ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
----------
HỒ THỊ THANH HƯƠNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA
CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
(TRÊN CƠ SỞ CÁC SỐ LIỆU ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
Chuyên ngành:Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN NGỌC CHÍ
HÀ NỘI - 2013
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Hồ Thị Thanh Hương
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành
tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội...............1
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn............................................................................1
Tôi xin chân thành cảm ơn!.......................................................................1
NGƯỜI CAM ĐOAN...............................................................................1
Hồ Thị Thanh Hương................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
BLTTHS
CQĐT
CTTP
KSĐT
KSVTTPL
KTVA, KTBC
QĐKTBC
QĐKTVA
TPVMT
VKS
VKSND
Bộ luật hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự
Cơ quan điều tra
Cấu thành tội phạm
Kiểm sát điều tra
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật
Khởi tố vụ án, khởi tố bị can
Quyết định khởi tố bị can
Quyết định khởi tố vụ án,
Tội phạm về ma túy
Viện kiểm sát
Viện Kiểm sát nhân dân
2
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động Kiểm sát điều tra (KSĐT) các vụ án hình sự là một trong
những công tác thể hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
(VKSND) theo qui định của Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung. Hoạt động
KSĐT có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình điều tra trong hành Tố tụng
hình sự (TTHS) nhằm bảo đảm cho quá trình chứng minh vụ án do Cơ quan
điều tra (CQĐT) thực hiện được khách quan, toàn diện và đầy đủ. Tại Điều 23
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định: “Viện kiểm sát (VKS) thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật (KSVTTPL) trong TTHS,
nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội”.
Khẳng định tầm quan trọng của hoạt động KSĐT nói chung và các tội phạm
về ma túy (TPVMT) nói riêng, chỉ thị 53/CT ngày 21.3.2000 của Bộ chính trị
đã xác định rõ: “Để xảy ra sai sót ở địa phương nào trong việc bắt, tạm giữ,
tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử thì trước hết VKSND ở nơi đó phải chịu
trách nhiệm”. Trong bối cảnh nền kinh tế, xã hội nước ta hiện nay đang đổi
mới theo hướng mở cửa, hội nhập, trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao
của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, hoạt động KSĐT các vụ án
hình sự, nhất là các TPVMT tại TP.Hồ Chí Minh chưa đáp ứng được yêu cầu
đấu tranh phòng ngừa tội phạm, luôn rơi vào tình trạng quá tải, hiệu quả hoạt
động không cao, còn vấp nhiều sai sót dẫn đến việc truy tố, xét xử các
TPVMT gặp nhiều khó khăn, đôi khi còn dẫn đến sai lầm, làm oan người vô
tội, bỏ lọt tội phạm. Việc nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động KSĐT các vụ án
hình sự hay các TPVMT cũng như các công tác kiểm sát khác để có thể xác
1
định rõ thực trạng yếu kém, tìm ra và thực hiện được những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động KSĐT góp phần làm tốt chức năng
nhiệm vụ mà pháp luật đã trao cho VKSND, được xác định là yêu cầu mang
tính cấp bách của công cuộc cải cách tư pháp theo đường lối đổi mới của
Đảng. Đó là lý do cơ bản làm cơ sở cho tác giả chọn đề tài: “Hoạt động kiểm
sát điều tra các các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (trên cơ sở các
số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)” làm luận văn tốt nghiệp.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Ở nước ta hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu ở bậc thạc sỹ về
các đề tài liên quan đến tổ chức, hoạt động của VKSND trong TTHS như:
Quyền công tố của VKSND; Địa vị pháp lý của VKSND trong TTHS;
Quan hệ giữa CQĐT và VKSND trong giai đoạn khởi tố, điều tra; chức năng
của VKSND trong giai đoạn xét xử của VKSND … và một số bài viết đăng
trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí kiểm sát; Tạp chí pháp luật; Tạp
chí Toà án của một số tác giả. Đối với hoạt động KSĐT án hình sự: có giáo
trình công tác KSĐT của trường Cao đẳng kiểm sát Hà nội và một số nghiên
cứu nhỏ được trình bày ở một số hội thảo khoa học về công tác kiểm sát,
nhưng đều dừng lại ở mức độ khái quát chung, thiếu sự đúc kết, đánh giá
bằng kinh nghiệm thực tiễn. Ở bậc thạc sỹ luận văn cao học: “Công tác kiểm
sát điều tra án trị an tại thành phố Hồ Chí Minh từ 1996 - 2000 - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn.” của thạc sĩ Đoàn Tạ Cửu Long. Luận văn cao học:
“Khởi tố bị can và hoạt động kiểm sát việc khởi tố bị can – Thực trạng và một
số kiến nghị” của Thạc sĩ Phạm Văn Đức. Đây là hai công trình nghiên cứu
chuyên sâu về hoạt động KSĐT án hình sự. Đối với hoạt động KSĐT các vụ
án hình sự, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt ở bậc
cao học. Đề tài: “Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm
sát nhân dân cụ thể là các tội phạm về ma tuý tại thành phố Hồ Chí Minh.” là
2
một nghiên cứu chuyên sâu ở bậc cao học về một công tác kiểm sát cụ thể
trong bối cảnh kinh tế xã hội của TP. Hồ Chí Minh thời gian qua.
3. MỤC ĐÍCH
Nghiên cứu hoạt động KSĐT các các vụ án hình sự nói chung và các
TPVMT nói riêng một cách có hệ thống, dưới góc độ một quan hệ xã hội,
quan hệ pháp luật, để xác định rõ cơ sở pháp lý cùng với thực trạng hiện nay
của hoạt động kiểm sát này. Trên cơ sở đó, tìm ra giải pháp khắc phục nhược
điểm, phát huy ưu điểm để góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả cho công
tác KSĐT, tăng cường năng lực hoạt động hiệu quả cho VKS trong công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu về hoạt động KSĐT các vụ án hình sự với giới
hạn: hoạt động kiểm sát của VKSND đối với hoạt động điều tra vụ án hình sự
ma tuý do Cơ quan cảnh sát điều tra thuộc lực lượng cảnh sát nhân dân thực
hiện. Luận văn lựa chọn địa bàn nghiên cứu là TP. Hồ Chí Minh - một trung
tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, một điểm nóng của tội phạm, mang nhiều
sắc thái tiêu biểu, có thể xem là một trong những đại diện cho cả nước. Việc
nghiên cứu về tội phạm, quá trình điều tra, truy tố các TPVMT tại TP. Hồ Chí
Minh có thể khái quát hóa ở mức độ nhất định đặc điểm chung của hoạt động
KSĐT trên phạm vi toàn quốc. Giới hạn về thời gian nghiên cứu của luận văn
là khoảng gần 5 năm. Đây là khoảng thời gian có ý nghĩa cho việc đánh giá
thực trạng, đúc kết kinh nghiệm về hoạt động KSĐT loại tội phạm này, đảm
bảo tính thời sự, giá trị thực tiễn cho kết quả nghiên cứu của luận văn.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở: Phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Các quan điểm, chính sách của
Đảng, pháp luật Hình sự, Tố tụng hình sự của Nhà nước về nhiệm vụ đấu
3
tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời,
luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như
thống kê, phân tích, so sánh nhằm làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận và
thực tiễn của đề tài.
6. CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động kiểm sát điều tra các vụ
án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân và các tội phạm về ma tuý.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm sát điều tra các tội phạm về ma
tuý tại thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây.
Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm
sát điều tra các vụ án hình sự (các tội phạm về ma túy).
4
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1 KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA
Hoạt động điều tra các vụ án hình sự là một trong những công tác thực
hiện chức năng của Viện kiểm sát, là giai đoạn mở đầu thực hành quyền công
tố nhà nước mà nội dung của nó là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
hoạt động điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra, các Điều tra
viên, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và những
người có liên quan khác bảo đảm cho việc điều tra tiến hành khách quan, toàn
diện và đầy đủ.
Phạm vi hoạt động kiểm sát là tội phạm thực tế có xẩy ra không do con
người thực hiện được quy định trong Bộ luật hình sự. Thứ hai là dấu hiệu tội
phạm được đánh giá một cách khách quan, chính xác từ các nguồn thông tin
về tội phạm như đơn tố cáo, thông tin đại chúng, tin báo của các cơ quan nhà
nước tổ chức xã hội, việc xác minh ra quy định khởi tố và quyết định không
khởi tố bị can…
Hoạt động kiểm sát điều tra luôn phải đảm bảo hai yêu cầu đó là phải
được tiến hành đúng thủ tục tố tụng, thứ hai là phải thu thập chứng cứ có tội
và chứng cứ xác định vô tội làm rõ những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội để có biện pháp đấu
tranh phòng ngừa tội phạm.
Hoạt động kiểm sát điều tra là bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với bị can là có căn cứ hợp pháp, phải có căn cứ chứng minh bị can dã
thực hiện tội phạm và không có các tình tiết để loại trừ trách nhiệm hình sự
đối với bị can. [17]
5
1.1.1 Nhiệm vụ quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong hoạt
động kiểm sát điều tra
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm
2001) và Luật tổ chức VKSND năm 2002, vai trò chủ đạo, quyết định của
VKS trong hoạt động thực hành quyền công tố và KSĐT nói chung và cụ thể
là kiểm sát việc KTBC được thể hiện cụ thể hơn và đầy đủ hơn, rõ nét hơn và
đầy đủ hơn ở các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm
của cơ quan này. Theo quy định của BLTTHS năm 2003 (Điều 112), khi thực
hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra (Điều 126), VKS có quyền quyết
định việc KTVA, KTBC. Đồng thời khi tiến hành hoạt động kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra, theo quy định tại Điều 113
BLTTHS 2003, VKS có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát việc khởi tố.
Tại khoản 2, Điều 36 Điếu 37 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy
định nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Kiểm sát việc khởi tố vụ án của các cơ quan điều tra, Hải quan, Bộ Đội
Biên phòng, Kiểm lâm, Tòa án (tòa án điều tra trong trường hợp khi xét xử
phát hiện ra tội phạm mới)
Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định của cơ quan điều tra
Quyết định áp dụng thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. yêu cầu
cơ quan điều tra truy nã bị can
Đề ra yêu cầu điều tra lại hồ sơ vụ án để yêu cầu điều tra bổ sung, yêu
cầu cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về tội phạm và việc làm vi
phạm pháp luật của Điều tra viên.
Kiểm sát việc khởi tố bị can, hỏi cung bị can và các hoạt động điều
tra khác của cơ quan điều tra, trực tiếp khởi tố bị can, hỏi cung bị can khi
thấy cần thiết.
Quyết định truy tố, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, chuyển vụ án, hủy
bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra
6
Yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên đã vi phạm
pháp luật trong khi tiến hành điều tra
Theo điều luật thì ta thấy Hoạt đông kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
của Viện kiểm sát nhân dân có sáu nhiệm vụ rất quan trọng đòi hỏi các Kiểm
sát viên, chuyên viên phải có kỷ năng nghiên cứu các vụ án đảm bảo không
làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm. Đồng thời, để bảo đảm việc giải
quyết vụ án được khách quan, chính xác, bảo đảm sự vô tư của những người
tiến hành tố tụng trong giai đoạn KTVA, KTBC, khi phát hiện ĐTV được
phân công giải quyết vụ án hình sự thuộc trường hợp phải thay đổi (Điều 43
và 44 BLTTHS 2003) thì VKS kịp thời yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi
ĐTV. Trong trường hợp xét thấy hành vi của ĐTV có dấu hiệu tội phạm thì
yêu cầu CQĐT có thẩm quyền xem xét để khởi tố về hình sự.
1.1.2 Mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra
trong hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự
* Khái niệm về mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với Cơ
quan điều tra
Trong triết học, phép duy vật biện chứng đã khẳng định các sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan không tồn tại biệt lập mà chúng tồn tại trong
mối quan hệ tác động qua lại và ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau. Các mối quan
hệ này được hình thành một cách khách quan không phụ thuộc vào ý thức con
người. Mối quan hệ giữa VKS với CQĐT trong giải quyết các vụ án hình sự
không nằm ngoài quy luật này.
Trong quá trình tiến hành tố tụng đã làm nảy sinh các quan hệ giữa các
cơ quan THTT, bao gồm: mối quan hệ trong nội bộ cơ quan THTT, mối quan
hệ giữa các cơ quan THTT với những người tham gia tố tụng và các cơ quan
tổ chức có nghĩa vụ tham gia vào việc giải quyết vụ án.
Quan hệ phối hợp giữa VKS với CQĐT có đặc điểm chung nhưng
7
trong mỗi loại tội, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng. Vì vậy quan hệ
phối hợp giữa hai cơ quan trong việc giải quyết từng loại tội cụ thể, mỗi giai
đoạn tố tụng cũng có những nét khác nhau. Vấn đề tăng cường mối quan hệ
phối hợp giữa VKSND và CQĐT trong quá trình giải quyết các vụ án, phải
được đặt trong từng vụ án cụ thể mới đem lại hiệu quả.
Từ nhận thức trên, khái niệm về mối quan hệ giữa VKS và CQĐT có
thể được hiểu là: Mối quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo luật định để hỗ trợ lẫn nhau, tạo
điều kiện cho nhau cùng giải quyết các vụ án hình sự nhằm đảm bảo đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật.
* Cơ sở pháp lý của mối quan hệ
Từ khi VKS được thành lập theo Hiến pháp năm 1959 đã xuất hiện mối
quan hệ giữa CQĐT với VKS. Mối quan hệ này được thể hiện trong Luật tổ
chức VKSND năm 1960, 1981 và 2002; Sắc luật số 02/SL-76 ngày 15/3/1976
của Hội đồng chính phủ quy định về việc bắt, giam, khám người, khám nhà
ở…và một số Thông tư liên ngành cũng quy định về mối quan hệ này. Văn
bản pháp luật đầu tiên quy định riêng về mối quan hệ phối hợp giữa VKS và
CQĐT trong các giai đoạn tố tụng để giải quyết vụ án hình sự là Thông tư
liên tịch số 472/TT-LB ngày 28/06/1963 của Bộ công an, VKSND Tối cao
quy định tạm thời một số nguyên tắc về quan hệ giữa VKSND Tối cao và Bộ
công an trong công tác điều tra các vụ án hình sự. Ngoài ra còn có rất nhiều
văn bản quy định về mối quan hệ phối hợp giữa hai cơ quan này. Gần đây
nhất, để hoàn thiện mối quan hệ phối hợp trong giải quyết các vụ án hình sự,
ngày 7/9/2005 liên ngành VKSND Tối cao, Bộ công an, Bộ quốc phòng đã
ban hành thông tư liên tịch số 05/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP về quan hệ
phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của
BLTTHS năm 2003. Trong đó có những quy định về việc khởi tố và kiểm sát
8
khởi tố. Thông tư này có một số hướng dẫn mới có liên quan đến KTBC như:
Trường hợp ra Quyết định thay đổi QĐKTBC (về tội danh) thì phải thay đổi
QĐ KTVA; nếu trong quá trình điều tra vụ án mà xác định được bị can thực
hiện hành vi phạm tội này để thực hiện hành vi phạm tội khác thì ra quyết
định bổ sung QĐKTBC…[33,Tr. 23,24]
* Tính chất của mối quan hệ
VKS và CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra là các cơ quan thuộc hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau,
độc lập với nhau. Mỗi cơ quan đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình để
thực thi quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hình sự, các cơ quan
này đều có chung một nhiệm vụ và mục đích là đấu tranh phòng, chống tội
phạm, giữ gìn an ninh chính trị và bảo đảm an toàn xã hội. Mối quan hệ giữa
các cơ quan này trong việc khởi tố vụ án hình sự, KTBC là đều phải có trách
nhiệm bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện, khởi tố điều tra
một cách nghiêm minh, kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội,
không làm oan người vô tội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải
được tôn trọng.
Chính từ mục đích chung này đã gắn kết VKS và CQĐT trong quá
trình điều tra. Để giải quyết mối quan hệ trên trong tố tụng hình sự, pháp luật
đã quy định cụ thể, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng
cơ quan trong từng giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố tội phạm và người phạm
tội. Mối quan hệ đó vừa mang tính quyết định - chấp hành vừa mang tính
phối hợp trong hoạt động tố tụng hình sự.
- Tính quyết định - chấp hành:
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, như BLTTHS, Luật tổ
chức VKSND, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự… thì CQĐT có quyền và
trách nhiệm khởi tố điều tra tội phạm; VKS có quyền và trách nhiệm thực
9
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra của CQĐT. Các quy định
của pháp luật là có căn cứ, là nguyên tắc để triển khai và thực hiện mối quan
hệ giữa VKS và CQĐT.
Nếu đem so sánh mối quan hệ do pháp luật TTHS quy định giữa VKS
và CQĐT với mối quan hệ giữa VKS và Tòa án thì rõ ràng khác nhau về bản
chất. Ở giai đoạn xét xử, tuy Tòa án (hoặc Hội đồng xét xử) là cơ quan có vai
trò chỉ đạo việc xét xử, là cơ quan quyết định quá trình xét xử, nhưng VKS và
Toà án lại hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi cơ quan đều tự chịu trách nhiệm
về công việc của mình. Tòa án không làm thay hay can thiệp vào công việc
của VKS và ngược lại, VKS cũng không can thiệp vào công việc xét xử của
Tòa án, mặc dù VKS có quyền và trách nhiệm kiểm sát hoạt động xét xử của
Tòa án. Khi Tòa án có vi phạm pháp luật, thì VKS chỉ có quyền kiến nghị,
kháng nghị, yêu cầu khắc phục sửa chữa vi phạm. Trong khi đó, mối quan hệ
giữa VKS và CQĐT thì khác hẳn về chất. Tuy CQĐT có quyền KTBC, độc
lập điều tra, hoạch định phương hướng, đề ra các chiến thuật điều tra cụ thể,
CQĐT có quyền ra các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra…, nhưng
VKS có quyền can thiệp trực tiếp vào hoạt động điều tra của CQĐT. Trong
trường hợp cần thiết, VKS ra các quyết định tố tụng và yêu cầu CQĐT phải
thực hiện. Nhưng ngược lại, CQĐT không có quyền can thiệp vào hoạt động
thực hành quyền công tố và KSĐT của VKS. Các kiến nghị của CQĐT đối
với hoạt động của VKS cũng do VKS cấp trên giải quyết, quyết định. Và
trong khi chờ quyết định của VKS cấp trên, thì CQĐT vẫn phải chấp hành
quyết định, yêu cầu bị kiến nghị đó. CQĐT không thể lấy lý do chờ quyết
định của VKS cấp trên mà trì hoãn việc chấp hành các quyết định, yêu cầu
của VKS (Điều 114 BLTTHS).
Trong quá trình điều tra, CQĐT có quyền ban hành Quyết định Khởi tố
vụ án hình sự, QĐKTBC. Nhưng các quyết định của CQĐT đều nằm dưới sự
10
kiểm sát chặt chẽ của VKS. Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm
sát hoạt động tư pháp, VKS có quyền và trách nhiệm hủy bỏ QĐKTBC của
CQĐT nếu không có căn cứ và trái pháp luật.Thay vào đó, VKS có quyền ra
QĐKTBC và giao cho CQĐT thực hiện. CQĐT có trách nhiệm thực hiện,
chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu về điều tra của VKS. Đồng thời trong một số
trường hợp nhất định, những lệnh, quyết định của CQĐT liên quan đến hạn
chế các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp
luật, thì phải có sự phê chuẩn của VKS. Nếu những lệnh, quyết định đó mà
không được VKS phê chuẩn thì không có giá trị thi hành.
Pháp luật quy định thẩm quyền phê chuẩn của VKS đối với QĐKTBC
của CQĐT không có nghĩa là để VKS “chứng thực” QĐKTBC có giá trị thi
hành, mà pháp luật đã chuyển vai trò quyết định, chuyển trách nhiệm từ
CQĐT sang VKS để xem xét lại tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định do
CQĐT ban hành.
Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng, ở giai đoạn điều tra, mối
quan hệ giữa VKS và CQĐT là mối quan hệ tố tụng hình sự mang tính quyết
định - chấp hành. Trong đó VKS giữ vai trò rất quan trọng, vai trò chính, có
tính quyết định toàn bộ quá trình điều tra và CQĐT có trách nhiệm chấp hành
các quyết định, yêu cầu về điều tra của VKS.
- Tính phối hợp của mối quan hệ giữa VKS với CQĐT:
Về mặt pháp luật, tuy mối quan hệ giữa VKS và CQĐT trong việc
KTBC đã được pháp luật TTHS quy định như đã nêu ở trên, nhưng vì VKS và
CQĐT thuộc hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau, độc lập với nhau, không
có sự ràng buộc trong quan hệ hành chính. Pháp luật TTHS cũng không có
những quy định và chế tài về chế độ trách nhiệm của từng cơ quan, của người
tiến hành tố tụng, của KSV, của ĐTV một cách cụ thể, rõ ràng để đảm bảo
thực hiện mối quan hệ này. Do đó, trong quá trình điều tra, thực hành quyền
11
công tố và kiểm sát việc KTBC của CQĐT, thì khía cạnh phối hợp giữa hai
cơ quan là không thể thiếu.
Thực tế đã chứng minh, đã biến các quy định của pháp luật về mối
quan hệ tố tụng giữa VKS và CQĐT trong hoạt động thực tiễn là hoàn toàn
không đơn giản. Vùng khuôn khổ pháp luật như vậy, nhưng có nơi thực hiện
tốt, có nơi thực hiện chưa tốt, thậm chí còn tạo nên sự trì trệ cho hoạt động tố
tụng của hai cơ quan. Mối quan hệ giữa hai cơ quan có phát triển tốt hay
không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tương tác giữa hai bên. Trong đó mỗi
bên đều phải tác động vào đối tác của mình theo hướng tích cực để nhận được
sự đáp ứng tích cực trở lại, tránh tình trạng “quyền anh, quyền tôi” mà bỏ mặc
đối tác hoặc thỏa hiệp vô nguyên tắc. Mỗi bên phải tạo điều kiện cho nhau để
hoàn thành tốt nhiệm vụ, trách nhiệm được giao. Do đó, chất lượng và hiệu
quả của mối quan hệ tố tụng này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức,
phương pháp công tác, uy tín của tập thể và cá nhân tham gia mối quan hệ đó,
thông qua hoạt động cụ thể của thủ trưởng mỗi cơ quan, của KSV, Điều tra
viên và của những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng.
Qua phân tích trên có thể khẳng định rằng, mối quan hệ giữa VKS và
CQĐT là mối quan hệ vừa mang tính quyết định - chấp hành vừa mang tính
phối hợp trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Nhưng trong đó, tính quyết
định chấp hành là chủ yếu, cốt lõi.[ 36, tr.46]
1.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY VÀ ĐIỀU TRA CÁC
TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
1.2.1. Đặc điểm pháp lý các tội phạm về ma túy
Tội phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất
ma túy của Nhà nước. Cơ sở pháp lý các tội phạm về ma túy được quy định
trong Bộ luật hình sự năm 1999 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2000), các tội phạm
về ma túy được qui định tại Chương XVII. Ban đầu có 10 điều luật (từ điều
12
192 đến điều 200) qui định về 10 tội danh khác nhau. Sau khi được sửa đổi,
bổ sung (6/2009) còn 9 điều luật qui định về 9 tội danh (Điều 199 về “Tội sử
dụng trái phép chất ma túy” đã được bãi bỏ). Cụ thể là các tội danh sau:
- Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.
(Điều 192);
- Tội sản xuất trái phép chất ma túy (điều 193);
- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy (điều 194);
- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất
dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. (điều 195);
- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ
dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (điều 196);
- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. (điều 197);
- Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (điều 198);
- Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
(điều 200);
- Tội vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc
các chất ma túy khác (điều 201).
Các tội phạm về ma túy có các yếu tố cấu thành tội phạm đó là khách
thể, khách quan, chủ quan, chủ thể;
1.2.1.1 Khách thể của tội phạm
Khách thể chung của các tội phạm về ma túy là chế độ quản lý các chất
ma túy của Nhà nước ở tất cả các khâu của quá trình quản lý. Các tội phạm
này có đối tượng là các chất ma túy và các vật dụng phục vụ sản xuất và sử
dụng chất ma túy.
* Các chất ma túy là đối tượng của các tội phạm về ma túy bao gồm các
chất ma túy theo nghĩa hẹp; các chất hướng thần; các tiền chất ma túy và
13
hướng thần (gọi tắt là các tiền chất ma túy); các cây trồng hoặc nguyên liệu
thực vật có chứa chất ma túy.
Ờ nước ta, việc xác định các chất ma túy, các chất hướng thần và các
tiền chất ma túy và hướng thần được dựa trên cơ sở tham khảo các bảng quy
định về các chất ma túy và các chất hướng thần của 3 công ước Liên hợp quốc
về kiểm soát ma túy.
Chất ma túy (theo nghĩa hẹp) và các chất hướng thần là các chất gây
nghiện ở dạng tự nhiên hay tổng hợp.
Đặc tính nguy hiểm của chất ma túy về chất hướng thần thể hiện ở khả
năng gây nghiện cho người sử dụng chất này. Con người chỉ cần vài lần sử
dụng chất ma túy hoặc chất hướng thần sẽ có nhu cầu cung cấp thường xuyên
và với liều lượng ngày càng cao hơn. Khi không đáp ứng được nhu cầu, họ sẽ
lên cơn vật vã, đâu đớn về thể xác… và có thể làm tất cả những gì, kể cả tội
ác mà họ cho là cần thiết nhằm giải tỏa cơn nghiện. Sự lệ thuộc ngày cảng lớn
vào chất ma túy hoặc sử dụng chất hướng thần chính là tác hại gây nghiện của
chất ma túy hoặc chất hướng thần đối với con người dùng chất đó.
- Các chất ma túy và hướng thần thường gặp và là đối tượng phổ biến
của các tội phạm về ma túy bao gồm:
+ Thuốc phiện (nhựa thuốc phiện, còn gọi là nhựa đặc của cây anh túc);
+ Cần sa (phần ngọn mang hoa và quả của cây cần sa mà nhựa chưa
được chiết ra);
+ Nhựa cần sa (nhựa đã được tách ra ở dạng thô hoặc đã được tinh chế
từ cây cần sa)
+ Lá coca (lá của cây coca – lá chưa dùng để chiết xuất);
+ Moocphin (chất chiết từ cây thuốc phiện)
+ Côcain;
+ Hêroin;
14
+ Các chất hướng thần như amphetamin…
- Các tiền chất ma túy và hướng thần là các chất dùng để tổng hợp ra
các chất ma túy và các chất hướng thần.
- Cây trồng có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện hoặc các cây khác
như cây coca và cây cần sa.
- Các nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy được quy định là đối
tượng của 1 số tội phạm về ma túy là quả thuốc phiện ở dạng khô và tươi.
Các vật dụng phục vụ sản xuất và sử dụng chất ma túy là các công cụ,
phương tiện dùng vào việc sản xuất và sử dụng chất ma túy.
1.2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của các tội phạm về ma túy tuy khác nhau về hình
thức thể hiện cụ thể, về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng
giống nhau ở chỗ đều là hành vi vi phạm các qui định của Nhà nước về chế
độ quản lí các chất ma túy. Đó có thể là những hành vi thực hiện những điều
mà Nhà nước cấm các cá nhân làm (như hành vi khách quan của các tội quy
định từ điều 192 đền điều 200 BLHS) hoặc có thể là những hành vi của
những người có trách nhiệm được Nhà nước giao đã không thực hiện, thực
hiện không đầy đủ hoặc làm những việc ngoài phạm vi những quy định về
quản lý, sử dụng chất ma túy (như hành vi khách quan của tội được quy định
tạo Điều 201 BLHS).
* Hầu hết các tội phạm về ma túy đều được quy định là những tội có
cầu thành hình thức. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành
tội phạm (CTTP) của những tội phạm này. Tội phạm được coi là hoàn thành
từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan.
1.2.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Đối với đa số các tội phạm về ma túy, lỗi của người thực hiện là lỗi cố
ý trực tiếp (các tội phạm quy định ở các điều từ Điều 192 đến Điều 197 và
15
Điều 200 BLHS). Lỗi của người phạm các tội quy định tại Điều 198 và Điều
201 có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
1.2.1.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của hầu hết các tội phạm về ma túy là chủ thể thường đó là
người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, riêng tội quy định tại Điều 201 đòi hỏi chủ thể đặc biệt đó là
người trong cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý các chất gây
nghiện - người có chức vụ. [18]
1.2.2. Đặc điểm về điều tra tội phạm về ma túy
* Tính cấp bách: Tính cấp bách của hoạt động điều tra, KSĐT các
TPVMT xuất phát từ chính tính chất khép kín, có tổ chức cao của loại tội
phạm này. Bản thân thông tin về loại tội phạm này rất ít ỏi và rất dễ bị tiêu
hủy, che giấu, kẻ phạm tội luôn ý thức trước về tính nghiêm khắc của hình
phạt nên thường tìm mọi cách để lẩn tránh trách nhiệm hình sự. Do vậy khi có
những thông tin ban đầu về TPVMT các CQĐT phải tiến hành ngay các hoạt
động điều tra ban đầu. Đây là đòi hỏi khách quan, bất kỳ sự chậm trễ nào để
có thể dẫn đến hậu quả khó khăn trong việc điều tra, đôi khi việc điều tra lâm
vào tình trạng bế tắc. Việc xử lý thông tin ban đầu, thu thập chứng cứ về
TPVMT phải được tiến hành nhanh chóng kịp thời thì các thông tin về tội
phạm không bị các tác động khách quan, chủ quan làm biến mất, biến dạng,
mai một đi. Thí dụ như sự chậm trễ trong việc xác định nhân chứng, lấy lời
khai của nhân chứng có thể dẫn đến hậu quả là nhân chứng từ chối hợp tác
với cơ quan tiến hành tố tụng, thay đổi lời khai do bị tổ chức TPVMT đe dọa,
mua chuộc. Đồng bọn chưa bị bắt có điều kiện nhanh chóng tẩu thoát, tiêu
hủy dấu vết tội phạm. Công tác thu nhận thông tin ban đầu về các loại tội
16
phạm an ninh, kinh tế tuy cũng mang tính cấp bách nhưng không cao bằng
TPVMT. Nếu tính cấp bách trong điều tra của nhóm tội phạm an ninh, kinh tế
là do tính “không bền vững” của dấu vết tội phạm thì tính cấp bách trong điều
tra của nhóm TPVMT là tính khép kín, tính có tổ chức của nó.
* Hoạt động trinh sát có vai trò to lớn trong điều tra tội phạm về ma
túy: Đấu tranh chống tội phạm ở bất kỳ nhà nước nào cũng đều sử dụng hoạt
động trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng. Đây là hai hoạt động có chung
mục đích nhưng nhiệm vụ, phương thức và thẩm quyền hoạt động khác nhau
do các cơ quan nhà nước khác nhau tiến hành. Sự phối hợp hoạt động giữa hai
cơ quan này trong quá trình phát hiện tội phạm và điều tra truy tố vụ án hình
sự là cần thiết và bình thường; Đối với một số loại tội phạm như các tội xâm
phạm an ninh quốc gia, TPVMT… do tính nguy hiểm và tính có tổ chức cao,
tính quốc tế…thì vị trí của hoạt động trinh sát đóng vai trò quyết định trong
việc phát hiện tội phạm. Thông tin trinh sát nguồn sản xuất, trồng cây có chất
ma tuý, công tác sưu tra; thông tin về người sử dụng ma tuý, các ổ nghiện hút,
tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý… là căn cứ để khởi tố vụ án (KTVA)
lần ngược tìm ra đầu mối buôn bán ma tuý. Thực tiễn điều tra các TPVMT
nói chung, tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý nói
riêng, cho thấy bắt quả tang chiếm tỷ lệ cao. Điều này nói lên vai trò của hoạt
động trinh sát trong phát hiện tội phạm. Việc bắt đối tượng có thể bằng hai
hình thức: theo dõi bắt quả tang hoặc tạo cớ kiểm tra hành chính để phát hiện
ma tuý bắt giữ người phạm tội. Hoạt động này là sự kết hợp nhuần nhuyễn
nghiệp vụ trinh sát với hoạt động điều tra để không chỉ bắt được kẻ phạm tội,
thu giữ được chất ma tuý mà còn không để lộ các nghiệp vụ trinh sát.
* Tính phổ biến của hoạt động điều tra hỏi cung, đối chất trong quá
trình điều tra các TPVMT: Các đối tượng trong loại tội phạm này thường có
mối quan hệ gia đình họ hàng, dòng tộc, có những luật chơi hà khắc nên khi
17
bị bắt, bọn chúng không chịu khai ra đồng bọn. Do vậy, hỏi cung bị can, đối
chất giữa các bị can với nhau, giữa bị can với nhân chứng không chỉ là hoạt
động tố tụng, nghiệp vụ đơn thuần mà là một nghệ thuật, phải có phương
pháp và chiến thuật phù hợp với từng đối tượng, đồng thời phải có sự hỗ trợ
của những biện pháp trinh sát.
Hoạt động hỏi cung đối chất ở các TPVMT thường áp dụng đối với các
đối tượng bị bắt dạng truy xét, vì dạng này bị bắt qua lời khai của đồng bọn
không có vật chứng.
* Tính phổ biến áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong hoạt
động điều tra các TPVMT: Xuất phát từ đặc điểm tội phạm học của nhóm
TPVMT là tính khép kín, có tổ chức cao nên việc áp dụng biện pháp ngăn
chặn với hình thức tạm giam trong quá trình điều tra nhóm tội này là phổ biến
thường được áp dụng trên thực tế với tỉ lệ gần như 100%. Trong số các biện
pháp ngăn chặn thì tạm giam là biện pháp nghiêm khắc nhất nhưng đồng thời
cũng là biện pháp hiện tỏ ra hữu hiệu nhất để ngăn chặn không cho kẻ phạm
tội tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn cho quá trình tiến hành tố tụng. Đây
là điểm giống nhau giữa nhóm TPVMT và nhóm tội phạm an ninh. Chủ thể
nhóm tội phạm kinh tế chức vụ thường có những đặc điểm về thân nhân đặc
biệt như: có trình độ học vấn, có nghề nghiệp, tài sản… vì vậy họ thường có
nhiều mối quan hệ xã hội có tính ràng buộc khiến họ ít khi bỏ trốn sau khi
phạm tội, trừ trường hợp đặc biệt. Do vậy đối với nhóm tội này áp dụng biện
pháp ngăn chặn tạm giam không có tính phổ biến bằng.
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật các TPVMT khi KTBC hầu như bị
áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam. Trừ một số trường hợp các
TPVMT nằm ở khoản 1 và khoản 2 của một số tội thì được tại ngoại phục vụ
điều tra, đối tượng thường là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Điều này nói lên tính nhân đạo của nhà nước ta đối với các loại tội phạm nói
chung và TPVMT nói riêng.
18
* Tính bắt buộc của hoạt động trưng cầu giám định chất ma túy: Theo
Luật và Thông tư 01 ngày 02/01/1998 của TANDTC – VKSNDTC – BNV thì
trưng cầu giám định chất ma túy là hoạt động điều tra bắt buộc nhằm xác định
số lượng và thành phần, chủng loại, hàm lượng. Điều này có thể giải thích bởi
hai lý do sau đây: Thứ nhất, theo quy định của pháp luật không phải bất kỳ chất
gây nghiện và chất hướng thần nào cũng đều là ma túy do vậy phải có giám
định để xác định chất gây nghiện, hướng thần đó có nằm trong danh mục về
chất ma túy theo quy định của Chính phủ hay không. Thứ hai là trong nhiều
cấu thành TPVMT thì số lượng và chủng loại ma túy là yếu tố định khung tăng
nặng. Thí dụ cùng ở khoản 2 Điều 193 (sản xuất trái phép chất ma túy) thì đối
với nhựa thuốc phiện là từ 500 gam đến dưới một kílogam, cịn đối với heroin
là từ 5gam đến dưới 30gam. Vì vậy, công tác giám định về ma tuý có tính phổ
biến, có ý nghĩa to lớn và không thể thiếu được trong quá trình điều tra các vụ
án ma túy. Không trưng cầu giám định chất ma túy trong các vụ án này sẽ là vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và sẽ được coi là một trong những căn cứ để
trả hồ sơ điều tra bổ sung, để hủy bản án.
1.3. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG KSĐT TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ
1.3.1. Kiểm sát việc tiếp nhận, đăng ký, giải quyết tố giác, tin báo
tội phạm về ma tuý
Bộ luật TTHS năm 2003 quy định VKS có trách nhiệm tiếp nhận tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nhưng không quy định VKS
phải xác minh, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm mà nhiệm vụ này thuộc trách
nhiệm của CQĐT. Ở TP.Hồ Chí Minh cơ quan cảnh sát điều tra về TPVMT là
nơi tiếp nhận, đăng ký giải quyết tin báo tố giác TPVMT. Trong hoạt động
này VKS kiểm tra ba nội dung chủ yếu sau đây:
+ Về nghĩa vụ của CQĐT tiếp nhận và đăng ký tin báo về tội phạm và
bảo vệ người tố giác tội phạm.
19
+ Về nghĩa vụ của CQĐT kiểm tra xác minh nguồn tin để QĐKT hay
không KTVA. Luật không cho phép CQĐT tiến hành bất kỳ hoạt động điều
tra nào ở thời điểm này trừ hoạt động khám nghiện hiện trường(Điều 150
BLTTHS 2003).
+ Về thời hạn kiểm tra xác minh nguồn tin về tội phạm. Luật quy định
là 20 ngày, trường hợp phức tạp là 2 tháng. Hết thời hạn này CQĐT phải ra
một trong hai quyết định: quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không
khởi tố vụ án.
1.3.2 Kiểm sát khởi tố vụ án ma tuý
Xét ở góc độ giai đoạn thì KTVA ma tuý là giai đoạn đầu tiên của quá
trình tố tụng. Theo quan điểm phổ biến giai đoạn này bắt đầu từ khi cơ quan
có thẩm quyền tiếp nhận những thông tin đầu tiên về tội phạm và kết thúc
bằng việc ban hành quyết định khởi tố (QĐKT) hoặc không KTVA dựa trên
những căn cứ luật định. Xét ở hành vi tố tụng thì KTVA là hệ quả logic của
việc xác minh giải quyết tin báo về tội phạm. Quyết định KTVA là sự kiện
pháp lý kết thức giai đoạn này đồng thời mở đầu cho giai đoạn tiếp theo là
giai đoạn điều tra vụ án. Khởi tố đúng đắn kịp thời là một trong những bảo
đảm quan trọng để phát hiện, ngăn chặn nhanh chóng, kịp thời đối với hành vi
phạm tội đã xảy ra. Ngược lại, có thể dẫn đến kết quả để lọt tội phạm hoặc tội
phạm không bị phát hiện kịp thời tiếp tục gây tác hại, thực hiện tội phạm
mới… Căn cứ khởi tố là khi thông tin về dấu hiệu tội phạm từ những nguồn
do luật định đã được xác minh là phù hợp với thực tế.
Kiểm sát KTVA nhằm bảo đảm mọi TPVMT bị phát hiện đều bị khởi
tố, việc KTVA có căn cứ và hợp pháp. Căn cứ duy nhất để quyết định khởi tố
vụ án (QĐKTVA) hình sự là khi đã xác định sự kiện có dấu hiệu tội phạm,
dựa trên năm cơ sở quy định tại điều 100 BLTTHS 2003. Bản chất của QĐKT
hay không KTVA hình sự chỉ là sự ghi nhận có hay không có sự kiện phạm
20