THẢO LUẬN MƠN LUẬT HÌNH SỰ (Phần chung) – BUỔI 5
CỤM 3: CÁC CHẾ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM
NHÓM: HLM GROUP – LỚP TM42A2
I. THÀNH VIÊN NHÓM
1. Nguyễn Thị Bích Hồng - 1753801011066
2. Nguyễn Mai Lan Hương - 1753801011069
3. Huỳnh Ngọc Loan - 1753801011106
4. Lê Thị Bích Loan - 1753801011107
5. Nguyễn Thị Thu Mai - 1753801011113
6. Nguyễn Văn Minh - 1753801011115
7. Nguyễn Thị Mỹ Mỹ - 1753801011121 (Nhóm trưởng)
II. NỘI DUNG BÀI LÀM
1. Nhận định
Nhận định 1: Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều khơng bị xử lý theo
pháp luật hình sự
Trả lời:
Nhận định sai
Vì: Về nguyên tắc, biểu lộ ý định phạm tội không phải là 1 giai đoạn thực hiện
tội phạm, cho nên không phải chịu TNHS. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc
biệt, việc biểu lộ ý định tội phạm đã có tính nguy hiểm cho xã hội, vì vậy, trong các
trường hợp này, luật hình sự quy định việc biểu lộ ý định phạm tội thành 1 tội độc lập
và người biểu lộ ý định vẫn phải chịu TNHS như bình thường.
Ví dụ: Điều 133 BLHS quy định về tội đe dọa giết người.
Nhận định 3: Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì khơng có giai
đoạn phạm tội chưa đạt
Trả lời:
Nhận định sai
Vì: Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội
phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn của
người phạm tội”. Theo đó, đối với những tội phạm có CTTP hình thức mà hành vi
khách quan bao gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các
hành vi mà dừng lại do nguyên nhân khách quan thì được coi là phạm tội chưa đạt.
1
Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015) là tội phạm
có CTTP hình thức về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin, hành vi đe
dọa chỉ tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện hành
vi bắt cóc con tin mà đã bị bắt giữ thì trường hợp này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt
Cơ sở pháp lý: Điều 15 BLHS 2015.
Nhận định 8: Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội
đã thực sự chấm dứt trên thực tế
Trả lời:
Nhận định sai
- Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm tội phạm đã thỏa mãn được hết các
dấu hiệu được mô tả trong CTTP.
- Thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế là thời điểm hành
vi phạm tội kết thúc.
=> Thời điểm TP hồn thành có thể trùng hoặc khơng trùng với thời điểm hành
vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế.
VD: Điều 93 BLHS (Tội giết người). Trong trường hợp, A thực hiện hành vi cầm
dao đâm vô ngực B vào ngày 25/10 nhưng đến ngày 27/10 B mới chết, tức là thời
điểm tội phạm hoàn thành là ngày 27/10 vì tại thời điểm này xảy ra hậu quả như luật
định là B chết. Thời điểm hành vi phạm tội thực sự chấm dứt trên thực tế là ngày
25/10 vì sau thời điểm này A khơng thực hiện thêm bất cứ hành động nào khác.
Nhận định 9: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị
coi là tội phạm
Trả lời:
Nhận định sai
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình khơng thực hiện tội phạm
được đến cùng, tuy khơng có gì ngăn cản.
- Điều 19 BLHS: Phải đáp ứng đủ 2 điều kiện
+ Phải trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn
thành.
+ Tự nguyện, dứt khốt.
=> Miễn TNHS => Khơng bị coi là tội phạm.
Theo Điều 19 BLDS quy định: “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có
đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
này”.
VD: Điều 230 BLHS (Tội tài trợ khủng bố),..
2
Nhận định 11: Mọi trường hợp có hai người bất kỳ trở lên cố ý cùng thực
hiện một tội phạm là đồng phạm.
Trả lời:
Nhận định sai
Vì: Để được xem là đồng phạm, người đó phải thỏa mãn những dấu hiệu khách
quan và chủ quan của đồng phạm. Ví dụ, về số lượng người tham gia thực hiện tội
phạm của dấu hiệu khách quan phải từ 02 người trở lên và mỗi người trong đó phải có
đủ điều kiện chủ thể của tội phạm, tức là tất cả những người tham gia thực hiện tội
phạm đều phải đủ tuổi chịu TNHS quy định tại Điều 12 BLHS và có năng lực chịu
TNHS. Nếu một người không đủ tuổi hoặc không đủ năng lực để chịu TNHS thì
khơng thể coi là đồng phạm
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 17 BLHS
2. Bài tập
Bài tập 2:
Câu 1: Trong vụ án trên có đồng phạm khơng? Nếu có hãy xác định vai trị
của mỗi người trong đồng phạm.
Vụ án trên là vụ án có đồng phạm. Vì dựa theo khoản 1 Điều 17 BLHS 2015,
đây là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm.
Vai trò của các đồng phạm như sau:
+ Người thực hành: Trường, Hiếu, Ngọc, Khiêm. Cả bốn người cùng trực tiếp
thực hiện hành vi phạm tội.
+ Người tổ chức: Trường, Hiếu, Ngọc. Ba người cùng chủ mưu bàn cách lấy
trộm tài sản của ông Bằng.
+ Người xúi giục: Hiếu. Hiếu đã đến nhà dụ dỗ và rủ Khiêm cùng tham gia.
Câu 2: Xét dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại
nào?
Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại đồng
phạm có thơng mưu trước. Vì các đồng phạm có sự bàn bạc, thỏa thuận trước về việc
tham gia thực hiện tội phạm.
Câu 3: Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là
loại nào?
Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại đồng
phạm giản đơn. Vì khơng có sự phân cơng rõ ràng các vai trị như tổ chức, xúi giục,
giúp sức, tất cả đồng phạm đều giữ vai trò là người thực hành, cùng thực hiện một tội
phạm.
Câu 4: Những người trên phạm tội ở giai đoạn nào? Tại sao?
Phạm tội ở giai đoạn: Phạm tội chưa đạt
3
Vì: Căn cứ Điều 15 BLHS, hành vi của những người trên là cố ý thực hiện hành
vi trộm cắp tài sản. Mà tội phạm trơm cắp tài sản có cấu thành vật chất tức là phải có
hành vi và hậu quả xảy ra lấy được tài sản.
Trong tình huống,
Lần 1, Trường Hiếu Ngọc đều mang theo dụng cụ đến phục kích sau vườn nhà
ơng Bằng nhưng do nhà có đông người nên chúng rút lui. Đã cố ý thực hiên tội phạm
nhưng khơng thực hiện được đến cùng vì nguyên nhân khách quan là nhà đông người
Lần 2, Trường Hiếu Khiêm tới nhà và vào cạy tủ nhưng bị phát hiện và bắt được.
Tội phạm không được thực hiện đến cùng (chưa hoàn thành về mặt pháp lý) là lấy
được tài sản trong tủ dẫn đến chưa có hậu quả xảy ra. Nguyên nhân khách quan ngoài
ý muốn là bị phát hiện.
Câu 5: Ngọc có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không?
Tại sao?
a. Ngọc khơng đến vì sợ bị phát hiện;
Trong trường hợp này Ngọc được coi là tự ý chấm dứt việc phạm tội của mình,
vì Ngọc đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Ngọc đã tự nguyện dừng lại không
phải do trở ngại khách quan và dứt khoát chấm dứt triệt để từ bỏ hẳn ý định phạm tội
của mình
b. Ngọc khơng đến vì bị bệnh phải đi cấp cứu ở bệnh viện.
Trong trường hợp này Ngọc không được coi là tự ý chấm dứt phạm tội của mình
Tuy Ngọc đã dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị nửa chừng nhưng khơng có tự ý tự nguyện
dừng vì Ngọc dừng vì bị bệnh phải đi cấp cứu và khơng dứt khốt triệt để từ bỏ hành
vi của mình.
Câu 6: Tình huống trên có phải là trường hợp phạm tội có tổ chức khơng?
Tại sao?
Tình huống này là trường hợp phạm tội có tổ chức. Vì trong trường hợp này
đồng phạm có cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm (khoản 2 Điều 17 BLHS
2015). Cụ thể là các đồng phạm đã có sự chuẩn bị chặt chẽ và bàn bạc trước khi thực
hiện hành vi tội phạm.
Bài tập 4:
1. Hành vi của A có đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
giết người không?
Hành vi của A không đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
giết người. Vì phải thỏa mãn 2 điều kiện là nửa chừng và tự ý chấm dứt. Ở đây chỉ
thấy việc A tự ý: tự nguyện do bản thân không muốn giết B nữa tuy nhiên hành vi lại
xảy ra tại giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hồn thành nên khơng thể xem là tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội.
4
2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không? (biết rằng
hành vi giết người được quy định tại Điều 123 BLHS).
A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người vì A đã thực hiện xong hành vi
bắn B nhưng B khơng chết vì ngun nhân ngồi ý muốn của mình (trời tối, đèn
khơng đủ sáng, bắn hụt) tức phạm tội chưa đạt nên theo Điều 15 BLHS A phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
3. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí trái phép không?
(biết rằng hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được quy định tại Điều 304
BLHS).
A đã sử dụng súng trái phép nên tại khoản 1 Điều 304 BLHS thì A phải chịu
trách nhiệm về tội sử dụng vũ khí tái phép.
Bài tập 6:
Câu 1. Hành vi phạm tội của A,B thực hiện ở giai đoạn nào ?
Hành vi phạm tội của A và B thực hiện ở giai đoạn tội phạm hồn thành vì đã
thỏa mãn đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy
định tại khoản 1 Điều 173 BLHS.
Câu 2. Nếu A (17 tuổi), B (15 tuổi) thì A và B có là đồng phạm khơng? Tại
sao?
Căn cứ vào tính chất và mức nguy hiểm của hành vi phạm tội được quy định
trong bộ luật này, mức cao nhất của khung hình phạt đối với khoản 1 điều 173 BLHS
là 03 năm tù giam nên thuộc vào tội phạm ít nghiêm trọng.
Xét Điều 12 BLHS thì khơng đề cập đến trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14
tuổi đến 16 tuổi đối với tội phạm ít nghiêm trọng nên B khơng phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội danh của mình.
Do đó A và B không phải là đồng phạm.
5