Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

(Tiểu luận FTU) tác động của FDI, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ gia tăng dân số lên GDP của hoa kỳ, 4 trung quốc, nhật bản giai đoạn 1995 đến 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.67 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 1
TÁC ĐỘNG CỦA FDI, TỶ LỆ LẠM PHÁT
VÀ TỶ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ ĐẾN GDP CỦA
HOA KỲ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp

: KTE218(2-1819).2

GVHD

: Cô Nguyễn Thu Giang

Hà Nội, tháng 3 năm 2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
Họ và tên

Mã sinh viên

Điểm đánh giá

Nguyễn Thị Huyền Trang



1614420089

10

Nguyễn Thị Hà Na

1614420061

10

Bùi Thị Thu Hương

1614420135

10

Nguyễn Phùng Linh Giang

1614410045

10

Nguyễn Phương Thảo

1714420088

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 3
NỘI DUNG................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................5
I.

Các lý thuyết nghiên cứu liên quan................................................................5

II.

Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................9

III. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................. 13
CHƯƠNG 2 : MƠ HÌNH KINH TẾ................................................................... 14
I.

Phương pháp luận để nghiên cứu................................................................. 14

II.

Mơ hình kinh tế lượng.................................................................................. 15

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THÔNG KÊ...........25
I.

Kết quả ước lượng........................................................................................ 25

II.


Kiểm định.................................................................................................... 25

III. Cơ chế.......................................................................................................... 27
IV. Xây dựng lại mơ hình sau khi loại bỏ một biến............................................ 29
V.

Một số khuyến nghị..................................................................................... 30

KẾT LUẬN................................................................................................................. 34
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 39

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê các biến độc lập và phụ thuộc......................................................... 15
Bảng 2: Thống kê mô tả biến trong mơ hình hồi quy................................................... 17
Bảng 3: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phục thuộc.........................18
Bảng 4: Khoảng tin cậy 95% cho các biến phụ thuộc trong mơ hình........................... 27

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Biểu đồ tán xạ thể hiện tương quan giữa hai biến GDP và FDI......................19
Hình 2: Biểu đồ tán xạ thể hiện tương quan giữa hai biến GDP và P..........................20
Hình 3: Biểu đồ tán xạ thể hiện tương quan giữa hai biến GDP và I...........................21
Hình 4: GDP của Trung quốc giai đoạn 1995 đến 2016.............................................. 22

Hình 5: GDP của Mỹ giai đoạn 1995 đến 2016........................................................... 23
Hình 6: GDP của Nhật Bản giai đoạn 1995 đến 2016.................................................. 24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những nhân tố quan trọng dùng để đánh
giá mức độ phát triển của một quốc gia hay khu vực. Để đo lường tăng trưởng kinh
tế, tùy vào thời điểm, đặc điểm quốc gia hay người tiến hành nghiên cứu khác nhau
mà thước đo được lựa chọn là khác nhau. Tuy nhiên, theo định nghĩa quốc tế về
tăng trưởng kinh tế thì “Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng sự gia tăng tổng
sản lượng của một quốc gia hoặc Tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP) hoặc Tổng
sản phẩm quốc dân (GNP).”Trên thực tế, ngoài hai chỉ số trên, cịn có thể sử dụng
GDP bình qn đầu người để đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế.Tuy vậy ở một
số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình
quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ”.
Cũng chính vì thế, GDP – chính xác là GDP thực tế, luôn là một thước đo thường
xuyên được dung để đánh giá tăng trưởng kinh tế.Nếu GDP thực tế năm sau thấp
hơn năm trước, chứng tỏ nên kinh tế của nước đó khơng có sự tăng trưởng phát
triển.GDP phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tỷ
lệ lạm phát, tỷ lệ gia tăng dân số,…
Việc nghiên cứu chúng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia.Trên thực tế, đã có khơng ít bài nghiên cứu về các yếu tố tác động lên
GDP thực tế của các quốc gia. Tuy nhiên, theo như khả năng tìm hiểu cũng như giới
hạn kiến thức, nhóm nghiên cứu phát hiện ra các bài nghiên cứu hầu hết đều xuất
phát từ việc nghiên cứu từ các yếu tố cấu thành trực tiếp để tính GDP để thực chứng
lại những lý thuyết kinh tế học kinh điển hoặc nghiên cứu riêng lẻ một hoặc một
nhóm các yếu tố tác động đến GDP tùy vào hướng tiếp cận cũng như cách nhìn
khác nhau, từ đó đưa ra những đánh giá và giải pháp riêng.

Một lần nữa, với việc chọn đối tượng nghiên cứu theo một cách tương đối đặc biệt là
một nhóm các quốc gia phát triển chứ khơng đi vào nghiên cứu một quốc gia riêng rẽ,
nhóm chúng emxin phép được góp sức vào chủ đề này đề tài với đề tài tiểu luận:
“Tác động của FDI, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ gia tăng dân số lên GDP của Hoa Kỳ,

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trung Quốc, Nhật Bản giai đoạn 1995 đến 2016”. Cụ thể, nghiên cứu này sẽ trả
lời cho câu hỏi nghiên cứu là liệu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tỷ lệ
gia tăng dân số và tỷ lệ lạm phát có tác động như thế nào đến tổng sản phẩm quốc
nội GDP và những giải pháp nào có thể áp dụng để đưa nền kinh tế phát triển trong
giai đoạn hiện nay.
Bài tiểu luận là kết quả quá trình thử nghiệm xây dựng mơ hình kinh tế lượng để
phân tích những tác động, ảnh hưởng các biến số kinh tế. Dựa trên mơ hình nghiên
cứu của một số tác giả trước và sau đó tiến hành thu thập dữ liệu từ World Bank,
nhóm tiến hành xử lý số liệu bằng cách lọc ra các dữ liệu của ba nước Mỹ, Nhật và
Trung Quốc về GDP, FDI, tỷ lệ gia tăng dân số và tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn
nghiên cứu.
Sau đó, thơng qua phần mềm Rstudio, nhóm sử dụng mơ hình hồi quy và ước
lượng OLS đển phân tích định lượng. Kết quả thu được những lượng hóa về tác
động của FDI, lạm phát và tỷ lệ gia tăng dân số đến GDP của ba quốc gia Mỹ, Nhật
và Trung Quốc giai đoạn 1995 đến 2016. Từ đó đưa ra cơ chế giải thích và kết luận,
đồng thời phần nào làm rõ được bức tranh kinh tế của ba cường quốc kinh tế có
GDP cao bậc nhất thế giới này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thu Giang đã tận tình hướng
dẫn trong quá trình học hỏi và thực hiện bài nghiên cứu này. Thơng qua tiểu luận
này, chúng em có điều kiện củng cố kiến thức đã được giảng dạy và biết cách vận

dụng kinh tế lượng để phân tích một vấn đề thực tế. Do hạn chế về thời gian cũng
như hiểu biết, bài nghiên cứu của nhóm vẫn cịn nhiếu thiếu sót, kính mong nhận
được đánh giá, nhận xét của giảng viên và độc giả.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 :
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Các lý thuyết nghiên cứu liên quan

1. Định nghĩa các biến trong kinh tế học
a) Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Định nghĩa: Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (Gross Domestic Product) là giá trị
tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm

vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. GDP là
số đo về giá trị của hoạt động kinh tế quốc gia.
GDP đánh giá kết quả của những hoạt động kinh tế xảy ra bên trong của lãnh thổ
của đất nước. Những hoạt động này do cơng ty, doanh nghiệp của cơng dân nước đó
hay cơng dân nước ngồi sản xuất ra tại nước đó, nhưng lại không bao gồm kết quả
hoạt động của công dân nước sở tại tiến hành ở nước ngoài.
b) Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngồi hayFDI (Foreign Direct Investment) là

một hình thức của đầu từ quốc tế, trong đó chủ đầu tư đưa các phương tiện đầu tư ra
nước ngoài để trực tiếp tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận.
FDI có vai trị rất lớn trong phát triển nền kinh tế: bổ sung nguồn vốn trong nước;
tăng nguồn thu cho ngân sách; tạo thêm nhiều việc làm, ...
c) Tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm
Định nghĩa: là tỷ lệ phần trăm tăng trưởng dân số từ năm t-1 đến năm t. Nói rõ
hơn, tốc độ tăng trưởng dân số thường chỉ tới sự thay đổi trong dân số trong một
đơn vị thời gian (1 năm).
Tốc độ tăng dương cho thấy dân số đang gia tăng, còn nếu tốc độ này âm cho thấy
dân số đang giảm. Một tỷ lệ tăng trưởng bằng không xuất hiện khi con số người ở hai
giai đoạn là bằng nhau - khác biệt thực giữa sinh, tử và di cư bằng khơng. Tuy nhiên,
một tỷ lệ tăng trưởng có thể bằng khơng thậm chí khi có những thay đổi lớn trong các
tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ nhập cư và phân bố độ tuổi giữa hai giai đoạn.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


d)

Tỷ lệ lạm phát
Định nghĩa: là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong

một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền
tệ so với các loại tiền tệ khác. Ngược lại với lạm phát là giảm phát, được tính trên cơ sở
so sánh giá trị GDP tính theo giá hiện hành và GDP tính theo giá kì trước.

Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một

lượng lớn hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các loại hàng hóa
và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức
giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỉ lệ mức giá trung
bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở
thời điểm gốc, được tính theo bình qn gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết
yếu. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức
giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc.
2. Một số lý thuyết liên quan hỗ trợ nghiên cứu
a) Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Trường phái cổ điển (lý thuyết về phía cung) cho rằng lạm phát có thể tác động
gián tiếp tới tăng trưởng thông qua kênh tiết kiệm và đầu tư. Trong đó, tiết kiệm góp
phần tạo nên nguồn cho đầu tư và đầu tư sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế cả về
lượng lần tính hiệu quả. Tuy nhiên, đầu tư có tác động đến tăng trưởng hay khơng
phụ thuộc vào tính hiệu quả của đầu tư. Đầu tư hiệu quả cao sẽ là đòn bẩy thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và ngược lại đầu tư không hiệu quả không chỉ không giúp kinh
tế tăng trưởng mà còn gây sức ép tăng lạm phát.
Theo lý thuyết tổng cung – tổng cầu mà đại diện là Keynes, ông nhận định lạm phát
và tăng trưởng định có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Mối quan hệ đó tùy thuộc vào
từng giai đoạn thời gian khác nhau của nền kinh tế. Theo đó, trong ngắn hạn Chính phủ
phải chấp nhận sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Điều này đồng nghĩa
với sự tương quan cùng chiều giữa hai biến trên, lạm phát tăng trong ngắn hạn sẽ là
điều kiện hỗ trợ cho sự tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu cứ cho lạm phát tăng

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trong giai đoạn dài để kích cho kinh tế tăng trưởng thì kết quả lại đi ngược với kỳ
vọng. Khi đó, nền kinh tế khơng chỉ khơng tăng trưởng mà cịn có xu hướng giảm

đi. Đây chính là lời giải thích cho mối tương quan ngược chiều giữa hai biến này.
Đến thời điểm hiện tại, có thể nói rằng quan điểm của Keynes nhận được sự ủng
hộ lớn hơn so với quan điểm của trường phái cổ điển. Vào năm 1965, Mundell và
Tobin công bố kết quả nghiên cứu rằng lạm phát có tác động tích cực lẫn tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế hay năm 2005 Mubarik đưa ra kết luận lạm phát vừa phải sẽ
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy có thể kết luận lạm phát và tăng trưởng có mối
quan hệ qua lại lẫn nhau, mối quan hệ này tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, thời điểm
khác nhau của nền kinh tế.
b) Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế
Mơ hình Heckcher Ohlin – Samuelson (HOS) chỉ ra rằng, sản lượng của hai nước
sẽ tăng nếu mỗi nước tập trung sản xuất để xuất khẩu những hàng hóa sử dụng yếu
tố sản xuất dư thừa và tiết kiệm yếu tố sản xuất khan hiếm và ngược lại sẽ nhập
khẩu những hàng hóa những hàng hóa sử dụng nhiều yế tố sản xuất khan hiếm và ít
hàm lượng yếu tố dư thừa. Như vậy, sự khác biệt trong chi phí sản xuất hàng hóa và
lợi thế so sánh giữa các quốc gia được mơ hinh HOS phân tích từ sự khác biệt tính
dư thừa yếu tố sản xuất ở mỗi quốc gia.
Theo học thuyết Macdougull – Kemp, nguyên nhân hình thành FDI là do có sự
chênh lệch năng suất cận biên của vốn đầu tư giữa các nước và ảnh hưởng của nó
làm tăng sản lượng thế giới (nhờ vào tăng sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất)
và các nước tham gia đầu tư đều có lợi. Mơ hình cũng phân tích FDI tạo ra tạo ra
ảnh hưởng rất khác nhau tại nước đầu tư và nước chủ nhà. Khi thực hiện FDI, năng
suất cận biên của vơn giữa hai nhóm nước đầu tư và nhận đầu tư có xu hướng cân
bằng. Các nguồn lực kinh tế được sử dụng hiệu quả hơn, trực tiếp làm tăng tổng sản
phẩm của quốc gia và thế giới.
c) Mối quan hệ giữa tỷ lệ gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế
• Mơ hình do các nhà kinh tế học cổ điển đưa ra

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Giả thiết lao động và đất đai là 2 yếu tố sản xuất duy nhất trong nền kinh tế được
thể hiện bằng hàm sản xuất: Y= F(P,R)
Trong đó: Y là tổng sản lượng trong nền kinh tế.
P là quy mô dân số.
R là số lượng đất đai.
Hàm sản xuất Y=F(P,R) cho biết một cách đơn giản là với một sự kết hợp nào đó
giữa lao động và dất đai thì sản lượng thu được sẽ là bao nhiêu. Sản phẩm biên tế
của đất đai và lao động là Y’>0 , là đạo hàm của Y đối với P và R, Điều nầy cũng
có nghĩa là khi một yếu tố giữ ngun khơng thay đổi thì mỗi sự gia tăng về số
lượng của yếu tố kia sẽ làm tăng tổng sản lượng, đồng thời cũng có nghĩa là khi một
yếu tố giữ nguyên không thay đổi và chúng ta tăng số lượng của yếu tố kia thì sản
lượng sẽ tăng lên với tốc độ giảm dần, đó là định luật lợi tức giảm dần. Định luật
nầy có thể hiểu một cách đơn giản là khi chúng ta tăng thêm số lao động trên cùng
một đơn vị diện tích đất đai thì sự gia tăng về sản lượng do một lao động tăng thêm
tạo ra cuối cùng sẽ ngày càng nhỏ đi. Như vậy sản phẩm biên tế Y’(P) và sản phẩm
bình quân của lao động Y/P là các hàm số giảm dần của P; Điều nầy diễn giải là nếu
số lượng đất đai trong nền kinh tế cố định thì thu nhập trên đầu người của dân số
(Y/P) sẽ giảm dần khi dân số tăng lên.
• Mơ hình Sollow- Swan
Mơ hình Solow-Swan nguyên mẫu được thiết lập trong một thế giới với thời
gian liên tục, khơng có sự tham gia của chính phủ hay thương mại quốc tế. Một
hàng hóa (đầu ra) duy nhất được sản xuất từ hai yếu tố sản xuất là lao động (L) và
vốn (K) trong một hàm tổng sản xuất thỏa mãn điều kiện Inada, ám chỉ rằng độ co
giãn của sự thay thế phải tiệm cận bằng 1.
α

1-α


Y(t) =K(t) (A(t)L(t))
Với thời gian kì hiệu là t, 0<α<1 là sự co giãn của sản lượng đầu ra với vốn, và
Y(t) là tổng sản lượng. A là công nghệ nâng cao hiệu quả lao động, hay “kiến thức”,
do đó AL là lao động hiệu quả. Mọi yếu tố sản xuất đều được toàn dụng, và các giá

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trị khởi đầu A(0), K(0), L(0) được cho sẵn. Dân số (lao động) và công nghệ tăng
trưởng ngoại sinh với tốc độ tương ứng là n và g.
L(t) = L(0)e

nt
gt

A(t) = A(0)e
Số lượng của đơn vị lao động hiệu quả, A(t) L(t), do đó sẽ tăng trưởng với tốc
độ (n+g). Trong khi đó, mức khấu hao khơng đổi qua tất cả các thời kì là δ. Tuy
nhiên, chỉ có một phần của sản lượng đầu ra (cY(t)) với 0 < c < 1 là được tiêu thụ,
để lại một phần tỷ lệ tiết kiệm s = 1 - c dành cho đầu tư.
K’(t) = s. Y(t) – δ. K(t)
Với K’(t) là ký hiệu của dK(t)/dt, đạo hàm của vốn theo thời gian. Đạo hàm
theo thời gian có nghĩa nó là sự thay đổi về trữ lượng vốn - phần sản lượng mà
không được tiêu thụ hay bù vào phần khấu hao là khoản đầu tư rịng.
Bởi vì hàm sản xuất Y(K, AL) có hiệu suất khơng đổi theo quy mơ nên nó có thể
được viết dưới dạng sản lượng trên mỗiđơn vị lao động hiệu quả. Điểm mấu chốt
chính của mơ hình là k, nguồn vốn trên mỗi đơn vị lao động hiệu quả. Đạo hàm của
nó theo thời gian được cho bởi phương trình sau đây trong mơ hình Solow-Swan:

α

k’ (t) = sk (t) – (n + g + δ) k(t)
Vậy theo mơ hình của Sollow Swan, tốc độ tăng dân số là một biến tác động lên sản
lượng.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1. Về lạm phát
Theo lý thuyết của Keynes, trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng
trưởng. Nghĩa là, muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm
phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng
chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng
thì GDP cũng khơng tăng thêm mà có xu hướng giảm đi, từ đó GDP bình quân đầu
người cũng giảm theo. Dựa trên lý thuyết của Keynes, một vài quan điểm kinh tế cho
rằng lạm phát ở mức vừa phải sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng nếu ở mức cao thể tác
động tiêu cực đến tăng trưởng kinh. Thậm chí ngay cả khi lạm phát bằng 0 hoặc

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thiểu phát cũng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế, do đó GDP bình
qn đầu người cũng giảm theo.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên về tác động của lạm phát đến tăng trưởng
kinh tế là nghiên cứu của Fisher (1993), trong đó tác giả phát hiện ra mối quan hệ
dương giữa lạm phát và tăng trưởng tại các tỷ lệ lạm phát thấp, tuy nhiên khi lạm
phát tăng cao thì quan hệ lại chuyển sang âm. Phát hiện này tiếp tục được khẳng
định qua kết quả nghiên cứu của Sarel (1996), Ghosh và Phillips (1998).
Tiếp theo, nghiên cứu thực nghiệm được Khan và Senhadji (2001) tiến hành
trên một mẫu lớn với 140 quốc gia đã phát hiện ra ngưỡng lạm phát mà theo đó tăng

trưởng và lạm phát có quan hệ dương nếu tỷ lệ lạm phát thấp hơn hoặc bằng mức
ngưỡng lạm phát, sau đó chuyển sang mức âm nếu tỷ lệ lạm phát vượt điểm
ngưỡng. Các tác giả phát hiện ngưỡng lạm phát là 3% tại các quốc gia công nghiệp
và 11% đối với các quốc gia đang phát triển.
Nghiên cứu của Kremer và cộng sự (2009) thực hiện trên một mẫu khá lớn với
124 quốc gia trong giai đoạn 1950-2004 chỉ ra rằng lạm phát mục tiêu tại các nước
đã công nghiệp hóa chỉ nên bằng hoặc thấp hơn mức 2%, cịn đối với các quốc gia
chưa cơng nghiệp hóa thì mức lạm phát vượt quá 17% sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh
tế.
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy xu hướng chung trong tác động
của tỷ lệ lạm phát tới tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Tuy nhiên, mỗi mơ hình lại
đưa ra một ngưỡng khác nhau và chưa thống nhất được tỷ lệ lạm phát lý tưởng thực
tế là bao nhiêu. Bên cạnh đó, đối với các quốc gia phát triển nhanh và mạnh như
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc thì kết quả của những nghiên cứu trên có đúng
với các nước này hay khơng cịn chưa thể xác nhận được.

2. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Từ những năm 1990, nhiều nghiên cứu đã diễn ra bằng các kỹ thuật kinh tế lượng
mới để phân tích dữ liệu bảng và có một sự nhất trí chung rằng FDI có tương quan
dương với tăng trưởng kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các lý thuyết hợp lý về tác
động trực tiếp của FDI đối với tăng trưởng kinh tế (Lucas, 1998, Rebelo, 1991,

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Romer, 1986 và 1993). Theo Romer nhấn mạnh rằng FDI có thể là một nguồn quan
trọng của chuyển giao cơng nghệ và bí quyết ở các nước tiếp nhận. Theo Lucas, các
nước vay nhiều hơn từ nước ngồi có thể đầu tư nhiều hơn (vì họ ít bị hạn chế bởi tiết

kiệm trong nước), do đó, họ sẽ phát triển nhanh hơn. Theo lí thuyết tăng trưởng nội
sinh, vai trị của FDI được nhấn mạnh nhờ chuyển giao công nghệ và vốn (nghiên cứu
của Blomstrom và cộng sự), đào tạo cơng nhân và lợi ích của kỹ năng quản lý (De
Mello, 1997, 1999) và tăng cường cạnh tranh ở các nước tiếp nhận. Cũng nghiên cứu
về FDI và có cùng nhận định: FDI khác với các loại dòng vốn khác, nó khơng chỉ bao
gồm vốn, mà cịn chuyển giao cơng nghệ và kỹ năng, chun mơn quản lý và bí quyết,
cũng như việc đưa ra các phương pháp chế biến mới (Rodrik và Subramanian, 2008),
Alfaro và cộng sự (2004), Hermes & Lensink (2003), và Borensztein (1998). Ngồi ra
cịn có các tác giả khác, như (Bezuidenhout, 2009), người tuyên bố rằng FDI nên được
coi là một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng.

Như vậy, các nhà nghiên cứu hầu hết cho rằng khi FDI tăng thì góp phần làm
tăng trưởng kinh tế một cách tương đối.

3. Về tỷ lệ gia tăng dân số
a) Tăng dân số làm giảm tỷ lệ tăng trưởng
Malthus (1798) tin rằng dân số thế giới có xu hướng tăng với tốc độ nhanh hơn
so với nguồn cung cấp thực phẩm. Trong khi dân số tăng trưởng với tốc độ nhanh
chóng, năng lực sản xuất chỉ tăng trưởng một cách hợp lý. Do đó, trong trường hợp
khơng có kiểm tra nhất quán về tăng trưởng dân số, Malthus đã đưa ra dự đoán rằng
trong một thời gian ngắn, nguồn lực khan hiếm sẽ phải được chia sẻ giữa một số lượng
ngày càng tăng của các cá nhân. Tuy nhiên, kiểm tra như vậy giúp giảm bớt áp lực
bùng nổ dân số và Malthus phân biệt giữa hai loại, kiểm tra phịng ngừa và tích cực.
Kiểm tra phịng ngừa bao gồm các giới hạn tự nguyện của dân số sự phát triển. Cá nhân
trước khi kết hôn và xây dựng gia đình, đưa ra quyết định hợp lý dựa trên thu nhập họ
hy vọng sẽ kiếm được và chất lượng cuộc sống mà họ dự đốn sẽ duy trì trong tương
lai cho chính họ và của họ các gia đình. Kiểm tra tích cực đối với dân số là hậu quả trực
tiếp của việc thiếu kiểm tra phòng ngừa. Khi nào xã hội không hạn

11


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chế sự gia tăng dân số một cách tự nguyện, bệnh tật, nạn đói và chiến tranh làm
giảm quy mơ dân số và thiết lập sự cân bằng cần thiết với các nguồn lực.
b) Tăng dân số làm tăng tỷ lệ tăng trưởng
Tuy nhiên, vẫn còn một số nghiên cứu khác đưa ra kết quả khác biệt.Thirlwal
(1973) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế với
tài liệu tham khảo đặc biệt cho các nền kinh tế đang phát triển. Nghiên cứu phát
hiện ra rằng mối quan hệ giữa tăng dân số và phát triển kinh tế là một vấn đề phức
tạp, đặc biệt liên quan đến nguyên nhân là gì và ảnh hưởng là gì. Tăng trưởng dân
số nhanh làm giảm thu nhập bình quân đầu người ở các nước kém phát triển
(LDCs), nhưng vẫn có nhiều cách trong đó tăng dân số có thể là một yếu tố kích
thích sự tiến bộ, và có nhiều lý do hợp lý tại sao gia đình ở các nước đang phát triển
chọn sinh nhiều con. Nghiên cứu kết luận rằng chủ đề này rất phức tạp bởi thực tế,
phát triển kinh tế là một khái niệm đa chiều. Tốc độ của phát triển kinh tế phụ thuộc
vào sự phân chia các nguồn lực từ tiêu dùng đến sử dụng để nâng cao sản lượng
trong tương lai. Một dân số có tỷ lệ phụ thuộc cao vào các nhà sản xuất tiêu thụ
nhiều sản lượng nhất định và dành ít hơn cho đầu tư. Do đó, mức sinh cao, tạo ra
mức độ phụ thuộc cao, thúc đẩy tiêu dùng ở chi phí đầu tư.
Simon (1977) đã điều tra những lợi ích lâu dài của sự gia tăng dân số. Trong khi
đó, sự gia tăng dân số có tác động tiêu cực đến mức sống trong ngắn hạn do lợi nhuận
giảm dần và gánh nặng tạm thời mà nó gây ra đối với xã hội, nó có tác động tích cực
đến mức sống trong dài hạn nhờ những tiến bộ về kiến thức và nền kinh tế Quy mơ. Sử
dụng mơ hình mơ phỏng, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng về lâu dài (sau 30 đến 100
năm) và khi so sánh với dân số kích thước không đổi, tăng trưởng dân số vừa phải cải
thiện tiêu chuẩn sinh kế cả trong phát triển hơn và ở các nước kém phát triển hơn. Về
lâu dài, dân số ngày càng tăng có xu hướng tiến lên kiến thức, đến lượt nó, làm tăng
năng suất và sản lượng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng dân số. Tuy nhiên, chính sách tối

ưu của một quốc gia về tăng trưởng dân số phụ thuộc vào trọng số được trao cho tương
lai giai đoạn liên quan đến hiện tại. Một đất nước càng nặng nề cho các thế hệ tương lai
và càng sẵn sàng đất nước dành cho sự suy giảm ngắn hạn về tiêu

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chuẩn sinh hoạt, quốc gia đó càng theo đuổi chính sách tốt hơn tăng trưởng dân số
vừa phải. Những lợi ích lâu dài của sự gia tăng dân số có liên quan đến sự phát triển
kinh tế của các nước nghèo đang cân bằng tích cực, trái với trí tuệ thông thường.
Như vậy, việc nghiên cứu tác động của gia tăng dân số đến GDP vẫn tồn tại
nhiều quan điểm trái chiều, kể cả những lý thuyết kinh tế lâu đời vẫn chưa tìm ra
những kết luận chung thống nhất. Nhìn chung, việc gia tăng dân số có tác động tích
cực hay tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng GDP còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
khác mà chưa thể kết luận ngay được.
III. Giả thuyết nghiên cứu
Từ các lý thuyết kinh tế học và rút kinh nghiệm từ các cơng trình nghiên cứu
trước đó, nhóm chúng em đưa ra giả thuyết cho mơ hình nghiên cứu tác động của lạm
phát, FDI và tỷ l gia tăng dân số đến GDP của Mỹ, Nhật và Trung Quốc như sau:



Lạm phát có thể sẽ có tác động hai chiều đến tốc độ tăng GDP. Tuy nhiên nhóm

giả thuyết rằng tỷ lệ lạm phát tăng sẽ làm tăng GDP.


FDI có khả năng làm tăng GDP




Tốc độ gia tăng dân số có thể sẽ có tác động trái chiều lên tốc độ tăng trưởng

kinh tế và giả thuyết chưa xác định được chính xác tác động đó là gì và tại mức nào
thì tăng dân số có thể làm chậm lại quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng
GDP thực tế của các quốc gia đó. Trong quy mơ bài tiểu luận này, nhóm giả thuyết
tỷ lệ gia tăng dân số tăng khiến GDP tăng.
Để tìm câu trả lời cho những giả thuyết và giải quyết các câu hỏi đã đặt ra, nhóm
nghiên cứu quyết định thực hiện thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu thơng
qua phương pháp định lượng bằng mơ hình hồi quy OLS, phần nào mong muốn làm
rõ những câu hỏi chưa được giải đáp trên.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 2 : MƠ HÌNH KINH TẾ
I.

Phương pháp luận để nghiên cứu:

1. Phương pháp định lượng:
Nghiên cứu định lượng thường được gắn liền với việc kiểm định dựa vào phương

pháp suy diễn. Nói cách khác, nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng các
phương pháp khác nhau để lượng hóa, đo lường và phản ảnh và diễn giải các mối
quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau.

Các phương pháp thu thập dữ liệu có thể là cân, đo, sử dụng bảng hỏi có cấu
trúc để khảo sát/ phỏng vấn, quan sát và ghi chép dữ liệu, tập hợp lại dữ liệu định
lượng trong quá khứ.
Việc thu thập các dữ liệu từ nhiều nguồn được đưa vào mô hình hồi quy tuyến
tính để kết luận vấn đề cần nghiên cứu.
2. Phương pháp định tính:
Nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận nhằm thăm dị, mơ tả và giải thích dựa
vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định,
hành vi, thái độ. Chúng có thể hướng chúng ta đến việc xây dựng giả thuyết và các
giải thích.
Việc thu thập dữ liệu hồn toàn giống với phương pháp định lượng cộng thêm
phương pháp phỏng vấn ý kiến, quan sát, ghi hình, ghi âm, gửi thư, nhật ký, …
Với phương pháp thu thập dữ liệu, ta có thể thu thập số liệu từ nhiều nguồn
như: Tổng cục thống kê, data World Bank, ... Cụ thể, nhóm em lấy số liệu từ World
Bank. Từ số liệu đó, xử lý và phân tích đưa ra các kết luận về ảnh hưởng của FDI,
tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ gia tăng dân số tới GDP của Mĩ, Nhật Bản và Trung Quốc.
3. Phương pháp ước lượng OLS:
Định lý của phương pháp ước lượng OLS: với các giả định của mơ hình hồi quy
tuyến tính cổ điển, ước lượng của mơ hình hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình
phương tối thiểu thơng thường OLS là ước lượng tuyến tính khơng chệch tốt nhất.



Tuyến tính: Các ước lượng là hàm tuyến tính của Y.
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add





Không chệch: Kỳ vọng của giá trị ước lượng tham số bằng chính giá trị thực của

nó.


Tốt nhất: Các ước lượng tham số có phương sai nhỏ nhất trong lớp các ước

lượng tuyến tính khơng chệch.
II. Mơ hình kinh tế lượng

1. Mơ hình hồi quy lý thuyết
Mơ hình hồi quy tổng thể:
GDPi =

1

+

2 FDIi +

3 Ii +

4 Pi +

ui

Mơ hình hồi quy mẫu:
̂


̂

̂

̂

GDPi = 1 + 2 FDIi + 3 Ii + 4 Pi + ̂ Trong đó: GDPi: Biến phụ thuộc

FDIi, Ii, Pi: Biến độc lập
β1: Hệ số chặn
β2, β3, β4: Hệ số góc

ui: Sai số ngẫu nhiên
̂

̂

̂

̂

β1, β2, β3, β4, ûi lần lượt là ước lượng của β1, β2, β3, β4 và ui

2. Giải thích các biến và ý nghĩa

Thống kê các biến độc lập và phụ thuộc cùng ý nghĩa được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1: Thống kê các biến độc lập và phụ thuộc
STT

Ký hiệu


Đơn vị

Ý nghĩa

Loại biến

1

GDP

Tỷ USD

Tổng sản phẩm quốc nội

Biến phụ thuộc

2

FDI

Tỷ USD

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Biến độc lập

3

I


%

Tỷ lệ lạm phát

Biến độc lập

4

P

%

Tỷ lệ gia tăng dân số

Biến độc lập

Cụ thể:


Biến phụ thuộc Tổng sản phẩm quốc nội, ký hiệu là GDP, có đơn vị đo là tỷ USD.



Biến độc lập Đầu tư trực tiếp nước ngoài, ký hiệu là FDI, có đơn vị đo là tỷ USD.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add





Biến độc lập Tỷ lệ lạm phát, ký hiệu là I, có đơn vị đo là %.



Biến độc lập Tỷ lệ gia tăng dân số, ký hiệu là P, có đơn vị đo là %.

3. Cách đo biến
Tổng sản phẩm quốc nội GDP bằng tổng tiêu dùng của các cá nhân cộng với
đầu tư trong nước, khoản chi của Chính phủ cho quốc gia và xuất khẩu rịng, có
cơng thức tốn học là:
GDP=C+I+G+NX
Trong đó các ký hiệu được hiểu:
C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu dùng
của các nhà đầu tư
G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền).
NX là "xuất khẩu rịng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh
tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính tốn sản xuất)

- nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính tốn đối với các sản phẩm và dịch
vụ do nền kinh tế khác sản xuất).


Đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI được tính bằng tổng vốn cổ phần, tái đầu tư thu

nhập và vốn khác



Tỷ lệ lạm phát (I) được tính bằng phần tram thay đổi giá cả giỏ hàng hóa theo

thời gian
Nếu Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P-1 là mức giá của kỳ trước, thì tỷ
lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:


I = 100% x







Tỷ lệ gia tăng dân số (P) được tính bằng tỷ lệ của sự thay đổi về số người trong

1 đơn vị thơi gian và dân số ở đầu thời điểm đó
P=

â

ơở



ỳ− â

ố ở đầ




x 100%
â

ố ở đầ



16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4. Nguồn số liệu
Số liệu nhóm khảo sát gồm có GDP, nguồn vốn FDI, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ gia tăng

dân số của ba nước Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc từ năm 1995-2016 từ World Bank.
Cụ thể:


GDP growth (annual %):

/>=CN-JP-US&name_desc=false&start=1995&view=chart


Foreign direct investment, net inflows (current US$):

/>•


Inflation, consumer prices (annual %):

/>•

Population growth (annual %):

/>5. Mơ tả thống kê số liệu
Sử dụng câu lệnh summary ta thu được bảng tóm tắt mô tả thống kê số liệu như sau:
Bảng 2: Thống kê mơ tả biến trong mơ hình hồi quy
Biến

Trung bình

Trung vị

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

GDP

7413.4

5340.2

734.5

18624.5

FDI


123.27

77.32

-2.4

479.42

P

0,5411

0.575

-1.12

1.2

I

1.739

1.51

-1.36

16.79

(Nguồn: nhóm tự tổng hợp bằng phần mềm Rstudio)


Nhận xét:


Có 66 quan sát cho tất cả các biến

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add




Tổng sản phẩm quốc nội GDP nằm trong khoảng 734,5 tỷ USD đến 18624.5 tỷ

USD, với giá trị trung bình là 7413.4 tỷ USD và trung vị 5340.2 tỷ USD. Trung vị
và giá trị trung bình tương đối gần nhau, phân phối chỉ hơi đối xứng.


Dịng chảy nguồn vốn FDI đạt từ -2.40 tỷ USD đến 479.42 tỷ USD, với giá trị

trung bình là 123.27 tỷ USD và trung vị 77.32 tỷ USD. Giá trị trung bình gần gấp
USDi trung vị, phân phối khơng đối xứng.


Tỷ lệ lạm phát I dao động từ -1.36% đến 16.79% với giá trị trung bình là

1.739%, trung vị là 1.51%. Giá trị trung bình và trung vị xấp xỉ nhau, phân phối gần
như đối xứng.



Tỷ lệ gia tăng dân số từ -1.12% đến 1.2% với giá trị trung bình là 0.5411%,

trung vị là 0.575%. Khơng có sự chênh nhau nhiều giữa giá trị trung bình và trung
vị, phân phối gần như đối xứng.
6. Phân tích tương quan và kì vọng về ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ
thuộc
Các phân tích dưới đây có sử dụng hệ số tương quan tính bằng câu lệnh cor,
được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc
Tương quan giữa hai biến

Hệ số tương
quan Cor

Tổng sản phẩm quốc nội GDP và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

0.7802

Tổng sản phẩm quốc nội GDP và tỷ lệ gia tăng dân số P

0.318

Tổng sản phẩm quốc nội GDP và tỷ lệ lạm phát I

0.017

(Nguồn: nhóm tự tổng hợp bằng phần mềm Rstudio)

a) Tương quan giữa tổng sản phẩm quốc nội GDP với đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI

Vẽ biểu đồ tán xạ (scatter plot) giữa 2 biến GDP và FDI bằng câu lệnh plot ta
có hình vẽ dưới đây:
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 1: Biểu đồ tán xạ thể hiện tương quan giữa hai biến GDP và FDI
(Nguồn: nhóm tự vẽ bằng phần mềm Rstudio)

Đường hồi quy tuyến tính abline giữa 2 biến GDP và FDI là một đường thẳng
dốc, cho thấy mối tương quan lớn giữa 2 biến này. Dựa vào hình dạng của các chấm
“đám mây”, có thể thấy rằng đây là một mối quan hệ thuận chiều khá mạnh.
Ngoài ra, sử dụng câu lệnh cor để tính hệ số tương quan, ta có:
Cor (GDP, FDI) = 0.7802 > 0 ta cũng thu được kết luận tương tự về tương qua
hai biến số này. Đồng thời, đây cũng là kì vọng về mối quan hệ giữa 2 biến, rằng
FDI thực sự có tác động thuận chiều lên GDP của một quốc gia.
b) Tương quan giữa tổng sản phẩm quốc nội GDP với tỷ lệ gia tăng dân số P
Vẽ biểu đồ tán xạ (scatter plot) giữa 2 biến GDP và P bằng câu lệnh plot ta có
hình vẽ dưới đây:

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 2: Biểu đồ tán xạ thể hiện tương quan giữa hai biến GDP và P
(Nguồn: nhóm tự vẽ bằng phần mềm Rstudio)

Đường hồi quy tuyến tính abline giữa GDP và P là một đường thẳng tương đối

thoải, với hình dạng các chấm “đám mây”, có thể thấy rằng P chỉ có tác động tương
đối với biến phục thuộc GDP.
Thực tế, khi tính hệ số tương quan, ta có:
Cor (GDP, P) = 0.318 > 0. Tuy hệ số tương quan dương thể hiện quan hệ thuận
chiều, song tác động này khơng lớn. Có thể kì vọng rằng tỷ lệ gia tăng dân số chỉ có
tương quan thuận chiều ở mức trung bình với tổng sản phẩm quốc nội GDP.
c) Tương quan giữa tổng sản phẩm quốc nội GDP và tỷ lệ lạm phát I
Vẽ biểu đồ tán xạ (scatter plot) giữa 2 biến GDP và I bằng câu lệnh plot ta có
hình vẽ dưới đây:

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 3: Biểu đồ tán xạ thể hiện tương quan giữa hai biến GDP và I
(Nguồn: nhóm tự vẽ bằng phần mềm Rstudio)

Đường hồi quy tuyến tính abline giữa GDP và I gần như là một đường thẳng
nằm ngang, cho thấy tỷ lệ lạm phát I hầu như không tương quan với bi ến GDP.
Thực tế, hệ số tương quan giữa hai biến này là Cor (GDP, I) = 0.017 > 0, cũng
thể hiện rằng mối tương quan yếu giữa hai biến số.
Dựa vào kết quả tính tốn và biểu đồ trên, có thể kì vọng rằng giữa GDP và I là
tác động cùng chiều, tỷ lệ lạm phát tăng sẽ làm tổng sản phẩm quốc nội tăng, dù
không nhiều.

7. Nhận xét về biến phụ thuộc GDP đối với từng nước
Các phân tích dưới đây dựa vào câu lệnh plot để vẽ đồ thị miêu tả GDP của từng
nước.
a) GDP của Trung Quốc


21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hình 4: GDP của Trung quốc giai đoạn 1995 đến 2016
(Nguồn: nhóm tự vẽ bằng phần mềm Rstudio)

Có thể thấy, GDP của Trung Quốc được chia làm 2 giai đoạn tăng trưởng rõ rệt. Từ
1995-2005, tốc độ tăng trưởng vừa phải, đều qua các năm (từ khoảng 200 tỷ USD
lên hơn 2000 tỷ USD). Nguyên nhân là do khoảng thời gian này, đầu tư bên ngoài
ngân sách Nhà nước tăng vọt cùng với sự mở mang kinh tế đã tạo ra các điều kiện
thuận lợi cho sự tăng trưởng; tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc vẫn chịu ảnh
hưởng một phần của cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á.
Từ năm 2005-2015, GDP của Trung Quốc tăng trưởng rất nhanh và liên tục (từ
khoảng 2000 tỷ USD lên hơn 10000 tỷ USD). Đầu năm 2006, Trung Quốc đã chính
thức cơng bố nước này là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, tính theo dollar Mỹ, vượt
qua Pháp và Anh. Và đến năm 2015, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nền
kinh tế lớn nhất thế giới nếu tính theo sức mua tương đương và có GDP là 11.06
nghìn tỷ USD.

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×