Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Phân tích chiến lược kinh doanh của bia Hà Nội HABECO pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.32 KB, 45 trang )

Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Luận văn
Phân tích chiến lược kinh doanh
của bia Hà Nội HABECO
1
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Lớp : 1307SMGM0111
Nhóm : 08
Họ và tên SV :
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
Trần Hồ Thu
Lê Thị Thủy
Nguyễn Thị Thúy
Đặng Thị Trang
Phạm Thị Thùy
Nguyễn Thị Huyền Trang
Phạm Thị Thu Trang
Tống Thị Trang
PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
Tên đầy đủ DN : Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
Tên giao dịch: Hanoi Beer-Alcohol and beverage joint stock corporation
Tên viết tắt DN : HABECO.
Trụ sở : 183 Hoàng Hoa Thám – Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội
Ngày tháng năm thành lập : 06/05/2003
Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp quốc doanh của nhà nước được thành
lập theo quyết định 75/2003/QĐ-BCN ngày 06/05/2003 của Bộ trưởng Bộ Công
Nghiệp và được chuyển đổi hoạt động tổ chức theo mô hình công ty mẹ-con theo
quyết định số 36/2004/QĐ-BCN ngày 11/05/2004 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp
Tel : ( 84.4) 8.453843 | Fax ( 84.4) 8.464549
Website:
Ngành nghề kinh doanh của DN


(Theo giấy chứng nhận đăng kí số 113641 - DNNN) :
Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm:
 Sản xuất, kinh doanh Bia - Rượu - Nước giải khát và Bao bì;
 Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất;
2
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
 Dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư,
 Tổ chức vùng nguyên liệu, kinh doanh bất động sản,
 Các dịch vụ và ngành nghề khác theo luật định
Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) :
1- Sản xuất bia
2- Sản xuất rượu
3- Kinh doanh đầu tư bất động sản và văn phòng cho thuê
Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN :
 Tầm nhìn chiến lược :
Xây dựng HABECO thành một trong những Tổng Công ty vững mạnh, giữ vai trò
chủ đạo trong Ngành công nghiệp sản xuất Bia, Rượu, Nước giải khát và trở thành
một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Châu Á về sản xuất kinh doanh Bia.
 Sứ mạng kinh doanh :
Duy trì và phát triển sản phẩm Bia Hà Nội luôn là nét tinh hoá trong văn hoá ẩm
thực của “Người Tràng An” và là niềm tự hào của Hà Nội.
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản : năm 2012 (đơn vị : VNĐ)
 Tổng doanh thu : 8.919.305.204.135
 Doanh thu thuần : 6.466.122.806.662
 Lợi nhuận trước thuế : 1.338.095.354.571
 Lợi nhuận sau thuế : 981.432.835.227
 Tổng tài sản : 7.860.529.848.170
 Tổng nguồn vốn : 7.860.529.848.170
 Tỷ suất sinh lời :
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) =1.25

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI :
Ngành kinh doanh của doanh nghiệp : Ngành Bia
- Tốc độ tăng trưởng năm 2009: Năm 2009, Việt Nam tiêu thụ 1,6 tỷ lít bia
3
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
- Tốc độ tăng trưởng năm 2010 : Tổng sản lượng bia khoảng 2.59 tỷ lít, tăng ~
62% so với năm 2009
- Tốc độ tăng trưởng năm 2011 : Năm 2011, sản lượng bia đạt 2.620 triệu lít, nộp
ngân sách là 13.600 tỷ đồng tương đương khoảng 4% tổng thu ngân sách, tăng 4%
so với 2010
-Năm 2012 sản lượng bia toàn ngành Việt Nam đạt 2,8 triệu lít, tăng 8% so với
năm 2011.
Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành :
Ngành đang trong giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ, do :
(i) Về sản lượng sản xuất: Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về sản xuất bia (năm
2011, nhảy từ thứ hạng 20 năm 2008), là thị trường lớn thứ 3 Châu Á (sau Trung
Quốc, Nhật Bản); tuy nhiên sản lượng mới chỉ chiếm 1,14 % sản lượng toàn cầu;
(ii) Tiêu thụ bia bình quân đầu người tăng nhanh: hiện mức tiêu thụ là 28 lít
trên/đầu người/năm; gấp đôi giai đoạn 2005-2011 và tăng gấp 3 so với năm 1995.
Khả năng mức tiêu thụ còn có thể nâng lên, vì còn thấp so với mức 37 lít và 47 lít
của người Hàn Quốc, Nhật Bản; và bằng khoảng 1/10 so với Châu Âu;
(iii) Lợi nhuận biên còn cao, do 3/4 lượng bia được tiêu thụ trực tiếp, uống tại
chỗ; rất ít qua kênh siêu thị, bán lẻ. Theo nghiên cứu của APB, biên lợi nhuận
ngành bia Việt Nam cao hơn 50% so với các nước cùng khu vực Châu Á thái bình
dương
(iv) Tốc độ tăng trưởng hiện nay khá cao, khoảng 13-15%/năm (dù đã giảm nhiều
so với giai đoạn 1990-2000 tăng trưởng ớ mức 20%-30%/năm);
(v) Ngành Bia vẫn phát tài trong khủng hoảng. Năm 2008 là năm Việt Nam đạt kỷ
lục lạm phát gần 20% nhưng người dân cũng không vì thế mà cắt giảm chi phí
nhậu. Đến nay kinh tế vẫn chưa hết khó khăn nhưng ngành bia vẫn “phát tài” do

người dân khó "cai".
Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về sản xuất bia, là quốc gia có có mức tăng
trưởng cao về sản lượng trong mười năm qua là 240,4,%. Với 350 cơ sở sản xuất
bia, tập trung quanh khu vực các thành phố lớn; và vẫn tiếp tục gia tăng về số
lượng, Bia Việt Nam sản xuất đang đáp ứng đủ tiêu dùng nội địa. Vào những thời
điểm kinh tế khó khăn, doanh số bán hàng của các hãng bia danh tiếng tại các thị
4
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
trường trên thế giới đều giảm, riêng tại thị trường Việt Nam thì vẫn tăng. Điều
này cho thấy nhu cầu tiêu dùng bia của Việt Nam rất khủng khiếp.
Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô : Nhận dạng các nhân tố môi trường
có tác động mạnh nhất (Hiện nay và trong dài hạn) đến DN ?
1.1. Môi trường Chính phủ, luật pháp và chính trị (P): Trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế, Việt Nam đang nỗ lực phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa chính vì vậy vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải xây
dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật
nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, chuẩn mực và hiệu quả để tạo môi trường
thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, rượu bia là những sản
phẩm mà Nhà nước không khuyến khích sử dụng. Chính phủ đã và sẽ ban hành
nhiều chính sách có tác động đến Ngành Bia-Rượu-Nước giải khát để đảm bảo sự
phát triển hài hoà cho toàn xã hội. Do đó hoạt động quản trị, kinh doanh của các
doanh nghiệp bị ảnh hưởng ít hay nhiều là điều khó tránh khỏi.
 Bia là mặt hàng nước uống chứa cồn không được khuyến khích  Thách thức
1.2. Môi trường kinh tế (E): Năm 2010 và 2011, kinh tế thế giới đang dần bước
ra khỏi khủng hoảng nhưng tốc độ phục hồi còn chập chạp và tiếp tục là những
năm có nhiều khó khăn với những diễn biến phức tạp của kinh tế trong và ngoài
nước.
Ở Việt Nam, tăng trưởng GDP trung bình là 7% năm nhưng năm 2010 tốc độ
tăng trưởng chỉ đạt 6,78% trong khi chỉ số lạm phát lên tới 11,75%. Việt Nam vẫn
giữ vị trí nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và

Trung Quốc. Trong 10 năm qua, tốc độ tiêu thụ bia của người Việt Nam đã tăng
Doanh nghiệp
Nhân tố
kinh tế
Nhân tố
văn hóa – xã hội
Nhân tố
công nghệ
Nhân tố
Chính trị
-pháp luật
5
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
hơn 200%. Quy mô Ngành bia Việt Nam năm 2012 ước đạt 4,6 tỷ USD (chiếm
3,7% GDP), tốc độ bình quân tăng trưởng là 11-15%. Thu nhâp bình quân đầu
người tăng (gấp 10 lần từ 1994 đến 2012, đạt gần 1.600 USD) và dân số ở độ tuổi
uống bia (20-40 tuổi) được dự báo tăng 5%/năm, tương đương mức tiêu thụ sẽ
tăng thêm 1,7 triệu người đến năm 2015.
Tiếp theo là ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái với việc tăng giá đồng USD và giá cả
nguyên vật liệu tăng đã khiến chi phí tài chính tăng cao. Thêm nữa là biến động
lãi suất ngân hàng cũng là 1 thách thức không nhỏ với ngành bia Việt Nam
Do đó môi trường kinh tế trong nước vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các
DN trong ngành
1.3. Môi trường văn hoá – xã hội (S): Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu thế
thay rượu bằng bia và bia bắt đầu được coi là một loại nước giải khát không thể
thiếu trong các bữa tiệc. Nhưng xu hướng lựa chọn ngành nghề liên quan đến: tài
chính, ngân hàng, du lịch, ngoại giao, luật pháp ngày càng tăng cao ở độ tuổi trẻ;
cùng với việc đào tạo chuyên môn sinh, hoá, thực phẩm…tại các trường hiện nay
ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành sản xuất kinh
doanh Bia là một khó khăn cho sự phát triển ổn định của Ngành.

 Cơ hội
1.4. Môi trường nhân khẩu học: Dân số Việt Nam khoảng gần 90 triệu người
và có cơ cấu dân số trẻ với hơn 75% dân số dưới 30 tuổi; tỷ lệ tăng dân số là
1.21%, đây cũng là độ tuổi có tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm bia cao nhất. Mức tiêu
thụ bình quan đầu người của Việt Nam theo thống kê 2007 là 21.7lít/năm (2010
đạt khoảng 28lít/ năm). Tốc độ tăng trưởng cao (khoảng 18%) nhưng mức tiêu thụ
bia bình quân trên đầu người còn thấp so với Nhật, Trung Quốc và các quốc gia
Châu Âu . Dân số Việt Nam dự đoán đạt 100 triệu vào năm 2023 và ổn định ở
mức 120 triệu dân. Trong vòng 15 năm nữa, với sự tăng trưởng 20% về quy mô
dân số và khoảng 200% GDP đầu người (5% năm), ước tính mức tiêu thụ bia tăng
5 lần. Đây là một mức tăng trưởng rất hấp dẫn.
Bên cạnh đó xuất hiện xu hướng nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến văn hóa
uống bia: Người tiêu dùng có khả năng sẽ giảm mức tiêu thụ bia do chế độ ăn
uống và vấn đề sức khỏe. Khi uống bia đến lúc nồng độ rượu/máu lên đến 0,2%,
6
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
người uống rơi và trạng thái say, có khả năng gây nhiều hệ lụy có hại. “Đừng
uống bia trên 1 lít/ngày” cũng là lời khuyên của nhiều bác sỹ.
Ngoài ra yếu tố giới tính cũng ảnh hưởng tới việc tiêu thụ mặt hàng này khi người
tiêu dùng chủ yếu là nam giới, nữ giới chủ yếu có nhu cầu về các loại nước uống
có cồn như bia nhẹ, mà mặt hàng này chưa phổ biến trên thị trường
 Đây là cơ hội đối với ngành bia trong nước, bên cạnh đó cũng là thách thức bởi
thị trường Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng sẽ thu hút 1 lượng lớn đối thủ cạnh
tranh khác cả trong và ngoài ngành.
1.5. Môi trường công nghệ (T): Đối với bất kỳ ngành nghề nào thì công nghệ
cũng là 1 yếu tố có tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực
tế các doanh nghiệp trong Ngành Bia Việt Nam đang “chạy đua” đầu tư các trang
thiết bị, công nghệ mới để tăng sức cạnh tranh. Từ nhà nấu, lò hơi, hệ thống xử lý
nước, nuôi cấy men, lên men bằng tank tự động ngoài trời, hệ thống lọc, lạnh, xử
lý nước thải…đều được thay mới và cải tiến. Nhà nhà nấu mới có công suất cao

và giảm hao phí và quan trọng là có tính tự động hoàn toàn. Công nghệ mới này
có hệ thống vệ sinh CIP riêng; hệ thống cấp nước, lọc nước hiện đại và điều khiển
tự động các công nghệ mới đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì
đẹp, giảm tiếng ồn, hơi nóng, đảm bảo vệ sinh, giảm hao phí sản xuất, giảm lao
động nặng nhọc,…Nhưng mức độ sử dụng vốn đầu tư, công nghệ và trang thiết bị
kỹ thuật của các doanh nghiệp trong Ngành còn rất khác nhau. Có doanh nghiệp
đầu tư theo hướng chuyên sâu, có doanh nghiệp đầu tư theo hướng phân tán.
 Cơ hội cho các DN trong ngành tiếp cận KHKT hiện đại áp dụng vào sản xuất
ra các sản phẩm có chất lượng với chi phí cắt giảm
Đánh giá cường độ cạnh tranh (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) :
 Tồn tại các rào cản ra nhập ngành :
- Ngành bia luôn phải song hành cùng phải vấn nạn “hàng giả, hàng nhái” gây khó
khăn cho nhiều doanh nghiệp. Các thương hiệu uy tín trên thị trường dễ bị làm
giả, ảnh hưởng đến uy tín nhà sản xuất cũng như sức khỏe người tiêu dùng, gây
thất thu thuế.
- Bia là thức uống rất phổ biến và là sản phẩm cũng sẽ chịu cả thuế GTGT và thuế
tiêu thụ đặc biệt. Trong đó lượng bia hơi, bia cỏ trôi nổi không quản lý được ước
7
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
tính khoảng 130 triệu lít. Trung bình thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) chiếm 24 –
25% giá thành xuất xưởng mỗi lít bia hơi.
- Gia nhập WTO đã buộc Chính phủ phải thay đổi một số loại thuế bảo hộ , trong
vòng 3 năm sau khi hội nhập Việt Nam sẽ áp dụng một mức thuế TTĐB cho tất cả
các sản phẩm bia, không kể đến hình thức đóng gói. Hiện nay, chính sách thuế
TTĐB đối với bia hơi đang được áp dụng như sau: Từ 01/01/2010 đến
31/12/2012: bia hơi: 30%; bia chai, bia lon, bia tươi: 75%. Từ 01/01/2013: Các
loại bia không phân biệt hình thức đóng gói đều chịu mức 50%.
- Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất thuế nhập khẩu bia cũng đã giảm từ
mức 80% xuống 65%, và sẽ xuống còn 35% trong vòng 5 năm. Hiện nay, mức
65% thuế còn là khá cao, nên các nhà sản xuất còn hạn chế xâm nhập, thông

thường là liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để tránh loại thuế này. Sự
xâm nhập ngày càng sâu của nhà sản xuất, thương hiệu bia nước ngoài hứa hẹn thị
trường bia sẽ cạnh tranh đến nghẹt thở trong nhiều năm tới.
- Một số chính sách cũng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp ngành bia như: Thông tư số 12/1999/TT-BTM quy định về quảng cáo,
khuyến mại, địa điểm kinh doanh bia, Quy định về chi phí quảng cáo khuyến mại
là 10% giá thành sản phẩm gây khó khăn cho việc quảng bá sản phẩm, đặc biệt
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới vào ngành. Bên cạnh đó, các
quy định về nồng độ cồn của người điều khiển xe khi tham gia giao thông… cũng
tác động không nhỏ đến hành vi của người tiêu dùng, hạn chế sức tiêu thụ sản
phẩm của nhà sản xuất
- Để tham gia vào ngành công ty phải có vốn lớn để đổi mới công nghệ chế biến.
Đồng thời để đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty phải mua những nguyên liệu
ngoại nhập từ các nước có nguồn nguyên liệu nổi tiếng thế giới vì thế giá nguyên
liệu khá cao.
Ví dụ như : malt, hoa Houblon chưa sản xuất được phải nhập khẩu từ nước ngoài
( Đức, Đan Mạch…).
 Rào cản gia nhập chỉ ở mức tương đối, trung bình. Do đó đe dọa gia nhập
mới là khá lớn nên cường độ cạnh tranh sẽ ở mức khá cao.
 Đánh giá điểm : 4/10
 Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng :
8
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
- Nguyên vật liệu chính hiện vẫn phải nhập khẩu 100%
Nguyên liệu chính (chiếm 60-70% lượng nguyên liệu) để sản xuất bia là hạt đại
mạch (malt), cùng với hoa bia Houblon, do trong nước chưa sản xuất được, nên
phải nhập khẩu 100%. Theo Hiệp hội Rượu Bia Nước giải khát Việt Nam, mỗi
năm Việt Nam nhập trung bình 120.000 đến 130.000 tấn malt tương đương với 50
triệu USD và dự kiến sẽ tăng lên 100 triệu USD.
- Quá trình gieo trồng đại mạch trong nước chưa khả thi

Nguyên vật liệu ngành bia Việt Nam được nhập khẩu từ các quốc gia sản xuất lúa
mạch ở khu vực ôn đới. Đứng đầu về sản xuất lúa mạch là: Nga, Canada, Tây Ban
Nha, Đức, Pháp Biến đổi khí hậu có thể gây cản trở đến việc trồng lúa mạch, gây
ảnh hưởng đến ngành công nghiệp sản xuất bia.
Malt nhập khẩu có thể được thay thế bằng Malt chế biến từ đại mạch trồng trong
nước. Việc trồng cây lúa mì (tiểu mạch) và đại mạch ở một số tỉnh miền núi phía
Bắc nước ta với quy mô nhỏ đã có từ nhiều năm trước đây: trồng thử nghiệm trên
diện tích 15 ha, năng suất bình quân từ 1,5-2,5 tấn/ha tại Cao Bằng; triển khai dự
án tới một số tỉnh Sapa, Đà Lạt, Hà Giang, Sơn La
Trên thực tế, mới chỉ trồng được vài chục ha thử nghiệm, kết quả chưa thực sự
khả thi vì điều kiện khí hậu Việt Nam chưa thích hợp, chất lượng của đại mạch
ảnh hưởng đến chất lượng lên men bia, vị bia. Ðể nhân cấy và phát triển lên vài
nghìn ha cần phải có một thời gian dài nhiều năm nữa, và cũng chỉ thay thế được
khoảng 10% malt nhập khẩu.
- Sự phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, lợi
nhuận của doanh nghiệp
Tỷ lệ nguyên liệu chung cho bia ở Việt Nam là 70% lúa mạch, 30% gạo (có thể
thay bằng ngô). Để có 1.000 lít bia thành phẩm thì cần 4-5 tạ lúa mạch (giá 10.000
- 10.500 đồng/kg); 1,8-1,9 tạ gạo nguyên liệu (giá 9.600 – 9.750 đồng/kg); và 2g
houblon hoa cánh cho 1 lít bia (khoảng 3.230 đồng/g); ngoài ra còn có nước, nấm
men enzyme và các nguyên liệu phụ trợ khác Như vậy, trong giá trị 1 lít bia
thành phẩm có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm 82.3% (gồm 55,6% malt,
21,1% gạo và ~7% houblon). Nhà sản xuất chỉ thu về với biên lợi nhuận dưới
20% (khoảng 18-20%).
9
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Nếu nguyên vật liệu chính (gồm malt và houblon) cho ngành còn và sẽ tiếp tục
phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn do
không làm chủ được nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Qua đó có thể thấy nhà cung cấp có vai trò quyết định trong ngành bia, có

quyền lực thương lượng rất lớn. Do đó sẽ tạo ra mức cường độ cạnh tranh cao
 Đánh giá điểm : 8/10
 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng :
Với số lượng trên 300 nhà máy sản xuất bia, sản lượng trên tỷ lít mỗi năm và cùng
với sự góp mặt của các thương hiệu bia nổi tiếng thế giới khác đã có mặt ở Việt
Nam qua con đường nhập khẩu hoặc liên doanh; cộng với sự tiếp cận thông tin
tương đối thuận tiện và dễ dàng của khách hàng về chất lượng, giá cả…các sản
phẩm bia đã mang đến cho khách hàng tại Việt Nam nhiều sự lựa chọn. Điều này
đã tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp về: giá cả, chất lượng
sản phẩm và chất lượng dịch vụ trong việc thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
Áp lực giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, yêu cầu dịch vụ cao hơn vì có
nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau và thay thế trong ngành công nghiệp đồ uống
có cồn, sức mua đang nằm trong tay của người mua. Phương pháp duy nhất để
thống trị các hành vi của người tiêu dùng mua được thông qua quảng cáo và tiếp
thị. Tuy vậy có thể thấy quyền lực của KH là không cao
 Đánh giá điểm: 4/10
 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành :
Các doanh nghiệp trong nước :
Theo các chuyên gia, cuộc chiến trên thị trường bia Việt Nam là “một cuộc cạnh
tranh khốc liệt”. Điều này quả không sai khi có quá nhiều “đại gia” đang tham gia
vào cuộc chiến này. 15 năm trước, Ngành bia Việt Nam chỉ là sân chơi của 2 “đại
gia Nhà nước” là HABECO và SABECO. Việt Nam hiện có 350 cơ sở sản xuất
bia lớn nhỏ ở khắp các địa phương. Sản xuất bia tập trung vào một số khu vực
chính: Hồ Chí Minh (chiếm 23,2% tổng năng lực sản xuất bia toàn quốc); Hà Nội:
13,44%, Hải Phòng: 7,47%; Hà Tây: 6,1%, Tiền Giang: 3,79%; Huế: 3,05%; Đà
Nẵng: 2,83% (Theo Euromonitor). Có thể phân biệt các loại hình doanh nghiệp
sản xuất Bia trên thị trường Việt Nam gồm 3 dạng chính:
10
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
(1). Các Tổng Công ty Nhà nước với 2 thương hiệu danh tiếng và lâu đời là

Sabeco và Habeco
(2). Doanh nghiệp Liên doanh với các thương hiệu bia quốc tế sản xuất tại Việt
Nam như: Tiger (Thái), Heineken (Hà Lan), Calsberg (Đan Mạch), Foster's (Úc)
(3). Các nhà máy bia địa phương như Huda Huế, Thanh Hóa, Bến Thành…
Thị phần ngành bia không thay đổi nhiều trong thập kỷ với sự vững mạnh của 3
doanh nghiệp là: Sabeco, Habeco và VBL. Thị trường có dâu hiệu của độc quyền
nhóm khi 3 doanh nghiệp lớn nhất Ngành chiếm tới 83% thị phần (tiêu chuẩn theo
Luật cạnh tranh là CR3 < 65%). Tuy nhiên, bia không phải hàng hóa thiết yếu nên
nhà sản xuất khó gây sức ép độc quyền lên người tiêu dùng; các doanh nghiệp vẫn
đang cạnh tranh khá quyết liệt và chưa có biểu hiện đôc quyền.
Các doanh nghiệp “ngoại” đẩy mạnh xâm nhập thị trường
Kể từ sau khi hội nhập và mở cửa (năm 1991), Đầu tư nước ngoài tăng cường ở
Việt Nam; rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng thế giới từ Bỉ, Đức, Mỹ, Mexico,
Hà Lan, Nga, Séc…đã đến với thị trường như: Heineken, Fosters, Tiger, Larger,
Larue, BGI… Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các dòng bia ngoại đã đẩy cuộc
cạnh tranh trong Ngành bia ngày càng khốc liệt hơn. Hiện nay các nhà đầu tư
nước ngoài đã được phép sở hữu 100% doanh nghiệp nội địa thuộc ngành bia,
tăng cường hơn sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn mới. Cụ thể cuối năm 2011,
Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) đã nắm giữ 100% vốn Nhà máy bia Huế. Nhà
máy bia Sapporo Việt Nam với tổng vốn đầu tư 75 triệu USD (phía Nhật Bản góp
71% và phía Việt Nam góp 29%) cũng đã đi vào hoạt động và đang tìm cách phát
triển thị trường ở Việt Nam…
Cạnh tranh cũng khiến nhiều thương hiệu “ngoại” thâm nhập thất bại . Bên cạnh
sự trụ vững và ngày càng lên ngôi của các thương hiệu Heineken, Carlsberg, Ti-
ger , đã không ít đại gia ngành Bia trên thế giới sau khi đặt chân đến Việt Nam đã
phải ngậm ngùi ra đi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại như: định vị sai,
sản phẩm không hợp gu của người Việt, rào cản kênh phân phối, năng lực tài
chính Cụ thể có trường hợp của bia “kiểu Úc” Fosters (Tập đoàn Fos- ters)
không thành công trong phân khúc cao cấp, hay “cuộc chia tay tức tưởi” của sản
phẩm “bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam” Laser (thuộc tập đoàn Tân Hiệp

11
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Phát) vì không thể xâm nhập được kênh Horeca (nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ
dưỡng, quán cà phê) - kênh dành cho các loại bia cao cấp.
 Với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các đối thủ cạnh tranh, và ngành bia là
ngành phân tán, do không DN nào có khả năng chi phối các DN khác nên cường
độ cạnh tranh cao.
Đánh giá điểm : 9/10
 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế : Ví dụ : Nước giải khát, trà xanh
Bia là một hàng hóa thứ yếu, tại Việt Nam bia nhằm thỏa mãn các nhu cầu: giải
khát, tụ tập bạn bè, gia đình, bàn bạc công việc Thay thế cho bia trong nhóm đồ
uống có cồn bao gồm các sản phẩm như: rượu vang và rượu mạnh được chưng
cất, đồ uống lên men Do ưu điểm của sản phẩm bia nên ngành sản xuất bia đang
rất phát triển chiếm ưu thế hoàn toàn trên thị trường đồ uống, tuy nhiên thị trường
rượu cũng không thể không phát triển vì lượng người dân sử dụng rượu là rất lớn
trong nhân dân, đặc biệt là rượu dân tự nấu, rượu ngoại chỉ chiếm ưu thế ở thị
trường cao cấp, còn ở phân khúc thị trường trung và thấp thì rượu nội vẫn có
nhiều ưu thế. Trong tương lai khi sản phẩm rượu chất lượng cao thay thế rượu dân
tự nấu thì sẽ là cơ hội cho rượu công nghiệp, tuy nhiên ngành rượu trong nước
phải sản xuất ra các loại rượu cao cấp cạnh tranh với các hãng rượu nước ngoài.
Tuy nhiên Bia vẫn đang chiếm ưu thế, tỷ trọng sản lượng bia trong ngành đồ uống
có cồn đã tăng từ 97% lên 97,9% từ 2006-2010 (theo Euromonitor International).
Hơn nữa, Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nên tiêu dùng bia vẫn cao hơn so
với nhu cầu rượu.
Ngoài các đồ uống có cồn, bia còn có thể bị thay thế bởi các sản phẩm giải khát
khác: trà, cà phê, nước có ga Do người uống bia có thể gặp những vấn đề liên
quan đến sức khỏe, họ có xu hướng tìm đến các sản phẩm đồ uống khác an toàn
hơn. Ví dụ :
 Có sản phẩm bia nhẹ dành cho phụ nữ Zorok, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt
Nam là của Vinamilk liên doanh với Tập đoàn bia của Mỹ SABMille cũng

là áp lực với sản phẩm bia hiện tại của Habeco.
 Nước trà xanh C2 của URC, trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát, ….
12
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
 Chính vì vậy mối đe doạ của sản phẩm thay thế là hoàn toàn không hề nhỏ đối
với HABECO nói riêng và Ngành công nghiệp sản xuất Bia-Rưọu-Nước giải khát
Việt Nam nói chung, tạo nên sức ép cạnh tranh khá lớn.
 Đánh giá điểm : 7.5/10
 Đe dọa từ các ra nhập mới :
Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là áp lực không chỉ với HABECO mà
còn với cả Ngành Bia-Rượu-Nước giải khát của Việt Nam. Và thực tế điều này đã
bắt đầu diễn ra tại Việt Nam, điển hình là Liên doanh giữa Công ty cổ phần sữa
Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn bia hàng đầu của Mỹ là SABMiller đã cho ra
đời nhãn hiệu bia mới ZoRok, bia nhẹ cho phụ nữ, sau thương vụ mua lại 50% cổ
phần của Vinamilk trong nhà máy bia tại Bình Dương vào năm 2008, Tập đoàn
SAB Miller (Hoa Kỳ) vẫn nuôi tham vọng mở rộng thị phần tại Việt Nam. Hay
Liên doanh hợp tác giữa Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) và Tập
đoàn Scottish&New Castle (S&N) của Anh đã ra đời Công ty TNHH
Kronenbourg Việt Nam để sản xuất bia cao cấp và thức uống có cồn. Heineken
cũng được xem là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ngành bia Việt Nam khi
là cổ đông sáng lập hoặc đang tham gia vào các doanh nghiệp bia như Công ty
Bia Việt Nam, Bia Sông Hàn, Bia Foster, Bia Dung Quất và Bia Quảng Nam. Sản
lượng bia năm 2011 nhà sản xuất này tiêu thụ ở Việt Nam là 464 triệu lít, chiếm
khoảng 19% thị phần.
Ngoài ra Tập đoàn Asahi (Nhật Bản) hiện chưa có khoản đầu tư nào tại Việt Nam,
dù đây là một trong 4 đại gia sản xuất bia tại Nhật.
Cuối cùng là hãng AB Inbev – đơn vị sở hữu nhiều thương hiệu như Budweiser,
Corona, Stella Artois, Beck’s và Brahma sẽ tràn ngập vào thị trường VN trong
những tháng cuối năm 2013
Số lượng gia nhập mới tăng nên cường độ cạnh tranh cao

 Đánh giá điểm: 7/10
Đánh giá :
 Cường độ cạnh tranh mạnh
Giải thích : Sản xuất bia tại Việt Nam chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong
ngành đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% giá trị và 97,9% về sản lượng. Là
ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, lợi nhuận cao; doanh thu 2011 đạt hơn 60.000 tỷ
13
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
đồng. Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức tiêu thụ bia với gần 2,6 tỉ
lít bia trong năm 2011 , vượt xa hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và
Philippines. Việt Nam cũng đã lọt vào top 25 quốc gia tiêu thụ Bia mạnh nhất thế
giới. Với sức tiêu thụ hàng tỷ lít, cộng với mức tăng trưởng 11-15%/năm, thị
trường bia Việt Nam được dự báo còn tiềm năng tăng trưởng cao, sẽ xếp thứ ba
tại châu Á về sản lượng tiêu thụ, chỉ sau Nhật và Trung Quốc. Sức tiêu thụ khổng
lồ này mức độ cạnh tranh trên thị trường bia Việt Nam tăng với sự xuất hiện của
hàng loạt nhãn hiệu bia mới. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều
thương hiệu thất bại, nhưng các hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị
trường.
 Ngành hấp dẫn :
Giải thích : Theo Báo cáo của Bộ công thương, thị trường bia Việt tăng trưởng
bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Bộ cũng dự báo tỷ lệ tăng trưởng
sẽ là 13% trong giai đoạn 2011-2015 và 8% trong 2016-2025. Cũng theo dự báo
của Bộ và cơ quan lập quy hoạch, đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ
4,2-4,4 tỷ lít bia, bình quân 45-47 lít/người/năm. Mười năm sau đó, mỗi người
Việt Nam sẽ uống bình quân 60-70 lít bia/năm.
Việt Nam với dân số hơn 80 triệu người và nhu cầu về đồ uống đa dạng cũng sẽ
tạo nên sự hấp dẫn cho ngành
Mô hình thiết diện cạnh tranh
14
Nhà cung ứng

Đối thủ cạnh tranh
SP thay thế
Rào cản gia nhập
Gia nhập mới
Khách hàng
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Mô hình EFAS
Các nhân tố chiến lược Độ quan
trọng
Điểm xếp
loại
Tổng điểm
quan trọng
Ghi chú
Các cơ hội
-Kinh tế chính trị VN
ổn định
-SP cho nữ còn ít
-Cơ cấu dân số trẻ
-Hội nhập kinh tế
-Thị trường đồ uồng
giàu tiềm năng
0.05
0.1
0.1
0.1
0.15
2
3
3

2
3
0.1
0.3
0.3
0.2
0.45
-Cơ hội phát triển
-Thiếu sp có độ cồn nhẹ
-Nhu cầu tiêu thụ cao
-Mở rộng thị trường
-Phát triển sản xuất
Các thách thức
-Bia là đồ uống không
được khuyến khích
-Nguồn nguyên vật liệu
phải nhập khẩu
-Thuế tiêu thụ với bia
-Cạnh tranh với nhiều
đối thủ khác
-Kinh tế suy thoái, lạm
phát
0.1
0.15
0.1
0.1
0.05
2
3
2

3
2
0.2
0.45
0.2
0.3
0.1
-Chính phủ không
khuyến khích đồ có cồn
-Giá nhập không ổn định
-Ảnh hưởng XNK
-Các sản phẩm thay thế
-Ảnh hưởng nhu cầu tiêu
thụ, chi trả
Tổng 1.0 2.6
 Từ mô hình EFAS có thể thấy mức độ thích ứng với môi trường của
Habeco là tương đối tốt
Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS) :
1- Khả năng tăng cường nhận thức của khách hàng với thương hiệu do người dân
trong nước quen với hương vị đặc trưng của bia nội hơn với bia ngoại nhập
2- Kênh phân phối mở rộng
3- Mức giá cạnh tranh
15
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG :
Sản phẩm chủ yếu :
Sản phẩm Bia
Hiện nay, HABECO tham gia vào 2 phân khúc chính là Bia tiệt trùng đóng
lon/chai và Bia hơi.
Phân khúc Bia tiệt trùng đóng lon/chai

Bia chai dung tích 450ml, hay còn được gọi la bia nhãn đỏ là sản phẩm chính 
của HABECO, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, có công suất 30.000
chai/giờ. Bia Hà Nội có hương vị đặc trưng, được chiết vào chai thủy tinh màu
nâu. được đóng két nhựa, thuận tiện khi vận chuyển xa.
Bia lon dung tích 330ml được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1992. 
Đây là loại bia được nhiều người tiêu dùng ưa thích cả về chất lượng cũng như
mẫu mã sản phẩm và tiện lợi khi sử dụng.
Bia chai Hanoi Beer Premium là sản phẩm bia chai mới. được đóng trong chai 
330ml.
Bia chai Hanoi Lager được đóng trong chai 450 ml và được dán nhãn xanh 
thay vì nhãn đỏ nên còn được nội bộ Habeco gọi là bia nhãn xanh. Đây là sản
phẩm mới được chính thức đưa ra thị trường giữa năm 2007.
Phân khúc Bia hơi
Bia hơi Hà Nội có chất lượng cao, ổn định, hương vị thơm mát. giá cả phù 
hợp thu nhập của đa số người tiêu dùng. Hiện nay, Bia Hơi Hà Nội được chiết
thùng (keg) trên dây chuyền tự động khép kín của CHLB Đức, đảm bảo vệ
sinh thực phẩm đồng thời mang đến cho người uống cơ hội thưởng thức
nguyên vẹn chất lượng và hương vị như chính trong hầm lạnh lên men của
HABECO.
Bia tươi Hà Nội. được đóng trong thùng keg chuyên dụng. thời hạn sử dụng 
trong vòng 7 ngày kể từ ngày sản xuất.
Sản phẩm Rượu
HABECO tham gia thị trường rượu thông qua các sản phẩm được sản xuất bởi
Công ty con là Công ty Cồn-Rượu Hà Nội- HALICO với sản lượng năm 2006 là
9.5 triệu lít/năm. Dự kiến sản lượng rượu các loại sẽ đạt khoảng 11 triệu lít trong
năm 2007. Hiện nay HALICO đang chiểm khoảng 60% doanh thu cả nước về sản
16
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
phẩm rượu mạnh có thương hiệu như Vodka Lúa mới, Vodka Nếp mới, Vodka Hà
Nội. Sam panh, Vang, rượu mầu thông qua một hệ thống phân phối hết sức hiệu

quả trên toàn miền Bắc. Ngoài sản xuất rượu Công ty còn sản xuất cồn tinh chế
với sản lượng hơn 3 triệu lít trong năm 2006.
Thị trường :
- Do khác biệt về thị hiếu, công nghệ sản xuất, thu nhâp, cách thể hiện đẳng cấp
người dùng bia có sự phân khúc sản phẩm và thị phần:
Phân khúc bia hơi (chưa tiệt trùng) chiếm khoảng 43% khối lượng tiêu thụ và
30% giá trị tiêu thụ. Habeco là Doanh nghiệp chiếm được vị trí dẫn đầu phân khúc
này tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Phân khúc bia tiệt trùng đóng lon hoặc chai chiếm vị trí số 1 trên thị trường với
mức tiêu thụ 45% về khối lượng và 50% về giá trị. Dẫn đầu phân khúc là Sabeco,
Habeco với dòng sản phẩm bia Sài gòn (xanh, đỏ), Bia Hà Nội và Nhà máy bia
Huế với thương hiệu bia Huda.
Phân khúc nhỏ nhất là bia thượng hạng chiếm 12% về khối lượng và 20% về giá
trị tiêu thụ. Dẫn đầu phân khúc là các sản phẩm Tiger, Heineken được VBL phân
phối, Carlbergs của Nhà máy Bia Đông Nam Á, ngoài ra còn có các thương hiệu
Việt là Sài Gòn Đỏ và 333 của Sabeco.
Trong đó phân khúc Trung và Cao cấp cạnh tranh khá gay gắt khi Sabeco dẫn đầu
thị trường chiếm 31% thị phần với các dòng sản phẩm bia hạng trung và sản phẩm
cao cấp; Bia liên doanh VBL chiếm 20% với các dòng sản phẩm bia cao cấp; tiếp
theo là Bia Hà Nôi chiếm 10%.
Habeco nổi tiếng với sản phẩm bia hơi chiếm tỷ trọng cao nhất 50.92% trong
tổng khối lượng sản xuất và tiêu thụ. Bia hơi của Habeco là đồ uống thông dụng
đối với người dân Hà nội và Miền Bắc bởi giá thành phù hợp với người tiêu dùng
và có hương vị thơm ngon độc đáo nhờ vào sử dụng nguồn nước ngầm đặc biệt.
Bia hơi của Habeco đang chiếm giữ thị phần chính tại thị trường miền Bắc.
Habeco cũng đưa ra sản phẩm bia cao cấp bia lon 330 và Bia Chai Hanoi
premium, tuy nhiên sản phẩm này vẫn chưa được tiêu thụ mạnh
 HABECO chưa chiếm lĩnh được thị trường phía Nam, từ Quảng Bình trở vào,
tuy nhiên đã có hai công ty con trong khu vực này là Công ty Cổ phần Bia Hà
17

Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Nội-Quảng Bình và Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Vũng Tàu góp phần giảm phí
vận chuyển sản phẩm từ Bắc vào Nam.
Công ty xác định thị trường hiện hữu của công ty là Miền Bắc nói chung và
Hà Nội nói riêng. Hiện nay nhu cầu về bia của người dân đã tăng lên cùng với sự
phát triển của nền kinh tế đã tạo ra một cơ hội phát triển hết sức thuận lợi cho
công ty. Công ty rất nỗ lực nghiên cứu phân tích thiết lập quan hệ bạn hàng với
các công ty du lịch khách sạn, nhà hàng ăn uống tại Hà Nội. Công ty còn đưa ra
những kế hoạch sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm hợp lý, tránh tình
trạng ứ đọng sản phẩm. Điều này làm sản phẩm của Công ty luôn có mặt đúng
chỗ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tạo thế và lực cho công ty.
Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN :
 Hoạt động cơ bản
- Hậu cần đầu vào :
Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là malt, gạo, đường, hoa viên, cao
hoa, hoa thơm. Trong đó, malt được nhập khẩu từ Đức, Pháp, Úc, Đan Mạch,
Trung Quốc. Hoa viên, cao hoa, hoa thơm nhập khẩu từ Đan Mạch. Mỹ Các
nhà cung cấp nguyên liệu cho HABECO là những doanh nghiệp có quan hệ
truyền thống, có năng lực, uy tín, hợp tác trong nhiều năm nên có thể đảm bảo
nguồn nguyên vật liệu ổn định và chất lượng. Tuy nhiên, gần 60-70% nguyên liệu
sản xuất bia của HABECO phải nhập khẩu. Các nguyên vật liệu khác như gạo.
đường đều có sẵn trong nước nên rất ổn định. Ngoài ra công ty còn sử dụng một
số loại nguyên liệu thay thế dạng đường hoặc bán thành phẩm chế biến từ đường
như mía, củ cải.
- Sản xuất :
Công nghệ sản xuất bia Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền và công
nghệ của Cộng hòa Liên Bang Đức với dây chuyền đóng chai hoàn toàn tự động.
Liên tục đạt các chứng chỉ như :
Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000: 2005 do Tổ chức Quốc tế 
chứng nhận chất lượng toàn diện TQCSI của Australia cấp.

18
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Hệ thống quản lý tổng thể về Chất lượng – Môi trường – An toàn thực phẩm 
(bao gồm Hệ thống ISO 22000-2005. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:
2000 và Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 : 2004)
Hệ thống nuôi cấy men hiện đại, hệ thống sản xuất CO2 tinh khiết, hệ thống
nén khí không dầu và hệ thống vệ sinh CIP tự động, hiện đại thay thế cho cách tiệt
trùng bằng nước nóng và xút cũ cũng được hoàn thành, toàn bộ quy trình sản xuất
của Công ty thuộc loại lên men cổ truyền, khép kín, tự động hoá cao
Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất tại Công ty mẹ, Tổng công ty còn rất chú
trọng đến công tác sản xuất bia chai Hà Nội tại các Công ty con. Tổng công ty
luôn có kế hoạch chỉ đạo, giám sát chặt chẽ các công ty con trong quá trình sản
xuất nhằm đảm bảo về quy trình và đạt chất lượng tốt nhất để bia trai mang nhãn
hiệu Hà Nội dù sản xuất ở đâu đều đảm bảo chất lượng như sản xuất tại Công ty
mẹ. Tổng công ty và các công ty con luôn phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh sản xuất
và tiêu thụ các mặt hàng chủ lực, tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, duy trì
việc bình ổn giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu đa dạng hoá mặt
hàng, cải tiến mẫu mã, bao bì để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Trong sản xuất, giải pháp tiết kiệm được triển khai tập trung vào những những
vấn đề chính sau:
- Tiết kiệm điện
- Tiết kiệm môi chất sử dụng: nước, khí nén, CO2, hơi bão hòa, hóa chất
- Vận hành hợp lý và hiệu quả thiết bị, tăng năng suất, giải quyết các điểm
thắt nút cổ chai trong dây chuyền sản xuất.
- Tiết kiệm nguyên vật liệu, vật tư sản xuất.
- Tiết kiệm nhân lực.
Đối với khâu quản lý và vận hành thiết bị, Phòng Kỹ thuật cơ điện đã lập phương
án trên cơ sở phối hợp chặt chẽ cùng các Xí nghiệp chế biến, thành phẩm, động
lực, cơ điện và triển khai theo chuỗi giải pháp sau:
1. Tiết kiệm điện: sử dụng triệt để đèn tiết kiệm điện tại các vị trí chiếu sáng,

tắt bớt những đèn không cần thiết; một số khâu có thể tiết giảm năng lượng điện:
dùng biến tần cho động cơ máy nén lạnh của hệ thống lạnh; động cơ bơm tải lạnh,
nước, glycol, ; xây dựng phương án giảm máy chạy vào giờ cao điểm (từ 18h-
19
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
22h) để giảm áp lực với hệ thống điện và giảm chi phí; xây dựng phương án dùng
khí mê tan từ xử lý nước thải còn chưa được thu hồi tận dụng để sinh hơi hoặc
phát điện.
2. Nước: sử dụng vòi phun rửa tiết kiệm nước cho vệ sinh công nghiệp, nâng
cao ý thức tiết kiệm nước; sử dụng hóa chất tẩy rửa (loại có thể phun phủ lên thiết
bị một thời gian trước khi rửa bằng nước) để giảm nước sử dụng; nước nóng dư
thừa từ quá trình nấu được tận dụng cho các nhu cầu, đưa về hệ thống xử lý nước
nếu còn thừa.
3. Hơi, nước ngưng: tận dụng nước ngưng thu hồi để giảm lượng dầu FO; xử
lý những vị trí rò rỉ hoặc bảo ôn hỏng, giảm tiêu hao.
4. Khí nén: sử dụng ở áp suất hợp lý tránh sử dùng quá cao; xử lý những điểm
rò rỉ, tránh tiêu hao.
5. Lạnh: sử dụng nước mềm cho hệ thống lạnh và thu hồi CO2 giảm đóng cặn
canxi (gián tiếp làm giảm tiêu thụ điện năng); sử dụng lạnh tiết kiệm, đóng cửa
hầm khi không có người ra vào, đóng cửa kho lạnh khi không nhập xuất hàng, ;
vận hành hệ thống lạnh ở nhiệt độ của chất tải lạnh hợp lý; công suất lạnh 2 còn
dư thừa sẽ được đưa sang lạnh 1 thiếu; các phòng được điều hòa cần được đặt
nhiệt độ hợp lý, giảm tiêu hao điện.
6. Hóa chất: Thiết kế hệ thống thu hóa chất xút từ máy rửa nhà chai dùng cho
xử lý khói thải và khu vực xử lý nước thải giảm tiêu hao hóa chất, giảm chi phí xử
lý.
7. Thu hồi các phụ phẩm trong sản xuất: Thu gom và bán men thải cho chăn
nuôi, xây dựng phương án thu và xử lý triệt để nhằm giảm thiểu chi phí của hệ
thống xử lý nước thải, và thu tiền từ bia thu hồi và bán bã men.
Về công tác nghiên cứu khoa học, quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm mới:

Ngoài việc đầu tư cho sản xuất, HABECO cũng chú trọng đầu tư các thiết bị kiểm
tra, phân tích trị giá hàng tỷ đồng, kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm ở mọi
công đoạn và kiểm tra được nhiều hơn các thông số kỹ thuật như thiết bị phân tích
bia tự động, thiết bị phân tích độ xốp của malt…Tất cả các dây chuyền thiết bị
mới của Tổng công ty đã được tự động hóa hoàn toàn, từ khâu nhập nguyên liệu
đến khâu nấu, lên men, lọc, chiết… với các phần mềm điều khiển hiện đại.
Sự thay đổi về dây chuyền công nghệ đã khiến sản phẩm HABECO có nhiều cải
20
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
tiến. Từ khi có dây chuyền chiết chai số 1, chai Bia Hà Nội “cổ rụt” loại 500ml đã
được thay thế bằng chai mới 450ml, hình thức và chất lượng được nâng cao rõ rệt,
nhãn trước, nhãn sau thể hiện rõ thông tin sản phẩm, chụp bạc cổ chai gọn gàng,
giúp tiết kiệm chi phí. Tiếp đó, các dòng sản phẩm Hanoi Beer Premium, Bia Hà
Nội nhãn xanh tiếp tục ra đời.
- Hậu cần đầu ra :
Hiện nay, HABECO đã có trên 470 đại lý phân phối trong cả nước và 12 công ty
con tại các địa bàn trọng điểm phía bắc (Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải
Phòng, Thanh Hóa, Nam Định, Quảng Trị) và 9 công ty liên kết, 3 chi nhánh là
Phố Nối (Hưng Yên), Nghệ An, Nam Định cùng hai Công ty Thương mại là
HABECO Trading và Công ty CP Bia - Rượu-NGK Hà Nội- Quảng Ninh, thị
phần Habeco đã chiếm khoảng 40% từ Nghệ An trở ra và kỳ vọng sẽ tăng lên
70% trong vài năm tới.
Thị trường tiêu thụ rộng mở, không chỉ ở trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều
quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga Vì thế sản lượng
bia các loại mang thương hiệu HABECO tiêu thụ đến 2007 đạt 199 triệu lít, hết
năm 2008 ước đạt 245 triệu lít.
Hệ thống kênh phân phối của Công ty bia Hà Nội khá phức tạp và rộng rãi, có thể
đáp ứng ngay lập tức mọi yêu cầu của khách hàng. Họ có thể trực tiếp đến cửa
hàng giới thiệu sản phẩm của công ty để thưởng thức mà không cần qua tay các
đại lý hay những nhà bán lẻ khác, đây là một lợi thế nhằm tăng uy tín cũng như

quảng bá ngày càng rộng rãi hơn cho sản phẩm của công ty. Với một cấu trúc đầy
đủ như vậy công ty có thể phủ kín thị trường và đáp ứng nhu cầu đầy đủ, nhanh
chóng hơn. Mặc dù vậy công ty cần có đội ngũ quản lý thị trường có năng lực,
nhiệt tinh thì mới có thể quản lý được hệ thống này vận động theo mục tiêu thống
nhất.
Việc tránh mở rộng quá sớm thị trường vào các tỉnh phía nam vốn chưa phải là
thế manh của Habeco đã giúp cho Habeco tránh bị phân tán nguồn lực và tiết
kiệm được các chi phí tiếp thị và phát triển thị trường.
- Marketing :
Công tác tiêu thụ được đổi mới, phát triển thị trường, vươn tới thị trường các vùng
21
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
các tỉnh mà trước đây chưa có hoặc rất ít bia Hà Nội. Chính vì vậy, công tác tiêu
thụ của Tổng công ty đã có bước chuyển biến rõ rệt so với những năm trước, góp
phần vào việc hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra. Tổng công ty đã và liên tục tổ
chức các chương trình khuyến mại, quảng bá rộng rãi hình ảnh sản phẩm trên các
phương tiện thông tin, đưa nhân viên hỗ trợ bán hàng tại các thị trường như Thanh
Hoá, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình có chính sách khuyến khích các đại lý tiêu
thụ bia với sản lượng lớn… nên kết quả tiêu thụ các sản phẩm mới là rất khả
quan.
Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 23 – VIETNAM EXPO 2013 do
Bộ Công Thương chủ trì, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam chỉ đạo tổ chức từ
ngày 10 đến 13 tháng 04 năm 2013 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam
(VEFAC) – 148 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu –
NGK Hà Nội là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt nam trong lĩnh vực
đồ uống đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực đồ uống tham gia
hội chợ. Vốn tự hào là Thương hiệu Quốc gia, HABECO tham gia hội chợ chưng
bày những dòng sản phẩm đã làm nên thương hiệu Bia Hà Nội như bia Trúc Bạch,
bia chia Hà Nội Premium, bia lon Hà Nội, bia chai Hà Nội 450ml. Quan hơn 120
năm hình thành và phát triển, đến nay HABECO ngoài việc nắm vững thị phần

trong nước, HABECO từng bước phát triển thương hiệu bằng việc xuất khẩu sang
nhiều thị trường trên khắp thế giới. Năm 2013 Bia Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh
chiến lược phát triển thương hiệu và khẳng định vai trò hàng đầu trong ngành bia,
rượu, nước giải khát bằng việc triển khai nhiều chương trình khuyến mại, tri ân
khách hàng trên cả nước. Sắp tới đây HABECO sẽ tổ chức Ngày hội bia Hà Nội
tại Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Binh, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đây là những
nét văn hóa đặc trưng của Bia Hà Nội đã và đang nhận được rất nhiều sự tin yêu
và ủng hộ mạnh mẽ từ người tiêu dùng trên cả nước.
Các chương trình nhằm quảng bá hinh ảnh thương hiệu bia Hà Nội khác:
 Năm mới uống bia Vàng- Xuân sang đắc lộc lớn
 Vui cùng ngày hội bia Hà Nội tại Quảng Ninh 2012
 Chương trình khuyến mại “ Sôi động với EURO- Trúng thưởng cùng
HABECO”
 Gala Step Up Sum 2012 sức trẻ HABECO
22
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
 Tham gia chương trình: “Doanh nghiệp tin cậy vì người tiêu dùng”
- Dịch vụ sau bán : Chủ yếu là hướng dẫn cách sử dụng và cách bảo quản đồ
uống
Tại các đại lý, nhà phân phối :
- Phải cẩn thận khi xuống hàng từ các xe hàng, nhằm tránh làm hư hỏng các sản
phẩm thành phẩm.
- Phải loại bỏ các sản phẩm bị xì vì bất cứ lí do nào trước khi chất hàng vào kho.
- Không được làm rơi hoặc quăng mạnh các két, thùng bia thành phẩm.
- Không nên chất hàng ở nơi có nhiệt độ trên 35oC hoặc trực tiếp dưới ánh sáng
mặt trời, nơi ẩm thấp hoặc bị mưa dột
- Khi phát hiện sản phẩm bị xì rỉ không phải do bị làm rơi, cấn móp, vật nhọn đâm
thủng thì nên báo cho nhà sản xuất để xử lý
- Tuân thủ nguyên tắc first in/ first out: hàng nhập vào trước thì xuất ra trước.
Đối với quán ăn nhà hàng:

- Loại bỏ ngay lập tức các két, thùng thành phẩm bị xì ướt báo với đơn vị cung
cấp hàng về các thông tin bị xì, ướt.
- Tránh làm rơi hoặc quăng mạnh các két, thùng lon thành phẩm.
- Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo và thông thoáng, tránh nơi ẩm thấp hoặc có
nhiệt độ cao trên 35oC.
- Nên bảo quản sản phẩm ở tủ làm mát từ 10 - 12oC trước khi mang phục vụ cho
người tiêu dùng.
- Những sản phẩm nhận trước được đem ra bán trước.
Đối với người tiêu dùng
- Xem xét hạn sử dụng trước khi dùng.
- Uống bia đúng cách:
- Nhiệt độ lý tưởng khi uống:
 Hoạt động bổ trợ
- Công nghệ
+ Thiết bị công nghệ phần cứng chủ yếu nhập từ các nước châu Âu và được sự
giúp đỡ của các nước Tiệp Khắc(cũ), Đức Tuy nhiên hệ thống cán bộ kỹ thuật
của tổng công ty từng bước trưởng thành về số lượng và chất lượng có thể đảm
23
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
nhận cũng như cải tiến một số khâu-giai đoạn trong quá trình sản xuất và chế
biến. Hiện tại tổng công ty đang sở hữu một dây chuyền trang thiết bị tương đối
hiện đại bao gồm :
 Hệ thống thiết bị nấu và nhà nấu của Đức công suất 100 triệu lít/năm.
Nhà nấu có hệ thống vệ sinh CIP riêng. Hệ thống cấp nước và lọc nước hiện đại,
điều khiển tự động. Hai dây chuyền chiết chai công suất 30 nghìn chai giờ được
lắp đặt (năm 2001 và 2004), thay thế cho hai dây chuyền cũ có công suất 10
nghìn và 15 nghìn chai/ giờ.
 Hệ thống lên men của Đức công suất 50 triệu lít/năm
 Hệ thống thu hồi CO
2

của Đan Mạch
 Hệ thống chiết bia lon của Đức công suất 7500 lon/h
 Hệ thống chiết bia chai của Đức công suất 150000 chai/h
 Hệ thống làm lạnh của Nhật
 Hệ thống lò dầu của Đài Loan công suất 10 tấn hơi/h
 Hệ thống xử lý nước và chất thải của Đức :
Sau khi đưa hệ thống xử lý nước thải vào hoạt động, chất lượng nước thải đảm
bảo yêu cầu tiêu chuẩn TCVN5945-1995, loại B - nước thải công nghiệp, Tổng
công ty đã thực hiện quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 được từ đầu năm
2005, góp phần làm thay đổi bộ mặt doanh nghiệp và môi trường làm việc, được
tổ chức TUVNORD của CHLB Đức chứng nhận và khẳng định sự phù hợp.
Hệ thống trang thiết bị có khả năng sản xuất sản phẩm có chất lượng cao tuy
nhiên với công suất hiện tại chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường, vì vậy
nó có ảnh hưởng lớn tới việc tiêu thụ của công ty.
Nguồn nhân lực : Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định sự phát triển của Công ty, vì vậy Công ty luôn đặt mục tiêu xây
dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao lên hàng đầu trong chiến
lược phát triển của mình.
Hiện tại, nguồn lực của HABECO bao gồm 753 người (năm 2011) trong đó 69
người đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm 10%; 411 người đạt trình độ cao
đẳng, trung cấp, kỹ thuật dạy nghề chiếm 59%; 216 người trình độ lao động phổ
thông chiếm 31% và trên 50 kỹ sư giàu kinh nghiệm và đôi ngũ lãnh đạo, quản lý
24
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
đã gắn bó với Habeco qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ. Độ tuổi làm việc trung bình
của nhân viên Habeco là 38,5 tuổi.
Với đội ngũ lao động kỹ thuật như hiện nay-có tay nghề, kinh ngiệm giúp công ty
sản suất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giảm tỷ lệ phế phẩm, tiết kiệm chi
phí sản xuất, cùng với đội ngũ nhân viên kinh doanh có năng lực và trình độ giúp
cho việc tiêu thụ sản phẩm bia Hà Nội diễn ra tốt trên thị trường. Trong những

năm gần đây thu nhập của cán bộ công nhân còn luôn được nâng cao, ổn định,
đảm bảo cho đời sống của họ. Đây là tài sản lớn của Habeco.
- Cơ sở hạ tầng :
Nhà máy Bia Hà Nội tại Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất trong quý II năm 2009 từ đó
đưa năng lực, công suất của công ty mẹ HABECO đạt 300 triệu lít/năm vào năm
2010. Đồng thời với việc đầu tư tại công ty mẹ cùng triển khai thực hiện đầu tư
tại các công ty con để từng bước tăng năng lực sản xuất cho các năm tiếp theo, ví
dụ như
- Bia Hà Nội- Vũng Tàu: 100 triệu lit/ năm
- Bia Hưng Yên của Công ty HABECO-ID: 50 triệu lít/ năm
- Bia Hà Nội- Quảng Trị: 25- 50 triệu lít/ năm
- Bia HABECO- Hải Phòng: 25-50 triệu lít/ năm
- Bia Hà Nội - Nghệ An: 25- 30 triệu lít/ năm
- Rượu Hà Nội – Yên Phong: 20 triệu lít/ năm (của công ty cồn Rượu Hà Nội)
- Cụm công nghiệp và Đô thị Hà Tây của Công ty Cổ phần Hà Nội – Hà Tây với
diện tích 100 ha.
Habeco còn hình thành các công ty liên kết nhằm phát triển ngành nghề phụ trợ về
nguyên liệu và thương mại phục vụ cho mục tiêu tối thượng là sản phẩm bia rượu
chứ không phải mặt hàng nào khác.
Thu mua
Phần lớn các nguyên liệu chính để sản xuất bia là hops, malt, đại mạch đều nhập
khẩu từ Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng biến động
giá cả đầu vào do nguồn cung phụ thuộc vào tình hình thời tiết cũng như chính
25

×