Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN TÍCH hợp GIÁO dục bảo vệ môi TRƯỜNG môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.93 KB, 20 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRÀNG ĐỊNH
TRƯỜNG THCS XÃ KHÁNG CHIẾN

BẢN MƠ TẢ SÁNG KIẾN
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG MÔN ĐỊA LÍ
TẠI TRƯỜNG THCS XÃ KHÁNG CHIẾN
Lĩnh vực sáng kiến: [ 1 ][105]

Tác giả:
Trình độ chun mơn: Cao đẳng
Chức vụ: giáo viên
Nơi công tác: Trường THCS xã Kháng Chiến
Điện thoại liên hệ:

Địa chỉ thư điện tử:

1


MỤC LỤC
TÓM TẮT SÁNG KIẾN………………………………………………….……..1
I. MỞ
ĐẦU............................................................................................................2
1. Lý do chọn sáng kiến...................................................................….…..2
2. Mục tiêu sáng kiến..................................................................................3
3. Phạm vi sáng kiến...................................................................................3
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................3
1. Cơ sở lý luận..........................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................5
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN


1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến............................6
2. Đánh giá kết quả thu được....................................................................14
2.1 Tính mới, tính sáng tạo.......................................................................14
2.2 Khả năng nhân rộng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến….15
a) Khả năng áp dụng, hoặc áp dụng thử, nhân rộng……………………..15
b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực………………………………….15
IV. KẾT LUẬN...................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………17

2


TĨM TẮT SÁNG KIẾN
Giáo dục học sinh bảo vệ mơi trường là một nội dung quan trọng không
thể thiếu trong dạy học mơn Địa lí ở trường THCS. Trước đây học sinh thường
học mơn Địa lí một cách máy móc, lý thuyết khô khan, chưa chú trọng đến việc
vận dụng kiến thức để giải quyết trong thực tiễn. Vì thế, học sinh thường thụ
động, chưa có thái độ tơn trọng và bảo vệ mơi trường đúng mức, chưa có khả
năng giải quyết vấn đề về môi trường trong thực tiễn. Nhận thấy thực tế đó, tơi
mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra sáng kiên kinh nghiệm: “Tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường ở một số bài học trong môn địa lí ở trường THCS xã Kháng
Chiến”.Sáng kiến đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với
những nội dung bảo vệ môi trường trong từng bài học. Sáng kiến đã góp phần
nâng cao hiệu quả dạy và học mơn Địa lí tại nhà trường và học sinh u thích
mơn học. Giáo viên có điều kiện phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, kĩ
năng sư phạm, cách đặt tình huống xuất phát để tạo vấn đề nghiên cứu cho mỗi
bài học. Học sinh không chỉ học được các nội dung kiến thức địa lí mà cịn thay
đổi tư duy về mơi trường sống xung quanh, hứng thú muốn nghiên cứu nội dung
học tập. Từ đó các em có những hành động và giải pháp thiết thực trong bảo vệ
môi trường.


3


I - MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến
Bảo vệ môi trường hiện là một trong những mối quan tâm của nhiều quốc
gia, vì sự phát triển bền vững tồn cầu. Con người là một bộ phận của môi
trường, do đó con người sẽ khơng thể sống nếu mơi trường khơng được bảo vệ.
Nói cách khác bảo vệ mơi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thối mơi
trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do tác động
của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả gây ra, con người đã bắt đầu ý thức
được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với mơi trường sống. Chính vì
thế, con người cần quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ
môi trường trong thời kì cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bộ Giáo Dục & Đào
Tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác
động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình lồng ghép giáo dục
môi trường trong các môn học ở cấp Trung Học Cơ Sở cũng như các cấp học
khác.
Giáo dục bảo vệ môi trường sẽ giúp học sinh hiểu được bản chất của các
vấn đề mơi trường, qua đó nhận thức được tầm quan trọng ý nghĩa của việc bảo
vệ mơi trường và giúp cho học sinh có kĩ năng, phương pháp hành động để nâng
cao năng lực lựa chọn và giải quyết các vấn đề về môi trường.
Trên thực tế trước đây mơn Địa lí chỉ chú trọng dạy cho học sinh những
kiến thức về mặt tự nhiên, địa lí kinh tế-xã hội mà chưa tập trung vào nội dung
bảo vệ mơi trường. Học sinh chưa có những nhận thực đúng về thực trạng môi
trường sống, chưa biết cách bảo vệ môi trường.
Để thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn
học, đặc biệt là mơn Địa lý có hiệu qủa, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng

bài giảng có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan tỏa. Bởi lẽ, đạo đức được
hình thành theo những chuẩn mực sống, tuỳ theo lứa tuổi, văn hóa, gia đình và
4


tôn giáo……Ở tuổi 12-15, con người trải qua giai đoạn phát triển tâm lý rất lớn.
Chúng ta không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng
đưa ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ tình huống
nào, nếu có đủ thơng tin về vấn đề cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ có quyết định
đúng đắn, chính xác hơn. Qua những bài học lồng ghép nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trị của mơi trường cũng như sự tác
động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định
được hành vi của mình đối với mơi trường, góp phần vào thực hiện mục tiêu xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và việc cải tạo môi trường tại địa
phương cũng như tại nhà trường. Đó cũng chính là lý do tơi chọn sáng kiến
““Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở một số bài học trong mơn địa lí ở
trường THCS xã Kháng Chiến”.
2. Mục tiêu của sáng kiến
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên và học sinh có kiến
thức về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường. Giáo viên phải là người làm
gương cho học sinh, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì
thực hiện những việc làm hằng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục
học sinh biết u q gần gũi với mơi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền
viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường.
Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh kỹ năng biết giữ vệ sinh không
những ở gia đình mà cịn ở mọi nơi, biết trở thành một tuyên truyền viên và có
hành động đúng đắn góp phần bảo vệ mơi trường …. Hình thành cho học sinh
thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi
xấu như: xả rác bừa bãi nơi cơng cộng, chặt phá rừng…Đó là mục đích nghiên
cứu của sáng kiến này.

3. Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến được nghiên cứu ở lớp 6,7,8,9 tại trường THCS xã Kháng
Chiến.
Từ năm học 2017-2018 tôi đã bắt đầu được tìm hiểu về việc tích hợp bảo
vệ mơi trường trong môn địa lý ở trường THCS xã Kháng Chiến và năm học
5


2018 - 2019 tôi đã áp dụng phương pháp này vào giảng dạy ở một số bài có nội
dung tích hợp.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp
vào các mơn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường khơng phải là
ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ
đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục bảo vệ
mơi trường là cách tiếp cận xuyên suốt bộ môn.
Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng
cường cơng tác bảo vệ mơi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại háo
đất nước” đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường như: “ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp
sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo
vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống
giáo dục quốc dân”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 3288/QĐ_BGD&ĐT

ngày

2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược giáo
dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam và một số văn bản hướng

dẫn kèm theo. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức
triển khai các hoạt động giáo dục môi trường ở các trường phổ thông và
trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v
phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo
dục quốc dân”
Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến
thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với
tâm lý lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học
và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các mơn học, thơng qua
6


chương trình dạy học chính khố và các hoạt động ngoại khố, đặc biệt coi trọng
việc đưa vào chương trình mơn hoạt động ngồi giờ lên lớp.
Trong giảng dạy việc tìm kiếm và vận dụng các phương pháp tiên tiến vào
q trình tích hợp bảo vệ mơi trường trong mơn địa lý nói chung và các bài thực
hành nói riêng là vấn đề quan trọng nhằm hình thành cho học sinh phương pháp
học tập độc lập, sáng tạo, qua đó nâng cao chất lượng dạy học.
2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay vấn đề suy thối mơi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống
của lồi người. Chính vì vậy, bảo vệ mơi trường là vấn đề sống cịn của nhân
loại và của mỗi quốc gia. Nguyên nhân cơ bản gây suy thối mơi trường là do sự
thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,
kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người
và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường,
năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường.
Giáo dục bảo vệ mơi trường cịn góp phần hình thành nhân cách người lao

động mới, người chủ tương lai của đất nước - người lao động, người chủ có thái
độ thân
thiện với mơi trường, phát triển kinh tế hài hồ với việc bảo vệ môi trường, bảo
đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo
dục bảo vệ mơi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn
cầu.
Trong nhà trường học sinh không những được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn
bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây,….Việc
hình thành cho học sinh tình u thiên nhiên, sống hịa đồng với thiên nhiên,
quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ
thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục. Giáo dục môi trường phải
được đưa vào chương trình giáo dục phổ thơng nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên

7


nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cải thiện trong mỗi con người, hình
thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường.
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh có ý thức vệ sinh và bảo vệ
mơi trường cịn chưa tốt. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các
tiết học trong môn địa lý ở trường THCS xã Kháng Chiến sẽ giúp học sinh hiểu
rõ hơn về vai trị của mơi trường trong cuộc sống, từ đó sẽ có ý thức hơn trong
việc bảo vệ môi trường.
III – NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến
1.1. Bản chất của việc dạy học tích hợp bảo vệ mơi trường trong dạy
học môn địa lý ở trường THCS xã Kháng Chiến:
Để ứng dụng giảng dạy đạt hiệu quả, trước hết, người giáo viên cần
nghiên cứu kỹ, hiểu và nắm vững bản chất của việc dạy học tích hợp bảo vệ môi
trường trong dạy học môn địa lý ở trường THCS xã Kháng Chiến: Tích hợp giáo

dục mơi trường vào bài dạy mơn Địa lí là rất quan trọng nhưng khơng phải bài
nào cũng lồng ghép, tích hợp được. Với những bài cần thiết lồng ghép thì phải
chọn đơn vị kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, phải có tác
dụng giáo dục cao, tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Ví dụ: trong chương trình
Địa Lý lớp 9 có nhiều bài cần lồng ghép như sau: Dân số và sự gia tăng dân số;
Lao động và việc làm, Chất lượng cuộc sống; Sự phát triển nền kinh tế Việt
Nam; Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp; Sự phát
triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản….
Trong quá trình học tập theo phương pháp này, học sinh phải sử dụng tất
cả các giác quan để tìm ra tri thức mới. Các em cần có vở ghi chép (Vở thực
hành) để ghi lại những ý tưởng của mình, những điều đã được sửa chữa lại, cho
phép giữ lại những kết quả thí nghiệm ở các bài khác nhau để đánh dấu được
tiến trình nghiên cứu.
Như vậy bản chất của việc dạy học tích hợp bảo vệ mơi trường trong dạy
học môn địa lý ở trường THCS xã Kháng Chiến không phải là phương thức mới

8


nhưng cho phép các em hội nhập tốt hơn vào đời sống tự nhiên và tạo cho các
em một cách xử lý thân thiện hơn đối với môi trường.
1.2. Các phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong dạy học môn địa lý ở trường THCS xã Kháng Chiến
a. Phương pháp đàm thoại.
Đàm thoại là phương pháp dạy học có lịch sử lâu đời và được sử dụng
thường xuyên trong giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông từ trước đến nay. Đàm
thoại về thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sử dụng hệ thống
câu hỏi để dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài
học. Như vậy, hệ thống câu hỏi là cốt lõi của phương pháp đàm thoại.
Ví dụ: Dạy Mục 2: Đơ thị hóa, các siêu đơ thị (Bài 3: Quần cư. Đơ thị

hóa- Địa lí 7)
Câu hỏi: Q trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới đã
gây nên những hậu quả xấu gì cho mơi trường?
Từ đó học sinh thấy những tác hại đến mơi trường và sức khỏe con người
và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn .Sau đó cho học sinh nhận xét. Giáo viên
tổng hợp ý kiến và kết luận chuẩn kiến thức.
Thơng qua phương pháp đàm thoại học sinh có thể chủ động đưa ra những
ý kiến, suy nghĩ và những giải pháp của mình để bảo vệ mơi trường trong từng
bài học.
b. Phương pháp sử dụng tranh, ảnh Địa lý.
Cùng với những bức tranh trong sách giáo khoa, trong khi dạy địa lý giáo
viên nên sử dụng những ảnh minh hoạ có nội dung phù hợp và sắp xếp theo từng
chủ đề.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát, trước hết giáo viên cần xác định mục
đích, yêu cầu của việc quan sát tranh. Sau đó, yêu cầu học sinh nêu tên của bức
tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì, ở đâu và
mô tả hiện tượng. Cuối cùng gợi ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của
hiện tượng.
9


Ví dụ: Hình 17.2. gợi cho em suy nghĩ gì về vấn đề ơ nhiễm khơng khí?

Hình 17.2 - Cây cối bị chết khơ vì mưa axit

Dựa vào hình 17.2. Nhận xét về tai hoạ do mưa axit gây ra?
Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả, giáo viên nhận xét bổ sung.
Trong dạy học Địa lý, giáo viên nên triệt để sử dụng nhữnh tranh ảnh
minh hoạ trong sách giáo khoa , bởi vì đây là những phương tiện minh hoạ đã
được lựa chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể, điển hình nhất.

Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát hai ảnh 17.3 và 17.4 - yêu cầu học
sinh cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước các sông rạch và nước
biển. Cách triển khai tốt mục này là cho học sinh trao đổi nhóm, sau đó cho học
sinh trình bày ý kiến của nhóm. Cuối cùng giáo viên sẽ tổng hợp các câu trả lời,
bổ sung kiến thức và hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh.

Hình 17.3Thủy triều đen” trên Đại Tây Dương Hình 17.4 - Nước thải từ các nhà máy đổ

10


do tai nạn của tàu chở dầu

vào sơng ngịi ở ngoại ô Pa- ri

Như vậy, khi sử dụng tranh ảnh, giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi
hướng dẫn học sinh khai thác nội dung cần được thể hiện trên bức tranh, ảnh và
những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích
các hiện tượng được thể hiện trên bức tranh, ảnh.
Ví dụ: Sử dụng ảnh 17.3 - SGK Địa lí 7.
- Mục đích quan sát: Tìm hiểu vấn đề ơ nhiễm nước ở đới ơn hịa.
- Tên bức tranh: “Thủy triều đen trên Đại Tây Dương do tai nạn của tàu
chở dầu”. Bức ảnh thể hiện hiện tượng ô nhiễm nước biển ở Đại Tây Dương.
- Mô tả hiện tượng: Váng dầu loang trên vùng biển.
- Nguyên nhân: Do tai nạn của tàu chở dầu.
- Hâu quả: Váng dầu làm ô nhiễm nước biển.
Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về Mơi trường giúp học sinh có thể dễ
dàng nhận biết được những vấn đề của môi trường như hiện tượng ơ nhiễm
khơng khí, ơ nhiễm nước, hiện tượng xói mịn đất ở những vùng đất trống, đồi
trọc...

c. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học tích
hợp bảo vệ mơi trường cần thực hiện và áp dụng như sau:
Ví dụ : Dạy bài Hoạt động nơng nghiệp ở đới ơn hịa (bài 14) hoặc
Hoạt động cơng nghiệp ở đới ơn hịa (bài 15) Địa lí 7.
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề:
Hình thức làm nương rẫy với kỹ thuật sản xuất lạc hậu ở một số nước
đang phát triển đã làm suy thoái đất và suy giảm diện tích rừng. Vậy hoạt động
kinh tế ở các nước phát triển với việc áp dụng kĩ thuật tiên tiến sẽ có ảnh hưởng
như thế nào đến mơi trường?

11


Hình 8.1 - Đốt rừng làm nương rẫy
- Bước 2: Giải quyết vấn đề.
Học sinh có thể đưa ra các giả thuyết: trong sản xuất nông nghiệp, các
nước phát triển đã sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu; các nước phát
triển là những nước có nền cơng nghiệp hiện đại, sự phát triển đòi hỏi sử dụng
nhiều nhiên liệu, đã làm tăng lượng chất thải từ các nhà máy xí nghiệp…

Khói bụi do hoạt động của xe cộ và khu công nghiệp thải ra.
- Bước 3: Kết luận: khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp và lượng
phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa... đã làm ơ nhiễm khơng khí, đất và nước ....

, chất thải của các khu công nghiệp

12



Chất thải làm ô nhiễm nguồn nước
Phương pháp dạy học này sẽ giúp cho học sinh phát triển khả năng tư duy,
sáng tạo, có những giải pháp mới và hiệu quả để bảo vệ môi trường.
d. Phương pháp thảo luận.
Bản chất của phương pháp thảo luận là giáo viên tổ chức cho học sinh
thảo luận (theo cặp hoặc theo nhóm) để giải quyết các vấn đề có liên quan đến
nội dung bài học. Phương pháp thảo luận có thể được tiến hành theo các bước
sau:
- Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận.
- Bước 2: Học sinh thảo luận ( cặp hoặc nhóm)
- Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các điểm chính.
* Ví dụ 1: Bài tập 3 của Bài 18: Thực Hành - Địa lí 7.
- Bước 1: sau khi học sinh vẽ xong biểu đồ, Giáo viên nêu câu hỏi thảo
luận.
Giải thích nguyên nhân và phân tích tác hại của lượng khí thải ngày càng tăng?
- Bước 2: Học sinh thảo luận.
- Bước 3: Các nhóm đưa ra ý kiến, Giáo viên tóm tắt, củng cố và kết luận.
Giải thích ngun nhân:
+ Do q trình cơng nghiệp hóa.
+ Sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là than đá.
+ Hiện tượng cháy rừng…
Phân tích tác hại của khí thải:
+ Đối với thiên nhiên: làm thủng tầng ơzơn, sự nóng lên của Trái đất
GV có thể minh họa bằng hình bên:

13


Lỗ thủng tầng ôzôn
+ Đối với con người: gia tăng các bệnh về đường hô hấp, gây ảnh hưởng

đấn sức khỏe do bức xạ tia cực tím, phá hủy các cơng trình xây dựng do mưa
axit, …
* Ví dụ 2: Bài “ Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp thủy sản” ở
lớp 9
Xác định nội dung kiến thức cần tích hợp.
Bác Hồ đã từng nói về rừng và biển nước ta:” rừng vàng, biển bạc”. Tài
nguyên rừng và biển chính là một phần của mơi trường, có ý nghĩa quan trọng
không những đối với việc phát triển kinh tế mà cịn đối với mơi trường sống của
chúng ta. Vì vậy, tôi nhận thấy nên chọn nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ
môi trường vào mục I (1. Tài nguyên rừng) và mục II (1. Nguồn lợi thủy sản) là
phù hợp.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị của học sinh:
Việc chuẩn bị của học sinh là một hình thức nghiên cứu trước bài mới, từ
đó các em sẽ nắm bài mới có chất lượng.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh từng nhóm để tránh trùng lặp.
+ Nhóm 1,2: Tìm các tranh, ảnh về rừng bị tàn phá và rừng nguyên sinh
( vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…).
+ Nhóm 3,4: Sưu tầm tranh, ảnh khai thác nguồn lợi thủy sản trái với qui
định(đánh cá bằng chất nổ, cá chết do ô nhiễm…..)
- Giao nhiệm vụ cho cả lớp: Suy ngẫm về những hình ảnh đã tìm được?
Bản thân em đã làm được những gì để góp phần bảo vệ mơi trường từ nhận
thức đến hành động cụ thể.
14


- Tìm đọc: Các điều luật bảo vệ tài nguyên rừng và biển và trả lời câu hỏi:
Vì sao Nhà nước lại ban hành luật bảo vệ tài nguyên rừng và biển ?
Chuẩn bị của Giáo Viên:
Tìm tư liệu, hình ảnh chọn lọc về những nội dung như đã giao cho học sinh

sao cho vừa đủ, phù hợp với nội dung , bài dạy. chọn 4,5 hình ảnh về biển và
rừng bị ô nhiễm cho học sinh tự suy ngẫm, trình bày trước lớp suy nghĩ, chính
kiến của mình khi được
xem những hình ảnh đó. (Hiện tượng chặt phá rừng, đốt rừng; khai thác thủy sản
bằng chất nổ….)
Nghiên cứu các điều luật bảo vệ rừng và biển.
Theo luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH 11 ngày 03/12/2004.
Điều 12: Những hành vi bị nghiêm cấm.
a. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
b. Săn, bắn, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.
c. Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
d. Qui định các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng………….
Giáo Viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài học từ tư liệu, từ hệ thống câu
hỏi nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc, tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản là tài
nguyên vô giá do thiên nhiên ban tặng, mang lại giá trị kinh tế lớn, góp phần
nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. Đồng thời là tài sản của quốc gia và là
giá trị vật chất không những của chúng ta mà còn của thế hệ mai sau. Từ đó bồi
dưỡng cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, biết ngăn chặn những
hành vi phá hoại, tạo một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.
Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu các nguồn tài nguyên rừng và biển bị ô
nhiễm, giáo viên khắc sâu cho học sinh ý thức bảo vệ và phát triển các nguồn tài
nguyên ấy, cũng có nghĩa là bảo vệ và xây dựng môi trường bền vững.
Qua việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu để khẳng định: bảo vệ rừng, bảo vệ
nơi mình sinh sống chính là bảo vệ môi trường.
Đối với học sinh trường THCS xã Kháng Chiến - địa bàn miền núi, có đồi
thấp và rừng. Có thể chọn tình huống: “ Trong một lần đi tham quan thiên nhiên
15


em đã thấy người dân ở đây chặt phá rừng để đốt nương làm rẫy, một số nguồn

nước chưa được bảo vệ. Hoặc ở tại trường học, chứng kiến cảnh tượng rác ăn
quà mà các bạn xả khắp sân trường, một số học sinh tinh nghịch thì hái hoa, bẻ
gãy cành cây” , để học sinh trả lời câu hỏi sau: Khi chứng kiến cảnh đó em sẽ
xử sự như thế nào? Nội dung được lồng ghép, tích hợp trong phần 1 của mục I,
II
(những qui định về bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên) liên quan đến bảo vệ môi
trường. Đó cũng chính là trách nhiệm của học sinh để góp phần thực hiện cuộc
vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Phương pháp thảo luận nhóm sẽ giúp học sinh phát huy khả năng hợp tác,
tự chủ đưa ra nhũng phương án, dự án bảo vệ môi trường với quy mô và mức độ
lớn.
2. Thảo luận, đánh giá kết quả thu được
2.1. Tính mới, tính sáng tạo
Trước khi chưa nghiên cứu và áp dụng sáng kiến tại trường THCS xã
Kháng Chiến, học sinh thường thụ động tiếp nhận kiến thức, học mơn địa lí
một cách máy móc, khả năng liên hệ chưa tốt, lúng túng trước những vấn đề về
môi trường, thiên nhiên.
Sáng kiến đã kết hợp các phương pháp dạy học tích cực cùng với những
nội dung bảo vệ mơi trường được tích hợp trong các bài học địa lí. Khơng cịn
là những giờ học lí thuyết khơ khan, giờ đây học sinh có thêm những thông tin
về môi trường ( thực trạng, nguyên nhân và giải pháp về vấn đề môi trường)
Sáng kiến được áp dụng đã góp phần thay cách dạy và học mơn Địa lí
của giáo viên và học sinh trường THCS xã Kháng Chiến. Giáo viên có điều
kiện phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, kĩ năng sư phạm; cách đặt tình
huống xuất phát để tạo vấn đề nghiên cứu cho mỗi bài học gần gũi với học
sinh, gây ra sự tò mò hứng thú muốn nghiên cứu nội dung học tập. Học sinh
có nhiều thay đổi cách tư duy về mơi trường. Từ đó các em có thể tự giải quyết
những vấn đề về ứng xử với mơi trường trong đời sống, có những giải pháp để

16



bảo vệ môi trường. Học sinh nhận thấy mỗi giờ học địa lí là một giờ du lịch,
khám phá thiên nhiên sinh động, nâng cao chất lượng học sinh.
2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến
a) Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng:
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi ở một số bài học
trong môn địa lý ở trường THCS xã Kháng Chiến đã được áp dụng tại trường
THCS xã Kháng Chiến trong năm học 2018-2019 và sẽ tiếp tục được áp dụng
trong năm học 2019- 2020 tại nhà trường.
Sáng kiến có khả năng áp dụng và nhân rộng tại nhiều trường trên địa bàn
huyện Tràng Định thông qua các buổi tập huấn, dựu giờ, sinh hoạt chun mơn
tại các nhà trường trên tồn huyện.
b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
Học sinh có kiến thức và kĩ năng bảo vệ mơi trường sẽ góp phần thay đổi
thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương.
Việc giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường qua bộ môn Địa lý
như trên đã làm cho nhận thức học sinh thay đổi trong cách tiếp cận các nội
dung kiến thức. Khơng những có những nhận thức, hành vi đúng đắn về mơi
trường mà cịn ham thích học tập bộ môn Địa lý.
Sau khi sử dụng phương pháp tích hợp việc bảo vệ mơi trường vào giảng
dạy môn địa lý, tôi nhận thấy đã tác động đến đồng nghiệp và phổ biến một số
mơn ở tồn trường như môn sinh học, giáo dục công dân, ngữ văn...
Giáo viên có thể dễ dàng vận dụng việc pháp tích hợp việc bảo vệ môi
trường vào giảng dạy môn địa lý, biến các em trở thành chủ thể của quá trình
học tập, kích thích các em tham gia tích cực trong giờ học, đồng thời biết cách
nghiên cứu khoa học thông qua thực hiện trải nghiệm, rèn kỹ năng lập kế hoạch
và thực hiện kế hoạch, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và
giải quyết vấn đề…
Bảng kết quả khảo sát tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học

môn địa lý ở trường THCS xã Kháng Chiến trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
Trước khi áp dụng sáng kiến:
17


Năm học

Tổng

số

HS
2017-2018

90

Rất

hứng

Hứng thú

Không hứng thú

thú
SL
18

%
20


SL
30

SL
42

Rất

hứng

Hứng thú

Không hứng thú

thú
SL
28

%
29,2

SL
43

SL
25

%
33,3


%
46,7

Sau khi áp dụng sáng kiến:
Năm học

Tổng
HS

2018-2019

96

số

%
44,8

%
26

III. KẾT LUẬN
Giáo viên luôn chủ động, sáng tạo trong vai trò là người hướng dẫn các
em lĩnh hội kiến thức mới, luôn học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và tận tâm
trong hướng dẫn, giúp đỡ các em học sinh học tập, nâng cao chất lượng giảng
dạy bộ mơn, thơng qua đó giáo viên đã thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương
pháp dạy học.
Học sinh tự tin vào bản thân, thơng qua hợp tác nhóm tích cực, biết vận
dụng vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tế cuộc sống, đồng

thời đối với phương pháp này giúp học sinh biết nhận thức vấn đề và đưa ra các
giải pháp tốt hơn trong việc phân tích giải quyết vấn đề
Cần phải nghiên cứu kỹ về phương pháp bàn tay nặn bột: quy trình thực
hiện, dạng bài thực hành, rèn cho mình những kỹ năng cần thiết để tổ chức,
hướng dẫn HS học tập, nhất là kỹ năng thảo luận nhóm, quan sát... Ngồi ra còn
phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo tùy vào nội dung của từng bài,
từng tình huống cụ thể trong mối tương quan các phương pháp dạy học khác.
Phân phối thời lượng cho tiết học hợp lí, dành nhiều thời gian vào phần
thực nghiệm (tiến hành cho học sinh quan sát môi trường thực tế tại trường).
Qua thời gian thực hiện sáng kiến đã đem lại một kết quả đáng kể, khả
quan. Giáo dục được số lượng lớn học sinh biết ý thức hơn trong việc bảo vệ
môi trường và hiểu rõ bảo vệ môi trường là bảo vệ chính sự sống của chúng ta.
18


Trong tương lai thế hệ học sinh này sẽ là đội ngũ trí thức trẻ khơng những
có ý thức đối với mơi trường mà cịn là lực lượng nồng cốt cải tạo và xây dựng
môi trường tốt đẹp hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường, NXB Giáo dục.
2. Giáo dục môi trường qua mơn địa lí, NXB Đại học sư phạm.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
VỀ SÁNG KIẾN

.


19



×