Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động trồng sắn của các hộ trên địa bàn xã kỳ lâm huyện kỳ anh tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.5 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
PHẦN 2 3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế 3
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới 4
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam 5
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Hà Tĩnh 7
2.5. Vai trò của cây sắn và việc sản xuất sắn 7
2.5.1. Sự cần thiết để phát triển cây sắn 7
2.5.2. Những vai trò và tiềm năng của cây sắn 8
2.5.3. Khó khăn và thách thức đối với viêc phát triển cây sắn 9
PHẦN 3 11
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1. Đối tượng và pham vi nghiên cứu 11
3.2. Nội dung nghiên cứu 11
3.2.1. Thực trạng phát triển cây sắn tại địa phương 11
3.2.2. Kết quả và hiệu quả trồng sắn của nông hộ 11
3.2.3. Khó khăn của hộ đang gặp phải 12
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sắn 12
3.3. Phương pháp nghiên cứu 12
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 12
Tiến hành xin danh sách của xã và chon ra các hộ trồng sắn, sau đó bốc thăm
ngẩu nhiên 20 hộ trồng sắn, tiến hành phỏng vấn hộ. Sau đó phân loại ra hộ
khá: hộ nghèo và hộ trung bình theo chuẩn nghèo của nhà nước ban hành 12
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu 12
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu 13


PHẦN 4 14
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu 14
4.1.1. Vị trí địa lý 14
4.1.2. Tình hình sử dụng đất của xã Kỳ Lâm 14
4.1.3. Cơ cấu dân số và lao động của xã 15
4.1.4. Cơ cấu thu nhập của xã Kỳ Lâm 15
4.2. Thực trạng phát triển cây sắn trên địa bàn xã Kỳ Lâm - huyện Kỳ Anh –
tỉnh Hà Tĩnh 16
4.2.1 Thực trạng sản xuất sắn của xã Kỳ Lâm 16
4.2.2. Các loại giống Sắn được sử dụng trên địa bàn xã Kỳ lâm 18
4.3. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 18
4.3.1. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra 18
4.3.2. Cơ cấu dân số và lao động của nhóm hộ điều tra 19
4.4. Tình hình sản xuất sắn của các hộ điều tra 20
4.4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các nông hộ 20
4.4.2. Tình hình sử dụng giống Sắn của các nông hộ trong năm 2010 20
4.4.3. các biện pháp kỹ thuật chính được các hộ áp dụng trong trồng sắn 21
4.4.4. Tình hình tiêu thụ sắn của các nông hộ 21
4.4.5. Những khó khăn trong quá trình sản xuất sắn của nông hộ 22
4.5. Hiệu quả của việc sản xuất sắn ở nông hộ 22
4.5.1. Chi phí cho sản xuất sắn ở nông hộ 22
4.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất sắn 24
4.6.1. Ảnh hưởng của chính sách nhà nước 24
4.6.2. Vai trò của nhà máy tinh bột sắn 24
4.6.3. Ảnh hưởng của việc quy hoạch sản xuất 25
4.6.4 Ảnh hưởng của thị trường và các yếu tố đầu vào 25
4.6.5 Giống 25
4.6.6. Phân bón 25
4.6.7. Ảnh hưởng của công tác khuyến nông 26

PHẦN 5 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27
5.1 Kết Luận 27
5.2. Kiến Nghị 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
PHIẾU ĐIỀU TRA CHO HỘ SẢN XUẤT NGÀNH HÀNG SẮN 2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ 5
Năm (2006 – 2009) 5
Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn 6
(2006 – 2009) 6
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng của các vùng sinh thái Việt Nam năm 2009 6
Bảng 4: Tình hình trồng sắn của tỉnh 2006-2009 7
Bảng 5: Tình hình sử dụng đất của xã Kỳ Lâm (2008-2010) 14
Bảng 6: Cơ cấu lao động của xã Kỳ Lâm năm 2010 15
Bảng 8: Tình hình trồng sắn qua 3 năm của xã Kỳ Lâm 17
Bảng 9: tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2010 19
Bảng 11. Tình hình sản xuất sắn của nông hộ năm 2010 20
Bảng 12: kỹ thuật canh tác của các hộ trông sắn 21
Bảng 13. Tình hình tiêu thụ sắn của các hộ điều tra 21
Bảng 13: Chi phí cho trồng sắn bình quân cho một hộ 22
Bảng14: Hiệu quả kinh tế của việc trồng sắn năm 2010 23
Bảng 15: Chênh lệch giá phân giữa năm 2010-2011 25
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp và phát triển nông thôn được xem là nền tảng để phát triển
kinh tế và tiến hành hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Xây dựng một nền nông
nghiệp đa dạng hóa định hướng phát triển của đất nước, ứng dụng công nghệ
mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như

quốc tế. Nhiệm vụ đặt ra là tăng cường chuyển giao và phát triển công nghệ
nông nghiệp mới và cải tiến giống mới năng suất cao, với nhiều biện pháp kỹ
thuật tiến bộ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng nông thôn.
Muốn phát triển ngành nông nghiệp chúng ta cần chú trọng phát triện các
nguồn lực của đất nước, đặc biệt là nguồn lực nông nghiệp nông thôn như: lao
động nông thôn, nguồn lực đất đai, nguồn lực tự nhiên Hiện nay cây Sắn
đang đem lại giá trị hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế của vùng nông
nghiệp nông thôn nói riêng, phát triển kinh tế của đất nước nói chung. Cây
Sắn là cây trồng hàng năm, là cây trồng gắn bó hết sức lâu đời với nhân dân
ta. Sản phẩm từ cây Sắn được sử dụng rộng rải trong nhân dân ta và được
nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, Sắn có thể chế biến bằng củ tươi, tinh bột
từ củ Sắn để chế biến các loại thực phẩm như các món ăn đặc sản có tù lâu
đời, cũng có thể chế biến thành lát khô để xuất khẩu…, cung cấp nguyên liệu
cho các nhà máy chế biến tinh bột phục vụ cho nghành công nghiệp như: làm
nguyên liệu bánh, kẹo, và phụ gia cho dược phẩm… Lá Sắn còn phục vụ cho
ngành chăn nuôi như nuôi cá, nuôi lợn, trâu bò, và ủ bón phân cây trồng…
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cây sắn đang chuyển đổi nhanh
chóng từ cây lương thực thành cây hàng hoá với lợi thế cạnh tranh cao. Việt
Nam hiện là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng hàng thứ hai ở châu Á sau Thái
Lan.Việt Nam hiện đã có 52 nhà máy chế biến tinh bột sắn và khoảng 4000
cơ sở chế biến thủ công (số liệu của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông
Thôn). Thực tiễn sản xuất và thị trường sắn ở Việt Nam cần thiết đòi hỏi
những vùng nguyên liệu sắn hàng hoá tập trung, với cơ cấu giống tốt phù hợp,
để nông dân trồng sắn, người mua, người chế biến sắn đều có lãi.
Kỳ Lâm là một xã miền núi nằm phía Tây của huyện Kỳ Anh, tĩnh Hà
Tĩnh. Đại bộ phận nhân dân trong xã sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, độc
1
canh cây lúa và chăn nuôi. Năm 2009, Sở Khoa Học&Công Nghệ Hà Tĩnh đã
phối hợp với huyện Kỳ Anh trồng thử nghiệm giống sắn chất lượng cao trên
diện tích 600 m2 tại hộ ông Lê Viết Hừng, xóm Đông Hà, xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ

Anh. Năm 2010, quy mô được mở rộng hơn 1,5 ha. Qua 2 lần trồng thử nghiệm
cho thấy: giống sắn có tính thích ứng rộng, có thể trồng được ở nhiều vùng sinh
thái khác nhau, chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chống đổ; năng suất bình quân
60-70 tấn/ha, hàm lượng tinh bột. Trong nhữn năm gần đây nhân dân trong xã
Kỳ Lâm đã không ngừng đẩy mạnh việc phát triển cây sắn, diện tích và sản
lượng cây sắn không ngừng được tăng lên. Từng bước đưa cây sắn phát triển
thành cây trồng chủ lực đem lại thu nhập cho người dân nơi đây, góp phần vào
việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.
Từ thực tế khẳng định, cây sắn là một cây trồng mang lại hiệu quả kinh
tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi đây. Nhưng các nghiên
cứu về cây sắn ở đây chưa được thực hiện để hổ trợ cho bà con trong sản xuất
và phát triển cây sắn. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế trong hoạt động trồng sắn của các hộ trên địa bàn Xã Kỳ Lâm
huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu của mình. Để biết rõ hơn
về hiệu quả của cây sắn đối với kinh tế của người dân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành nhằm các mục tiêu:
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động trồng sắn của địa phương và hộ gia đình.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng sắn của người dân trên
địa bàn xã Kỳ Lâm huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất sắn
của nông hộ.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng
đầu của các nhà sản xuất kinh doanh để hạch toán kinh tế và cũng là mối quan
tâm của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một động lực, là thước đo phản ánh
chất lượng hoạt động kinh tế, trình độ tổ chức quản lý sản xuất.

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Có nghĩa là yếu tố hiện vật và giá trị đều
đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi
phí bỏ ra biểu hiện bằng các chỉ tiêu như sau: giá trị tổng sản phẩm, thu nhập,
lợi nhuận tính trên lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế xã hội là sự tương quan, so sánh giữa chi phí bỏ ra và
kết quả đạt được cả về mặt kinh tế và xã hội. Trường hợp này có thể đạt
hiệu quả về mặt kinh tế thấp nhưng hiệu quả xã hội cao, mục tiêu cuối cùng
của phát triển kinh tế là phát triển xã hội, do vậy nói đến hiệu quả kinh tế
một cách chung chung là chúng ta phải hiểu trên quan điểm là hiệu quả
kinh tế - xã hội.
Do đó hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội vừa thể hiện tính
khoa học, lý luận, sáng tạo vừa là yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Có thể nói
bản chất kinh tế là so sánh tương quan tương đối và tuyệt đối giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra. Do vậy khi tính đến hiệu quả kinh tế chúng ta cần xác
định chính xác lượng kết quả thu được và chi phí bỏ ra cho quá trình sản xuất
kinh doanh. (Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nguyễn Thiện Tâm, Trường đại
học nông lâm-Huế 2010).
Trong thực tế tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định
kết quả sao cho phù hợp như: mục tiêu sản xuất ra sản phảm nhằm đáp ứng
nhu cầu của xã hội là chính thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản phẩm
được sản xuất ra. Nhưng đối với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê nhân
công kết quả thu được cần phải quan tâm đến lợi nhuận, đối với nông hộ kết
quả mà nông hộ quan tâm là kết quả thu nhập.
3
Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí cho
yếu tố đầu vào như: đất, lao động, nguyên nhiên vật liệu tùy theo từng mục đích
nghiên cứu mà chi phí bỏ ra được tính toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới

Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện được trồng trên 100 nước có khí
hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu
Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực
quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột
sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên
thế giới (Trần Công Khanh, Năm 2010). Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn
gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng là cây hàng hóa xuất
khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì,
màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm.
Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp
chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol). Năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất
một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân cận để cung
cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol. Tại Thái Lan, nhiều
nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã được xây dựng năm 2008. Indonesia
đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt
buộc 5% bắt đầu từ năm 2010. Các nước như Lào, Papua New Guinea, đảo
quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng đang nghiên cứu thử nghiệm
cho sản xuất ethanol (Trần Công Khanh, Năm 2010)
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia
tăng từ năm 1995 đến nay (Bảng 1). Năm 2008, sản lượng sắn thế giới đạt
238,45 triệu tấn củ tươi so với 223,75 triệu tấn năm 2007 và năm 1995 là
161,79 triệu tấn. Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế
đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nước có năng
suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha),
so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha (FAO, 2008). Việt
Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn trên thế giới (9,38 triệu tấn). (Trần
Công Khanh, Năm 2010)
4
Bảng1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ
Năm (2006 – 2009)

Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2006 20,50 10,90 224,00
2007 18,39 12,16 223,75
2008 21,94 12,87 238,45
2008 24,35 13,09 318,74
(Trần Công Khanh tổng hợp từ FAOSTAT qua các năm)
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây
công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập
kỹ đầu của thế kỹ XXI (Bảng 2). Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của
các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh
thái và điều kiện kinh tế nông hộ (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1997).
Nghiên cứu và phát triển cây sắn theo hướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng,
đất khó khăn là việc làm có hiệu quả cao (Hoàng Kim và Trần Công Khanh,
2005). Đây cũng là hướng hổ trợ chính cho việc thực hiện Đề án “Phát triển
nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ
Tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20
tháng 11 năm 2007.
Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các
vùng sinh thái nông nghiệp. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam
qua các năm và phân theo các vùng sinh thái được thể hiện qua Bảng 2 và
Bảng 3. Diện tích sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung (168,80 ngàn ha). Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả

nước, tập trung chủ yếu ở bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông.
Năm 2008, diện tích sắn của Tây Nguyên đạt 150.100 ha, nhưng năng suất
bình quân chỉ đạt 15,7 tấn/ha, tổng sản lượng 2,35 triệu tấn, thấp hơn rất
5
nhiều so với năng suất và sản lượng sắn của vùng Đông Nam Bộ (23,74
tấn/ha và 2,69 triệu tấn) (Tổng cục thống kê, 2009).
Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn
(2006 – 2009)
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
( triệu tấn)
2006 475,2 16,37 7782,5
2007 495,5 16,54 8192,8
2008 554,0 16,81 9309,9
2009 508,8 16,82 8556,9
(Trần Công Khanh tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm)
Hoạt động trồng sắn ở các vùng sinh thái của nước ta có sự khác nhau
cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Số liệu được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng của các vùng sinh thái Việt
Nam năm 2009
TT Vùng sinh thái
Diện
tích
(1000
ha)

Năng
suất
(tấn/ha)
Sản
lượng
(1000
tấn)
1 Đồng bằng sông Hồng 7,90 12,92 102,10
2 Trung du và miền núi phía Bắc 110,00 12,07 1.328,00
3 Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 168,80 16,64 2.808,30
4 Tây Nguyên 150,10 15,70 2.356,10
5 Đông Nam Bộ 113,50 23,74 2.694,50
6 Đồng bằng sông Cửu Long 7,40 14,43 106,80
Cả nước 557,40 16,87 9.395,80
(Nguồn: Trần Công Khanh tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm 2009)
6
Về thời tiết, Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên có sự phân biệt mùa mưa và
mùa khô rất rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 và kết thúc vào cuối tháng 10
hàng năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 04 năm sau. Do đặc
điểm thời tiết của Vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên gần giống nhau nên lịch
thời vụ trồng sắn của cả hai vùng sinh thái nói trên cũng được bố trí tương tự.
- Thời vụ chính (khoảng 70% diện tích), sắn được trồng từ giữa tháng tư
đến cuối tháng năm, thu hoạch từ đầu tháng một đến cuối tháng ba năm sau.
- Thời vụ phụ (khoảng 30% diện tích), sắn được trồng từ giữa tháng 8
đến giữa tháng 9, thu hoạch từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 năm sau. Sắn
trồng ở thời vụ cuối mùa mưa có hàm lương tinh bột thấp hơn so với thời vụ
trồng đầu mùa mưa, diễn biến hàm lượng tinh bột của sắn trong năm.
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Hà Tĩnh
Hà Tĩnh được đánh giá là tỉnh có bước tiến lớn về phát triển cây sắn
trong hơn 10 năm trở lại đây. Nhờ áp dụng nhiều giống mới có năng suất và

hàm lượng tinh bột cao như các giống KM140, KM94, KM98…
Bảng 4: Tình hình trồng sắn của tỉnh 2006-2009
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn)
2006 3100 12,5 38900
2007 4100 8 32800
2008 4100 12,2 49800
2009 3900 12,8 49900
(Tổng cục thống kê, năm 2009)
Những năm gần đây diện tích và năng suất của cây sắn trên địa bàn
tỉnh luôn luôn tăng, sản lượng sắn của năm 2009 tăng 100 tấn so với năm
2008 trong khi diện tích giảm, chứng tỏ rằng cây sắn đã đem lại hiệu quả kinh
tế đáng kể. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác đã khai
thác tối đa năng suất của loại cây trồng này.
2.5. Vai trò của cây sắn và việc sản xuất sắn
2.5.1. Sự cần thiết để phát triển cây sắn
Ở những nước trồng sắn thì sắn chủ yếu dùng làm lương thực cho
người và dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tinh bột.
Thuỷ tổ của cây sắn nhiệt đới được biết đến với cái tên tapioca hay manioc là
7
một loại cây có củ được trồng ở các nước nhiệt đới với hàm lượng
hydratcacbon từ 30-35%. Hàm lượng protein trong củ sắn rất thấp (1-2%).
(Hoàng Kim và Trần Công Khanh, 2005). Vì vậy khi sử dụng làm thức ăn
chăn nuôi phải kết hợp với các thành phần giàu protein khác. Hàm lượng tinh
bột trong củ sắn từ 25-30% tuỳ theo giống sắn. Một nhược điểm lớn khi sử

dụng sắn là củ sắn bị biến màu rất nhanh sau khi thu hoạch.
Ở Thái Lan, việc sản xuất sắn lát, sắn viên, bột, tinh bột và bảo quản
sắn khô đã phát triển thành một ngành công nghiệp qui mô lớn theo hướng
xuất khẩu, ban đầu là cung cấp cho thị trường EU và tiếp đến là Trung Quốc.
Chế biến tinh bột sắn là một quá trình tương đối đơn giản và duy nhất vì có
thể thực hiện ở mọi qui mô sản xuất từ nhỏ, trung bình đến lớn. Một vài công
nghệ đã được áp dụng vào việc bảo quản củ sắn. Sự phát triển của ngành chế
biến tinh bột sắn đã tạo ra một ngành công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và
biến cây sắn từ một loại cây lương thực có giá trị thấp thành một nguyên liệu
để làm ra các sản phẩm có giá trị cao. (Học viện Công nghệ Châu Á.2008)
Vì lí do này, ngay từ đầu Chương trình về Công nghệ của các quá trình
sinh học vào năm 2008, cây sắn đã được chọn là một trong những lĩnh vực
nghiên cứu chủ chốt Việt Nam.
2.5.2. Những vai trò và tiềm năng của cây sắn
Sắn được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới từ 30 độ vĩ Bắc đến
30 độ vĩ Nam với độ cao giới hạn trong khoảng 2.000 m. Sản phẩm từ sắn
(củ, thân, lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho nhiều
ngành công nghiệp như: dược, dệt, hoá dầu thực phẩm, chăn nuôi… Giá trị
của cây sắn ngày càng được nâng cao nhờ những ứng dụng rộng rãi của nó.
Trong ngành dược, tinh bột sắn được sử dụng làm tá dược trong sản xuất
thuốc, biến tính tinh bột sắn cho nhiều sản phẩm có giá trị như đường
gluccose, fructose … để làm dịch truyền hoặc các phụ gia cho các sản phẩm
khác. Tinh bột sắn còn được dùng để làm hồ vải, làm lương thực, thực phẩm
cho người, đặc biệt tinh bột sắn là thành phần không thể thiếu được trong
ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản do nó có độ
dẻo cao và không bị tan trong nước. Từ tinh bột sắn có thể chế biến được gần
300 loại sản phẩm khác nhau. Lá sắn dùng để chế biến thức ăn gia súc hoặc
dùng để nuôi tằm Eri rất tốt, do chứa nhiều axit amin và một số chất dinh
dưỡng. Thân sắn dùng để chế biến cồn, làm giấy, ván ép, chất đốt hoặc làm
giá thể trồng nấm ,lá và củ làm thức ăn chăn nuôi…

8
Một trong những ứng dụng có thể nói nổi bật nhất hiện nay của cây sắn
là sản xuất xăng sinh học để dùng cho các động cơ đốt trong, không gây ô
nhiễm môi trường. Đây là hướng phát triển chủ yếu hiện nay.
Ở nước ta những năm gần đây, cây sắn thực sự đã trở thành cây hàng
hoá góp phần rất lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay cả nước
có 53 nhà máy công suất trên 50 tấn tinh bột ngày đêm và khoảng hơn 2.000
cơ sở chế biến thủ công. Sản lượng tinh bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, đóng
góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra nhờ tận dụng nguồn phụ phẩm từ công nghiệp chế biến sắn,
nguồn phân hữu cơ từ việc nuôi bò, đã sản xuất phân bón đa dinh dưỡng cho
bà con nông dân, thâm canh để ngăn chặn tình trạng đất bị bạc màu( Nguyến
Bạch Mai, 2010).
2.5.3. Khó khăn và thách thức đối với viêc phát triển cây sắn
Cây sắn là cây dễ trồng, khả năng chống chịu tốt, năng suất sinh học
cao nhưng việc trồng sắn hiện nay đang đối diện với nhiều thách thức. Điều
đầu tiên đó là sự suy thoái dinh dưỡng đất trồng sắn. Năng suất sinh học của
sắn khá cao nhưng do đầu tư chưa tương xứng nên đất bị mất dinh dưỡng rất
mạnh trong lúc đó sự hoàn trả các chất hữu cơ như thân, lá cho đất không
đáng kể. Sự rửa trôi dinh dưỡng của đất trồng sắn được ghi nhận là rất lớn do
thường được trồng vào đầu mùa mưa với mật độ thấp nên trong (3 – 4)tháng
đầu diện tích lá thấp. Tại một số nơi, nông dân thường quản canh vì vậy đất
trồng sắn ngày càng bị suy giảm dinh dưỡng. Năng suất tinh bột của cây sắn
hiện nay là khá thấp và có xu hướng giảm dần. Mặc khác, sắn thường được
trồng trên đất có độ dốc lớn nên quá trình xói mòn rất mạnh làm cho đất bị
kiệt quệ dinh dưỡng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc chế biến các
sản phẩm từ cây sắn đặc biệt là tinh bột ảnh hưởng đến môi trường nếu không
được xử lý tốt. Do sắn thường được trồng chủ yếu tại các nước đang phát
triển, nên đi đôi với việc tăng diện tích trồng sắn là diện tích rừng bị mất, đe
doạ trực tiếp đến môi sinh, môi trường, góp phần làm biến đổi khí hậu.

Mặc dù còn có những hạn chế, thách thức nhưng cây sắn ngày càng
được coi trọng và quan tâm đúng mức hơn. Rất nhiều các tiến bộ kỹ thuật đã
và đang được áp dụng nhằm tăng năng suất sắn, bảo vệ đất, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và tăng giá trị của các sản phẩm từ cây sắn qua quá trình
chế biến. Hy vọng rằng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc canh tác
9
sắn sẽ ngày càng bền vững và đưa cây sắn trở thành một đối tượng quan trọng
trong cơ cấu cây trồng của nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung.
(Nguyễn Bạch Mai, 2010)
10
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và pham vi nghiên cứu
- Đối tượng: Là những hộ có tham gia hoạt động trồng sắn tại xã Kỳ Lâm,
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian, địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại xã Kỳ Lâm,
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Thời gian: tiến hành đề tài bắt đầu từ (03/01/2011-06/05/2011).
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Thực trạng phát triển cây sắn tại địa phương
- Diện tích, năng xuất, sản lượng.
- Cơ cấu giống Sắn trên địa bàn xã Kỳ Lâm
- Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
+Tình hình sử dụng vốn đầu tư và trang thiết bị kỷ thuật.
+Tình hình đầu tư của các nông hộ
+Tình hình sử dụng giống Sắn của các nông trong năm 2010
+Tình hình đầu tư cây Sắn.
-Tình hình sản xuất của các hộ điều tra
-Tình hình tiêu thụ sắn ở các nông hộ

3.2.2. Kết quả và hiệu quả trồng sắn của nông hộ
- Năng suất sắn của các nông hộ
- Kết quả, hiệu quả sản xuất sắn
- Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất sắn
+ Ảnh hưởng của chính sách nhà nước
+ Vai trò của nhà máy tinh bột sắn
+ Ảnh hưởng của việc quy hoạch sản xuất
+ Ảnh hưởng của thị trường và các yếu tố đầu vào
 Giống
 Phân bón
 Ảnh hưởng của công tác khuyến nông
11
3.2.3. Khó khăn của hộ đang gặp phải
- Khó khăn về vốn.
- Khó khăn về lao động.
- Khó khăn về thị trường và giá cả.
- Khó khăn về giống và kỹ thuật
- Khó khăn về thiên tai và thời tiết.
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sắn
- Định hướng phát triển.
- Giải pháp:
+ Kỷ thuật
+ Về chính sách vay vốn
+ Nhà máy
+ Về chuyển giao tiến bộ khoa học kỷ thuật
+ Về các dịch vụ sản xuất
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Để thu thập thông tin phục vụ cho việc viết đề tài này, tôi đã lựa chọn các
đối tượng là.

- Cán bộ của ủy ban nhân dân xã, cán bộ trồng trọt của xã và một số cán
bộ khác.
- Các cơ sở và các hộ làm nghề buôn bán kinh doanh chế biến sắn.
- 20 hộ có trồng sắn. Trong đó có 15 hộ trên nghèo và 5 hộ nghèo.
Tiến hành xin danh sách của xã và chon ra các hộ trồng sắn, sau đó bốc
thăm ngẩu nhiên 20 hộ trồng sắn, tiến hành phỏng vấn hộ. Sau đó phân loại ra
hộ khá: hộ nghèo và hộ trung bình theo chuẩn nghèo của nhà nước ban hành.
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và thu thập thông tin sơ cấp. Hai
phương pháp này sẽ được lồng ghép, bổ sung cho nhau để làm rõ hơn về vấn
đề nghiên cứu, cụ thể:
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Nghiên cứu tài liệu: các số liệu ,tài liệu liên quan đên trồng sắn của
địa phương
12
- Các báo cáo của địa phương: Các báo cáo vê tình hình kinh tế xã hội của
xã Kỳ Lâm trong 3 năm trở lại đây sẽ được sử dụng cho nghiên cứu này.
Ngoài ra báo cáo kinh tế xã hội của huyện Kỳ Anh cũng được sử dụng, các
báo cáo của cơ quan thống kê địa phương.
b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phỏng vấn người am hiểu: Phỏng vấn bán cấu trúc đối với cán bộ xã, cán
bộ trồng trọt và các cán bộ ban ngành có liên quan.
- Phỏng vấn hộ: Bằng bảng hỏi bán cấu trúc.
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Số liệu thu thấp sẽ được xử lý trên phần mềm Excel.
13
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
4.1.1. Vị trí địa lý

Kỳ Lâm là một xã vùng núi nằm ở phía tây huyện Kỳ Anh, cách trung
tâm huyện khoảng chừng 18km theo hướng Đông- Tây theo đường quốc lộ 12A.
Phía đông giáp với xã Kỳ Lạc
Phía tây giáp xã Kỳ Thượng
Phía nam giáp xã Kỳ Hợp
Phía nam giáp xã Kỳ Sơn
Kỳ Lâm là một xã miền núi của huyện kỳ anh chủ yếu là diện tích đồi
núi, rất phù hợp trong việc phát triển ngành nông nghiệp. Có chiều dài 14 km
tuyến đường quốc lộ 12A chạy qua được xây dựng và hoàn thành năm 2007
chạy dọc từ thì trấn kỳ anh tới cửa khẩu cha lo nên khá thuận lợi cho việc vận
chuyển hàng hóa và sản phẩm nông nghiệp.
4.1.2. Tình hình sử dụng đất của xã Kỳ Lâm
Về địa hình địa thế có phần phức tạp, giới hạn độ cao so với mực nước
biển khoảng 800m đến 120m. Hình dạng bề mặt chủ yếu là đồi núi nhấp nhô
bị chia cắt thành nhiều vùng nhỏ bởi các con sông, suối. Với thành phần cơ
giới là đất thịt và đất cát rất phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt
là trồng trọt và chăn nuôi. Rất phù hợp cho việc trồng và phát triển cây sắn.
Tình hình sử dụng đất của xã Kỳ Lâm được thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5: Tình hình sử dụng đất của xã Kỳ Lâm (2008-2010)
Loại đất Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Đất tự nhiên 10.105,21 ha 10.127,84 ha 10.135,49 ha
Đất nông nghiệp 612,25 ha 693,71 ha 872,34 ha
Đất lâm nghiệp 7.928,12 ha 7.546,20 ha 7.148,86 ha
Đất chuyên dụng và nhà ở 1164,85 ha 1403,61 ha 1644,84 ha
Đất khác 399,99 ha 754,44 ha 994,28 ha
(Nguồn: Số liệu thống kê xã Kỳ Lâm 2008-2010)
14
Thực trạng về sử dụng đất đai đã thể hiện hướng đi mới trong phương
hướng phát triển của toàn huyện. Tuy nhiên, điều quan trọng phải đặt ra hiện
nay là làm sao để một mặt mở rộng diện tích đất đai hợp lý từ nguồn chưa sử

dụng, mặt khác sử dụng có hiệu quả hơn diện tích đất hiện có của huyện.
4.1.3. Cơ cấu dân số và lao động của xã
Xã Kỳ Lâm có tổng dân số 6824 khẩu, với 1902 hộ, công tác dân số,
thời gian qua trên địa bàn xã đã tổ chức có hiệu quả các chiến dịch truyền
thông lồng ghép với dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đã có những tác động tích
cực tới đời sống lao động và sản xuất của xã Kỳ Lâm. Cơ cấu dân số và lao
động của xã Kỳ Lâm được thể hiện qua bảng 6.
Bảng 6: Cơ cấu lao động của xã Kỳ Lâm năm 2010
STT Chỉ tiêu
Năm 2010
Nam Nữ
I
Tổng số nhân khẩu 3452 2796
1.1.
Nhân khẩu nông nghiệp 2165 1872
1.2.
Nhân khẩu phi nông nghiệp 1287 1509
II
Tổng số lao động 2445 2300
2.1.
Lao động nông nghiệp 1837 1620
2.2.
Lao động phi nông nghiệp 611 680
(Nguồn báo cáo kinh tế xã Kỳ Lâm năm 2010)
Số liệu bảng 6 cho thấy rằng xã có một nguồn lao động dồi dào với
4745 người từ 15 tuổi trở lên và tập trung chủ yếu ở hai thôn Hải Hà và Đông
Hà nơi có nhiều điều kiện để phát huy nguồn nhân lực địa phương vào phát
triển nông nghiệp và các ngành nghề khác mang lại hiệu quả kinh tế cao.
4.1.4. Cơ cấu thu nhập của xã Kỳ Lâm
Thu nhập của xã từ nhiều nguồn khác nhau. Được thể hiện qua bảng 7

15
Bảng 7. Cơ cấu thu nhập năm 2010 của xã Kỳ Lâm
ĐVT: 1000 đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2010
I Tổng thu nhập của xã 34.520.000
1.1 Thu nhập từ nông nghiệp 17.260.000
1.2 Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp 12.982.000
1.3 Các nguồn thu khác 4.278.000
II Thu nhập bình quân/người 10.000
(Nguồn báo cáo kinh tế xã Kỳ Lâm năm 2010)
Qua bảng 7 chúng ta thấy rằng thu nhập của người dân nơi đây chủ yếu
là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các thu nhập từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp chiếm 50% thu nhập của các hộ gia đình. Thu nhập bình quân
đầu người của xã đạt 10 triệu đồng/người.
4.2. Thực trạng phát triển cây sắn trên địa bàn xã Kỳ Lâm - huyện Kỳ
Anh – tỉnh Hà Tĩnh
4.2.1 Thực trạng sản xuất sắn của xã Kỳ Lâm
Cây Sắn đã thực sự mang lại giá trị kinh tế cho người dân toàn Huyện
Kỳ Anh nói chung và xã Kỳ Lâm nói riêng. Dưới sự chỉ đạo của Uỷ Ban
Nhân Dân huyện, xã Kỳ Lâm đã đưa cây sắn vào trồng. Với lợi thế về điều
kiện tự nhiên và đất rộng lớn, trong những năm gần đây thực hiện chính sách
chuyển đổi cơ cấu cây trồng bà con nông dân nơi đây đã mạnh giạn đầu tư và
phát triển cây sắn bước đầu đã mang lại những thành công trong sản xuất nói
riêng và trong việc thay đổi nâng cao đời sống người dân nơi đây.
Cây sắn được coi như là cây lương thực hổ trợ gần gủi, gắn bó với
người nông dân là cây trồng rất quan trộng đem lại lợi ích kinh tế cho người
nông dân, trong những năm trở lại đây diện tích trồng sắn đã được tăng lên và
nhập về một số giống sắn công nghiệp có năng xuất cao. Trong nhiều năm
qua, diện tích, năng suất cũng như sản lượng sắn của xã không ngừng tăng
lên. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng 9.

16
Bảng 8: Tình hình trồng sắn qua 3 năm của xã Kỳ Lâm
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Diện tích (ha) 127,5 136,0 196,8
Năng xuất (tạ/ha) 9,7 11 10,9
Sản lượng (tạ) 1236,75 1496,00 2145,12
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của xã Kỳ Lâm 2010)
17
Do đặc điểm xã Kỳ Lâm là một xã vùng núi có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển cây sắn, cùng với việc nhà máy tiêu thụ sản phẩm sắn đã
được xây dựng và hoàn thành tại xã Kỳ Sơn, làm cho công sản xuất và tiêu
thụ sắn dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Vì vậy mà trong những năm gần đây bà
con nơi đây đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích đất trồng sắn. Chính vì vậy
mà diện tích và sản lượng cây sắn đã liên tục được tăng nhanh qua các năm
nhất là trong năm 2010 do giá thành của sản phẩm tăng lên đáng kế đã làm
động lực thúc đẩy người dân đẩy mạnh sản xuất sản phẩm sắn. Qua bảng số
liệu trên chúng ta cũng dễ dàng thấy được diện tích, năng suất, sản lượng của
các hộ được tăng lên rõ rệt qua các năm cụ thể như: Năm 2008 diện tích của
các hộ trên địa bàn xã chỉ là 127,5 ha nhưng đến năm 2009 đã tăng lên thành
136 ha và đến năm 2010 đã tăng lên thành 196,8 ha. Bên cạnh đó sản lượng
và năng suất cũng tăng lên đáng kể, sản lượng năm 2008 là 1236,75 tạ nhưng
đên năm 2009 là 1496 tạ và năm 2010 là 2145,12 tạ. Năng suất 2008 là 9,7
tạ/ha, năm 2009 tăng lên thành 11 tạ/ha và đến năm 2010 lại giảm xuống
10,09 tạ/ha do ảnh hưởng của lũ lụt.
4.2.2. Các loại giống Sắn được sử dụng trên địa bàn xã Kỳ lâm
Việc nhập nội giống Sắn tốt đưa vào sử dụng là hết sức quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp. Hiện nay xã đang tập trung trồng giống Sắn KM94, Cao
Sản, vì hai giống này phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn.

Việc nhà máy tinh bột cần nguyên liệu đầu vào lớn như hiện nay đã tạo cho
người dân mở rộng diện tích, chọn lọc sủ dụng các loại giống sắn mới, áp dụng
khoa học kỷ thuật tăng năng xuất, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết lao
động việc làm tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo hiện nay.
4.3. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra
4.3.1. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra
Các nông hộ ở xã Kỳ Lâm có diện tích đất khá lớn. Đất ở đây được sử
dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tình hình sử dụng đất của nông hộ được
thể hiện qua bảng 9.
18
Bảng 9: tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2010
ĐVT: sào/hộ
STT Chỉ tiêu
Hộ nghèo
(n=5)
Hộ trên nghèo
(n=15)
Tổng diện tích đất 26 42
1 Đất ở và vườn nhà 4 6
2 Đất trồng cây hàng năm 12 20
2.1 Lúa nước 3 4
2.2 Sắn 8 13
2.3 Rau màu, khác 1 3
3 Đất trồng cây lâu năm 7 9
4 Mặt nước NTTS 0 0
5 Đất khác 3 7
(Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ xã Kỳ Lâm 2011)
Từ số liệu bảng 9 cho thấy rằng hầu hết các hộ sản xuất đều có tổng
diện tích đất sản xuất khá lớn. Tổng diện tích đất sản xuất bình quân của
hộ nghèo là 26 sào/hộ, hộ trên nghèo là 42 sào/hộ. Đất trồng sắn bình

quân của hộ nghèo là 8 sào/hộ, hộ trên nghèo là 13 sào/hộ.
4.3.2. Cơ cấu dân số và lao động của nhóm hộ điều tra
Nhìn chung cơ cấu dân số của các hộ điều tra đều ở mức cao, nó
được thể hiện qua bảng 10.
Bảng 10: Cơ cấu dân số và lao động của các hộ điều tra
STT Chỉ tiêu ĐVT
Hộ nghèo
(n=5)
Hộ trên
nghèo
(n=15)
1 Tổng số hộ điều tra Hộ 5 15
2 Nhân khẩu Người/hộ 6,2 5,27
3 Lao động Lao động/hộ 4,2 4,13
4 Nhânkhẩu/lao động Người 1,8 1,28
5 Trình độ chủ hộ Lớp 2,2 3,6
19
(Nguồn:Số liệu phỏng vấn hộ xã Kỳ Lâm 2011)
Số liệu bảng 10 cho thấy, hầu hết các hộ điều tra đều có nguồn lao
động dồi dào nhưng trình độ chủ hộ còn thấp.
Số nhân khẩu bình quân của hộ nghèo là: 6,2 người/hộ. Của hộ
trên nghèo là: 5,72 người/hộ. Số lao động của hộ nghèo là 4,2 lao
động/hộ, của hộ trên nghèo là: 4,13 lao động/hộ. Tỷ lệ nhân khẩu trên
lao động của hộ nghèo là 1,8. Hộ trên nghèo là 1,28.
4.4. Tình hình sản xuất sắn của các hộ điều tra
4.4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các nông hộ
Diện tích của các nông hộ nơi đây là khá lớn, các hộ đã tận dụng
được các lợi thế đó trong sản xuất và để tăng năng suất và sản lượng vì
thế năng suất và sản lượng cả các hộ là khá cao. Điều đó được thể hiện
qua qua bảng 11.

Bảng 11. Tình hình sản xuất sắn của nông hộ năm 2010
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Hộ nghèo
(n=5)
Hộ trên nghèo
(n=15)
1 Diện tích Sào/hộ 5,20 5,07
2 Năng suất Tạ/sào 11 10,87
3 Sản lượng Tạ/năm 57,20 55,11
(Nguồn:Số liệu phỏng vấn hộ xã Kỳ Lâm 2011)
Diện tích của các hộ nghèo của xã là 5,2 sào/hộ và của các hộ trên
nghèo là 5,07 sào/ha. Với năng suất bình quân của hộ nghèo là 11 tạ/sào
còn đối với hộ trên nghèo thì năng suất đạt được là 10,87 tạ/sào. Điều
này cho thấy rằng các hộ nghèo đầu tư vào trồng sắn nhiều hơn các hộ
trên nghèo.
4.4.2. Tình hình sử dụng giống Sắn của các nông hộ trong năm 2010
Việc chọn lựa một số giống sắn mới, nhằm tìm ra giống sắn có thời gian
sinh trưởng ngắn, năng xuất cao, giàu tinh bột để cung cấp nguyên liệu phục vụ
nhà máy chế biến tinh bột, bổ sung giống sắn cho sản xuất để giúp nông dân rải vụ
thu hoạch.
20
Hiện nay nhờ áp dụng khoa học kỷ thuật và lai tạo các giống Sắn có chất
lượng cao như KM 98, KM140, KM94, Cao Sản. Hiện nay qua số liệu điều tra
cho thấy nông dân xã chủ yếu dùng KM94 và Cao Sản.
4.4.3. các biện pháp kỹ thuật chính được các hộ áp dụng trong trồng sắn
Hầu hết các hộ được điều tra đều cho biết rằng họ đều sử dụng các biện
pháp canh tác truyền thống. Điều này được thể hiện qua bảng 12.
Bảng 12: kỹ thuật canh tác của các hộ trông sắn
tt Kỹ thuật Hộ nghèo
(n=5)

Hộ trên nghèo
(n=15)
1 Trồng luống 0 0
2 Trồng xiên 0 0
3 Trồng vạt 4 12
4 Trồng vồng 1 3
(Nguồn số liệu phỏng vấn hộ xã Kỳ Lâm 2011)
Hầu hết các hộ sản xuất của xã chủ yếu áp dụng hai biện pháp canh tác
chủ yêú là: Trồng vạt và trồng vồng. Đây là hai biện pháp canh tác truyền
thống và lâu dài từ xưa đến nay của bà con nông dân nơi đây. Ưu điểm của hai
biện pháp này là đơn giản và dễ áp dụng, ít tốn thời gian và công lao động hơn
so với các biện pháp khác.
4.4.4. Tình hình tiêu thụ sắn của các nông hộ
Trong những năm gần đây công việc tiêu thụ của người dân rất thuận tiện,do
việc nhà máy tiêu thụ sắn được xây dựng và hoàn thành ở xã lân cận nên không còn
hiện tượng nông dân bị ép giá khi bán sản phẩm. Hầu hết các hộ đều bán sản phẩm
cho nhà máy nên công việc tiêu thụ giảm bớt rờm rà giảm bớt được các chi phí
trung gian.
Bảng 13. Tình hình tiêu thụ sắn của các hộ điều tra
Nơi tiêu thụ
Hộ nghèo (n=5) Hộ trên nghèo (n=15)
Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
Nhà máy 5 100 13 86,6

Chợ 0 0 1 6,7
21
Người bán buôn 0 0 1 6,7
Người bán lẻ 0 0 0 0
(Nguồn số liệu phỏng vấn hộ xã Kỳ Lâm 2011)
Qua bảng 13 cho thấy 100% hộ nghèo đều tiêu thụ sắn cho nhà máy.
Hộ trên nghèo 86,6% bán sản phẩm cho nhà máy 6,7% bán ở chợ và 6,7%
bán cho các lái buôn.
4.4.5. Những khó khăn trong quá trình sản xuất sắn của nông hộ
Do đặc điểm tự nhiên và xã hội của xã nên các hộ sản xuất sắn phải
găp một số khó khăn cơ bản như: diễn biến khí hậu và thời tiết bất thường
như lũ lụt và hạn hán kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình sản xuất cũng
như thu hoạch của người dân. Đặc biệt là mưa lũ kéo dài làm sâu bệnh phát
triển,làm hư hại củ sắn giamr chất lượng cũng như số lượng sắn. Bên cạnh đó
chưa có sự phối hợp của cơ quan nhà nước, người dân còn gặp một số khó
khăn về vốn và kỹ thuật. Cùng với việc giá cả vật tư và phân bón không
ngừng tăng lên gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình sản xuất và chăn sóc
của người dân.
4.5. Hiệu quả của việc sản xuất sắn ở nông hộ
4.5.1. Chi phí cho sản xuất sắn ở nông hộ
Nói chung các hộ sản xuất trong xã chủ yếu “lấy công làm lãi” nên các
hộ chủ yếu dựa vào nội lưc sản xuất của gia đình nên cũng giảm đi một phần
chi phí đầu tư. Chi phí đầu tư của cac hộ đươc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 13: Chi phí cho trồng sắn bình quân cho một hộ
ĐVT: đồng/sào/vụ
STT Hạng mục Hộ nghèo (n=5)
Hộ trên nghèo
(n=15)
1 Giống 65000 81700
2 Phân bón 276000 307330

3 Thuốc BVTV 92000 96330
4 Chi phí khác 100000 100000
Tổng chi phí 473000 585360
(Nguồn số liệu phỏng vấn hộ xã Kỳ Lâm 2011)
22

×