Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Giáo trình kỹ thuật điện cơ bản (nghề hàn cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 62 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN/MƠN HỌC: KỸ THUẬT ĐIỆN CƠ BẢN
NGHỀ: HÀN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo quyết định số: .... /QĐ ... ngày ... tháng ... năm
của Hiệu trưởng)

Quảng Ninh, năm 2021



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình được biên soạn theo đề cương môn học/mô đun. Nội dung biên
soạn theo tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu, các kiến thức trong chương trình có mối
liên hệ chặt chẽ. Khi biên soạn giáo trình tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến
thức mới, phù hợp với đối tượng học sinh cũng như cố gắng, gắn những nội


dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để
giáo trình có tính thực tiễn. Giáo trình được thiết kế theo môn học thuộc hệ
thống môn học mô đun cơ sở của chương trình đào tạo nghề Hàn trình độ Trung
cấp, trình độ Cao đẳng và được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa
đào tạo. Ngồi ra giáo trình cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để
đào tạo ngắn hạn hoặc cho các công nhân kỹ thuật các nhà quản lý và người sử
dụng nhân lực.
Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo,
đề cương chương trình nhưng do biên soạn lần đầu, thiếu sót là khó tránh. Tác
giả rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của q thầy, cơ giáo và
bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hồn thiện hơn.
… ngày…. tháng….. năm…..
Nhóm biên soạn

2


MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 2
BÀI 1: SỬ DỤNG DỤNG CỤ CẦM TAY ........................................................... 5
2.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật ..................................................................................... 5
2.2. Nguyên tắc sử dụng ..................................................................................... 5
2.3. Trình tự thực hiện ........................................................................................ 6
2.4. Sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. ..................................... 12
BÀI 2: NỐI DÂY DẪN, DÂY CÁP, ÉP ĐẦU CỐT .......................................... 13
2.1. Yêu cầu kỹ thuật ........................................................................................ 13
2.2. Nguyên tắc đấu nối .................................................................................... 13
2.3. Trình tự thực hiện ...................................................................................... 14
2.4. Sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. ..................................... 20

BÀI 3: ĐO DÒNG ĐIỆN, ĐO ĐIỆN ÁP ............................................................ 21
2.1. Sơ đồ mạch điện ........................................................................................ 21
2.2. Các phần tử trong mạch............................................................................. 21
2.3. Yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc đấu nối ....................................................... 22
2.4. Trình tự thực hiện ...................................................................................... 22
2.5. Sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. ..................................... 24
BÀI 4: ĐỌC, ĐO, KIỂM TRA LINH KIỆN ĐIỆN TỬ ..................................... 27
2.1. Đọc, đo, kiểm tra và xác định chất lượng linh kiện điện tử thụ động ....... 27
2.2. Đọc, đo, kiểm tra và xác định chất lượng linh kiện điện tử bán dẫn ........ 35
BÀI 5: ĐẤU DÂY ĐỘNG CƠ ĐIỆN ................................................................. 38
2.1. Đấu dây động cơ điện một pha .................................................................. 38
2.2. Đấu dây động cơ điện ba pha .................................................................... 42
BÀI 6: ĐẤU DÂY MÁY HÀN DIỆN ................................................................ 50
2.1. Đấu dây máy hàn điện một chiều .............................................................. 50
2.2. Đấu dây máy hàn điện xoay chiều ............................................................ 53

3


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Kỹ Thuật điện cơ bản
Mã mô đun: MĐ12
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành, thí
nghiệm, thảo luận, bài tập: 46 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơn học được bố trí giảng dạy ở học kỳ 1 năm thứ nhất, học trước các
môn học chuyên môn của nghề.
- Tính chất: Là mơn học kỹ thuật cơ sở của nghề..
II. Mục tiêu mơ đun:
- Kiến thức:

+ Trình bày được các phần tử trong mạch điện, yêu cầu kỹ thuật, nguyên
tắc đấu nối, quy trình thực hiện khi sử dụng dụng cụ cầm tay, đấu nối dây dẫndây cáp, đo dòng điện, điện áp, đấu dây động cơ, đấu dây máy hàn điện.
+ Phân tích được một số sai phạm thường gặp trong quá trình thực hiện
khi sử dụng dụng cụ cầm tay, đấu nối dây dẫn-dây cáp, đo dòng điện, điện áp,
đấu dây động cơ, đấu dây máy hàn điện.
+ Ứng dụng được quy trình đấu dây động cơ, đấu dây máy hàn điện vào
thực tế nghề.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo lường đảm bảo
đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật
+ Đấu, nối được dây dẫn, ép đầu cốt đúng trình tự đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật.
+ Đấu nối được đc điện, máy hàn điện đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ
thuật
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Củng cố khả năng làm việc độc lập, rèn luyện khả năng làm việc nhóm,
khả năng hướng dẫn, đánh giá cơng việc được giao.
III. Nội dung mô đun:

4


BÀI 1: SỬ DỤNG DỤNG CỤ CẦM TAY
1. Mục tiêu:
- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật, nguyên tắc sử dụng dụng cụ cầm tay
và phân tích được một số sai phạm thường gặp.
- Sử dụng được các dụng cụ cầm tay đúng nguyên tắc, đúng quy trình,
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
- Rèn luyện tác phong cơng nghiệp, sự nghiêm túc, tích cực, chủ động
trong q trình học tập.

2. Nội dung bài: Sử dụng dụng cụ cầm tay
2.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật
Bảng: Bảng kê dụng cụ, vật tư
Tên vật tư

TT

Số lượng

Đơn vị

1

Máy bắn vít cầm tay

01

Chiếc

2

Máy khoan cầm tay

01

Chiếc

3

Máy cắt cầm tay


01

Chiếc

4

Máy mài cầm tay

01

Chiếc

5

Mũi vít

5

Chiếc

6

Mũi khoan

5

Chiếc

7


Lưỡi cắt

5

Chiếc

8

Đĩa mài

5

Chiếc

9

Nguồn điện xoay chiều

1

Chiếc

Ghi chú

2.2. Nguyên tắc sử dụng
Hãy sử dụng dụng cụ phù hợp với vị trí làm việc vì dụng cụ sử dụng được chia
ra làm 2 loại sử dụng trong nhà và sử dụng ngoài nhà. Khi trời mưa, nếu sử dụng
dụng cụ dùng trong nhà để sử dụng ngồi nhà sẽ có nguy cơ gây ra rò rỉ điện.
Khi sử dụng hãy kéo hết dây ra và không để lại dây điện ở trống.

Nếu sử dụng với tình trạng vẫn cịn dây diện ở trống sẽ có nguy cơ xảy ra gia
tăng nhiệt và phát sinh hỏa hoạn do việc phát tán nhiệt bị cản trở.

5


Hãy xác nhận cường độ dòng điện định mức và sử dụng khơng để xảy ra các vấn
đề đó
Nếu vượt q cường độ dịng điện định mức sẽ có nguy cơ dẫn đến phát nhiệt và
phát sinh hỏa hoạn. Hãy sử dụng dụng cụ phù hợp với vị trí làm việc vì dụng cụ
sử dụng được chia ra làm 2 loại sử dụng trong nhà và sử dụng ngoài nhà. Khi
trời mưa, nếu sử dụng dụng cụ dùng trong nhà để sử dụng ngồi nhà sẽ có nguy
cơ gây ra rò rỉ điện.
MÁY KHOAN ĐIỆN
Hãy thực hiện kiểm tra khởi động trước khi bắt đầu công việc.
1. Kiểm tra hư hại của khoan.
2. Kiểm tra dị thường của công tắc
3. Xác nhận tư thế làm việc, sử dụng khoan trực diện với cơ thể.
4. Xác nhận tình trạng của phía đối diện của lỗ mở (mặt bên kia của vật khi
khoan).
5. Hãy xác nhận dây cáp sử dụng là cáp điện 3 lõi và khơng có hư hại.
6. Hãy xác nhận vị trí của dây cáp (để khi khoan khơng khoan nhầm dính dây
cáp).
2.3. Trình tự thực hiện
2.3.1. Xác định tình trạng ban đầu của dụng cụ
Xác định tình trạng ban đầu của dụng cụ bằng phương pháp trực quan mắt
thường kiểm tra sơ bộ dụng cụ, cấp điện bật cơng tắc kiểm tra xem dụng cụ có
sử dụng được hay không. Chú ý tránh rơi vỡ dụng cụ và khi bắt đầu cấp điện
cho dụng cụ cần đảm bảo ở trạng thái khơng hoạt động ”OFF” và an tồn về
điện

Dụng cụ
Máy khoan

Máy bắn vít

Phương pháp

Yêu cầu

- Dựa vào mục đích, - Chọn chế độ đúng và
tính
chấtcủa
đối phù hợp
tượng sử dụng máy - Nếu quay thuận mũi
khoan
khoan tiến vào
- Chọn chế độ quay - Tùy vào tính chất của
thuận hoặc quay đối tượng cần khoan để
ngược
chọn mũi khoan

Chú ý
Xác định
chính xác
tốc độ cần
điều chỉnh
và hướng
đảo chiều

- Dựa vào mục đích, - Chọn chế độ đúng và Xác định

tính
chấtcủa
đối phù hợp
chính xác
tượng sử dụng máy - Nếu quay thuận mũi tốc độ cần
6


điều chỉnh
- Chọn chế độ quay - Tùy vào tính chất của và hướng
thuận hoặc quay đối tượng cần bắn vít để đảo chiều
ngược
chọn mũi vít
bắn vít

vít tiến vào

Máy cắt cầm tay - Dựa vào mục đích - Chọn chế độ cắt
Xác định
và đối tượng sử dụng - Tùy vào tính chất của chính xác
máy
đối tượng cần cắt để tốc độ cần
điều chỉnh
- Dựa vào tính chất chọn lưỡi cắt
của đối tượng cần cắt
Máy mài cầm
tay

- Dựa vào mục đích - Chọn chế độ mài
Xác định

và đối tượng sử dụng - Tùy vào tính chất của chính xác
máy
đối tượng cần cắt để tốc độ cần
điều chỉnh
- Dựa vào tính chất chọn đĩa mài
của đối tượng cần mài

2.3.2. Xác định chế độ sử dụng của dụng cụ
Hãy làm việc ở trên bệ đã được cố định chắc chắn, Không được đeo bao tay
(găng tay bằng cotton) vì có nguy cơ bị cuốn vào
Nếu có âm thanh bất thường phát ra hãy dừng cơng việc.
Sau khi xác nhận vị trí của dây cáp mới được bắt đầu cắt.
Khi phải di chuyển cưa máy hãy ngắt nguồn điện.
Hãy thay ngay lập tức lưỡi cưa khi tình trạng cắt trở nên khó khăn.
Xác nhận hư hại của lưỡi cưa, các vị trí ốc, vít,...
Tình trạng hư hại, đứt của dây cáp điện
Tình trạng của phanh (thắng)
2.3.3. Lắp ráp thiết bị ngoại vi
Lắp mũi khoan và mũi vít
Trước khi tiến hành lắp mũi khoan và mĩ vít trên máy phải đảm bảo máy khơng
có điện sau đó tiến hành lắp mũi khoan và mũi vít theo các cách như sau:
- Tiến hành kéo trụ ngoài theo hướng mũi tên sau đó đẩy đầu mũi vào trụ ngồi
hết sức có thể, sau đó nhả trụ ngồi ra để giữ chặt lại đầu mũi như hình 3.1a

a
7


b
Hình: Tiến hành lắp mũi khoan, mũi vít

- Xoay trụ ngồi theo hướng ngược kim đồng hồ sau đó đẩy đầu mũi độ sâu vừa
đủ vào trụ ngoài và vặn chặt trụ ngoài theo hướng cùng chiều kim đồng để giữ
chặt đầu mũi như hình

Hình Tiến hành lắp mũi khoan, mũi vít sử dụng mang ranh
- Dùng mang ranh để mở đầu cặp mũi bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ.
Sau đó đưa mũi cần sử dụng với độ sâu vừa đủ vào đầu kẹp mũi và vặn chặt
mang ranh theo chiều kim đồng hồ để giữ chặt đầu mũi như hình 3.2
Chú ý: Mũi phải được đẩy đủ sâu và lực vặn trụ ngoài hoặc mang ranh phải đủ
chặt để giữ chặt mũi vít, mũi khoan
Lắp đĩa mài và lưỡi cắt
Tiến hành lắp mũi theo các cách như sau:
- Lắp vành trong lên trục quay sau đó lắp đĩa mài hoặc lưỡi cắt lên vành trong,
tiếp theo là siết đai ốc hãm vào trục quay như hình 3.3. Để siết chặt đai ốc hãm
vào chục quay dùng chìa vặn chặt đai ốc hãm để siết chặt theo chiều kim đồng
hồ như hình 3.4
- Yêu cầu: Lắp theo đúng trình tự và lực siết đủ chặt để giữ đĩa mài và lưỡi cắt
khi sử dụng đảm bảo an toàn

8


Hình : Tiến hành lắp đĩa mài hoặc lưỡi cắt

Hình: Siết chặtđĩa mài hoặc lưỡi cắt bằng chìa
Lắp tay cầm phụ
Tay cầm phụ cần được lắp đúng vị trí và vặn theo chiều kim đồng hồ siết chặt
đảm bảo khi sử dụng được an tồn như hình 3.5 và hình 3.6

Hình: Lắp tay cầm phụ cho máy khoan

9


Hình: Lắp tay cầm phụ của máy mài
2.3.4. Cấp điện- Sử dụng dụng cụ
- Cấp nguồn điện xoay chiều 220V cho dụng cụ thông qua dây cấp điện
- Tác động lên công tắc để sử dụng dụng cụ điều chỉnh tốc độ của dụng cụ thông
qua lực tác động lên cơng tắc, tuỳ vào mục đích sử dụng. Lực áp nhẹ lên công
tắc sẽ cho tốc độ chậm, tần suất chậm, lực áp mạnh lên công tắc sẽ cho tốc độ
mạnh và tần suất nhanh. Khi khơng có lực tác động lên công tắc dụng cụ sẽ
ngừng hoạt động
- Chú ý: Trước khi cấp điện cho các dụng cụ cần để các dụng cụ ở trạng thái
không hoạt động ”OFF”. Điều chỉnh lực tác động lên công tắc đều tay và chú ý
an tồn điện va an tồn cơ khí khi sử dụng dụng cụ
2.3.5. Ngắt điện, tháo thiết bị ngoại vi.
- Ngắt nguồn điện xoay chiều 220V cho dụng cụ thông qua dây cấp điện chú ý
tắt dụng cụ về trạng thái không hoạt động ”OFF” trước khi ngắt điện
Tháo mũi khoan và mũi vít
Trước khi tiến hành tháo mũi khoan và mũi vít trên máy cần để mũi khoan và
mũi vít nguội sau đó tiến hành tháo mũi theo các cách như sau:
- Kéo trụ ngoài theo hướng mũi tên để tháo mũi như hình

a

10


b
Hình: Tiến hành tháo mũi
- Xoay trụ ngồi theo hướng ngược kim đồng hồ để tháo mũi như hình 3.7b


Hình: Tiến hành tháo mũi sử dụng mang ranh
- Dùng mang ranh để mở đầu cặp mũi bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ
để tháo mũi hình 3.8
Chú ý : Khi tháo mũi khoan, mũi vít cần tác động lực vào trụ ngoài và manh
ranh để đầu mũi khoan mở vừa đủ để tháo được mũi khoan, mũi vít. Mũi khoan,
mũi vít vừa mới sử dụng có thể rất nóng nên đeo gang tay bảo hộ để đảm bảo an
toàn
Tháođĩa mài và lưỡi cắt
- Dùng chìa đặt vào đai ốc khóa và vặn nó theo chiều ngược kim đồng hồ như
hình 3.5 cho tới khi đai ốc được nới lỏng nút khóa giữ đĩa mài hoặc lưỡi cắt
tháo lần lượt đai ốc, đĩa mài hoặc lưỡi cắt sau đó lắp đai ốc lại rồi siết chặt
- Chú ý: Khi tháo đĩa mài hoặc lưỡi cắt cần tác động lực vừa đủ khóa để nới lỏng
được đai ốc tháo được đĩa mài hoặc lưỡi cắt. Đĩa mài hoặc lưỡi cắt vừa mới sử
dụng có thể rất nóng nên đeo gang tay bảo hộ để đảm bảo an toàn
Tháo tay cầm phụ
Dùng lực của tay vặn theo chiều ngược kim đồng hồ để tháo tay cầm phụ yêu
cầu lực vặn vừa đủ để tháo được tay cầm và chú ý đảm bảo an toàn khi tháo

11


2.4. Sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Bảng: Bảngsai phạm, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
TT
1

SAI PHẠM

NGUYÊN NHÂN


BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC

Dụng cụ khơng hoạt - Chưa xác định tình - Xác định chính xác
động
trạng ban đầu của dụng tình trạng ban đầu của
cụ
dụng cụ
- Chưa cấp điện cho dụng - Cấp điện cho dụng cụ
cụ
khi sử dụng

2

Dụng cụ hoạt động - Xác định sai mục đích - Xác định đúng mục
đích sử dụng dụng cụ
khơng đúng u cầu sử dụng dụng cụ
- Sai chế độ sử dụng của - Chọn đúng chế độ sử
dụng dụng cụ
dụng cụ

3

4

Sản phẩm sử dụng - Lắp ráp thiết bị ngọai vi
dụng cụ không đạt chưa phù hợp
yêu cầu
- Thao tác sử dụng dụng

cụ chưa chuẩn
Hư hỏng dụng cụ

- Lắp ráp chính xác thiết
bị ngoại vi
- Sử dụng dụng cụ
chuẩn xác

- Sai chế độ sử dụng của - Sử dụng dụng cụ đúng
dụng cụ
chế dộ
- Thao tác sử dụng dụng - Sử dụng dụng cụ
cụ chưa chuẩn
chuẩn xác
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi lý thuyết

Câu 1: Phân tích các sai phạm thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
khi sử dụng máy khoan
Câu 2: Trình bày các phương pháp, thao tác khi ngắt điện tháo thiết bị ngoại vi
của máy bắn vít
Câu 3: Trình bày các phương pháp, thao tác khi lắp đĩa mài và đĩa cắt
Bài tập thực hành
Bài 1:Thực hành sử dụng máy bắn vít
Bài 2:Thực hành sử dụng máy khoan
Bài 3:Thực hành sử dụng máy cắt
12


BÀI 2: NỐI DÂY DẪN, DÂY CÁP, ÉP ĐẦU CỐT

1. Mục tiêu:
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc đấu nối dây dẫn, dây cáp, ép đầu
cốt và phân tích được một số sai phạm thường gặp.
- Đấu nối được dây dẫn, dây cáp, ép đầu cốt đúng nguyên tắc, đúng quy trình,
đảm bảo yêu cầu kỹ, mỹ thuật và an tồn.
- Rèn luyện tác phong cơng nghiệp, sự nghiêm túc, tích cực, chủ động trong q
trình học tập.
2. Nội dung bài: Nối dây dẫn, dây cáp, ép đầu cốt
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
Để đấu nối dây điện đúng cách, chúng ta không dùng dây dẫn trần mà phải
dùng dây dẫn có lớp bọc cách điện tốt. Chọn tiết diện dây dẫn sao cho đủ khả
năng truyền tải dịng điện đến các thiết bị điện mà nó cung cấp. Khơng được
dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có cơng suất lớn hơn, tránh
gây hỏa hoạn nguy hiểm. Khi thi công lắp đặt, cần ước lượng dòng điện tiêu thụ
của những thiết bị điện trong nhà để chọn cỡ dây dẫn điện đúng tiêu chuẩn.
Dây dẫn được lắp đặt trong nhà thường được đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn
trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa. Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp
hoặc 2 puli sứ liền kề nhau không nên quá lớn, sao cho khoảng cách giữa dây
dẫn và vật kiến trúc (tường, trần nhà…) không nhỏ hơn 10mm.
Mối nối dây điện đúng tiêu chuẩn cần đạt một số những yêu cầu.
Đầu tiên, mối nối dây điện sau khi nối xong phải đảm bảo dẫn điện tốt. Tiêu chí
thứ hai là mối nối phải bền (bền cơ học), để đảm bảo khơng đứt gãy trong q
trình sử dụng. Tiếp theo, dây điện được nối đúng sẽ chắc chắn an toàn về điện.
Cuối cùng, cũng khơng kém quan trọng đó là mối nối cần được nối gọn gàng và
đẹp.
Các bước để kiểm tra các tiêu chí này:
- Bóc vỏ cách điện
- Không cắt đến lõi
- Lõi cần làm sạch
- Các mặt tiếp xúc của lõi sạch

- Mối nối chặt, chắc chắn
- Đảm bảo mối nối gọn, đẹp (không sắc bén, nhô lên)
2.2. Nguyên tắc đấu nối
Cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí khơng q tầm với, phía dưới không
để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng. Khi cần thiết, có thể thao
tác đóng, mở nhanh chóng.
13


Công tắc 2 chiều là thiết bị được dùng phổ biến trong các hệ thống điện dân
dụng, được ứng dụng trong việc lắp đặt các mạch điện cho cầu thang, mạch điện
dùng 2 công tắc điều khiển một đèn tại 2 điểm khác nhau.
Khi đi dây có vơ số cách để đi dây cho công tắc điện. Cách đấu dây điện cho
công tắc điện được áp dụng phổ biến nhất được nhiều người chọn lựa đó chính
là: Cho chạy dây nguồn phức tạp, nối dây với mạch điều khiển phụ tải của cơng
tắc điện. Với giải pháp này thì nhược điểm chính là hao tốn rất nhiều dây điện.
Cách 2 được nhiều người áp dụng do lượng dây điện sẽ ít hơn cách đầu. Mặc dù
thế thì có nhiều người bảo rằng cách này không đảm bảo được do 2 đầu nối vào
thiết bị điện đều là dây pha.
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là khi xuất hiện dịng điện có sự
chênh lệch điện áp. Khi 2 đầu thiết bị là 2 dây pha hoặc 2 dây trung tính thì sẽ
khơng xuất hiện dịng điện chạy qua thiết bị; đồng thời không ảnh hưởng nhiều
đến tuổi thọ của thiết bị điện. Thay vào đó mang đến hiệu quả kinh tế hiệu quả
nhất cho người dùng.
2.3. Trình tự thực hiện
Bảng: Bảng liệt kê vật tư
TT

Tên vật tư


Số lượng

Đơn vị

1

Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,0
mm2

10

m

2

Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5
mm2

10

m

3

Dây dẫn đơn lõi một sợi 2,5
mm2

10

m


4

Dây dẫn đơn lõi nhiều sợi 1,0
mm2

10

m

5

Dây dẫn đơn lõi nhiều sợi 1,5
mm2

10

m

6

Dây dẫn đơn lõi nhiều sợi 2,5
mm2

10

m

7


Cáp đồng 3x10+1x6 mm2

10

m

8

Cáp đồng 3x16+1x10 mm2

10

m

9

Cáp đồng 3x16+1x10 mm2

10

m

10

Đầu cốt đồng 16, 10, 6 mm2

20

Chiếc


11

Đầu cốt chỉa

20

Chiếc

12

Giấy giáp

10

Miếng

14

Ghi chú


2.3.1. Trình tự nối dây dẫn
Bóc lớp vỏ cách điện
Khi thực hiện thao tác bóc lớp vỏ cách điện có thể dùng kìm hoặc dao nhưng
khơng được cắt vào lõi, khơng nên cắt thẳng góc quanh lõi dây dẫn, vì làm như
thế vết cắt trên dây dễ bị gãy khi có lực bên ngồi tác động. Nên dùng dao gọt
nghiêng một góc 300. Đối với dây có tiết diện nhỏ(dưới 2,5 mm2) có thể dùng
kìm để tuốt dây. Chú ý với dây dẫn nhiều lõi tránh làm đứt bất kỳ sợi dây nào

Hình 4.1: Bóc lớp vỏ cách điện

Làm sạch lõi dây
Làm sạch lõi dây bằng giấy giáp, dùng giấy giáp đánh sạch lõi dây cho đến khi
thấy ánh kim để mối nối tiếp xúc tốt.Chú ý với dây dẫn nhiều lõi phải làm sạch
tất cả các lõi dây

Hình 4.2: Làm sạch lõi dây
Nối dây dẫn thẳng
a. Nối dây dẫn thẳng một lõi
- Uốn gập lõi: Chỗ uốn phải có bán kính cong thích hợp và chia đoạn lõi thành 2
phần: phần trong chứa khoảng 6 vịng, phần ngồi đủ quấn từ 5-6 vịng như hình
4.3

15


Hình 4.3: Uốn gập lõi
- Vặn xoắn: Móc 2 đoạn lõi vào nhau tại chỗ uốn gập, giữ đúng vị trí rồi xoắn
dây vào nhau 2-3 vịng, sau đó vặn xoắn lần lượt từng đầu dây này vào thân đầu
dây kia khoảng từ 5-6 vịng chặt và đều như hình 4.4

Hình 4.4: Vặn xoắn
- Xiết chặt: Dùng 2 kìm cặp các vịng ngồi cùng và vặn ngược chiều nhau như
hình 4.5. Sau đó mối nối phải được quấn băng cách điện để đảm bảo tồn

Hình 4.5: Xiết chặt
b. Nối dây dẫn thẳng nhiều lõi
- Xếp dây: Tách các đầu dây ra và đặt các đầu dây đấu đầu nhau, xen kẽ nhau
như hình 4.6

Hình: Xếp dây

- Vặn xoắn: Lần lượt quấn chặt từng sợi của dây này vào thân dây kia và ngược
lại, quấn khoảng 3 vịng thì cắt bỏ đoạn dây thừa. Trong lúc quấn chú ý quấn
đều và siết chặt như hình 4.7
16


Hình 4.7: Vặn xoắn
Nối dây dẫn phân nhánh
a. Nối dây dẫn phân nhánh một lõi
Đặt dây chính và dây nhánh vng góc với nhau sau đó dùng tay quấn dây
nhánh lên dây chính. Dùng kìm xoắn liên tiếp khoảng 6-7 vịng rồi cắt bỏ phần
dây thừa như hình 4.8. Chú ý xoắn chặt tránh lỏng mối nối

Hình 4.8: Nối dây dẫn phân nhánh một lõi
b. Nối dây dẫn phân nhánh nhiều lõi
Tách lõi dây nhánh làm 2 phần bằng nhau. Đặt lõi dây nhánh vào giữa đoạn lõi
dây chính và lần lượt xoắn từng nửa lõi dây nhánh về 2 phía của dây chính
khoảng 3-4 vịng, cắt bỏ phần dây thừa, chiều quấn 2 phía ngược nhau như hình
4.9. Chú ý xoắn chặt tránh lỏng mối nối
17


Hình: Nối dây dẫn phân nhánh nhiều lõi
Kiểm tra, đánh giá sản phẩm
- Mối nối phải đạt các yêu cầu chặt, chắc chắn, đều, đẹp, dẫn điện tốt, có độ bền
cơ học phải chịu được sức kéo, cắt và sự rung chuyển
- Mối nối phải được cách điện tốt đảm bảo an tồn về điện
2.3.2. Trình tự nối dây cáp
Lựa chọn ống nối phù hợp
Đây là bước quan trọng quyết định mối nối có đảm bảo chắc chắn và tiếp xúc tốt

hay không.
- Chọn loại ống nối: Tùy vào loại cáp đồng hay nhôm mà lựa chọn ống nối bằng
đồng hay nhơm để chống ăn mịn điện hóa do tiếp xúc.
- Chọn kích thước ống nối: Dựa vào kích thước thực tế của dây cáp mà lựa chọn
ống nối có kích thước thích hợp. Khơng chọn ống nối lớn hơn quá nhiều so với
lõi dây cáp sẽ làm mối nối không chắc chắn, nhưng cũng không chọn ống nối
nhỏ hơn lõi cáp vì sẽ gây khó khăn trong q trình nối cáp.
Bóc vỏ dây cáp và làm sạch dây cáp
- Dùng dao bóc vỏ cáp hoặc kìm để lộ phần lõi cáp như hình 4.1, phần lõi cáp lộ
ra ngồi có chiều dài bằng chiều dài của thân đầu cốt. Lưu ý, trong q trình bóc
vỏ cáp khơng làm đứt lõi hoặc tổn thương đến lõi cáp để tránh giảm độ bền cơ
của cáp.
- Tách lõi dây cáp, dùng giấy giáp mịn làm sạch lõi cáp cho tới khi lõi cáp sáng
bóng như hình 4.2. Chú ý tránh làm đứt dây
Ép mối nối bằng kìm ép thủy lực

18


Đưa hai đầu cáp vào ống nối để hai đầu cáp chạm nhau và chiều dài phần âm
trong ống nối bằng nhau. Dùng kìm ép cốt thủy lực ép dọc theo thân ống nối thật
chặt đảm bảo ống nối giữ chặt được mối nối và phần dây tuốt nằm gọn trong
ống nối khơng hở ra ngồi.
Kiểm tra, đánh giá sản phẩm
- Mối nối phải đạt các yêu cầu chặt, chắc chắn, đều, đẹp, dẫn điện tốt, có độ bền
cơ học phải chịu được sức kéo, cắt và sự rung chuyển
- Mối nối phải được cách điện tốt đảm bảo an tồn về điện
2.3.3. Trình tự ép đầu cốt
Bóc lớp vỏ cách điện và làm sạch lõi dây
- Khoảng cách lớp vỏ được bóc chỉ đủ để bỏ vào đầu cốt thơng thường khoảng 5

cm (đối với dây dẫn có tiết diện S< 2,5 mm2), đối với đây có tiết diện S> 2,5
mm2), thì tuỳ thuộc vào đầu cốt mà bóc khoảng cách vỏ cho phù hợp. Dùng kìm
tuốt dây hay dao chuyên dụng để cắt lớp cách điện bên ngoài như hình 4.1
- Tách lõi dây cáp, dùng giấy giáp mịn làm sạch lõi cáp cho tới khi lõi cáp sáng
bóng như hình. Chú ý tránh làm đứt dây
Thực hiện thao tác bấm cốt
- Luồn phần lõi dây đã được chuẩn bị vào đầu cốt, dùng kìm ép cốt bóp chặt
phần tiếp xúc giữa đầu cốt và dây dẫn. Đối với các dây dẫn và đầu cốt lớn phải
dùng kìm động lực để bóp chắt đầu cốt. Ở phần gắn chặt được bọc một vỏ nhựa
cách điện hay băng cách điện

Hình: Bấm đầu cốt cho 1 dây
- Đối với các đầu cốt nối nhiều đầu dây lại với nhau sau khi bóc vỏ lớp cách điện
và làm sạch, phải dùng kìm xoắn các đầu dây lại với nhau, sau đó mới luồn đầu
cốt vào thực hiện thao tác bấm, cuối cùng thực hiện thao tác bọc cách điện như
hình

Hình: Bấm đầu cốt cho nhiều dây
19


Kiểm tra, đánh giá sản phẩm
- Đầu cốt phải đạt các yêu cầu chặt, chắc chắn, đẹp, dẫn điện tốt, có độ bền cơ
học phải chịu được sức kéo, cắt và sự rung chuyển
- Đầu cốt phải được cách điện tốt đảm bảo an toàn về điện
2.4. Sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Bảng sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
TT

SAI PHẠM


NGUYÊN NHÂN

BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC

1

Mối nối không dẫn - Mối nối bị lỏng, chưa - Nối dây chắc chắn và tiếp
điện
có tiếp xúc điện
xúc điện tốt

2

Mối nối dây không - Sai phương pháp, thao
đảm bảo an toàn, tác nối dây dẫn
chất lượng
- Một số sợi dây dẫn điện
bị hở ra ngoài
- Ống nối chưa phù hợp

3

Ép đầu cốt không - Đầu cốt được ép chưa
đạt yêu cầu kỹ và chắc chắn
mỹ thuật
- Phần cách điện của đầu
cốt chưa đảm bảo an toàn


- Nối dây dẫn đúng phương
pháp thao tác
- Làm gọn gàng, chắc chắn
dây dẫn
- Lựa chọn ống nối phù hợp
- Ép đầu cốt chắc chắn gọn,
đẹp
- Cách điện an tồn cho đầu
cốt

CÂU HỎI ƠN TẬP
Câu hỏi lý thuyết
Câu 1: Phân tích các sai phạm thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
khi nối dây dẫn điện
Câu 2: Trình bày phương pháp, thao tác khi nối dây dẫn điện nhiều sợi phân
nhánh
Bài tập thực hành
Bài 1:Thực hành nối dây dẫn điện nhiều sợi không phân nhánh
Bài 2:Thực hành nối dây cáp điện bằng ống nối
Bài 3:Thực hành ép đầu cốt cho dây dẫn điện

20


BÀI 3: ĐO DÒNG ĐIỆN, ĐO ĐIỆN ÁP
1. Mục tiêu:
- Trình bày được trình tự thực hiện khi đo dịng điện, điện áp.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo dịng điện, đo điện áp đảm bảo đúng trình
tự và yêu cầu kỹ thuật
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, sự nghiêm túc và chủ động trong quá trình

học tập.
2. Nội dung bài: Đo dòng điện, đo điện áp
2.1. Sơ đồ mạch điện

Hình: Sơ đồ đo dịng điện và điện áp
Đấu dây mạch điện theo thứ tự từ trên xuống, từ trái qua phải, đấu nối nguồn
điện sau cùng trình tự như sau :
2.2. Các phần tử trong mạch
TT

Tên thiết bị, khí cụ

Số lượng

Đơn vị

1

Vơn kế xoay chiều 250V

1

2

Ampe kế xoay chiều 5A

1

Chiếc
Chiếc


3

Vôn kế một chiều 250V

1

Chiếc

4

Ampe kế một chiều 5A

1

Chiếc

5

Cơng tắc K

1

Chiếc

6

Đui đèn xốy

1


Chiếc

7

Bóng đèn sợi đốt 60W

1

Chiếc

8

Dây điện mềm 1x1.0mm (đỏ,
đen)

10

m

21

Ghi chú


2.3. Yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc đấu nối
- Đấu nối đúng sơ đồ nối dây
- Đấu nối đúng vị trí, gọn đẹp
- Đấu nối đúng sơ đồ nối dây
- Đấu nối đúng vị trí, đúng cực điện , gọn đẹp

- Tiếp xúc chắc chắn
2.4. Trình tự thực hiện
2.4.1. Lựa chọn dụng cụ đo
Dụng cụ đo
Vôn kế xoay chiều

Phương pháp

Yêu cầu

Chú ý

-Tính tốn đại lượng điện áp Lựa chọn chính Ký
hiệu
xoay chiều cần đo
xác dụng cụ đo trên
mặt
dụng cụ đo
- Xác định nguồn điện
V~

Ampe kế xoay chiều -Tính tốn đại lượng dịng Lựa chọn chính Ký
hiệu
xác dụng cụ đo trên
mặt
điện xoay chiều cần đo
dụng cụ đo
- Xác định dịng điện
A~
Vơn kế một chiều


- Tính tốn đại lượng điện Lựa chọn chính Ký
hiệu
áp một chiều cần đo
xác dụng cụ đo trên
mặt
dụng cụ đo
- Xác định nguồn điện
V-

Ampe kế một chiều

- Tính tốn đại lượng dịng Lựa chọn chính Ký
hiệu
xác dụng cụ đo trên
mặt
điệnmột chiều cần đo
dụng cụ đo
- Xác định dòng điện
A-

2.4.2. Đấu dây

Bảng quy trình đấu dây
Nội dung
Nguồn
chiều

Phương pháp- Thao
tác


Yêu cầu kỹ thuật

Chú ý

xoay Đầu K/ cuối K→ đầu
- Đấu nối đúng sơ Tránh lỏng
Ampe kế → đầu Vôn kế
đồ nối dây
dây, tiếp
Cuối Ampe kế→ đầu Đ/
- Đấu nối đúng vị xúc kém
cuối Đ→ cuối Vơn kế→
trí, gọn đẹp
đầu N
- Tiếp xúc chắc chắn
Đầu L→ đầu K

Nguồn một chiều

Đầu K/ cuối K→ đầu - Đấu nối đúng sơ
22


(+) Ampe kế → đầu (+) đồ nối dây
Vôn kế
- Đấu nối đúng vị
Đầu (-) Ampe kế→ đầu trí, đúng cực điện ,
Đ/ cuối Đ→ đầu (-) gọn đẹp
Vôn kế→ đầu nguồn (-) - Tiếp xúc chắc chắn

U

Tránh lỏng
dây, tiếp
xúc kém
Tránh
nhầm lẫn
cực điện

Đầu nguồn (+) U→ đầu
K
2.4.3. Kiểm tra nguội
- Là phương pháp đảm bảo mạch vừa đấu nối hoạt động đúng ngun lý, an
tồn.
- Tuyệt đối khơng được cấp nguồn điện khi kiểm tra nguội.
- Quy trình kiểm tra tuân thủ nghiêm như sau:
Bảng quy trình kiểm tra nguội
Nội dung
Nguồn
chiều

Phương pháp- Thao
tác

Yêu cầu kỹ thuật

Chú ý

xoay - Kiểm tra ĐHVN - Khi chưa bật công Không chạm
hiệu chỉnh kim đồng tắc kim đồng hồ chỉ đồng thời 2

hồ về đúng 0Ω
giá trị ∞
tay vào 2 đầu
- ĐHVN để thang đo - Khi bật công tắc que đo
điện trở Rx10 hoặc kim đồng hồ chỉ giá
Rx100
trị R≠0 và R≠∞

- Đặt 2 đầu que đo tại - Khi tắt công tắc
2 vị trí L và N
kim đồng hồ chỉ giá
trị ∞
Nguồn một chiều

- Kiểm tra ĐHVN - Khi chưa bật công - Không chạm
hiệu chỉnh kim đồng tắc kim đồng hồ chỉ đồng thời 2
hồ về đúng 0Ω
giá trị ∞
tay vào 2 đầu
- ĐHVN để thang đo - Khi bật công tắc que đo

điện trở Rx10 hoặc kim đồng hồ chỉ giá
-Tránh
đặt
Rx100
trị R≠0 và R≠∞
nhầm lẫn que
- Đặt 2 đầu que đo tại - Khi tắt cơng tắc đo
2 vị trí L và N, que kim đồng hồ chỉ giá
đỏ đặt đầu L, que đen trị ∞

đặt đầu N

23


×