc gia phát triển trên thế giới: nợ công vừa có
thể thúc đẩy kinh tế các nước phát triển, bắt kịp đà tăng trưởng tồn cầu, vừa có thể
làm giảm đầu tư, chậm tốc độ tăng trưởng trong lượng vốn tư bản cho mỗi lao động,
suy giảm năng suất nếu mức nợ cơng q cao và khơng được duy trì, kiểm soát một
cách bền vững. Tuy nhiên, đối với các quốc gia có tỷ lệ nợ cơng cao nhất nhì trên thế

giới trong những năm qua như Nhật Bản hay Singapore, thì vấn đề kiểm sốt và duy trì
tính bền vững của nợ công luôn được đánh giá cao.
2.3.1. Nhật Bản
a. Tình hình nợ cơng của Nhật Bản
Theo cơng bố của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey, Nhật Bản là nước đứng
đầu trong danh sách quốc gia có tổng nợ nhiều nhất thế giới. Khoản nợ này là kết quả

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


từ việc Nhật Bản đã chi một số lượng tiền khổng lồ để kích thích kinh tế trong suốt
“thập kỷ mất mát” những năm 1990, cũng như hàng loạt gói tài chính đã được bơm
vào nền kinh tế này để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 10/05/2017 cho biết: Nợ cơng của chính phủ Nhật
Bản đã tăng kỷ lục và đạt mức hơn 1 triệu tỷ yên (1,071.56 nghìn tỷ yên, tương đương
9.400 tỷ USD) trong năm tài khóa 2016 kết thúc vào tháng 3 vừa qua.
Trong tổng số khoản nợ nêu trên, nợ trái phiếu chính phủ đạt mức 934.90 nghìn
tỷ yên, nợ vay từ các tổ chức tài chính đạt 54.42 nghìn tỷ yên, và nợ từ các khoản vay
trong ngắn hạn hàng năm đạt mức 82.24 nghìn tỷ yên.
Với số nợ chính phủ ở mức kỷ lục này, mỗi người dân Nhật Bản sẽ phải gánh
khoản nợ xấp xỉ 8,45 triệu yên (theo số liệu thống kê mới nhất ngày 01/04 vừa qua,
dân số Nhật Bản hiện có khoảng 126,79 triệu người).
Như vậy, kể từ năm 2015 đến nay nợ cơng của chính phủ Nhật Bản đã tăng 22,19
nghìn tỷ n.

Hình 2.6 – Tỷ lệ nợ cơng trên GPD của Nhật Bản từ 2006 đến 2016 và dự đoán đến
2018 (đơn vị: %)
Nguồn: Tradingeconomics.com
Nhờ có lượng tiền khổng lồ này, Nhật bản đã đầu tư phát triển kinh tế xã hội
Nhật rất hiệu quả. Hệ số đầu tư của Nhật hiện đang là ICOR=3, chứng tỏ Nhật đầu tư


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×