Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự – những vấn đề cần làm rõ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.37 KB, 13 trang )

A.

MỞ ĐẦU

Cưỡng chế là dùng quyền lực nhà nước bắt buộc cá nhân, tổ chức phải thực
hiện những việc trái ý muốn của họ. Cưỡng chế gắn liền với hoạt động quản lý
nhà nước và là một trong những phương pháp chủ yếu của hoạt động quản lí nhà
nước. Trong nhà nước pháp quyền, việc cưỡng chế nhằm mục đích thi hành
pháp luật của nhà nước, duy trì trật tự xã hội.
Thi hành án dân sự là quy trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của
các đương sự đã được xác định trong các bản án, quyết định được đưa ra thi
hành. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, người phải thi hành án mặc dù có đủ
điều kiện nhưng vẫn không tự nguyện thi hành trong thời hạn theo quy định
pháp luật, tìm cách trì hỗn, trốn tránh việc thi hành án. Vì vậy để đảm bảo việc
thi hành án dân sự Nhà nước phải quy định các biện pháp cưỡng chế cụ thể cũng
như trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế này. Việc thực hiện các
quy định này là phương tiện để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo pháp
luật được thi hành nghiêm chỉnh, đồng thời là phương tiện bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của các chủ thể liên quan trong thi hành án dân sự. Từ những đặc điểm đó,
kiểm sát việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là một trong các
công tác trong việc kiểm sát thi hành án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân. Vì
vậy em chọn đề tài: “Hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế
thi hành án dân sự – những vấn đề cần làm rõ” để phân tích và làm rõ hơn về
vấn đề này.

1


B.
I.


NỘI DUNG
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI

HÀNH ÁN DÂN SỰ
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự
dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ
thi hành án dân sự của họ, do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người
phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà khơng tự nguyện thi hành án. Từ
đó, biện pháp cưỡng chế thi hành án dấn ự thể hiện quyền năng đặc biệt của Nhà
nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Biện pháp thi
hành án dân sự được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi
hành án không tự nguyện thi hành án nhằm buộc họ thực hiện nghĩa vụ của
mình theo bản án, quyết định.
Để áp dụng được biện pháp cưỡng chế thi hành án, cần phải hội đủ các điều
kiện sau đây: Người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc
phải thực hiện hành vi theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng
tài, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành
án theo quy định tại khoản 2 điều 9 Luật thi hành án dân sự.
Cưỡng chế thi hành án dân sự là một biện pháp nghiêm khắc nhất, do đó,
Chấp hành viên trong q trình tổ chức thi hành án không được áp dụng một
cách tùy tiện mà phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc đó
là:
Thứ nhất, chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định,
bao gồm: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
người phải thi hành án. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Kê biên,
xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
Khai thác tài sản của người phải thi hành án. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao
quyền tài sản, giấy tờ. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được
thực hiện công việc nhất định.

2


Thứ hai, chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi đã hết thời hạn tự
nguyện thi hành án trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành
vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Ngoài ra, cơ
quan thi hành án dân sự không tổ chức cưỡng chế thi hành án có huy động lực
lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền
thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án.
Thứ ba, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào bản án, quyết
định và từng điều kiện, hồn cảnh cụ thể. Vì việc tổ chức cưỡng chế thi hành án
có thuận lợi hay khơng, an tồn hay khơng và có ảnh hưởng đến tình hình an
ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa bản xảy ra việc cưỡng chế hay khơng
tùy thuộc vào việc có áp dụng thống nhất nguyên tắc này trên thực tế của Chấp
hành viên.
II.

KỸ NĂNG KIỂM SÁT VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP

CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Khoản 2 Điều 14 quy định: “Hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện
pháp cưỡng chế thi hành án có thể thơng qua biện pháp cử Kiểm sát viên trực
tiếp tham gia và kiểm sát việc cưỡng chế hoặc kiểm sát hồ sơ, tài liệu việc thi
hành án có cưỡng chế.
Khi tham gia và trực tiếp kiểm sát việc cưỡng chế, Kiểm sát viên nghiên
cứu trước các tài liệu thi hành án có liên quan đến việc cưỡng chế, nếu phát hiện
có vi phạm trong việc tổ chức cưỡng chế thể hiện trong tài liệu thi hành án thì
báo cáo Lãnh đạo viện để yêu cầu hoặc kiến nghị, kháng nghị khắc phục; nếu
phát hiện vi phạm tại nơi tổ chức cưỡng chế thì có quan điểm yêu cầu Cơ quan
thi hành án khắc phục, sau đó báo cáo Lãnh đạo viện.

Khi cần thiết kiểm sát hoạt động thẩm định giá hoặc bán đấu giá tài sản,
Viện kiểm sát có quyền yêu cầu tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá hoặc
Cơ quan THADS cung cấp hồ sơ việc thi hành án hoặc hồ sơ thẩm định giá, hồ
sơ bán đấu giá để kiểm sát.”
3


Kiểm sát việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự kiểm sát
viên cần chú ý những nội dung cơ bản sau:
- Kiểm sát việc áp dụng các căn cứ cưỡng chế thi hành án
- Kiểm sát việc lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án
- Kiểm sát chi phí cưỡng chế thi hành án
- Kiểm sát việc xử lý tài sản chung để thi hành án
Kỹ năng kiểm sát căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân
sự
Quyết định cưỡng chế thi hành án theo biện pháp nào thì phải ban hành
theo mẫu hiện hành của biện pháp cưỡng chế đó (Mẫu theo Thông tư số
01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp ban hành thay thế Thông tư
số 09/2011/TT-BTP ngày 30/5/2011 của Bộ Tư pháp). Căn cứ để ban hành quyết
định cưỡng chế thi hành án phải đầy đủ, phù hợp với đúng nội dung quyết định
cưỡng chế như: Khoản 5 Điều 20; Điều 71 Luật THADS; bản án, quyết định;
quyết định thi hành án.
Kỹ năng kiểm sát việc lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án
Kế hoạch cưỡng chế thi hành án phải do người có thẩm quyền ký ban hành
và đầy đủ các nội dung chính sau: Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;
biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; thời gian, địa điểm cưỡng chế; phương án tiến
hành cưỡng chế; yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế; dự trù chi phí
cưỡng chế. Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân
dân, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế
và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án.

Kỹ năng kiểm sát chi phí cưỡng chế thi hành án
Kiểm sát viên cần căn cứ Điều 44, Điều 73 Luật THADS năm 2014, Điều
43 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS, Thông tư liên tịch số
4


184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 (Thông tư liên tịch số 184) của Bộ
Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức
cưỡng chế THADS để kiểm sát các chi phí cưỡng chế thi hành án do từng đối
tượng phải chi trả, mức chi cụ thể cho từng nội dung chi phí: Chi phí cưỡng chế
thi hành án do người phải thi hành án chịu, chi phí cưỡng chế do người được thi
hành án phải chịu. Trường hợp người được thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành
án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án khơng đúng thì người đó phải thanh
tốn các khoản chi phí thực tế do việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp
bảo đảm thi hành án đó. Pháp luật cũng quy định ngân sách nhà nước bảo đảm
các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án. Về mức chi cưỡng chế thi hành án
được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 184.
Kỹ năng kiểm sát việc xử lý tài sản chung để thi hành án
Hiện nay, việc xác định phân chia, xử lý tài sản chung của người phải thi
hành án trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án rất nhiều cơ quan THADS
không thực hiện việc xác định, phân chia. Đại đa số tài sản kê biên để thi hành
án là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất thuộc sở hữu chung, vi phạm
phổ biến khi xử lý tài sản là của hộ gia đình, trong khi người phải thi hành án là
hai vợ chồng hoặc tài sản chung trong hôn nhân của hai vợ chồng nhưng người
phải thi hành án chỉ là vợ (hoặc chồng). Để khắc phục tình trạng trên, khi kiểm
sát hồ sơ cưỡng chế tài sản thi hành án thuộc sở hữu chung Kiểm sát viên cần
chú trọng các nội dung sau:
- Căn cứ bản án, quyết định thi hành án để xác định người phải thi hành án
là hai vợ chồng hay chỉ riêng vợ hoặc chồng hay nghĩa vụ liên đới thi hành án.

- Xác định xem tài sản tổ chức cưỡng chế kê biên thuộc sở hữu như thế
nào, nếu của hộ gia đình thì Chấp hành viên đã xác minh tại thời điểm xác lập
quyền sở hữu chung của tài sản thì hộ gia đình đó có những ai được quyền sở
hữu chung với tài sản đó. Trường hợp chỉ riêng vợ hoặc chồng hoặc một người

5


có nghĩa vụ liên đới thì xác định tài sản cưỡng chế đó trong hay ngồi thời kỳ
hơn nhân để xử lý.
Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử
dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì
Chấp hành viên phải thơng báo cho người phải thi hành án và những người có
quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận
phân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân
sự; hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thơng báo mà các bên khơng có
thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa
thuận không được và không yêu cầu Tịa án giải quyết thì Chấp hành viên thơng
báo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền
sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài
sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự; hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận
được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tịa án giải quyết thì
Chấp hành viên u cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền
sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố
tụng dân sự; Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.
Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các
chủ sở hữu chung được xử lý như sau:
- Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện
pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành
án;

- Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm
giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp
cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh tốn cho chủ sở hữu chung cịn lại giá
trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
- Chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải
thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung; trước khi bán tài sản lần đầu
6


đối với tài sản thuộc sở hữu chung, Chấp hành viên thông báo và định thời hạn
cho chủ sở hữu chung mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã
định trong thời hạn 03 tháng đối với bất động sản, 01 tháng đối với động sản;
đối với những lần bán tài sản tiếp theo thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày được
thông báo hợp lệ; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn ưu
tiên mà chủ sở hữu chung khơng mua tài sản thì tài sản được bán theo quy định
tại Điều 101 của Luật này.”
Việc kê biên, xử lý tài sản chung của người phải thi hành với người khác
được thực hiện như sau:
- Cơ quan Thi hành án dân sự chỉ kê biên, xử lý đối với tài sản chung là
quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác
khơng đủ để thi hành án hoặc khi có đề nghị của đương sự tự nguyện kê biên;
- Trường hợp người phải thi hành án có chung tài sản với người khác mà đã
xác định được phần tài sản, quyền tài sản của từng người thì Chấp hành viên kê
biên phần tài sản, quyền tài sản của người phải thi hành án để thi hành án theo
quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự; trường hợp chưa xác
định được phần quyền của người phải thi hành án thì thực hiện theo quy định tại
khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần
sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình và
thơng báo cho vợ, chồng biết.

- Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất chung của hộ gia
đình thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu, sử dụng theo số lượng thành viên
của hộ gia đình tại thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản, thời điểm được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền
sử dụng đất. Chấp hành viên thông báo kết quả xác định phần sở hữu, sử dụng
cho các thành viên trong hộ gia đình biết; trường hợp vợ hoặc chồng hoặc các
thành viên hộ gia đình khơng đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên thì
7


có quyền u cầu Tịa án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày được thông báo hợp lệ. Hết thời hạn này mà khơng có người khởi kiện thì
Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho vợ hoặc chồng
hoặc các thành viên hộ gia đình giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng
của họ.
III.

THỰC TẾ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI

HÀNH ÁN DÂN SỰ:
1. Tình hình áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự hiện
nay:
Trên thực tế hoạt động áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự vẫn
cịn nhiều vấn đề, bất cập, có thể kể đến những sai phạm điển hình sau đây:
Thứ nhất là sai phạm về căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế: Quyết định
cưỡng chế thi hành án áp dụng văn bản luật chưa có hiệu lực pháp luật nhưng
q trình kiểm sát Kiểm sát viên không phát hiện được vi phạm.
Thứ hai, trong quá trình áp dụng biện pháp cưỡng chế: Các đương sự thỏa
thuận kê biên tài sản ngoài quyết định cưỡng chế, kê biên của Cơ quan thi hành
án nhưng Chấp hành viên không lập biên bản thỏa thuận. Trước khi áp dụng

biện pháp cưỡng chế, có trường hợp Cơ quan thi hành án không tiến hành xác
minh; xác minh không đầy đủ, cụ thể tài sản, điều kiện thi hành án của người
phải thi hành án dẫn đến q trình cưỡng chế có nhiều khó khăn, người phải thi
hành án tẩu tán tài sản nhưng Cơ quan thi hành án không biết. Vi phạm trong
việc thông báo không đầy đủ, kịp thời các văn bản về cưỡng chế cho các bên
đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Trung tâm bán đấu giá tài sản
niêm yết thông báo bán đấu giá tài sản không đầy đủ tại các nơi quy định. Quá
trình tổ chức cưỡng chế, Cơ quan thi hành án dân sự đo đạc thực địa đất khơng
chính xác; xác định mốc giới khơng đúng với bản án tuyên; không xác minh tại
Cơ quan chức năng đăng ký quyền sử dụng đất.

8


Thứ ba, về chi phí cưỡng chế thi hành ánh: Xác định chi phí cưỡng chế
khơng chính xác khơng đúng quy định của pháp luật. Việc thu phí thi hành án
không đúng pháp luật.
Thứ tư, về xử lý tài sản: Cơ quan Thi hành án dân sự tự chi số tiền ổn định
cuộc sống và di dời tài sản cho gia đình bị cưỡng chế tài sản với số tiền lớn
khơng có sự đồng ý của người được thi hành án và khơng đúng quy định. Q
trình kê biên Chấp hành viên chưa phản ánh tình trạng từng loại tài sản và không
giao cho ai quản lý, bảo quản để mất mát, hư hỏng. Về Chứng thư thẩm định giá
tài sản chưa ghi rõ về giá các loại tài sản được thẩm định.
Như vậy, những sai phạm của Cơ quan thi hành án dân sự cùng các cơ quan
có liên quan như Ủy ban nhân dân trong việc đo đạc thực địa đất, của Công ty
thẩm định giá… và cả thiếu sót trong hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát ảnh
hưởng đến việc cưỡng chế dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài trong quá trình
thi hành án.
2. Nguyên nhân:
Công tác trực tiếp kiểm sát THADS chưa được Viện KSND cấp huyện chú

trọng, thể hiện qua việc chưa bố trí Kiểm sát viên có năng lực, có kinh nghiệm,
nhiều Viện KSND huyện bố trí cán bộ mới được tuyển dụng và ngành làm công
tác thi hành án dân sự chưa có kinh nghiệm trong cơng tác. Một số cán bộ, Kiểm
sát viên thiếu trách nhiệm trong công tác, nhận thức về công tác THADS ở một
số bộ phận cán bộ, Kiểm sát viên còn hạn chế, xem nhẹ khâu công tác này;
không nắm vững các quy định của pháp luật về THADS và các văn bản tài liệu
liên quan… nên cịn xẩy ra sai sót.
Cán bộ, Kiểm sát viên khi trực tiếp kiểm sát chưa chú trọng nhiều đến cơng
việc, cịn thụ động, lơ là, ngại va chạm, nể nang, chưa phát huy hết vai trò, trách
nhiệm trong quá trình trực tiếp kiểm sát THADS, dẫn đến cơng tác trực tiếp
kiểm sát thi hành án dân sự còn hạn chế, yếu kém, các vi phạm của cơ quan thi

9


hành án chưa được phát hiện kịp thời. Việc tổng hợp vi phạm để kiến nghị với
các cơ quan chức năng chưa nhiều, chất lượng chưa cao.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự:
Từ thực tiễn hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự nói chung và kiểm sát
hoạt động áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tổng hợp rút ra một số giải
pháp sau đây nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm sát của kiểm sát viên, cụ
thể:
Thứ nhất, kiểm sát viên phải nắm vững: Nguyên tắc chung của việc kê biên
tài sản phải lập tài sản. Biên bản phải ghi rõ giờ ngày tháng năm kê biên, họ và
tên Chấp hành viên, đương sự, người được ủy quyền, người lập biên bản, người
làm chứng và người có liên quan đến tài sản, diễn biến của việc kê biên, mơ tả
tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng,
biên bản kê biên có chữ kí của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm
chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng

chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
Thứ hai, để kiểm sát việc áp dụng căn cứ pháp luật được đầy đủ, đúng nội
dung Lãnh đạo, kiểm sát viên, cán bộ làm công tác kiểm sát thi hành án dân sự
cần tăng cường nghiên cứu, nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến
công tác thi hành án dân sự. Khi kiểm sát hoạt động cưỡng chế thi hành án, kiểm
sát viên phải nắm chắc quy định pháp luật và yêu cầu Chấp hành viên thực hiện
đúng và đầy đủ các nguyên tắc trong cưỡng chế thi hành án dân sự, đảm bảo
trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án, đồng thời, phải luôn nâng cao ý thức bảo
đảm cho việc cưỡng chế thi hành án dân sự được an tồn, hiệu quả trong q
trình tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trên thực tế
Thứ ba, đối với trách nhiệm của Lãnh đạo đơn vị cần chỉ đạo kiểm sát viên
kiểm sát toàn diện các nội dung thi hành án nhằm phát hiện vi phạm của cơ quan
thi hành án và tồn tại của cán bộ, kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát trực
10


tiếp và kiểm sát cưỡng chế thi hành án. Thực tiễn minh chứng đơn vị nào Lãnh
đạo Viện có trách nhiệm thì ở đó chất lượng, hiệu quả cơng tác kiểm sát thi hành
án dân sự nói chung và cơng tác kiểm sát trực tiếp và kiểm sát việc cưỡng chế
của cơ quan thi hành án dân sự nói riêng được nâng lên rõ rệt.
Cuối cùng, đối với cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thi hành án
dân sự phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, niềm say mê, nhiệt huyết với cơng
việc được giao; có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả.

11


C.

KẾT LUẬN


Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự
dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ
thi hành án dân sự của họ trong trường hợp họ không tự nguyện thi hành án. Tuy
nhiên việc áp dụng các biện pháp này vẫn còn nhiều vấn đề về cả lí luận và thực
tiễn. Trên đây là những nghiên cứu của em về “Hoạt động kiểm sát việc áp dụng
các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự – những vấn đề cần làm rõ”. Do
phạm vi kiến thức cịn hạn chế, bài làm khơng tránh khỏi những thiếu sót, kinh
mong thầy cơ và các bạn đóng góp ý kiến để em có thể rút kinh nghiệm và hồn
thiện thêm kiến thức của mình.

12


D.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014)
2. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
3. Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp
4. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS
5. Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của Bộ
Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ
chức cưỡng chế THADS
6. Hoạt động kiểm sát việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
/>7. Một số vướng mắc khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân
sự
/>

13



×