Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tái sử dụng chất dinh dưỡng trong bùn đáy ao trong mô hình nuôi cá kết hợp với trồng sen doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.59 KB, 2 trang )

Tái sử dụng chất dinh dưỡng
trong bùn đáy ao trong mô hình
nuôi cá kết hợp với trồng sen



Thí nghiệm được thực hiện trong 9 ao đất có bón phân (200 m2/ao) tại Viện Công
nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2000. Mục tiêu của thí
nghiệm nhằm đánh giá khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ bùn đáy ao của cây
sen (Nelumbo nucifera), đánh giá đặc điểm bùn đáy ao sau khi thực hiện mô hình
sen – cá kết hợp và so sánh tăng trưởng của cá nuôi trong ao không kết hợp và có
kết hợp với trồng sen.

Ba nghiệm thức với ba lần l
ặp lại là: (A) trồng sen + nuôi cá rô phi kết hợp; (B) chỉ
nuôi rô phi; (C) chỉ trồng sen. Sen giống cúa Thái Lan (0,39 ±0.09 kg) được trồng
trong ao trong nghiệm thức A và C với mật độ 25 cây/ao. Cá giống rô phi đơn tính
đực (Oreochromis niloticus) (8.6 – 10.3 g) được thả với mật độ 2 con/m2 trong
nghiệm thức A và B khi mực nước trong ao tăng đến 50 cm cùng tăng với chiều
cao của cây sen. Những ao có thả cá rô phi (nghiệm thức A và B) đước bón phân
urê và lân (triple super phosphate) hàng tuần với liều lượng 4 kg nitơ (N) và 1 kg
phospho (P) cho 1 ha, phân được bón sau khi thả cá rô phi một ngày. Ao chỉ
trồng
sen không được bón phân. Sen trồng trong ao cá hay trồng riêng trong ao đã xử lý
một cách hiệu quả chất dinh dưỡng trong bùn của ao. Hàng năm, chất dinh dưỡng
mất đi trong bùn từ 1 ha ao khoảng 2,4 tấn nitơ và 1 tấn phosphor. Trong số đó,
khoảng 300 kg nitơ và 43 kg phospho được tạo thành sinh lượng của sen. Tăng
trưởng của sen trong nghiệm thức A và C không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Trong khi đó cá rô phi ở nghiệm thức B tăng trưởng nhanh hơn có ý nghĩa thống
kê so với cá nuôi
ở nghiệm thức A. Nghiên cứu này cho thấy khả năng xử lý chất


dinh dưỡng trong bùn ao sau những vụ nuôi cá và khả năng trồng luân canh hay
xen canh sen với nuôi cá. Cả hai mô hình này có thể tái sử dụng hiệu quả chất dinh
dưỡng trong ao và thân thiện với môi trường nuôi xung quanh.

Người dịch: Lam Mỹ Lan - Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Nguồn tin: Yi Y., C.K. Lin and J.S. Diana (2002). Recycling pond mud nutrient in
integrated lotus – fish culture. Aquaculture 212, 213-226.

×