TCNCYH 22 (2) - 2003
Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt
hàng ngày ở bệnh nhân liệt nửa ngời sau tai biến
mạch máu no tại cộng đồng
Cao Minh Châu
Bộ môn PHCN - Đại học Y Hà Nội
Trong nghiên cứu này tác giả và cộng sự đã đánh giá chức năng vận động, chủ yếu tập trung
chức năng sinh hoạt hàng ngày, của những ngời sau tai biến mạch máu não tại cộng đồng. Tác
giả đã đánh giá 269 ngời bị tai biến mạch máu não đang sống tại 5 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà
Nam, Ninh Bình, Hoà Bình là những nơi đang triển khai chơng trình phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng do AIFO (Italy) tài trợ. Tiêu chuẩn đánh giá theo bảng điểm của Barthel. Qua nghiên
cứu tác giả và cộng sự cho thấy tỷ lệ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày sau 1 năm là 46,84%,
không có sự khác biệt giữa 2 bên bán cầu não bị tổn thơng. Những ngời trẻ có tiến bộ nhanh hơn
những ngời lớn tuổi.
I. Đặt vấn đề
Tai biến mạch máu não luôn là một vấn đề
đợc y học nói chung và y học phục hồi chức
năng nói riêng quan tâm. Đây là một bệnh phổ
biến đứng hàng thứ ba sau ung th và tim mạch
[6]. Số ngời bị tai biến mạch máu não đợc
cứu sống ngày càng nhiều nhng tỷ lệ di chứng
ngày càng cao. Sau giai đoạn cấp cứu ngời
bệnh đợc trở về gia đình và cộng đồng để tiếp
tục phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng là một biện pháp chiến lợc
để đáp ứng nhu cầu và cải thiện chất lợng
cuộc sống của ngời tàn tật nói chung và ngời
tai biến mạch máu não nói riêng. Độc lập trong
sinh hoạt hàng ngày là một giai đoạn hết sức
quan trọng giúp ngời tai biến mạch máu não
tái hội nhập xã hội, cải thiện chất lợng cuộc
sống [1,2]. Mức độ độc lập trong sinh hoạt
hàng ngày của ngời tai biến mạch máu não
sau khi họ xuất viện trở về với cộng đồng và
gia đình ra sao từ trớc đến nay ở nớc ta cha
có một nghiên cứu nào đầy đủ toàn diện. Vì
vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mô
tả thực trạng mức độ độc lập trong sinh hoạt
hàng ngày của ngời tai biến mạch máu não,
góp phần đẩy mạnh chơng trình Phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng tại 5 tỉnh: Hà Nam,
Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hoà Bình do
tổ chức AIFO tài trợ. Đặc biệt nghiên cứu giúp
ngời tàn tật cải thiện chức năng sinh hoạt
hàng ngày của họ tốt hơn.
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá mức độ độc
lập trong sinh hoạt hàng ngày của ngời tai
biến mạch máu não tại 5 tỉnh đã triển khai
chơng trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng do AIFO tài trợ.
II. Đối tợng và phơng pháp
nghiên cứu
1- Đối tợng nghiên cứu:
Gồm 269 bệnh nhân sau tai biến mạch máu
não đợc chọn ngẫu nhiên ở năm tỉnh có triển
khai chơng trình Phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng do AIFO tài trợ là Hà Nam, Nam
Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hoà Bình.
Tiêu chuẩn chọn lựa: tất cả bệnh nhân liệt
nửa ngời do tai biến mạch máu não đã đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán (theo WHO) nằm tại bệnh
viện về, những ngời này thuộc diện quản lý
của chơng trình phục hồi chức năng dựa vào
54
TCNCYH 22 (2) - 2003
cộng đồng, tuổi lớn hơn 16, có phiếu theo dõi
và tên trong danh sách tại các trạm y tế xã.
Loại trừ những ngời liệt nửa ngời không
có đủ các tiêu chuẩn tai biến mạch máu não và
nhỏ hơn 16 tuổi.
Cỡ mẫu đợc tính theo công thức:
2
2
1-
2
(1
Z.
PP
n
e
=
)
trong đó:n là số ngời tai biến mạch máu
não cần nghiên cứu
P là tần suất sau tai biến mạch máu não độc
lập trong sinh hoạt hàng ngày với P = 0,5
e là khoảng sai lệch cho phép, e = 14% của
P và tính ra e = 0,07
là mức ý nghĩa thống kê,
= 0,05
1
2
Z
là giá trị tới hạn của phân bố chuẩn,
= 0,05 thì
Z
= 1,96
1
2
chúng tôi tính đợc n = 196.
Trong khoảng thời gian từ 1/2001 đến tháng
12/2001 chúng tôi chọn đợc 269 ngời để
nghiên cứu. Chọn ngẫu nhiên theo danh sách
của năm tỉnh có chơng trình phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng.
2. Phơng pháp nghiên cứu cắt ngang mô
tả:
Thiết kế phiếu điều tra dựa trên thang điểm
của Barthel. Nội dung liên quan đến các loại
hoạt động chức năng trong sinh hoạt hàng ngày
gồm ăn uống, tắm giặt, vệ sinh, thay quần áo,
di chuyển
Đánh giá theo thang điểm của Barthel
(Barthel index scoring), đánh giá trớc can
thiệp và sau một năm.
Độc lập hoàn toàn: 95 - 100 điểm
Trợ giúp ít: 65 - 94 điểm
Trợ giúp trung bình: 64 - 25 điểm
Phụ thuộc hoàn toàn: 24 - 0 điểm
3- Mô tả kỹ thuật
Phơng pháp phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng [5] là phơng pháp hiện nay đợc áp
dụng rộng rãi trên thế giới đặc biệt là ở các
nớc đang phát triển, các nớc nghèo. Trong
phơng pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng: tất cả các nguồn đều dựa vào cộng đồng
nh:
Nguồn nhân lực: Thân nhân gia đình ngời
tàn tật, cán bộ y tế thôn bản, các tình nguyện
viên Những ngời này đợc chuyển giao kiến
thức, kỹ năng về phục hồi chức năng cho ngời
tàn tật và đợc trang bị tài liệu huấn luyện.
Nguồn kinh phí: khi cần mua sắm các dụng
cụ phục hồi chức năng hoặc nguồn vật liệu để
làm dụng cụ cần một số kinh phí ít ỏi thì bà
con quyên góp hoặc chính quyền địa phơng
trích phần kinh phí để giúp ngời tàn tật.
Các dụng cụ phục hồi chức năng đợc sử
dụng ở đây là các dụng cụ tự tạo từ những
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phơng nh gỗ,
tre, mây song, cây tầm vông Các tình nguyện
viên đợc hớng dẫn theo mẫu để làm nên các
thanh song song, khung tập đi, nạng, gậy và
các dụng cụ trợ giúp khác cho ngời tàn tật,
ngời liệt bán thân.
Những ngời liệt bán thân đợc tập luyện
theo một phơng pháp Bobath có nghĩa là sử
dụng các bài tập vận động di chuyển và các bài
tập thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng
ngày theo một trình tự và theo mẫu do ngời
thân gia đình hoặc tình nguyện viên thực hiện
dới sự giám sát và giúp đỡ của cán bộ phục
hồi chức năng chuyên khoa.
Đánh giá kết quả sau 3 tháng, 6 tháng, 9
tháng, 1 năm Tuy nhiên do tình trạng tàn tật,
trong thời gian ngắn sự tiến bộ không đáng kể.
Đánh giá do ngời nghiên cứu thực hiện theo
thiết kế và dựa vào thang điểm Barthel.
55
TCNCYH 22 (2) - 2003
4. Xử lý số liệu theo chơng trình Epi - info
6.0, thuật toán Test X
2
:
III. Kết quả
1. Đặc điểm chung về ngời tai biến mạch
máu não
Bảng 1: Phân bố theo tuổi và giới
Giới tính Nam Nữ Tổng số
Nhóm
tuổi
n % n % n %
16 - 44 7 2,60 3 1,12 10 3,72
45 - 59 24 8,92 15 5,58 39 14,50
60 - 74 95 35,32 50 18,58 145 53,90
75 - 89 46 17,10 29 10,78 75 27,88
Tổng 172 63,94 97 36,06 269 100,00
Nhận xét: Nam tỷ lệ nhiều hơn nữ chiếm
63,94%
Nhóm tuổi 60 - 74 chiếm tỷ lệ cao nhất
53,90%
Bảng 2: Phân bố theo bên liệt và giới tính
Bên liệt Phải Trái
Giới tính n % n %
P
Nam 92 53,49 80 46,51
Nữ 45 46,39 52 53,61
Tổng số 137 50,93 132 49,07
>0,05
Nhận xét: Tỷ lệ liệt nửa ngời bên phải và
bên trái ở hai giới không có sự khác biệt (P >
0,05)
Bảng 3: Phân bố theo loại tổn thơng
Loại tổn thơng não n %
Nhồi máu não 32 11,90
Chảy máu não 24 8,92
Không xác định 213 76,18
Tổng số 269 100,00
Nhận xét: Tỷ lệ nhồi máu não cao hơn chảy
máu não, tỷ lệ không xác định chiếm cao nhất.
Đánh giá độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
của ngời tai biến mạch máu não đợc điều tra
Bảng 4: Mức độ độc lập trong sinh hoạt
hàng ngày
Trớc can thiệp Sau can thiệp 1
năm
Mức độ độc
lập
n % n %
Độc lập hoàn
toàn
14 5,2 126 46,84
Trợ giúp ít 88 32,72 73 27,14
Trợ giúp
trung bình
103 38,29 54 20,07
Phụ thuộc
hoàn toàn
64 23,79 16 5,95
Tổng số 269 100,00 269 100,00
Nhận xét: Sau phục hồi chức năng mức độ
độc lập trong sinh hoạt hàng ngày chiếm tỷ lệ
cao 46,84% (với P<0,01).
Bảng 5: Mức độ độc lập trong sinh hoạt
hàng ngày theo giới tính (n = 269)
Giới tính Nam Nữ
Mức độ n % n %
P
Độc lập
hoàn toàn
86 50,00 40 41,24
Trợ giúp ít 48 27,91 25 25,77
Trợ giúp
trung bình
32 18,60 22 22,68
>
0,05
Phụ thuộc
hoàn toàn
6 3,49 10 10,31 <
0,05
Tổng số 172 100,00 97 100,00
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về mức độ độc lập trong sinh hoạt
hàng ngày giữa hai giới (P > 0,05). Tuy nhiên ở
nữ giới mức độ phụ thuộc hoàn toàn tỷ lệ lớn
hơn nam giới (10,31%) (P < 0,05).
56
TCNCYH 22 (2) - 2003
Bảng 6: Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo bên liệt (n = 269)
Bên liệt Phải Trái
Mức độ n % n %
P
Độc lập hoàn toàn 70 51,09 56 42,42
Trợ giúp ít 37 27,01 36 27,27
Trợ giúp trung bình 23 16,79 31 23,49
Phụ thuộc hoàn toàn 7 5,11 9 6,82
Tổng số 137 100,00 132 100,00
> 0,05
Nhận xét: Không có sự khác biệt trong độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày theo bên liệt (P >
0,05)
Bảng 7. Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo tuổi (n = 269)
Mức độ
Độc lập
hoàn toàn Trợ giúp ít
Trợ giúp
trung bình
Phụ thuộc
hoàn toàn Tổng số
Tuổi n % n % n % n % n %
16-44 6 60,00 4 40,00 0 0 0 0 10 100,00
45-59 26 66,67 7 17,95 6 15,38 0 0 39 100,00
60-74 69 47,59 45 31,03 25 17,24 6 4,14 145 100,00
75-89 25 33,33 17 22,67 23 30,67 10 13,33 75 100,00
Nhận xét: Mức độ phụ thuộc hoàn toàn ở
nhóm tuổi cao tỷ lệ nhiều hơn nhóm tuổi trẻ (sự
khác biệt có ý nghĩa P <0,05).
Bảng 8: Mức độ độc lập trong sinh hoạt
hàng ngày của nhồi máu não và chảy máu
não:
Loại tổn thơng
não
Nhồi
máu não
Chảy
máu não
P
Mức độ n % n %
Độc lập hoàn toàn 13 40,636 11 45,84
Trợi giúp ít 12 37,50 8 33,33
Trợ giúp trung
bình
5 15,62 3 12,50
Phụ thuộc hoàn
toàn 2 6,25 2 8,33
Tổng số 32 100,00 24 100,00
>0,05
Nhận xét: Không có sự khác biệt về mức độ
độc lập trong sinh hoạt hàng ngày giữa nhồi
máu não và chảy máu não (P >0,05)
IV. Bàn luận
1. Bàn về đặc điểm của ngời TBMMN:
Qua kết quả từ bảng 1 ta thấy nhóm tuổi 60-
74 chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,90%, nam giới
gặp nhiều hơn nữ và gấp 1,77 lần. Kết quả này
cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Thuỳ
Hơng nhóm tuổi 60 - 74 chiếm 53% [4]. Một
số tác giả khác của nớc ngoài nh Samuelsson
M, Machluva S thì tỷ lệ nam giới mắc nhiều
hơn nữ giới, có thể do nam giới hút nhiều thuốc
và uống nhiều rợu hơn nữ giới [11].
Kết quả thu đợc từ bảng 2 cho thấy tỷ lệ
liệt nửa ngời bên phải và trái ở hai giới không
có gì khác biệt (50,93% so với 49,07%). Tuy
nhiên ở một số nghiên cứu khác thì tỷ lệ này có
dao động. Theo Flick CL liệt nửa ngời phải
57
TCNCYH 22 (2) - 2003
cao hơn bên trái (54,32% bên phải so với
45,68% bên trái) [7]. Về tổn thơng não các tác
giả nớc ngoài cho rằng tỷ lệ nhồi máu não cao
hơn tỷ lệ chảy máu não nh Granger C.V,
Nakayama. H cho nhồi máu não chiếm 80%
còn chảy máu não 20% [7,9]. Trong nghiên
cứu của chúng tôi nhồi máu não 11,90%, chảy
máu não 8,92 %. Theo Nguyễn Văn Đăng tỷ lệ
nhồi máu não/ chảy máu não = 2 [3].
2. Bàn về mức độ độc lập sinh hoạt hàng
ngày:
Kết quả của chúng tôi qua bảng 4, mức độ
độc lập hoàn toàn chiếm 46,84%. Kết quả này
có sự khác biệt so với Gresham 69% [9],
Motegi.A 62%, Schutte 61%. Tỷ lệ độc lập
hoàn toàn của họ cao hơn có lẽ do kinh tế, văn
hoá của họ phát triển hơn nên ngời bệnh đợc
chăm sóc và PHCN sớm hơn. Về giới tính và vị
trí bên liệt, loại tổn thơng cũng không ảnh
hởng nhiều đến mức độ độc lập trong sinh
hoạt hàng ngày. Tuổi càng cao thì khả năng
độc lập càng giảm. Các kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với nhiều tác giả thế
giới [10].
Phơng pháp phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng [5] là phơng pháp u việt nhất so
với phơng pháp phục hồi chức năng tại viện,
tại trung tâm. Nhờ có phơng pháp này, các
nhu cầu của ngời tàn tật đợc đáp ứng. Ngời
tàn tật đợc phục hồi không chỉ về lĩnh vực y
học mà còn các lĩnh vực xã hội và kinh tế cũng
đợc phục hồi.
Về lĩnh vực y học: ngời tàn tật đợc phục
hồi các chức năng di chuyển, chức năng sinh
hoạt hàng ngày, phòng ngừa đợc các tàn tật
thứ cấp.
Về lĩnh vực xã hội: ngời tàn tật đợc sống
trong tình thơng của gia đình, đợc đùm bọc
của cộng đồng, đợc tham gia các hoạt động
của gia đình và cộng đồng.
Về kinh tế: ngời tàn tật có công ăn việc
làm phù hợp với hoàn cảnh tàn tật của mình, có
thu nhập ngời tàn tật làm giảm nhẹ gánh nặng
cho gia đình và cộng đồng.
Trong đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu
một phần nhỏ của phơng pháp phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng là đánh giá chức năng
sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân liệt nửa
ngời do tai biến mạch máu não.
V. Kết luận
- Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
chiếm tỷ lệ cao 46,84%. Mức độ phụ thuộc ở
nữ cao hơn ở nam (với p<0,05).
- Không có sự khác biệt về mức độ độc lập
trong sinh hoạt hàng ngày theo bên liệt (p
>0,05)
- Mức độ phụ thuộc của nhóm ngời cao
tuổi nhiều hơn trẻ (13,33% so với 4,14% với
P<0,05)
- Không có sự khác biệt giữa chảy máu não
và nhồi máu não về CNSHHN
Tài liệu tham khảo
1. Trần Văn Chơng, Nguyễn Xuân Nghiên,
Cao Minh Châu (1996), Đánh giá kết quả
PHCN vận động của BN liệt nửa ngời do
TBMMN. Kỷ yếu công trình NCKH, bệnh viện
Bạch Mai Nhà xuất bản Y học 1, Tr 219-224.
2. Trần Văn Chơng, Nguyễn Xuân Nghiên
(1999), Kết quả PHCN tại nhà cho bệnh nhân
liệt nửa ngời trong chơng trình PHCN dựa
vào cộng đồng, Kỷ yếu công trình nghiên cứu
khoa học, Hội PHCNVN, Nhà xuất bản Y học
số 6, Tr 65-67
3. Nguyễn Văn Đăng (1996), Góp phần
nghiên cứu dịch tễ học TBMMN 1991-1995,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr1-22.
4. Nguyễn Thuỳ Hơng (1998), Tình hình
bệnh nhân TBMMN nằm tại viện Lão khoa
trong 4 năm 1994-1997. Kỷ yếu công trình
nghiên cứu khoa học, viện Lão khoa, Nhà
XBYH, Tr 151-155.
5. Nguyễn Xuân Nghiên, Trần Trọng Hải,
Cao Minh Châu và CS (1996), Phục hồi chức
58
TCNCYH 22 (2) - 2003
năng dựa vào cộng đồng, Nhà xuất bản Y học
1996, chơng IV, Tr 20 - 33.
6. Bobath.B (1990) Adult hemiplegia:
Evaluation and treatment. Heinemenn (3rd edn)
7- Flick CL. (1999), Stroke rehabilitation.
Arch phys Med Rehabil pp21-26
8. Granger C.V Hamilton B.B (1992),
Discharge outcome after stroke rehabilitation.
Stroke 23 pp 978-982
9. Gresham GE. (1980): ADL status in
stroke: relative merits of three standard indexs.
Arch phys Med Rehabil, 61 pp355-358
10. Nakayama H, Jorgensen H (1994), The
influence of age on stroke outcome-The
Copenhagen stroke study. Stroke 25, pp 808-
813
11. Samuelsson M (1996), Functional
outcome in patients with stroke, Stroke 31 pp
42-46.
Summary
Assessment of the Activities of Daily living in
hemiplegics after stroke
Our study is an evaluation of functional capacity after stroke with special emphasis on activities
of daily living. In this study there were 269 patients after stroke living in 5 provinces where have
been implemented CBR programme sponsored by AIFO (Italy).
The criteria of evaluation were following the Barthel index scoring. It found that independent level
in ADL is 46,84%. There is no difference of ADL in two sides of affected one age seemed to have
an effect on the recovery of patients with moderately severe and severe impairment. The younger
patients showed greater improvement than older ones with equivalent impaiment.
59