Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thay đổi thói quen giao tiếp để tự tin trước mọi người pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.99 KB, 5 trang )




Thay đổi thói quen giao tiếp để tự tin trước
mọi người


Rất nhiều lý do khiến chúng ta cảm thấy không thể nào tự tin khi đứng trước
mọi người, nhất là khi bạn lên thuyết trình, phát biểu, đến tham dự buổi tiệc
nào đó. Những người cảm thấy không tự tin trước mọi người chưa hẳn là
những người quá nhút nhát hoặc tự ti về bản thân mình, mà có thể đó là một
dạng tích cách của họ. Có thể nói, đây là những người hướng nội, thích làm
việc một mình, ngại giao tiếp và không có thói quen chia sẻ nhiều với người
khác. Khi đến những nơi đông người, họ thường có thái độ ngại ngùng, khép
kín,…khiến người khác tưởng lầm họ thiếu tự tin, nhút nhát.

Như vậy, để khắc phục sự tự tin khi đứng trước đông người, bạn cần có một sự tập
luyện kết hợp với sự thay đổi trong suy nghĩ.
Không có thói quen giao tiếp nơi đông người
Hãy tưởng tượng bạn ở trong nhà một thời gian dài, không tiếp xúc, gặp gỡ với
người lạ. Môi trường bạn sống ít có sự thay đổi, bạn ít phải va chạm với nhiều
người, với nhiều dạng tính cách…Lúc này, về cả tâm lý lẫn kỹ năng, bạn sẽ không
có sự chuẩn bị cho việc giao tiếp với người lạ hay xuất hiện nơi đông người nào
đó. Chính xác là bạn không biết phải nói gì, làm gì để tạo thiện cảm nơi người
khác. Để dễ hiểu hơn, bạn có thể liên tưởng đến cảm giác của bạn trong ngày đầu
tiên đi học. Bạn là “ông tướng” ở nhà nhưng lại vô cùng bỡ ngỡ và ngại ngùng khi
đến trường, gặp các bạn mới, ở môi trường mới. Sau khi đi học một thời gian, bạn
sẽ mất đi cảm giác này vì đã cảm thấy quen thuộc.
Như vậy, để tự tin hơn trước đông người, xóa đi cảm giác nhút nhát vì lý do không
có thói quen giao tiếp, việc đầu tiên bạn cần làm là tập hòa nhập lại với môi trường
tập thể, nơi có nhiều sự tương tác hơn môi trường hiện tại của bạn. Bạn có thể năng


đến các nơi công cộng như thư viện, rạp chiếu phim, tham gia lớp học thêm nào
đó, hoặc câu lạc bộ nào đó. Đơn giản hơn, hãy thực hành bài tập này với nhóm bạn
thân của bạn hoặc họ hàng, người thân trong gia đình.
Không thích trò chuyện với người lạ
Nhiều người lại có quan niệm này. Họ có suy nghĩ khá độc lập, tính cách hướng
nội, thích những mối quan hệ bền vững, sâu sắc. Do đó, việc làm quen với người
lạ, trò chuyện với người lạ khiến cho họ cảm thấy không thoải mái, không hứng
thú. Việc đi đến nơi đông người và trò chuyện với nhiều người vì thế khiến họ cảm
thấy không tự nhiên, dẫn đến hậu quả là họ không được rèn luyện để có kỹ năng
giao tiếp nơi đông người.
Trên thực tế, việc bạn có thích trò chuyện với người lạ hay không thuộc về thiên
hướng tính cách của bạn. Nhưng dù sao, bạn cũng nên gạt bỏ suy nghĩ này vì đây
là điều không tốt. Nói một cách hoa mỹ hơn, bạn sẽ bị đánh giá là không có tài
“ngoại giao”, không biết tạo mối quan hệ và có vẻ thiếu hòa nhập với mọi người.
Người hướng nội thường bị đánh giá là thiếu hòa đồng, kém thân thiện với người
xung quanh trong khi thực tâm họ không nghĩ thế. Chính sự khó gần của bạn làm
cho người khác tưởng rằng bạn khó tính, khắt khe và ngại tiến đến gần bạn.
Để thay đổi điều này, hãy tự tạo cho mình động lực để giao tiếp tốt hơn. Chẳng
hạn, nếu bạn thân thiện hơn, tự nhiên hơn ở một buổi họp mặt nào đó, bạn sẽ làm
quen được với ai đó dễ thương, đáng yêu; nắm bắt được một cơ hội nghề nghiệp…
Và điều quan trọng nhất, là sự mong muốn thay đổi từ bạn!

×