Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sự ra đời của chuột máy tính và những tiếng click quen thuộc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.18 KB, 4 trang )

Sự ra đời của chuột máy tính và
những tiếng click quen thuộc

Tháng 12/1968, một nhà khoa học ít tiếng tăm đến từ Viện nghiên cứu Stanford
khiến những người tham gia hội thảo ở San Francisco (Mỹ) im phăng phắc. Tại đó,
ông nói về đàm thoại hình và thứ gì đó gọi là "con chuột".
Nhà khoa học đó là Douglas C. Engelbart, sinh năm 1925 tại Portland (Mỹ). Vào thập
niên 50 của thế kỷ trước, chàng trai Engelbart có một công việc đáng mơ ước tại phòng
thí nghiệm không gian của chính phủ, nhưng lại muốn làm điều gì đó lớn lao hơn thế.
So với tốc độ phát triển ngày nay, điện toán tương tác thời đó mới chỉ ở giai đoạn trứng
nước. Máy tính là những hệ thống tính toán to bằng cả căn phòng và chỉ cho phép 1
người sử dụng vào một thời điểm. Người ta nhập thông tin qua các thẻ đục lỗ và chờ
hàng giờ cho câu trả lời. Tương tác là thứ thuộc về tương lai, chỉ có trong khoa học viễn
tưởng, nhưng đã bắt đầu hình thành trong tâm trí của Engelbart.
Trong hình dung của mình, Engelbart ngồi trước màn hình lớn đầy các biểu tượng khác
nhau, hiển thị các thông tin có thể tổ chức và liên lạc. Năm 1960, ông thành lập nhóm
Augmentation Research Center (ARC) thuộc Viện nghiên cứu Stanford (SRI) với sự hậu
thuẫn của Không quân Mỹ, NASA và Bộ quốc phòng Mỹ.

Douglas C. Engelbart và con chuột dạng prototype đầu tiên.
Tháng 12/1968, ông khiến giới công nghệ xôn xao khi trình diễn một loạt ý tưởng trước
hơn 1.000 nhà khoa học máy tính hàng đầu thế giới trong Hội thảo Fall Joint Computer
Conference ở San Francisco.
Trong hơn 1 tiếng, ông mô tả máy tính sẽ tương tác ra sao, thông tin sẽ truyền như thế
nào qua video conference (hội thảo truyền hình), con người hợp tác và làm việc nhóm
cũng như biên tập văn bản bằng cách nào. Trái với những cỗ máy mainframe thời đó, hệ
thống mà Tiến sĩ Engelbart tạo ra, gọi là oNLine System, cho phép các nhà khoa học chia
sẻ thông tin xuyên suốt, có thể tạo và lưu trữ tài liệu dưới dạng một thư viện điện tử có
cấu trúc.
Ông cũng trình diễn hoạt động của chuột, thứ mà ông phát minh cách đó 4 năm, trong
việc điều khiển máy tính. Ý tưởng về con chuột nảy ra khi Engelbart tham dự một hội


thảo về đồ họa máy tính và ông nghĩ sẽ rất tuyệt nếu có thể di chuyển con trỏ trên màn
hình máy tính một cách đơn giản.
Các phiên bản đầu tiên của chuột có vỏ gỗ với 3 nút bấm vì nó chỉ đủ chỗ cho 3 nút,
nhưng Engelbart tin rằng phải có 10 nút mới thực hiện đủ hết các chức năng. Hai thập kỷ
sau, khi trang bị chuột cho máy tính Macintosh, Steve Jobs, CEO Apple khi đó, lại nghĩ
chỉ một nút bấm là đủ. Ông đề cao sự đơn giản và quả quyết rằng một nút giúp tránh thao
tác sai hơn là có một loạt nút.
Roger Bates, một nhà thiết kế phần cứng thuộc Viện SRI, cho hay tên "con chuột" được
đưa ra để tương xứng với tên của con trỏ. Khi đó, con trỏ được gọi là CAT (mèo) nhưng
ông Bates không thể nhớ CAT viết tắt của cụm từ gì.
Những gì Engelbart trình bày năm 1968 đã vẽ lên tương lai của kỷ nguyên điện toán mà
sau này được trung tâm nghiên cứu Palo Alto Research Center của Xerox phát triển.
Nhưng phải tới đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, chuột máy tính mới trở thành chuẩn
mực trong điều khiển máy tính nhờ Apple, Microsoft, IBM biến thành sản phẩm thương
mại và thay đổi cuộc sống hiện đại của con người. Ngày nay, những tiếng click chuột đã
trở nên thân thuộc với hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.
Engelbart đã được trao nhiều danh hiệu, trong có giải Turing Award. Ông cũng là một
trong những người đầu tiên nhìn thấy tầm ảnh hưởng của máy tính tới toàn bộ xã
hội. Engelbart qua đời đêm 2/7ở tuổi 88 tại Atherton, California (Mỹ).

×