Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

skkn một số biện pháp phòng – tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 25 trang )

UBND HUYỆN KRÔNG ANA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tên đề tài:Một số biện pháp phòng – Tránh tai nạn thương tích
cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non
Lĩnh vực: Tích hợp lồng ghép trong tất cả các lĩnh vực
Họ và tên tác giả: H’ Ruôi Niê Kdăm
Đơn Vị: Trường Mầm non Sơn Ca

Krông Ana, tháng 4 năm 2019
MỤC LỤC
1


TT

Nội dung
MỤC LỤC

Trang
2

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I

Đặt Vấn đề

3-4

II


Mục đích nghiên cứu

4

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I

Cơ sở lí luận của vấn đề

5–6

II

Thực trạng vấn đề

6–7

III

Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

7 – 18

IV

Tính mới của giải pháp

18 – 19

V


Hiệu quả của sáng kiến

19 – 20

PHẦN THỨ BA: PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
I

Kết luận

21

II

Kiến nghị

21 – 22

TÀI LIỆU THAM THẢO

24

2


Đề tài: “ Một số biện pháp phòng- tránh tai nạn thương tích cho trẻ
3 - 4 tuổi ở trường mầm non ”

Phần thứ nhất :MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề

“ Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đó là câu nói thể hiện đúng bản chất của trẻ em, đồng thời cũng nhấn mạnh
sự cần thiết của việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ em nói chung. Đối với trẻ mầm
non nói riêng, việc chăm sóc và giáo dục trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng,
và một trong số những điều quan trọng đó chính là đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho trẻ khi đến trường, đến lớp. Bởi trẻ em là nguồn hạnh phúc to lớn của gia
đình, là tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm
sóc, bảo vệ trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy, việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã
trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà của toàn xã
hội và đó cũng là trách nhiệm của bậc học mầm non nói riêng.
Nói đến trường mầm non người ta sẽ nghĩ ngay đến việc chăm sóc và an
toàn là trên hết, sau đó mới quan tâm đến chất lượng học tập. Sở dĩ như vậy vì
trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh về thể lực, trí lực
cũng như nhân cách, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham học hỏi, muốn hiểu biết
và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh mình. Đây là
giai đoạn trẻ muốn được khám phá, trải nghiệm, từ đó hình thành kỹ năng, vốn
sống cần thiết cho cả cuộc đời về sau của trẻ. Cũng chính bởi sự hiếu động, tò
mò, thích khám phá thế giới xung quanh, nhưng vốn sống và vốn kinh nghiệm
của trẻ còn quá ít, trẻ còn non nớt chưa có kinh nghiệm trong việc phòng tránh
tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho chính mình sẽ dẫn tới việc có thể
gặp tai nạn bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó là sự thờ ơ, bất cẩn, thiếu trách nhiệm, thiếu sự quan tâm cần
thiết của một bộ phận người lớn, đồng thời là sự thiếu về điều kiện chăm sóc-cơ
sở vật chất không đảm bảo vệ sinh...cũng là một trong những nguyên nhân gây
nên tai nạn thương tích cho trẻ.
Hiện nay hàng ngày chúng ta nghe không ít thông tin truyền thông nói về
những vụ tai nạn thương tích ở trẻ em, thậm chí những tai nạn dẫn đến tử vong ở
trẻ...mà nguyên nhân gây ra tai nạn một số là do sự bất cẩn của người lớn, một
số do điều kiện cơ sở vật chất, một số khác do môi trường sống xung quanh tác
động, không ít trẻ phải đánh đổi tính mạng, một số trẻcòn phải chịu tàn tật suốt

đời, đây là một vấn đề nhức nhối, đáng lưu tâm của các cấp các ngành và đặc
biệt nỗi đau của chính gia đình những trẻ bị tai nạn thương tích. Vậy làm thế nào
để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa, thậm chí ngăn chặn tuyệt đối tai nạn thương
tích cho trẻ em nói chung và trẻ trong trường mầm non nói riêng,làm thế nào để

3


cho các con tự mình biết được và phòng tránh được những nguy cơ mất an toàn
đối với bản thân? Đó là câu hỏi mà tôi đang băn khoăn và đi tìm lời giải đáp.
Bản thân là giáo viên mầm non, tôi nhận thấy được sự quan trọng hơn hết về vấn
đề đảm bảo an toàn cho các con trong những giờ ở trên trường trên lớp, chính vì
vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phòng- tránh tai nạn
thương tích cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường mầm non”
Các chuyên gia giáo dục đã nghiên cứu và khẳng định rằng với trẻ mầm
non nếu chúng không được vận động, không trải nghiệm thì chúng sẽ trở thành
những “chú gà công nghiệp”, và tương lai chúng sẽ trẻ thành một cỗ máy lỗi
thời và cũ nát. Đúng như vậy, với một đứa trẻ nếu chúng thông minh, lanh lợi
đương nhiên chúng là những đứa trẻ hiếu động. Vậy làm thế nào vừa giúp các
con thỏa mãn được nhu cầu đúng với lứa tuổi của mình mà đồng thời lại đảm
bảo được sự an toàn về tính mạng cũng như thể chất cho chúng? vấn đề này
được rất nhiều các nhà lãnh đạo- quản lý trường học và các bậc phụ huynh quan
tâm.
Trường Mầm non Sơn Ca là trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
PGD, Đảng uỷ, UBND xã, và sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cùng
với sự tin tưởng của các bậc cha mẹ học sinhluôn được sự quan tâm của lãnh
đạo các cấp, của lãnh đạo nhà trường, của ban đại diện hội cha mẹ học sinh,
chính vì vậy cơ sở vật chất tương đối khang trang, sạch, đẹp, đảm bảo sự an toàn
khi trẻ đến trường đến lớp vui chơi. Tuy nhiên trường vẫn còn tồn tại nhiều
những bất cập trong việc sắp xếp các khu vui chơi hợp lý, một số đồ dùng đồ

chơi cũ chưa được sửa sang thay thế kịp thời, một số lớp giáo viên chưa thận
trọng trong việc bố trí các đồ dùng dạy học cũng như các ổ điện chưa hợp lý nên
dẫn đến việc mất an toàn cho trẻ khi tham gia vui chơi và học tập, một số bộ
phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm sát sao khi đón con ra vui chơi sau giờ
học và đặc biệt trẻ chưa có hiểu biết và tự mình phòng tránh tai nạn thương tích.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu một số biện
pháp phòng- tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4
tuổi nói riêng thông qua đề tài: “ Một số biện pháp phòng- tránh tai nạn thương
tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non ” và mong muốn đây sẽ là tài liệu giúp
cho các cô giáo và các bậc phụ huynh nghiên cứu, tìm ra những giải pháp tốt
nhất để giảm thiểu tai nạn thương tích không đáng tiếc xảy ra cho trẻ ở trường
cũng như ở trong gia đình.
II. Mục đích nghiên cứu
Trẻ có kiến thức đơn giản về tai nạn thương tích từ đó biết tự mình tránh xa
những mối nguy hiểm có nguy cơ gây mất an toàn cho chính mình và cho người
khác.
Giáo viên Mầm non có những kiến thức sâu hơn, biết những xử trí ban đầu
khi trẻ gặp tai nạn thương tích, đồng thời có cách sắp xếp phù hợp tránh được
những nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi trẻ đến trường đến lớp.
Phụ huynh có những kiến thức tốt hơn về phòng tránh tai nạn thương tích

4


từ đó kết hợp với giáo viên để giúp cho trẻ có những kỹ năng tốt nhất không
những ở độ tuổi mầm non mà là hành trang để trẻ tự tin hơn trong những bậc
học kế tiếp
Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I .Cơ sở lý luận của vấn đề
1. Các định nghĩa, khái niệm

Tai nạn là gì? Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên
ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể.
Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột
ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố
cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp…
2.Các quan điểm
Sinh Thời Bác Hồ từng nói: “ Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn biết ngủ
biết học hành là ngoan” là hai câu thơ chứa chan tình yêu trẻ em của Bác Hồ. Đó
cũng là trách nhiệm Bác giao cho hậu thế về việc phải thường xuyên quan tâm,
chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước.Bác còn sống Bác đặc biệt quan tâm
đến việc ăn học, ngủ nghỉ của trẻ. Thực hiện tư tưởng của người, Đảng và nhà
nước ta luôn quan tâm, chú trọng kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về
bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Việt nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế
giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990.
Đến nay, chúng ta có hàng trăm văn bản luật và dưới luật liên quan đến trẻ em.
Đặc biệt, Luật trẻ em có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 đã cụ thể hóa nhiều quan
điểm tiến bộ, góp phần tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em. Chính sự
vào cuộc đồng bộ, toàn diện nên công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt
Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Các quyền và môi trường sống của
trẻ được đảm bảo; trẻ em khó khăn và có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm.
Nói vậy để thấy, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em tốt nhất luôn là mục
tiêu không có điểm dừng. Vì thế, toàn xã hội phải thống nhất một thông điệp
rằng, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không của riêng ai. Mỗi chúng ta cần chung
tay để bảo đảm cho trẻ em một môi trường sinh sống, học tập. vui chơi thực sự
an toàn và lành mạnh. Ngoài việc đảm bảo cho các cháu được ăn, học đầy đủ,
cũng cần quan tâm đến đời sống tinh thần, thể chất của trẻ.
Vấn đề đảm bảo an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ luôn là
vấn đề quan tâm hàng đầu trong các cơ sở giáo mầm non. Nhưng vẫn có những
trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra gây thương tích cho trẻ, thậm chí một số
trường hợp gây tử vong. Vì vậy rất cần có một môi trường sống an toàn, lành

mạnh để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ về thể lực cũng như tinh thần cho trẻ.
Nhưng để hiểu rõ hơn về tai nạn thương tích thì chúng ta cần hiểu về tai nạn
thương tích.
Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và
thương tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam người ta

5


dùng chung thuật ngữ "Tai nạn thương tích".Không ít người khi gặp trẻ bị tai
nạn thương tích thì cho rằng đó là rủi ro hay do những lý do khách quan khác
mà không nghĩ rằng chính người lớn chúng ta có thể phóng tránh tai nạn thương
tích cho con trẻ được nếu như biết cẩn trọng hơn, dạy cho trẻ những kiến thức
ban đầu về phòng tránh tai nạn thương tích, dạy cho các con biết nhận ra những
nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân và tự biết tránh xa chúng để đảm bảo an
toàn cho mình.
Với trẻ trong độ tuổi 3 - 4 tuổi, đây là độ tuổi hiếu động nhất của bậc học
mầm non, là giai đoàn hoàn thiện các chức năng của cơ thể, vì vậy trẻ rất tò mò,
muốn được tự mình khám phá thế giới, bên cạnh đó lại chưa có và chưa được
trang bị nhưng kỹ năng về phòng và tránh tai nạn thương tích nên nguy cơ xảy
ra những tai nạn không mong muốn là rất cao. Chính vì thế tôi hi vọng với đề tài
“ Một số biện pháp phòng - tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường
mầm non ” tôi mong sẽ góp phần nào đó giúp giáo viên, các bậc phụ huynh và
cả cộng đồng nêu cao hơn trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn trẻ biết tự
phòng tránh tai nạn thương tích, có những biện pháp hiệu quả hơn trong công
tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Do giới hạn về kinh phí và thời gian nghiên cứu, tôi chỉ xây dựng và
nghiên cứu thực trạng về phòng- tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp và
trường tôi, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục thực trạng và nâng cao
vốn hiểu biết cũng như ý thức của mọi giáo viên, của phụ huynh trong việc bảo

vệ tính mạng chính con em mình và của tất cả trẻ em nói chung trong bậc học
mầm non.
II. Thực trạng vấn đề
Đối với giáo viên mầm non việc phòng tránh tai nạn thương tích cho
trẻ không phải là vấn đề mới mẻ nhưng thông qua quá trình thực hiện và
điều tra thực trạng ở trường mầm non tôi thấy một số thuận lợi, khó khăn
sau.
1.Thuận lợi
Cơ sở vật chất của trường đã được xây dựng theo tiêu chuẩn nên cơ bản đã
đạt được yêu cầu an toàn cho trẻ.
Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
trẻ và giáo viên trong trường rất chú trọng tạo mọi điều kiện để công tác y tế học
đường được hoạt động tốt.
Có phòng y tế, tủ thuốc được trang bị khá đầy đủ cho công tác sơ cứu ban
đầu; bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc sát trùng…
Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện trung tâm y tế xã,
y tế huyện.
Giáo viên có ý thức trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ.
Giáo viên luôn quan sát, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có ý thức nhắc nhở trẻ về
các hành động dễ gây ngã hoặc nguy cơ trong các tình huống sảy ra hằng ngày.
6


2. Khó khăn
Trường tôi là một ngôi trường nằm ở khu vực ở vùng khó khăntrường có 5 phân
hiệu, chính vì vậy luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ngành và
ban giám hiệu trường về cơ sở vật chất, nhờ vậy ngôi trường ngày một khang
trang và sạch đẹp hơn. Bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề tiềm ẩn về tai nạn
thương tích cho trẻ mà tôi còn băn khoăn như: Kỹ năng phòng tránh và xử lý các
tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên còn chưa thuần thục, kiến thức về xử trí

khi có tai nạn của giáo viên chưa sâu, đôi khi còn lúng túng, việc lồng ghép giáo
dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt động đôi khi còn chưa
phù hợp, còn ngượng ép, các bài hát, bài thơ, câu truyện có nội dung giáo dục
phòng tránh tai nạn thương tích còn hạn chế, hay sự phối hợp với phụ huynh
chưa thường xuyên, trực tiếp do cha mẹ trẻ đi làm, trẻ do ông bà, anh chị …,
đưa đónvà đặc biệt là vấn đề một số trẻ được phụ huynh quan tâm, chăm sóc,
bao bọc nhiều nên đa số trẻ chưa có kỹ năng nhận biết các nguy cơ không an
toàn và phòng tránh tai nạn thương tích, trẻ trong lứa tuổi này rất hiếu động, tò
mò, khám phá xung quanh, thích trải nghiệm nên đôi khi xảy ra những tai nạn
đáng tiếc. Đây cũng chính là thực trạng chung của các trường mầm non, từ
những thực trạng nêu trên tôi đã thực hiện khảo sát tình hình thực tế của trẻ của
trường, lớp tôi trước khi thực hiện đề tài như sau:
Bảng khảo sát thực trạng về việc phòng tránh tai nạn thương tíchcủa trẻ
đầunăm học( số lượng : 35 trẻ )
ST
T
1
2
3

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ %

Trẻ có kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích
Biết nhận ra những mối nguy hiểm cho bản
thân
Biết giúp bạn tránh xa những nơi nguy hiểm


17/35
20/35

49%
57%

16/35

46%

Từ kết quả khảo sát thực trạng trên, tôi luôn suy nghĩ xem mình phải làm gì
và làm như thế nào để nâng cao ý thức và kỹ năng phòng và tránh tai nạn thương
tích cho trẻ 3 – 4tuổi, làm thế nào để nâng cao được kiến thức cho giáo viên về
xử lý ban đầu khi không may trẻ gặp tai nạn thương tích, phải phối hợp và tuyên
truyền phụ huynh như thế nào để từ đó họ giáo dục con em mình thêm những kỹ
năng tự phòng tránh tai nạn thương tích? Và tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp sau đây để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
III. Các giải phápđã tiến hành để giải quyết vấn đề:
- Giải pháp 1: Xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai nạn thương
tích ngoài lớp học.
Đối với trẻ, môi trường hoạt động ngoài lớp học góp phần hết sức quan
trọng trong quá trình học tập và vui chơi trên trường của trẻ, là yếu tố giúp trẻ
phát triển toàn diện. Thông qua hoạt động vui chơi ngoài lớp học trẻ được tiếp
xúc, trải nghiệm với thiên nhiên với những sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó
7


giúp phát triển và dần hoàn thiện các giác quan, tư duy cho trẻ. Thường xuyên
cho trẻ được hoạt động ngoài lớp học giúp trẻ có một tinh thần sảng khoái, hứng

thú hơn khi được đến trường đến lớp.
Nói như vậy để khẳng định sự cần thiết khi tạo dựng một môi trường ngoài
lớp học đối với trẻ. Hiện nay không phải trường mầm non nào cũng có điều kiện
để xây dựng môi trường ngoài lớp học tốt, đảm bảo an toàn và phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ, vì vậy câu hỏi đặt ra đó là làm sao chúng ta có thể xây
dựng môi trường ngoài lớp học vừa sạch- đẹp - an toàn?
Đối với trường tôi, là một ngôi trường nằm ở vùng khó khănđã thành lập
được 10 năm nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi trẻ hoạt
động ngoài lớp học như: một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời đã quá niên hạn sử
dụng,vì vậy những mấu sắt của xích đu, những cầu trượt bị vỡ hư hỏng..., rất
mất an toàn cho trẻ. Khi trẻ không may bị những vật sắc nhọn của xích đu đâm
vào sẽ dẫn đến việc trầy xước da, chảy máu thậm chí có những trường hợp
những mẫu nhọn của xích đu lâu ngày không được sửa chữa kịp thời có thể gây
nên tai nạn thương tích nghiêm trọng, trẻ có thể bị thủng đầu, rách chân tay,
nhiễm trùng uốn ván...,

Đồ chơi cũ

Đồ chơi mới

Vì trẻ tuổi này rất hiếu động, hay chạy nhảy, cho nên chúng ta cần bỏ đi
hoặc sửa lại những đồ chơi khi phát hiện chúng bị hư hỏng, không dùng tôi kiến
nghị với nhà trường bỏ gọn vào một chỗ. Huy động cha mẹ trẻ lao động thụ
dọn…..
Ngoài ra khi hoạt động ngoài lớp học trẻ rất cần đến một sân chơi thoáng
mát, sạch sẽ không bị trơn trượt. Vì vậy khi xây dựng sân chơi cho trẻ cần chú ý
đến việc chọn vật liệu là gạch lát sao cho phù hợp, không bị trơn trượt để tránh
việc trẻ bị té, ngã, trầy xước khi hoạt động ngoài trời.

8



Đây là một số mẫu gạch đảm bảo an toàn cho trẻ, không bị trơn khi trẻ
chạy nhảy ở ngoài sân trường.
Đối với trường học nói chung và đặc biệt là trường mầm non thì việc xây
dựng cổng và tường rào bao quanh rất quan trọng. VV́ ở lứa tuổi mầm non ư thức
và sự nhận biết các mối nguy hiểm rất ít. Do vậy để đảm bảo an toàn cho tính
mạng của trẻ thì việc cây dựng tường rào bao quanh trường là rất cần thiết.
Tường rào phải cao, kín để những kẻ xấu không thể lợi dụng trèo vào trèo ra hay
thậm chí bắt cóc trẻ.

Tất cả các lan can trong trường phải được xây cao 120cm quá tầm đầu trẻ,
Đồng thời khu vực nhà bếp được xây dựng cách xa khu vực giảng dạy để
tránh ảnh hưởng của khí ga cũng như tiếng ồn ảnh hưởng tới trẻ nếu trẻ hít phải
khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí (như hơi than tổ ong, khí ga ...) gây
nên ngộ độc không khí cho trẻ. Bể nước ở xa khu sân chơi và lớp học, luôn được
đậy nắp, khóa cẩn thận giáo viên thường xuyên kiểm tra sự an toàn của các vật
dụng trên nếu có hư hỏng, không an toàn báo ngay lại cho nhà trường sửa chữa
khắc phục.
- Giải pháp 2: Xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai nạn thương tích
trong lớp học.
Đối với trẻ mầm non, trường lớp gắn bó với các con như gia đình, đây có
thể gọi là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Vì thế tất cả mọi thứ trong ngôi nhà thứ hai
ấy luôn luôn phải được quan tâm, làm sao cho lớp học sạch- đẹp- đảm bảo an
toàn cho trẻ, từ những vật dụng như: bàn, ghế, giường, tủ, kệ để sách vở hay sàn

9


nhà, tường, không gian lớp học..., Để làm tốt việc đảm bảo an toàn và xây dựng

môi trường trong lớp phòng tránh được tai nạn thương tích thì mỗi giáo viên
chúng ta phải phát huy hết khả năng của mình, phải làm việc bằng cái tâm, lòng
yêu thương con trẻ thật sự.
Giáo viên là người mẹ thứ hai của trẻ, là người trực tiếp quản lý trẻ và gần
gũi với trẻ thường xuyên nên việc tạo cho không gian lớp học gọn gàng- sạch sẽ,
sắp xếp lau dọn lớp một cách khoa học là việc làm thường xuyên, nhưng chúng
ta cũng cần để ý một số vấn đề như;
Khi sắp xếp các kệ để đồ dùng học tập của trẻ, ngoài sách vở các cô cần
chú ý đến những đồ dùng như: kéo, bút chì, hay đồ chơi ở các góc nếu như có
vật sắc nhọn thì chúng ta để trên cao, xa với tầm với của trẻ. Bởi vì với trẻ 3 - 4
tuổi rất hiếu động, trong quá trình chơi trẻ có thể tò mò lấy những đồ dùng đồ
chơi và xảy ra những tai nạn như: kéo cắt phải tay, bút chì đâm vào mặt, mắt
bạn, gây nên những chấn thương không mong muốn.

Sắp xếp kệ an toàn
Từ việc luôn bên cạnh trẻ và quan sát trẻ thì người giáo viên mầm non cần
phải nhanh mắt nhanh tay loại bỏ những đồ dùng, đồ chơi đã cũ hoặc bị hư hỏng
tạo thành những vật nguy hiểm, ví dụ như: đồ chơi lắp ghép cũ, bị bể hoặc sứt
mẻ, tạo thành những vật nhọn trong quá trình trẻ chơi có thể đâm vào tay, chân
trẻ..., Ngoài ra như chúng ta đã biết với trẻ ở độ tuổi này rất tò mò, muốn được
tự bản thân mình khám phá trải nghiệm. Vì vậy giáo viên chúng ta cần phải quan
sát kỹ để loại bỏ những đồ chơi có kích thước nhỏ như: hạt vòng, hay nhẫn của
trẻ có thẻ bị rơi ra và trẻ lấy đó làm đồ chơi để chơi mà các con không lường
trước được nguy hiểm, có thể nuốt hay nhét vào mũi, tai..., rất nguy hiểm cho
tính mạng.

10


Loại bỏ đồ chơi nguy hiểm mất an toàn

Một vấn đề quan trọng không kém khi chúng ta xây dựng môi trường an
toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp học đó là việc bố trí các
phích cắm, ổ cắm điện nhiều chỗ còn bất cập, một số trường lớp các ổ cắm điện
còn thấp, trẻ có thể với tới, mà với trẻ 3 - 4 tuổi trong gia đoạn này là giai đoạn
muốn được thể hiện bản thân, muốn được thử làm những công việc của người
lớn, do vậy khi thấy các ổ cắm và phích cắm điện trẻ có thể bắt chước ba mẹ
làm, sửa điện, và tự mình lấy tay hay lấy những vật khác chọc vào ổ điện dẫn
đến những tai nạn về điện giật rất đáng tiếc. Thậm chí có những trường hợp tai
nạn thương tích do điện dẫn đến việc trẻ tử vong vì trẻ vô ý hay cố ý sờ vào ổ
điện mà người lớn chúng ta quan sát chưa tốt. Chính vì thế cần phải bố trí các ổ
cắm, phích cắm cao, tránh những chỗ trẻ có thể với tới để đảm bảo an toàn tính
mạng cho trẻ.
Ngoài ra với môi trường trong lớp trẻ cũng có thể gặp phải những tai nạn
như: trầy xước, chảy máu, hay nặng hơn là dập tay, mất ngón tay, mà nguyên
nhân là do cửa sổ và cửa ra vào của lớp cài chốt chưa cẩn thận, và một phần do
trẻ cho tay mình vào quạt cây. Vì điều kiện cơ sở vật chất một số trường chưa
đáp ứng tốt, và do nhu cầu làm mát của lớp nên một số lớp đã sử dụng quạt cây
để quạt, vì thế nếu trong lớp có trang bị quạt cây thì giáo viên phải hết sức chú ý
đến vị trí đặt và thời gian sử dụng cho phù hợp tránh tai nạn cho trẻ.
Đồng thời với các lớp có nhiều cửa sổ cần có song chắn và chốt cài an toàn
nếu không trẻ có thể bị dập tay, thậm chí đứt ngón tay, rất nguy hiểm. Bên cạnh
đó chúng ta cũng phải chú ý đến việc giáo dục trẻ tránh xa quạt, hay không tự ý
đóng ở cửa ..., để trẻ có thể tự bảo vệ mình và giảm thiểu tai nạn thương tích xảy
ra đối với trẻ.
Một việc hết sức quan trọng đối với xây dựng môi trường trong lớp học đó
là tủ thuốc của lớp. Đối với trường tôi tủ thuốc luôn được quan tâm chú ý và
trang bị những loại thuốc thông dụng, những loại thuốc dùng để sơ cấp cứu ban
đầu như: cồn, bông băng, thuốc diệt khuẩn... và mỗi năm thay thuốc 1 lần nhằm
loại bỏ những thuốc đã hết hạn sử dụng, thay thế thuốc mới, đảm bảo tốt nhất
những tình huống không mong muốn xảy ra.


11


Môi trường trong lớp học có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ,
chính vì vậy là giáo viên thì chúng ta cần đặt cái tâm của mình lên hàng đầu,
luôn quan sát kịp thời, xử lý kịp thời những mối nguy hiểm đối với trẻ, và đặc
biệt luôn luôn giáo dục chỉ ra cho trẻ đồ vật nào, khu vực nào an toàn, đồ vật nào
khu vực nào không an toàn để trẻ tự mình phòng và tránh tai nạn thương tích
cho mình.
- Giải pháp3: Phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn thương tích cho
trẻ thông qua các hoạt động trong một ngày của trẻ:
Với giáo viên mầm non, một ngày trên lớp với các con có thể là một ngày
vui, hay đôi khi do những lý do khách quan thậm chí là chủ quan mà trở thành
một ngày lo lắng vì không may trẻ trong lớp gặp phải tai nạn thương tích không
mong muốn. Còn đối với trẻ do sự hiểu biết, kinh nghiệm sống còn ít, thiếu sự
quan sát kịp thời của cô giáo..., dẫn đến trẻ gặp những tai nạn đáng buồn. Vì vậy
việc đảm bảo an toàn cho trẻ không phải chúng ta cần quan tâm tại một thời
điểm một vị trí nhất định mà phải chúng ta phải bao quát, giám sát trẻ trong tất
cả các hoạt động, từ sáng đón trẻ cho đến giờ trả trẻ. Đây cũng chính là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng và cũng là trách nhiệm và áp lực của giáo viên
mầm non.
Đối với giờ đón trẻ: Các cô giáo mầm non luôn hoạt động không ngừng
nghỉ ngay từ lúc bắt đầu đón các con lên lớp. Trong giờ đón trẻ các cô phải quan
sát, bao quát trẻ tốt, vì một số trẻ khi đến lớp còn nhõng nhẽo, khóc nhè, nếu
chúng ta không dỗ giành kịp thời hoặc chưa quan sát tốt có những trẻ sẽ đuổi
theo ba mẹ, các con có thể chạy và té ngã hoặc thậm chí đi ra ngoài đường gây
ra tai nạn giao thông rất nguy hiểm. Vì vậy giờ đón trẻ hai giáo viên trong lớp
nên phân công nhiệm vụ với nhau, ví dụ: một cô đón cháu thì cô còn lại ngồi
chơi với cháu để dỗ giành và quan sát cháu không để xảy ra tình trạng thất lạc

cháu. Đồng thời cần kiểm tra sĩ số cháu trong giờ đón trẻ để tiện cho việc theo
dõi, bên cạnh đó cũng cần kiểm tra những cháu hay mang đồ chơi ở nhà lên lớp.
Bởi vì một số cháu do ba mẹ nuông chiều nên đi học thường mang theo đồ chơi,
và những đồ chơi đó nếu không được phát hiện kịp thời có thể là nguy cơ gây
nên nhưng tai nạn thương tích cho trẻ. Ví dụ: lắp ghép nhỏ, hạt nút, hạt vòng...
12


khi giáo viên không chú ý trẻ có thể đem ra chơi không may nuốt phải gây hóc
dị vật hay bỏ vào mũi gây ngạt thở nguy hiểm cho trẻ. Nhét vào tai gây đâu tai,
ảnh hưởng đến thính giác của trẻ

Đồ chơi nhỏ gây nguy hiểm
Đối với giờ thể dục sáng: Đây là giờ mà không ít trẻ đã bị chấn thương,
trầy xước hoặc có những trẻ bị u đầu, rách da...Trong giờ tập thể dục nếu như
giáo viên không phát hiện và quan sát kịp thời.
Ví dụ: khi cho trẻ đi ra sân tập thể dục nếu cho trẻ đitự do không theo hàng
lối thì các con sẽ chạy và xô đẩy nhau và té ngã, vì vậy các cô nên cho các con
xếp hàng và nắm áo bạn đi từ từ đi. Đặc biệt cần chú ý hơn với những buổi tập
có thêm dụng cụ như: vòng, gậy..., trẻ có thể dùng những dụng cụ đó để
chọcnhau, đánh nhau gây ra những chấn thương không đáng có.
Đối với hoạt động học: Đây là hoạt động mà thường thì rất ít gây ra những
tai nạn ảnh hưởng đến cơ thể trẻ. Tuy vậy nó vẫn có thể xảy ra những tai nạn
thương tích nhỏ như: cào cấu nhau, trong giờ học trẻ có thể nói chuyện, tranh cãi
nhau, cắn nhau... và một số trường hợp xảy ra khi trẻ học với bút chì, học cắt với
kéo, trẻ có thể dùng những vật dụng đó để gây thương tích cho bạn hoặc cho
chính bản thân mình.
Hoặc trong giờ học tạo hình với đất nặn, nếu giáo viên không chú ý trẻ có
thể lấy đất nặn vò thành viên nhỏ nhét vào mũi, tai..., gây nên tai nạn thương
tích.

Một điều lưuý nữa đó chính là giáo viên chúng ta không nên sử dụng
những đồ dùng dạy học tự làm từ chai, lọ thủy tinh hoặc giấy có phẩm màu ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Đồng thời giờ học cũng là giờ mà giáo
viên có thể lồng ghép giáo dục trẻ cách nhận ra và phòng tránh những tai nạn
thương tích thường gặp, từ đó nâng cao được nhận thức của trẻ, hạn chế tốt nhất
những tai nạn thương tích không mong muốn xảy ra đối với các con. Tùy theo
từng chủ đề học để giáo viên có thể lồng ghép các nội dung giáo dục sao cho
phù hợp. Ví dụ như:
V ớ i chủ đề “Bản thân”: giáo viên hướng dẫn các con phải biết tự bảo vệ và
chăm sóc các bộ phận trên cơ thể bằng cách thường xuyên vệ sinh thân thể, rửa
13


tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

V ớ i chủ đề “ Gia đình”: lồng ghép giáo dục trẻ biết nhận ra những đồ dùng
trong gia đình gây nguy hiểm đối với cơ thể các con như: dao, kéo, bếp ga,
phích nước, bể chứa nước, ổ điện, quạt điện..., để trẻ biết tránh xa những vật
dụng đó. Bằng cách đặt câu hỏi cho trẻ trả lời về những đồ dùng gây nguy hiểm,
Ví dụ: Các con thấy phích nước nóng có tới gần và nghịch không? Vì sao?
Hay ở nhà các con có được lấy dao,kéo để chơi không? Vì sao?

Với chủ đề giao thông khi dạy trẻ tìm hiểu về một số luật lệ giao thông và
thực hành luật lệ giao thông. Tôi dạy trẻ phải luôn tuân thủ luật lệ giao thông; đi
bộ phải đi trên vỉa hè đi sát lề đường bên tay phải, không được đi dưới lòng
đường, không đi bên tay trái. Muốn sang đường thì phải có người lớn dắt tay và
đi đúng phần đường qui định. Có tuân thủ luật giao thông thì mới đảm bảo an
toàn cho các con và những người xung quanh.

14



Ví dụ như dạy “Môn làm quen văn học” khi dạy trẻ tiết kể chuyện “ Qua
đường” tôi nhắc nhở trẻ; Khi muốn qua đường thì các con phải quan sát đường,
khi nào có tín hiệu đèn xanh các con mới được qua và nhớ đi đúng phần đường
dành cho người đi bộ thì mới được đi. Khi sang đường thì phải có người lớn cầm
tay tuyệt đối không được chạy qua đường một mình. Nếu các con không tuân
thủ luật lệ giao thông thì sẽ gây nguy hiểm cho mình và cho những người tham
gia giao thông khác.
Đối với chủ đề “ thực vật”: nhắc nhở trẻ không ngắt hoa bẻ cành, và đặc
biệt không leo trèo cây sẽ bị té ngã gây chấn thương cho cơ thể.
Ví dụ như: khi cho trẻ tham quan vườn hoa, cô sẽ đặt tình huống 1 bạn hái
hoa, bẻ cành để cho các bạn khác xử lý tình huống, từ đó trẻ sẽ nhớ lâu hơn,
ngoài ra cô cũng nên đặt câu hỏi về việc có nên leo trèo cây cao không? Vì sao...

Khi dạy trẻ tiết một số loại rau củ quả. Tôi giáo dục; trước khi ăn các con
phải rửa thật sạch để tránh bị ngộ độc thức ăn, khi ăn phải gọt vỏ bỏ hột vì nếu
ăn cả hột sẽ bị hóc sặc gây ngạt thở.
Đối với chủ đề “ động vật”: giúp trẻ hiểu và nhận ra được những con vật

15


nào hiền, con vật nào dữ, ví dụ: các con hãy kể tên những con thú dữ? hãy kể tên
những con thú hiền? vì sao chúng ta lại không nên lại gần những con thú
dữ?...để trẻ biết cách tự phòng tránh nguy cơ nguy hiểm cho cơ thể.
Ví dụ như dạy trẻ vận động “ Thương con mèo” tôi giáo dục trẻ các con
không nên leo trèo cây cao, trèo ban công, trèo tường hoặc trèo lên bàn ghế kẽo
ngã nhào như chú mèo; bị ngã có thể gẫy tay, gẫy chân đấy các con.
Mỗi ngày, mỗi chủ đề học giáo viên có thể hướng dẫn, giáo dục các con ở

mọi lúc mọi nơi, dần dần các con sẽ tiếp thu thêm nhiều kiến thức hơn, có nhiều
kinh nghiệm sống hơn để làm hành trang cho các bậc học kế tiếp của trẻ.
Ngoài ra trong các giờ học giáo viên có thể dạy trẻ về kỹ năng sống, kỹ
năng phòng tránh tai nạn thương tích bằng những bài tập tình huống đơn giản để
trẻ có thể tự giải quyết, từ đó khắc sâu hơn kiến thức về tai nạn thương tích mà
trẻ cần biết để tự phòng tránh cho bản thân.

Đây là hoạt động mà tất cả các con đều rất thích, đặc biệt là với trẻ 3 - 4
tuổi. Vì trẻ có thể tự do lựa chọn trò chơi, dụng cụ chơi mà mình thích, trẻ được
chạy nhảy thỏa thích. Vì vậy đây cũng là giờ thường xuyên xảy ra những tai nạn
thương tích không đáng có như: chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương...,
mà nguyên nhân là do trẻ ham chơi, đùa dỡn xô đẩy nhau, hay một số trẻ lại nhặt
cành cây, gạch đá..., làm đồ chơi và chọc bạn làm bạn bị chấn thương. Và một số
nguyên nhân khác như: trẻ chạy nhanh, sân chơi thì trơn hay gồ ghề khiến trẻ té
ngã. Cũng có những trường sân chơi chưa thoáng, nhiều bụi rậm, nhiều cây cối,
từ đó có những tổ kiến, ong, muỗi...,gây nguy hiểm cho trẻ. Vì thế khi cho trẻ ra
sân chơi giáo viên cần chú ý:
+ Phải điểm danh trẻ trước khi ra sân chơi.Lựa chọn địa điểm chơi thoáng
mát, an toàn với trẻ, không bị che khuất tầm nhìn để tiện cho việc bao quát trẻ.
+ Thường xuyên chú ý đến tất cả trẻ trong lớp để phát hiện và xử lý kịp
thời những nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích.
+ Hướng dẫn và chỉ cho trẻ biết được những khu vực hay những đồ chơi

16


gây nguy hiểm để trẻ tránh xa, giảm thiểu tai nạn thương tích đối với trẻ.
- Đối với giờ ăn: trong giờ ăn nếu giáo viên bao quát không tốt, không cẩn
thận thì rất dễ gây ra tai nạn thương tích đối với trẻ. Trên thực tế qua truyền
thông chúng ta cũng đã nghe về tai nạn như: bỏng do thức ăn nóng, sặc dị vật

đường thở, hóc xương…,vì vậy trước và trong giờ ăn giáo viên cần chú ý:
+ Chú ý đến giờ lấy thức ăn, khi lấy thức ăn lên phải có nắp đậy, và chú ý
để thức ăn nguội mới cho các cháu ăn. Từ đó sẽ loại bỏ được nguy cơ trẻ bỏng
do thức ăn quá nóng.
+ Không ép trẻ ăn hoặc uống khi trẻ đang khóc, vì nếu như trẻ khóc mà
chúng ta đút thức ăn thì trẻ sẽ dễ bị sặc thức ăn, dẫn đến ngạt thở.
+ Chú ý hơn khâu sơ chế thức ăn, đặc biệt là món cá phải được loại bỏ
xương thật kỹ, tránh việc trẻ bị hóc xương, đồng thời trước khi ăn giáo viên nên
nhắc nhở trẻ chú ý nếu có xương khi ăn thì phải lè ra, không được nuốt.
- Đối với giờ ngủ:
Đây là thời gian trẻ nghỉ ngơi nhưng cũng là thời gian giáo viên phải thật
chú ý, không được chủ quan vì trong giờ ngủ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai
nạn thương tích đối với trẻ như; sặc thức ăn do trẻ ngậm thức ăn trong miệng và
ngủ, ngạt thở do trẻ nằm sai tư thế hoặc ngạt thở do hít phải khí độc. Vì vậy
trong giờ ngủ giáo viên cần chú ý:
+ Trước khi vào giờ ngủ cần kiểm tra xem có cháu nào chưa nuốt hết đồ ăn
trong miệng hay không, kiểm tra trong túi quần túi áo cháu có đồ chơi hay
không, vì khi trẻ ngủ trẻ có thể thức dậy bất chợt là lấy đồ chơi ra chơi gây nguy
hiểm khi nuốt phải.
+ Cần tạo không gian ngủ thoáng mát, đảm bảo an toàn, trẻ không hít phải
những khí độc hại gây ngạt thở khi ngủ.
+ Khi trẻ ngủ phải đi quan sát và sửa tư thế ngủ đúng cho trẻ, vì nếu trẻ
nằm sai tư thế, hoặc nằm úp quá lâu sẽ dẫn đến khó thở, ngạt thở.
+ Khi chơi tự do trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn như dị vật mũi, tai do
trẻ tự nhét đồ chơi (hạt cườm, con xúc sắc, các loại hạt quả, đất nặn...) vào mũi,
tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào
miệng gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị
vật đường ăn. Vì vậy cô không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, tránh trường
hợp trẻ cho vào miệng, mũi.
+ Trẻ chơi tự do trong nhóm, giáo viên không cho trẻ chạy, xô đẩy nhau

tránh va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ...có thể gây chấn thương.
+ Không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô chậu nước, khi
dùng xong giáo viên cần đổ hết nước, úp xô, chậu, đảm bảo các xô, thùng không
chứa nước trong nhà vệ sinh. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu
vực có chứa nguồn nước.
- Giải pháp 4: Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn
17


thương tích với các bậc phụ huynh
Đối với giáo viên mầm non, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một
người mẹ thứ hai của các con thì không thể không nói đến việc tuyên truyền và
phối hợp với phụ huynh. Bởi nếu chúng ta làm tốt công tác chăm sóc giáo và
đảm bảoan toàn cho trẻ trên lớp mà thiếu sót khâu kết hợp với gia đình trẻ thì
những đứa trẻ đó vô cùng thiệt thòi và phát triển không hoàn thiện.
Đối với phụ huynh trường tôi, vì đặc thù công việc, đa số phụ huynh là làm
nôngrẫy ruộng, làm thuê ở xa họ phải đi từ rất sớmnên thời gian để trao đổi với
phụ huynh vào buổi sáng rất hạn chế. Vì vậy thời gian trả trẻ chính là thời điểm
phù hợp để giáo viên và phụ huynh trao đổi, chia sẻ với nhau về tình hình của
con em mình. Và đặc biệt là trao đổi về việc đảm bảo an toàn về thể chất cho các
cháu ở trường và tại gia đình. Đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề
này nhưng việc phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn và cách phòng tránh hay xử lý
khi con em mình gặp tai nạn thương tích thì chưa được tốt nên giáo viên cần trao
đổi với phụ huynh về những vấn đề như sau:
+ Hướng dẫn phụ huynh cách giúp con em mình nhận biết những vật dụng
trong gia đình gây nguy hiểm cho các con, hoặc có thể hướng dẫn phụ huynh
dán những cảnh báo nguy hiểm để trẻ biết và tránh xa chúng.
+ Nhắc nhở phụ huynh bỏ các vật dụng trong gia đình như: dao, kéo, phích
nước, tủ thuốc…,cao và xa so với tầm với của trẻ
+ Một số dụng cụ chứa nước ở gia đình thì nên có nắp đậy vì trẻ có thể

nghịch nước và té hoặc úp mặt vào các xô chậu nước dẫn đến ngạt thở.
+ Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại
thạch, kẹo cứng...,Điều quan trọng nhất là phải luôn giám sát trẻ để chắc chắn
rằng con mình luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Tuy nhiên để việc cung cấp kiến thức được hiệu quả, dễ nhớ nên tôi làm
thông báo về một số cách phòng tránh tai nạn thương tích đơn giản ở góc tuyên
truyền. Ở đó dán những hình ảnh đẹp, dễ bắt mắt nên được phụ huynh lưu tâm
đọc hằng ngày.

18


Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích với phụ huynh là
việc vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở
đây là giáo viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung
tuyên truyền thiết thực, thu hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực
hiện.
IV. Tính mới của giải pháp
Một trong những lí do tôi lựa chọn nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non vì đối với giáo viên mầm non việc
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không phải là vấn đề mới mẻ nhưng đây
là lĩnh vực ít đề tài khoa học nào nghiên cứu. Các biện pháp tôi đưa ra đều bảo
đảm tính mới. Trên thực tế giáo viên trong trường tôi có rất nhiều tài liệu hướng
dẫn tham khảo về vấn đề này nên tôi đã dành thời gian lựa chọn, xác định được
nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, từ đó tôi hướng dẫn
giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục tích hợp để lồng ghép tích hợp vào các
hoạt động cho phù hợp.
Tôi khẳng định những biện pháp này có khả năng áp dụng và phát triển
rộng rãi ở tất cả các trường mầm non trong địa bàn huyện. Với từng điều kiện
thực tế của nhà trường, tùy vào khả năng của giáo viên và học sinh mà mức độ

áp dụng có sự chênh lệnh phù hợp, trong mỗi biện pháp tôi đã trình bày rất chi
tiết cách áp dụng sáng kiến giúp giáo viên có thể dễ dàng thực hiện.
Bản thân giáo viên phải có kiến thức, linh hoạt, nhạy bén, trong việc lựa
chọn nội dung lồng ghép giáo dục, lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ. Đồng
thời phải có kiến thức về việc sơ cứu ban đầu khi trẻ gặp phải tai nạn thương
tích. Phải là người tâm huyết với nghề, yêu trẻ, có sự bao quát tốt và xử lý tình
huống tốt nếu không may trẻ gặp phải những chấn thương ngoài mong muốn.
19


Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về một số loại tai nạn thương tích, đồ
dùng đồ chơi, một số nơi có nguy cơ sảy ra tai nạn thương tích cũng như có một
số kĩ năng trong việc phòng chống tai nạn thương tích sảy ra cho bản thân và
bạn bè xung quanh.
Phụ huynh phải nhiệt tình tham gia và kết hợp giáo dục trẻ tại gia đình
những kiến thức, biểu tượng sơ đẳng về tai nạn thương tích, từ đó trẻ có thể tự
mình tránh xa những nơi nguy hiểm, những vật dụng nguy hiểm.
Việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp đảm bảo được sự an toàn cho
trẻ, giảm thiểu một cách tối đa các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho các con
là việclàm thiết yếu, cần được đặt lên hàng đầu đối với các cơ sở giáo dục mầm
non. Nó có thể giúp cho chúng ta loại bỏ được rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây
nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, bảo đảm cho các con “Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui”.
Việc lồng ghép các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt
động trong ngày của trẻ giúp trẻ ý thức tốt hơn có thêm những kỹ năng sống và
kỹ năng xử lý cũng như kỹ năng nhận biết các nguy cơ gây ra tai nạn thương
tích cho bản thân, để từ đó tự bảo vệ mình trong các hoạt động cũng như cuộc
sống hiện tại và là hành trang cho tương lai xa hơn của các con.
Việc kết hợp với phụ huynh trong công tác giúp trẻ biết nhiều kiến thức và
kỹ năng hơn để trẻ tự mình bảo vệ mình và tránh xa những nguy cơ gây tai nạn

thương tích là một việc làm cần thiết và thường xuyên, vì nếu không có sự quan
tâm, phối hợp với phụ huynh thì dù giáo viên có làm tốt vẫn không thể nào hoàn
thành được nhiệm vụ của mình và trẻ cũng sẽ không phát triển một cách toàn
diện và tốt nhất được.
Các biện pháp trên nếu được kết hợp hài hòa, dàn trải theo từng khả năng
của từng lứa tuổi thì việc hình thành các thói quen, kỹ năng nhận biết và kỹ năng
tự phòng tránh tai nạn thương tích thì sẽ có kết quả rất tốt và thiết thực.
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trẻ mầm non rất hiếu động, trẻ rất hay nghịch ngợm và thường làm theo ý
thích của mình.
Vì địa phương nơi trường hoạt động là nông thôn nên bên cạnh những phụ
huynh học sinh chưa có điều kiện quan tâm tới con em mình. Chưa nhận thức
được đầy đủ về tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
nên chưa sát sao tới trẻ như thường cho trẻ ăn hoa quả có hột nhưng lại không
bỏ hột đi cho trẻ; hay cho trẻ nghịch những vật sắc nhọn; đi học đi chơi một
mình…,
Từ thực trạng trên để đảm bảo an toàn cho trẻ tuyệt đối cho trẻ cả ở nhà
cũng như ở trường tôi đã áp dụng một số biện pháp “ Phòng tránh tai nạn thương
tích một cách đồng bộ linh hoạt đã mang lại hiệu quả đáng kể. Giáo viên tổ chức
hoạt động có lồng ghép tích hợp nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ một cách hiệu quả. Đa số trẻ có kỹ năng cũng như thái độ đúng đắn từ đó

20


hình thành ý thức trong từng việc làm của bản thân. Phụ huynh quan tâm, tích
cực kết hợp với giáo viên, với trường trong việc phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ.cho trẻ ở lớp tôi và cảcủa phụ huynh trong việc bảo vệ tính mạng của trẻ
đã trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm của bậc học mầm non nói riêng.
Sau khi áp dụng các biện pháp giúp trẻ phòng tránh tai nạn thương tích.Lớp

Mầm 1 trường Mầm non Sơn Ca. Xã Dray Sáp. Huyện Krông Anatôi đã thu
được kết quả rất khả quan, điều đó được thể hiện cụ thể như sau.
Từ kết quả thu được qua khảo nghiệm, cho thấy trẻ đã thay đổi, có kỹ năng
phòng tránh và biết nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn thương tích cho
mình, đồng thời biết nhắc nhở bạn khi gặp các nguy cơ đó, qua bảng thống kê
cho thấy tỷ lệ % ở cuối năm tăng đáng kể so với đầu năm. Đặc biệt 100% trẻ đã
biết tự mình nhận ra những mối nguy hiểm về tai nạn thương tích, từ đó biết
tránh xa chúng, giảm thiểu được rất nhiều vấn đề tai nạn thương tích trong lớp
học trường học cũng như ở gia đình.
Dựa trên kết quả khảo nghiệm và những biện pháp được áp dụng nghiên
cứu, tôi đã thu kết quả cụ thể như sau:
- Đối với bản thân.
Trải qua thời gian nghiên cứu đề tài, tôi thấy mình tự tin hơn rất nhiều
trong công tác hướng dẫn trẻ biết về nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích
cũng như cách phòng tránh chúng, đồng thời cũng tự mình học hỏi để nâng cao
hơn về kiến thức cũng như kỹ năng xử lý tình huống khi không may các cháu
trong lớp gặp phải tai nạn thương tích. Bên cạnh đó nhờ những kiến thức nghiên
cứu qua sách báo và tài liệu tôi có thể tự tin hơn trong công tác phối hợp và
tuyên truyền phụ huynh về tai nạn thương tích trong trường học cũng như tại gia
đình, được phụ huynh tin cậy và ủng hộ.
Biết sử dụng các vật liệu để làm đồ dùng dạy học sao cho phù hợp, an toàn
đối với trẻ, biết sắp xếp phù hợp cho môi trường trong và ngoài lớp tốt hơn, đảm
bảo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ hiệu quả nhất.
- Đối với trẻ.
Đa số trẻ đã biết tự mình nhận ra và tránh xa những đồ dùng đồ chơi,
những vật dụng nguy hiểm để bảo vệ bản thân trước nguy cơ gây nên tai nạn
thương tích đối với mình. Và từ đó hình thành cho trẻ những kỹ năng sống tốt
hơn, biết giúp đỡ bạn bè nhiều hơn, biết nhắc nhở bạn cùng nhau tránh xa những
nơi nguy hiểm, tạo sự đoàn kết trong lớp học.
- Đối với phụ huynh.

Phụ huynh rất phấn khởi, giúp đỡ và phối hợp nhiệt tình, giáo dục trẻ là
giúp trẻ hình thành những kỹ năng tốt hơn trong việc phòng tránh những tai nạn
thương tích thường gặp ở gia đình cũng như ở trường học, tạo sự vui vẻ, thân
thiết giữa giáo viên và phụ huynh.

21


Phần thứ ba: kết luận, kiến nghị:
I. Kết luận:
Đảm bảo an toàn cho trẻ là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng
hàng ngày đối với tất cả mọi người. Bản thân là một giáo viên mầm non, tôi luôn
tìm tòi tạo ra một môi trường vui chơi và học tập đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
trẻ và luôn xác định đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn
chuẩn bị cho trẻ về không gian, môi trường, đồ dùng, đồ chơi đủ cho trẻ hoạt
động hằng ngày mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động và an toàn đối với
trẻ. Qua việc thực hiện áp dụng các biện pháp trên tôi thấy trẻ được vui chơi
thỏa thích, thỏa mãn nhu cầu được tìm hiểu thế giới xung quanh mà trong thế
giới đó không có sự nguy hiểm với trẻ. Đồng thời trẻ biết xử lý hoăc tránh xa
những mối nguy hiểm tốt hơn sau những kiến thức mà giáo viên đã dạy, những
kỹ năng mà cô đã hướng dẫn.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một việc làm nếu muốn thành
công thì đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, giáo viên và phụ
huynh cùng tham gia, có như vậy mới tạo được hiệu quả một cách tốt nhất. Từ
việc trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích, cũng
như có kỹ năng xử lý những tai nạn đó sẽ giúp cuộc sống vui hơn, mỗi ngày đến
trường thêm sự hứng khởi, thoải mái hơn. Đây chính là mong muốn chung
không chỉ gia đình, nhà trường mà của toàn xã hội, trong một xã hội văn minh,
phát triển thì càng cần có những mầm non tương lai tốt cả về kiến thức lẫn thể
chất, và chúng ta phải bắt tay ngay vào bậc học quan trọng đầu tiên đó là bậc

mầm học mầm non.
II. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên :
+ Cô giáo phải tận tâm với nghề, luôn yêu thương trẻ một cách chân thành
như con em mình. Phải theo dõi sát sao, đánh giá kịp thời những việc đã làm
được và chưa làm được để có kế hoạch và sự điều chỉnh kịp thời.
+ Có sự quan sát tốt, luôn giám sát trẻ trong mọi hoạt động và có kỹ năng
xử trí ban đầu khi gặp tai nạn thương tích. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả
về thể xác lẫn tinh thần trong thời gian trẻ ở trường.
+ Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để đi đến sự thống nhất trong việc
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
+ Luôn giáo dục lồng ghép các nội dung và dạy trẻ các kiến thức cơ bản về
cách phòng tránh, nhận biết các nguy cơ gây tai nạn cho bản thân để trẻ tự biết
bảo vệ bản thân khi cần thiết.
+ Luôn luôn học hỏi để nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ đồng thời rèn luyện cho mình tính cẩn thận, chu đáo hơn trong công
tác chăm sóc trẻ.
+ Thực hiện tốt thông tư 13/2010/TT-BGD&ĐT về việc đảm bảo an toàn
cho trẻ. Tạo được niềm tin đối với nhà trường cũng như với phụ huynh.
22


- Đối với nhà trường:
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các tiết hoạt động mẫu có lồng ghép
tích hợp nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên tham
dự để học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
+ Đầu tư và nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất trong và ngoài lớp,
tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và trẻ hoạt động dạy học và vui chơi an toàn,
thoải mái, đạt kết quả cao.Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng và tu sửa các trang
thiết bị, cơ sở vật chất nhà trường để tránh những tai nạn đánh tiếc sảy ra.

+ Xử lý những tình huống sự cố về tai nạn thương tích kịp thời để phụ
huynh yên tâm khi gửi con tại trường.
- T ạ o điều kiện cho giáo viên được học tập và nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay.
- Đối với địa phương:
+ Quan tâm sâu sắc hơn nữa đến ngành học mầm non. Tuyên truyền rộng
rãi các nội dung liên quan đến tai nạn thương tích trong trường mầm non cũng
như trong gia đình và các hoạt động ngoài xã hội để mọi người mọi nhà cũng
chung tay hỗ trợ, giúp đỡ cho các con trong việc phòng tránh tai nạn thương
tích.
+ Tham gia các buổi họp giao ban với trưởng các ban ngành đoàn thể và
tìm ra các giải pháp tốt nhất giúp giảm thiểu tai nạn thương tích trong trường
học.
- Đối với ngành giáo dục:
+ Mở các lớp tập huấn chuyên đề cho giáo viên học tập, rèn luyện thêm các
kỹ năng xử trí ban đầu về tai nạn thương tích, từ đó giáo viên tự tin hơn trong
công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Đầu tư thêm kinh phí cho ngành học mầm non, hỗ trợ thêm các trang
thiết bị vui chơi ngoài trời đẹp- an toàn với trẻ để đáp ứng được nhu cầu, mong
muốn được vui chơi của trẻ mầm non
Trên đây là một số biện pháp phòng – Tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 –
4 tuổi ở trường mầm non
Dray sáp, ngày 02tháng 4 năm 2019
Người viết sáng kiến

H’ Ruôi Niê Kdăm

23



NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
( Ký tên, đóng dấu)

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
( Ký tên, đóng dấu)

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT

Tên tài liệu

Tác giả

1

Chương trình bồi dưỡng giáo dục thường
xuyên cho giáo viên năm học 2017-2018
chuyên đề: Đảm bảo an toàn và phòng tránh

TNTT trong các cơ sở giáo dục mầm non của

2

“Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích
cho học sinh”

3

Bộ sách dạy trẻ 3 - 4 tuổi kĩ năng phòng
chống tai nạn thương tích,

4

Vũ Mạnh Quỳnh. Nhà
Tư vấn ứng xử sư phạm với trẻ ở độ tuổi mẫu xuất bản Thời Đại.
giáo.

5

Một số bài tuyên truyền về phòng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ . Trên intermet

6

Diễn đàn về phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ trong trường mầm non
/>
7


8

Trang web: tailieu.vn

Trang Google.com

25

TThs. Bs Đỗ Yến Khanh

Lê Tiến Thành do NXB
giáo dục xuất bản năm
2011.
Nhà xuất bản Đồng Nai.


×