Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Bài giảng tổng quan về báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 58 trang )

1
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại
hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online
Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper)
và báo mạng điện tử.
Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta. Nó gắn liền với tên gọi
của nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, như Quê Hương điện tử, Nhân
Dân điện tử, Lao Động điện tử... Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước
cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.
Điều 12 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001 của Chính phủ về quản
lý và cung cấp dịch vụ Internet, đã nêu: “Dịch vụ thơng tin trên Internet là một loại
hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo
hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các
loại hình điện tử khác trên Internet”.
Trong Điều 3, Chương 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12-6-1999 về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28-12-1999 cũng đề cập đến thuật ngữ “báo điện tử
(được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc
thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngồi” để chỉ loại hình báo chí này.
Đến Luật Báo chí 2016, tại Điều 3, Chương 1, khái niệm “báo điện tử” tiếp tục
được đề cập “là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền
dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”.
Tuy nhiên, khái niệm báo điện tử có nghĩa rất chung chung, khơng giúp hiểu rõ
đặc điểm của loại hình báo chí phát hành trên mạng: tờ báo được sản xuất trong vòng


2
khép kín trên mạng LAN của tịa soạn hay tờ báo được “chạy” trên mơi trường mạng


tồn cầu Internet. Đồng thời, đã có thời gian chúng ta sử dụng cách gọi này để chỉ
phát thanh và truyền hình nên nếu dùng lại rất dễ gây nhầm lẫn.
Báo trực tuyến là khái niệm được sử dụng đầu tiên ở Mỹ và đã trở thành cách
gọi quốc tế. Thuật ngữ “trực tuyến” (online) trong các từ điển tin học được dùng để
chỉ trạng thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng máy tính và sẵn sàng hoạt
động. Hiện nay, thuật ngữ này đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền
thơng nhằm chỉ các khái niệm có cùng đặc tính như: “xuất bản trực tuyến” (online
publishing), “phương tiện truyền thông trực tuyến” (online media), “nhà báo trực
tuyến” (online journalist), “phát thanh trực tuyến” (online radio), “truyền hình trực
tuyến” (online television)... Tuy nhiên, cách gọi này gắn với tin học nhiều hơn và
chưa được Việt hóa.
Báo mạng là cách gọi tắt của báo mạng Internet. Đây là cách gọi khơng mang tính
khoa học vì nó khơng rõ nghĩa, khơng đầy đủ, dễ làm hiểu sai bản chất của thuật ngữ.
Bởi Internet là mạng của các mạng (A network of networks), dưới nó cịn rất nhiều loại
mạng như mạng nội bộ của các tổ chức, các cơng ty, các chính phủ... Gọi tắt như thế sẽ
không xác định rõ ràng ranh giới giữa khái niệm “mạng” và “mạng Internet”.
Báo Internet cũng là khái niệm được dùng khá rộng rãi. Thuật ngữ này được
sử dụng trong một số đề tài khoa học, hội thảo khoa học về vai trị của cơng nghệ
thơng tin đối với loại hình báo chí mới. Cách gọi này là sự kết hợp tên gọi của
Internet với một tờ báo (newspaper) chính là ở chỗ: Internet cung cấp không gian
với đầy đủ tiện nghi cho một tờ báo hoạt động. Tờ báo lấy Internet làm phương tiện
truyền tải, lấy các khả năng ưu việt của Internet làm lợi thế và hoạt động độc lập trên
Internet. Tờ báo - dưới dạng một địa chỉ web - và Internet là đôi bạn song hành trên
xa lộ thông tin.
Theo TS. Thang Đức Thắng - Tổng biên tập báo VnExpress thì đây là tên gọi


3
chính xác nhất, cho phép hiểu rõ ràng đặc trưng của loại hình báo chí này 1. Qua thực
tiễn hoạt động trong ngành, rất nhiều người đã đồng tình với cách gọi trên. Tuy nhiên,

thuật ngữ này cũng dễ gây nhầm lẫn rằng: tất cả các trang web có mặt trên Internet
đều là báo mạng điện tử. Trên thực tế, một tờ báo phát hành trên mạng đúng là một
trang web nhưng không phải trang web nào cũng là tờ báo.
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của
một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải thơng tin
một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao. Học viện Báo chí
và Tuyên truyền chọn thuật ngữ “Báo mạng điện tử” bởi nhiều lý do2:
- Nó khẳng định loại hình báo chí mới này là con đẻ của sự phát triển vượt bậc
của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số
hóa, các máy tính nối mạng và các server, các phần mềm ứng dụng.
- Nó cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất, đặc trưng của loại hình báo
chí này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi định kỳ, khả năng
truyền tải thông tin không hạn chế, với cách lưu trữ thông tin dưới dạng dữ liệu siêu
văn bản, khả năng siêu liên kết - các trang báo được tổ chức thành từng lớp, có cơ
chế “nở” ra với số trang không hạn chế...
- Tên gọi này chỉ rõ người làm báo và người đọc báo đều phải có trình độ kỹ
thuật nhất định.
- Đây là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như: báo, mạng, điện tử.
Vì vậy, tên gọi này thỏa mãn được các yếu tố: Việt hóa, đặc trưng khu biệt của loại
hình báo chí mới, khắc phục được sự “thiếu” về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai.
Đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất, trong giáo trình này sẽ sử dụng
TS. Thang Đức Thắng: Bài giảng lớp cao học báo chí khố 2004-2006, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
1

2 TS.

Nguyễn Thị Thoa (2007), Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.



4
khái niệm “báo mạng điện tử”.
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức
của một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải
thơng tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao.
1.2. Lịch sử ra đời báo mạng điện tử
1.2.1. Trên thế giới
Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của
báo mạng điện tử. Tờ báo mạng điện tử đầu tiên được biết đến trên thế giới là tờ
Chicago Tribune ra đời tháng 5-1992 có máy chủ đặt tại nhà cung cấp dịch vụ
American online (cũng có tài liệu cho rằng tờ báo mạng điện tử đầu tiên ra đời tháng
10-1993 tại Khoa Báo chí thuộc Đại học Florida).
Năm 1994, phiên bản điện tử của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng
cáo đầu tiên, tiếp đến là hàng loạt các cơ quan báo chí nổi tiếng ở Mỹ lần lượt cho ra
đời phiên bản điện tử như Los Angeles Times, USA Today, New York Newsday...
Năm 1995, nhiều tờ báo ở châu Á cũng xuất hiện trên mạng Internet như China
Daily, Utusan (Malaixia), Kompas (Inđônêxia), Asahi Simbun (Nhật Bản)... Đến
giữa năm 1996, ở nước Mỹ đã có khoảng 768 tờ báo mạng điện tử, châu Âu có 169
tờ, châu Á và Trung Đơng có 54 tờ, Nam Mỹ có 25 tờ, châu Đại Dương có 20 tờ,
châu Phi có 6 tờ... Theo thống kê của Newslink, năm 1996 trên tồn thế giới có 1.335
tờ báo mạng điện tử, đến tháng 9-1998 là 4.925 tờ, đầu năm 2000 là 8.474 tờ.
Bắt đầu từ năm 2000 trở đi các hãng thông tấn lớn như AFP, Reuter..., các đài
truyền hình như CNN, NBC..., các tờ báo như New York Times, Washington Post... đều
có trang báo mạng điện tử của mình và coi đó là phương tiện để phát triển thêm cơng
chúng báo chí. Số báo mạng điện tử tăng lên một cách chóng mặt. “Cơn sốt vàng” của
thời thông tin trực tuyến thực sự đã bắt đầu.
Thời kỳ đầu báo mạng điện tử còn gặp phải một số rào cản như: Số lượng
người có máy tính cịn ít, sự hạn chế và trục trặc trong khâu kỹ thuật, tâm lý người



5
đọc cịn e ngại trong việc sử dụng máy móc... Nhưng với sự phát triển nhanh chóng
của Internet và những ưu điểm vượt trội của mình, báo mạng điện tử đã trở thành
một tiện ích quan trọng, là một bộ phận không thể tách rời của Internet và xã hội
hiện đại. Hiện nay, hầu hết các tờ báo in, đài phát thanh, truyền hình lớn đều đã có
mặt trên Internet.
1.2.2. Ở Việt Nam
Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, ngày 31-12-1997, tạp chí
Quê Hương (tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ
Ngoại giao Việt Nam) có địa chỉ đã trở thành tờ báo mạng
điện tử đầu tiên của nước ta.
Đối tượng phục vụ chủ yếu của tạp chí là cộng đồng người Việt Nam định cư,
sinh sống ở nước ngoài cũng như thân nhân của họ ở trong nước và những độc giả
quan tâm tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài. Sự
kiện có ý nghĩa mở đường này đã ghi một dấu ấn quan trọng trong lịch sử báo chí
Việt Nam. Từ đây, hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam đã
có thêm một thành viên mới, một loại hình báo chí mới vừa hiện đại vừa đặc biệt
hữu dụng.
Nhận thấy thế mạnh đặc biệt của báo mạng điện tử, ngay sau khi tạp chí Quê
Hương Online xuất hiện, hàng loạt các cơ quan báo chí đã tiến hành thử nghiệm và
lần lượt xuất bản ấn phẩm của mình trên mạng Internet. Ngày 21-6-1998, báo
Nhân Dân điện tử () chính thức phát hành trên mạng Internet.
Ngày 3-2-1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hịa mạng với tên miền ().
Ngày 1-9-2000, Đài Truyền hình Việt Nam phát hành trang tin điện tử
(). Đến nay, hầu hết các cơ quan báo chí lớn như Tiền Phong, Lao Động,
Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thơng tấn xã Việt Nam... đều đã có tờ báo mạng điện tử. Từ
chỗ ban đầu những tờ báo mạng điện tử này gần như chỉ là phiên bản của những tờ
báo in thì nay đã phát triển độc lập hơn, có đường nét hơn, dần dần thốt ra khỏi cái



6
bóng bao trùm của tờ báo in và ngày càng tỏ rõ ưu thế vượt trội của mình.
Cùng với đó, những tờ báo mạng điện tử độc lập cũng lần lượt xuất hiện. Ngày
26-2-2002, tờ Tin nhanh Việt Nam () ra mắt độc giả. Ngày 25-112002, tờ báo này đã chính thức được cấp phép hoạt động báo chí và trở thành tờ báo
mạng điện tử độc lập đầu tiên ở Việt Nam. Tiếp theo là VietNamNet
()

cũng

được

cấp

phép

ngày

23-1-2003,

VnMedia

() được cấp phép ngày 6-8-2003.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thơng, tính đến hết tháng 11-2018, cả
nước có 868 cơ quan báo chí, trong đó có 24 cơ quan báo mạng điện tử độc lập và 171
cơ quan phát thanh, truyền hình, báo in, tạp chí có phiên bản điện tử3. Tất cả đang tạo ra
bức tranh đa sắc màu, đa phong cách trong làng báo mạng điện tử Việt Nam.
Có thể chia q trình hình thành và phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam
thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2001

Mặc dù đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của báo mạng điện tử ở Việt Nam
nhưng giai đoạn này xuất hiện chủ yếu là những trang thông tin điện tử của các cơ
quan báo chí. Về nội dung, thơng tin chủ yếu được lấy từ báo in đưa lên, rất ít, thậm
chí là khơng có thơng tin do chính phóng viên báo mạng điện tử tự làm. Về hình
thức, giao diện cũng như bố cục đều hết sức đơn giản, ít gây được ấn tượng. Báo
mạng điện tử trong giai đoạn sơ khởi này đã gặp khơng ít khó khăn:
Thứ nhất, về hạ tầng cơng nghệ. Khi đó, tốc độ truy cập Internet chỉ là 2Mb,
đường truyền kém. Hầu hết các trang web thông tin đều là web tĩnh thông qua phần
mềm Front Page nên tốc độ cập nhật thường chỉ 1 lần/ngày. Điều này khơng chỉ gây
khó khăn cho các tờ báo mạng điện tử mà còn khiến cho người sử dụng phải trả
3 Thu Hương (2018), Khối Thông tin, tuyên truyền tổng kết công tác năm 2018, Cổng thông tin điện tử Bộ thông tin
và Truyền thông: />

7
nhiều tiền hơn cho mỗi lần truy cập.
Thứ hai, về nhân sự. Những người đang làm việc tại các tờ báo mạng điện tử
đều còn rất bỡ ngỡ với loại hình báo chí mới, hầu như chưa từng được đào tạo về
báo mạng điện tử, phần nhiều họ được điều chuyển từ báo in sang. Ngoài ra, sự dè
dặt trong tâm lý tiếp nhận của công chúng cũng như cơ sở pháp lý nhằm tạo điều
kiện cho báo mạng điện tử phát triển còn rất hạn chế. Bản thân các cơ quan báo chí
cũng chỉ coi báo mạng điện tử như “con ni” nên cũng ít đầu tư, quan tâm. Điều
này khiến cho giai đoạn đầu phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam chỉ đạt được
những thành tựu khiêm tốn.
- Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005
Giai đoạn này là sự xuất hiện đến chóng mặt của hàng loạt các trang thông tin
điện tử của các cơ quan báo chí lớn. Nếu trước đây, những tờ báo in có lượng phát
hành lớn ở nước ta như Thanh Niên, Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Cơng an
nhân dân, Tiền Phong... cịn khơng mấy quan tâm đến báo mạng điện tử thì giờ đây
đã thay đổi nhanh chóng. Các cơ quan báo in không chỉ quan tâm mà còn đầu tư rất
mạnh đến ấn bản trực tuyến. Riêng tờ Thanh Niên ()

mỗi năm đầu tư từ 5 đến 6 tỷ đồng cho báo mạng điện tử. Và để tạo điều kiện cho bà
con Việt kiều dễ dàng truy cập, Thanh Niên còn đầu tư một máy chủ phiên bản tiếng
Anh đặt tại New York (Mỹ). Hay báo Công an nhân dân đều đưa các ấn phẩm An
ninh thế giới, Văn nghệ cơng an của mình lên mạng tại cùng một địa chỉ
với giao diện khá hiện đại và thân thiện với người đọc. Tuổi Trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm tới phiên bản điện tử. Hiện Tuổi
Trẻ Online () được đánh giá là một trong số ít tờ báo mạng điện tử
chính luận hấp dẫn, có thơng tin đáng tin cậy và thu hút được đông đảo bạn đọc.
Đặc biệt, sự ra đời của các tờ báo mạng điện tử độc lập đã tạo ra luồng gió mới
thúc đẩy báo mạng điện tử Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển nóng của báo
mạng điện tử giai đoạn này đã nảy sinh hàng loạt vấn đề. Đội ngũ những người làm


8
báo mạng điện tử vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Tuy một số ít được đào tạo
một phần về báo mạng điện tử nhưng về cơ bản vẫn thiếu chuyên nghiệp. Hầu hết các
tờ báo mạng điện tử (ngay cả những tờ báo mạng điện tử độc lập) thông tin cũng phụ
thuộc vào báo in và các nguồn khác mà chưa thể tự sản xuất.
- Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Giai đoạn này đánh dấu sự trưởng thành cả về chất lượng và số lượng của báo mạng
điện tử Việt Nam. Những trang thông tin điện tử cũng dần thốt khỏi “cái bóng” của tờ báo
mẹ, còn những tờ báo độc lập đã bước đầu khẳng định được vị thế của mình trong lịng
độc giả. Lúc này, các tờ báo mạng điện tử đã chú trọng nhiều hơn đến nội dung và hình
thức nhằm xây dựng thương hiệu, phong cách riêng. Giao diện các báo ngày càng chuyên
nghiệp, hiện đại và theo hướng tiện lợi cho người sử dụng. Tin, bài vừa phong phú, đa
dạng, vừa nhanh chóng, hấp dẫn. Những thơng tin copy - paste cũng dần ít đi mà thay vào
đó là những tin, bài do chính đội ngũ phóng viên của báo mạng làm ra.
Các ưu điểm vượt trội của báo mạng điện tử như khả năng đa phương tiện,
tương tác cao, tìm kiếm nhanh... cũng ngày càng được quan tâm và tận dụng khai
thác một cách có hiệu quả. Khơng chỉ có các tờ báo mạng điện tử thuộc đài truyền

hình, đài phát thanh đưa truyền hình, video clip hay âm thanh lên Internet, mà giờ
đây, các tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in như Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí
Minh, Nhân Dân, Thanh niên... đều cung cấp các video clip bài hát, chương trình
truyền hình hay các bộ phim hấp dẫn trong trang web của mình. Xu hướng này sẽ
ngày một gia tăng. VietnamNet, VnMedia, Dân Trí... đã có truyền hình trên Internet.
Độc giả có thể xem các phóng sự, chun đề, phim truyện như truyền hình truyền
thống. Một số tờ báo mạng điện tử của Việt Nam đã lọt vào top 100 trang web được
ưa thích nhất trên thế giới (theo hệ thống xếp hạng của Alexa1).
11. Alexa Internet Inc. là một công ty chi nhánh của Amazon.com, nổi tiếng vì trang cung cấp
thơng tin về lưu lượng truy cập đến các website khác. Hiện nay Alexa là trang web uy tín nhất
trong việc thống kê và thông tin về lưu lượng truy cập website hiện nay.


9
Tuy nhiên, các tờ báo mạng điện tử hiện nay vẫn khơng tránh khỏi những hạn
chế, đang gặp nhiều khó khăn như: vấn đề tài chính; trình độ và trang bị kỹ thuật còn
chưa theo kịp châu lục và thế giới; tốc độ truy cập còn chậm; an ninh mạng chưa
cao; thơng tin cịn trùng lặp, độ tin cậy của thông tin chưa cao; một số tờ chạy theo
thông tin giật gân, câu khách; trình độ chính trị và chun mơn của đội ngũ làm báo
mạng điện tử cịn bộc lộ nhiều điểm yếu, tính chun mơn chưa cao; mơ hình tổ
chức bộ máy chưa rõ ràng, đồng bộ; thiết kế tờ báo cịn đơn điệu, lạc hậu, có nơi tùy
tiện, chắp vá; chưa chú ý tới tầng lớp bạn đọc là người cao tuổi...
Tóm lại, sau gần 20 năm hình thành và phát triển, báo mạng điện tử Việt Nam
đã khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng.
Hàng triệu lượt người truy cập mỗi ngày vào các tờ báo mạng điện tử đã chứng tỏ
đây là một phương tiện thông tin đối nội, đối ngoại hiệu quả, thực hiện tốt chức năng
thơng tin, giáo dục, giải trí của mình.
1.3. Những đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử
1.3.1. Khả năng đa phương tiện
Đa phương tiện là thuật ngữ xuất phát từ cụm từ “Multimedia” trong tiếng Anh.

Nó xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX. Năm 1965, cụm từ này được sử dụng để
miêu tả một buổi trình diễn đặc biệt có tên là “Exploding Plastic Inevitable” - buổi
biểu diễn đầu tiên có sự kết hợp của nhạc rock, chiếu bóng, ánh sáng và trình diễn
nghệ thuật. Sau đó, cụm từ này dần được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với
nhiều ý nghĩa khác nhau. Khoảng cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, nó được dùng để
chỉ những trình chiếu slide trên máy chiếu có kết hợp với âm thanh. Cho đến nay,
khái niệm này đã dần trở nên phổ biến để chỉ nhiều loại sản phẩm, phần mềm khác
nhau trên máy vi tính và mạng Internet.
Khi Internet ra đời, đặc biệt là sự xuất hiện của World Wide Web vào năm 1992
đã cho phép thiết lập những trang web đơn giản được viết bằng ngôn ngữ siêu văn
bản HTML (Hyper Text Markup Language). Tuy nhiên, với việc phát triển vượt


10
bậc của cơng nghệ và trình độ lập trình đã giúp số lượng các “phương tiện”
được tích hợp trên các trang web ngày càng phong phú và đa dạng. Đó là: văn
bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic),
âm thanh (audio), video, và các chương trình tương tác (interactive programs).
Hiện tại, tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà khái niệm “đa phương
tiện” được định nghĩa khơng hồn tồn giống nhau. Trong cuốn Multimedia (Đa
phương tiện), tác giả Tony Feldman đã nhắc lại định nghĩa của Patrick Gabbins:
“Truyền thông đa phương tiện là sự tích hợp liền của dữ liệu văn bản chữ, các loại
hình ảnh và âm thanh trong một mơi trường thơng tin số hóa riêng lẻ”4.
Cịn theo Tony Cawkell đề cập trong cuốn Multimedia Handbook (Sổ tay Đa
phương tiện) thì: “Truyền thơng đa phương tiện là q trình xử lý và thể hiện thông
tin dưới hai hoặc nhiều dạng truyền thơng (media), vì vậy những chiếc máy tính có
khả năng biến đổi và kết hợp chữ viết cùng với các hình ảnh đơn giản trong nhiều
năm qua có thể coi là những chiếc “máy tính đa phương tiện”. Tuy nhiên, có rất
nhiều thuộc tính bổ sung đã được phát triển và đến nay thì thuật ngữ Multimedia
mang nghĩa là xử lý thơng tin ít nhất dưới dạng chữ viết, đồ họa, hình ảnh (nếu

khơng có ảnh động hoặc video động thì thường có màu) và âm thanh...”2.
Một định nghĩa khác của Jonasses trong cuốn Computers as mindtools for
schools (Máy tính, cơng cụ hữu ích cho trường học), đó là: “Truyền thơng đa
phương tiện là sự tích hợp của hơn một dạng truyền thông trong việc thông tin...
Một cách chung nhất, thuật ngữ này nói đến sự tích hợp của các dạng truyền thông
như chữ viết, âm thanh, đồ họa, ảnh động, video, hình ảnh và các hình khối khơng
gian khác trong một hệ thống máy tính”5.
4, 2. Dẫn theo Nguyễn Bá Mạnh: “So sánh việc sử dụng yếu tố đa phương tiện trên Tuổi Trẻ
Online và BBC tiếng Việt”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà
Nội, 2010.

5. Dẫn theo Nguyễn Bá Mạnh: “So sánh việc sử dụng yếu tố đa phương tiện trên Tuổi Trẻ Online
và BBC tiếng Việt”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội,


11
Đa phương tiện trên báo mạng điện tử là sự kết hợp nhiều loại phương tiện
(văn tự và phi văn tự) để thực hiện và tạo nên một sản phẩm báo chí. Một sản
phẩm báo chí được coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong
số các phương tiện truyền tải thông tin sau: văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still
image), hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video,
và chương trình tương tác (interactive program).
Trên một sản phẩm báo mạng điện tử, tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu
của từng tòa soạn mà việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện cũng khác nhau.
Trong nhiều trường hợp, một thơng tin có thể được truyền tải bằng nhiều
phương tiện để người đọc tiếp cận và lựa chọn, nhưng nhiều trường hợp khác
nhà báo sẽ quyết định hình thức truyền tải nào là phù hợp với nội dung thông
điệp. Nhờ vậy, các sản phẩm báo mạng điện tử ngày càng hấp dẫn, thu hút
nhiều hơn sự quan tâm của công chúng.
1.3.1.1. Văn bản (Text)

Mặc dù những thành phần khác trong tính đa phương tiện có sức hấp dẫn và ưu
điểm vượt trội, song văn bản vẫn là thành phần không thể thiếu của báo mạng điện
tử. Nhìn vào tổng thể của một tờ báo mạng điện tử thì văn bản vẫn chiếm diện tích
lớn nhất.
Bản thân văn bản có khả năng truyền tải đầy đủ và trọn vẹn những nội dung
thơng điệp. Nó thường được dùng để thể hiện nội dung chính, dẫn dắt bài báo và
được kết hợp với hình ảnh tĩnh, đồ họa để tăng tính hấp dẫn, chân thực của thơng tin.
Ngồi ra, văn bản cịn được dùng để chú thích, bổ trợ, cung cấp, làm rõ nội dung
thơng tin cho các đoạn video, hình ảnh, đồ họa...

2010.


12

Ảnh: Báo Le Figaro của Pháp sử dụng các hiệu ứng
giữa kiểu chữ, cỡ chữ trong trình bày
Kiểu chữ, kích cỡ chữ, màu sắc chữ... đóng một vai trị quan trọng nhất định
làm tăng hay giảm tính hấp dẫn của văn bản. Vì vậy, việc sử dụng chúng như thế nào
đều được các nhà thiết kế tính tốn kỹ. Kiểu chữ được dùng trên một tờ báo mạng
điện tử thường đồng nhất, thơng dụng, có sẵn trong máy vi tính khi cài đặt bất kỳ hệ
điều hành nào. Điều này bảo đảm cho người đọc đọc trên máy tính nào cũng có thể
xem được nội dung văn bản. Thơng thường, người ta dùng kiểu chữ Times New
Roman, Arial, Verdana. Cỡ chữ trong văn bản được sử dụng đa dạng vừa tạo ra sự
chú ý của người đọc vừa nhằm phân biệt các thành phần trong nội dung của tác
phẩm như tít, sa pơ, chính văn.
1.3.1.2. Hình ảnh tĩnh (Still image)
Hình ảnh tĩnh bao gồm ảnh chụp và hình họa. Nó là thành phần được dùng nhiều
và đóng vai trị quan trọng vào thành công của tác phẩm cũng như sản phẩm báo
mạng điện tử. Một bức ảnh được chụp đúng khoảnh khắc gắn liền với sự việc, sự kiện

sẽ làm nổi bật cảm xúc, nhấn mạnh những thông tin quan trọng, có giá trị đơi khi bằng


13
nghìn lời nói. Đối với độc giả, việc tiếp nhận thơng tin qua ảnh sẽ nhanh chóng, dễ
dàng và hấp dẫn hơn qua chữ viết. Chỉ cần nhìn thống qua bức ảnh đi kèm tin hoặc
bài là người đọc có thể phần nào hình dung ra nội dung bài viết cũng như việc quyết
định có nên đọc bài báo đó hay khơng.
Ảnh tĩnh trên báo mạng điện tử có thể đứng độc lập, có thể kết hợp với văn bản
hoặc được dùng làm đường dẫn tới các phần nội dung khác. Nó khơng chỉ là yếu tố
làm tăng tính xác thực của các thơng tin trong tác phẩm báo chí mà cịn là một “cơng
cụ” giúp mắt người đọc được nghỉ ngơi, thoải mái hơn khi đọc những bài viết dài.
Việc bố trí những bức ảnh xen kẽ một cách hợp lý giữa các khối chữ, các đoạn văn
sẽ làm người đọc không cảm thấy nhàm chán, đơn điệu khi tiếp nhận thông tin.

Ảnh: Cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên
Kim Jong-un trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội, ngày 27.2.2019
– Nguồn: TTXVN
Số lượng, kích cỡ và sắp xếp vị trí của ảnh tùy thuộc vào từng bài báo, từng tờ
báo. Thông thường một bức ảnh lớn kèm theo một bài viết quan trọng là tâm điểm


14
của số báo sẽ được bố trí trên trang chủ của tờ báo mạng điện tử. Ngồi ra, các ảnh
cịn lại sẽ có kích cỡ nhỏ hơn. Ở các trang nội dung, số lượng ảnh và vị trí ảnh được
sắp xếp tùy theo nội dung bài viết và quy định của tờ báo.
Số lượng và kích cỡ ảnh ảnh hưởng đến độ nặng của trang báo. Nó làm tốn thời
gian truy cập và giảm tốc độ tải về máy tính cá nhân. Ảnh càng lớn thì thời gian chờ
đợi càng nhiều. Vì vậy, khơng nên sử dụng q nhiều ảnh, đặc biệt là ảnh cỡ lớn trong
một bài báo, trang báo, tờ báo. Nếu khơng có bức ảnh đó mà bài báo vẫn đẹp và đầy

đủ ý nghĩa thì người biên tập cần loại bỏ. Ngoài ra, trước khi phát hành, biên tập viên
cần giảm dung lượng đến mức thấp nhất có thể mà vẫn khơng ảnh hưởng đến chất
lượng bức ảnh.
Hiện tại, dung lượng ảnh được sử dụng trên báo mạng điện tử thường từ vài
chục đến vài trăm Kb. Dung lượng này phù hợp với việc truyền tải và trình chiếu
trên mơi trường Internet, bảo đảm tốc độ hiển thị ảnh nhanh với chất lượng ảnh
tương đối tốt. Những định dạng ảnh được dùng phổ biến hiện nay trên báo mạng
điện tử là JPEG (Joint Photographic Expert Group), PNG và GIF (Graphics
Interchanger Format). Khi độc giả mở trang báo ra, chữ viết bao giờ cũng xuất hiện
trước nên dưới mỗi bức ảnh cần có lời chú thích hoặc những thông tin liên quan để
làm tăng lớp thông tin trong bài viết.
1.3.1.3. Hình ảnh động (Animation)


15

Ảnh: Slideshow ảnh trên BBC tiếng Việt về đám cưới hồng gia Anh giữa Hồng tử
William và Cơng nương Kate Middleton ngày 29-4-2011
Hình ảnh động trên báo mạng điện tử thường được thể hiện qua hai hình
thức là slideshow (trình diễn ảnh) và animation. Hình thức trình diễn ảnh gồm
nhiều hình ảnh khác nhau được sắp xếp theo một ý đồ nhất định. Các hình ảnh sẽ
tự động hiển thị nối tiếp nhau trên màn hình giao diện nhằm diễn đạt những nội
dung thông tin nhất định của bài báo. Tùy theo thiết kế của từng báo mạng điện tử
mà các slide ảnh có tốc độ chuyển ảnh, giao diện trình diễn... khác nhau. Đi kèm
mỗi hình ảnh trong hình thức này thường có thêm phần chú thích để làm rõ hơn
nội dung, hoặc để tạo sự liên kết trong các bức ảnh được trình diễn.


16


Ảnh: Phóng sự ảnh động trên Báo ảnh Việt Nam về sự kiện
quây bắt thành công rùa Hồ Gươm ngày 3-4-2011
Bên cạnh ảnh động được thể hiện dưới hình thức trình diễn, báo mạng điện tử
cịn có khả năng tích hợp một sản phẩm ảnh động khác gọi là animation. Đây là
những hình ảnh động được tạo ra từ sự kết hợp nhiều hình ảnh tĩnh, gần giống với
nguyên lý làm phim hoạt hình. Khác với ảnh động dạng trình diễn, ảnh động dạng
animation là những hình ảnh được tạo nên từ các ảnh riêng lẻ, hoàn chỉnh, chuyển
động mềm mại và liền mạch với tốc độ cao như một đoạn phim.
Những hình ảnh động này có thể khơng thể sánh bằng một đoạn video thực sự,
nhưng lại là “mơ ước không bao giờ thực hiện được” của báo in. Một đoạn ảnh động
góp phần tăng sức hấp dẫn rất nhiều cho bài báo. Mặt khác, với dung lượng không
quá lớn, animation phù hợp với việc hiển thị trên báo mạng điện tử ngay cả trong
những trường hợp cấu hình của máy tính khơng cao và tốc độ của đường truyền
Internet không đủ tốt để chạy một tập tin video. Ngoài việc truyền tải nội dung các


17
tác phẩm báo chí, hình ảnh động cịn được sử dụng rất phổ biến cho các quảng cáo
dạng bảng, khung trên các báo mạng điện tử hiện nay.
1.3.1.4. Đồ họa (Graphic)
Cùng với hình ảnh, đồ họa xuất hiện ngày càng nhiều trên báo mạng điện tử đã
tăng sự đa dạng, sinh động trong thể hiện thông tin. Đồ họa là những hình được vẽ,
thiết kế bằng các chương trình, phần mềm đồ họa ứng dụng trên máy vi tính để mô
tả, minh họa cho những chi tiết, ý tưởng nào đó. Sự kết hợp giữa hình khối và màu
sắc trong đồ họa đã tạo ra những hình ảnh, khơng gian có chiều sâu.

Ảnh: Hình ảnh đồ họa về cuộc tấn công tiêu diệt trùm khủng bố
Bin Laden của đặc nhiệm Mỹ được sử dụng trên Tuổi Trẻ Online
Thông tin đồ họa thực chất là hình thức diễn đạt thơng tin bằng đồ thị, biểu đồ,
bảng, bản đồ, lược đồ... “Nhờ ngơn ngữ tạo hình riêng biệt, thơng tin đồ họa cịn có

khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hịa có ý đồ về nội dung và hình thức... Thông


18
tin đồ họa giúp người tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng” 1. Dù
trong bài có thể đưa ra các số liệu cụ thể, song việc sử dụng đồ họa sẽ giúp cho độc
giả thấy được sự biến thiên của số liệu và dễ dàng hình dung vấn đề mà tác giả bài
viết đưa ra.
Ví dụ, chỉ nhìn vào hình ảnh đồ họa trên người đọc có thể hình dung tồn bộ diễn
biến cuộc tấn cơng tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden của đặc nhiệm Mỹ. Bắt đầu là
cuộc họp chỉ đạo của Tổng thống Mỹ Barack Obama, sơ đồ nơi ở của Bin Laden, đến
từng bước đột nhập, tấn công... tất cả đều được tái hiện đầy đủ và sinh động.

Ảnh: Biểu đồ được dùng nhiều trên VnExpress
Đồ thị là một trong những hình thức thông tin phi văn tự được sử dụng khá nhiều
trong tin, bài trên báo mạng điện tử. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, đồ thị đem lại hiệu
quả tác động cao, giúp độc giả có được những thơng tin khách quan, rõ ràng.
Biểu đồ cũng được sử dụng ngày càng nhiều trên báo mạng điện tử, giúp người
đọc dễ dàng nhận thấy sự tương quan giữa các số liệu hơn là việc phải ghi các con số và
11. Hà Huy Phượng: “Sự độc đáo của thông tin đồ họa” trong Báo chí - những điểm nhìn từ thực
tiễn, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 2000, t. 1, tr. 224.


19
diễn giải dài dịng. Có một số dạng biểu đồ như: Biểu đồ hình cột (cột ngang, cột dọc),
biểu đồ hình trịn... Đánh giá vai trị của biểu đồ trong thơng tin, Loic Hervouet cho
rằng: “Vai trị của biểu đồ là để độc giả suy ngẫm về tầm cỡ của vấn đề”1.
Cũng giống như đồ thị và biểu đồ, mục đích chủ yếu của việc sử dụng bảng là
để thể hiện một cách tồn diện nhưng dễ hiểu các thơng tin bằng số liệu. Không
phải diễn đạt nhiều, chỉ cần một bảng thống kê, các con số sẽ hiện lên trước mắt

người đọc một cách chi tiết và còn giúp họ có thể so sánh các thơng số qua
nhiều thời kỳ khác nhau.
1.3.1.5. Âm thanh (Audio)

Ảnh: VOVNews là tờ báo mạng điện tử tích hợp rất nhiều audio
Phát thanh là một loại hình báo chí đã có từ lâu đời, nhưng chỉ đến năm 1993,
khi Internet Talk Radio, đài phát thanh trực tuyến đầu tiên ra mắt trên thế giới, khả
năng đưa âm thanh đến với công chúng thông qua những tờ báo mạng điện tử mới
chính thức được cơng nhận. Nhưng những sản phẩm báo chí đa phương tiện có tích
hợp âm thanh khơng đơn thuần giống như phát thanh thông thường. Âm thanh ở đây,
chỉ là một trong số những “phương tiện” để truyền tải thông tin đến cho công chúng,
11. Loic Hervouet: “Viết cho độc giả”, Hội Nhà báo Việt Nam, 1999.


20
bên cạnh những phương tiện khác như hình ảnh, văn bản...
Việc vừa được đọc, vừa được nghe đã khiến khai thác âm thanh trên báo mạng
điện tử ngày càng nóng. Bằng chứng là gần 10.000 đài phát thanh trên thế giới có
trang web riêng để truyền tải chương trình của mình lên mạng Internet. Khơng chỉ
cung cấp thơng tin, nhiều trang web và báo mạng điện tử lớn còn cung cấp các
chương trình giải trí, trị chơi, âm nhạc... để cơng chúng có thể nghe hoặc tải về.
Âm thanh là một trong những yếu tố đa phương tiện trên báo mạng điện tử
có tác dụng tạo nên sự gần gũi hơn với người tiếp nhận thơng tin bởi có sự xuất
hiện của tiếng nói trong các sản phẩm báo chí. Các tập tin âm thanh còn làm
tăng sức thuyết phục, tính chính xác của các sản phẩm báo mạng điện tử, nhất là
trong các trường hợp phỏng vấn nhân vật hay ghi âm lời nhân chứng. Đôi khi,
chỉ cần một đoạn audio dài vài phút cũng có tác dụng và hiệu quả thông tin hơn
hẳn những bài viết bằng văn bản dài lê thê nhưng câu chữ chưa thể diễn đạt hết
những điều nhà báo muốn truyền tải đến công chúng.
Âm thanh sử dụng trên báo mạng điện tử gồm các hình thức: tiếng động, âm

nhạc, bài đọc, các chương trình phát thanh dành riêng cho web, các chương trình
phát thanh phát lại từ các đài truyền thanh. Những tập tin audio trên báo mạng điện
tử thường được định dạng kỹ thuật số MP3, WMA với dung lượng nén phổ biến
hiện nay là 128 kb/s.
1.3.1.6. Video
Sự phát triển thần kỳ của vơ tuyến truyền hình trong thế kỷ XX kể từ khi ra đời
đã cho thấy vị trí và vai trị của nó trong thế giới truyền thơng hiện nay. Vì vậy, việc
tích hợp video là một yếu tố quan trọng giúp báo mạng điện tử vượt qua được những
loại hình báo chí tồn tại trước nó. Bản thân những đoạn video đã mang tính đa
phương tiện, gồm cả hình ảnh và âm thanh, được kết hợp thêm hình ảnh tĩnh và văn
bản, có thể nói, báo mạng điện tử đã thâu tóm được tồn bộ những phương tiện ưu
việt nhất của tất cả các loại hình báo chí.


21

Ảnh: Video xuất hiện ngày càng nhiều trên báo mạng điện tử
Thế mạnh của video trên báo mạng điện tử là đem lại hình ảnh sống động và
chân thực bởi đó là phương tiện tốt nhất để miêu tả hình ảnh động. Nói cách khác,
nó giúp cơng chúng có thể theo dõi diễn biến của sự việc, có cảm nhận họ là một
phần của câu chuyện đang được diễn tả trong đó. Sự sinh động qua các hình ảnh
được ghi lại với màu sắc chân thực có tác động mạnh đến người tiếp nhận. Do đó,
thơng tin truyền tải đến cơng chúng hấp dẫn và có tính thuyết phục cao.
Video sử dụng trên báo mạng điện tử gồm các hình thức: video minh họa
cho bài viết, video dành riêng cho web, các chương trình video phát lại từ các
đài truyền hình và các chương trình video theo yêu cầu. Các video được sử dụng
trên báo mạng điện tử hiện nay chủ yếu là định dạng FLV có dung lượng nhỏ,
phù hợp với việc xem video trên Internet. Ngoài ra, một số định dạng video
khác có dung lượng lớn hơn cũng được sử dụng như MP4, MPEG...
Các nhà báo thường dùng video trong những sự kiện lớn có tầm quan

trọng cao, hoặc những sự việc, sự kiện thu hút được đông đảo công chúng.
Điều này dễ nhận thấy ở những sự kiện về chính trị hoặc liên quan đến những
nhân vật nổi tiếng. Ngày nay, khi điều kiện công nghệ ngày càng phát triển và


22
phổ biến, rất nhiều máy điện thoại có tích hợp chức năng quay video với chất
lượng cao đã giúp cho việc ghi lại những sự việc, sự kiện dưới dạng video trở
nên hết sức dễ dàng, không chỉ với nhà báo chun nghiệp mà cả với cơng
chúng. Chính cơng chúng đã cung cấp cho báo chí rất nhiều đoạn video có giá
trị cao một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.
“Trăm nghe không bằng một thấy”, rõ ràng những sản phẩm báo mạng điện tử
có tích hợp những video đem đến cho công chúng sự sống động, hấp dẫn hơn nhiều
so với khi chỉ có những hình ảnh tĩnh hay văn bản thơng thường. Vì vậy, việc tích
hợp video là một yêu cầu quan trọng giúp báo mạng điện tử cạnh tranh và tồn tại
trong hệ thống truyền thông đại chúng.
1.3.1.7. Chương trình tương tác (Interactive program)
Trước hết, cần phân biệt chương trình tương tác trên báo mạng điện tử với
tính tương tác của báo mạng điện tử. Tính tương tác của báo mạng điện tử là
khả năng phản hồi, trao đổi thơng tin nhanh chóng và tức thời của công chúng
báo mạng điện tử với tờ báo, tác giả.

Ảnh: Ý kiến bạn đọc (hay Phản hồi) - Một dạng thể hiện tính tương tác của báo


23
mạng điện tử
Cịn những chương trình tương tác là một trong những phương tiện truyền tải
được tích hợp vào một sản phẩm báo mạng điện tử. Với những chương trình này,
cơng chúng của báo mạng điện tử có thể trực tiếp tham gia vào sản phẩm báo chí đa

phương tiện, ví dụ chơi trị chơi, trả lời câu hỏi, làm trắc nghiệm và có ngay đáp án
hay tham gia những chương trình trực tuyến...
Các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử ngày càng đa dạng, phong
phú và thu hút được sự quan tâm của độc giả bởi tính mới lạ và thú vị. Có thể kể đến
những chương trình tương tác đang được các báo mạng điện tử áp dụng ngày càng
nhiều như giao lưu trực tuyến, trả lời trắc nghiệm...
Giao lưu trực tuyến là một hình thức khá mới mẻ và hấp dẫn, góp phần
khẳng định thế mạnh của báo mạng điện tử so với các loại hình báo chí khác.
Với giao lưu trực tuyến, độc giả có thể tiếp nhận những thơng tin về chủ đề
mình quan tâm một cách trực tiếp, nhanh chóng thơng qua theo dõi các câu hỏi,
các câu trả lời. Họ cũng có thể dễ dàng gửi câu hỏi, ý kiến tham gia thơng qua
box tạo sẵn phía dưới.
Với sự phát triển và nâng cao của công nghệ, đường truyền, nhiều cuộc
giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử không chỉ dừng lại ở mức đơn giản là
hiển thị thông tin dưới dạng văn bản, mà cịn có thể tích hợp các hình ảnh video
về cuộc giao lưu đó. Nhờ vậy, cơng chúng có cảm giác như chính mình đang
tham gia trực tiếp cuộc giao lưu đó, khoảng cách giữa những người tham gia
được thu ngắn đáng kể.
Trả lời trắc nghiệm, giải đố, bình chọn... là những hình thức tiện lợi và
phát huy hiệu quả thu hút sự tham gia của công chúng báo mạng điện tử. Khi
tham gia vào các hình thức tương tác này, đa số độc giả chỉ cần nhấn chuột vào
những phương án, những câu trả lời có sẵn. Và ngay sau đó, độc giả có thể dễ
dàng biết bao nhiêu người cùng ý kiến với mình. Tất cả các thao tác và quá


24
trình thực hiện diễn ra rất dễ dàng và nhanh chóng.
Hình thức tương tác này phát huy hiệu quả rất cao trong trường hợp cần
khảo sát, thu thập ý kiến của độc giả hay đối với những vấn đề, sự kiện có ý
kiến trái chiều. Nhờ yếu tố đa phương tiện này, nhiều tờ báo mạng điện tử có thể

dễ dàng thu thập một lượng lớn ý kiến của công chúng về những cuộc bình chọn
trực tuyến, những cuộc thi có bình chọn qua mạng. Có thể thấy rõ hiệu quả của
việc sử dụng các chương trình tương tác trong các cuộc kêu gọi bầu chọn ủng hộ
cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thế giới mới, bình chọn cho các thí sinh
trong các cuộc thi hoa hậu, ca nhạc...

Ảnh: Một chương trình tương tác dạng trả lời trắc nghiệm
được sử dụng trên Tuổi Trẻ Online
Phần mềm phổ biến nhất để thực hiện các chương trình tương tác hiện nay
là Flash (được 90% người dùng cài đặt trên trình duyệt). Khởi đầu chỉ là khả
năng trình diễn những đoạn hình ảnh động, chương trình Flash dần được nâng
cấp và có khả năng trình diễn âm thanh, video... Hiện nay với hệ thống ngơn
ngữ lập trình Action Script được nâng cấp khả năng liên kết với cơ sở dữ liệu
(trong bộ sản phẩm mới ra của Adobe CC 2018 – Adobe Animate (thay cho
Adobe Flash trước đây)), nhà lập trình có thể thiết kế những trị chơi, chương


25
trình tương tác ngay với những đoạn flash. Ngồi ra, một số ngơn ngữ lập trình
cũng được áp dụng vào việc xây dựng các trang web để tăng thêm tính tương
tác như Java Script, VB Script...
1.3.2. Tính tức thời và phi định kỳ
Đối với những người làm báo mạng điện tử thì áp lực về “thời gian mạng”
và nhu cầu tin tức của “cư dân mạng” trên khắp thế giới thực sự là một thách
thức. Bởi người đọc lúc nào cũng có mặt trên Internet, nơi này là đêm, nơi khác
lại là ngày. Hơn nữa, bạn đọc ln địi hỏi thơng tin phải nhanh, mới và nóng
bỏng. Vì vậy, tính thời sự là một trong những tiêu chí mà bất kỳ tờ báo nào cũng
mong đạt tới.
Để đọc những thông tin tiếp theo của báo in, bạn đọc phải chờ tới số sau, có thể
là ngày hơm sau (nhật báo), cũng có thể là tuần sau (tuần báo) vì báo in cịn phụ

thuộc vào tính định kỳ, thời gian in ấn và phát hành. Còn để tiếp nhận tin tức trên
phát thanh, truyền hình thì khán, thính giả khơng phải chờ lâu như thế nhưng lại bị
phụ thuộc vào khung giờ, thời lượng phát sóng, thời gian tuyến tính và kỹ thuật. Tất
nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ nhưng nó hiếm khi xảy ra và chỉ có thể
xảy ra đối với những đài phát thanh, truyền hình được trang bị các phương tiện kỹ
thuật hiện đại nhất.
Ví dụ vụ tấn công trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở quận 11, Paris,
Pháp hay thường được biết đến với cái tên Vụ xả súng Charlie Hebdo diễn ra ngày
7-1-2015. Vụ xả súng khiến 12 người thiệt mạng, 11 người khác bị thương trong đó
có bốn người bị thương rất nặng. Đài truyền hình quốc gia Pháp - France Télévisions
(France TV) đã gần như ngay lập tức, cắt toàn bộ các chương trình được chuẩn bị từ
trước và cho truyền hình trực tiếp diễn biến sự việc. Để làm được như vậy, France
TV phải có một mạng lưới phóng viên rộng khắp các địa bàn và họ được trang bị tất
cả những điều kiện cần thiết (cả máy bay trực thăng) để có thể đưa tin nhanh nhất.
Trong khi đó, trên báo mạng điện tử, bạn đọc gần như không phải chờ đợi. Bất


×