Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Biện pháp phòng tránh tai nạn cho trẻ khi chơi thể thao ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.04 KB, 6 trang )



Biện pháp phòng tránh
tai nạn cho trẻ khi chơi
thể thao

Con tôi mới 6 tuổi , cậu bé muốn chơi thể thao. Cậu bé có
quá nhỏ hay tôi phải làm thế nào để con yêu được an toàn khi
tham gia chơi thể thao? Đó là câu hỏi mà rất nhiều ông bố bà
mẹ trẻ quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn hãy
theo dõi nội dung dưới đây:
Trước khi đến tuổi đi học, trẻ em nên có các hoạt động thể
chất đảm bảo sức khỏe theo kiểu chơi tự do. Đối với trẻ ở lứa
tuổi này, điều quan trọng với các bé không phải là thành tích
mà là sự vui vẻ khi tham gia các hoạt động. Lớn hơn một
chút ( trên 6 tuổi), trẻ đã sẵn sàng cho các môn thể thao mang
tính đồng đội. Đây chính là thời điểm trẻ có thể làm theo chỉ
dẫn và hiểu được khái niệm nhóm.
Bạn nên nhớ mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập. Chúng sống,
trưởng thành ở các môi trường khác nhau. Tuổi tác, cân nặng,
chiều cao hông phải là thước đo quyết định trẻ đã sẵn sàng để
chơi thể thao hay chưa. Cảm xúc cũng là một yếu tố rất quan
trọng. Bạn không nên đẩy con trẻ chơi những môn thể thao
hay tham gia các hoạt động thể chất mà chúng thực sự chưa
sẵn sàng. Bạn nên xem xét cho trẻ tham gia nếu cậu bé/ cô bé
yêu thích, đủ sức khỏe. Hãy nhớ một điều, phần lớn trẻ con
chơi thể thao là để thư giãn, vui chơi.

Những chấn thương thường gặp trong thể thao:
Hầu hết các môn thể thao đều có nguy cơ gây tổn thương đến
cơ thể. Các chấn thương thường xảy ra do va chạm cơ thể-


cơ thể, va chạm giữa người và vật ( quả bóng chẳng hạn), hay
giữa người với nền đất.
Các chấn thương trong thể thao đa số liên quan đến phần
mềm của cơ thể. Chỉ có khoảng 5% chấn thương liên quan
đến gãy xương. Tuy nhiên, các khu vực nơi xương phát triển
ở trẻ có nhiều nguy cơ bị chấn thương trong giai đoạn phát
triển nhanh chóng của tuổi dậy thì.
Các chấn thương thường gặp khi chơi thể thao: bong gân( tổn
thương dây chằng) và căng cơ ( tổn thương cơ bắp). Lạm
dụng thể thao cũng gây nên nhiều tổn thương.
Lạm dụng ở đây nghĩa là khi trẻ làm gì quá sức ( tham gia đá
bóng 90 phút chẳng hạn). Trẻ đang trong giai đoạn phát triển
cả về thể chất lẫn tính cách nên việc rèn luyện cũng cần dần
đần tránh các tổn thương cho gân, khớp, xương, cơ bắp.
Biện pháp ngăn ngừa
 Chọn trang phục phù hợp: Sử dụng các thiết bị bảo vệ
thích hợp như đệm ( cổ, vai, khuỷu tay, ngực, đầu gối, cẳng
chân), mũ bảo hiểm, bảo vệ mặt, miệng, mắt.
 Tăng cường sự dẻo dai: Các bài tập căng cơ trước và
sau chơi game có thể tăng cường sức bền, sự dẻo dai của cơ
bắp và gân cốt khi chơi thể thao.
 Làm săn chắc cơ bắp.
 Vận dụng thành thục các kỹ thuật trong suốt mùa chơi.
 Nghỉ ngơi: Thời gian nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng
trong luyện tập và chơi thể thao, giúp giảm đáng kể nguy cơ
chấn thương do làm việc quá sức. Đối các vận động viên
chuyên nghiệp, nên giành hai tháng nghỉ ngơi hàng năm.
 Chơi an toàn.
 Dừng tập nếu bị chấn thương.
 Dừng chơi nếu trời có mưa, sấm chớp.

 Tránh chấn thương nhiệt hay ốm đau: Nguyên tắc chơi
thể thao an toàn trong thân nhiệt bao gồm
-Uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập hay chơi.
-Cho phép các vận động viên điều chỉnh thân nhiệt từ từ
trong thời tiết nóng, ẩm bằng cách tăng cường hoạt động một
cách dần dần trong thời gian hai tuần đầu của luyện tập.
-Mặc trang phục nhẹ, dễ hoạt động.
 Chơi các môn an toàn: Bạn nên khảo sát các môn chơi
trước khi tham gia.Hãy tìm hiểu rõ ràng ưu điểm, nhược
điểm của môn thể thao mà bạn muốn tham gia.
Một điều quan trọng nữa là bạn nên hỏi bác sĩ nhi khoa xem
con bạn có đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động thể chất
hay chơi thể thao hay không. Các môn chơi đồng đội thường
có một cuộc kiểm tra trước khi cho trẻ chơi. Các cuộc kiểm
tra này là nhằm đảm bảo trẻ đủ sức khỏe để có thể tham gia
thể thao an toàn.

×