Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

hoạt động quản lý tài nguyên của chi hội nghề cá vùng đầm phá tam giang - cầu hai, thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.45 KB, 56 trang )

1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của thầy cô, bạn bè và gia đình của tôi.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Khuyến
Nông và Phát Triển Nông Thôn, trường Đại Học Nông Lâm Huế đã trang bị
cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự
tham gia chia sẽ thông tin quý báu, trung thực của toàn thể người dân hai xã
Vinh Giang của huyện Vinh Giang và Vinh Phú của huyện Phú Vang.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trương
Văn Tuyển, người đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khoá luận này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Khuyến Nông 40, đến
tất cả bạn bè tôi, những người đã luôn bên tôi, giúp đỡ tôi trong những năm
học ở giảng đường, cũng như trong quá trình thực hiện khoá luận.
Xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Vân Anh
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 6
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 6
3
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Thay thế
BCH: Ban chấp hành
CHNC: Chi hội Nghề cá
ĐVT: Đơn vị tính.


HUEFIS: Hội Nghề cá Thừa Thiên Huế.
KTXH: Kinh tế xã hội.
KTNT: Khai thác tự nhiên.
NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản.
SLKH: Sản lượng khai thác.
SLNT: Sản lượng nuôi trồng.
TB: Trung bình
TG-CH: Tam Giang- Cầu Hai.
TTH: Thừa Thiên Huế.
UBND: Uỷ ban nhân dân.
4
Bảng 1: Tình hình kinh tế xã hội của 2 cộng đồng ngư Nghi Xuân và Đội 16.
23
Bảng 2: Đặc điểm của hộ sản xuất thủy sản. 26
Bảng 3: Tình hình phát triển chi hội Nghề cá ở Vinh Giang và Vinh Phú 29
Bảng 4: Đánh giá tầm quan trọng các hoạt động (% hộ cho là quan trọng nhất) .38
Bảng 5: Tình hình thực hiện các quy định của hội viên (% hộ chấp hành) 40
Bảng 6: Sự thay đổi trong hoạt động nuôi thuỷ sản của hộ 42
Bảng 7: Sự thay đổi trong hoạt động khai thác tự nhiên của hộ. 44
Bảng 8: Thay đổi các nguồn thu trong thu nhập của hộ (Triệu đồng/ hộ/ năm) 46
Bảng 9 : Cơ cấu chi tiêu của hộ ( ĐVT: Triệu đồng/ hộ/ năm ) 49
Bảng 10: Tình hình thay đổi về tỷ lệ nghèo đói của hai cộng đồng 51
5
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là vùng đầm phá rộng lớn nhất khu vực
Đông Nam Á, với diện tích mặt nước gần 22.000 ha, chạy qua 5 huyện với 31
xã và Thị trấn của Tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá Tam Giang nổi tiếng về nguồn
lợi thuỷ sản phong phú, nó được xem là một bảo tàng sinh học với sự đa dạng

về nguồn gen bao gồm cả động vật và thực vật. Đây là nguồn sống chủ yếu
của hơn 30.000 dân cư ven phá, và hiện nay Phá Tam Giang đang trở thành
một trong những vùng kinh tế trọng điểm, phát triển sôi nổi của Tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Tài nguyên đầm phá là vô cùng phong phú, nhưng với quan điểm của
ngư dân là “điền tư ngư chung” nên ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên này của
người dân còn hạn chế, dẫn đến việc khai thác quá mức, làm cho tài nguyên
nguồn tài nguyên đầm phá ngày càng suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kế
sinh nhai lâu dài của cộng đồng ngư dân ven phá.
Sự suy giảm tài nguyên này trước hết là do áp lực dân số lên tài nguyên
ngày càng lớn, cùng với việc khai thác sử dụng thiếu phương pháp, thiếu quy
hoạch. Các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản diễn ra ồ ạt, thiếu quy hoạch, gây
dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Sự phát triển quá mức số lượng các ngư cụ cố
định mà chủ yếu là Nò sáo và Đáy, gây cản trở dòng chảy, thu hẹp ngư trường
khai thác tự nhiên, sự di chuyển của nguồn lợi thuỷ sản. Bên cạnh đó, khai
thác tự nhiên với những loại ngư cụ mang tính huỷ diệt cao như rà điện, xiếc
điện, cào lươn….đang huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản và môi trường của hệ đầm
phá.
Trước thực trạng đó thì phương thức quản lý tập trung của Nhà Nước,
thông qua các đơn vị hành chính như xã, thôn và đội, tỏ ra không có hiệu quả.
Và để khắc phục vấn đề đó thì uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, đã đưa
ra quy định quan trọng nằm trong chính sách quản lý khai thác thuỷ sản đầm
phá, là phát triển hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng. Quy định này
6
nhằm giảm nhẹ chi phí quản lý cho nhà nước, phát huy tính dân chủ cơ sở ở
các tổ chức ngư dân trong việc tự quản lý ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản, môi
trường thuỷ sinh và các lĩnh vực liên quan. Tổ chức ngư dân các cấp (chi hội
nghề cá cơ sở), được tập hợp trong hệ thống nghề cá Thừa Thiên Huế là đối
tác chính của chính quyền các cấp, phối hợp và quản lý khai thác thuỷ sản
trên đầm phá Thừa Thiên Huế.

Với phương thức quản lý mới này thì người dân, những người sử dụng
tài nguyên, là những người trực tiếp quản lý tài nguyên đầm phá, thông qua tổ
chức của họ là chi hội Nghề cá cơ sở. Nếu quản lý không tốt, tài nguyên suy
giảm thì người dân địa phương là người bị ảnh hưởng trực tiếp và trước hết
đến đời sống của chính họ. Từ đó sẽ nâng cao được ý thức khai thác và bảo vệ
tài nguyên của ngư dân.
Do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Hoạt động quản lý tài nguyên của
chi hội nghề cá vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa thiên Huề”.
Đề tài được thực hiện tại hai xã Vinh Giang của huyện Phú Lộc và xã Vinh
Phú của huyện Phú Vang. Đây là hai xã ven phá trong những năm qua, chi hội
nghề cá cơ sở là chi hội nghề cá Giang Xuân của xã Vinh Giang và chi hội
nghề cá Đội 16 Vinh Phú của xã Vinh Phú, đã được thành lập và đi vào hoạt
động, đóng vai trò là đối tác chính trong công tác quản lý tài nguyên tại địa
bàn hai xã.
1.2 Mục tiêu của đề tài.
- Tìm hiểu hoạt động quản lý tài nguyên của chi hội nghề cá cơ sở tại
hai xã Vinh Giang của huyện Phú Lộc và xã Vinh Phú của huyện Phú Vang.
- Đánh giá kết quả hoạt động quản lý của chi hội nghề cá đối với tài
nguyên đầm phá, và cải thiện sinh kế của ngư dân.
7
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Thực trạng quản lý tài nguyên đầm phá.
2.1.1 Các thay đổi trong hoạt động quản lý tài nguyên đầm phá.
Ở nước ta việc quản lý tài nguyên mặt nước, đặc biệt là tài nguyên đầm
phá chủ yếu do Nhà Nước giữ vai trò trung tâm, bên cạnh đó là hoạt động
quản lý của cộng đồng thông qua hương ước, quy ước truyền thống. Các cơ
quan Nhà Nước thường cho rằng các cộng đồng ngư dân khó có thể tự quản
lý nguồn lợi thuỷ sản để đảm bảo nhu cầu của họ và do vậy Nhà Nước phải
nâng cao trách nhiệm, vai trò trong quản lý các nguồn tài nguyên này

(Pomeroy, 1994 và Ahmed, et al 2004 ).
Trên thực tế hoạt động quản lý tập trung của Nhà Nước tỏ ra không có
hiệu quả. Bởi với cơ chế quản lý tập trung Nhà Nước chưa có cơ chế quản lý
rõ ràng, các luật, quy định trong tiếp cận sử dụng mặt nước hiện tại chưa đủ
mạnh để quản lý tốt. Ở hầu hết các cộng đồng hưởng lợi từ những tài nguyên
này ở những mức độ nhất định đã hình thành những cơ chế riêng của họ. Các
hình thức quản lý rất đa dạng thể hiện qua hương ước quy định của cộng
đồng, những quy định, hương ước này hình thành dựa trên tập tục, văn hoá,
của cộng đồng. Chẳng hạn các quy định về vị trí đặt Nò sáo, Đáy hoặc phân
vùng mặt nước lấy rau câu…ở phá Tam Giang chủ yếu do các ngư dân sống
gần phá tự quy định với nhau. Tuy nhiên, những hình thức quản lý này chỉ
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng mặt nước, hạn chế xung đột xảy ra
giữa những người hưởng lợi và thường không đủ hiệu lực để quản lý vấn đề
khai thác quá mức tài nguyên. [9]
Các hình thức quản lý của cộng đồng có thể thông qua các tổ chức cộng
đồng tuỳ theo từng giai đọan khác nhau như Vạn, hợp tác xã, tập đoàn ngư
nghiệp Vạn chài đã thành công trong hỗ trợ nhà nước Phong kiến, chính
quyền thuộc Pháp và Chính quyền Sài Gòn cũ (thu thuế): các dẫn liệu lịch sử
cho thấy, về khía cạnh quản lý thủy sản, nhà nước phong kiến đã rất khôn
khéo trong sử dụng Vạn chài, đã biết lợi dụng “Vạn chài” như là một hạt nhân
để quản lý - thậm chí có lúc công nhận như là một đơn vị hành chính cơ sở
8
như việc thành lập tổng “Võng Nhi” dưới thời vua Tự Đức (1848 - 1883) bao
gồm 13 làng - vạn, hoàn toàn không có đất (Nguyễn Quang Trung Tiến,
1995). Thông qua Vạn chài, nhà nước phong kiến đã thành công trong việc
quản lý ngư dân, thu thuế, tự thỏa hiệp đánh bắt, giải quyết mâu thuẫn v.v với
chi phí thấp và linh hoạt.
Vào thời kỳ tập thể hoá, các khu vực đầm phá được giao cho hợp tác xã
quản lý. Hằng năm các đội hay hợp tác xã ngư nghiệp, theo hướng dẫn của
chính quyền địa phương sắp xếp lại vị trí Nò sáo…( Trương Văn Tuyển,

1998).
2.1.2 Quản lý tài nguyên đầm phá trước khi chi hội Nghề cá.
Trước khi có chi hội Nghề cá, hoạt động quản lý tài nguyên đầm phá có
sự thay đổi qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau.
Theo Nguyễn Quang Vinh Bình, 1999, trong thời kỳ phong kiến triều
đình giao cho các Vạn chài quản lý những thủy vực, dựa trên các đơn vị nghề
nghiệp và xác nhận quyền sử dụng tài nguyên thu thuế. Vạn chài quản lý trên
các lĩnh vực: quản lý ngư dân (hành vi, ứng xử), quản lý sản xuất, quản lý
cộng đồng và quản lý nguồn lợi thủy sản.
Theo Nguyễn Quang Vinh Bình, 2005, chính quyền thuộc địa Pháp
cũng như chế độ miền nam (Mỹ - Ngụy) trước năm 1975 hầu như bảo lưu
phương cách quản lý mặt nước đầm phá Thừa Thiên Huế từ thời phong kiến
dựa vào các vạn chài.[3]
Thời kỳ tập thể hóa (1975 – 1989) phong trào tập thể hóa toàn quốc lúc
này được thực thi trên đầm phá. Ngư dân được tổ chức thành đội hoặc tập
đoàn ngư nghiệp (tương đương với hợp tác xã nông nghiệp). Các khu vực
đầm phá được giao cho các hợp tác xã quản lý.
Thời kỳ từ năm 1989 đến nay tài nguyên đầm phá do Nhà Nước quản
lý thông qua các đơn vị hành chính như thôn, đội
Có thể lấy ví dụ minh họa về hoạt động quản lý tài nguyên đầm phá
trước khi có chi hội Nghề cá tại hai xã Vinh Giang và Vinh Phú.
Thời kỳ trước 1975, những năm chưa giải phóng, hình thức quản lý tài
nguyên đầm phá ở hai cộng đồng này tổ chức Vạn. Tổ chức Vạn là tập hợp
những thành viên làm ngư nghiêp. Hình thức quản lý: Bao gồm trưởng vạn,
9
phó vạn họ là những người đứng đầu, điều hành các công việc của Vạn, được
các thành viên trong Vạn bầu lên một cách dân chủ. Trưởng vạn và phó vạn là
những người cũng làm nghề ngư có kinh nghiệm đánh bắt, còn khỏe mạnh,
phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín đối với người dân. Với những chức vụ này,
họ đảm nhiệm trong vòng 3 - 4 năm, sau đó thì có thể bầu ra một người quản

lý mới, nếu như làm tốt, được người dân tin tưởng, giao phó thì có thể được
người dân bầu lại, tiếp tục nhiệm kỳ mới. Họ có quyền đưa ra các quy định
thưởng phạt, và mức thuế cho ngành nghề của thành viên trong tổ chức Vạn.
Ngoài ra họ còn chịu trách nhiệm với mọi thành viên trong Vạn, đó là giải
quyết các mâu thuẫn cơ bản, điều hành các công việc của Vạn. Luật của tổ
chức Vạn: Luật nghiêm cấm gian lận, trộm cắp giữa các thành viên Vạn với
nhau. Quy định giờ giấc để đi làm: thường các thành viên trong Vạn được làm
nghề từ 4 giờ chiều đến 4 giờ sáng hôm sau. Quy định khu vực đánh bắt của
các nghề cố định như Nò sáo, Đáy và những hộ gia đình làm nghề lưu động
không được đánh bắt ở khu vực của các gia đình làm nghề Nò Sáo. Ngoài ra,
ông trưởng Vạn và phó Vạn còn đứng ra tiến hành tổ chức, thu phí đóng góp
cho lễ cúng Cầu Ngư diễn ra hàng năm. Công việc của hai ông là chuẩn bị lễ
vật, dâng hương cúng vái các vị thánh. Phạm vi quản lý: quản lý toàn bộ khu
vực mặt nước đầm phá của xã, phân chia diện tích và tổ chức đấu thầu cho
những hộ gia đình nào có nhu cầu làm nghề Nò Sáo.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, hình thức quản lý Vạn bị tan rã,
sau một thời gian dài thì được sự chỉ đạo UBND xã thành lập ra Đội ở Vinh
Phú. Đội hiện nay có ba tổ, mỗi tổ ứng với một thôn của xã. Mỗi tổ có một tổ
trưởng và tổ phó. Những người đó được nhân dân tín nhiệm và bầu ra. Hình
thức quản lý: được sự chỉ đạo của UBND xã bầu ra gồm có trưởng đội, phó
đội và thư ký…. quản lý các hộ gia đình làm ngư nghiệp. Luật quản lý: luật
của đội do UBND xã đưa ra và truyền về cho trưởng đội và trưởng đội có
nhiệm vụ thông báo, bắt buộc các thành viên trong đội phải chấp hành nghiêm
túc. Mỗi hộ gia đình phải đóng thuế môn bài, một năm đóng 150 nghìn đồng
và được chia làm hai kỳ để đóng. Ông đội trưởng là người đi thu thuế và đóng
góp lên cho xã. Những ai không nộp thuế thì bị thu nốt (đò), thu lưới và
không cho làm nghề. Khu vực đánh bắt được phân chia cho từng hộ gia đình
10
(chủ yếu là các hộ làm nghề Nò Sáo) không một ai có quyền lấn chiếm. Đưa
ra các hình thức xử phạt như sau: khi vi phạm lần 1 thì bị cảnh cáo, lần 2 đem

vào UBND xã để giải quyết.
Còn ở Vinh Giang, giai đoạn này được chia thành nhiều giai đoạn nhỏ,
thời gian từ 1975 đến 1979 sau khi tổ chức Vạn tan rã, hình thành nên tổ tự
quản để đảm nhiệm việc quản lý các hoạt động trên đầm phá. Trong tổ tự quản có
ban tự quản chịu trách nhiệm thu thuế, giải quyết các tranh chấp cơ bản trên đầm
phá. Thời gian 1979 – 1995 cộng đồng ngư nghiệp gia nhập hợp tác xã nông
nghiệp, thuộc đội 10 và sản xuất theo chế độ chấm công của hợp tác xã. Thời gian
1995 – 2007 hoạt động quản lý tài nguyên đầm phá được giao lại cho thôn và thôn
chụi trách nhiệm thu thuế khai thác, tuần tra bảo vệ tài nguyên, xử lý các tranh
chấp….
2.1.3 Quản lý tài nguyên đầm phá dựa vào dân.
Hoạt động quản lý tài nguyên dựa vào dân ở đầm phá TGCH bao gồm
các hoạt động sau: [10]
- Phân vùng quy hoạch quản lý nguồn lợi đầm phá (Quyết định
của UBND tỉnh số 3677/QD-UB ngày 25/10/2004)
* Phân vùng quy hoạch tổng thể toàn hệ đầm phá
Quy hoạch tổng thể chia vùng đầm phá cho khai thác thủy sản thành 3
khu vực: Vùng nhạy cảm đặc biệt, vùng nhạy cảm, và vùng bình thường.
Vùng nhạy cảm là vùng có bãi giống bãi đẻ của các loài thủy sản, vùng cỏ
biển, vùng chim nước, và vùng có cây ngập mặn. Việc phân vùng quy hoạch
này cụ thể hóa thời hạn cấp phép khai thác thủy sản ở các vùng, đồng thời
ngăn chặn việc giao quyền sử dụng đất “lấn phá” đối với các khu đất ven phá
có thể làm cạn và cản trở dòng chảy ở đầm phá
* Phân vùng quy hoạch ở các địa phương (Huyện và Xã)
Phân vùng quy hoạch sử dụng đầm phá cũng đã được thực hiện ở tất cả
các địa phương (5 Huyện và 33 Xã, Thị trấn). Quy hoạch cấp huyện chủ yếu
là ban hành các chỉ tiêu và hướng dẫn phân vùng cho các xã dựa vào diện tích
mặt nước đầm phá theo lãnh thổ, hiện trạng sử dụng mặt nước và chính sách
của tỉnh. Các xã dựa vào chí tiêu và hướng dẫn của huyện đã tiến hành thực
11

hiện phân vùng mặt nước đầm phá của xã cho các mục tiêu sử dụng và quản
lý.
*Phân vùng quy hoạch chi tiết trong các tiểu vùng đầm phá.
Quy hoạch chi tiết trong các tiểu vùng mặt nước đầm phá do UBND xã
chỉ đạo và hỗ trợ pháp lý. Thôn và các nhóm hộ sử dụng nguồn lợi (nhóm
nuôi trồng, nhóm nò sáo…) trực tiếp thực hiện quy hoạch dựa vào hiện trạng
và đồng thuận giữa các thành viên nhóm.
- Quản lý chủng loại, số lượng và mắt lưới ngư cụ.
Quy định về chủng loại và số lượng ngư cụ không chỉ được thực hiện
trong quy hoạch tổng thể mà còn được UBND tỉnh và huyện ban hành qua các
thời điểm khác nhau. Quy định về chủng loại và số lượng ngư cụ cố định đang
hướng tới mục tiêu giảm quy mô và cường độ khai thác thủy sản, giải quyết vấn
đề khai thác quá mức. Tại các thời điểm ban hành, UBND tỉnh ban hành các chỉ
tiêu điều chỉnh (giảm) chủng loại và số lượng ngư cụ cố định cho các huyện.
Huyện dựa vào chỉ tiêu này để ban hành chỉ tiêu điều chỉnh số lượng và quy mô
ngư cụ tại các xã. Xã tổ chức thực hiện điều chỉnh số lượng và quy mô ngư cụ
thông qua việc sắp xếp lại khai thác do các nhóm đề xuất theo hướng chia sẻ
trong cộng đồng.
Tuy nhiên quy hoạch tổng thể cũng quy định các hoạt động thủy sản
quy mô nhỏ (bao gồm câu cá, chài, lưới bạc với chiều dài của lưới dưới 50m,
chơm cá, bắt sò, cua, ốc bằng tay) và thủy sản giải trí (du lịch) không bị hạn
chế trong quy định về quyền đánh bắt. Có thể nói, việc kiểm soát (giảm)
chủng loại và quy mô khai thác thủy sản bằng ngư cụ cố định chưa được quan
tâm đúng mức. Vì vậy, khai thác di động vẫn là hoạt động tiếp cận mở.
- Kiểm soát khai thác hủy diệt.
Hoạt động này có cơ quan chuyên trách là Chi cục Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản. Chi cục đề xuất UBND Tỉnh ban hành Quy chế bảo vệ nguồn lợi
thủy sản gồm: các hoạt động bị cấm, quy định mắt lưới, các quy định liên
quan khác và quy định về các hoạt động tuần tra bảo vệ, bắt và xử lý các hộ vi
phạm. Quy chế này đồng thời xem xét các vùng không được đánh bắt, hoặc bị

cấm trong một thời gian. Chi Cục Bảo vệ nguồn lợi tổ chức mạng lưới thanh
12
tra chuyên ngành, tuần tra và xử lý vi phạm. UBND huyện và xã tổ chức hoạt
động tuần tra bảo vệ nguồn lợi định kỳ trong vùng lãnh thổ. Các cộng đồng và
tổ chức ngư dân có vai trò giám sát và tổ chức tuần tra bảo vệ nguồn lợi
thường xuyên tại các tiểu vùng.
- Xung đột và giải quyết xung đột.
Xung đột là vấn đề phổ biến và có thể xảy giữa ngư dân với nhau; giữa
ngư dân và các nghề khác như NTTS và nông nghiệp. Xung đột ngư dân
thường phát sinh do (i) tranh chấp diện tích hoặc vùng đánh bắt, và (ii) nhiều
người dùng nhiều loại ngư cụ khác nhau (như nò sáo và lưới bén), nhưng chủ
yếu vẫn là giữa ngư dân dùng ngư cụ hợp pháp và ngư dân dùng ngư cụ bất
hợp pháp và mang tính huỷ diệt. Xung đột càng dễ xảy ra hơn giữa người trong
xã và người ngoài xã.
Giải quyết xung đột được đề cập trong các quy định khác nhau. Hầu hết
chức năng trực tiếp giải quyết xung đột do thôn, nhóm tự quản và chi hội
nghề cá đảm nhận thông qua hòa giải và vận động. UBND xã là cơ quan nhà
nước trực tiếp xử lý tranh chấp. Xã ban hành các quy định pháp lý do cộng
đồng xây dựng để giải quyết tranh chấp tại địa phương. Các tranh chấp không
xử lý được theo phương thức hòa giải được chuyển đến các cấp có thẩm
quyền giải quyết theo các luật dân sự hiện hành.
2.2 Xây dựng tổ chức hội Nghề cá.
2.2.1 Phát triển hệ thống hội Nghề cá Thừa Thiên Huế.
Hội Nghề cá Thừa Thiên Huế (HUEFIS) được thành lập năm 2003 là tổ
chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức hoạt động
trong các lĩnh vực nghề cá. HUEFIS là thành viên của Hội Nghề cá Việt Nam
(VINAFIS) có phạm vi hoạt động trên toàn quốc.
Mục đích của Hội là tập hợp những cá nhân và tổ chức hoạt động trong
các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ và hậu cần dịch vụ nghề
cá nhằm hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ; để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá; phòng tránh thiên tai, ngăn ngừa
dịch bệnh; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường; đại
diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần phát triển nghề cá bền
13
vững, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của người làm nghề cá và cộng đồng nghề cá. [7]
Đến cuối năm 2009 HUEFIS đã phát triển được mạng lưới chi hội rộng
lớn với 54 chi hội nghề cá cơ sở hoạt động tại cộng đồng thu hút khoảng
4.500 hội viên là ngư dân và hộ sản xuất thủy sản. Mạng lưới các chi hội nghề
cá vùng đầm phá TGCH được củng cố và phát triển đã giúp nâng cao hiệu
quả quản lý tài nguyên, phát triển sản xuất và cải thiện sinh kế cho cộng đồng.
Hội đã có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự phối hợp và hợp tác
giữa cộng đồng với các chương trình, dự án hoạt động trên địa bàn và các
phòng ban chức năng ở địa phương. Kết quả nổi bật là việc thực hiện thành
công mô hình đồng quản lý tài nguyên và vận động cấp quyền khai thác thuỷ
sản cho chi hội nghề cá cơ sở.
Tổ chức ngư dân các cấp nằm trong hệ thống Hội nghề cá Việt Nam là
đối tác chính để chính quyền phối hợp quản lý khai thác thuỷ sản nói riêng và
quản lý nghề cá nói chung trên đầm phá TTH
.
Tổ chức hệ thống Nghề cá cơ
sở ở Thừa Thiên Huế có điểm khác với các hội Nghề cá các tỉnh bạn là được
công nhận chính thức là loại hình tổ chức ngư dân được Nhà Nước sử dụng để
phát triển hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng thông qua văn phạm
quy phạm pháp luật. Trong quy chế quản lý đầm phá, chi hội Nghề cá cở sở
có thể được cấp quyền đánh cá trong một thủy vực nhất định, có thể coi đây là
“ thẻ đỏ - quyền sử dụng đất ” cho nghề cá. Đây là động lực lớn để phát triển
hội Nghề cá vì ngư dân luôn mong muốn có quyền sử dụng lâu dài trong ngư
trường, được Nhà Nước chính thức công nhận bằng văn bản. [1]
2.2.2 Cơ sở pháp lý.

Hoạt động quản lý tài nguyên của chi hội nghề cá là một nội dung của
quản lý nghề cá dựa vào dân. Thể chế quản lý nghề cá dựa vào dân được ghi
nhận đầu tiên tại quyết định số 3677/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế, về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể quản lý khai thác
thủy sản vùng đầm phá Thừa Thiên Huế đến năm 2010. Điểm 8 trong điều 1
quy định rõ: “Phát triển hệ thống Nghề cá dựa vào cộng đồng để giảm nhẹ
chi phí quản lý Nhà Nước, đồng thời phát huy tính dân chủ cơ sở ở các tổ
chức ngư dân trong việc tự quản ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản, môi trường
14
thuỷ sinh và các lĩnh vực liên quan như: giao thông thuỷ, phòng chống lụt
bảo, cứu hộ cứu nạn… Tổ chức ngư dân các cấp nằm trong hệ thống Nghề cá
Việt Nam là đối tác chính để chính quyền phối hợp quản lý khai thác thuỷ sản
nói riêng và quản lý Nghề cá nói chung trên đầm phá Thừa Thiên Huế ” [5]
Sau đó, thể chế dựa vào dân để quản lý nghề cá được kiện toàn hơn tại
“ Quy chế quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế ”, ban hành
kèm theo quyết định số 4260/2005/QD-UB ngày 19/12/2005 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế [6]. Trong “Quy chế”, tổ chức ngư dân cấp cơ sở được chỉ
định là tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cụ thể: “là chi hội Nghề cá thuộc hệ
thống Hội Nghề cá Việt Nam” (điều 4). Quy chế quy định cơ chế phân quyền
cho ngư dân: “Chi hội Nghề cá cấp cơ sở có thể được Nhà Nước uỷ quyền
quản lý nguồn lợi thuỷ sản trên một thuỷ vực nhất định. Trên cơ sở đó, Chi
hội Nghề cá tự chủ điều phối các hoạt động khai thác thuỷ sản của các thành
viên một cách sang tạo, phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hoà cho từng thành
viên trong lợi ích chung của Tổ chức và toàn xã hội” (điều 5). Việc tái sắp
xếp ngư trường cũng được chỉ rõ: “Chi hội Nghề cá có thể sắp xếp lại ngư
trường một cách chủ động, sáng tạo trên cơ sở bảo lưu các khu vực đánh cá
truyền thống của cá nhân, hộ gia đình thành viên, phù hợp với quy hoạch
chung của Nhà Nước và hiệu quả của cộng đồng” (điều 6). Về giải quyết
mâu thuẫn nội bộ, Nhà Nước giao rõ trách nhiệm ban đầu: “Chi hội Nghề cá
cấp cơ sở có trách nhiệm hoà giải các tranh chấp về ngư trường, nguồn lợi

giữa các cá nhân, hộ gia đình trong tổ chức mình. Chỉ khi nào không thể hoà
giải được mới đưa đến chính quyền giải quyết” (điều 8). Các quy định nội
bộ của cộng đồng như hương ước cũng được xem là nhiệm vụ của tổ chức
ngư dân: “Nhà Nước khuyến khích Chi hội Nghề cá cấp cơ sở xây dựng
“quy chế tự quản” trên cơ sở pháp luật Nhà Nước, để cụ thể, chi tiết hoá các
quy định của cộng đồng, nhằm bảo vệ ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản và một
số vấn đề có liên quan: môi trường vùng nước, giao thông thuỷ nội địa, quản
lý thuế khai thác thuỷ sản… ” ( điều 11).
Kế hoạch quản lý của Tỉnh Thừa Thiên Huế là giao vùng mặt nước cho
các Chi hội Nghề cá cấp cơ sở khai thác, nuôi trồng trong thuỷ vực để cộng
đồng chủ động cùng nhau quản lý. “UBND Tỉnh uỷ quyền cho uỷ ban nhân
15
dân các huyện có vùng đầm phá được cấp quyền khai thác thuỷ sản cho các
tổ chức ngư dân cấp thôn, xã, trong vùng mặt nước cụ thể thuộc địa bàn quản
lý trên cơ sở số lượng ngư cụ, mùa vụ và đối tượng đánh bắt”.( Điều 14 ).
Quyền khai thác thuỷ sản trên vùng đầm phá cũng được chỉ rõ là bao gồm:
“Các quyền hạn và trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp
luật thuỷ sản, trách nhiệm bảo vệ ngư trường, phát triển nguồn lợi thuỷ sản,
trách nhiệm bảo đảm luồng tuyến giao thông, trách nhiệm phòng chống suy
thoái môi trường vùng nước và nghĩa vụ thuế cho Nhà Nước” (Điều14). Như
vậy, hầu như Chi hội Nghề cá cấp cơ sở đã được giao đầy đủ quyền hạn,
cũng như quyền lợi sử dụng nguồn lợi để thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ
của mình trong sử dụng và quản lý ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản đầm phá
Thừa Thiên Huế. “Quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá là nghĩa vụ và trách
nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản, của UBND các cấp và
các cộng đồng sử dụng nguồn lợi thuỷ sản đầm phá. Tổ chức ngư dân được
giao sử dụng vùng mặt nước để khai thác thuỷ sản có trách nhiệm xây dựng
kế hoạch, thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản,
chủ động sản xuất tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.”( Điều 42 ). Một lần nữa, chính
quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã xem các cộng đồng sử dụng nguồn lợi mà đại

diện là các tổ chức ngư dân như đối tác của Nhà Nước trong quản lý Nghề cá
đầm phá Thừa Thiên Huế.
Và tiếp theo là hướng dẫn số 159/HD-STS ngày 6/4/2006 hướng dẫn
thực hiện quy chế quản lý khai thác thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế quy
định “quyền khai thác thủy sản bao gồm số lượng, chủng loại ngư cụ, đối
tượng nuôi, từng loại hình nghề nghiệp. Chi hội Nghề cá được cấp quyền
khai thác thuỷ sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng để quản lý
và tự quản lý ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản, môi trường thuỷ sinh, luồng
lạch giao thông nội vùng, đường thoát lũ và luồng di cư sinh sản của các loài
thuỷ sản đầm phá… phát huy dân chủ cơ sở hơn nữa trong quản lý thuỷ sản ở
địa phương”. [2]
2.3 Lý thuyết về đồng quản lý Nghề cá.
Đồng quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều phương thức quản lý
có người sử dụng hay chủ tài nguyên tham gia vào quá trình quản lý. [8]
16
Theo Sen và Nielsen (1996) định nghĩa đồng quản lý là một sự sắp xếp có
sự chia sẻ về mặt sức mạnh cũng như quyền lực nhằm quản lý nguồn lợi thuỷ
sản giữa các nhóm người sử dụng nguồn lợi và chính quyền.
Theo Pomeroy và Viswanathan (2003) thì các bên liên quan trong đồng
quản lý bao gồm các tổ chức phi chính phủ, nhóm người sử dụng nguồn lợi và
chính quyền. Đồng quản lý bao gồm quyền tham gia trong việc đưa ra các
quyết định quan trọng quy định cách thức, khi nào, ở đâu, bao nhiêu và đối
tượng nào được phép khai thác.
Các loại hình đồng quản lý [4]
Theo Sen và Nielsen, 1996 có các loại hình đồng quản lý sau:
Chỉ thị (Instructive): Ít chia sẻ thông tin giữa chính quyền và ngư dân.
Kiểu đồng quản lý theo tính chỉ thị (instructive) này có rất ít sự trao đổi thông
tin giữa Chính quyền và ngư dân. Hình thức đồng quản lý này khác so với
hình thức quản lý tập trung ở điểm rằng ở đây nó có cơ chế đối thoại với ngư
dân, nhưng cuối cùng Chính quyền vẫn quyết định những kế hoạch quản lý và

chỉ thông báo cho ngư dân về những kế hoạch quản lý này.
Tư vấn (Consultative): Tham khảo ý kiến giữa các bên đối tác, tuy nhiên
Nhà Nước lại đưa ra quyết định cuối cùng. Hình thức đồng quản lý tư vấn
(consultative) đòi hỏi Chính quyền phải tư vấn một cách tích cực cho cộng
đồng, tuy nhiên Chính quyền vẫn giữ trách nhiệm chính trong việc đưa ra
những quyết định cuối cùng.
Hợp tác (Cooperative): Chính quyền và ngư dân hợp tác với nhau với tư
cách là những đối tác ngang nhau trong quá trình đưa ra quyết định. Hình
thức đồng quản lý hợp tác (cooperative): cả Chính quyền và người dân đều có
sức mạnh ngang nhau trong quá trình đưa ra quyết định.
Tham vấn (a dvisory ): Người dân tư vấn cho Chính quyền, và tìm kiếm sự
ủng hộ từ phía Chính quyền khi họ tự đưa ra quyết định của mình. Đối với
hình thức tham vấn (advisory), ngư dân tham vấn cho Chính quyền trong việc
đưa ra các quyết định. Chính quyền lúc đó sẽ được yêu cầu đưa ra quyết định.
Trao đổi thông tin (Informative): Chính quyền uỷ nhiệm thẩm quyền cho
các cộng đồng ngư dân đưa ra những quyết định, và cộng đồng ngư dân chịu
trách nhiệm thông báo cho Chính quyền những quyết định này. Hình thức trao
17
đổi thông tin (informative) bao hàm Chính quyền uỷ nhiệm thẩm quyền cho
ngư dân. Trên thực tế, nó có thể không phải là một sự sắp xếp đồng quản lý
chính thức nhưng nó là hình thức truyền thống của quản lý thuỷ sản được Nhà
nước công nhận. Hình thức đồng quản lý trao đổi thông tin có thể là sự uỷ
nhiệm thẩm quyền chính thức hoặc là thừa nhận tập quán truyền thống cũng
như quyền lực truyền thống.
Theo Jentoft và cộng sự (1998) đã cụ thể hoá thêm khi giải thích: “Đồng
quản lý là quá trình phối hợp và hợp tác trong việc đưa ra các quyết định quản
lý giữa đại diện cả nhóm sử dụng nguồn lợi, Chính Phủ, tổ chức nghiên cứu.
Theo nghĩa ai là người ra quyết định có hai thái cực: quyền lực Nhà nước và
quyền của ngư dân. Hình thức quản lý trên – xuống, Nhà nuớc đưa ra những
quyết định đơn độc còn người dân thụ động thực hiện. Ngược lại, đồng quản lý

tạo cho người sử dụng nguồn lợi có quyền hành, tổ chức và thực hiện hệ thống
quản lý của riêng họ”.
Trong Hội thảo của Uỷ Hội Nghề cá châu Á - Thái Bình Dương cũng
thống nhất rằng: “Đồng quản lý nghề cá có thể được hiểu là phương pháp
tham gia, nơi mà Chính Phủ và người sử dụng nguồn lợi thuỷ sản chia sẽ
trách nhiệm và quyền hạn để quản lý Nghề cá quốc gia hoặc nghề cá trong
một vùng, dựa trên sự hợp tác giữa hai bên và với các bên liên quan khác”.
18
PHẦN 3
NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu hoạt động quản lý tài nguyên của chi hội Nghề cá cơ sở.
Nghiên cứu đối tượng quản lý: tài nguyên đầm phá, đời sống kinh tế xã hội
của cộng đồng, hộ hội viên chi hội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Nội dung: Trọng tâm nghiên cứu là tìm hiểu hoạt động quản lý chi hội
Nghề cá cơ sở và tác động của hoạt động quản lý đến tài nguyên đầm phá và
sinh kế của hộ hội viên.
Không gian: Nghiên cứu chi hội Nghề cá cơ sở vùng đầm phá Tam
Giang – Cầu Hai - Thừa Thiên Huế.
Thời gian : Tìm hiểu thông tin từ năm 2007- 2009.
3.3 Nội dung nghiên cứu.
* Đặc điểm tài nguyên đầm phá và đặc điểm kinh tế xã hội của hai cộng đồng
ngư của hai xã Vinh Giang và xã Vinh Phú.
- Đặc điểm vùng đầm phá Vinh Giang, Vinh Phú.
- Đặc điểm kinh tế xã hội của cộng đồng ngư Vinh Giang, Vinh Phú.
* Hoạt động quản lý chi hội nghề cá Giang Xuân của xã Vinh Giang và Đội
16 Vinh Phú của xã Vinh Phú.
- Công tác quản lý đầm phá trước khi có chi hội Nghề cá.
+ Cơ quan quản lý, các hoạt động quản lý

+ Kết quả của hoạt động quản lý.
- Hoạt động quản lý của chi hội Nghề cá.
+ Mục tiêu của quản lý.
+ Nội dung điều lệ, quy chế quản lý của chi hội.
+ Nội dung hoạt động quản lý của chi hội.
- Chỉ tiêu.
- Hộ nuôi trồng thuỷ sản qua 3 năm 2007– 2009.
+ Số hộ nuôi chuyên tôm.
+ Số hộ nuôi xen ghép.
19
+ Số hộ nuôi cá lồng.
+ Diện tích nuôi trên hộ (ha/ hộ), số lồng trên hộ ( lồng/ hộ ).
+ Kết quả nuôi: số hộ lãi, số hộ hoà vốn, số hộ lỗ.
- Hộ đánh bắt, khai thác tự nhiên
+ Số hộ tham gia trong từng hoạt động khai thác: Nò sáo, Lừ, Lưới,
Chuôm….
+ Sản lượng khai thác (kg/hộ/ngày).
+ Thu nhập từ hoạt động khai thác (đồng/ngày/hộ).
+ Số ngày khai thác (ngày/năm)
* Đánh giá của hội viên về hoạt động quản lý của chi hội.
- Tình hình nhận thức của hội viên về quy chế, điều lệ của chi hội.
+ Số hộ nắm rõ (tỷ lệ).
+ Số hộ không rõ (tỷ lệ) .
- Tình hình thực hiện quy chế của hội viên.
+ Số hộ thực hiện đúng (tỷ lệ).
+ Số hộ vi phạm (tỷ lệ).
- Đánh giá của hội viên về hoạt động của chi hội.
Tiêu chí: Các hoạt động của chi hội.
+ Tuần tra.
+ Ra quy chế, điều lệ.

+ Hổ trợ cho vay vốn.
+ Quy hoạch vùng khai thác, nuôi trồng.
+ Vận động ngư dân chuyển đổi nghề.
+ Giúp đỡ hộ khó khăn.
+ Hổ trợ chuyển đổi nghề.
+ Cho hội viên vay vốn.
* Kết quả của hoạt động quản lý.
- Tình hình phát triển hội viên qua các năm 2007- 2009 : Số hội viên
qua các năm.
- Tình hình thực hiện quy chế qua các năm.
Tiêu chí: Số hộ vi phạm về:
+ Ngư cụ huỷ diệt.
20
+ Quy định về kích cỡ mắt lưới.
+ Quy định về số lượng ngư cụ.
+ Khu vực khai thác, thời gian khai thác.
- Tình hình nuôi trồng thuỷ sản, khai thác tự nhiên qua các năm:
+ Hoạt động đánh bắt, khai thác tự nhiên.
Sự thay đổi về : số hộ khai thác, số lượng ngư cụ, loại ngư cụ, SLKT.
+ Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
Sự thay đổi về: số hộ nuôi, đối tượng nuôi, hình thức nuôi, diện tích
nuôi, số lồng, SLNT, kết quả nuôi (số hộ lỗ, lãi, hoà vốn).
* Cơ cấu thu nhập, chi tiêu của hộ.
- Các nguồn thu, tỷ lệ các nguồn thu nhập qua các năm 2007, 2008,
2009.
- Cơ cấu chi tiêu, tích luỹ hộ năm 2008, 2009.
3.4 Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1 Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu nghiên cứu.
* Chọn điểm.
Nghiên cứu được thực hiện tại : Thôn Nghi xuân, xã Vinh Giang,

huyện Phú Lộc và Đội 16, xã Vinh Phú, huyện Phú Vang. Thôn và đội được
chọn nơi có chi hội Nghề cá cơ sở.
* Chọn hộ.
Tiêu chí chọn hộ: Hộ là thành viên của chi hội Nghề cá tại địa phương.
Dung lượng mẫu: Đề tài chọn khảo sát 60 hộ ngư dân tại 2 xã.
Phương pháp chọn mẫu: Thu thập danh sách hộ tại cán bộ chi hội, chọn
ngẫu nhiên 30 hộ trong danh sách hộ của mỗi chi hội.
3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin.
- Thu thập thông tin thứ cấp
+ Tình hình kinh tế xã hội của địa bàn.
+ Hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác tự nhiên trên đầm phá.
+ Tài liệu về thành lập chi hội.
+ Báo cáo hoạt động của chi hội qua các năm 2007 – 2009.
- Phỏng vấn người am hiểu tại địa phương.
21
+ Đối tượng: Cán bộ khuyến ngư xã, trưởng thôn, chủ tịch chi hội Nghề
cá, thành viên ban chấp hành chi hội. Và chọn 6 người để phỏng vấn. Nhằm
mục đích hiểu rõ tình hình của địa phương và chi hội và để có thể kiểm tra
được thông tin.
+ Loại thông tin
* Thông tin chung về thôn ( xã ).
* Cơ chế quản lý tài nguyên đầm phá của chi hội.
* Hoạt động quản lý của chi hội.
* Kết quả, tác động của hoạt động quản lý đến tài nguyên thủy sản,
sinh kế của hộ.
- Phỏng vấn hộ.
+ Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phiếu khảo sát với bảng hỏi bán
cấu trúc. Kết hợp với phương pháp quan sát, dòng thời gian nhằm mục đích
hiểu rõ hơn quá trình khai thác và quản lý tài nguyên của cộng đồng ven phá
trước đây (trước khi có hoạt động quản lý của chi hội Nghề cá).

+ Nội dung chính.
• Thông tin chung về hộ.
• Các hoạt động sinh kế, thu nhập hộ.
• Sự thay đổi trong hoạt động tạo thu nhập của hộ.
• Đánh giá của hộ về hoạt động quản lý tài nguyên của
chi hội nghề cá.
• Hiệu quả hoạt động quản lý của chi hội đối với
nguồn tài nguyên, thu nhập của hộ.
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu.
Số liệu thu thập được xử lý, phân tích bởi phương pháp thống kê thông
thường qua phần mềm Excel.
22
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu.
4.1.1 Thông tin chung về cộng đồng ngư nghiệp tại vùng nghiên cứu.
Nghiên cứu thực hiện tại Vinh Giang và Vinh Phú, đây là hai xã nằm
ven hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.
Vinh Giang là một xã ngư nghiệp thuộc huyện Phú lộc bao gồm 4 thôn
là Nghi Xuân, Nghi Giang, Nam Trường và Đơn chế, trong đó Nghi Xuân là
thôn có số hộ tham gia hoạt động sản xuất thủy sản nhiều nhất và trên địa bàn
thôn có chi hội Nghề cá Giang Xuân.
Còn Vinh Phú là một xã vùng cát nằm ở phía đông của huyện Phú
Vang. Trên đại bàn xã có 6 thôn và 1 đội. Đội 16 là đội chuyên làm ngư
nghiệp của xã, địa bàn của đội trải dài chủ yếu trên 3 thôn Trừng Hà, Hà Bắc,
Nghĩa Lập. Và chi hội Nghề cá Đội 16 Vinh Phú nằm trên địa bàn của đội.
Bảng 1: Tình hình kinh tế xã hội của 2 cộng đồng ngư Nghi Xuân và Đội 16
.
Chỉ tiêu ĐVT
Nghi Xuân xã

Vinh Giang
Đội 16 xã
Vinh Phú
Tổng số hộ Hộ 193 91
- Hộ nông nghiệp Hộ 10 0
- Hộ ngư nghiệp Hộ 163 91
- Hộ khác Hộ 20 0
Tổng số khẩu Khẩu 895 591
Tổng số lao động Lao động 486 382
Hộ khá Hộ 154 55
Hộ trung bình Hộ 12 20
Hộ nghèo Hộ 27 16
Diện tích mặt nước Ha 88 250
Hộ nuôi trồng Hộ 88 34
Hộ khai thác Hộ 157 91
Số hội viên hội Nghề cá Hội viên 126 71
Khẩu / hộ Khẩu 4,63 6,49
Lao động/ hộ Lao động 2,52 3,09
Nguồn: Khảo sát thực tế, 2010.

23
Nghi Xuân và Đội 16 Vinh Phú là hai cộng đồng ngư nghiệp mà sinh
kế của người dân gắn chặt với tài nguyên đầm phá. Hai cộng đồng này mang
những nét đặc trưng của các thôn làng ven phá Tam Giang như có số hộ ngư
nghiệp lớn, tỷ lệ gia tăng dân số nhanh, cấu trúc dân số trẻ, có nguồn lao động
dồi dào…
Đặc điểm về kinh tế xã hội của hai cộng đồng ngư Nghi Xuân xã Vinh
Giang và Đội 16 xã Vinh Phú thể hiện ở bảng trên.
Đội 16 là một cộng đồng thuần ngư với tổng số là 91 hộ thì tất cả đều
làm ngư nghiệp, vì đây là cộng đồng dân thủy diện lên định cư của xã Vinh

Phú, cộng đồng nằm rãi rác trên các thôn Trừng Hà, Hà Bắc, Nghĩa Lập…
nhưng các hộ này đều nằm dưới sự quản lý của Đội 16. Sau khi lên định cư với
việc đầm phá nằm ngay sau lưng nhà của họ, chính điều này không gây ảnh
hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của họ. Toàn thôn có 591 khẩu, trung bình
6,49 khẩu/hộ, trong những năm gần đây tỷ lệ tăng dân số có giảm so với với
trước. Toàn thôn có 382 người trong độ tuổi lao động, chiếm 65% số khẩu của
toàn đội. Nguồn lao động ở đây trẻ và tương đối dồi dào với 3,09 lao động/hộ.
Đặc biệt ở đây có một bộ phận chưa đến tuổi lao động nhưng đã tham gia tạo
nguồn thu nhập cho gia đình, chủ yếu là di cư đến các thành phố làm người
giúp việc hoặc trông em cho các gia đình. Khác với Đội 16, Nghi Xuân là
một thôn Nông – Ngư, với đặc điểm vừa có mặt nước đầm phá vừa có ruộng
ô đầm, nên bên cạnh những hộ ngư nghiệp sống chủ yếu dựa vào mặt nước
đầm phá, là các hộ nông nghiệp, giữa các nhóm hộ nông và ngư thì có sự qua
lại, hộ nông nghiệp ngoài sản xuất nông nghiệp là chính như lúa, rau, đậu…
họ còn tham gia vào nuôi trồng thuỷ sản và khai thác tự nhiên trên đầm phá.
Theo phân loại của thôn dựa trên hoạt động sản xuất chính toàn thôn có 193
hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 10 hộ, hộ ngư nghiệp là 163 hộ, và nhóm hộ
khác (buôn bán, mộc, nề, hộ già cả, neo đơn…) là 20 hộ. Ở đây hộ ngư
nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ tuyệt đối 163/193 hộ, đời sống của người dân vẫn phụ
thuộc nhiều vào đầm phá, và đó là chổ dựa sinh kế của phần lớn người dân ở
đây. Với tổng số khẩu của thôn là 895 khẩu, bình quân 4,63 khẩu/ hộ, đó
không phải là con số quá cao so với các thôn khác, người dân đã nhận thức
được vấn đề của việc đông con, thiếu điều kiện để chăm sóc con cái, cho con
24
cái học hành đến nơi đến chốn, nên tỷ lệ gia tăng dân số của thôn giảm mạnh.
Tổng số lao động của thôn là 486 lao động, trung bình 2,52 lao động/ hộ.
Nhìn chung ở hai cộng đồng đều có cấu trúc dân số trẻ, với lao động
tương đối dồi dào sẽ đáp ứng yêu cầu đặc thù nghề nghiệp trên đầm phá.
Theo tiêu chí phân loại hộ theo kinh tế xã hội, với chuẩn mới hiện nay là:
hộ khá trên 260 nghìn đồng/người/tháng, hộ trung bình trên 200 nghìn đồng

dưới 260 nghìn đồng/ tháng/người/tháng, hộ nghèo dưới 200 nghìn
đồng/tháng/người. Với tiêu chí đó tỷ lệ các nhóm hộ ở thôn Nghi Xuân và
Đội 16 của năm 2009 như sau. Tỷ lệ hộ khá tương đối cao ở thôn Nghi Xuân
với 154 hộ, ở Đội 16 tỷ lệ này ở mức khá với 55 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo ở hai thôn
còn tương đối cao, đặc biệt ở Đội 16 với 16 hộ nghèo, mặc dù trong theo như
phỏng vấn cán bộ Đội 16 cho biết, trong những năm gần đây tỷ lệ hộ nghèo
đã giảm nhiều, trước đây có khi lên tới trên 30 hộ. Còn ở Nghi Xuân tỷ lệ hộ
chỉ là 27 và theo phỏng vấn cán bộ thôn thì số hộ nghèo hiện tại của thôn chủ
yếu là hộ già cả, neo đơn không có khả năng lao động.
Với hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản. Ở cộng đồng ngư Nghi Xuân
hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có hai hình thức là nuôi chuyên tôm và nuôi
xen ghép. Nuôi xen ghép với đối tượng nuôi chủ yếu là tôm, cua, cá dìa, cá
kình, với số hộ tham gia là 56 hộ. Nuôi chuyên tôm có 32 hộ tham gia. Còn
với cộng đồng ngư đội 16 của Vinh Phú, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có sự
phong phú hơn với nhiều hình thức bao gồm nuôi chuyên tôm, nuôi xen ghép,
nuôi cá lồng. Với 25 hộ tham gia nuôi ao và 9 hộ nuôi cá lồng.
Hoạt động đánh bắt khai thác tự nhiên rất phong phú dựa trên điều kiện
thuận lợi là diện tích mặt nước tương đối lớn, thôn Nghi Xuân là 88 ha, và Đội
16 là 250 ha. Thôn Nghi Xuân có bốn nghề khai thác chủ yếu là Sáo, Lưới, Lừ,
và Chuôm, với 157 hộ tham gia. Theo như phỏng vấn cán bộ thôn Nghi Xuân thì
tỷ lệ hộ tham gia vào nghề Lừ cao nhất với 100 hộ tham gia và Sáo với 79 hộ
tham gia.
“… Lừ không đòi hỏi diện tích mặt nước lớn như các ngư cụ cố định,
có thể đặt ngay trên các luồng lạch giao thông, sản lượng khai thác nhiều”.
Phỏng vấn cán bộ thôn Nghi Xuân.
Còn ở Đội 16 có 91 hộ tham gia khai thác với 6 nghề bao gồm Chuôm,
Lưới, Lừ, Sáo, Đáy. Khác với Nghi Xuân, Đội 16 có nghề Đáy, Rớ giàn, đây
25

×