Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Linh hoạt trong không gian nhỏ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.73 KB, 12 trang )




Linh hoạt trong không
gian nhỏ

Căn hộ với không gian mở hoàn toàn.

Nhu cầu bao giờ cũng nhiều hơn thực tế. Còn thực tế là
nhiều người phải xoay xở, linh hoạt trong những diện tích
hẹp, những không gian nhỏ; và cuộc sống vẫn cứ phải
diễn ra.

Khi không thể có như mong muốn…

Đại đa số người dân xây nhà đều trong tình trạng không hề
dư dả về tài chính, thậm chí là khó khăn. Tuy nhiên, cũng
nên mở rộng vấn đề hơn ở chuyện “khi không thể có như
mong muốn” - nhiều khi cũng chưa hẳn là vấn đề tài chính.

Ví dụ như một ngôi nhà ở khu trung tâm cũ, không thể mở
rộng, mua thêm đất; một công trình nằm trong giới hạn quy
hoạch chiều cao; hoặc trên một vị trí có yếu tố lịch sử (như
đất hương hoả, không muốn bán, không muốn chuyển nơi
khác)… Và cụ thể vấn đề là phải giải quyết những yêu cầu đó
với một hiện trạng có những khó khăn nhất định.

Nhìn chung là như vậy, nhưng trong từng trường hợp cụ thể
lại có những chi tiết khác nhau và tình huống khá đa dạng.
Có trường hợp thì diện tích nhỏ, có trường hợp thì mặt tiền
nhỏ, có trường hợp hình đất không hợp lý… Đi sâu vào ngôi


nhà lại phát sinh ra rất nhiều thứ khác.

Nói vui, có thể gọi là “xoay xở trong không gian nhỏ”, nhưng
về bản chất là một cách làm khoa học, linh hoạt, cần sự tính
toán chi li, chính xác ở nhiều phương diện (kinh tế, tiện ích,
kỹ thuật, thẩm mỹ…) chứ không phải “xoay” thế nào cũng
được, “xoay” thế nào cũng ra. Không gian càng nhỏ, nhu cầu
càng nhiều thì việc “xoay” càng khó!

Các giải pháp cơ bản

Nói chung, có rất nhiều giải pháp để linh hoạt trong những
không gian nhỏ, tuỳ theo đặc điểm của mỗi không gian, yêu
cầu của người sử dựng; có thể kể tới một số giải pháp cơ bản,
phổ biến như sau:

- Kết nối không gian: Là việc tạo sự liên thông giữa các
không gian, các phòng chức năng có quan hệ với nhau, để
không gian thoáng và tầm nhìn mở rộng; tăng cường chiếu
sáng, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và
sinh hoạt. Trong nhà ở hiện nay, các không gian sau đây hay
được kết nối trong điều kiện diện tích nhỏ: Nơi để xe và
phòng khách (nếu phòng khách ở tầng trệt); phòng sinh hoạt
chung và phòng ăn, phòng ngủ và phòng làm việc, phòng thờ
và phòng làm việc… Với những không gian nhỏ, diện tích
nhỏ, thực chất đây là sự “vay mượn” không gian. Việc kết
nối – vay mượn không gian nhất thiết phải nghiên cứu kỹ
mới tạo nên hiệu quả tốt cho công năng và thẩm mỹ.

- “Tiết kiệm” mặt bằng: Ngoài việc tối ưu hoá mặt bằng xây

dựng bằng các giải pháp kiến trúc – kỹ thuật thì trong việc
bài trí nội thất cũng có thể “tiết kiệm” mặt bằng hơn bằng
cách kê sắp hợp lý, loại bỏ những thứ không cần thiết hoặc
hiệu quả sử dụng, tần suất sử dụng không cao. Tránh sử dụng
những thứ đồ quá to, hoặc thừa so với nhu cầu. Khai thác tối
đa những khoảng trống, những “góc chết” biến thành nơi hữu
dụng.

- Giảm tải không gian: Với những không gian nhỏ, phòng
hẹp, nếu kê nhiều đồ, đồ có kích thước lớn, hoặc đặt ở những
vị trí trung tâm sẽ tạo nên sự chiếm dụng không gian, chiều
cao gây ra sự bức bí, ngăn cách không gian, giảm cả hệ số
chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên. Cần tránh kê sắp nhiều
khu vực giữa phòng, nếu có cần giảm chiều cao đồ đạc một
cách tối đa có thể. Nên kê đồ bám theo các tuyến tường để
tạo khoảng trống ở giữa thuận tiện cho giao thông, cũng như
làm cho không gian thoáng, nhẹ nhàng hơn. Ví dụ như một
phòng ngủ nhỏ thì có thế kê vai giường sát vào tường, không
nhất thiết cần hở cả hai bên; hoặc có thể sử dụng đệm đặt trên
sàn thay cho giường.
Phòng ngủ khi kéo cửa cũng có vách ngăn tương đối.

- Tận dụng chiều cao: Thông thường, chiều cao thông thuỷ
của phòng ở trong nhà ở hiện đại là khoảng 2,7 – 3m, và tầm
cao với tay của người lớn là 2 – 2,2m (tuỳ chiều cao). Vậy
nên hầu hết các kích thước cửa, tủ, kệ có chiều cao đỉnh rơi
vào khoảng này.

Tuy nhiên đấy là điều kiện lý tưởng. Còn trong điều kiện
không gian nhỏ thì có thể tận dụng tiếp chiều cao lên tới sát

trần. Tủ quần áo, tủ bếp, giá sách… đều có thể làm theo cách
này. Phần trên của phòng vệ sinh cũng có thể tận dụng làm
kho.

Phòng vệ sinh nhỏ nên trần thấp hơn phòng ở bình thường để
hợp lý tỷ lệ, và trần ở phòng vệ sinh cũng cần thiết để che hệ
thống ống kỹ thuật phía trên. Giải pháp đổ trần phụ bêtông để
tận dụng phía trên làm kho khá cổ điển và vẫn được sử dụng.
Cần lưu ý rằng, nếu phòng vệ sinh cạnh cầu thang và cửa kho
quay về phía thang thì sẽ tiện dụng hơn nhiều.

- Đồ đạc đa năng: Mỗi thứ đồ đạc có thể đảm nhiều hơn một
chức năng. Việc này có thể được thực hiện khi bố trí nội thất
từ khâu thiết kế, kê sắp trong quá trình sử dụng, cũng có thể
linh hoạt trong từng hoàn cảnh sử dụng khác nhau, hay được
thiết kế riêng để tạo sự nên sự đa năng đó. Một hệ thống tủ có
thể đảm nhận vừa là tủ quần áo, vừa là kệ tivi, vừa là kệ trang
trí, giá sách…; bàn ghế ăn có thể chính là bộ bàn ghế tiếp
khách, vách ngăn có thể là kệ đựng đồ… Hiện nay, trên thị
trường có những công ty chuyên cung cấp giải pháp thiết kế
thông minh cho đồ đạc nội thất với những sản phẩm đa chức
năng, linh hoạt trong sử dụng.

- Tạo hiệu ứng thị giác tích cực: Trong phòng nhỏ, không
gian nhỏ cần chú ý tới các yếu tố đường nét, màu sắc để tạo
nên sự thanh thoát, nhẹ nhàng trong cảm nhận thị giác. Cần
tránh sử dụng quá nhiều đồ kiểu dáng khác nhau, đồ có chi
tiết phức tạp rườm rà; tránh sử dụng màu tối, màu nóng – rực
rỡ… Tất cả những yếu tố này sẽ gây rối mắt, mệt mỏi thị giác
và ảnh hưởng không tốt tới tâm lý, sức khoẻ. Nên sử dụng

các hình khối, đường nét đơn giản, màu trắng, sáng, các màu
sắc nhã nhặn khác.


“Liệu cơm gắp mắm”

Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc rút nhiều kinh nghiệm trong
cuộc sống về sự linh hoạt và thích ứng với mọi hoàn cảnh.
Đã có rất nhiều câu thành ngữ nói về điều này: “Liệu cơm
gắp mắm”, “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, “Ăn thì nhiều
chứ ở hết bao nhiêu”… Những câu này không phải là giải
pháp xử lý cho không gian nhỏ, hay cho ngôi nhà, cho kiến
trúc. Nhưng có thể thấy rõ ràng những câu trên đều nói tới sự
ăn – ở, xét cho cùng chính là đề cập tới không gian sống và
sinh hoạt; và cũng là văn hoá sống. Đó cũng là sự động viên,
là niềm tin để vuợt lên mọi khó khăn, thích ứng một cách linh
hoạt và khoa học trong mọi hoàn cảnh.

Một ngôi nhà nhỏ, hay một không gian nhỏ – diện tích nhỏ…
chưa hẳn đã là điều gì quá dở, bất tiện hay thiệt thòi. Vẫn có
rất nhiều cách để làm cho điều đó tốt hơn. Khi không thể có
như mong muốn, thì ta phải “liệu cơm gắp mắm”.

“Liệu cơm gắp mắm” đâu phải chỉ nói về ăn uống, hay nói về
chi tiêu!? Mà xét cho cùng, con người ta sống hạnh phúc đâu
phải ở cái nhà to hay nhỏ, ở phòng chật hay hẹp, đồ đạc có đủ
đầy hay không, có tiện nghi hay không…? Những cái đó có
cần thiết cho cuộc sống, nhưng không phải là yếu tố quyết
định làm nên hạnh phúc. Tôi vẫn tin là như thế


×