Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế II đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.24 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
=====000=====

TIỂU LUẬN
KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ II
Đề tài: ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Bình Dương
Lớp tín chỉ: KTE316(2-1819).2_LT
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 22
Họ và tên

MSSV

Nguyễn Thu Hồi

1614410065

Lê Thị Thuỳ Dương

1614420020

Hà Nguyễn Huệ Linh

1714410132

Phạm Thị Nguyệt

1714410174


Hà Nội – 6/2019

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN....................................................................................2
1.1. Giới thiệu về rau quả Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu rau quả của Việt Nam........................................................................2
1.1.1 Giới thiệu về rau quả Việt Nam...............................................................2
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau quả
của Việt Nam sang thị trường Đài Loan..........................................................5
1.2. Tổng quan về thị trường Đài Loan và tầm quan trọng của việc xuất
khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan...........................................7
1.2.1. Tổng quan về thị trường Đài Loan.........................................................7
1.2.2. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường
Đài Loan...........................................................................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN GIAI ĐOẠN 2010 – 2018...........................11
2.1. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan
giai đoạn 2010 – 2018.........................................................................................11
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu nhóm ngành.........................................11
2.1.2. Về chất lượng và giá cả sản phẩm........................................................12
2.1.3. Kênh phân phối và các loại hình sản phẩm.........................................14
2.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài
Loan giai đoạn 2010 -2018.................................................................................15
2.2.1. Thành tựu đạt được..............................................................................15
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................16

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN............................................................18
3.1. Giải pháp với hoạt động trồng trọt............................................................18
3.1.1. Giải pháp về phát triển và ứng dụng giống cây trồng..........................18
3.1.2. Đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh rau quả áp dụng tiêu
chuẩn VietGAP...............................................................................................19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2. Giải pháp với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu......................19
3.3. Giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu rau quả Việt Nam....21
3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt
động sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam........................................21
KẾT LUẬN............................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng biểu

Tên bảng biểu

Trang

Diện tích trồng cây ăn quả Việt Nam từ năm
Bảng 1.1


2010 – 2017

3

Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang
Bảng 2-1

thị trường Đài Loan giai đoạn 2010 - 2018

11

Hệ thống thu mua và kênh phân phối chủ yếu
Sơ đồ 2-2

mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường
Đài Loan

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam có một nền nơng nghiệp tồn tại từ lâu đời. Với những thuận lợi về
điều kiện tự nhiên, nông nghiệp ở nước ta trải dài từ Bắc và Nam với đa dạng,
phong phú các loại cây trồng. Cùng với lực lượng lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp cao, chiếm khoảng 40% dân số cả nước, Việt Nam đã được đánh giá là nước
có nhiều tiềm năng phát triển ổn định, lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu các sản
phẩm nơng nghiệp, trong đó bao gồm cả rau quả. Hoạt động xuất khẩu rau quả đã

và đang được Việt Nam mở rộng cả về thị trường và giá trị xuất khẩu và hiện tại rau
quả của Việt Nam đã có mặt trên hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Một trong những thị trường tiêu thụ rau quả chính của Việt Nam chính là Đài
Loan. Đài Loan luôn đứng trong top 10 thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam
từ năm 2000 đến nay. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu sang Đài Loan rất đa dạng,
dưới nhiều dạng như rau quả tươi, rau quả đơng lạnh, rau quả đóng bao bì, đóng hộp
và rau quả sấy khô. Nhu cầu rau quả của Đài Loan trong những năm gần đây đang
có xu hướng tăng khá nhanh. Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng kim ngạch
xuất khẩu, đa dạng thêm nhiều mặt hàng rau quả khác và tăng thêm nguồn ngoại tệ
cho nền kinh tế, phát triển bền vững nền nông nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, trong điều kiện tồn cầu hố và quốc tế hố hiện nay, cạnh tranh
xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Đài Loan nói riêng ngày càng
mạnh mẽ và quyết liệt. Hàng xuất khẩu của Việt Nam, cụ thể là rau quả, đang gặp
phải sự cạnh tranh khốc liệt nhất là từ các nước trong ASEAN, tiêu biểu như Thái
Lan. Chính vì thế, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng này
sang Đài Loan là rất cần thiết, từ đó giúp đề ra giải pháp phù hợp có tính chiến lược
lâu dài để giải quyết những khó khăn, tồn tại mà ngành rau quả của Việt Nam đang
gặp phải.
Từ những vấn đề thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu chúng em quyết định chọn
đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan”

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN
1.1. Giới thiệu về rau quả Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu rau quả của Việt Nam

1.1.1 Giới thiệu về rau quả Việt Nam
a. Chủng loại
Do sự phong phú về sinh thái, chủng loại rau quả của Việt Nam rất đa dạng.
Mặt hàng trái cây có đến hơn 30 loại cây ăn quả khác nhau thuộc 3 nhóm: cây ăn
quả nhiệt đới như chuối, dừa, xoài, cây ăn quả á đới như cam, quýt, vải, nhãn và ôn
đới như mận, lê. Những nhóm cây ăn quả có diện tích trồng lớn nhất và phát triển
mạnh nhất là nhãn, vải, chôm chơm. Mỗi khu vực trồng trái cây đều có những loại
trái cây đặc sản được nhiều người yêu chuộng.
Về mặt hàng rau, rau của Việt Nam cũng rất đa dạng về chủng loại, điển hình
như rau ăn lá có bắp cải, cải thảo, rau bí hay rau ăn quả như bầu, bí, mướp và các
loại rau ăn thân như súp lơ, cải ngồng, cần tây... Dựa vào đặc tính sinh học của các
loại rau mà sự phân bố canh tác rau của được thể hiện rõ qua các vùng miền. Ở
miền Bắc, các loại rau ôn đới như cải xanh, rau muống, bắp cải, su hào, rau bó xơi
được trồng phổ biến nhất. Miền Trung có sự chiếm ưu thế của cà chua, đậu, rau
thơm, hành và miền Nam với khí hậu nhiệt đới phổ biến để trồng nấm, khoai tây,
củ dền, bí đao, cà rốt.
Nhờ vào ứng dụng cơng nghệ hiện đại ngày nay, nhiều giống rau quả được
cải thiện giúp tăng chất lượng, sản lượng và nhiều giống có thể trồng quanh năm,
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước, tạo được giá trị lợi nhuận cao, nhất
là vào các vụ thu hoạch và xuất khẩu rau quả “trái vụ”. So với nhiều nước ôn đới,
mỗi loại rau quả chỉ trồng được trong một vụ trong một năm như Nhật Bản thì Việt
Nam có thể sản xuất hai đến ba vụ trong năm. Đây là một thuận lợi để đa dạng mặt
hàng xuất khẩu rau quả theo mùa của Việt Nam.
b. Diện tích trồng trọt
Theo như bảng 1.1, từ năm 2010 - 2017, diện tích trồng trái cây của Việt
Nam có những sự dịch chuyển giảm nhẹ từ năm 2010 – 2012. Diện tích trồng trái
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



cây tiếp tục giảm mạnh đến gần 60 nghìn ha vào năm 2013. Năm 2014 đánh dấu sự
thay đổi rõ rệt trong sự mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, đồng thời cùng với tốc
độ tăng trưởng tăng đáng kể. (13%). Từ năm 2014 - 2017, việc trồng cây ăn quả
được chú trọng và tập trung hơn, thể hiện ở sự tăng đều và diện tích trồng trọt và
tốc độ tăng trưởng qua từng năm.
Năm

Trái cây

Rau quả

Diện tích trồng Tốc độ tăng trưởng (%)

Diện tích

Tốc độ tăng trưởng

trồng

(%)

2010

779,7

0,7

797,6


5,8

2011

772,5

-0,9

788,2

-1,2

2012

765,9

-0,9

729,9

-7,4

2013

706,9

-7,7

730,9


0,1

2014

799,1

13

710

-2,9

2015

824,4

3,2

676,8

-4,7

2016

869,1

5,4

633,2


-6,4

2017

925,1

6,4

611,5

-3,4

Bảng 1.1: Diện tích trồng cây ăn quả Việt Nam từ năm 2010 – 2017
Trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập
trung, cho sản lượng nhiều. Một số vùng cây ăn quả tập trung điển hình như vải
thiều ở Bắc Giang, Hải Dương, cam sành ở ĐBSCL, thanh long ở Bình Thuận,
Tiền Giang, xoài ở tỉnh Tiền Giang, tỉnh Đồng Tháp, dứa ở Tiền Giang, Kiên
Giang, Nghệ An, Ninh Bình và Quảng Nam (Trung tâm Thơng tin thương mại,
2010).
So với diện tích trồng trái cây của nước ta từ năm 2010 đến năm 2017, diện
tích trồng rau thường có những biến động khơng ổn định. Nếu như trong năm 2010
- 2013, diện tích trồng rau nhiều hơn diện tích trồng trái cây thì đến năm 2014 2017, diện tích trồng rau đã giảm mạnh trong khi diện tích trồng trái cây tăng đều.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


c. Chất lượng sản phẩm
Nhờ vào sự phong phú về thời tiết cũng như sự trù phú về điều kiện tự nhiên,

thổ nhưỡng của nhiều khu vực trồng rau quả như Lâm Đồng, khu vực ĐBSCL,
nhiều loại rau quả nước ta có chất lượng khá tốt, được nhiều nước ưa chuộng. Rau
của Việt Nam như các loại rau bó xơi, xà lách, rau muống có lá to, tươi và có màu
sắc đẹp, các loại củ như khoai tây, su hào, cà rốt có hương vị ngon ngọt, có giá trị
dinh dưỡng cao và các loại trái cây nhiệt đới như dứa, dừa, chơm chơm, xồi được
tiêu thụ mạnh, nhất là các sản phẩm quả cơ đặc, quả đóng hộp, gần đây có thêm
ngơ ngọt, vải tươi là những mặt hàng đang được ưa chuộng và có tốc độ tiêu thụ
nhanh nhất
Tuy nhiên, nơng nghiệp vẫn chưa có sự đầu tư thích đáng cho phát triển
những giống mới có chất lượng cao hơn, phù hợp với thị trường thị hiếu phức tạp
của các thị trường khác nhau. Mặc dù rau quả của Việt Nam được đánh giá khá tốt
trên thị trường thế giới nhưng chất lượng rau quả vẫn còn gặp phải một số khó
khăn. Nước ta hiện có diện tích trồng rau quả lên tới 1,5 triệu ha tại tất cả các vùng
miền trên cả nước, song trên thực tế sản xuất vẫn còn rất manh mún, thiếu các
vùng sản xuất tập trung quy mơ lớn, do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều,
ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu. Đồng thời, việc sử dụng thuốc trừ sâu, các loại
thuốc tăng trưởng nhanh để bảo vệ, nâng cao năng suất cây trồng và sự thiếu kinh
nghiệm trong công tác chọn giống, chăm sóc cây trồng đã gây ra những rào cản, đe
dọa không nhỏ cho rau quả Việt Nam, gần đây nhất là nguy cơ đánh mất thị trường
tiêu thụ EU do quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, do nhiễm vi
sinh vật và một số dịch hại.
d. Hệ thống chế biến và bảo quản rau quả
Theo bộ NN & PTNT, hiện nay có khoảng 60 cơ sở chế biến bảo quản rau
quả quy mô công nghiệp với tổng công suất 313.000 tấn/năm, gần 130 cơ sở chế
biến tư nhân và hàng chục nghìn cơ sở chế biến tự phát ở nhiều nơi trên cả nước.
Trong đó, các cơ sở chế biến lớn đã có sự đổi mới về kỹ thuật chế biến trong
những năm gần đây (Vnanet, 2011).

4


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nhiều doanh nghiệp chế biến hoa quả trong nước đã đầu tư công nghệ, kỹ
thuật, nhân lực vào việc chế biến, xuất khẩu các loại quả ra thị trường thế giới.
Hiện nay, ngoài việc xuất khẩu trái cây ở dạng tươi, các doanh nghiệp chế biến hoa
quả trong nước đã và đang tiến hành nghiên cứu sản xuất ra nhiều chủng loại sản
phẩm rau quả đã qua chế biến để phục vụ thị trường như các loại quả sấy khô, sấy
dẻo, muối, đơng lạnh, quả tươi đóng hộp, nước ép hoa quả, các loại rượu trái cây...
Tuy nhiên, bên cạnh các cơ sở có quy mơ lớn, kỹ thuật hiện đại, vẫn còn
nhiều cơ sở chế biến vừa và nhỏ, công nghệ chế biến bảo quản lạc hậu, cơ sở vật
chất như kho lạnh chuyên dùng, thiết bị rửa, phân loại, xử lý, buồng ủ chín... ít
được đầu tư. Cơng nghệ của các cơ sở này cần được nâng cấp để có thể thực hiện
tốt khâu chế biến, bảo quản rau quả, đảm bảo được chất lượng và nâng cao được
giá trị sản phẩm.
Theo dự tính, số lượng các cơ sở chế biến hoa quả có thể sẽ cịn tăng thêm
trong thời gian tới, nhất là khi các mơ hình trồng cây ăn quả chuyên canh tập trung
được phát triển mạnh trên khắp cả nước. Đây chính là cơ sở vững chắc để ngành
chế biến hoa quả Việt Nam có thể đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao được giá trị
lợi nhuận.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau quả của
Việt Nam sang thị trường Đài Loan
a. Các nhân tố trong nước:
- Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng: Sự trù phú về đất đai, thổ nhưỡng, sự đa dạng
về khí hậu ln tạo điều kiện để phát triển nhiều loại rau quả, điều này giúp cho
hoạt động xuất khẩu rau quả của nước ta đa dạng hơn, đạt được lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng, ảnh hưởng của thời
tiết theo từng vùng miền cũng tạo ra áp lực lớn đối với ngành rau quả, nhất là khi
nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán kéo dài
làm năng suất, chất lượng rau quả bị hạn chế, làm mất cơ hội thực hiện các lô hàng

lớn và xuất khẩu sang các thị trường đang có nhu cầu.
- Nguồn nhân lực: Hiện tại, lực lượng lao động trực tiếp trồng trọt chiếm một tỷ lệ
cao trong lao động cả nước, khoảng hơn 40%. Tuy nhiên, lực lượng này chủ yếu
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trồng trọt rau quả theo kinh nghiệm truyền thống, ít được đào tạo bài bản và cụ thể
về quy trình tiêu chuẩn trong trồng trọt, trao đổi về định hướng phát triển nông
nghiệp trong nước cũng như hướng ra xuất khẩu... nên rau quả của nơng dân sau
thu hoạch cịn kém về chất lượng, sản lượng không cao.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật: Việc gieo trồng,
chăm sóc, thu hoạch, bảo quản rau quả thường đòi hỏi rất nhiều yếu tố về cơ sở hạ
tầng và các loại máy móc, khoa học kỹ thuật. Trong đó, hệ thống kênh rạch, tưới
tiêu, hệ thống dẫn điện chiếu sáng, đường sá... cùng với các hệ thống máy móc
dùng cho thu hoạch, bảo quản rau quả cần được chú trọng để ngành rau quả các
tỉnh phát triển thuận lợi, đảm bảo nguồn cung cho xuất khẩu. Nước ta đã và đang
đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng cho các tỉnh, địa phương, tạo điều kiện cho nơng
dân ứng dụng các thiết bị máy móc hiện đại để giúp việc trồng rau quả đạt kết quả
tốt nhất, điển hình có thể kể đến khu vực ĐBSCL.
- Tác động của Nhà nước và Chính phủ: Các quyết định, chính sách của Nhà
nước sẽ là động lực cho người nông dân cũng như doanh nghiệp đẩy mạnh các
hoạt động liên quan đến rau quả. Các doanh nghiệp tuân theo các quy định, chính
sách của Chính phủ về quy cách, tiến trình bảo quản, chế biến... rau quả cho xuất
khẩu sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về vốn, khoa học cơng nghệ và có hướng đi
đúng đắn cho việc đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu rau quả ra nước ngoài. Sự tham
gia quản lý, hỗ trợ của Nhà nước, các Bộ ngành và các cơ quan trực thuộc Nhà
nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành có định hướng đi đúng đắn và tiếp
tục phát triển theo định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam.

b. Các nhân tố ngoài nước:
- Các yêu cầu, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu: Các yêu cầu về vệ sinh an toàn
thực phẩm, về hạn ngạch nhập khẩu, thuế, về yêu cầu giấy phép ảnh hưởng trực
tiếp đến việc xuất khẩu rau quả của nước ta. Nhiều thị trường khó tính như Nhật
Bản, EU, Mỹ ln có những u cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm rau quả mà
nước ta nhiều khi vẫn chưa đáp ứng được. Đây là một yếu tố mà các doanh nghiệp
cũng như Chính phủ cần thường xuyên theo dõi nhằm thực hiện đúng, tạo điều kiện
cho việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả những năm sau.

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nhu cầu và thị hiếu: Nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm nơng nghiệp nói chung và
rau quả nói riêng trong những năm gần đây đã tác động mạnh vào sản lượng và giá
cả rau quả xuất khẩu của nước ta. Theo đó, việc trồng trọt trong nước cần được
phân công rõ để đảm bảo được nguồn cung, sẵn sàng đáp ứng các đơn hàng lớn của
đối tác nước ngồi, nhất là các nước đang có nhu cầu nhập khẩu rau quả của nước
ta.
- Sự cạnh tranh: Khi nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới ngày càng phát triển,
hiệu quả của hoạt động sản xuất ở các nước này cũng được nâng cao hơn, bao gồm
cả các nước có nền nơng nghiệp tương đối. Theo đó, số lượng đối thủ trong hoạt
động xuất khẩu rau quả ngày càng tăng lên. Giá và chất lượng là hai yếu tố thể hiện
rõ nhất năng lực cạnh tranh của các nước xuất khẩu rau quả, góp phần tạo nên
thương hiệu cho rau quả. Ví dụ như vải của Việt Nam tuy ngọt hơn so với Thái Lan
nhưng thời gian bảo quản lại ngắn hơn Thái Lan 10-15 ngày hay trái cây của Trung
Quốc thường có giá rẻ hơn giá của trái cây Việt Nam trong khi chất lượng không
chênh lệch nhiều so với trái cây nước ta, hình thức mẫu mã lại bắt mắt hơn.
1.2. Tổng quan về thị trường Đài Loan và tầm quan trọng của việc xuất khẩu

rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan
1.2.1. Tổng quan về thị trường Đài Loan
Đài Loan thuộc khu vực Thái Bình Dương, phía nam giáp với Biển Đơng và
phía đơng giáp với biển Philippines. Đài Loan chia tồn lãnh thổ đảo thành ba khu
hành chính gồm Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc là khu vực phát triển
nhất và tập trung nhiều khu cơng nghiệp ở đó. Đài Bắc cịn có một ngành điện ảnh
phát triển. Đài Trung cũng có khu cơng nghiệp nhưng ít hơn ở Đài Bắc. Đài Nam
chủ yếu là vùng nông nghiệp. Đài Loan có khí hậu nhiệt đới đại dương, tuy nhiên
lại là nơi thường xảy ra động đất, tuy không gây thiệt hại nghiêm trọng tới người và
của nhưng nó đã gây thất thốt mùa màng, nhất là ngành nơng nghiệp trong nhiều
năm bị thiệt hại trên cả tỷ USD. Có thể nói mặc dù vị thế địa hình thổ nhưỡng và
thời tiết khơng hồn tồn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng Đài Loan lại
đi lên bằng nông nghiệp. Sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp của Đài Loan cũng rất
phong phú và đa dạng (Wikipedia, 2011).

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đài Loan là nước có nền kinh tế tư bản phát triển năng động. Thông qua việc
mở rộng hợp tác với các nước và các tổ chức, diễn đàn, kinh tế của Đài Loan
không ngừng phát triển và vững chắc hơn. Với việc chính thức gia nhập WTO, trở
thành thành viên thứ 144 vào ngày 11/11/2001 và chương trình cải thiện toàn bộ
các ngành kết cấu hạ tầng, dịch vụ của Đài Loan do chính quyền Đài Loan đưa ra
năm 2002, vị thế kinh tế của Đài Loan đã được củng cố thêm. Đài Loan tập trung
nhiều hơn vào các ngành cơng nghệ cao và nhanh chóng chuyển các ngành cần
nhiều lao động ra nước ngoài. Trong năm 2010, kinh tế Đài Loan xuất hiện tình
hình tăng trưởng với tốc độ nhanh. Quý 1 tăng trưởng đạt 13,7%, quý 2 đạt
12,53%, quý 3 đạt 9,8%, quý 4 đạt 4,7%, tăng trưởng cả năm đạt 9,98%. GDP của

Đài Loan hiện đạt 417 tỷ USD trong khi tỷ lệ lạm phát (1,7%) và thất nghiệp (dưới
5%) thấp (Thị trường nước ngoài, 2011).
Ngành nơng nghiệp năm 2010 đóng góp 6% cho GDP, cơng nghiệp là 35,8%
và dịch vụ là 58,2%. Những ngành tập trung nhiều lao động truyền thống đã dần
chuyển ra nước ngồi và thay thế bằng những ngành sản xuất có hàm lượng vốn và
kỹ thuật cao. Đài Loan vẫn là đối tác đầu tư chính của Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam.
Trong năm 2010, sự chuyển biến theo chiều hướng tốt của kinh tế quốc tế và
sự gia tăng của nhu cầu của nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương
Đài Loan, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều tăng trưởng với 2 con số, quy mô ngoại
thương đã bước lên một nấc thang mới. Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan đạt
270,81 tỷ USD, tăng trưởng năm đạt 36,6%, kim ngạch nhập khẩu đạt 248,18 tỷ
USD, tăng trưởng năm đạt 46,9%, tổng cộng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên
500 tỷ USD, tăng trưởng cả năm đạt 30% và Đài Loan chính thức gia nhập “Câu
lạc bộ 500 tỷ USD” của ngoại thương quốc tế (Phịng Thương mại và Cơng nghiệp
Việt Nam, 2012).
1.2.2. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài
Loan
Xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan khơng chỉ mang lại những lợi ích
về kinh tế mà cịn bao gồm những lợi ích về mặt xã hội, hội nhập và về sự phát
triển của ngành nơng nghiệp nói chung, ngành rau quả nói riêng.
8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


a. Về lợi ích kinh tế
Xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan tạo thu nhập ngoại tệ cho quốc
gia. Nguồn ngoại tệ này sẽ dùng để nhập khẩu các máy móc, thiết bị, cơng nghệ
hiện đại phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước cũng như cho chính ngành

nơng nghiệp. Các hoạt động nhập khẩu trong nước cũng diễn ra suôn sẻ nhờ nguồn
ngoại tệ dự trữ trong nước cao. Trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của rau quả
Việt Nam trong tổng kim ngạch của Việt Nam đã có sự gia tăng lên mức 2% và
tiếp tục có triển vọng gia tăng trước nhu cầu của thế giới về rau quả tăng cao.
b. Về xã hội
Hoạt động sản xuất rau quả của nước ta hiện vẫn cịn nhỏ lẻ, quy mơ khơng
rộng nên giá trị của rau quả sau khi thu hoạch thường không cao. Nhờ vào việc đẩy
mạnh, người nông dân áp dụng các giống cây mới, các biện pháp chăm sóc và tiêu
chuẩn về chất lượng, giúp cho năng suất sau thu hoạch cao, giá xuất khẩu lại cao,
từ đó nâng cao đời sống nhân dân. Thêm vào đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả
sang Đài Loan sẽ giúp giải quyết việc làm cho những người thất nghiệp, giúp
người dân ở Việt Nam giảm chênh lệch về mức sống và xã hội tăng trưởng ổn định
hơn.
c. Về hội nhập quốc tế
Đài Loan là một thị trường tiêu thụ nhiều rau quả của nước ta. Đẩy mạnh xuất
khẩu sang thị trường này có thể giúp nước ta nâng cao vị thế mặt hàng rau quả trên
thế giới nhờ việc không ngừng khẳng định thương hiệu của nhiều loại rau quả có
chất lượng của nước ta. Từ đó, hoạt động xuất khẩu rau quả có điều kiện mở rộng
sang các nước lân cận và các nước lớn trên thế giới, giúp việc xuất khẩu rau quả
phân tán bớt rủi ro khi có các biến động thị trường tồn cầu. Việt Nam lại có thể
xây dựng với quan hệ kinh tế, chính trị với các nhiều nước khác trong quá trình hội
nhập quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong nước.
d. Về sự phát triển ngành nơng nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng của
Việt Nam
Nhờ vào xuất khẩu, các nguồn lực tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng, khí hậu
được đẩy mạnh khai thác. Với khí hậu đa dạng, sự phân bổ về địa hình cùng với
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



các vùng đất giàu dinh dưỡng, nhiều chủng loại rau quả được trồng trọt quanh
năm, sẵn sàng đáp ứng cho việc xuất khẩu. Ngoài ra, khi hoạt động xuất khẩu rau
quả sang thị trường Đài Loan càng được đẩy mạnh thì các doanh nghiệp, hộ nơng
dân càng chú trọng vào việc áp dụng các biện pháp chăm sóc, chế biến, bảo quản
tiên tiến nhất nhằm nâng cao giá trị rau quả và đáp ứng được những yêu cầu của
thị trường này về an toàn thực phẩm, dịch tễ..., giúp nâng cao chất lượng của rau
quả và giảm thiểu chi phí trong việc trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Đồng thời,
thơng qua xuất khẩu, ngành nơng nghiệp sẽ có sự chuyển dịch về cơ cấu ngành rau
quả được tập trung phát triển các loại có thế mạnh xuất khẩu. Ngành rau quả cũng
sẽ có chuyển biến về cách canh tác, nhiều giống rau quả vốn có giá trị khơng cao
sẽ được thay thế bằng các giống rau quả cùng loại hoặc các loại cây khác có chất
lượng, sản lượng và giá trị cao hơn. Nhờ vào đó, hoạt động sản xuất và rau quả
Việt Nam sẽ chuyên nghiệp hơn với sự hình thành rõ các vùng chuyên canh rau
quả phục vụ cho tiêu dùng trong nước và để xuất khẩu.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN GIAI ĐOẠN 2010 – 2018
2.1. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan giai
đoạn 2010 – 2018
Trong giai đoạn 2000 – 2009, Đài Loan luôn nằm trong top 3 các nước nhập
khẩu số lượng lớn các sản phẩm thuộc nhóm hàng này bên cạnh các đối tác tiềm
năng khác như Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, sau khi có những bước tiến lớn
hơn trong cơng cuộc mở cửa nền kinh tế, hợp tác với các quốc gia khác trong khu
vực cũng như trên thế giới để khai thác triệt để ưu thế trong xuất khẩu nông sản,

Việt Nam đã phát triển thêm nhiều mối quan hệ mới với những đối tác thương mại
mới đối với một số mặt hàng nhất định. Xét riêng về rau quả Việt Nam, Đài Loan
vẫn là một thị trường đáng quan tâm, nhưng ở một vị thế có phần khiêm tốn hơn 10
năm về trước.
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu nhóm ngành
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

19,98

22,40

25,65


25,76

35,08

40,36

45,43

45,55

41,43

0,50

12,11

14,51

0,43

36,18

15,05

12,56

0,26

-9,05


4,34

3,60

3,10

2,40

2,36

2,19

1,85

1,30

1,09

Tổng
KNXK
rau quả
(đơn

vị:

triệu USD)
Tốc độ tăng
trưởng
KNXK

(đơn vị: %)
Tỷ trọng với
KNXK

thế

giới (đơn vị:
%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 2-1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài Loan
giai đoạn 2010 - 2018
Về kim ngạch xuất khẩu, xu hướng chung trong giai đoạn 2010 – 2018, lượng
rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đài Loan tăng dần qua các năm, tăng
trưởng tốc độ cao với giá trị trung bình đạt 2 chữ số. Đặc biệt năm 2014, tốc độ tăng
trưởng đạt 36,18%; gấp ba lần số liệu ghi nhận ở các năm khác. Cơ cấu các sản
phẩm thuộc mặt hàng này khi được đưa sang thị trường nước bạn cũng mang tính
đa dạng, thuộc nhiều chủng loại như rau củ trái cây tươi, rau củ quả đông lạnh, hoa
quả sấy khô cùng với các loại chế phẩm từ rau quả, trong đó tỷ trọng cao nhất thuộc
về nhóm chế phẩm như trái cây đóng hộp, ngâm muối,..v.v. Tuy nhiên, càng về cuối
giai đoạn này, việc xuất khẩu rau quả Việt Nam ra các thị trường bên ngoài đã gặp
phải một loạt các khó khăn như vấn đề về cạnh tranh thị trường, các biện pháp bảo
hộ thông qua những hàng rào kỹ thuật khắt khe hơn ở các thị trường nhập khẩu.
Điều này dẫn đến sự chững lại trong ngành hàng này, năm 2017 kim ngạch xuất
khẩu sang Đài Loan ghi nhận tốc độ tăng trưởng ở mức 0,26%, gần chạm mốc tăng

trưởng 0; sang đến năm 2018 giá trị mà ngành hàng này đem lại thấp hơn so với
năm 2017 là 9,05%.
Theo dự đốn của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, sự biến động này
chỉ mang tính tạm thời, không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động giao thương
buôn bán giữa hai nước về lâu dài. Thống kê sơ bộ cho thấy, sau 5 tháng đầu năm
2019, xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan đã quay trở lại trạng thái ổn định,
kim ngạch xuất khẩu đạt 16,84 triệu USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước,
khẳng định tầm quan trọng của ngành hàng này trong quan hệ hợp tác giữa hai nước
sẽ được duy trì trong tương lai.
2.1.2. Về chất lượng và giá cả sản phẩm
Thị trường Đài Loan vốn dĩ là một thị trường vô cùng khó tính và khắt khe
trong cơng tác đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn dịch hại. Sau lệnh cấm xuất
khẩu thanh long của nước này vào năm 2009, Chính phủ đã nhận thấy được tầm
quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với nhóm hàng
chủ lực cho xuất khẩu. Qua đó, dần dần thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển
các công nghệ mới áp dụng vào từng bước trong quá trình sản xuất và xử lý sản
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phẩm như công nghệ vi sinh, công nghệ nano, ứng dụng các tiêu chuẩn công nghệ
VietGAP, GlobalGAP hay HACCP,.. Các chính sách về sử dụng hóa chất trong
ni trồng cũng được thắt chặt, đảm bảo những lô hàng đem đi xuất khẩu đều dưới
mức nguy hiểm về nồng độ đối với các chất gây hại. Thêm vào đó, q trình hồn
thiện và đóng gói cũng được cải tiến, từ quy trình thanh trùng, đóng gói truyền
thống bằng lao động thủ cơng, thiếu tính hệ thống sang áp dụng hệ thống nhà xưởng
khép kín, các dây chuyền kĩ thuật kết hợp máy móc dưới sự giám sát của con người
đã cho ra đời những sản phẩm khơng chỉ đẹp về hình thức bên ngồi mà cịn chất
lượng bên trong,đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khó tính nhất.

Về phương diện giá thành sản phẩm, giá rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang
Đài Loan nhìn chung khá cao , tuy nhiên lại chịu nhiều tác động từ nhiều phía, trong
đó có sự tác động từ đối tác lớn nhất của chúng ta hiện giờ - Trung Quốc. Hiện nay
Trung Quốc đang có thêm nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua giữa rau quả trong
nước và nhập khẩu, dẫn đến việc giá thành các sản phẩm thuộc ngành hàng xuất
khẩu này đang có dấu hiệu giảm. Điều này trên lý thuyết sẽ gây khó khăn cho chúng
ta, làm giảm giá thành rau củ quả nói chung và rau của quả xuất khẩu nói riêng, tuy
nhiên lại tạo điều kiện cạnh tranh đối với sản phẩm nội địa từ các quốc gia khác như
Đài Loan, khiến cho người tiêu dùng các nước bạn sẽ có phần dễ tính hơn trước rau
quả nhập khẩu từ Việt Nam, về lâu dài sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng cao.
Đây phần nào có thể nói là một tín hiệu đáng mừng cho ngành rau quả Việt Nam
trong vòng vài năm tới, đồng thời tránh cho chúng ta không bị phụ thuộc quá nhiều
vào Trung Quốc trong phương diện này.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.3. Kênh phân phối và các loại hình sản phẩm
Sơ đồ 2-2: Hệ thống thu mua và kênh phân phối chủ yếu mặt hàng rau quả
Việt Nam sang thị trường Đài Loan
Hộ nông dân

Trang trại
Thương lái

Doanh nghiệp chế biến, bảo quản
Doanh nghiệp xuất khẩu
Nhà nhập khẩu Đài Loan

Bán buôn

Bán lẻ

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo về ngành rau quả, Cục Xúc tiến Thương mại
Ở Việt Nam, đối tượng đầu tiên trong hệ thống thu mua rau quả thường là hộ
nông dân nhỏ với diện tích canh tác khoảng 1 ha đối với rau củ và 1,5 ha đối với trái
cây. Đến mùa thu hoạch, các thương lái thường thu mua trực tiếp từ nhà vườn hoặc
trang trại sau đó bán lại cho các bên trung gian để tiếp tục quá trình xử lý, hoàn
thiện sản phẩm; hoặc sẽ bán lại cho nhà xuất khẩu để đem đi tiêu thụ. Các doanh
nghiệp trung gian tiếp nhận sản phẩm từ tay thương lái sẽ tiến hành chế biến và
đóng gói sản phẩm, rồi đưa tới các doanh nghiệp xuất khẩu để tiếp tục q trình vận
chuyển ra nước ngồi. Phương thức vận chuyển thường được áp dụng cho mặt hàng
rau củ quả là vận tải đường biển, mất từ 7-10 ngày để đến được cảng Đài Loan. Sau
khi đến tay nhà nhập khẩu, sản phẩm sẽ được đưa vào các hệ thống bản bn bán lẻ
trong nước và chính thức gia nhập thị trường của nước này. Tuy nhiên, mơ hình này
đang dần dần được tối giản hóa nhằm đảm bảo duy trì chất lượng của sản phẩm.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan thường thơng qua hai hình thức:
xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Trong đó, xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ
trọng cao hơn, tuy nhiên trong giai đoạn này đã có những sự chuyển hướng rõ rệt
sang hình thức gián tiếp theo định hướng mơ hình rau quả khuyến khích của Chính
phủ. Ở đó, thay vì trực tiếp liên hệ với đối tác, tham gia giám sát quá trình xuất
khẩu, thì các bên sẽ ủy thác cho một bên thứ ba – thường là một đại lý ủy quyền tại
một trong hai nước, nhằm giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian và cơng sức trong

q trình vận chuyển. Hình thức này đang được tích cực đẩy mạnh, đồng thời Chính
phủ cũng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên hệ với các đại lý trung gian tại
Đài Loan nhằm nắm thế chủ động trong khâu phân phối và hệ thống giá, đảm bảo
được chất lượng sản phẩm và công tác xúc tiến thương hiệu rau quả Việt Nam trên
trường quốc tế.
2.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Đài
Loan giai đoạn 2010 -2018
2.2.1. Thành tựu đạt được
a. Về quy mô
Nhiều năm liền xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Đài Loan luôn ở mức khá,
kim ngạch xuất khẩu duy trì trong top 10 các thị trường xuất khẩu rau quả chính.
Thương hiệu rau quả Việt đã tạo được dấu ấn trong thị trường khó tính này, ngày
càng cho ra mắt những chủng loại sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu và gây được
tiếng vang đối với người tiêu dùng Đài Loan như bưởi Đoan Hùng, bưởi Năm Roi,
thanh long Bình Thuận. Các mặt hàng xuất khẩu cũng phong phú hơn về phương
thức chế biến như đồ đông lạnh, đồ hộp, rau củ ngâm muối,… Tuy đã và đang có
dấu hiệu chững lại trong thời gian ngắn do tác động của các chính sách thương mại
mới từ phía nước bạn, tuy nhiên về lâu dài quy mô xuất khẩu sẽ trở nên ổn định,
tiếp tục đà tăng trưởng đều qua các năm trong tương lai.
b. Về chất lượng
Chất lượng rau quả xuất khẩu đã được cải thiện đáng kể. Bằng việc áp dụng
những phương thức mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lai tạo giống cây trồng đã
cho ra đời nhiều giống mới, khắc phục được các nhược điểm của giống cây truyền
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thống và thích nghi được với điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Các tiêu chuẩn quốc
tế được áp dụng vào quá trình chế biến ra sản phẩm như HACCP, ISO 9001 trở

thành những chiếc giấy thông hành đáng tin cậy cho phép rau quả Việt du nhập vào
một thị trường yêu cầu cao như Đài Loan. Đồng thời các nhà sản xuất đã biết cách
kết hợp cách hình thức chế biến khác nhau để khai thác triệt để thị hiếu của người
tiêu dùng nước bạn.
c. Về chính sách kinh tế - xã hội
Nhận thức được tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng này
sang các thị trường chủ chốt, Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ sản xuất,
xuất khẩu nơng nghiệp nói chung và rau quả nói riêng. Nhờ đó, tốc độ phát triển
ngành tăng nhanh, đặc biệt là ở những vùng kinh tế trọng điểm như Đông Nam Bọ,
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,…; hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ
cơng tác sản xuất cũng nhanh chóng được xây dựng và đồng bộ. Đời sống của nhân
dân từng bước được cải thiện đáng kể, về cả hai phương diện kinh tế và xã hội.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Tuy đã dần dần khắc phục được nhiều hạn chế từ những thời kỳ trước và biến
nó thành thành tựu của mình, tuy nhiên xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Đài Loan
nói chung cịn gặp một vài điểm khó khăn. Đó là việc chưa có những mặt hàng
mang tính trọng điểm, chủ lực làm động lực để mang thương hiệu rau quả Việt trở
nên phổ biến hơn nữa đối với người tiêu dùng nước ngoài. Đồng thời việc mở rộng
quy mơ áp dụng mơ hình tiêu chuẩn VietGAP/ GlobalGAP trong ni trồng cịn gặp
nhiều khó khăn, chưa được triệt để; quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển chưa
thực sự tối tân, đơi khi cịn mất nhiều chi phí qua các bước trung gian nhưng lại
không đảm bảo cho ra mắt những sản phẩm với chất lượng tốt nhất. Việc khơng
hồn tồn hiện đại hóa được các quy trình trong sản xuất đã khiến cho chi phí trung
bình bị đội lên cao, giá thành bán ra không cạnh tranh được với một số loại rau quả
nhập ngoại. Từ đó dẫn đến việc xuất khẩu rau quả có tăng nhưng tăng chậm hơn
nhập khẩu rau quả, gây mất cân bằng cho cán cân thương mại ngành, tác động
không tốt đến việc ổn định nền kinh tế.
Nguyên nhân dẫn đến việc này là một phần là do cầu về rau quả thế giới
khơng ngừng thay đổi, địi hỏi sự ra đời của những giống cây mới lạ, mà công nghệ
16


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lai tạo ở Việt Nam còn thua kém nhiều đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái
Lan. Tuy nhiên, phần lớn lý do là do sự tương tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và
người dân chưa thực sự tốt. Chính sự liên kết lỏng lẻo này đã khiến cho xuất khẩu
rau quả Việt gặp nhiều khó khăn trong việc xâm lấn các thị trường trong khu vực.

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN
3.1. Giải pháp với hoạt động trồng trọt
3.1.1. Giải pháp về phát triển và ứng dụng giống cây trồng
Trước tiên, giống cây trồng là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng
sản phẩm, ngày nay công nghệ phát triển nhưng việc nhân giống vẫn còn nhiều hạn
chế, người dân Việt Nam vẫn còn sử dụng các giống cây đã qua nhiều thế hệ, dễ bị
bệnh, đem lại năng suất khơng cao, do đó tính cạnh tranh của sản phẩm rau quả Việt
Nam cịn thấp. Phát triển và ứng dụng giống mới sẽ giúp cho hoạt động trồng trọt
đảm bảo chất lượng từ đầu vào, hạn chế bệnh dịch phổ biến, tận dụng điều kiện
từng vùng để phát triển, nâng cao năng suất cũng như chất lượng rau quả, làm tăng
kim ngạch xuất khẩu rau quả và đa dạng chủng loại. Hoạt động phát triển và ứng
dụng giống rau quả bao gồm đẩy mạnh duy trì, bảo tồn, cung ứng các giống gốc,
giống nguyên chủng, cây đầu dòng,... đồng thời nghiên cứu, sản xuất và cung ứng
giống rau quả mới, đẩy mạnh việc lan rộng giống cây mới trên quy mô lớn nhằm
đáp ứng nguồn cung dồi dào cho việc xuất khẩu sang Đài Loan với chất lượng đảm

bảo.
Bên cạnh đó, cần có sự tham gia quản lý, giám sát và kiểm tra của Nhà nước,
Chính phủ, Bộ NN & PTNT, các Bộ ngành liên quan, xây dựng khung pháp lý về
giống phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường năng lực cho hệ thống
quản lý. Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam và các trung tâm, cơ sở nghiên cứu và
ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp tại các vùng, tỉnh và địa phương cần đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu, phát triển giống cây mới cũng như việc bảo quản sản phẩm trong
quá trình vận chuyển, bao gồm: bảo tồn và khai thác quỹ gen giống, nghiên cứu lai
tạo giống mới có chất lượng cao hơn và cung ứng giống cây phù hợp với đặc điểm
vùng miền, tập quán canh tác và nguồn vốn của người dân Việt Nam.
Nông dân cần có trách nhiệm trong việc chọn lựa giống cây trồng, đảm bảo
nguồn gốc rõ ràng, uy tín hoặc từ các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kĩ thuật nông
nghiệp. Nơng dân chủ động tìm hiểu về giống, điều kiện chăm sóc cũng như trung
thực đưa ra các khó khăn về sâu bệnh, khả năng tăng trưởng, chất lượng rau quả gặp

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phải khi canh tác, cung cấp thông tin cần thiết cho các trung tâm nghiên cứu để có
thể lai tạo được giống rau quả phù hợp.
3.1.2. Đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh rau quả áp dụng tiêu chuẩn
VietGAP
Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo sự đồng đều về chất lượng rau quả của
khu vực, góp phần xây dựng thương hiệu và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm, nâng cao chất lượng, sản lượng rau quả của vùng. Nước ta đã hình thành
các vùng chuyên canh, nhưng chưa hiệu quả, do đó cần phải khuyến khích, định
hướng người dân sản xuất theo rau quả chủ lực, tạo vùng chuyên canh hiệu quả,
nguồn cung dồi dào cho xuất khẩu, nâng cao thương hiệu rau quả Việt Nam trên

trường quốc tế, trong đó có Đài Loan. Người dân linh hoạt lựa chọn nguồn rau quả
chủ lực sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, khai thác tối đa lợi thế
khu vực, dám trải nghiệm những đổi mới, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện
với môi trường. Các bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu cần phổ biến rộng rãi, dễ hiểu
về tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ dân, nêu ra những lợi ích cụ thể khi áp dụng tiêu
chuẩn VietGAP về sản lượng, chất lượng, giá thành,... sau đó, giúp đỡ người dân
lên kế hoạch, tính tốn chi phí sản xuất, hoặc đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ vốn, tạo điều
kiện tốt nhất cho những người áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất. Với
nguồn cung hiệu quả, chất lượng rau quả được đảm bảo từ đầu vào, xuyên suốt quá
trình sản xuất khiến đầu ra chất lượng cao sẽ nâng tầm rau quả Việt Nam trên
trường quốc tế, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Năng suất tăng cao sẽ đảm
bảo nguồn cung cho tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu sang Đài Loan, mở
rộng ra các nước khác trong khu vực.
3.2. Giải pháp với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu
Một trong những vấn đề của xuất khẩu rau quả Việt Nam là quá trình chế biến.
Hệ thống chế biến của Việt Nam cịn thơ sơ và lạc hậu so với các nước trên thế giới,
do đó yêu cầu đổi mới là hồn tồn phù hợp để có thể cạnh tranh. Các doanh nghiệp
cần xây dựng cơ sở sản xuất, quy mô cho hoạt động chế biến đảm bảo tiêu chuẩn đã
được đề ra. Máy móc cơng nghệ phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn của Cục An tồn
vệ sinh thực phẩm. Để có sản phẩm đa dạng, có thể áp dụng nhiều hình thức chế
biến khác nhau như sấy khơ, đơng lạnh, đóng hộp, ngâm dấm, xay nhuyễn, làm
19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dẻo,... hoặc chế biến hỗn hợp rau quả. Để nâng cao tầm hiểu biết về quá trình chế
biến cũng như điều kiện chế biến, các cơ sở chế biến có thể cử cán bộ đi tham quan
mơ hình tổ chức của các nước lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Về việc bảo quản, việc đầu tư các phương tiện bảo quản, khu vực thiết bị bảo

quản là rất cần thiết nhằm để sản phẩm sau khi chế biến vẫn giữ nguyên chất lượng,
giá trị và kéo dài thời hạn sử dụng. Các rau quả nhiệt đới thường nhạy cảm với nhiệt
độ nên cần có kho lạnh để bảo quản. Khu vực bảo quản phải được vệ sinh thường
xuyên, nâng cấp, giúp rau quả chế biến luôn sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn, sản
phẩm đóng hộp khơng bị gỉ sắt,... Bên cạnh đó, cơ sở chế biến theo hướng hiện đại,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn bao bì, mẫu mã và an
tồn sức khỏe của Đài Loan, khuyến khích các cơ sở xây dựng và phát triển gần với
khu vực chuyên canh rau quả để đảm bảo sau khi thu hoạch có thể tiến hành chế
biến và bảo quản ngay, hạn chế tác động của môi trường và thời gian.
Nước ta cũng cần xây dựng hệ thống thu mua và xuất khẩu linh hoạt và chủ động.
Hoạt động thu mua cần giảm thiểu đối tượng trung gian, mở rộng các hình thức thu
mua thay vì chỉ mua theo hình thức nhỏ lẻ, khơng đảm bảo về sản lượng. Các doanh
nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ký hợp đồng trực tiếp với các hộ nông dân sản
xuất với quy mô lớn hoặc ký hợp đồng với đại diện của bên sản xuất (hợp tác xã, tổ
chức dịch vụ,...), từ đó tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ. Điều này giúp
các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hơn trong nguồn hàng, hạ giá thành rau quả
do loại bỏ được trung gian, đảm bảo được chất lượng, sản lượng rau quả do không
phải vận chuyển nhiều.
Kênh phân phối sang Đài Loan cần mở rộng hơn, xây dựng thêm các đại lý ủy
quyền tại Đài Loan và trực tiếp xây dựng, mở rộng quan hệ mua bán với các nhà
bán buôn, bán lẻ tại Đài Loan để đẩy mạnh sản lượng rau quả được xuất khẩu, đạt
được các thỏa thuận về giá và cung cấp đúng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời,
chủ động nghiên cứu thị trường Đài Loan để nắm bắt chính xác sự thay đổi nhu cầu
của người dân theo mùa, theo thời điểm trong năm, xu hướng thay đổi giá của từng
loại rau, quả và loại hình chế biến, cách thức tiếp nhận đơn hàng.

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



3.3. Giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu rau quả Việt Nam
Thương hiệu là thứ không thể thiếu đối với bất kỳ sản phẩm nào muốn cạnh
tranh, để hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu rau quả của Việt Nam hiện
tại cần được thực hiện trên cơ sở xây dựng hình ảnh hướng về chất lượng và dần
hướng đến cạnh tranh về giá cả.
Thứ nhất, doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho rau quả tại
thị trường Đài Loan. Đây là hoạt động có cơ sở pháp lý để tiến hành xúc tiến
thương mại, quảng bá thương hiệu hay xử lý những tranh chấp về thương hiệu do
từng doanh nghiệp xuất khẩu. Cục Sở hữu trí tuệ cần đảm bảo thủ tục đăng ký nhãn
hiệu đơn giản, thời gian thực hiện nhanh để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp xuất
khẩu rau quả.
Thứ hai, thực hiện song song việc xây dựng thương hiệu rau quả và thương
hiệu của doanh nghiệp xuất khẩu. Thông qua website của doanh nghiệp để phát
triển thương hiệu, cập nhật trung thực tình trạng doanh nghiệp cũng như rau quả,
xây dựng đội ngũ duy trì, cập nhật nội dung thông tin trang web, giải đáp và trả lời
thắc mắc của khách hàng. Đây là cách làm đơn giản và tốn ít chi phí nhất so với các
phương pháp xây dựng thương hiệu khác. Ngồi ra, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh
việc tham gia hội chợ, triển lãm rau quả được tổ chức trong khu vực và ở Đài Loan
để mở rộng quan hệ với đối tác.
Thứ ba, xây dựng thương hiệu dựa trên quan hệ khách hàng. Doanh nghiệp
xuất khẩu cần tập trung xây dựng quan hệ với doanh nghiệp nhập khẩu dựa trên nhu
cầu nhập khẩu khác nhau của từng doanh nghiệp. Các hoạt động thường xuyên như
trao đổi thông tin qua email, gửi các mẫu hàng, danh sách rau quả đang dồi dào
trong từng giai đoạn. Khi có thắc mắc hay khiếu nại về rau quả xuất khẩu từ phía
đối tác, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng giải quyết, thơng qua đó để nâng
cao thương hiệu doanh nghiệp cũng như thương hiệu sản phẩm.
3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt
động sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam
Chính phủ cần đưa ra những chính sách khuyến nơng, hỗ trợ nơng dân về

giống, phân bón,... cho vay ưu đãi thực hiện chuyên canh rau quả xuất khẩu của
Việt Nam sang Đài Loan. Khuyến khích nghiên cứu và phát triển giống cây trồng,
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×