BÁO CÁO TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ
GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Tài liệu sử dụng nội bộ)
Người thực hiện: Lê Quang Huy
(Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường)
Nhóm chuyên gia
Hà Nội, 2008
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
NỘI DUNG
I. Sự cần thiết nghiên cứu chuyên đề
II. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT/CNTT) đã và đang phát
triển rất mạnh mẽ, liên tục, thâm nhập sâu rộng vào mọi mặt hoạt
động kinh tế, xã hội.
III. Tình hình phạm tội liên quan đến ICT ngày càng gia tăng và hậu
quả ngày càng nghiêm trọng.
1. Khái niệm
2. Đặc trưng tội phạm ICT
3. Tiếp cận tội phạm ICT dưới góc độ lập pháp
4. Xu hướng, thực trạng tội phạm ICT
5. Một số trường hợp điển hình tội phạm ICT trên thế giới
IV. Tội phạm ICT tại Việt Nam
V. Văn bản quy phạm pháp luật trên thế giới đối với tội phạm ICT
1. Tìm hiểu một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tội
phạm ICT của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới
2. Phân tích và đánh giá
VI. Văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đối với tội phạm ICT
1. Tình hình ban hành văn bản pháp luật
2. Đánh giá việc thực thi văn bản pháp luật có liên quan đến tội phạm
ICT
VII. Góp ý xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam
VIII. Kết luận
Trang 2
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
I. Sự cần thiết nghiên cứu chuyên đề
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã phát triển rất mạnh mẽ và
liên tục, thâm nhập sâu rộng vào mọi mặt hoạt động kinh tế, xã hội. Mạng
máy tính toàn cầu Internet ra đời từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX
phát triển với tốc độ rất nhanh kể cả về phạm vi địa lý và về số người sử
dụng; Internet đang trở thành một yếu tố không thể thiếu được đối với đời
sống sinh hoạt, làm việc của xã hội người. Đến cuối năm 2007, toàn thế giới
ước tính có khoảng 1,2 tỷ người sử dụng Internet, chiếm gần 19% dân số.
Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức kết nối Internet toàn cầu. Sau 10
năm, tốc độ truy cập Internet tại Việt Nam tăng hơn 7000 lần, số lượng thuê
bao tăng hơn 200 lần. Số người dùng hàng năm đều có xu hướng tăng gấp
khoảng 1,5 lần so với năm trước. Hiện nay số người sử dụng Internet ở Việt
Nam chiếm gần 24% dân số. Thuê bao Internet băng rộng đạt hơn 1,8 triệu.
Cùng với Internet băng rộng, số điểm truy cập Internet không dây (hotspot)
trên cả nước gia tăng nhanh chóng. Trong quản lý Nhà nước, ứng dụng ICT
cũng đã được đẩy mạnh. Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đặc
biệt đối với các ngành có nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh cao
như ngân hàng, viễn thông, hàng không..., ứng dụng CNTT đã trở thành yếu
tố sống còn. Đến nay, đã có khoảng 38% số doanh nghiệp có website và hơn
93% số doanh nghiệp kết nối internet sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
Khoảng 13% doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã có cơ sở dữ liệu kết nối
trực tiếp đến đối tác. Hiện có khoảng gần 300 website thương mại điện tử của
Việt Nam trong đó có giao dịch B2C, C2C và giao dịch B2B. Hệ thống thanh
toán điện tử liên ngân hàng đã được triển khai từ tháng 5/2002.
Internet đã và đang đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người.
Nhiều cơ hội đã được hiện thực hoá nhưng tiềm năng to lớn, toàn diện của
Internet vẫn chưa được chúng ta nhận thức hết. Một trong những lý do cơ bản
là rất nhiều người sử dụng, khai thác đều tỏ ra thiếu tin tưởng về tính tin cậy
trong khi thực hiện các giao dịch hoặc lưu trữ thông tin nhạy cảm trên
Internet. Theo một khảo sát trực tuyến do Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU
thực hiện, khoảng 2/3 số người trả lời đều có xu hướng e ngại, hạn chế sử
dụng một số hoạt động nhất định theo hình thức trực tuyến vì lý do an ninh.
Mối quan ngại nhất của họ là nạn thư rác, đánh cắp thông tin cá nhân, gian
Trang 3
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
lận thẻ tín dụng, lây nhiễm virus và cài đặt các phần mềm do thám. Theo
nhận định chung, tội phạm liên quan tới ICT trong năm 2007 và trong những
năm sắp tới có xu hướng gia tăng. Hoạt động này ngày càng có tính chuyên
nghiệp hơn, hiểm độc hơn và gia tăng nhanh chóng; các mối đe dọa ngày
càng tinh vi hơn; số lượng các cuộc tấn công “đa giai đoạn” ngày càng gia
tăng; các phương pháp tấn công được kết hợp và có xu hướng hội tụ. Văn
phòng kiểm kê chính phủ của Mỹ GAO cho biết, tội phạm ICT đã tiêu tốn
của nền kinh tế Mỹ 117,5 tỷ USD mỗi năm. Theo báo cáo tội phạm mạng của
Anh vừa mới được công bố, riêng trong năm 2006, tin tặc ở nước này đã thực
hiện hơn 3 triệu vụ tấn công người dùng máy tính.
Tại Việt Nam trong thời gian qua, tình hình tội phạm có liên quan đến
ứng dụng ICT trong hoạt động kinh doanh, tài chính, ngân hàng, bưu chính -
viễn thông... đang có chiều hướng gia tăng. Khoảng 60% website chính phủ
bị tin tặc nước ngoài kiểm soát. Một số đối tượng còn có hành vi phát tán
virus gây lây nhiễm các hệ thống máy tính hoặc tấn công hàng loạt tên miền
(domain name) của các công ty. Một số tin tặc thành lập các trung tâm phát
hành thẻ tín dụng giả nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng. Bên cạnh đó còn
xuất hiện tình trạng một số đối tượng có hiểu biết về ICT tấn công vào các
trang web bán hàng trực tuyến, lấy cắp các thông tin thẻ tín dụng của khách
hàng, sau đó in thẻ giả, rút hàng tỷ đồng từ các máy rút tiền tự động ATM.
Nhiều vụ trộm cắp tiền, trộm cắp cước viễn thông, lừa đảo buôn bán tiền qua
mạng đã xảy ra. Mối liên kết giữa tội phạm ICT trong nước với tội phạm
nước ngoài ngày càng rõ nét. Phần lớn các vụ phạm tội có sử dụng ICT và
nạn nhân ở Việt Nam đều có liên quan với người nước ngoài. Các loại tội
phạm ICT xuất hiện trên thế giới gần như đồng thời xuất hiện ở Việt Nam và
gây nguy hại cho nền kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.
Tội phạm liên quan đến ICT là loại hình tội phạm tương đối mới. Nhiều
quốc gia trên thế giới cũng đã xây dựng hoặc bổ sung một số nội dung nhiều
văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh những hành vi phạm tội này. Ở nước ta,
trong Bộ Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Dân sự, Luật Công nghệ
thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Sở hữu trí tuệ …, một số văn bản dưới
luật cũng đã có một số điều, khoản đề cập đến loại hình tội phạm này dưới
góc độ khác nhau. Nhiều hành vi đáng lẽ phải bị coi là hành vi phạm tội hình
Trang 4
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
sự nhưng đều mới dừng ở mức độ xử lý hành chính và chế tài chưa đủ sức
răn đe. Các chứng cứ pháp lý dưới dạng số hóa, điện tử cũng cần phải được
nghiên cứu, bổ sung. Việc phòng chống tội phạm ICT rất cần sự phối hợp của
nhiều quốc gia khác nhau và nền tảng luật pháp phải có sự tương thích đặc
biệt là nước ta đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và trong tiến
trình ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Hiện nay, luật pháp
của Việt Nam về tội phạm ICT còn có cách biệt so với nhiều nước. Những
hạn chế này gây khó khăn cho chúng ta phối hợp với các quốc gia khác trong
phòng chống tội phạm và là những điểm yếu dễ bị tội phạm lợi dụng.
Xuất phát từ những nhận định ban đầu như trên, việc thực hiện chuyên
đề “Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan
đến tội phạm công nghệ thông tin và truyền thông” trong đó tập trung vào
phần các tội danh, chứng cứ trong Bộ Luật hình sự và Tố tụng hình sự là rất
cần thiết, góp phần cập nhật, cụ thể hóa môi trường pháp lý có liên quan tới
các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền
thông, tạo cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nói
chung cũng như trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của nước nhà theo
hướng phù hợp với luật pháp quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế thế
giới.
II. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT/CNTT) đã và đang phát
triển rất mạnh mẽ, liên tục, thâm nhập sâu rộng vào mọi mặt hoạt
động kinh tế, xã hội.
Máy tính điện tử và mạng viễn thông là thành phần cơ bản của CNTT.
Hơn nửa thập kỷ qua, máy tính và viễn thông đã có nhiều bước phát triển
đột phá, tạo cơ sở cho ứng dụng CNTT trở nên sâu rộng trong nhiều lĩnh
vực. Những mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời và phát triển của máy tính
điện tử bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XX. Máy tính điện tử bắt đầu
xuất hiện từ năm 1946 và thế hệ thứ nhất, thứ hai được sản xuất hàng loạt
trong thập kỷ tiếp theo, chủ yếu được ứng dụng trong tính toán khoa học -
kỹ thuật. Các máy tính điện tử thế hệ thứ ba với kỹ thuật mạch tích hợp và
các bộ nhớ bán dẫn ra đời giữa thập kỷ 60, được sử dụng nhiều trong các
trung tâm tính toán lớn và phạm vi ứng dụng đã mở rộng trong hoạt động
Trang 5
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
kinh doanh, quản lý kinh tế. Cuối những năm 60, đầu những năm 70 bắt đầu
có các mạng máy tính kết nối các trung tâm tính toán và năm 1969 mạng
máy tính ARPANET thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ - có thể được coi là tiền
thân của mạng Internet ngày nay - xuất hiện. Giữa thập kỷ 70, các bộ vi xử
lý (micro-processor) ra đời. Đây là tập hợp các linh kiện thực hiện chức
năng của cả bộ xử lý trung tâm của một máy tính điện tử được chứa trong
một "chip" bán dẫn có diện tích khoảng 1-2cm
2
. Kỹ thuật vi xử lý khởi đầu
một cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin, tạo cơ sở cho sự ra đời của
máy tính cá nhân vào đầu thập kỷ 80. Từ đó đến nay, máy tính cá nhân với
năng lực ngày càng cao, chức năng ngày càng phong phú, giá ngày càng rẻ
đã và đang thâm nhập khắp mọi nơi trên thế giới và được sử dụng trong mọi
lĩnh vực hoạt động của con người. Cùng với sự phát triển bùng nổ của các
mạng viễn thông truyền dữ liệu quốc gia và quốc tế trên cơ sở kỹ thuật
máy tính điện tử và kỹ thuật viễn thông hiện đại, nhiều hệ thống "siêu xa
lộ thông tin" ở các cấp độ khác nhau đã được hình thành ở nhiều quốc
gia, khu vực và toàn cầu.
Năng lực tính toán của máy tính tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1965,
theo dự báo của Gordon E. Moore, người đồng sáng lập ra công ty Intel,
số lượng bóng bán dẫn (transitor) được tích hợp trong mỗi 1 inch vuông
sẽ tăng lên gấp đôi trong khoảng thời gian 18 tháng (thường được gọi là
Quy luật Moore) và chi phí cho tính toán giảm khoảng 25% mỗi năm.
Các bộ vi xử lý ngày càng có mật độ tích hợp bán dẫn cao hơn, có nhiều
chức năng hơn, kích thước nhỏ hơn, dễ sử dụng hơn, chi phí ngày càng
giảm và chúng có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi. Máy tính điện tử ENIAC,
ra đời ngày 15/2/1946 tại đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ), có thể thực
hiện khoảng 5000 phép tính cộng, trừ đơn giản trong mỗi giây. ENIAC
chứa hơn 17.000 đèn điện tử chân không, công suất khoảng 150 kW,
chiếm diện tích khoảng 167 m2, nặng 27 tấn và trị giá 500.000 đô la Mỹ
tại thời điểm đó.
Ngày nay, hệ thống Blue Gene/L của công ty IBM được cài đặt trong
Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore (Hoa Kỳ) là siêu máy tính mạnh
nhất trên thế giới. Tốc độ xử lý tối đa của Blue Gene/L lên tới hơn 280
teraflop, tức là hơn 280 nghìn tỷ phép tính mỗi giây. Cùng với sự gia tăng về
Trang 6
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
năng lực tính toán, dung lượng bộ nhớ và các thiết bị lưu trữ của máy tính
cũng tăng với tốc độ tương tự. Máy tính điện tử đã góp phần làm cho nhiều
lĩnh vực hội tụ với nhau, nó không chỉ là thiết bị tính toán thuần túy mà đã
được ứng dụng hết sức rộng rãi trong mọi mặt của đời sống xã hội. Theo
đánh giá sơ bộ, hiện nay thế giới có gần 600 triệu máy tính đang được sử
dụng. Lượng máy tính cá nhân trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi, dự kiến đạt
khoảng 1,3 tỷ chiếc vào năm 2010.
Hình 1. Xu hướng gia tăng năng lực xử lý, tốc độ truyền dẫn và dung lượng lưu trữ
Máy tính điện tử ra đời đã có những đóng góp đáng kể trong nghiên cứu
khoa học, hoạt động kinh doanh, quản lý. Tuy nhiên, chỉ khi các máy tính được
kết nối với nhau thành mạng, liên mạng, hình thành các “siêu xa lộ thông tin”
dựa trên hạ tầng truyền dẫn với công nghệ hiện đại thì công nghệ thông tin mới
thực sự thể hiện rõ vai trò động lực cho sự phát triển của xã hội loài người. Có
thể hiểu mạng máy tính là tập hợp các máy tính, thiết bị công nghệ thông tin
được kết nối với nhau thông qua môi trường truyền dẫn theo các quy tắc trao
đổi dữ liệu (giao thức) nhất định. Mạng ARPANET xuất hiện năm 1969 có thể
coi là mạng máy tính đầu tiên trên thế giới. Cuối năm 1968, các máy tính của 4
trường Đại học Hoa Kỳ đã được liên kết thành một mạng ARPANET. Đến năm
1981 đã có khoảng 200 máy tính liên kết vào ARPANET. Bắt đầu từ năm 1970,
nhóm nghiên cứu thuộc một số trường đại học Hoa Kỳ đã phát triển bộ giao
thức điều khiển truyền thông, giao thức liên mạng (TCP/IP) và năm 1983
Trang 7
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
TCP/IP chính thức được sử dụng trên ARPANET. Công nghệ cho mạng cục bộ
(LAN) ra đời trong năm 1970 và bộ giao thức TCP/IP là những tác nhân quan
trọng thúc đẩy việc phát triển các mạng cục bộ. Từ năm 1982, việc truy nhập
vào ARPANET hoàn toàn miễn phí, tên gọi Internet bắt đầu xuất hiện. Năm
1986, đã có hơn 5000 máy tính kết nối vào ARPANET. Không chỉ các trường
đại học và viện nghiên cứu mà các doanh nghiệp và các cơ quan của Chính phủ
cũng xây dựng mạng cục bộ và tổ chức kết nối Internet. Sự phát triển mạnh mẽ
của Internet diễn ra từ ngay những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, thuật
ngữ ARPANET không còn được sử dụng nữa và Internet trở thành tên gọi
chính thức.
Cùng với những thành tựu về công nghệ mạng và đặc biệt là sự xuất hiện
World Wide Web vào cuối năm 1991, Internet bắt đầu được dùng cho mục đích
thương mại và với khoảng 1.000.000 người sử dụng. Internet sau khi ra đời đã
được phổ biến nhanh chóng. Để đạt mức 50 triệu người sử dụng, điện thoại mất
74 năm, radio mất 38 năm, máy tính cá nhân mất 16 năm, máy truyền hình mất
13 năm, còn Internet chỉ mất có 4 năm. Năm 2006, toàn thế giới ước tính có
hơn 1 tỷ người dùng, chiếm gần 16% dân số.
Cuối năm 1996, hơn 200 trường đại học của Hoa Kỳ cùng với một số cơ
quan Chính phủ, trung tâm nghiên cứu, các công ty lớn, đối tác trong nước và
quốc tế đã nghiên cứu triển khai thí điểm thế hệ Internet 2 với nhiều công nghệ
và ứng dụng mới. Mục tiêu chính của Internet 2 nhằm gia tăng tốc độ xử lý,
truyền tải dữ liệu, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu các ứng dụng
đa phương tiện (multimedia) trong các phòng thí nghiệm ảo, thư viện điện tử,
chẩn đoán y học từ xa. Qua thử nghiệm bước đầu trao đổi dữ liệu giữa Geneva,
Thụy Sỹ và California, Hoa Kỳ, Internet 2 có thể truyền tải với tốc độ gần 7
gigabits/giây, nhanh hơn tốc độ Internet phổ biến hiện nay hàng nghìn lần. Gần
đây, công nghệ web thế hệ 2 trên Interrnet xuất hiện. Đặc trưng quan trọng nhất
của công nghệ này cho phép người khai thác dịch vụ web có thể tùy biến theo
yêu cầu, sở thích cá nhân khi tham gia vào cộng đồng trực tuyến và tính năng
của các ứng dụng web không khác biệt nhiều với tính năng của các phần mềm
ứng dụng chạy trên máy đơn lẻ. Công nghệ web thế hệ 2 tạo ra “các trang web
của riêng mình” đang làm thay đổi phương thức thu thập, phân phối, xử lý
thông tin, phá vỡ các mô hình quản lý, kinh doanh trước đây; nhiều phần mềm
Trang 8
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
nổi tiếng, có thị phần lớn đang bị lấn át bởi khả năng của người khai thác
Internet có thể xây dựng rất nhanh chóng các chương trình phần mềm nhỏ có
khả năng tùy biến. Hàng triệu người trên thế giới hiện nay đã tạo nên các cộng
đồng trực tuyến để trao đổi, chia sẻ thông tin, thảo luận những vấn đề cùng
quan tâm.
Vai trò của CNTT đối với phát triển xã hội loài người vô cùng quan
trọng, nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế dựa vào tri thức, phát triển bền vững,
mà quan trọng hơn là thúc đẩy phát triển con người, phát triển văn hoá, phát
triển xã hội. Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương
tiện quan trọng để quảng bá và nhân nhanh vốn tri thức – động lực của sự phát
triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực con người...
CNTT phát triển đặc biệt nhanh chóng tạo đà cho thông tin và tri thức
bùng nổ và đó chính là nguồn gốc của những thay đổi sâu sắc hiện nay trong xã
hội loài người. CNTT được ứng dụng rộng rãi đã thúc đẩy nhanh chóng các
hoạt động thông tin trong mọi lĩnh vực, các hoạt động đó ngày càng tạo thêm
nhiều giá trị gia tăng trong các khu vực kinh tế, làm cho thông tin trở thành một
nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng hàng đầu, “khu vực kinh tế thông tin"
ngày càng trở thành khu vực năng động nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong nhiều
nền kinh tế trên thế giới. Ở những nước phát triển, đóng góp của khu vực kinh
tế thông tin chiếm trên 50% GDP. Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT nhiều
ngành nghề mới, việc làm mới được tạo ra, nhất là trong các lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm, mặc dù sản
lượng nông nghiệp không ngừng tăng. Phát triển mạnh nhất là các ngành dịch
vụ giá trị gia tăng cao. Khu vực sản xuất vật chất không còn là khu vực sản xuất
chính nữa, khu vực dịch vụ ngày càng trở thành chủ yếu, bởi khu vực này tạo ra
giá trị gia tăng nhiều nhất, dựa vào xử lý thông tin và tạo ra thông tin và tri
thức.
Trang 9
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
Hình 2. Mức độ sử dụng Internet trên toàn thế giới
Hình 3. Số người sử dụng Internet trên toàn thế giới được phân chia theo khu vực
Trong nền kinh tế mới, giá trị gia tăng được tạo ra bởi những yếu tố vô
hình như bí quyết, sáng chế, phát minh, thiết kế mẫu mã, tiếp thị, dịch vụ tài
chính, quản trị kinh doanh... Giá trị gia tăng của các yếu tố đầu vào là nguyên
liệu năng lượng ngày càng giảm đi. Hiện nay, giá trị của các tài sản vật chất của
các công ty ở nhiều nước phát triển chỉ còn chiếm khoảng 20% giá trị của công
ty. Nhờ ứng dụng CNTT trong tổ chức sản xuất và quản lý, năng suất lao động
không ngừng tăng. Theo phân tích của cơ quan thống kê Phần Lan, năng suất
lao động của các nước OECD trong hai thập kỷ qua đã tăng gấp đôi, riêng Phần
Lan tăng gấp ba lần. CNTT góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu lao động
Trang 10
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
xã hội. Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai ở các nước phát triển nông dân
chiếm đa số. Ngày nay, số nông dân ở những quốc gia này chỉ còn khoảng 1/10
so với trước đây 80 năm. Nông dân sản xuất chỉ chiếm 2% lực lượng lao động
và trở thành những nhà "kinh doanh nông nghiệp". Số lượng “công nhân áo
xanh” giảm đi, “công nhân áo trắng” tăng lên và đặc biệt là tăng nhanh công
nhân tri thức. Trong ngành chế tạo máy ở Hoa Kỳ, “công nhân áo xanh” năm
1950 chiếm 35%, năm 1960 30%, năm 1980 20% và hiện nay dưới 15%. Tính
chung ở các nước phát triển “công nhân áo xanh” trong công nghiệp chỉ còn
không quá 20%, công nhân tri thức chiếm hơn 40%.
CNTT là nhân tố quan trọng đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá. Mạng
Internet làm cho thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé và gắn kết hơn. Tri thức và
thông tin không biên giới, các luồng giao lưu hàng hoá, dịch vụ thương mại,
đầu tư, tài chính, công nghệ, nhân lực v.v... gia tăng mạnh mẽ, vượt khỏi quy
mô quốc gia vươn tới quy mô quốc tế. Các thị trường phạm vi toàn cầu và khu
vực, các cơ chế điều tiết quốc tế quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế
quốc tế được hình thành và phát triển rất nhanh chóng.
Chính phủ điện tử (CPĐT) (e-government) là chiến lược chủ chốt cho xã
hội thông tin và nhiều quốc gia đã coi đây là một trong những nhân tố quan
trọng nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của mình. Mục đích cơ bản của
Chính phủ điện tử là cung cấp thông tin, các dịch vụ công hướng tới người dân,
các doanh nghiệp ở mọi nơi, mọi lúc. Ứng dụng CPĐT hỗ trợ giảm tham nhũng,
giảm chi phí, tăng cường tính minh bạch, hiệu quả đối với hoạt động của các cơ
quan nhà nước. Mạng thông tin kết nối các cơ quan quản lý với đối tượng quản
lý giúp cho quá trình ra quyết định được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và
chính xác. Hoa Kỳ, Đan Mạch, Singapore, Hàn Quốc... là những quốc gia triển
khai rất thành công mô hình Chính phủ điện tử.
Giáo dục, đào tạo, học tập từ xa giúp nâng cao chất lượng các chương
trình giảng dạy và học tập, giúp cho mọi người có thể học tập suốt đời, phát
triển kỹ năng liên tục, thích ứng với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa
học công nghệ. Mô hình giáo dục truyền thống đào tạo - ra làm việc đang
chuyển sang mô hình đào tạo suốt đời, đào tạo cơ bản, ra làm việc và tiếp tục
đào tạo, vừa đào tạo vừa làm việc. Nhờ có mạng Internet, hình thức giáo dục,
Trang 11
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
đào tạo, học tập từ xa qua mạng rất phát triển. Mạng máy tính đã đem đến cơ
hội kết nối những người học với các nguồn thông tin phong phú, vô tận phân bố
khắp nơi trên thế giới. Cùng với máy tính, các thiết bị điện tử cầm tay như các
thiết bị số hóa hỗ trợ cá nhân (PDA), điện thoại di động, thông qua các kết nối
mạng, đặc biệt là mạng không dây (wireless), cho phép mọi người có thể học
tập thường xuyên, suốt đời, nâng cao kiến thức, kỹ năng ở mọi nơi, mọi lúc.
Trường đại học “ảo” ở châu Phi (AVU) là tổ chức giáo dục theo hướng đổi mới.
Mục tiêu chính của đại học này là tạo ra môi trường đào tạo và huấn luyện đạt
tiêu chuẩn quốc tế cho sinh viên và chuyên gia. Sau giai đoạn hoạt động thí
điểm thành công, hiện nay đại học này đã thiết lập 57 trung tâm đào tạo đặt tại
27 quốc gia châu Phi. Tại Hoa Kỳ, đầu năm 2001 Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT) quyết định thực hiện dự án có tên "Tư liệu khóa học mở"
(OCW). Dự án có nhiệm vụ đưa lên Internet toàn bộ những tư liệu học tập của
khoảng 2.000 môn học ở MIT để mọi người trên toàn thế giới có thể học hỏi và
tham khảo qua truy cập miễn phí, kho tài liệu khổng lồ này. Ngoài việc cung
cấp tài liệu, MIT hy vọng dự án "Tư liệu khóa học mở" sẽ tạo ra một sự biến
chuyển về phương pháp học tập, giảng dạy trong cộng đồng giáo dục. "Tư liệu
khóa học mở" đã thu hút học viên của hàng trăm quốc gia và lãnh thổ truy cập.
Không chỉ sinh viên, mà còn rất nhiều giảng viên của các đại học khác trên thế
giới có thể vào đây để tự học tập thêm và tìm tư liệu hỗ trợ cho công tác giảng
dạy. Cho đến nay, tư liệu của 1200 môn học trong hơn 30 lĩnh vực và ngành
nghề khác nhau đã được cập nhật.
Y học là một trong những lĩnh vực mà công nghệ thông tin được ứng
dụng rất rộng rãi. Công nghệ thông tin đã mang lại hiệu quả thiết thực trong
nghiên cứu, quản lý và hoạt động chuyên môn. Dịch vụ chǎm sóc sức khỏe có
ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm chẩn đoán, điều trị, cung cấp thuốc, tư
vấn, dự phòng, phục hồi, bảo hiểm.... “Hội chẩn từ xa”, “chữa bệnh trên mạng”
đang được ứng dụng phổ biến, tạo điều kiện khai thác tri thức của các chuyên
gia giỏi trong nước và quốc tế chẩn đoán và điều trị bệnh nhân vùng sâu, vùng
xa, không có điều kiện tiếp cận với các trung tâm y tế. Trung tâm tư vấn sức
khỏe từ xa KUCTT của đại học Kansas (Hoa Kỳ) là một trong những trung tâm
dịch vụ và nghiên cứu về sức khỏe con người có chương trình hoạt động hiệu
quả nhất thế giới. Thành lập từ năm 1991 được kết nối mạng tới cộng đồng dân
Trang 12
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
cư miền tây Kansas, ngày nay Trung tâm đã có 60 kết nối tới toàn tiểu bang và
đã thực hiện tư vấn lâm sàng cho hơn 13.000 trường hợp với 60 chuyên ngành
khác nhau.
Thương mại điện tử (e-commerce) là một trong những bước nhảy vọt
trong ứng dụng Interrnet. Có thể coi thương mại điện tử là các hoạt động
thương mại được thực hiện thông qua Internet. Lợi ích mang lại của thương mại
điện tử là khả năng sẵn sàng phục vụ cao, góp phần giảm bớt các khâu trung
gian, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ trong kinh doanh.
Thương mại điện tử được coi là động lực phát triển chủ yếu của nhiều nền kinh
tế. Theo ước tính, doanh số thương mại điện tử thế giới năm 2005 đạt gần 700 tỉ
USD và dự báo hơn 1.000 tỉ USD vào năm 2012. Năm 2005, doanh số thương
mại điện tử tại Mỹ tăng gần 30%, du lịch trực tuyến chiếm tới 1/3. Tại Pháp
doanh số thương mại điện tử năm 2005 đạt khoảng 3 tỷ euro, tăng 40%, trong
đó du lịch trực tuyến chiếm tới 45%. Hơn 60% vé máy bay tại Mỹ được bán
qua Internet và tại châu Âu là hơn 20%. Là mạng thương mại điện tử hàng đầu
thế giới, hàng hóa eBay rao bán trên mạng được chuyển thẳng từ người bán đến
người mua không qua các khâu trung gian. eBay hiện nay có khoảng 150 triệu
khách hàng trên khắp thế giới, 5 triệu đồ vật thuộc hơn 50.000 lĩnh vực được
giao bán và mức giao dịch năm 2005 đạt hơn 40 tỷ USD. Nhờ sử dụng CNTT
và internet các ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giảm chi phí từ 8 - 12%, ngành xây
dựng giảm 7- 10% chi phí sản xuất.
Công nghệ thông tin có ứng dụng rộng rãi đối với hoạt động quản lý, bảo
vệ môi trường. Công nghệ thông tin giúp thu thập, xử lý số liệu, hỗ trợ cảnh
báo, điều tiết môi trường; đưa ra giải pháp xử lý các thảm họa môi trường, lạm
dụng nguồn tài nguyên quý hiếm. Năm 1998, chương trình kết nối mạng phục
vụ phát triển bền vững của Liên hiệp quốc và Liên minh các quốc đảo đã xây
dựng hệ thống mạng liên thông giữa 43 quốc đảo đáp ứng các nhu cầu liên quan
đến các vấn đề đa dạng sinh học, môi trường biển, thay đổi khí hậu. Hàng
tháng, website của hệ thống mạng có khoảng 300.000 lượt truy cập từ hơn 100
quốc gia. Hệ thống đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao nhận thức, ý thức
bảo vệ môi trường đối với các quốc đảo này.
Trang 13
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
An ninh, quốc phòng cũng có những thay đổi cơ bản do tác động của
CNTT. CNTT đã tạo ra những thế hệ vũ khí, phương tiện chiến tranh "thông
minh"; từ đó xuất hiện hình thái chiến tranh, phương thức tác chiến mới, làm
thay đổi sâu sắc học thuyết quân sự của nhiều quốc gia. Quân đội được trang bị
đầy đủ, yểm trợ tối đa, toàn diện. Thông tin về chiến trường, về đối phương...
được các thiết bị như vệ tinh viễn thông, radar... gửi về tức thời, đầy đủ qua các
trang bị của người lính. Vũ khí được gắn thiết bị điện tử, có khả năng nhận
dạng đối tượng, thu thập, phân tích, xử lý thông tin với độ chính xác cao, nâng
cao hiệu quả tác chiến. Quân phục “thông minh”, ngoài chức năng bảo vệ cơ
thể người lính còn có thể tự thông báo về vị trí tác chiến, tình trạng sức khỏe,
nhận dạng chiến trường... CNTT đang hứa hẹn những khả năng ứng dụng vô
tận.
*
* *
Cho đến nay, ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và
nhiều tổ chức chính trị - xã hội đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, góp phần đổi
mới lề lối làm việc, cải cách nền hành chính. Năm 2002, Ban Bí thư Trung
ương Đảng ban hành Đề án tin học hóa hoạt động cơ quan Đảng giai đoạn
2001-2005 (gọi tắt là Đề án 47). Mục tiêu chung của Đề án 47 được xác định là
“Đến năm 2005, về cơ bản xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin
điện tử của Đảng”. Đề án 47 có sự chỉ đạo chặt chẽ và thống nhất trong toàn
Đảng, được triển khai tích cực, đạt được những kết quả cụ thể, đã thực hiện
được những mục tiêu cơ bản và sẽ hoàn thành toàn bộ Đề án trong năm 2006.
Việc triển khai có hiệu quả Đề án 47 đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng
hạ tầng công nghệ, đào tạo, nâng cao nhận thức và kỹ năng của cán bộ Đảng
trong việc ứng dụng CNTT phục vụ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, bước đầu
hình thành một số hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dùng chung rất cơ bản
cho toàn hệ thống cơ quan Đảng, góp phần đổi mới lề lối làm việc, từng bước
đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan
Đảng. Việc triển khai Đề án 47 đã giúp cho Trung ương Đảng, các cấp uỷ Đảng
có cơ sở chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và trong toàn xã
hội.
Trang 14
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
Để đồng bộ với Chương trình Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2001-2010, Thủ tướng Chính phủ quyết định Đề án Tổng thể tin học hoá quản
lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112). Mục tiêu chung của
Đề án 112 được quy định “đến năm 2005, về cơ bản, xây dựng và đưa vào hoạt
động hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính phủ”, hướng tới nền hành
chính điện tử, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, và “đến
năm 2010, xây dựng và đưa vào vận hành mạng điện tử -tin học thống nhất của
Chính phủ”.
Trong quản lý Nhà nước, ứng dụng CNTT cũng đã được đẩy mạnh. Hầu
hết các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có trang tin
điện tử (website) chính thức trên mạng Internet. Các website này, cùng với
cổng thông tin điện tử của Chính phủ - được chính thức phát hành tháng 9/2005
- đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và
mọi người dân có thể tìm hiểu thông tin, đề xuất yêu cầu giải quyết công việc
đối với các cơ quan công quyền.
Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đặc biệt đối với các ngành
có nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh cao như ngân hàng, viễn
thông, hàng không..., ứng dụng CNTT đã trở thành yếu tố sống còn. Hơn 80%
các nghiệp vụ ngân hàng, 85% các giao dịch của ngân hàng với các khách hàng
được thực hiện bằng máy tính và các thiết bị CNTT hiện đại. Hệ thống thanh
toán điện tử liên ngân hàng đã được triển khai từ tháng 5/2002. Hệ thống các
máy rút tiền tự động ATM và các thẻ thanh toán điện tử đã được áp dụng và
từng bước phát triển. Loại hình thương mại điện tử bước đầu được áp dụng hỗ
trợ kinh doanh của các doanh nghiệp. Khoảng 50 - 60% doanh nghiệp có kết
nối Internet, 22% doanh nghiệp có website phục vụ kinh doanh, tiếp thị. Ứng
dụng CNTT cũng đã góp phần quan trọng cho hoạt động của nhiều ngành như
xây dựng, giao thông, cơ khí, công nghiệp in, dầu khí, khí tượng, thuỷ lợi,...
Trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao, văn hoá, xã hội, nông nghiệp
và phát triển nông thôn, ứng dụng CNTT bước đầu phát triển phục vụ thiết thực
nhu cầu của cộng đồng. Phần lớn các trường đại học và cao đẳng, trung học
Trang 15
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
chuyên nghiệp và dạy nghề và trung học phổ thông đã được kết nối Internet.
Hầu hết các trường đại học có website trên Internet; khoảng 300 website cung
cấp thông tin tư vấn về giáo dục, luyện thi trực tuyến, học tập từ xa, thí điểm thi
trực tuyến, phục vụ công tác tuyển sinh,....Trong lĩnh vực y tế, CNTT được ứng
dụng tương đối rộng rãi trong một số hoạt động nghiên cứu, phổ biến và trao
đổi kiến thức, quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ xét nghiệm, điều trị,
chẩn đoán từ xa,.... Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 70 tờ báo điện tử các loại.
Truyền hình Internet bước đầu phát triển đã có hàng triệu người truy cập. Đã
hình thành một số cổng thông tin, website trên Internet với nội dung gắn liền
với nhu cầu cuộc sống người dân ở nông thôn.
Mạng thông tin quốc gia được mở rộng, phát triển nhanh với nhiều loại
hình dịch vụ, năng lực đáp ứng cao hơn, chất lượng tốt hơn với giá cước giảm
trên cơ sở giảm bớt độc quyền. Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước được
kết nối bằng cáp quang. Một số dịch vụ mới như truy cập Internet không dây,
điện thoại Internet, truy nhập Internet tốc độ cao (ADSL), điện thoại di động
công nghệ mới đã được đưa vào sử dụng. Hiện nay, có 24 doanh nghiệp viễn
thông, 62 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet và ứng dụng
Internet trong viễn thông. Tính đến cuối năm 2008, mật độ điện thoại tính trung
bình trên cả nước đạt 97 máy/100 dân với hơn 82 triệu thuê bao, trong đó 55%
là điện thoại di động. Cho đến đầu năm 2009, với hơn 20 triệu người sử dụng
Internet, tỷ lệ sử dụng Internet của Việt Nam đạt gần 25%, cao hơn mức trung
bình trong khu vực châu Á (khoảng 15%). Dung lượng kết nối Internet quốc tế
đạt 50604 Mbps. Mạng viễn thông nông thôn cũng được phát triển với 98% số
xã có máy điện thoại. Cả nước có 7.391 điểm bưu điện - văn hoá xã đang hoạt
động, trong đó có 2.500 điểm có kết nối Internet. Từ 1/4/2003 cước phí của hầu
hết các dịch vụ viễn thông đã tương đương với cước bình quân của các nước
trong khu vực, trong đó cước điện thoại quốc tế thấp hơn khoảng 9% so với
mức bình quân của khu vực ASEAN + 3 (Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc);
cước điện thoại di động thấp hơn khoảng 10%.
Trang 16
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
III. Tình hình phạm tội liên quan đến ICT ngày càng gia tăng và hậu
quả ngày càng nghiêm trọng.
Mặc dù ICT đang phát triển như vũ bão kể cả về quy mô và chiều sâu
ứng dụng nhưng qua phân tích và đánh giá có thể nhận định rằng người sử dụng
hiện này còn thiếu tin tưởng về tính tin cậy trong khi thực hiện các giao dịch
hoặc lưu trữ thông tin nhạy cảm trên mạng Internet. Bên cạnh những tác động
rất tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, phát triển con
người thì đã xuất hiện xu hướng con người lạm dụng ICT và ICT trở thành đối
tượng liên quan đến tội phạm. Hậu quả những hành vi này ngày càng trở nên
nghiêm trọng.
6. Khái niệm
Cho đến nay, có thể nói chưa có một khái niệm rõ ràng, hoàn chỉnh,
thống nhất về loại hình tội phạm này. Về tên gọi cũng có rất nhiều thuật ngữ
khác nhau. Có tài liệu dùng thuật ngữ “tội phạm công nghệ cao - hightech
crimes”, “tội phạm sử dụng công nghệ cao”, có trường hợp gọi là “tội phạm lợi
dụng công nghệ cao” hoặc “tội phạm máy tính (computer crimes)”, “tin tặc”,
“tội phạm mạng (cyber crimes)”, cũng có tác giả gọi là “tội phạm khủng bố
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tội phạm không gian mạng (cybercrimes)”...
Thuật ngữ tội phạm công nghệ cao có nội hàm tương đối rộng. Theo từ
điển bách khoa wikipedia () thì lĩnh vực công nghệ
cao bao gồm công nghệ vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công
nghệ người máy. Theo đó, tội phạm công nghệ cao bao hàm các hành vi phạm
tội cũng sẽ xuất hiện trong các lĩnh vực kể trên.
Theo Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL thì khái niệm tội
phạm công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng, lạm dụng những thiết bị kỹ thuật,
dây chuyền công nghệ có trình độ công nghệ cao như một công cụ, phương tiện
để thực hiện hành vi phạm tội.
Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam nêu khái niệm tội
phạm công nghệ cao là Loại tội phạm sử dụng những thành tựu mới của khoa
học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại làm công cụ, phương tiện để thực hiện hành
vi phạm tội một cách cố ý hoặc vô ý, gây nguy hiểm cho xã hội. Chủ thể của loại
tội phạm này thường là những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có
Trang 17
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
thủ đoạn rất tinh vi, khó phát hiện. Hậu quả do loại tội phạm này gây ra không
chỉ là những thiệt hại lớn về mặt kinh tế, xã hội mà nó còn xâm hại tới an ninh
quốc gia. Một số nhóm tội phạm công nghệ cao phổ biến hiện nay là: Nhóm tội
phạm tin học (Hacker), viễn thông. Nhóm tội phạm sử dụng phương tiện điều
khiển chính xác. Nhóm tội phạm sinh học - hoá học. (Từ điển Bách khoa CAND
- Trang 1156, Nhà xuất bản CAND 2005).
Trên thế giới loại tội phạm này bắt đầu được các chuyên gia lập pháp đề cập
từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, khi mà việc sử dụng máy tính cá nhân
còn chưa phổ biến. Có thể nói rằng Hoa Kỳ là quốc gia đi đầu trong công tác
xây dựng pháp luật điều chỉnh loại hình tội phạm này. Tháng 2 năm 1997,
Thượng nghị sỹ Abraham Ribikoff - Chủ tịch Ủy ban Điều hành đã đệ trình dự
án luật liên quan đến tội phạm máy tính. Trong báo cáo đệ trình ông cho rằng:
“Thẩm tra của Ủy ban chúng ta cho thấy rằng Chính phủ đã cản trở việc truy
tố tội phạm máy tính. Lý do là luật của chúng ta chưa theo kịp sự phát triển và
thay đổi nhanh chóng của công nghệ máy tính. Chính vì vậy, công tố viên của
chúng ta thường phải “trói voi bỏ rọ”, buộc tuyên án dựa trên những đạo luật
ban hành vì những mục đích khác thay vì đạo luật liên quan trực tiếp đến việc
lạm dụng máy tính”. Rất tiếc là dự án luật này đã không được thông qua vào
thời điểm đó.
Theo Bộ Tư pháp của Hoa Kỳ thì khái niệm tội phạm ICT là “bất cứ hành vi
vi phạm pháp luật hình sự nào trong đó sử dụng hiểu biết về công nghệ máy tính
để phạm tội”.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) coi tội phạm ICT là “bất kỳ
hành vi nào bất hợp pháp, vô nguyên tắc, không được phép có liên quan đến việc
xử lý tự động và truyền dữ liệu”. (Nguồn: Tội phạm máy tính - Phân tích chính
trị pháp lý của OECD năm 1986)
Mục tiêu tấn công của tội phạm ICT tương đối rộng. Đối với cá nhân,
hành vi phạm tội có thể là phát tán, lây nhiễm virus, đánh cắp định danh, quấy
rối bằng thư rác, cài đặt phần mềm do thám, nhận quảng cáo không mong
muốn. Đối với các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các tổ chức khác. Kẻ
phạm tội có thể khai thác lỗ hổng trong kho lưu trữ dữ liệu, hoạt động tình báo
công nghiệp, hệ thống hoạt động rối loạn, ngưng trệ… đồng thời đe doạ các đối
Trang 18
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
tác, khách hàng, nhà cung cấp. Đối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng dịch vụ công
tội phạm có thể tấn công mạng viễn thông, điện tử, hệ thống tài chính, dịch vụ
khẩn cấp, hệ thống dẫn đường, mạng lưới điện, kiểm soát không lưu, hệ thống
cấp nước … Khủng bố quốc tế qua mạng Internet đã xuất hiện những dấu hiệu
ban đầu.
Mặc dù có thể có nhiều tên gọi khác nhau được sử dụng trong các báo
cáo, nhưng trong phạm vi chuyên đề này nhóm tác giả tập trung vào các hành vi
phạm tội có liên quan trực tiếp đến công nghệ thông tin và truyền thông, hay
hiểu cụ thể hơn đó là liên quan đến máy tính, mạng máy tính, mạng viễn thông,
Internet và các thiết bị số hóa. Khái niệm tội phạm ICT là hành vi vi phạm pháp
luật hình sự được thực hiện trên máy tính, mạng máy tính, mạng viễn thông,
Internet và các thiết bị số hóa. Hiểu theo nghĩa rộng, tội phạm ICT bao gồm bất
cứ hành vi vi phạm pháp luật hình sự nào có liên quan đến việc sử dụng các hiểu
biết về ICT trong phạm tội, điều tra hoặc xét xử.
7. Đặc trưng tội phạm ICT
Khác với những hành vi vi phạm pháp luật truyền thống, tội phạm ICT có
một số đặc trưng cơ bản:
a) Tội phạm có liên quan đến máy tính, mạng máy tính, Internet, mạng
viễn thông, thiết bị số hóa;
b) Chủ thể phạm tội là người hiểu biết về máy tính, mạng máy tính;
c) Không hạn chế về thời gian, không gian phạm tội;
d) Chứng cứ dễ xóa bỏ, khó phát hiện.
Liên quan đến máy tính, mạng máy tính, các thiết bị số hóa: Máy tính,
mạng máy tính, các thiết bị số hóa vừa là công cụ, môi trường thực hiện hành vi
phạm tội, vừa là đối tượng tấn công của tội phạm. Để chiếm đoạt tiền quản lý
qua thẻ ATM bằng phương thức đánh cắp mật mã truy cập, kẻ phạm tội thường
sử dụng máy tính truy cập mạng Internet và sử dụng những phần mềm máy tính
tự xây dựng hoặc mua trên mạng để đón chặn hoặc thâm nhập máy tính cá nhân
của người bị hại có các thông tin nhạy cảm như số tài khoản, mã truy cập. Sau
khi có được các thông tin này việc tạo ra một thẻ ATM mới, hợp lệ để rút tiền là
không khó khăn gì. Máy tính, mạng máy tính, các thiết bị số hóa còn là đối
tượng tấn công tội phạm. Thư rác có chứa mã độc, virus; tấn công từ chối dịch
vụ, làm tràn bộ đệm máy chủ, truy vấn không hợp lệ nhằm là tê liệt máy chủ có
Trang 19
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
sở dữ liệu, xâm nhập các lỗ hổng trong các phần mềm, dịch vụ trên máy tính và
hệ thống máy tính, thậm chí làm rối loạn hoạt động các thiết bị số hóa khác như
bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch ... đều là những hiện tượng tấn công khá
phổ biến.
Chủ thể phạm tội là người có hiểu biết về ICT: Gắn với hoạt động và điều
khiển các thiết bị số hóa, chủ thể phạm tội thường là người am hiểu về ICT.
Nhiều người phạm tội còn rất trẻ, họ có thể là sinh viên, nhân viên được đào
tạo, công tác trong lĩnh vực CNTT, điện tử, viễn thông. Tuy nhiên, cũng có
không ít người phạm tội chỉ là những người thuần túy sử dụng máy tính, mạng
máy tính, Internet ở mức độ thông thường. Phải nhấn mạnh rằng, có không ít
các tài liệu mô tả các điểm yếu, lỗ hổng của các hệ thống ICT và những hướng
dẫn chi tiết, cụ thể về phương thức khai thác, tấn công, đánh cắp thông tin, xóa
bỏ dấu vết ... đều rất nhiều và sẵn sàng trên Internet. Thực hiện theo các thông
tin chỉ dẫn trong các tư liệu này, một người sử dụng Internet bình thường nhưng
hiểu biết không đầy đủ liên quan đến vận hành, khai thác và sử dụng máy tính
và mạng máy tính rất có thể gây thiệt hại một cách vô ý. Nhiều chủ thể phạm
pháp với động cơ, mục đích hết sức đơn giản chỉ để đùa vui hoặc thể hiện kỹ
năng về ICT của bản thân. Chủ thể phạm tội là người có hiểu biết về ICT là yếu
tố gây khó khăn cho việc điều tra, tố tụng.
Không hạn chế về thời gian, không gian. Đây là đặc trưng rất quan trọng
đối với loại hình tội phạm này. Tốc độ xử lý thông tin ngày càng nhanh; năng
lực xử lý, tính toán; khả năng lưu trữ thông tin ngày càng lớn, kích thước thiết
bị ngày càng nhỏ là những xu hướng nổi bật của ICT. Ranh giới vật chất giữa
các vùng, miền, quốc gia trở nên không còn ý nghĩa trên môi trường mạng
Internet. Tội phạm ICT có thể thực hiện các hành vi phạm tội trong thời gian rất
ngắn nhưng có tác động rất lớn về phạm vi địa lý. Thư rác chứa mã độc hoặc
chiếm quyền kiểm soát máy tính trong phương thức tấn công kiểu BOTNET
hoàn toàn có thể thực hiện được rất nhanh và kích hoạt được số lượng lớn các
máy tính ở nhiều quốc gia cùng tham gia tấn công.
Hậu quả thiệt hại không thấy ngay, chứng cứ dễ xóa bỏ, khó phát hiện.
Các dấu vết tội phạm để lại không phải là sự phá hủy vật chất thông thường như
làm hư hại máy tính, mạng máy tính, các thiết bị số hóa mà chỉ là thông tin, dữ
liệu – đó là tài sản phi vật thể mang tính “vô hình”. Hậu quả gây hại thường khó
Trang 20
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
nhận dạng được ngay. Việc đánh cắp thông tin truy cập tài khoản ngân hàng,
thẻ tín dụng, xâm nhập, do thám hệ thông thường chỉ được phát hiện sau hành
vi phạm tội một khoảng thời gian đáng kể. Các dấu vết phạm tội thường rất dễ
xóa bỏ, phụ thuộc nhiều vào phần mềm cài đặt, thông số của hệ thống, thói
quen của người quản trị hoặc người sử dụng. Các dấu vết như địa chỉ truy cập
Internet dạng URL, các tập tin tạm, các cookies, các tập tin nhật ký hệ thống ....
có thể bị ghi đè, xóa bỏ không khó khăn lắm đặc biệt khi hệ thống đã bị tội
phạm xâm nhập, chiếm quyền điều khiển.
8. Phương pháp tiếp cận tội phạm ICT dưới góc độ lập pháp
Trên thế giới, các quốc gia tiếp cận đối với tội phạm ICT dưới nhiều góc
độ khác nhau: tiếp cận theo nội dung - công nghệ; tiếp cận theo nội dung -
phương tiện - mục tiêu; tiếp cận cũ - mới theo bản chất tội phạm và công cụ
phạm tội.… Có một vấn đề chung và gây tranh cãi đó là tội phạm ICT có nên
coi là loại hình tội phạm mới hay chỉ là hình thức biểu hiện mới của các tội
phạm truyền thống. Kết quả sẽ dẫn đến việc xây dựng khung khổ luật pháp
không giống nhau. Trong yếu tố cấu thành tội phạm nếu không coi phương tiện
phạm tội là yếu tố bắt buộc - coi ICT chỉ là công cụ, phương tiện, môi trường
thực hiện hành vi phạm pháp - thì tội phạm ICT cũng vẫn chỉ là tội phạm cũ.
Do đó, hoàn toàn có thể áp dụng các điều, khoản trong nhiều văn bản pháp luật
đã có như chiếm đoạt tài sản, phá hoại tài sản,…. Tuy nhiên, phải nhìn nhận
rằng phương thức phạm tội liên quan đến ICT đã có những yếu tố mới gắn với
những đặc trưng của loại hình tội phạm này đó là việc thực hiện hành vi phạm
tội luôn gắn với máy tính, mạng máy tính, Internet, thiết bị số hóa hoặc thiết bị
công nghệ cao khác. Người đi điều tra, truy tố, xét xử cũng đòi hỏi hiểu biết, kỹ
năng về ICT ở mức độ nhất định. Các hành vi phạm tội có thể thực hiện công
khai, không giấu diếm, lén lút như các hành vi gian lận, giả mạo, lừa đảo kiểu
truyền thống. Hậu quả phạm tội thường không thấy được ngay; mối quan hệ
giữa người bị hại và kẻ phạm tội phần lớn là không tồn tại…. Chính vì những lý
do này, nhiều quốc gia đã xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung văn
bản pháp luật hình sự liên quan đến việc xử lý hình sự một số hành vi có liên
quan đến ICT, xâm phạm quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Về bản chất, tội phạm ICT có đầy đủ các tính chất, đặc điểm như tội
phạm truyền thống. Về khách thể của tội phạm, máy tính, máy chủ, mạng
Trang 21
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
Internet, các thiết bị số hóa…là tài sản có giá trị, có thể trở thành đối tượng xâm
hại sở hữu. Ngoài ra, thông tin lưu trữ trên các hệ thống này - như thông số cấu
hình hệ thống, cơ sở dữ liệu - thường có giá trị lớn hơn nhiều lần giá trị vật chất
của các hệ thống thiết bị. Thông tin này có thể bị thay đổi, xóa bỏ, đánh cắp.
Hậu quả là các máy tính, hệ thống máy tính, thiết bị liên quan hoạt động rối
loạn hoặc dừng hoạt động. Máy tính, mạng máy tính trở thành công cụ và môi
trường để xâm phạm đến lợi ích chính đáng của cá nhân, pháp nhân, tổ chức.
Về chủ thể của tội phạm ICT, đó là cá nhân đủ tuổi theo luật hình sự và
có năng lực trách nhiệm hình sự. Các chủ thể này thường là người có hiểu biết
về ICT và lợi dụng sự hiểu biết này để thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên,
máy tính và mạng máy tính cũng có thể coi là chủ thể trực tiếp phạm tội. Trong
một số trường hợp tấn công kiểu từ chối dịch vụ kiểu phân tán DDOS, tấn công
kiểu BOTNET hoặc phát tán virus, mã độc… con người - cá nhân sở hữu, sử
dụng máy tính - chưa hẳn đã nhận thức được máy tính mà họ đang sử dụng đã
bị tội phạm chiếm quyền điều khiển, âm thầm thực hiện các hành vi phạm tội
theo các mã lệnh đã được khởi tạo và cài đặt vào trong máy thông qua môi
trường mạng. Trong khoảnh khắc, hàng trăm, hàng ngàn hoặc thậm chí hàng
triệu máy tính cá nhân, máy chủ, các dịch vụ hệ thống trên mạng có thể bị tấn
công và hậu quả khó có thể lường trước được.
Về mặt khách quan, tôi phạm ICT rất đa dạng và phát triển không ngừng
cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật. Theo Công ước về tội phạm
không gian ảo của Hội đồng Châu Âu, năm 2001 thì các hành vi phạm tội cụ
thể bao gồm Truy cập bất hợp pháp; Ngăn chặn bất hợp pháp; Can thiệp dữ
liệu; Can thiệp hệ thống; Lạm dụng thiết bị; Giả mạo; Lừa đảo. ITU – Tổ chức
Liên minh Viễn thông Quốc tế cho rằng cho rằng tội phạm ICT bao gồm 6 hành
vi:
a) Truy nhập bất hợp pháp;
b) Can thiệp vào số liệu;
c) Can thiệp vào hệ thống;
d) Lạm dụng các thiết bị điện tử;
e) Ngăn chặn bất hợp pháp;
Trang 22
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
f) Giả mạo và lừa đảo trên máy tính và mạng máy tính.
Bộ Luật Hình sự năm 1999 của nước ta quy định 3 nhóm hành vi phạm
tội bao gồm: Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi - rút tin học.
Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính
điện tử. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính.
Về mặt chủ quan, tội phạm ICT thường thực hiện do cố ý. Các yếu tố về
động cơ, mục đích của loại hình tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc
mà chính là hành vi phạm tội và hậu quả thiệt hại. Động cơ, mục đích của loại
hình tội phạm ICT chỉ nên coi là tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ có liên quan.
9. Xu hướng, thực trạng tội phạm ICT
Xu hướng tấn công có tính chuyên nghiệp hơn, hiểm độc hơn, có tính chất
thương mại rõ ràng và số lượng ngày càng gia tăng
Các hành vi liên quan đến virus máy tính luôn được đặt ra đầu tiên khi đề
cập đến tội phạm ICT. Tổng số virus máy tính phát hiện được, số virus máy tính
mới xuất hiện mỗi ngày gia tăng rất nhanh gắn với việc sử dụng ngày càng rộng
rãi máy tính cá nhân và sự lớn mạnh của mạng Internet. Nghiên cứu của công ty
IBM cho thấy rất rõ xu hướng đó trong giai đoạn 1988-1995. Điều đáng chú ý ở
đây là số lượng virus mới xuất hiện tính trung bình mỗi ngày khoảng 3.5, trong
khi đó chỉ ở riêng Việt Nam, năm 2007 con số này là 33.8, gấp gần 10 lần so
với năm 1995.
Trang 23
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
Hình 4. Số lượng virus trên hệ điều hành DOS được phát hiện từ 1988-1995
Hình 5. Số lượng virus mới trên hệ điều hành DOS xuất hiện trong ngày
được phát hiện từ 1988-1995
(Nguồn Computer Viruses: A Global Perspective by Steve White, Jeffrey Kephart and David
Chess. />Virus máy tính (tại Việt Nam) Số lượng
Số máy tính bị nhiễm virus 3.799.000
Số virus mới xuất hiện trong tháng 1014 Virus
Số virus xuất hiện trung bình trong 1 ngày 33,8 virus / 1 ngày
Bảng 1. Virus máy tính tại Việt Nam năm 2007
(Nguồn: />Trang 24
Chuyên đề: Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tội phạm ICT
Hình 6. Số virus mới xuất hiện ở Việt Nam từ 6/2006 đến 6/2007
Hình 6. Số virus mới xuất hiện ở Việt Nam từ 7/2007 đến 6/2008
Cùng với virus máy tính, các phần mềm máy tính gây hại, các phương
thức đe dọa mới đối với máy tính và mạng máy tính ngày càng trở nên đa dạng
dạng hơn, thủ đoạn tinh xảo hơn và xuất hiện nhiều hơn gắn với việc ứng dụng
các thành tựu tiên tiến trong ICT và việc mở rộng các dịch vụ trên Internet.
Trang 25