Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh răng giúp người cao tuổi giảm sa sút trí tuệ. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.9 KB, 8 trang )








Đánh răng giúp người cao tuổi giảm sa sút trí tuệ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) đã theo dõi và phân tích tình
trạng sức khoẻ của gần 5.500 người cao tuổi trong 18 năm. Họ phát hiện thấy ở
những người đánh răng ít hơn 1 lần trong ngày, tỷ lệ mắc bệnh sa sút trí tuệ cao
hơn 65% so với những người đánh răng thường xuyên.
Sinh bệnh vì đánh răng dưới 1 lần/ngày
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa hiện tượng viêm do loại vi
khuẩn gây ra các bệnh về lợi với các chứng bệnh nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ
và tiểu đường.
Theo TS Annlia Paganini-Hill, Trưởng nhóm nghiên cứu, một số nghiên cứu khác
còn phát hiện thấy não bộ của các bệnh nhân mắc Alzheimer (dạng phổ biến nhất
của sa sút trí tuệ) có lượng vi khuẩn gây ra các bệnh về lợi lớn hơn nhiều so với
những người không mắc chứng bệnh này. Các nhà khoa học cho rằng, vi khuẩn
gây bệnh về lợi đã xâm nhập vào não bộ, gây ra hiện tượng viêm và tổn thương
cho não.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học theo dõi tình trạng sức khoẻ của 5.468
người cao tuổi đã về hưu tại California trong khoảng thời gian từ 1992 - 2010.
Phần lớn các thành viên đều là người da trắng, có trình độ học vấn cao và có cuộc
sống khá giả. Khi bắt đầu tham gia nghiên cứu, họ có độ tuổi từ 52 - 105, không
mắc chứng sa sút trí tuệ và khi kết thúc nghiên cứu thì đạt độ tuổi trung bình là 81.
Các thành viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan tới thói quen chăm sóc
sức khoẻ răng miệng, tình trạng răng và số lượng răng (liệu họ có lắp răng giả hay


không).
Sau 18 năm, tình trạng sức khoẻ của họ được phân tích dựa theo thông tin từ tư liệu
các cuộc phỏng vấn, hồ sơ bệnh án và giấy chứng tử. Kết quả cho thấy, 1.145
người được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ.
Trong số 78 phụ nữ có thói quen đánh răng ít hơn 1 lần/ngày, 21% đã xuất hiện các
triệu chứng sa sút trí tuệ, với tỷ lệ mắc là 1/3,7 người. Trong khi đó, với những
người đánh răng ít nhất 1 lần/ngày, tỷ lệ mắc bệnh là 1/4,5 người.
Với nam giới, tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm không đánh răng thường xuyên cao hơn 22%
so với nhóm đánh răng mỗi ngày.
Nên đeo răng giả khi rụng răng
Đặc biệt, nhóm nam giới không dùng răng giả có tỷ lệ phát triển bệnh sa sút trí tuệ
cao gấp 2 lần những người lắp cả hàm hoặc chỉ dùng 1 chiếc răng giả. Tuy nhiên,
mối liên hệ này không rõ ràng ở phụ nữ.
Theo Paginini-Hill, sự khác biệt giữa 2 nhóm nam và nữ giới trong trường hợp này
có thể là do nữ giới là nhóm đối tượng hay đeo răng giả hơn và cũng chăm đi khám
nha sĩ hơn.
Từ đó, bà khuyến cáo mọi người nên đầu tư thời gian cho việc chăm sóc sức khoẻ
răng miệng để ngăn ngừa rụng răng và bệnh về miệng. Nếu rụng răng, nên đeo
răng giả.
Dẫu vậy, nghiên cứu chưa thể khẳng định chắc chắn rằng sức khoẻ răng miệng
kém có thể gây sa sút trí tuệ.
Theo TS Amber Watts tại Đại học Kansas (Mỹ), người không tham gia nghiên
cứu, hiện tượng rụng răng không nhất thiết liên quan tới bệnh về lợi. Chấn thương
ở đầu và suy dinh dưỡng cũng là những nguyên nhân quan trọng gây rụng răng ở
người trưởng thành và cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Đánh răng giúp người cao tuổi giảm sa sút trí tuệ
Chủ nhật 30-12-2012 5:14
Chữa khỏi bệnh gout bằng nấm lim xanh tự nhiên của công ty Tiên Phước
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) đã theo dõi và phân tích tình
trạng sức khoẻ của gần 5.500 người cao tuổi trong 18 năm. Họ phát hiện thấy ở

những người đánh răng ít hơn 1 lần trong ngày, tỷ lệ mắc bệnh sa sút trí tuệ cao
hơn 65% so với những người đánh răng thường xuyên.
Sinh bệnh vì đánh răng dưới 1 lần/ngày
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa hiện tượng viêm do loại vi
khuẩn gây ra các bệnh về lợi với các chứng bệnh nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ
và tiểu đường.
Theo TS Annlia Paganini-Hill, Trưởng nhóm nghiên cứu, một số nghiên cứu khác
còn phát hiện thấy não bộ của các bệnh nhân mắc Alzheimer (dạng phổ biến nhất
của sa sút trí tuệ) có lượng vi khuẩn gây ra các bệnh về lợi lớn hơn nhiều so với
những người không mắc chứng bệnh này. Các nhà khoa học cho rằng, vi khuẩn
gây bệnh về lợi đã xâm nhập vào não bộ, gây ra hiện tượng viêm và tổn thương
cho não.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học theo dõi tình trạng sức khoẻ của 5.468
người cao tuổi đã về hưu tại California trong khoảng thời gian từ 1992 - 2010.
Phần lớn các thành viên đều là người da trắng, có trình độ học vấn cao và có cuộc
sống khá giả. Khi bắt đầu tham gia nghiên cứu, họ có độ tuổi từ 52 - 105, không
mắc chứng sa sút trí tuệ và khi kết thúc nghiên cứu thì đạt độ tuổi trung bình là 81.
Các thành viên được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan tới thói quen chăm sóc
sức khoẻ răng miệng, tình trạng răng và số lượng răng (liệu họ có lắp răng giả hay
không).
Sau 18 năm, tình trạng sức khoẻ của họ được phân tích dựa theo thông tin từ tư liệu
các cuộc phỏng vấn, hồ sơ bệnh án và giấy chứng tử. Kết quả cho thấy, 1.145
người được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ.
Trong số 78 phụ nữ có thói quen đánh răng ít hơn 1 lần/ngày, 21% đã xuất hiện các
triệu chứng sa sút trí tuệ, với tỷ lệ mắc là 1/3,7 người. Trong khi đó, với những
người đánh răng ít nhất 1 lần/ngày, tỷ lệ mắc bệnh là 1/4,5 người.
Với nam giới, tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm không đánh răng thường xuyên cao hơn 22%
so với nhóm đánh răng mỗi ngày.
Nên đeo răng giả khi rụng răng

Đặc biệt, nhóm nam giới không dùng răng giả có tỷ lệ phát triển bệnh sa sút trí tuệ
cao gấp 2 lần những người lắp cả hàm hoặc chỉ dùng 1 chiếc răng giả. Tuy nhiên,
mối liên hệ này không rõ ràng ở phụ nữ.
Theo Paginini-Hill, sự khác biệt giữa 2 nhóm nam và nữ giới trong trường hợp này
có thể là do nữ giới là nhóm đối tượng hay đeo răng giả hơn và cũng chăm đi khám
nha sĩ hơn.
Từ đó, bà khuyến cáo mọi người nên đầu tư thời gian cho việc chăm sóc sức khoẻ
răng miệng để ngăn ngừa rụng răng và bệnh về miệng. Nếu rụng răng, nên đeo
răng giả.
Dẫu vậy, nghiên cứu chưa thể khẳng định chắc chắn rằng sức khoẻ răng miệng
kém có thể gây sa sút trí tuệ.
Theo TS Amber Watts tại Đại học Kansas (Mỹ), người không tham gia nghiên
cứu, hiện tượng rụng răng không nhất thiết liên quan tới bệnh về lợi. Chấn thương
ở đầu và suy dinh dưỡng cũng là những nguyên nhân quan trọng gây rụng răng ở
người trưởng thành và cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

×