Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thăm bảo tàng cá voi đảo Phú Quý docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.96 KB, 4 trang )

Thăm bảo tàng cá voi đảo Phú Quý
Vậy là sau gần 20 năm kể từ khi các nhà nghiên cứu di tích thuộc Bảo tàng Bình
Thuận lập hồ sơ khoa học, trình Nhà nước xếp hạng di tích cấp Quốc gia vạn An
Thạnh (thôn Triều Dương, xã Tam Thanh, Phú Quý) đã phát hiện nhiều bộ xương
cá voi, trong đó có một bộ lớn và đề xuất phục dựng nguyên vẹn để tiện việc thờ
cúng và tham quan của nhân dân.
Đến nay dự án đã được tiến hành ở cả hai phần việc là xây dựng nhà trưng bày và phục
dựng thành công 6 bộ xương cá voi (1 bộ xương lớn cùng 5 bộ vừa).
Nhà trưng bày đã được xây dựng xong năm 2010, rút kinh nghiệm từ nhà trưng bày bộ
xương ở vạn Thủy Tú Phan Thiết, quá chật khi có lễ hội cầu ngư, đội chèo bả trạo di
chuyển xung quanh rất khó khăn. Nên nhà trưng bày ở vạn An Thạnh được xây dựng lớn
hơn, để đảm bảo cho lễ hội và công chúng thưởng lãm lễ hội ngay trong nhà trưng bày.
Hiện nay Viện Hải dương học Nha Trang đang tiến hành phục dựng đồng thời 6 bộ
xương. Bộ xương lớn nhất là cá nhà táng thuộc họ cá voi, sau khi phục dựng dài 15m; 3
bộ xương cá heo khác loài và hai bộ xương cá voi loại nhỏ, dài khoảng 3m, ngư dân
thường gọi là cá ông Chuông.
Theo tài liệu nghiên cứu ở Viện Hải dương học, cá nhà táng thuộc họ cá voi là loài động
vật có vú (lớp Mammalia) sống ở biển, có kích thước to lớn, thân nhiệt cao, thở bằng
phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Cá voi và cá heo rất thông minh và thân thiện với con
người, nhiều nơi chúng đã từng hợp tác với ngư dân để khai thác cá. Hiện nay, tại các
nước tiên tiến, cá heo được huấn luyện để cứu người ở những bãi tắm đông khách.
Cá nhà táng (còn gọi là cá voi đầu to) thuộc bộ cá voi (Cetacea), bộ phụ cá voi có răng
(Odontoceti), họ cá nhà táng (Physeteridae). Chúng có vùng phân bố rất rộng, từ vùng
xích đạo đến Bắc và Nam bán cầu, kể cả vùng biển Địa Trung Hải. Con mới sinh có
chiều dài từ 3,5 – 4,5m, trọng lượng khoảng 1 tấn. Con trưởng thành thường có chiều dài
15 -17m (nặng khoảng 45 – 55 tấn), con lớn nhất được biết có chiều dài 18m nặng đến 57
tấn.

Cá nhà táng có thể lặn lâu trong nước đến 50 phút hoặc hơn, khi ngoi lên mặt nước để thở
chúng thường phun ra cột nước cao 3 – 5m. Loài này có thể lặn sâu đến hơn 1.000m, đã
có trường hợp tìm thấy chúng lặn sâu đến 3.200m. Cá nhà táng có khả năng định vị bằng


thính giác và âm thanh.
Cá nhà táng đực rất hung dữ, chúng ăn những loài cá lớn, mực, cá đuối, cá mập nhỏ… và
khi bảo vệ đàn cái và con chúng có thể tấn công cả người và tàu thuyền loại nhỏ trên
biển. Tuổi thọ trung là 50 – 60 tuổi.
Cá nhà táng là đối tượng kinh tế, trước đây từng bị săn bắt (ở một số nước) để lấy dầu
mỡ, nhưng ngày nay nhiều tổ chức quốc tế kêu gọi bảo vệ loài cá voi này. Đặc biệt trong
trực tràng của chúng có chất “long diên hương” (ambergris) – một số người còn gọi là dãi
rồng vốn là hương liệu rất quý để sản xuất nước hoa cao cấp.
Trong 6 bộ xương phục dựng ở vạn An Thạnh, ngoài bộ xương cá nhà táng còn có hai bộ
xương cá ông Chuông cũng đã phục dựng xong. Răng khá lớn, hình nón hơi cong vào
phía trong, tiết diện tròn. Khoa học cho rằng cơ thể cá ông Chuông có dạng mình tròn
kéo dài, đầu tròn nhô ra phía trước trông giống quả chuông nên gọi là cá ông Chuông.
Còn ngư dân cho rằng có tên gọi đó là do khi cá voi lớn di chuyển thì thường có một số
cá con nhỏ đi theo hộ tống và rú lên tiếng kêu như những hồi chuông khi phun nước.
Trong thiên nhiên, màu sắc thường có màu xám đen với những vùng màu sáng hơn ở
phía bên dưới, đôi khi phía trước đầu có màu đậm hơn. Con trưởng thành có chiều dài tối
đa 5 – 6m (con đực lớn hơn con cái) và trọng lượng đến khoảng 1.500 – 2.000 kg. Con
mới sinh dài từ 1,50 – 2,10m.
Sau nhiều tháng thi công, hiện nay 6 bộ xương thuộc họ cá voi tại vạn An Thạnh đã hoàn
tất phần phục dựng, chỉ còn phần trang trí mỹ thuật và trưng bày hỗ trợ thêm tranh ảnh,
tài liệu nói thêm về loài cá này. Riêng bộ xương cá nhà táng khi phục dựng với chiếc đầu
lớn và dài, hai hàm răng nhọn và sắc bén, lởm chởm như răng cá mập trắng, trông thật
kinh khủng. Dự kiến đến cuối tháng 12 năm 2011, tức khoảng 20 ngày trước Tết Nguyên
đán Nhâm Thìn, dự án hoàn tất và sẽ đưa vào nghiệm thu để phục vụ nhân dân và khách
tham quan nghiên cứu.
Có thể nói đây là bảo tàng biển đầu tiên ở Việt Nam xây dựng ngay trên đảo. Nội dung
đầy đủ cả hai phần: văn hóa vật thể bao gồm các kiến trúc cổ có từ năm Tân Sửu 1781 và
đến nay thêm 6 bộ xương cá voi được trưng bày; văn hóa phi vật thể bao gồm các lễ nghi,
lễ hội, sắc phong, văn tế, thần phả… kết hợp với nhau tạo thành một bảo tàng văn hóa
biển rất phong phú, đáp ứng được nhu cầu khám phá về văn hóa biển của khách du lịch.


×