Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.43 KB, 64 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐLĐ : Hợp đồng lao động
UBND : Uỷ ban nhân dân
NQ16 : Nghị quyết 16
DN : Doanh nghiệp
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
BHYT, BHXH : Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
TT : Trung tâm.
LỜI MỞ ĐẦU
Nghiện ma tuý và tội phạm ma túy đã và đang hoành hành ở mọi nơi trên
khắp thế giới, bất kể thành phố hay nông thôn, ở vùng núi hay đồng bằng, ở
các nước tư bản giàu có hay các nước chậm phát triển. Trong vòng 15 năm
qua, mặc dù đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã
hội góp phần tạo nên những thay đối đáng kể trong đời sống vật chất và tinh
thần cũng như tạo cho con người nhiều nếp sống hiện đại, nhưng rất đông
những người còn lại, đặc biệt là giới trẻ, còn thiếu việc làm, lười lao động, đã
rơi vào tình cảnh bế tắc và tìm đến với ma túy. Bên cạnh đó, không ít gia đình
giàu có sẵn sàng cung cấp tiền bạc cho các cô cậu ấm mà không biết tiền đó
tiêu vào việc gì và chính những đối tượng này đã trở thành con mồi cho bọn
buôn bán ma túy.
Tệ nạn ma túy đã trở thành quốc nạn với nhiều nước, gây cản trở lớn đối
với phát triển kinh tế, xã hội; gây ra tác hại to lớn đối với mọi mặt của cuộc
sống, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.. và cần được lên
án, loại bỏ. Trong đó, nghiện ma túy là mối đe dọa đến hạnh phúc của mọi
người, mọi gia đình. Với những tác hại vô cùng to lớn mà ma túy đem lại
Thành phố Hồ Chí Minh, một trọng điểm kinh tế - xã hội ở phía Nam
không chỉ có những thành tựu vượt bậc về mặt kinh tế mà còn phải đối mặt
giải quyết với nhiều tệ nạn xã hội, trong đó có nghiện ma túy. Số lượng
30.000 con nghiện ma túy hiện nay đang tập trung trong các trường, trung tâm
cai nghiện của thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM )đã nói rõ sự thật trớ trêu


ấy. Việc đấu tranh chống hiểm họa ma túy và giúp người cai nghiện có hiệu
quả để tái hòa nhập cộng đồng là một nhiệm vụ cấp bách nặng nề không chỉ
của riêng TP. HCM. Sau một thời gian tổ chức cai nghiện tập trung 2 năm cho
hàng vạn người nghiện, tỷ lệ tái nghiện còn rất cao (90%), TP.HCM đã đưa ra
sáng kiến và được Quốc hội ra Nghị quyết thực hiện đề án sau cai nghiện, kéo
dài từ 2-3 năm, giúp họ có đủ điều kiện đoạn tuyệt với ma túy, hòan thiện
nhân cách, có nghề nghiệp để hòa nhập cộng đồng. Thành phố Hồ Chí Minh
là địa phương đi đầu trong cả nước về việc tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo
việc làm cho người sau cai nghiện ma túy được Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp
thứ 3, khóa 11 tháng 11/2003.
Là sinh viên thực tập tại Phòng chính sách 06 (Phòng chính sách cai
nghiện và phục hồi ), Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, thuộc Bộ Lao động –
Thương binh và xã hội, em xin nêu “ Một số công tác để thực hiện tổ chức
quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố
Hồ Chí Minh”. Đề tài của em sẽ là phần tham khảo, đóng góp ý kiến giúp các
nhà quản lý xã hội và các nhà hoạch định chính sách tìm ra các giải pháp khả
thi để giải quyết tình trạng người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các địa phương trên cả nước.
Báo cáo gồm ba phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận.
Chương II: Thực trạng về công tác tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc
làm cho người sau cai nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương III: Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp kiến nghị .
Để hoàn thành báo cáo này, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu :
- Phương pháp thu thập, thống kê, đánh giá tài liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, góp ý nhiệt tình của cô giáo Hồ
Thị Bích Vân cũng như sự hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện của các chú,

các cô và anh chị, toàn thể cán bộ, công chức của Phòng chính sách 06, Cục
phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã giúp em
hoàn thành báo cáo này!
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tổng quan về tình hình nghiện ma túy ở Việt Nam.
1.1. Các khái niệm liên về ma túy.
1.1.1. Ma túy
Con người đã phát hiện và sử dụng các chất ma túy từ cách đây 6000
năm. Việc trồng và sử dùng các cây có chứa hoạt chất ma túy tự nhiên đã trở
thành thói quen và tập tục của nhiều dân tộc trên thế giới. Từ thời thượng cổ,
người Ba tư và người Ai Cập đã biết dùng nhựa mủ cây thuốc phiện để hút,
tạo cảm giác say sưa và dễ chịu cho con người. Đến sau đó, cây cần sa được
trồnng nhiều ở khu vực Nam Á ( Ấn Độ, I Ran, Thổ Nhĩ Kỳ…). Ma túy đã
tồn tại tư rất lâu đời, bởi vậy tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về ma túy:
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO ) thì “Ma túy là bất kì chất gì khi đưa
vào cơ thể sống có thể thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể”.
(1)
Theo các chuyên gia về ma túy của Liên Hiệp Quốc thì “Ma túy là
những chất có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo, khi thâm nhập vào cơ thể con
người sẽ làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ
thuộc vào ma túy gây nên những tổn thương cho cá nhân và cộng đồng”.(2)
Nhưng theo cách hiểu chung nhất thì ma túy là các chất hóa học có
nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, có khả năng ức chế thần kinh, có tính chất
gây nghiện và khi đưa vào cơ thể quá liều thì sẽ làm thay đổi các chức năng
sinh lý, tâm lý bình thường của con người.
1.1.2. Nghiện ma túy và đôi nét về lịch sử nghiện ma túy ở Việt Nam.
Trước hết, ta cần phân biệt giữa việc sử dụng ma túy, lạm dụng ma túy
và vấn đề nghiện ma túy:
- Sử dụng ma túy là việc dùng ma túy với mục đích chữa bệnh, đúng

liều lượng, đúng lúc theo hướng dẫn chỉ định của bác sỹ. Việc sử dụng ma túy
như vậy mang lại một số lợi ích cho sức khỏe của người dùng.
- Lạm dụng ma túy là sử dụng ma túy một cách quá liều hoặc không
theo sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sỹ để nhằm mục đích tiêu khiển, có
hại đối với cơ thể.
- Khái niệm về nghiện ma túy cũng được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác
nhau:
Nghiện ma túy từ góc độ y học được tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là “
Trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần, một chất
độ tự nhiên hay tổng hợp nào đó. Sự nhiễm độc này thể hiện ở sự tăng dần liều
dùng và sự lệ thuộc tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của chất đó ”.( 1)
Theo quan điểm xã hội thì “ Nghiện ma túy là tệ nạn xã hội làm tổn hại
đến sức khỏe, nhân cách, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và trật tự an
toàn xã hội ”.(15)
Tóm lại, nghiện ma túy là hiện tượng phụ thuộc cả về thể xác và tinh
thần vào ma túy do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng dẫn
đến mất khả năng kiểm soát bản thân ở người nghiện ma túy, có hại cho cá
nhân và cho xã hội. Quá trình nghiện ma túy diễn ra với các mức độ ngày
càng tăng, đầu tiên là những khoái cảm hoàn toàn mang tính cá nhân, rồi đến
những khổ sở, đau đớn vật vã, của chính cá nhân người nghiện và cuối cùng
là những hành vi gây nguy hiểm cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, nghiện
ma túy đã bị coi là tệ nạn xã hội cần phải lên án và loại bỏ.
Quá trình hình thành nghiện ma túy ở Việt Nam:
Lịch sử nghiện hút các chất ma túy ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Tác
hại của việc dùng ma túy cũng được phát hiện từ năm 1665, đã có đạo luật
cấm trồng cây anh túc.(15)
Năm 1802, trước tình trạng lộn xộn do việc hút thuốc phiện gây ra, luật
phòng, chống ma túy đầu tiên ra đời. Sau đó, Thực dân Pháp khi xâm lược
nước ta nhận thấy món lợi kếch xù do ma túy đem lại, chúng đã khuyến khích
dân ta nhổ lúa trồng thuốc phiện. Từ Cách Mạng tháng Tám trở đi, với những

nỗ lực của Chính phủ, diện tích trồng cây thuốc phiện đã bị thu hẹp nhiều.
Trước kia, người nghiện ma tuý chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, nơi
đồng bào có tập tục trồng cây thuốc phiện và hút thuốc phiện với tổng số khoảng
30.000 người. Miền Nam dưới chế độ cũ, tệ nạn ma tuý phát triển tràn lan; theo
thống kê, vào trước năm 1975, có khoảng 170.000 người nghiện và tập trung ở
các thành phố, thị xã. Sau ngày hoà bình lập lại ở Miền Bắc năm 1954, và giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, dưới chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước, nền kinh tế phát triển theo hướng kế hoạch hoá
tập trung, xã hội được quản lý nghiêm ngặt, do đó tệ nạn ma tuý được đẩy lùi rõ
rệt. Năm 1980, cả nước chỉ còn 30.000 – 40.000 người nghiện.
Từ cuối nhưng năm 1980 đến nay, nước ta chuyển từ kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã
mang lại nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên những năm
gần đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, trong xã hội đã có nhiều
biến đổi nhất định, phát sinh một số vấn đề xã hội đáng quan tâm, đặc biệt là
tệ nạn nghiện ma tuý. Tình hình nghiện ma túy không ngừng gia tăng và ngày
càng phức tạp đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và hiểu sâu hơn về vấn đề
này. Nghiện ma túy ở Việt Nam hiện nay mang một số đặc điểm sau:
- Số lượng người nghiện ma túy ngày càng tăng qua các năm. Qua số
liệu thống kê của các tỉnh, thành phố trong cả nước từ năm 1994 đến nay, số
lượng người nghiện liên tục gia tăng. Năm 1994, cả nước mới chỉ có 55.445
người nghiện, đến nay có trên 130.000 người, bình quân mỗi năm tăng hơn
7.000 người nghiện, chiếm 13,5%. Đặc biệt là năm 2000 cho đến nay, mỗi
năm số người nghiện tăng trên 10.000 người. Theo số liệu báo cáo tình hình
nghện ma túy từng năm của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội thì số người
nghiện có hồ sơ quản lý đã tăng nhanh từ năm 2000 đến nay. Cụ thể ở bảng
sau:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Số đối tượng 92.682 101.408 116.112 127.776 130.387 129.054 130043
Bảng số liệu trên cho thấy, số đối tượng nghiện ma túy đã tăng 37.376

đối tượng từ năm 2000 đến năm 2006, tức là tăng 40,31%. Tính đến tháng
11/2007, con số này là 198.000 đối tượng. Đây có thể coi là con số đáng báo
động về tệ nạn nghiện ma túy ở nước ta.
- Tỷ lệ tái nghiện cao. Theo số liệu của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội
thì có hơn 90% số người đã cai nghiện rồi mắc nghiện lại.
- Vào những năm đầu thập kỷ 90 người nghiện chủ yếu tập trung ở các
tỉnh miền núi phía Bắc và một số thành phố lớn: Theo số liệu năm 1994, cả
nước có 49/53 tỉnh, thành phố có người nghiện.
- Số người nghiện chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Năm 1994, số
người nghiện ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 42% trong số người nghiện thì đến
nay tính trong cả nước những người nghiện ở độ tuổi từ 18-30 chiếm tới
khoảng trên 75% tổng số người nghiện. Một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội,
Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương … tỷ lệ người nghiện dưới 30 tuổi chiếm
từ 80 – 90%. Con số này cho thấy mối quan hệ giữa người nghiện lứa tuổi
thanh thiếu niên với lực lượng lao động của xã hội. Ta dễ dàng thấy, với tỷ lệ
mắc nghiện ở đối tượng thanh thiếu niên như trên thì xã hội sẽ mất đi một lực
lượng lao động đông đảo phục vụ cho sản xuất và phát triển kinh tế đất nước.
- Đa dạng về chủng lọai ma túy được sử dụng. Nếu như trước kia, thuốc
phiện là dạng ma túy phổ biến thì ngày nay ma túy tồn tại ở nhiều dạng khác
nhau: từ Heroin, cocain, hồng phiến, bạch phiến, thuốc an thần, thuốc ngủ, ma
tuý tổng hợp ATS… với những tác dụng kích thích rất khác nhau. Năm 1994,
có 85% số người nghiện sử dụng thuốc phiện, đến nay có 70% đã chuyển
sang dùng Hêroin, 2% sử dụng ma tuý kích thích thần kinh như Amphêtamin,
Estasy… Một số địa phương có số người sử dụng Hêroin rất cao như: Hải
Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương…trên 90% sử dụng Hêroin.
- Người nghiện ma tuý dùng bằng đường tiêm chích ngày càng phổ
biến, đó là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường máu như
bệnh viêm gan B, HIV/AIDS. Qua điều tra khảo sát, năm 1994, tỷ lệ người
nghiện tiêm chích ma tuý là 28%, đến nay, tỷ lệ đó là 28%.
- Đa dạng về thành phần xã hội của các đối tượng nghiện. Hiểm họa ma

túy không loại trừ bất kỳ ai, bất kỳ gia đình nào, từ thành thị đến nông thôn,
từ tội phạm, gái mại dâm đến công nhân, viên chức hay ngay cả học sinh, sinh
viên.
- Nghiện ma túy gắn với tội phạm ngày càng tăng.
Với những đặc điểm như trên, ma túy đã và đang gây những tác hại to
lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội:
- Về mặt kinh tế: Nghiện ma tuý làm tăng nhiều khoản chi phí xã hội.
Theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, bình quân một
người nghiện tiêu tốn cho việc mua ma tuý là 120.000đ/ ngày, một năm nước
ta có gần 130.000 người nghiện thì tiêu tốn hết trên 1.000 tỷ đồng cho việc
dùng ma tuý. Bên cạnh đó, hàng năm nhà nước tiêu tốn một khoản lớn cho
việc khắc phục hậu quả do ma tuý để lại. Nghiện ma tuý hàng năm làm giảm
lực lượng lao động, giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, môi trường du
lịch dẫn đến giảm thu ngân sách.
Tệ nạn ma túy khiến hàng năm nhà nước phải dành một khoản ngân
sách khá lớn cho công tác phòng chống ma túy:
+ Chi phí cho công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy
+ Chi phí cho công tác vận động tuyên truyền xóa bỏ cây thuốc phiện
+ Chi phí cho công tác tổ chức cai nghiện cộng đồng, xây dựng và quản
lý các trung tâm cai nghiện.
+ Chi phí cho hoạt động kiểm soát ma túy ở biên giới, điều tra truy tố,
xét xử tội phạm về ma túy.
+ Chi phí cho hoạt động hợp tác quốc tế về phòng chống ma túy
+ Chí phí về giam giữ cải tạo số người phạm tội về ma túy.
- Tệ nạn ma túy ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Qua số liệu báo cáo cho thấy, trên 70% số vụ phạm tội hàng năm là do người
nghiện ma túy gây nên.
- Về mặt xã hội, tệ nạn ma túy làm tăng số người bị nhiễm HIV/AIDS,
gần 70% số người nhiễm HIV là do nghiện ma túy.
Tệ nạn ma túy làm tăng tệ nạn mại dâm, làm tăng tai nạn giao thông,

trong đó nhiều người nghiện ma túy không làm chủ được tốc độ gây ra. Tệ
nạn ma túy lan rộng trong thế hệ trẻ làm sói mòn về đạo đức, thuần phong mỹ
tục của dân tộc, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây tác động xấu đến lối sống,
sức khỏe, tri thức của hàng vạn thanh niên………
1.2.3 Người nghiện ma túy.
Người nghiện ma túy là người sử dụng các chất ma túy, thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần dưới các hình thức khác nhau như hút, hít, tiêm
chích, và bị lệ thuộc vào các chất này.
Người nghiện ma túy có một số đặc điểm:
- Có sự ham muốn không kìm chế được và phải sử ma túy với bất kỳ
giá nào. Luôn có những bức xúc về mặt tâm lý muốn sử dụng lại ma túy.
- Có khuynh hướng tăng dần liều dùng.
- Tâm sinh lý bị lệ thuộc và chịu tác động của ma túy. Khi ngừng sử
dụng ma túy sẽ gây ra hội chứng cai, khiến người nghiện đau đớn, vật vã và
một số phản ứng sinh lý khác, bị lệ thuộc thể xác và tinh thần nên dễ bị mất
khả năng kiểm soát, có thể làm bất cứ điều gì để có ma túy dùng.
- Người nghiện ma túy gây nguy hiểm cho gia đình và đe dọa đến xã hội.
2. Công tác phòng chống ma túy ở nước ta.
Trước tác hại to lớn của tệ nạn ma túy đến mọi mặt của đời sống xã hội,
Đảng và Nhà nước nhận thức sâu sắc vấn đề này, coi buôn bán ma túy là tội
phạm, còn nghiện ma túy là tệ nạn xã hội, chính vì vậy mà nhiều sách lược
trong việc phòng chống và ngăn chặn tệ nạn này. Việc phòng chống ma túy
được coi là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đảng và nhà nước đã nhận định rằng
đấu tranh giải quyết tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy là cuộc đấu tranh lâu
dài, gian khổ là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của
toàn thể xã hội, tham gia phòng chống tội phạm ma túy và sử dụng đồng bộ
các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ, tuyên truyền, vận
động nhân dân, cán bộ, công chức và chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy, kết hợp với phòng, chống các lọai
tội phạm HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội khác.

Để phòng, chống tệ nạn ma túy, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành đồng
thời ba công tác chính: công tác giảm cung ma túy, công tác giảm cầu ma túy
và công tác giảm hại ma túy. Cho đến nay, chúng ta mới tổ chức thực hiện hai
công tác đầu, công tác thư ba đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm.
2.1.Về công tác giảm cung ma túy.
Đến nay, nhà nước ta đã ban hành nhều văn bản pháp luật cũng như
nhiều biện pháp để ngăn chặn việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán và vận chuyển
trái phép các chất ma túy:
- Năm 1991, cuộc vận động, tuyên truyền nhân dân phá bỏ không trồng
cây thuốc phiện. Bằng nhiều hình thức khác nhau giúp người dân hiểu tác hại
to lớn của ma túy cũng như hậu quả nghiêm trọng của nghiện ma túy đến mọi
mặt đời sống.
- Năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/CP về tăng cường
công tác chỉ đạo phòng chống và kiểm soát ma túy.
- Năm 1994, Cục phòng chống tệ nạn xã hội có quyết định thành lập
hình thành các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tệ nạn xã hội, trong đó
có ma túy.
- Luật phòng chống ma túy ban hành 12 năm 2000 đã được Quốc hội
Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua.
Ngay trong phần mở đầu của Luật phòng chống ma túy được thông qua
tại Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh đã
phát biểu:
“ Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn của toàn xã hội, gây tác hại cho sức
khỏe, làm suy thái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia
đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc
gia”. Tại điều 36, chương V quy định quản lý nhà nước về phòng chống ma
túy đã nêu:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, chủ trương, chính sách,
kế hoạch về phòng, chống ma túy;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về

phòng, chống ma túy;
- Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma túy;
- Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma túy, tiền chất,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy;
- Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp thu
hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; tổ chức và
quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai
nghiện ma túy;
- Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy;
- Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về
phòng, chống ma túy;
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục về phòng, chống ma túy;
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy;
- Kiểm tra thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật phòng, chống ma túy;
2.2. Công tác giảm cầu ma túy.
Để thực hiện công tác giảm cầu về ma túy, Đảng và nhà nước ta đã ban
hành đồng bộ các biện pháp nhằm phòng, chống các đối tượng nghiện ma túy
cũng như các đối tượng tái nghiện. Cho đến nay, đã thực hiện các chương
trình sau:
Tại điều 25, chương IV của Luật phòng chống ma túy đã nêu rõ “Nhà
nước có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma túy; áp dụng
chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy, tổ chức các cơ sở cai nghiện
ma túy bắt buộc và khuyến khích cá nhân gia đình và các cơ quan, tổ chức thực
hiện các hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; khuyến khích
các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma
túy”. Qua đó đã thể hiện nhận thức sâu sắc và đúng đắn của Đảng và nhà nước
đối với tệ nạn ma túy nói chung và với người nghiện ma túy nói riêng. Công

tác cai nghiện cũng là một công việc khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có sự
phối hợp hoạt động của các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng.
Bên cạnh việc thi hành Luật phòng chống ma túy, Chính phủ đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật khác nhằm tạo hành lang pháp lý để thực hiện
cai nghiện cho các đối tượng nghiện ma túy.
- Nghị định số 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/6/2004 quy
định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động
của sơ sở chữa bệnh.
Trong đó quy định cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật phòng, chống ma
túy và cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được gọi
chung là Trung tâm – Chữa bệnh - Giáo dục- Lao động xã hội (gọi tắt là các
trung tâm) là nơi chữa trị, học tập và lao động phục hồi đối với người nghiện
ma túy, người bán dâm bị xử lý bằng cách đưa vào các cơ sở chữa bệnh,
người nghiện ma túy và người bán dâm chưa thành niên nhưng tự nguyện vào
cơ sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị.
Nghị định cũng đã quy định tổ chức hoạt động của trung tâm.
Chức năng, nhiệm vụ:
- Tiếp nhận phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khỏe cho người vào
trung tâm; tổ chức lao động trị liệu, lao động sản xuất; tổ chức học tập, giáo
dục, dạy nghề, bảo đảm các điều kiện vật chất, sinh hoạt tinh thần cho những
người đưa vào trung tâm.
- Nghiên cứu thực hiện mô hình, quy trình chữa trị cai nghiện phục hồi;
tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức, nhân viên
của trung tâm.
- Quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định, giữ gìn an ninh
trật tự an toàn xã hội tại các trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức, quản lý,
chữa bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp cho các đối tượng
vào trung tâm.
Điều 32 tại Nghị định này còn quy định về chế độ lao động đối với các

đối tượng ở trung tâm như sau:
- Người bị áp dụng các biện pháp đưa vào trung tâm phải tuân thủ chế
độ làm việc, thời gian làm việc theo quy định của pháp luật lao động và được
trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm vệ sinh an toàn lao động theo quy định.
- Các đối tượng này cũng được hưởng tiền công lao động theo định mức
lao động và kết quả công việc hoàn thành.
Tổ chức cai nghiện ma túy tại các trung tâm cũng là một hoạt động quan
trọng góp phần làm giảm tình hình tội phạm ma túy cũng như tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện triển khai các hình thức cai nghiện phục hồi còn tồn
tại nhiều hạn chế dẫn đến tỷ lệ tái nghiện khá cao do:
- Hiện nay, do chất lượng công tác cai nghiện, phục hồi ngày càng được
nâng cao và chú trọng thực hiện nên số đối tượng nghiện ma túy đã giảm.
Mặc dù vậy tỷ lệ tái nghiện vẫn còn ở mức khá cao (trên 90%) do do đặc
điểm của nghiện ma túy đó là sự lệ thuộc hoàn toàn về thể xác và tinh thần
vào ma túy nên thời gian cai nghiện tại trung tâm là không đủ để đối tượng
đoạn tuyệt hoàn toàn với ma túy.
- Bên cạnh đó, công tác hướng nghiệp, dạy nghề và dạy nghề cho người
sau cai nghiện chưa được chú ý, do đó đối tượng sau cai nghiện không có đủ
điều kiện hòa nhập cộng đồng và dễ bị tái nghiện.
- Môi trường còn nhiều ma túy, không trong sạch tạo điều kiện thuận lợi
để bọn tội phạm ma túy lôi kéo và ép buộc các đối tượng sau cai nghiện.
Các khái niệm công cụ liên quan việc quản lý, dạy nghề và tạo việc
làm cho người sau cai nghiện.
Một là, khái niệm về quản lý.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý:
- Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi những
con người kết hợp với nhau trong nhóm, tổ chức nhằm đạt những mục tiêu
chung.
- Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã
hội của lao động.

Vai trò của quản lý:
- Quản lý nhằm tạo ra sự thống nhất lý trí trong tổ chức.
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận: chủ thể quản lý (cá
nhân, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tuợng quản lý, đây là
mối quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc.
- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con nguời.
Với những vai trò trên thì quản lý là việc làm cần thiết đối với những đối
tượng sau cai nghiện vì:
- Trước đây, quy trình cai nghiện ma túy có 5 giai đoạn liên hoàn nhưng
đa số các trung tâm mới chủ yếu mới dừng lại ở giai đoạn cắt cơn, chưa chú ý
giai đoạn phục hồi, chức năng của cơ thể, đặc biệt là công tác quản lý sau cai
tại cộng đồng bị bỏ trống. Bởi vậy, tỷ lệ tái nghiện gần như 100% đối tượng.
- Việc phân công quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy chưa tốt nên địa
bàn cơ sở sau cai nghiện không được giám sát chặt chẽ.
Tái nghiện sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng vô cùng to lớn bởi
mức độ sẽ nặng hơn trước và khả năng cai nghiện khó khăn phức tạp hơn
nhiều lần. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa vào công tác
quản lý, giám sát sau cai nghiện. Hiệu quả công tác này càng cao thì tỷ lệ
người tái nghiện càng giảm.
Hai là, dạy nghề và tạo việc làm:
Nghề là một hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi kiến thức lý
thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất
định, như nghề mộc, nghề cơ khí…
Dạy nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp
vụ cho nguời lao động, để họ có thể đảm nhận một công việc nhất định.
Dạy nghề là đào tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ,
có năng lực thực hành nghề tuơng xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức,
luơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong trong công nghiệp, sức
khỏe, nhằm tạo điều kiện cho nguời học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc
làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp

hóa hiện đại hóa đất nuớc.
Việc làm theo tổ chức Lao động quốc tế ILO “ Việc làm là những lao
động được xã hội đánh giá và trả công. Người có việc làm là người làm một
việc gì đó được trả công, thu lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hay
những người tham gia vào những hoạt động mang tính chất tự tạo vì lợi ích hay
thu nhập cho bản thân, gia đình mà không nhận tiền công hay hiện vật ” .
Theo Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì “
Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm ”.(5)
Tầm quan trọng của việc dạy nghề và tạo việc làm cho đối tượng sau cai
nghiện ma túy:
- Đối với nguời sau cai nghiện ma túy, chúng ta cần thiết phải xem xét
vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho họ một cách hợp lý. Bởi vì những đối
tuợng này sau thời gian dài sử dụng các chất ma túy đã bị hạn chế nhiều hơn
về mặt nhận thức, tâm lý, sức khỏe, mất cân bằng nghiêm trọng vả về thể chất
lẫn tinh thần. Trong thời gian sử dụng ma túy, người nghiện đã mất hết những
thói quen tốt hàng ngày, lười biếng, ngại khó, ngại khổ; thêm vào đó là tâm lý
tự tin, cô độc, ngại giao tiếp.
- Quá trình cai nghiện chỉ giúp họ loại bỏ phần nào hội chứng nghiện và
sự mất cân bằng chứ không xóa sạch được sự lệ thuộc vào tâm lý và ý thức
của người sau cai nghiện.
- Mặt khác, dù được trở về với cuộc sống cộng đồng nhưng họ vẫn mang
những mặc cảm, tự ti sợ mọi người kỳ thị, xa lánh. Do đó, sử dụng lại ma túy
là điều khó tránh khỏi. Không tìm được việc làm cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tái nghiện cao ở nước ta.
- Bên cạnh đó, phần lớn những đối tượng đưa vào cai nghiện ma túy có
trình độ văn hóa thấp và nghề nghiệp không ổn định.
Do đó, việc tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho nguời sau cai nghiện
ma túy phải phù hợp với điều kiện sức khoẻ, khả năng, sở thích… để tạo sự
yêu thích đối với công việc, tạo ra động lực quan trọng giúp họ có thêm nghị
lực và quyết tâm để đoạn tuyệt với ma túy cũng như giúp họ có thêm cơ hội

làm lại cuộc đời.
Lao động giúp người sau cai nghiện phục hồi tính nhân bản của mỗi con
người mà đối tượng đã mất trong giai đoạn dùng ma túy, tạo nếp sống vị tha,
vì mọi người, sống có kỷ cương và trách nhiệm với bản thân, mọi người và
với công việc.
Khi lao động, các đối tượng sẽ thấy mình tạo ra được các giá trị mới
trong cuộc sống từ vật chất đến tinh thần, họ tự hào về công việc, mình đang
làm thông qua kết quả lao động, giúp họ giải quyết khủng hoảng về tinh thần,
biết quý trọng đồng tiền, quý trọng sức lao động và sống có ý thức hơn.
Tạo việc làm còn giúp người sau cai nghiện hàn gắn lại uy tín với xã hội,
tạo lập cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp họ dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.
2.3. Công tác giảm hại ma túy.
Thực tế cho thấy, các nước trên thế giới đã tiến hành các biện pháp can
thiệp giảm hại rừ rất lâu và ở các mức độ khác nhau song còn rất mới ở Vệt
Nam. Hệ thống các văn bản pháp luật hầu như không đề cập đến công tác
giảm tác hại trong phòng, chống mại dâm, ma túy để phòng ngừa lây truyền
HIV/AIDS.
Có nhiều biện pháp can thiệp nhằm giảm hại của ma túy. Tôi chỉ xin nêu
một giải pháp thay thế trong cai nghiện: đó là phương pháp sử dụng
Methadone cho chăm sóc người cai nghiện đang được thực hiện thí điểm tại
Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem như một liệu pháp
hiệu quả nhằm giảm hại cho người nghiện ma túy. Methadone là một lọai ma
túy được dùng cho người nghiện để thay thế heroin, giúp người nghiện có thể
dần quên và không phải mua, sử dụng heroin, không cần tiêm chích ma túy,
giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và giảm nguy cơ với cộng đồng.
Ở Việt Nam, phương pháp này mới chỉ thực hiện thí điểm và thực hiện
chưa đồng bộ, kể cả về cơ sở pháp lý cũng như các yếu tố khác.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ,
DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Sự cần thiết tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người
sau cai nghiện.
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.1. Đặc điểm kinh tế:
Thành phố Hồ Chí Minh với số dân trên 7 triệu người và phần diện tích
lên tới trên 2600km2, bao gồm 19 quận và 5 huyện, rất thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế. Bởi vậy, TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước,
với sự tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đầu, đạt trên 12%.
Thành phố chính là hạt nhân kinh tế trọng điểm phía nam, đóng góp
GDP là 66,1% vào tổng GDP của vùng Nam Bộ. Đây cũng là nơi thu hút vốn
đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, số dự án đầu tư chiếm khoảng 1/3 tổng
số dự án nước ngoài trên cả nước.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng đạt tổng thu ngân sách lớn nhất cả nước
mặc dù gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, TP. HCM cũng là thành phố cảng lớn
nhất cả nước, là trung tâm xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu ngày
càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch của cả nước. Đến nay, kim
ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố đạt 14,2 tỷ USD, tăng 25%. TP.
HCM cũng là trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất cả nước, dẫn đầu về số
lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính tín dụng. Doanh thu của hệ
thống ngân hàng Thành phố chiếm 1/3 tổng doanh thu các ngân hàng trên
toàn quốc. Về thị trường chứng khoán, đã có trên 50 công ty được niêm yết
hoạt động, tổng số vốn cổ phần niêm yết trên 2000 tỷ đồng.
Trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập, TP. HCM luôn tỏ ra là
một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước. Là
động lực cho công cuộc công phát triển kinh tế xã hội ở Nam Bộ và phục vụ
công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
1.1.2. Đặc điểm xã hội:
Song song với sự phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế, tình hình xã hội nói
chung trên địa bàn Thành phố cũng có những bước phát triển tích cực. Đời
sống vật chất tinh thần của các tầng lớp dân cư trên địa bàn thành phố được

cải thiện rõ rệt. Mức tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của dân cư hàng năm tăng
trên 10%. Số hộ có mức sống nghèo khó ngày một giảm. Cơ sở hạ tầng được
nâng cấp qua các năm tăng lên, nhất là các huyện ngoại thành, trên 50% số xã
đã có đường ôtô đi đến trung tâm xã; 100% số xã có điện lưới quốc gia với
trên 55% số hộ đã được dùng điện; 100% số xã có trạm y tế có trường tiểu
học; khoảng 85% số xã có trường trung học cơ sở…
Hiện nay, Thành phố đã dành 15% ngân sách địa phương cho sự nghiệp
phát triển giáo dục nên đã tăng số lượng học sinh học phổ thông và đại học.
Từ năm 1995, Thành phố đã đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ và phổ cập tiểu học.
Sự nghiệp y tế phát triển mạnh, đáp ứng ngày càng nhiều yêu cầu chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân tại thành phố và dân cư các địa phương
khác đến Thành phố.
Có thể nói, TP. HCM là một trung tâm kinh tế xã hội lớn của cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế xã hội, Thành
phố cũng phải đối mặt với tình hình tội phạm ngày càng phức tạp và gia tăng
cả về số lượng và quy mô, trong đó có tệ nạn ma túy. Chính hạn chế này gây
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về mọi mặt của Thành phố và gây nhiều bức
xúc đối với trong nhân dân.
1.2. Thực trạng về tình hình nghiện ma túy và công tác cai nghiện tại
thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.1. Tình hình nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh có số dân cao nhất cả nước, với gần 7 triệu người
và gần 2 triệu người nhập cư. Thành phố có hàng ngàn cơ sở kinh doanh nhạy
cảm như karaoke, massage, bia ôm, nhà hàng, khách sạn, hớt tóc nam nữ và rất
nhiều địa bàn đã nổi tiếng phức tạp. Theo báo cáo chưa đầy đủ năm 1994, toàn
thành phố có trên 5.000 người nghiện và đến nay có khoảng 36.000 người
nghiện có hồ sơ quản lý, tăng gần 31.000 người, tăng trên 600%.
Đa số đối tượng còn rất trẻ, phần lớn trong lứa tuổi thanh niên, tỷ lệ người
nghiện hút trong lứa tuổi từ 18 – 25 là 52% và từ 26 – 35 chiếm 37,75% …
Về trình độ học vấn, tuyệt đại đa số người nghiện có trình độ học vấn rất

thấp. Tỷ lệ người mù chữ chiếm khoảng 13%; số người mới học bậc tiểu học
từ lớp 1 đến lớp 5, trong đó không ít người đã tái mù chiếm khoảng 23,6%.
Số người học bậc trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 43%, trong đó có khoảng 10 –
12% đã học hết cấp nhưng không có chứng chỉ như học bạ, giấy chứng nhận
khẳng định họ đã học bậc học này. Chỉ có 18,7% học viên cai nghiện khai
đang học trung học phổ thông. Rất ít người tốt nghiệp tú tài. Tóm lại, có
khoản 70% số người cai nghiện tập trung không đủ trình độ học vấn tối thiểu
để theo học một nghề kỹ thuật.
Về trình độ nghề nghiệp, có tới 43% tổng số người nghiện không có một
nghề kiếm sống khi vào trung tâm. Có khoảng 35% tổng số người cai nghiện
là lao động phổ thông, chưa từng được đào tạo một ngành nghề cơ bản nào.
Số người cai nghiện từng là công nhân viên chức chiếm khoảng 1,6% và 9,2%
là học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, rất đông trong số này chuyên đi trộm cắp cướp giật.
Khoảng 38% số con nghiện có tiền án, tiền sự, và hàng năm, số người chết vài
nghiện ma túy ngày một tăng.
Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, tiêu cực của đời sống xã hội nảy
sinh, sự gia tăng tệ nạn nghiện ma túy tạo nên nhiều bất an cho đời sống
người dân.
- Tệ nạn tiêm chích ma túy, mại dâm bùng nổ, mỗi năm xảy ra hơn
16000 vụ phạm pháp hình sự, trong đó tỷ lệ phạm tội ở lứa tuổi thanh thiếu
niên nghiện ma túy ngày càng tăng.
- Số đối tượng cai nghiện tại cộng đồng và các cơ sở chữa bệnh với thời
gian 3 – 6 – 12 tháng, sau đó hồi gia hầu hết đã tái nghiện với tỷ lệ 95 – 97%,
cùng với số lượng người nghiện ma túy gia tăng, tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS
tăng cao.
1.2.2. Hạn chế công tác cai nghiện phục hồi đến năm 2002.
Tình hình tội phạm ma túy diễn ra phức tạp như trên, Thành phố đã tổ
chức nhiều chương trình và các hoạt động khác nhau nhằm đấu tranh chống tệ
nạn xã hội. Điển hình của công tác này là Chương trình mục tiêu 3 giảm

“Giảm tội phạm, ma túy và mại dâm” ban hành ngày 1/11/ 2001 của Ủy ban
nhân dân Thành phố. Đây chỉ là một trong 12 công trình trọng điểm của
Thành phố về phòng, chống tệ nạn xã hội. Với nguồn kinh phí thực hiện gần
500 tỷ đồng, chương trình 3 giảm đã thu được nhiều thành quả. Công tác bắt
giữ tội phạm đã có nhiều chuyển biến tích cực làm giảm đáng kể các vụ vi
phạm ma túy và mại dâm. Lực lượng cảnh sát được sự ủng hộ giúp đỡ nhiệt
tình của người dân, đã triệt phá nhiều tụ điểm buôn bán và sử dụng ma túy.
Điển hình là vụ vận chuyển ma túy do tên John Nguyễn (quốc tịch Mỹ) cầm
đầu,thu 1822 viên ma túy tổng hợp; vụ Trần Vĩnh Lâm, bắt 6 đối tượng, thu
giữ 1,2 kg heroin; vụ Chu Đức Hải, thu giữ 1,3 kg heroin, 431 viên ma túy
tổng hợp…
Song song những biện pháp quyết liệt chống tội phạm buôn bán ma túy,
Thành phố cũng đã quan tâm đến việc tổ chức cai nghiện cho những người sa
vào con đường nghiện ngập có thể cắt cơn, phục hồi nhân phẩm, và sức khỏe
để tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn cho thấy, tỷ lệ
tái nghiện sau khi cắt cơn trở về hòa nhập cộng đồng là rất cao, trên 95%.
Qua việc triển khai hình thức cai nghiện bắt buộc cho thấy thời gian cai
nghiện từ một đến hai năm đối với các đối tượng mắc nghiện là quá ngắn, rất
dễ dẫn đến tình trạng tái nghiện và không tạo được những kỹ năng và kiến
thức cần thiết để có thể tìm việc làm, sống cuộc sống ổn định, bên cạnh các
nguyên nhân chủ yếu như:
- Người nghiện ma túy thường chích thẳng vào tĩnh mạch, chất gây
nghiện đã tác động và lưu lại trong vùng khoái cảm của não bộ. Muốn cai
nghiện hoàn toàn phải loại bỏ vùng khoái cảm đó trong não bộ, đó là việc
không thể thực hiện, trừ một số đối tượng thật sự có ý chí cao và được sự giúp
đỡ tận tình của cộng đồng thì mới thắng được sự thèm khát ấy.
- Thêm vào đó, bọn tội phạm buôn bán ma túy vẫn hiện diện khắp nơi,
cung cấp hàng chục kg heroin thì rất khó ngăn chặn tình trạng tái nghiện cũng
như ngăn ngừa những đối tượng mới mắc nghiện.
- Chưa chú ý đến hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm cho

người sau cai nghiện nên khi trở lại cộng đồng dễ bị tái nghiện.
- Công tác quản lý người sau cai nghiện chưa chặt chẽ, đối tượng không
có việc làm ổn định cuộc sống nên quay trở lại với ma túy.
2. Cơ sở pháp lý của công tác tổ chức, quản lý, dạy nghề và tạo việc
làm cho người sau cai nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ thực tế trên, theo tờ trình của Chính phủ, tại kỳ họp 3, Quốc
hội khoá 11 đã thông qua Nghị Quyết số 16/2003/QH11 (gọi tắt là NQ 16)
“Về thực hiện thí điểm về tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho
người sau cai nghiện ma tuý ở TPHCM và một số tỉnh, thành phố khác trực
thuộc Trung ương”.
Nghị quyết 16 đề cập đến các nội dung chủ yếu sau:
- Giao Chính phủ chỉ đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phố khác trực thuộc Trung Ương thực
hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau
cai nghiện ma túy, chuẩn bị các điều cần thiết để tái hòa nhập cộng đồng.
- Quy định các đối tượng được áp dụng các biện pháp tổ chức quản lý,
dạy nghề và giải quyết việc làm.
- Thời gian áp dụng là từ 1 – 2 năm, trường hợp cần thiết có thể kéo dài
nhưng không quá 3 năm
- Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo
việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phố khác trực
thuộc Trung ương. Trong đó cũng quy định cụ thể sự phối hợp thực hiện của
các bộ, ngành và các đơn vị liên quan.
2.1. Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các bộ ngành trong việc thực
hiện NQ16
Để thực hiện tốt NQ16, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm, tăng cường
việc chỉ đạo thông qua việc ban hành các văn bán pháp luật như sau:
a - Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 146/2004/NĐ-CP ngày
17/4/2004 quy định thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa người vào cơ sở quản
lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Nghị

định này bao gồm 4 chương, 26 điều, quy định cụ thể các đối tượng áp dụng
vào các cơ sở biện pháp đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm tại
điều 2 của Nghị quyết:
- Người đã kết thúc thời gian cai nghiện tập trung tại các cơ sở cai
nghiện bắt buộc, theo quy định tại điều số 28 của Luật phòng chống ma túy
đủ 18 tuổi mà tự nguyện vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm.
- Người đã kết thúc thời gian cai nghiện tập trung không tự nguyện vào
các cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm nhưng có khả năng tái nghiện cao
nếu được đưa trở lại cộng đồng. Người có khả năng tái nghiện cao là những
người:
 Đã bị cai nghiện bắt buộc tại trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục – Lao
động xã hội từ lần thứ hai trở lên.
 Trong thời gian cai nghiện có hành vi vi phạm nội quy của trung tâm,
bị thi hành kỷ luật lần thứ hai trở lên.
 Không có cam kết của gia đình, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, nhà
trường về việc đảm bảo việc tiếp tục trở lại cộng đồng.
b - Trình Quốc hội cho phép áp dụng một số chế độ ưu đãi về thuế thu
nhập doanh nghiệp cho các cơ sở và doanh nghiệp sử dụng lao động là người
sau cai nghiện trong thời gian thực hiện NQ16. Về vấn đề này, Thường trực
Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách và Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội với
đề nghị của Chính phủ về việc cần thiết áp dụng một số chế độ ưu đãi về thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động là người
sau cai nghiện và các doanh nghiệp này còn gặp một số khó khăn trong việc
sử dụng lao động đặc biệt này. Việc áp dụng một biện pháp hỗ trợ thể hiện sự
quan tâm, động viên của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sẽ góp phần
quan trọng để công tác phòng chống ma tuý và cai nghiện đạt kết quả tốt hơn.
Theo dự tính, mỗi năm cần khoảng 10 tỷ đồng hỗ trợ cho doanh nghiệp này,
Chính phủ có thể sử dụng từ nguồn quỹ an sinh xã hội, nguồn quỹ dự trữ tài
chính, hoặc ngân sách dự phòng để giải quyết.
c - Quyết định số 212/2006 – TTg ngày 20/9/2006 về “Tín dụng với các

cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng lao động là
người sau cai nghiện ma túy”

×