Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phát triển Du lịch gắn với các di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.34 KB, 71 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2016-2017
ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ
CẤP QUỐC GIA TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đơn vị chủ trì:

Khoa Du lịch

Chủ nhiệm đề tài:

Lê Văn Trọng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2017


BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2016-2017

ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ
CẤP QUỐC GIA TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC



Tp. HCM, ngày 22 tháng 02 năm 2017

Trưởng đơn vị chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Thúy Ngân

Lê Văn Trọng


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2

Tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3


1.5

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3

1.6

Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ TRONG DU LỊCH ............. 5
1.1

Một số khái niệm ............................................................................................ 5

1.1.1

Khái niệm di tích...................................................................................... 5

1.1.2

Khái niệm di tích lịch sử .......................................................................... 5

1.1.3

Khái niệm di tích lịch sử cấp quốc gia ...................................................... 6

1.1.4

Khái niệm du lịch ..................................................................................... 6


1.2

Vai trị của di tích lịch sử đối với phát triển du lịch......................................... 7

1.3

Mối quan hệ giữa di tích lịch sử và du lịch ..................................................... 8

1.3.1

Tác động tích cực ..................................................................................... 8

1.3.2

Tác động tiêu cực ..................................................................................... 8

1.4

Mơ hình kinh nghiệm trong nước và ngồi nước............................................. 9

1.4.1

Mơ hình kinh nghiệm trong nước ............................................................. 9

1.4.2

Mơ hình kinh nghiệm ngồi nước........................................................... 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............... 11

2.1

Một số di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ........ 11

2.1.1

Giới thiệu tổng quan về quận 1............................................................... 11

2.1.2

Một số di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1 ......................................... 17

2.2

Thực trạng phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận

1, thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................... 20
2.2.1

Nhu cầu khách du lịch ............................................................................ 21

2.2.2

Công tác tổ chức quản lý du lịch ............................................................ 23


2.2.3
2.3

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch .............................................. 23

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử cấp quốc gia

tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 24
2.3.1

Cơng tác trùng tu, tơn tạo ....................................................................... 25

2.3.2

Cảnh quan mơi trường tại các di tích lịch sử........................................... 26

2.4

Nguyên nhân của thực trạng ......................................................................... 27

2.4.1

Nguyên nhân chủ quan ........................................................................... 27

2.4.2

Nguyên nhân khách quan ....................................................................... 29

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CÁC DI
TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..... 31
3.1

Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................................ 31

3.1.1


Định hướng biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ học phần Di tích lịch sử

Việt Nam

............................................................................................................... 31

3.1.2

Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn các di tích lịch sử cho cư dân địa

phương, du khách và học sinh – sinh viên .................................................................. 32
3.2

Một số giải pháp phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử cấp quốc gia tại

quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 33
3.2.1

Tăng cường công tác phục chế và bảo tồn các di tích lịch sử cấp quốc gia

tại quận 1

............................................................................................................... 33

3.2.2

Lồng ghép các di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1 vào chương trình du

lịch City tour thành phố Hồ Chí Minh........................................................................ 34

3.2.3

Lồng ghép các di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1 vào chương trình

giảng dạy học phần Di tích lịch sử Việt Nam cho học sinh ­ sinh viên chuyên ngành du
lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................. 35
3.2.4

Thống nhất nội dung bài thuyết minh cho hướng dẫn viên suốt tuyến và

thuyết minh viên tại điểm di tích lịch sử cấp quốc gia ................................................ 35
3.2.5

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá di tích lịch sử cấp quốc gia tại

quận 1 trên các phương tiện truyền thông đại chúng .................................................. 36
3.3

Kiến nghị ...................................................................................................... 37

3.3.1

Đối với Sở Du lịch và Sở Văn hóa ­ Thể thao thành phố Hồ Chí Minh... 37

3.3.2

Đối với Ủy ban nhân dân quận 1 ............................................................ 38

3.3.3


Đối với Doanh nghiệp lữ hành ............................................................... 38


3.3.4

Đối với cộng đồng dân cư địa phương .................................................... 39

3.3.5

Đối với Khoa Du lịch – Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức ............. 39

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 42
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 45
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ....................................................................................... 45
Phụ lục 2: Danh sách các cơng trình, địa điểm đã được quyết định xếp hạng di tích
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 58


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao. Khi
đó, du lịch khơng cịn là “nhu cầu cao cấp” nữa mà trở thành một nhu cầu thiết yếu trong
cuộc sống của con người. Và xu hướng hiện nay, du khách thường tìm đến những chương
trình du lịch gắn liền với lịch sử, để tìm hiểu về cội nguồn dân tộc.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hoá, kinh tế, xã hội và du lịch lớn của
cả nước và có vị trí quan trọng sau Thủ đô Hà Nội. Với bề dày truyền thống văn hóa, lịch

sử lâu đời với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước đến
tham quan, nghiên cứu.
Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay thành
phố có 57 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có 23 di tích lịch sử được xếp
hạng cấp quốc gia. Đây là điều kiện và tiềm năng để thành phố phát triển loại hình du lịch
theo chuyên đề về lịch sử.
Quận 1 được xem như trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học và giáo dục của
Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, quận 1 phát triển du lịch chủ yếu dựa
vào các nguồn tài nguyên du lịch hiện có tại địa phương. Vì thế, các di tích lịch sử là
nguồn tài ngun du lịch có vai trị hết sức quan trọng trong việc phát triển du lịch của
thành phố nói chung và của quận 1 nói riêng.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch gắn với các di tích lịch sử được công nhận cấp quốc
gia tại quận 1 vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Bên cạnh đó, cơng tác
phục chế, gìn giữ các di tích lịch sử cấp quốc gia còn hạn chế, phần lớn du khách và cư
dân địa phương vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa và giá trị của các điểm di tích lịch sử.
Từ những lý do trên, việc chọn đề tài: “Phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử
cấp quốc gia tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và
thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao nhận thức về phát triển du
lịch gắn liền với việc gìn giữ giá trị các di tích lịch sử cấp quốc gia đối với cơ quan quản
lý nhà nước, cư dân địa phương, du khách và học sinh ­ sinh viên chuyên ngành du lịch.

1


1.2 Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian gần đây và hiện nay đã có khơng ít các cơng trình, bài viết, luận văn
thạc sĩ tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh ở nhiều khía
cạnh. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào tìm hiểu có hệ thống về “Phát triển
du lịch gắn với các di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh”.
Luận văn thạc sĩ: “Di sản văn hóa với hoạt động du lịch – Trường hợp thành phố

Hồ Chí Minh” của Trần Thị Vui chỉ đề cập đến các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể
phục vụ cho hoạt động du lịch. Luận văn chưa nêu bật rõ công tác tuyên truyền, gìn giữ
giá trị của các di sản trong hoạt động du lịch.
Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch tại thành phố Hồ Chí
Minh” của Huỳnh Cơng Minh Trường, nghiên cứu về hoạt động quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên luận văn này chưa làm rõ những
hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bài viết: “Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – 35 năm hình thành và phát triển” của
Vũ Thùy Chinh đã khái quát những thành tựu, những con số ấn tượng mà ngành du lịch
thành phố Hồ Chí Minh đạt được trong 35 năm từ 1975 – 2010. Bài viết chưa đề cập cụ
thể đến vai trị, vị trí của các di tích trong phát triển du lịch tại thành phố.
Bài viết: “Thành phố Hồ Chí Minh giữ vững vai trị trung tâm thương mại dịch vụ
của cả nước” của Nguyễn Trúc Vân chỉ đề cập khái quát việc phát triển dịch vụ du lịch –
khách sạn – nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm: “Khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển du lịch tại thành
phố Hồ Chí Minh” của Huỳnh Quốc Thắng tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các
lễ hội và sự kiện nổi bật tại thành phố Hồ Chí Minh; thơng qua hoạt động du lịch để giới
thiệu những nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt tại thành phố Hồ Chí
Minh đến với du khách từ những năm cuối thập niên 1990 đến 2006.
Tác phẩm: “Thành phố Hồ Chí Minh: 35 năm xây dựng và phát triển (1975 –
2010)” đã phát hoạ một bức tranh khá đa dạng và sinh động về thành phố Hồ Chí Minh ở
tất cả các lĩnh vực trong đó có ngành du lịch. Tác phẩm chưa đề cập nhiều đến vai trò và
giá trị nguồn tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cơng trình: “Dấu ấn lịch sử văn hoá Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh” của Phạm
Hữu Mý tập trung nghiên cứu những giá trị về lịch sử ­ văn hóa trên địa bàn Quận 1, tuy
2


nhiên cơng trình chưa đề cập đến cơng tác trung tu, tơn tạo và gìn giữ giá trị của các di
tích lịch sử trên địa bàn quận 1 đối với hoạt động du lịch của thành phố.

Nhìn chung, những cơng trình, bài viết về hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí
Minh gắn với các nguồn tài tài nguyên du lịch được liệt kê trên đây là nguồn tài liệu quan
trọng, được kế thừa để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài
­

Mục tiêu 1: Cung cấp những kiến thức cơ bản về di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1
để phát triển du lịch.

­

Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1, gắn với phát
triển du lịch.

­

Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp bảo tồn các di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận
1, thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đưa vào chương trình du lịch.
Nhiệm vụ nghiên cứu

­

Nghiên cứu cơ sở lý luận về các di tích lịch sử để phát triển du lịch.

­

Khảo sát, đánh giá thực trạng các di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1, gắn với phát
triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.


­

Đề xuất một số giải pháp bảo tồn các di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh, nhằm đưa vào chương trình du lịch.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể và đối tượng nghiên cứu

­

Đối tượng nghiên cứu: Một số di tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia tại quận 1,
thành phố Hồ Chí Minh.

­

Khách thể nghiên cứu: Khách du lịch; dân cư địa phương; học sinh – sinh viên ngành
du lịch.
Phạm vi nghiên cứu

­

Khơng gian: Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

­

Thời gian: Các số liệu được sử dụng nghiên cứu từ năm 2010 đến nay.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
3


Trong q trình nghiên cứu để hồn thành đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp

nghiên cứu sau:
­ Phương pháp thu thập, xử lý thơng tin, phân tích và hệ thống các nguồn số liệu,
tài liệu, liên quan đến hoạt động phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử tại thành
phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như các di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1 nói
riêng.
­ Phương pháp khảo sát, điều tra theo mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài.
1.6 Đóng góp của đề tài
­

Đề tài góp phần hệ thống hóa kiến thức lý luận về di tích lịch sử trong phát triển du
lịch. Đồng thời, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch gắn với các di tích lịch
sử cấp quốc gia tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; qua đó khẳng định vai trị, tầm
quan trọng của các di tích lịch sử trong đời sống và phát triển du lịch hiện nay.

­

Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử cấp quốc gia tại
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

­

Nâng cao chất lượng dạy và học, học phần Di tích lịch sử Việt Nam tại Khoa Du lịch –
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.

4


1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ TRONG DU LỊCH


1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm di tích
­ Theo Hán Việt tự điển:
 Di: sót lại, rơi lại, để lại.
 Tích: tàn tích, dấu tích.
 Di tích: tàn tích, dấu vết cịn lại của q khứ.
­ Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (2006) thì: Di tích là dấu vết
của q khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và
lịch sử.
1.1.2 Khái niệm di tích lịch sử
­ Theo tiến sĩ Dương Văn Sáu (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) thì: Di tích lịch sử là
những khu vực, địa điểm, các cơng trình với quy mơ và tính chất khác nhau, ở đó lưu
giữ và ghi dấu những dấu ấn về các sự kiện - nhân vật lịch sử tiêu biểu có tác động, ảnh
hưởng sâu sắc, trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiến trình dựng nước và giữ nước của địa
phương, đất nước, dân tộc.
­ Căn cứ Điều 4 Luật Di sản Văn hoá; Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ­CP ngày
11/11/2002 của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hố, thì: Di tích lịch sử là cơng trình xây
dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có
giá trị lịch sử, văn hố, khoa học.
­ Di tích lịch sử phải có một trong các tiêu chí sau đây:
 Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong q trình
dựng nước và giữ nước.
 Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sư nghiệp cùa anh hùng dân
tộc, danh nhân của đất nước.
 Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ
cách mạng, kháng chiến.
 Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ.
5



1.1.3 Khái niệm di tích lịch sử cấp quốc gia
­ Di tích cấp quốc gia, bao gồm:
 Cơng trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân
tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa,
nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử
của dân tộc;
 Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đơ thị và
địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ
thuật Việt Nam;
 Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa
khảo cổ;
 Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với cơng trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị
khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
­ Theo Luật Di sản Văn hóa (2013) thì: Di tích lịch sử cấp quốc gia là những di tích Việt
Nam có giá trị tiêu biểu về lịch sử đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là
di tích quốc gia.
1.1.4 Khái niệm du lịch
­ Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official
Travel Oragnization (IUOTO)): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi
khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích khơng phải để làm ăn,
tức khơng phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
­ Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân
hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hồ
bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc của họ.
­ Theo các nhà du lịch Trung Quốc: Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và

hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du
lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.
6


­ Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả
mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và
tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng khơng q một
năm ở bên ngồi môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích
chính là kiếm tiền.
­ Theo I. I. Pirogionic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian
rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và
văn hóa.
­ Theo Điều 4, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 14/6/2005:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú
thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định.
­ Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình
thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một
nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
­ Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho
nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc khơng kết hợp với các hoạt động chữa
bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
* Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm
nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc
điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
1.2 Vai trị của di tích lịch sử đối với phát triển du lịch

­ Di tích lịch sử là dấu ấn vật chất của một phần lịch sử dân tộc, nơi lưu giữ và minh
chứng những thành quả vĩ đại trong tiến trình phát triển dựng nước và giữ nước của dân
tộc, đất nước qua các giai đoạn khác nhau.
­ Di tích lịch sử có mặt ở khắp mọi nơi trên khắp mọi miền đất nước, nó gắn chặt với các
cá nhân, gia đình và cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
7


­ Di tích lịch sử là nguồn tài nguyên du lịch vơ cùng q giá, là điều kiện để hình thành
các tuyến, điểm du lịch để các Doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch
về nguồn, du lịch chuyên đề. Đồng thời, giúp cho du khách quốc tế hiểu thêm về truyền
thống, lịch sử đấu tranh kiên cường, anh dũng của dân tộc Việt Nam.
­ Phát triển loại hình du lịch gắn với các di tích lịch sử được gọi là du lịch đỏ. Đây chính
là hình thức giáo dục truyền thống cụ thể, thiết thực nhất giúp cho du khách, cư dân địa
phương, học sinh – sinh viên hiểu thêm về lịch sử vẻ vang, hào hùng, oanh liệt của dân
tộc. Trên cơ sở đó, nổ lực cố gắng gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc trong thời đại mới.
1.3 Mối quan hệ giữa di tích lịch sử và du lịch
1.3.1 Tác động tích cực
Du lịch là ngành cơng nghiệp khơng khói mang lại thu nhập đáng kể cho một số quốc
gia có nguồn tài nguyên du lịch phát triển. Di tích lịch sử là một phần của tài nguyên du
lịch, là chất liệu để kết nối, hình thành sản phẩm du lịch cho địa phương, cho một vùng.
­ Tại một vùng, địa phương khi du lịch phát triển sẽ có những tác động tích cực đối với
các di tích lịch sử của vùng, địa phương đó. Du lịch góp phần tạo cơng ăn việc làm, cải
thiện đời sống cho một bộ phận dân cư.
­ Bên cạnh đó, du lịch phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt động tôn tạo, gìn giữ các di tích;
phát huy giá trị các di tích nhằm khai thác phục vụ du lịch. Khi người dân ý thức được
lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch, họ sẽ tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động
gìn giữ di tích.
­ Đặc biệt, nguồn thu từ các hoạt động du lịch sẽ được sử dụng trở lại cho công tác tu bổ,

khôi phục các di tích. Từ đó cho thấy, du lịch và di tích ln có sự gắn kết, hỗ trợ nhau
phát triển; khi du lịch phát triển, các điểm đến sẽ có thêm nguồn thu để đầu tư trở lại cho
cơng tác bảo tồn, điều này góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
1.3.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực của du lịch đối với các di tích lịch sử khơng thể
khơng đề cập đến những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch đã và đang mang lại
cho các đối tượng này:

8


­ Thương mại hóa hoạt động du lịch làm biến dạng các di tích. Thay đổi nét văn hóa cổ
truyền của dân cư, tác động đến giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Trong quá
trình phát triển du lịch, nhiều di tích lịch sử bị thương mại hóa nhằm đáp ứng thị hiếu
của du khách do đó dẫn đến mất hết những đặc trưng của văn hóa địa phương.
­ Những tệ nạn xã hội theo dòng khách du lịch và người lao động du nhập vào địa
phương gia tăng làm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa truyền thống của người dân (trộm
cắp, ăn xin, bán hàng rong, vé số đeo bám…)
­ Ơ nhiễm mơi trường, xuống cấp giá trị tài nguyên. Nước thải sinh hoạt của du khách,
khí thải từ các cơ sở dịch vụ du lịch, phương tiện vận chuyển du lịch gây ra những áp
lực lên mơi trường sống.
1.4 Mơ hình kinh nghiệm trong nước và ngồi nước
1.4.1 Mơ hình kinh nghiệm trong nước
­ Phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách đối
với nhiều tỉnh thành trên cả nước; trong đó Thừa Thiên ­ Huế là tỉnh được đánh giá cao
về hiệu quả cũng như những nổ lực trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị
các điểm di tích. Với những chính sách và hoạt động thiết thực: đưa giáo dục bảo tồn di
sản vào trường học, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di tích, các hoạt động tuyên truyền,
đào tạo nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng…, nhằm thu hút sự tham gia của các thành
phần, đối tượng vào việc bảo tồn di sản. Trải qua nhiều nỗ lực, hiện nay các di tích của

tỉnh Thừa Thiên ­ Huế đã được hồi phục và đặc biệt là vẫn giữ được tính ngun gốc của
nó. Chính những việc làm thiết thực này đã giúp tỉnh Thừa Thiên ­ Huế thu hút được
nhiều du khách, doanh thu từ du lịch tăng bình quân 16,6%/năm, giải quyết được việc
làm nhàn rỗi tại chổ, nâng cao mức sống cho cư dân địa phương, góp phần đưa du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; Đồng thời, nguồn thu từ hoạt động du lịch đã
góp phần quan trọng cho việc tái đầu tư cho hoạt động tôn tạo các di tích tại địa phương.
­ Nếu như tỉnh Thừa Thiên ­ Huế đưa giáo dục bảo tồn di sản vào trường học, tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về di tích, các hoạt động tuyên truyền, đào tạo nhân lực, phát triển
cơ sở hạ tầng… thì tỉnh Quảng Nam đề ra tiêu chí phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
và cư dân địa phương; đảm bảo hài hịa lợi ích giữa cộng đồng và du khách bằng việc
đặt ra những lợi ích mà họ nhận được từ hoạt động du lịch và nâng cao ý thức gìn giữ
9


các tài nguyên du lịch. Với thành tựu này, tỉnh Quảng Nam đã đón trên 3,2 triệu lượt
khách du lịch vào năm 2014, tăng 25,7% so với năm 2013 và thu nhập từ du lịch đạt trên
3,8 nghìn tỷ đồng.
1.4.2 Mơ hình kinh nghiệm ngồi nước
­ Với nhiều quốc gia trên thế giới, phát triển du lịch gắn với các di tích được xem là một
q trình lâu dài và thực hiện rất nghiêm túc; kinh nghiệm từ các nước cho thấy, muốn
phát triển du lịch gắn với các di tích cần phải có một chiến lược cụ thể: Tại Hàn Quốc,
để hai di tích làng cổ là Yangdong và Hahoe được UNESCO cơng nhận là di sản văn
hóa vào năm 2010, người dân và chính quyền địa phương đã có rất nhiều cố gắng trong
việc thực hiện và triển khai các dự án trùng tu liên tục trung và dài hạn. Chính phủ Hàn
Quốc ln vạch ra các định hướng tương lai cho di sản: tổ chức nhiều hội thảo, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền quảng bá của di tích trên các phương tiện truyền thơng đại
chúng, xây dựng nhiều mơ hình phát triển du lịch bền vũng, liên kết với các Doanh
nghiệp lữ hành xây dựng sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường.
­ Cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản là quốc gia có nhiều thành tựu trong phát triển du lịch
gắn với các di sản, hiện Nhật Bản có hơn 100 địa danh đã được cơng nhận là khu di tích

cổ quan trọng, là những điểm du lịch nổi tiếng. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, để phát
triển du lịch thì cơng tác tơn tạo, bảo tồn các di sản thật sự là mối quan tâm của cả chính
quyền và người dân địa phương; khi xác định đối tượng bảo tồn, Chính phủ sẽ hỗ trợ
cho việc khảo sát, nghiên cứu và lập phương án để trùng tu, bảo tồn di sản. Trong các
hoạt động đó, ý kiến của người dân có tầm quan trọng đặc biệt. Các nước Thái Lan,
Trung Quốc, Malaysia và Myanmar cũng cho chúng ta những mơ hình kinh nghiệm
đáng q từ phát triển du lịch gắn với các di sản: không tách rời di sản với người dân,
phải tạo những điều kiện cần thiết để người dân tham gia quản lý, khai thác di sản, cải
thiện đời sống của mình để người dân không quay lưng lại với di sản. Điều đó khơng
chỉ giúp cho di sản được bảo vệ ngun vẹn mà lối sống truyền thống của người dân
cũng sẽ được duy trì.

10


2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI CÁC DI TÍCH
LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Một số di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về quận 1
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên ­ xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh là vùng tiếp nối giữa Đông và Tây Nam Bộ, có tọa độ địa
lý 10010’ – 10038’ vĩ độ Bắc và 106022’ – 106054’ kinh độ Đơng; phía bắc giáp tỉnh
Bình Dương, tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh, đơng và đông bắc giáp tỉnh Đồng Nai, đông
nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và biển Đông, tây và tây nam giáp tỉnh Long An và
Tiền Giang. thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1730 km theo đường bộ, trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh cách bờ biển Đơng 50 km theo đường chim bay.
Với vị trí này, thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm nút giao lưu quốc tế giữa
các con đường hàng hải từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, là tâm điểm của khu vực
Đông Nam Á. Đồng thời đây cũng là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng
Nam Bộ và là cửa ngõ ra thế giới: Vị trí kết nối giữa lục địa và hải đảo ở khu vực Đơng

Nam Á qua cảng Sài Gịn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Vì thế, thành phố Hồ Chí
Minh sớm trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kĩ thuật và y
tế lớn của cả nước và có tầm vóc của khu vực. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh có 24
đơn vị hành chính trước thuộc gồm: 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành.
Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, sau năm 1975, quận 1:
gồm quận 1 và quận 2 cũ nhập lại. Phía Bắc giáp Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận,
lấy kênh Nhiêu Lộc ­ Thị Nghè làm ranh giới và giáp Quận 3 lấy đường Hai Bà Trưng và
đường Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới. Phía Đơng giáp Quận 2, lấy sơng Sài Gịn
làm ranh giới. Phía Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam
giáp Quận 4, lấy kênh Bến Nghé làm ranh giới. Quận 1 cũng như tồn thành phố Hồ Chí
Minh đều có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo với hai mùa rõ rệt,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm khoảng 28,60C. Chênh lệch nhiệt độ
giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 40C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng
11


5 (31,30C), thấp nhất là tháng 1 (27,30C). Hằng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ
trung bình là 25 – 280C.
­ Trong những năm qua, quận 1 đã có những bước chuyển biến lớn lao trong xây dựng
kinh tế và phát triển văn hóa xã hội, giữ vững và phát huy ưu thế của một trung tâm
thành phố về:
 Hành chính: Quận 1 có 128 cơ quan ban ngành thành phố, trung ương trú đóng,
đặc biệt là một số cơ quan quan trọng như: Văn phòng Quốc hội, Văn phịng
Chính phủ, UBND Thành phố, Sở Cơng an, Sở Ngoại vụ, và các Sở, Ban,
Ngành..., các cơ quan báo đài của Đảng, Đoàn thể thuộc thành phố, trung ương.
 Ngoại giao: Quận 1 là nơi trú đóng của 28 cơ quan là lãnh sự quán hoặc đại diện
của các nư­ớc có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; đặc biệt là lãnh sự quán các
nước Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada...
 Dịch vụ ­ Tài chính ­ Ngân hàng: Hoạt động dịch vụ ­ tài chính ­ ngân hàng trên

địa bàn quận 1 đã hình thành trong lịch sử và diễn ra phong phú, đa dạng như:
hoạt động của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, cơng ty tài chính, cơng ty
dịch vụ chứng khốn…, với số lượng khách hàng chiếm gần 90% của thành phố.
 Dịch vụ du lịch ­ Thương mại: Về hoạt động dịch vụ du lịch ­ thương mại phát
triển đa dạng, quận 1 là nơi tập trung nhiều khách sạn và doanh nghiệp lữ hành từ
khắp nơi trong và ngoài nước đến quan hệ giao dịch kinh doanh.
 Văn hóa: Quận 1 là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, những di tích lịch
sử, văn hóa nổi tiếng với những cơng trình văn hóa tồn tại cả hàng trăm năm. So
với các quận, huyện khác của thành phố Hồ Chí Minh thì quận 1 là nơi tập trung
nhiều di tích lịch sử, văn hóa được cơng nhận ở cấp quốc gia.
­ Nhìn chung, với điều kiện tự nhiên – xã hội thuận lợi, quận 1 có đủ điều kiện để phát
triển kinh tế và hoạt động du lịch.
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
­ Trước năm 1900: Sau khi chiếm được Sài Gòn vào năm 1859, người Pháp đã gấp rút
quy hoạch xây dựng Sài Gòn thành một đơ thị lớn nhiều chức năng (hành chính, qn
sự, kinh tế, cảng,...). Quyết định của đô đốc Charner ngày 11 tháng 4 năm 1861 đã ấn
định địa phận Thành phố Sài Gòn (Ville de Saigon) một mặt là rạch Bến Nghé và rạch
12


Thị Nghè, mặt kia là chính sơng Sài Gịn và một đường rạch nối từ chùa Cây Mai đến
những phòng tuyến cũ đồn Chí Hịa, thì Sài Gịn lúc này mới bắt đầu là một đơn vị
hành chính riêng, diện tích 25 km².
Theo Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, ngày 12 tháng 4 năm 1861, chính quyền
Pháp thành lập thành phố Sài Gịn, trên địa bàn một số thơn của hai tổng: Bình Trị
Thượng và Bình Trị Trung thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.
Địa giới hành chính lúc đầu của thành phố Sài Gịn chỉ gồm một phần của hai quận:
quận 1 và quận 3 hiện nay. Với quyết định này, thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ bao
gồm cả 2 khu Sài Gòn và Chợ Lớn. Năm 1862, dự án thiết kế thành phố Sài Gòn với
500.000 dân của Coffyn được phê duyệt. Đến năm 1864 người Pháp cho tách khu Chợ

Lớn ra khỏi thành phố Sài Gòn.
Ngày 3 tháng 10 năm 1865, Thống đốc Nam Kỳ ban hành Nghị định về việc đặt ranh
giới cho thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn, theo nghị định này diện tích thành
phố Sài Gịn là 3 km2. Về phía Bắc, địa bàn thành phố Sài Gòn tiếp giáp với một phần
con rạch Thị Nghè (đoạn từ cầu Bông cho tới cầu Thị Nghè) và đường Trần Quang
Khải ngày nay. Về phía Đơng tiếp giáp với sơng Sài Gịn, phía Nam đến rạch Bến
Nghé, cầu Ông Lãnh và một đoạn đường đi Chợ Lớn (Lý Tự Trọng), đường Thuận
Kiều (Cách mạng Tháng Tám) rẽ vào đường Chasseloup Laubat (Nguyễn Thị Minh
Khai). Phía Tây thành phố tiếp giáp với hai con đường Chasseloup Laubat (Nguyễn
Thị Minh Khai) và đường Impériale (sau này đổi tên thành đường Nationale tức đường
Hai Bà Trưng ngày nay).
Ngày 3 tháng 2 năm 1866, theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, Khu thanh tra Sài
Gòn (khác với thành phố Sài Gòn) được thành lập trên địa bàn hai huyện Bình Dương
và Bình Long của phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Ngày 16 tháng 8 năm 1867, tỉnh Gia
Định đổi tên thành tỉnh Sài Gịn. Lúc này đơ thị Sài Gịn là lỵ sở của hạt Sài Gòn thuộc
tỉnh Sài Gòn. Dân số Sài Gịn thời kỳ này có khoảng 10.735 người (1866). Trong đó
người Âu có 555 người, người Ấn có 180 người, người Việt và người Hoa có độ
10.000 người. Ngày 5 tháng 6 năm 1871 khu thanh tra Sài Gòn đổi thành hạt Sài Gòn.
Ngày 24 tháng 8 năm 1876, do dời lỵ sở hạt từ Sài Gòn về làng Bình Hịa, hạt Sài Gịn
đổi tên thành hạt Bình Hịa. Ngày 16 tháng 12 năm 1885, hạt Bình Hịa đổi tên thành

13


hạt Gia Định theo quyết định của Thống đốc Nam Kỳ. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, hạt
Gia Định lại đổi thành tỉnh Gia Định theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương.
Ngày 8 tháng 1 năm 1877, Tổng thống Pháp cơng nhận thành phố Sài Gịn là thành
phố loại I, đứng đầu là viên Đốc lý do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Qua thời
gian, các vùng đất lân cận được sáp nhập dần vào thành phố. Năm 1884 diện tích thành
phố là 4,06 km2, năm 1894 là 7,91 km2, năm 1906 là 13,17 km2, năm 1912 là 16,38

km2. Năm 1881 dân số thành phố Sài Gịn có 13.481 người, năm 1884 có 14.459
người, năm 1902 có 50.870 người, năm 1910 có 64.121 người, năm 1930 tăng lên
143.306 người. Ngày 13 tháng 12 năm 1880, Thống đốc Nam Kỳ ký nghị định tách
một số làng nằm kế cận thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn của hạt Bình Hịa và
hạt Chợ Lớn, lập hạt Hai Mươi (Vingtième arrondissement ou 20e arrondissement).
Hạt này do Nha Nội chánh trực tiếp cai trị, gồm hai tổng: Bình Chánh Thượng có 7
làng trực thuộc, Dương Minh có 9 làng trực thuộc. Năm 1882, giữa thành phố Sài Gòn
và thành phố Chợ Lớn còn cách nhau một miền quê rộng lớn, gồm nhiều xã thơn như
Phú Thạnh, Thái Bình, Nhơn Hịa, Tân Thành, Tân Hịa, Bình n, Tân Quang, Nhơn
Giang, Tân Kiểng, Tân Châu, Hịa Bình… Đó là những vùng đất thuộc hai tổng Bình
Chánh Thượng và tổng Dương Minh của hạt 20 mà Pháp lập ra theo Nghị định của
Thống đốc Nam Kỳ ban hành ngày 13 tháng 12 năm 1880. Ngày 12 tháng 1 năm 1888,
hạt Hai Mươi bị giải thể. Tổng Dương Minh nhập vào hạt Chợ Lớn; tổng Bình Chánh
Thượng bãi bỏ, các làng trực thuộc tổng này sáp nhập vào thành phố Sài Gòn và tổng
Dương Hòa thượng của hạt Gia Định. Tháng 9 năm 1889, thành phố Sài Gòn được
chia thành hai quận cảnh sát: quận 1 và quận 2, đứng đầu mỗi quận cảnh sát là vị quận
trưởng cảnh sát. Năm 1894, diện tích thành phố Sài Gịn được mở rộng. Ranh giới về
phía Bắc được nới rộng ra đến hết rạch Thị Nghè, sáp nhập thêm các làng Phú Hòa,
Nam Chơn, Hòa Mỹ (vùng Đa Kao ngày nay). Ranh giới thành phố về phía Tây bắt
đầu từ cầu Kiệu theo rạch Thị Nghè chạy xuống tới đường Cách mạng Tháng Tám bao
gồm các làng Tân Định và một phần làng Xuân Hòa (vùng Tân Định ngày nay), tăng
thêm diện tích được 344 ha (năm 1894). Sài Gịn lúc này có diện tích 791 ha. Một năm
sau, ngày 15 tháng 3 năm 1895 thành phố lại được nới rộng ra về phía Nam với việc
sáp nhập một phần đất các làng Khánh Hội và làng Tam Hội cũ (rộng 182 ha) dọc bờ
sơng Sài Gịn làm cho Sài Gịn có diện tích 973 ha. Như vậy, về phía Bắc và phía
14


Đơng thành phố Sài Gịn được bao bọc bởi rạch Thị Nghè và sơng Sài Gịn. Phía Nam
tiếp giáp với đường Nguyễn Thái Học ngày nay rồi vòng xuống rạch Bến Nghé theo

đường Pháo đài Nam (một phần đường Nguyễn Tất Thành) đến rạch Bàng. Phía Tây
tiếp giáp với một phần rạch Thị Nghè và đường Cách mạng Tháng Tám. Lúc này
thành phố Sài Gòn thuộc hạt Gia Định với dân số khoảng 37.593 người. Năm 1896,
thành phố Sài Gòn có 3 hộ: Cầu Ơng Lãnh, Đa Kao và Khánh Hội. Đứng đầu mỗi hộ
là Hộ trưởng. Từ ngày 30 tháng 8 năm 1905 số hộ trực thuộc là 6.
­ Sau năm 1900: Năm 1906, về phía Tây, diện tích thành phố được nới rộng thêm một
phần đất của làng Tân Hòa và Phú Thạnh (vùng giữa Sài Gòn và Chợ Lớn) rộng 344
ha, Sài Gịn có diện tích là 1.317 ha. Địa giới thành phố Sài Gòn tiếp tục được mở rộng
ra đến đường Eglise de Cầu Kho (Trần Đình Xu) và một phần đường Route
Stratégique (Trần Phú), đoạn giữa quốc lộ 1 (Cách mạng Tháng Tám) và đường Nancy
(Nguyễn Văn Cừ). Việc mở rộng này được thực hiện theo Nghị định của Thống đốc
Nam Kỳ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1912. Về phía Nam, ngày 21 tháng 8 năm
1907 địa bàn thành phố được nới rộng với việc sáp nhập thêm phần diện tích cịn lại
của các làng Khánh Hội và một phần của làng Chánh Hưng (rộng 447 ha làm cho Sài
Gịn có diện tích là 1.764 ha). Ranh giới phía Nam kéo xuống đến rạch Ông Đội – rạch
Bàng. Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố
Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gịn ­
Chợ Lớn (Région Saigon ­ Cholon ou Région de Saigon ­ Cholon). Khu Sài Gịn ­ Chợ
Lớn chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1932, về hành chính khu chia thành
mười tám hộ đánh số từ 1 đến 18; đứng đầu là Hộ trưởng. Về quản lý trị an, ngày 31
tháng 8 năm 1933 khu được chia thành năm quận cảnh sát: 1, 2, 3, 4 và 5. Khu vực
thành phố Sài Gịn cũ có ba quận: 1, 2 và 3. Ngày 10 tháng 5 năm 1948, Chính phủ
lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ ra nghị định số 2383 ­ MI/DAA về việc chia khu Sài Gòn
– Chợ Lớn ra làm 6 quận. Quận 1 là địa bàn hộ 1 cũ; nay thuộc địa giới quận 1. Quận 2
là địa bàn hộ 2 cũ; nay thuộc địa giới quận 1. Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng
chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311­cab/SG cải danh Khu Sài Gịn ­
Chợ Lớn thành Đơ thành Sài Gòn ­ Chợ Lớn. Lúc này, Quận 1 và quận 2 cùng thuộc
Đơ thành Sài Gịn ­ Chợ Lớn.

15



­ Thời Việt Nam Cộng hòa: Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của
Tổng thống Việt Nam Cộng hịa Ngơ Đình Diệm, Đơ thành Sài Gịn ­ Chợ Lớn đổi tên
thành Đơ thành Sài Gịn. Khi đó, quận 1 và quận 2 lại cùng thuộc Đơ thành Sài Gòn.
Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số
110­NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư,
Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ ngun, các quận cịn lại đều
đổi tên và thay đổi địa giới hành chính).
­ Từ năm 1975 đến nay: Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam
Việt Nam tiếp quản Đơ thành Sài Gịn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm
1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn ­ Gia Định được thành lập. Lúc
này, quận 1 (viết lại thành quận Nhất) và quận 2 (quận Nhì) cùng thuộc thành phố Sài
Gịn ­ Gia Định cho đến tháng 5 năm 1976. Đồng thời, có những điều chỉnh do phường
hiện hữu có diện tích quá nhỏ hoặc tương đối ít dân cư như: quận Nhất sáp nhập
phường Hịa Bình vào phường Bến Nghé; quận Nhì sáp nhập phường Bến Thành vào
phường Nhà thờ Huyện Sĩ, phường mới mang tên phường Huyện Sĩ. Như thế lúc này
quận Nhất cịn 03 phường, quận Nhì cịn 06 phường. Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ
chức hành chánh thành phố Sài Gòn ­ Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định
số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài
Gịn ­ Gia Định). Theo đó, quận Nhất và quận Nhì cũ hợp nhất lại thành quận 1 cho
đến ngày nay. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích,
dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 1 chia ra 25 phường, đánh số từ 1 đến 25. Ngày
2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố VI, kỳ
họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn ­ Gia Định thành thành phố Hồ Chí
Minh. Quận 1 trở thành quận trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 26 tháng 8 năm
1982, theo Quyết định số 147­HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, quận 1 giải thể bốn
phường: 2, 5, 9, 16 và 22, địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận. Số
phường trực thuộc quận 1 còn 20. Ngày 21 tháng 12 năm 1988, quận 1 giải thể toàn bộ
20 phường mang tên số, thay thế bằng 10 phường mang tên chữ: Tân Định, Đa Kao,

Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn Thái Bình, Cầu Ơng Lãnh, Cơ Giang, Cầu Kho,
Nguyễn Cư Trinh và Phạm Ngũ Lão. Sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định
cho đến nay.
16


2.1.2 Một số di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận 1
Theo Sở Văn hóa – Thể thao thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 6/2016, tồn
thành phố đã có 57 di tích được cơng nhận cấp quốc gia gồm: 02 di tích lịch sử quốc gia
đặc biệt; 55 di tích quốc gia (02 di tích khảo cổ học, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật và 23
di tích lịch sử); 110 di tích cấp thành phố (65 di tích kiến trúc nghệ thuật, 45 di tích lịch
sử).
Trong số 23 di tích lịch sử cấp quốc gia thì quận 1 có năm (05) di tích lịch sử được
cơng nhận gồm: Tòa Đại sứ quán Mỹ (Số 4 đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé); Nơi
thành lập Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ­ năm 1928 (Phòng 5, số
88 đường Lê Lợi, Phường Bến Thành); Nơi thành lập An Nam Cộng sản Đảng năm 1929
(Phòng 1, lầu 2, số 1 đường Nguyễn Trung Trực, Phường Bến Thành); Trụ sở báo Dân
Chúng (Số 43 đường Lê Thị Hồng Gấm, Phường Nguyễn Thái Bình); Địa điểm lưu niệm
Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Số 323 đường 12 ­ Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son – Số 2 đường
Tơn Đức Thắng, Phường Bến Nghé).
2.1.2.1 Nơi thành lập Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ­ năm 1928:
­ Vào năm 1928, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Nam Kỳ đã tổ chức
đại hội ở phòng 5 khách sạn Tân Hòa, đại lộ Bonard, nay là phòng 5 nhà số 88 đường Lê
Lợi, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
­ Năm 1928, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã phát triển ở hầu hết tỉnh
Nam Kỳ nên tiến hành đại hội tại khách sạn Tân Hòa để bầu ra Kỳ bộ chính thức. Đồng
chí Phan Trọng Bình tiếp tục làm Bí thư. Sài Gịn ­ Chợ Lớn và một số tỉnh có đơng hội
viên cũng lập ra tỉnh bộ. Thời gian này Kỳ bộ xuất bản được vài kỳ tạp chí "Bơn­xê­
vích" và báo "Cơng Nơng Binh". Thực hiện chủ trương "vơ sản hóa", hội viên của Hội
đã đi vào nhà máy, bến cảng làm công nhân, phu khuân vác, kéo xe ... để tự rèn luyện và

giác ngộ quần chúng. Tháng 3 năm 1929, thi hành chỉ thị của Tổng bộ, Việt Nam Thanh
niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ bầu kỳ bộ mới, Bí thư là đồng chí Phạm Văn
Đồng.
­ Qua một thời gian hoạt động, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã chuẩn
bị những điều kiện để hình thành Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Vì vậy, sau đại hội tồn
quốc tổ chức ở Hồng Kơng, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ cải
tổ thành An Nam Cộng sản Đảng. Cuối tháng 2 năm 1930, hai tổ chức này hợp nhất với
17


Đơng Dương Cộng sản Liên Đồn thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong mấy năm
hoạt động, Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã đóng vai trị tích cực để
chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập một Đảng Cộng sản chân chính ở Việt
Nam. Sự ra đời của Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Nam kỳ đánh
dấu sự lớn mạnh của Hội, sự giác ngộ quan điểm yêu nước và đường lối đấu tranh của
Thanh niên Nam Kỳ.
­ Vì những ý nghĩa đó, ngày 16/11/1988 phịng số 5 nhà số 88 đường Lê Lợi đã được Bộ
Văn hóa cơng nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 1288 ­ VH/QĐ, tuy
nhiên di tích này thuộc Sở hữu tư nhân trước 1975.
2.1.2.2 Nơi thành lập An Nam Cộng sản Đảng năm 1929:
­ Đại hội thành lập An Nam cộng sản Đảng năm 1929 được tổ chức tại phòng 1, lầu 2,
nhà số 1 đường Nguyễn Trung Trực (thời Pháp thuộc ­ năm 1929 là đường Philippini),
phường Bến Thành quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi tổ chức đại hội là căn phòng
trong khách sạn của Pháp mang tên "Phong cảnh khách lầu". Khách sạn nằm ở giữa trung
tâm Thành phố và là nơi thường lui tới của khách vãng lai trong cả nước.
­ Khách sạn Phong cảnh khách lầu sau đó đổi tên là Bồng Lai. Chủ khách sạn đã cho
thuê dài hạn. Từ sau ngày giải phóng 30/4/1975, một phần tầng trệt, một phần tầng 1 của
tòa nhà được sử dụng làm nhà hàng, phần còn lại được sử dụng làm nhà tập thể của công
ty Ăn uống thành phố.
­ An Nam cộng sản Đảng ra đời đã tuyên truyền chủ nghĩa Mác ­ Lê Nin trong công

nhân, nông dân, phát động phong trào đấu tranh chống khủng bố, chống chiến tranh đế
quốc, ủng hộ Liên Xô và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh ở Nam Kỳ. An Nam cộng sản
Đảng là một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của An
Nam cộng sản Đảng có ý nghĩa lớn lao đối với cách mạng Việt Nam.
­ Vì vậy, di tích nơi thành lập An Nam cộng sản Đảng được Bộ Văn hóa ký quyết định
số 1288 ­ VH/QĐ ngày 16/11/1988 cơng nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, tuy nhiên
di tích này lại được bố trí cư ngụ từ 2002.
2.1.2.3 Trụ sở báo Dân Chúng:
­ Trụ sở báo Dân Chúng đặt tại số 43 đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái
Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, thời Pháp thuộc (1938) là đường Hamelin. Trụ sở
18


báo Dân chúng là căn nhà phố trệt, có bề rộng 8m, chiều dài 23,6m, mái lợp ngói âm
dương, tường gạch, nền lót gạch bơng. Bên trong có gác gỗ lửng. Báo Dân Chúng ra đời
vào năm 1938. Lúc đó tình hình chính trị phát triển rất có lợi cho Đảng Cộng sản Đơng
Dương. Mặt trận bình dân trong đó có Đảng Cộng sản Pháp làm nịng cốt đã thắng thế và
lên nắm quyền ở Pháp. Do vậy chính sách của Chính phủ Pháp đối với thuộc địa có sự
thay đổi. Đảng Cộng sản Đơng Dương nhân cơ hội đó đã cho ra một số báo để tuyên
truyền đường lối của mình.
­ Trước tờ Dân Chúng, Đảng có th mướn một số tờ báo để đăng bài của mình và có ra
tờ Le Peuple bằng tiếng Pháp. Mấy tờ báo đó chỉ có tính chất địa phương, tờ Le Peuple
thì khơng có điều kiện phổ biến rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đồng chí Nguyễn
Văn Cừ ­ Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương cùng đồng chí Hà Huy
Tập đã cho ra đời báo Dân Chúng. Ban biên tập gồm các đồng chí: Lê Văn Kiệt, Trần
Văn Kiết, Bùi Văn Thủ, Nguyễn Văn Kỉnh, Hoàng Văn Thanh, Hoàng Hoa Cương,
Nguyễn Văn Trấn. Số 43 đường Hamelin là trụ sở của báo Dân Chúng đồng thời cũng là
trụ sở báo Le Peuple.
­ Báo Dân Chúng là tờ báo ra được nhiều số, đứng thứ ba trong lịch sử báo chí trước
tháng 8 năm 1945, là tờ báo được vinh dự đăng bài đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh

viết cho báo trong nước trong thời kỳ vận động dân chủ, là tờ báo in có số lượng cao
nhất, có nhiều bạn đọc nhất trên đất Đơng Dương trong cả quá trình lịch sử trước Cách
Mạng tháng 8 năm 1945. Sự ra đời của báo Dân Chúng là nét son quan trọng trong trang
sử truyền thống báo chí Việt Nam.
­ Trụ sở báo Dân Chúng được Bộ Văn hóa cơng nhận di tích lịch sử cấp quốc gia ngày
16/11/1988 qua quyết định số 1288 ­ VH/QĐ. Tại di tích có gắn bia kỷ niệm, tuy nhiên
di tích này cũng thuộc sở hữu tư nhân, chuyển quyền sở hữu nhà vào năm 1995.
2.1.2.4 Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tơn Đức Thắng:
­ Liên hiệp xí nghiệp Ba Son ngày nay là một xưởng sửa chữa và đóng tàu lớn, địa chỉ tại
số 2 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là
một di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa, là dấu tích cổ cịn lại của một cơng trường thủ
cơng lớn, một ngành công nghiệp quan trọng ra đời sớm nhất của Sài Gịn xưa. Là cái nơi
của phong trào đấu tranh của các tầng lớp cơng nhân Sài Gịn. Xưởng cơ khí mang số 323

19


đường số 12 trong khn viên xí nghiệp là nơi người thợ máy Tôn Đức Thắng đã từng
làm việc và hoạt động cách mạng trong những năm 1915 ­ 1928.
­ Xưởng cơ khí ngày nay được thu gọn lại trên một diện tích 1.949m2, nằm trên khu nhà
cũ của trại tiện. Nhà được xây theo hình chữ nhật, dài 59,8m, rộng 32,6m. Bên trong có
4 hàng gồm 26 cây cột đúc bê tông cốt thép, chống đỡ một sườn sắt, nâng một giàn rui
bằng gỗ trên lợp ngói móc. Tường xây bằng gạch, hai bên tường giữa các khoảng cách
hàng cột có 52 ơ cửa bằng song sắt. Cửa ra vào được làm bằng sắt đẩy về hai phía.
­ Dưới sự lãnh đạo của Công hội đỏ, phong trào đấu tranh của công nhân thành phố
trong thời kỳ này bùng nổ mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc bãi cơng địi tăng lương, đòi nghỉ
nửa ngày vào ngày lãnh lương của công nhân Thủy xưởng Ba Son nổ ra ngày 4/8/1925
kéo dài đến ngày 12/8/1925. Cuộc bãi công thắng lợi, nhưng để ủng hộ phong trào đấu
tranh của công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc bằng cách "kìm chân" chiến hạm
J. Mi­Sơ­Lê theo lệnh chính phủ Pháp cần sửa chữa gấp để đưa sang Trung Quốc đàn áp

phong trào cách mạng. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son tiếp tục bằng hình thức lãn
cơng, kéo dài việc sửa chữa chiến hạm đến 4 tháng. Như vậy ở cuộc đấu tranh này ngồi
việc địi quyền lợi kinh tế và cải thiện điều kiện làm việc, cịn mang tính chất chính trị,
đặc biệt là khởi động ý thức đồn kết quốc tế của giai cấp công nhân Việt Nam.
­ Ngày 19/11/1975 trên cương vị Chủ tịch nước, Bác Tôn đã về thăm lại xưởng Ba Son
và ghi lại trong sổ lưu niệm của nhà máy "Sau nửa thế kỷ xa cách, hơm nay có dịp về
thăm xưởng Ba Son, nơi trước đây làm thợ và hoạt động cách mạng, tôi rất sung sướng
và cảm thấy như mình trẻ lại...".
­ Ngày 12/8/1993 Bộ Văn hóa đã ra quyết định số 1034 QĐ/BT cơng nhận Ba Son là di
tích lịch sử cấp quốc gia, di tích này thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son quản lý.
2.2

Thực trạng phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử cấp quốc gia tại quận

1, thành phố Hồ Chí Minh
Sài Gịn – thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, hình thành mới hơn 300 năm.
Nhưng nơi đây được mệnh danh là hịn ngọc Viễn Đơng với bao danh lam, thắng tích
mang đậm tính lịch sử truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước.
Trong bài viết Cảm nhận về những di tích lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh đăng trên
báo Pháp Luật Việt Nam số ra ngày 25/10/2011 của Luật sư Trần Cơng Ly Tao (Phó
Chủ nhiệm Đồn luật sư thành phố Hồ Chí Minh). Theo Luật sư Trần Công Ly Tao hiện
20


×