THẢO LUẬN MƠN LUẬT HÌNH SỰ (Phần chung) – BUỔI 6
CỤM 3: CÁC CHẾ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM
NHÓM: HLM GROUP – LỚP TM42A2
I. THÀNH VIÊN NHÓM
1. Nguyễn Thị Bích Hồng - 1753801011066
2. Nguyễn Mai Lan Hương - 1753801011069
3. Huỳnh Ngọc Loan - 1753801011106
4. Lê Thị Bích Loan - 1753801011107
5. Nguyễn Thị Thu Mai - 1753801011113
6. Nguyễn Văn Minh - 1753801011115
7. Nguyễn Thị Mỹ Mỹ - 1753801011121 (Nhóm trưởng)
II. NỘI DUNG BÀI LÀM
1. Nhận định
Nhận định 14: Bàn bạc, thỏa thuận trước về cùng thực hiện tội phạm là dấu
hiệu bắt buộc của đồng phạm.
Trả lời:
Nhận định sai.
Dựa theo khoản 1 Điều 17 BLHS 2015, đồng phạm là trường hợp có hai người
trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Vì vậy thỏa thuận, bàn bạc trước là một dấu
hiệu của đồng phạm nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Nhận định 17: Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi
phạm tội.
Trả lời:
Nhận định là sai.
Vì người thực hành ngồi việc trực tiếp thực hiện tội phạm, cịn có thể đồng thời
là người tổ chức, xúi giục.
Nhận định 19: Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm
hoàn thành là đồng phạm.
Trả lời:
Nhận định đúng.
Cơ sở pháp lý: Điều 17 BLHS 2015.
1
Vì giúp sức là tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm
nên hành vi giúp sức phải được thực hiện trước khi người thực hành thực hiện tội
phạm hoặc trong khi người thực hành thực hiện tội phạm.
Giúp sức để kết thúc tội phạm tức là hành vi giúp sức được tiến hành trước khi
tội phạm kết thúc. Vì vậy, có một số trường hợp hành vi giúp sức xảy ra ở giai đoạn đã
hoàn thành nhưng chưa kết thúc tội phạm thì vẫn bị coi là đồng phạm.
Ví dụ: A giết B, B chết, C giúp A tìm chỗ giấu xác của B. Như vậy, hành vi của
C là giúp sức trong khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc và C vẫn bị coi là
đồng phạm.
Nhận định 21: Đồng phạm phức tạp là phạm tội có tổ chức.
Trả lời:
Nhận định sai
Vì: Đồng phạm phức tạp khác phạm tội có tổ chức. Đồng phạm phức tạp là hành
vi phạm tội có sự tham gia của các loại tội phạm như người tổ chức, người xúi giục,..
bên cạnh người có vai trị thực hành. Phạm tội có tổ chức là có sự câu kết chặt chẽ
giữa những người thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 7 BLHS).
Nhận định 29. Phạm tội do phòng vệ quá muộn là phạm tội trong trường hợp
vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng.
Trả lời:
Nhận định sai.
Vì: Phịng vệ quá muộn là trường hợp có hành vi chống trả khi sự tấn công đã
thực sự chấm dứt trên thực tế. Cịn vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng là khi sự
tấn cơng vẫn cịn mà có sự chống trả vượt quá giới hạn cần thiết, được dựa vào những
căn cứ như tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại, mức độ thiệt hại, sức
mạnh, sức mãnh liệt của hành vi tấn cơng, tính chất mức độ của sự tấn cơng và khả
năng phịng vệ của bên tự vệ. Hơn nữa, phòng vệ quá muộn khơng được xem là phịng
vệ, mà vượt q phịng vệ chính đáng là phịng vệ nhưng hành vi vượt quá giới hạn
cần thiết.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 22 BLHS.
2. Bài tập
Bài tập 10:
Câu 1. Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản khơng? Nếu có thì mỗi người
thực hiện tội phạm ở vai trò nào, trách nhiệm ra sao?
Căn cứ theo Điều 17 BLHS hiện hành, có quy định về đồng phạm cụ thể về đồng
phạm
Theo đó, ta thấy ở trường hợp này thì có đồng phạm trong tội trộm cắp tài
sản, vì trước khi đến trộm cắp tài sản, A, B, C đã lên kế hoạch, thống nhất và cùng
nhau thực hiện hành vi trộm cắp này, tức là cùng 1 lúc có hơn 2 người thực hiện tội
phạm thỏa mãn các điều kiện của Luật quy định.
2
Về xác định vai trò của từng người trong vụ án theo quy định tại khoản 3 Điều
17 BLHS:
Cụ thể tại tình hình, tất cả bọn chúng cùng thống nhất lên kế hoạch thực hiện tội
phạm. Theo quy định của Luật thì người thực hành sẽ là người trực tiếp thực hiện tội
phạm, trong tình huống thì B và C được phân công trực tiếp lén vào nhà để lấy trộm
chiếc xe máy. Do đó, B và C là đồng phạm đóng vai trị thực hành. Cịn A được
phân cơng đứng ngồi cảnh giới có nghĩa là đứng ngồi để canh gác, quan sát đảm bảo
B, C an tâm vào thực hiện hành vi mà khơng có ai ngồi nhìn thấy. Áp dụng quy định
của Luật thì A là người giúp sức tạo điều kiện tinh thần cho việc thực hiện tội phạm.
Về mức độ trách nhiệm: Do 3 người A, B, C là đồng phạm trong tội trộm cắp tài
sản nên cả 3 cùng chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm.
Câu 2. Hành vi trộm cắp tài sản trong tình huống trên được thực hiện ở giai
đoạn nào?
Về giai đoạn thực hiện của hành vi trộm cắp tài sản thực hiện trong tình huống
trên, hành vi trộm cắp tài sản được quy định rõ tại Điều 173 – BLHS hiện hành
Ở tình huống trên ra thấy, trong lúc thực hiện hành vi lén lút trộm chiếc xe máy
thì B và C bị phát hiện do đó thì hành vi này đang ở giai đoạn là phạm tội chưa đạt.
Hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại và cũng là dấu
hiệu bắt buộc của tội trộm cắp tài sản. B và C thực hiện hành vi trộm cắp tài sản tuy
nhiên hành vi đang thực hiện thì bị phát giác, mặc dù chưa hoàn thành nhưng vẫn cấu
thành tội phạm bởi B và C đã có dấu hiệu dịch chuyển chiếc xe ra khỏi vị trí ban đầu.
Câu 3. Có đồng phạm trong tội giết người khơng? Tại sao?
Theo quy định về đồng phạm thì phải có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện
một tội phạm. Tuy nhiên trong trường hợp này, khi bị phát giác, sẵn dao ở trong người
C đã đâm chết anh thanh niên kia mà khơng có sự trợ giúp của B – người cùng thực
hiện hành vi trộm cắp trước đó. Đồng thời, việc gây thiệt hại về tính mạng trong tình
huống cũng khơng được bàn bạc trước đó nên khơng thỏa mãn quy định của Luật đưa
ra. Vì vậy, khơng có đồng phạm tội giết người trong trường hợp này.
Câu 4. Hành vi giết người trong tình huống trên được thực hiện ở giai đoạn
nào?
Về giai đoạn thực hiện của hành vi giết người trong tình huống trên. Hành vi
giết người được quy định cụ thể tại Điều 123 BLHS hiện hành.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu Giết người được hiểu là hành vi làm chết người
khác một cách cố ý và trái pháp luật. Tại tình huống này thì tội giết người đã ở giai
đoạn hồn thành vì C đã dùng dao thủ sẵn trong người và đâm chết anh thanh niên
đó. Hậu quả của tội phạm là chết người đã xảy ra, do đó hành vi giết người ở tình
huống này đã hồn thành.
Bài tập 12:
Câu 1: Trong tình huống trên quyền phịng vệ chính đáng có khởi phát
khơng?
* Điều kiện phịng vệ chính đáng khởi phát:
3
- Điều kiện phát sinh quyền phòng vệ:
+ Sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật: B rút dao đâm A sượt qua bờ
vai, A bỏ chạy nhưng B vẫn rượt đuổi cùng con dao khiến tính mạng A bị đe dọa, đây
là hành vi trái pháp luật
+ Sự tấn công của B với A gây đã xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của A- Quyền
được vệ sức khỏe, tính mạng. Gây ảnh hưởng xấu đến xã hội
+ Sự tấn công của B đang hiện hữu. Hành vi của B đã bắt đầu khi B cầm dao
đam sượt qua bờ vai B nhưng khi thấy A bỏ chạy B vẫn không bỏ qua mà tiếp tục đuổi
theo. Hơn nữa a và B không quen biết hành động B rút dao đâm A là tự phát, xảy ra
ngay tức khắc
- Điều kiện nội dung và phạm vi phòng vệ:
+ Hành vi giằng co, chống trả của A nhằm vào B vì B là người cớ hành vi tấn
cơng vơ cớ A trước
+ Nhưng sự phịng vệ của A đã vượt quá giới hạn cần thiết để ngăn chặn hành vi
của B vì khi giằng được con dao A không vứt con dao đi hay bỏ chạy mà lại đâm vào
ngực B không chỉ một mà là nhiều nhát
Trong tình huống trên quyền phịng vệ chính đáng khơng khởi phát
Câu 2: A có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B khơng? Tại sao?\
- A phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B vì
+ Theo khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 “ Vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng
là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.Người có hành vi vượt q giới hạn phịng
vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”.
+ Mà xét trong tình huống ta thấy: Sự phịng vệ của A đã vượt quá giới hạn cần
thiết để ngăn chặn hành vi của B vì khi giằng được con dao A không vứt con dao đi
hay bỏ chạy mà lại đâm vào ngực B không chỉ một mà là nhiều nhát.
Bài tập 13
Hành vi của H có được coi là phịng vệ chính đáng hay khơng? Tại sao?
Phịng vệ chính đáng được quy định tại Điều 22 BLHS hiện hành. “Phịng vệ
chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, của
người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống lại một cách
cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.” Để được xem là
phịng vệ chính đáng phải thỏa mãn 03 điều kiện phát sinh quyền phòng về và 02 điều
kiện nội dung và phạm vi phòng vệ.
Về điều kiện phát sinh quyền phịng vệ
+ Sự tấn cơng nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật: trong tình huống, S đã có
hành vi đập phá đồ đạc, khống chế kiểm lâm khi đang làm nhiệm vụ, đồng thời còn
chém H hai nhát vào tay. Hành vi khai thác gỗ của S là trái pháp luật. => Có sự tấn
cơng nguy hiểm và trái pháp luật.
4
+ Sự tấn cơng xâm phạm lợi ích nhà nước, xã hội, lợi ích của chính mình hoặc
của người khác: Hành vi khai thác gỗ trái phép của S là hành vi xâm phạm đến quyền
lợi ích của nhà nước. Hành vi chém anh H của s xâm phạm đến quyền được bảo vệ
tính mạng sức khỏe của anh H. => Lợi ích đã bị xâm phạm
+ Sự tấn cơng đang hiện hữu: hành vi của H đang diễn ra. Khi H lấy súng bắn
chỉ thiên ra lệnh dừng lại thì S cịn cầm dao tiến về phía H. => Sự tấn công đang hiện
hữu.
Về điều kiện nội dung và phạm vi phòng vệ
+ Hành vi phòng vệ phải nhằm chính vào người có hành vi tấn cơng: H bắn S là
người đang có hành vi tấn cơng mình.
+ Nằm trong giới hạn cần thiết để ngăn chặn hành vi tấn cơng: trong tình huống
hành vi của H đã vượt quá giới hạn cần thiết. Xét về loại vũ khí mà hai bên đang giữ,
S cầm dao, H cầm súng, từ đó có thể thấy H đang có lợi thế về sức mạnh; khả năng
phòng vệ của H cao hơn, lực lượng kiểm lâm tại hiện trường cũng có thể khống chế S.
Hơn nữa, viên đạn thứ nhất bắn từ trước ra sau xuyên đầu gối trái cũng đã có thế
khống chế S. Nhưng H lại bắn thêm hai phát từ sau lưng S, xuyên tim dẫn đến chết,
điều này đã vượt quá giới hạn cần thiết.
Kết luận lại rằng: H đã vượt q phịng vệ chính đáng theo khoản 2 Điều 22
BLHS hiện hành. H phải chịu TNHS về hành vi phạm tội đã thực hiện.
5