235
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012
SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN Ở XÃ NGƯ NAM, HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH: TIẾP CẬN DỰA TRÊN SINH KẾ PHỤ THUỘC
THỊ TRƯỜNG VÀ CHUỖI CUNG
Nguyễn Văn Phát
1
, Trương Tấn Quân
1
, Lê Văn Bính
2
1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
2
Trường Đại học Phú Xuân - Huế
Tóm tắt. Nông nghiệp Quảng Bình đang trong quá trình chuyển dịch từ sản xuất tự
cung, tự cấp sang sản xuất thương mại. Quá trình này được dẫn dắt bởi nhiều yếu
tố khác nhau từ vi mô đến vĩ mô. Ứng dụng khung phân tích sinh kế dựa vào thị
trường và khung phân tích chuỗi cung, kết quả chỉ ra rằng có sự phát triển nhanh
chóng chuỗi cung các sản phẩm đầu vào và đầu ra ở một xã nơi hệ thống giao
thông đi lại và giao thông liên lạc phát triển. Tuy nhiên, chuỗi cung đầu ra phát
triển nhanh hơn chuỗi cung đầu vào do sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị
trường. Chính sự phát triển này, các sản phẩm có giá trị cao có mức độ hội nhập thị
trường tốt hơn các sản phẩm có giá trị thấp. Sự thay đổi chuỗi cung dẫn đến sự thay
đổi hệ thống khai thác thủy sản và hệ thống canh tác và tác động vào quá trình cải
thiện sinh kế của người dân.
1. Giới thiệu
Quảng Bình là một trồng các tỉnh nghèo của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, tỷ
lệ nghèo đói của tỉnh năm 2009 là 19%, trong khi đó, tỷ lệ nghèo đói chung của cả nuớc
là 12,3 %. Chính vì thế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện mức sống của người dân địa
phương là một trong những vấn đề trọng tâm trong các chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh và các địa phương.
Trong những năm qua, dưới tác động của cơ chế thị trường, của những chương
trình phát triển kinh tế của địa phương và những hỗ trợ của các tổ chức phi chinh phủ,
sinh kế của người dân địa phương đã có những thay đổi đáng kể. Một trong những thay
đổi đó là quá trình chuyển đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, sản
xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chính sự thay đổi này đã và đang tạo ra
những cơ hội cho người dân địa phương phát triển sản xuất để thoát nghèo nhưng cũng
tạo ra những rủi ro cho người dân trong quá trình chuyển đổi.
Mục đích của bài viết này là phân tích sinh kế của người dân ở tỉnh Quảng Bình
thông qua nghiên cứu trường hợp xã Ngư Nam, huyện Lệ Thủy trong quá trình chuyển
đổi sinh kế. Bài viết chia làm 4 phần. Tiếp theo phần giới thiệu, khung phân tích sinh kế
236
dựa vào thị trường và phân tích chuỗi cung sẽ được làm rõ. Phần thứ 3, kết quả nghiên
cứu trường hợp về sinh kế của người dân ở xã Ngư Nam được phân tích trên cơ sở vận
dụng khung phân tích sinh kế và khung phân tích chuỗi cung đã được trình bày ở phần
trước. Cuối cùng, một số thảo luận và kết luận về sự thay đổi sinh kế của dân địa
phương được rút ra trên cơ sở những phân tích trên.
2. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu
2.1. Sinh kế dựa vào thị trường
Khung phân tích sinh kế dựa vào thị trường dựa trên khung phân tích sinh kế của
tác giả Trương Tấn Quân (2009). Về cơ bản khung phân tích sinh kế thị trường có các
thành phần cơ bản giống như khung phân tích sinh kế truyền thống gồm: nguồn vốn
sinh kế đó là nguồn vốn nhân lực, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tự
nhiên, nguồn vốn tài chính; chiến lược sinh kế gồm các hoạt động sinh kế, các kết quả
sinh kế và mục tiêu của sinh kế; ngữ cảnh dễ bị tổn thương và thành phần cuối cùng là
các chính sách và thể chế mà các hoạt động sinh kế hoạt động. Tùy theo năng nguồn
vốn sinh kế, tùy theo ngữ cảnh dễ bị thương, tùy theo chính sách và thể chế mà sinh kế
đó hoạt động và cuối cùng là tùy theo mục đích của sinh kế mà người dân hay cộng
đồng sẽ có những chiến lược sinh kế khác nhau. Theo nghiên cứu của Scoones (1998),
có 3 chiến lược sinh kế cơ bản đó là: Chiến lược thâm canh nông nghiệp, chiến lược
quảng canh nông nghiệp hay chiến lược đa dạng hóa và di cư. Trong khi đó, dựa vào
mối quan hệ với tài nguyên, tổ chức Khanya chia chiến lược sinh kế thành 3 dạng khác
đó là chiến lược sinh kế dựa vào tài nguyên, chiến lược sinh kế không dựa vào tài
nguyên và chiến lược sinh kế di cư (Hussein, 2002). Tuy nhiên, dựa vào mối quan hệ
với các ngữ cảnh bên ngoài thì Rennie and Singh (1996) chia chiến lược sinh kế thành 2
loại đó là chiến lược thích ứng và chiến lược đối pháo. Chiến lược thích ứng là chiến
lược trong dài hạn và chiến lược đối phó là chiến lược trong ngắn hạn. Rõ ràng, có sự
da dạng trong vận quá trình phân tích sinh kế tùy theo ưu tiên và mục đích và ưu tiên
của tổ chức.
Tuy nhiên, nhìn chung vai trò của thị trường hầu như vẫn chưa được khai thác
hay vẫn chưa được khai thác có hiệu quả trong tất cả các khung phân tích sinh kế ở các
nghiên cứu trước đây. Trong khi đó, toàn cầu hóa và thương mại hóa là xu hướng tất yếu
của tất cả các ngành, kể cả ngành nông nghiệp và sản xuất thương mại vẫn là xu hướng
thống trị trong tất cả các hoạt động sản xuất. Vì thế, nó chưa thực sự đầy đủ nếu loại bỏ
yếu tố thị trường trong phân tích sinh kế trong ngữ cảnh mới, ngữ cảnh sản xuất nhằm
đáp ứng nhu cầu của thị trường
237
Sơ đồ 1. Khung phân tích sinh kế dựa vào thị trường
Nhân lực, vật
chất, xã hội, tự
nhiên và tài
chính
Hoạt động sinh
kế
Kết quả của sinh kế
Mục tiêu của sinh kế
Chiến lược sinh kế
Nguồn vốn sinh kế
Nhu cầu của thị trường và không
thị trường
Ngữ cảnh dể bị tổn thương
Xu hướng, mùa vụ, các tác
động từ bên ngoài
Chính sách và thể chế
Thị trường
(Nguồn: T.T. Quân, 2009).
Theo Kanji và một số tác giả (2005), trong phân tích sinh kế bền vững thì các
quyết định sinh kế phụ thuộc vào cấu trúc, chức năng và sự phát triển của thị trường.
Theo Carney(2002), thị trường và sự phát triển của thị trường xác định chi phí để có thể
có một tài sản nào đó hay thay thế một tài sản nào đó. Tương tự, Dorward và một số tác
giả (2003) chỉ ra rằng thị trường và sự hoạt động của thị trường đầu ra sẽ hình thành nên
nhu cầu của các hàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi sinh kế, vì thế hình thành nên
giá cả và thu nhập của các hoạt động sản xuất. Do đó, không thể tách rời thị trường ra
khỏi phân tích sinh kế.
Rõ ràng, thị trường đầu vào như thị trường đất đai, thị trường vốn, thị trường các
trang thiết bị sản xuất và thị trường các loại vật tư nông nghiệp sẽ hình sẽ ảnh hưởng
đến cơ hội thay đổi các nguồn vốn và ảnh hưởng đến cơ hội lựa chọn các chiến lược
sinh kế. Hơn thế nữa, các cơ hội này không chỉ được hình thành bởi các thị trường đầu
vào mà thị trường đầu ra cũng ảnh hưởng đến các quyết định đó dựa trên sự hình thành
nhu cầu các hàng hóa từ các hoạt động sinh kế.
2.2. Khung phân tích chuỗi cung
Thị trường là một bộ phận quan trọng trong phân tích sinh kế. Tuy nhiên, phân
tích thị trường và phân tích sinh kế thường được thực hiện một cách độc lập. Vì vậy,
chúng vẫn chưa có khả năng hỗ trợ lẫn nhau. Làm thế nào để có thể gắn kết thị trường
với sinh kế và khai thác hiệu quả yếu tố thị trường trong sinh kế vẫn là một câu hỏi mở.
Theo Carney (2002) và Kanji cùng các tác giả (2005), có thể gắn kết thị trường với sinh
kế thông qua sự phối hợp giữa phân tích sinh kế và phân tích chuỗi giá trị. Tuy nhiên,
238
mức độ ứng dụng trong thực tế hầu như vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Phân tích chuỗi cung hay chuỗi giá trị là xem xét quá trình tổ chức để kết hợp
các yếu tố đầu vào nhằm tạo ra sản phẩm hay dịch vụ và tổ chức đưa sản phẩm này từ
người sản xuất đến người tiêu dùng. Tức là xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình thực hiện chuỗi cung.
Phân tích chuỗi cung không chỉ cho phép xem xét quá trình tạo giá trình trong
quá trình đưa hàng hóa từ người cung cấp vật liệu đến tay người tiêu dùng mà còn xem
xét vai trò của các tổ chức và các cá nhân trong dòng hàng hóa này. Hơn nữa, trên giác
độ người sản xuất thì quá trình phân tích chuỗi cung có thể giúp xác định cơ hội tham
gia chuỗi cung của người sản xuất và cơ hội cải thiện chuỗi cung nhằm mang lại nhiều
lợi ích cho các cá nhân và tổ chức trong chuỗi cung.
Sự hoạt động và hiệu quả của chuỗi cung được đo lường bởi quá trình thực hiện
của nó. Theo Beamon (1998), có nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá quá trình thực
hiện chuỗi cung, chúng có thể là số lượng hay chất lượng, có thể được đánh giá từ quan
điểm của người sản xuất hay người tiêu dùng. Những thước đo này sẽ giúp người sản
xuất cũng như những đối tượng liên quan có thể cải thiện mức độ thực hiện chuỗi cung
nhằm đạt được mục đích của họ.
Hơn thế nữa, dưới góc độ xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn, phân tích
chuỗi cung là làm rõ cơ hội tham gia chuỗi cung, cơ hội tham gia thị trường của người
dân ở trong chuỗi cung và cơ hội cải thiện sinh kế của người dân thông qua kết nối sinh
kế với thị trường qua chuỗi cung.
Rõ ràng, phân tích chuỗi cung sẽ cho phép làm rõ mức độ gắn kết thị trường của
sinh kế và những cơ hội cải thiện sinh kế thông qua cải thiện cơ hội tham gia thị trường
3. Kết quả nghiên cứu trường hợp xã Ngư Nam, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Ngư Nam
Ngư Nam là xã vùng biển, định vị tại phía Đông Nam của tỉnh Quảng Bình. Phía
bắc giáp Ngư Thủy Trung, phía Tây giáp xã Sen Thủy, phía đông giáp Biển Đông và
phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Tổng diện tích của Ngư Nam là 970 ha
vào năm 2009, trong đó chỉ khoảng 60 ha diện tích đất nông nghiệp (chiếm 6%). Hơn
thế nữa, nông nghiệp rất khó để có điều kiện phát triển do hầu hết đất đai đều thuộc loại
cát trắng với độ màu mỡ rất thấp và không đủ nước. Vì thế, cuộc sống của 557 hộ với
3.014 khẩu (năm 2006) chủ yếu phụ thuộc vào sinh kế biển. Trong tổng giá trị sản xuất
của toàn xã, 40,2 % từ thủy sản, 20,4 % từ nông nghiệp và 8,1 5 từ chế biến. Còn lại là
30,3 % là từ các nguồn thu nhập khác mà chủ yếu là từ hoạt động làm thuê.
Trước năm 2000, xã hoàn toàn biệt lập với bên ngoài khi mà hệ thống đường
giao thông chưa phát triển. Do bị chia cắt với bên ngoài bởi dãy cát trắng, con đường
duy nhất để tiếp cận với bên ngoài là đi bộ qua dãy núi cát khoảng 5 km mới có thể tiếp
239
cận được với đường sỏi và phải mất 4 km nữa mới có thể tiếp cận đường quốc lộ 1A,
nơi có phương tiện giao thông công cộng để tiếp cận với bên ngoài. Trong giai đoạn này,
hệ thống điện và viễn thông cũng chưa phát triển tới địa phương. Vì thế, xã hầu như cô
lập với bên ngoài và sản xuất chủ yếu là vẫn mang tính tự cung tự cấp.
Năm 2000, hệ thống đường giao thông từ xã kết nối với đường quốc lộ 1A đã
được triển khai. Hơn nữa, từ năm 2005 hệ thống đường giao thông nội xã cũng được
đầu tư qua nguồn vốn 135 và sau đó là các xã bãi ngang. Cùng với quá trình này, vào
đầu năm 2005, hệ thống mạng lưới viễn thông cũng đã được kết nối tới tận xã. Đến năm
2006, đã có 46 điện thoại cố định tại địa phương và con số này đã phát triển đến gần
hơn 200 vào cuối năm 2008 và đầu 2009. Bên cạnh đó, hệ thống điện lưới đã đến tất cả
các thôn và hơn 99 % người dân của xã đã tiếp cận dịch vụ này. Một thay đổi khác cũng
liên quan đến quá trình phát triển kinh tế theo định hướng thị trường tại địa phương là
sự hình thành chợ tại xã vào năm 2006. Đây chính là những tiền đề căn bản tạo ra sự
thay đổi trong sinh kế của người dân tại địa phương.
3.2. Thay đổi sinh kế tại địa phương
Mặc dầu vẫn phụ thuộc vào sinh kế thủy sản, có một sự thay đổi lớn trong sinh
kế của người dân tại địa phương trước và sau năm 2000. Trước năm 2000, sinh kế của
người dân địa phương mang tính tự cung tự cấp cao, sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu
gia đình và các thành viên trong làng xã. Trong giai đoạn này cũng có sự giao lưu, trao
đổi với bên ngoài tuy nhiên chủ yếu là các chợ trong huyện và người dân là người chủ
động đem các sản phẩm thủy sản đến các chợ địa phương để bán, trao đổi nhằm có được
lương thực đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ. Sự trao đổi với bên ngoài chỉ với qui mô
nhỏ và giá trị thấp. Hầu như các đối tượng thu mua vẫn chưa đến được khu vực. Vì thế,
trong giai đoạn này nghèo đói là hiện tượng phổ biến. Đến năm 2005, tỷ lệ nghèo đói
vẫn còn ở mức 54 % phần nào nói lên sự lạc hậu của địa phương do bị cô lập trong một
thời gian dài.
Sau năm 2000, sinh kế của người dân bắt đầu thay đổi dưới sự dẫn dắt của các
yếu tố thị trường và sự hỗ trợ, thúc đầy của các yếu tố về cơ sở hạ tầng như đã trình bày
ở trên.
Với sự phát triển về hệ thống đường sá, người dân bắt đầu có thể sắm các
phương tiện giao thông đơn giản như xe đạp, xe máy để vận chuyển sản phẩm thủy sản
đánh bắt đến các chợ ở địa phương một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt là với phương tiện
xe máy, việc đưa sản phẩm đến chợ địa phương được mở rộng ra các chợ khác trong
tỉnh. Cùng với quá trình này, một số người thu mua đã bắt đầu tiếp cận địa phương để
thu mua sản phẩm và sau đó là cung cấp hàng hóa để giảm chi phí đi lại. Vì thế, tạo ra
nhiều lựa chọn cho người dân trong quá trình bán sản phẩm. Điều này làm giảm chênh
lệch giá cả giữa địa phương và các chợ trong huyện. Trước đây, giá tại các chợ địa
phương có thể gấp đôi đến gấp ba, tuy nhiên, chênh lệch được rút ngắn dần và chỉ còn
240
khoảng 500 đến 1000 đồng kg vào năm 2008.
Cùng với quá trình trên thì sự quá trình thương mại hóa cũng bắt đầu có những
tác động đến sinh kế của địa phương. Sự giao thương với bên ngoài mà đặc biệt là giao
thương với Trung Quốc đã hình thành và làm tăng nhanh nhu cầu về các các loại cá có
giá trị cao nhu cá Hố, cá Thu, các Mú, cá Chẽm và một số loại các khác. Nhu cầu này
tạo điều kiện để hình thành các cơ sở chế biến hay thu mua tại các địa phương lân cận
trong huyện hay các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lận cận như Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Nghệ An và các tỉnh phía Bắc. Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống viễn
thông cũng có vai trò hỗ trợ tích cực trong việc kết nối các cơ sở này đối với những
người thu mua địa phương. Từ đó, làm chuyển đổi hoạt động sinh kế của người dân từ
đánh bắt các sản phẩm có giá trị thấp sang các sản phẩm có giá trị cao.
Bên cạnh đó, nhu cầu về sử dụng các sản phẩm phụ và các sản phẩm có chất
lượng thấp cho các hoạt động chế biến, hoạt động nuôi trồng cũng tăng cao do quá trình
phát triển nhanh chóng của các hoạt động này tại địa phương và các địa phương khác
trong khu vực. Những nhu cầu này cũng được kết nối với địa phương làm thay đổi mục
đích sử dụng của một số sản phẩm như từ sử dụng cá cho nhu cầu thực phẩm trực tiếp,
sang sử dụng cá cho nhu cầu chế biến hay sử dụng ruốc khô cho thực phẩm sang sử
dụng ruốc khô cho nuôi trồng. Vì thế, làm thay đổi hình thức sản xuất và kinh doanh ở
địa phương.
Song song với hoạt động thủy sản, hoạt động trồng trọt và chăn nuôi cũng có
những thay đổi tương ứng.
Hoạt động trồng trọt chuyển từ cây lương thực như sắn, khoai lang cho nhu cầu
thực phẩm sang sắn và khoai cho nhu cầu chăn nuôi và một số cây có giá trị cao cho thị
trường như dưa, lạc. Điều này phần nào có thể thực hiện được do nhu cầu về lương thực
đã có thể được đảm bảo thông qua trao đổi hàng hóa thủy sản.
Bên cạnh đó, chăn nuôi mà đặc biệt là chăn nuôi lợn đã bắt đầu được mở rộng để
có thể tận dụng những sản phẩm phụ của ngành thủy sản và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hoạt động này được thúc đẩy thông qua các trung gian cung cấp đầu vào và thu mua
sản phẩm đầu ra mặc dầu mức độ còn hạn chế. Có thể nói thông qua việc phát triển các
nguồn giống tại địa phương và tiếp cận nguồn giống và thức ăn ở các xã lân cận như
Sen Thủy, Hồ Xá, hoạt động chăn nuôi đã thay đổi theo hình thức tăng qui mô và định
hướng thị trường.
Cùng với quá trình trên, thị trường lao động cũng bắt đầu có những thay đổi căn
bản khi người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ người không thể tham gia hoạt động
khai thác thủy sản và thanh niên đã tìm cách di cư để tìm kiếm công ăn việc làm tại các
địa phương ở các tỉnh phía Nam.
Có thể nói, sinh kế của người dân địa phương đã có sự chuyển dịch căn bản từ
241
sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất thương mại và định hướng thị trường. Bên cạnh
đó, cũng có sự chuyển dịch theo hình thức đa dạng hóa các hoạt động sinh kế và nguồn
thu.
3.3. Sự thay đổi chuỗi cung của sản phẩm thủy sản
Có thể nói, sự thay đổi về chuỗi cung của sản phẩm thủy sản phần nào làm rõ cơ
hộ tham gia thị thị trường và từ đó làm thay đổi hoạt động sinh kế của người dân ở địa
phương.
Sơ đồ 2. Chuỗi cung của sản phẩm thủy sản ở địa phương trước năm 2000
(Nguồn: Điều tra và nghiên cứu trường hợp thông qua phỏng vấn hồi cố năm 2006,
2008, 2010).
Có thể thấy, chuỗi cung của sản phẩm thủy sản trước năm 2000 khá đơn giản (sơ
đồ 2). Về khía cạnh đầu vào, người dân phải di chuyển khá xa để có nguồn nhiên liệu
cho hoạt động đánh bắt. Họ phải di chuyển đến xã lân cận hoặc đi bằng đường biển đến
một địa phương ở một huyện lân cận. Bên cạnh đó, họ cũng phải di chuyển đến các chợ
lớn trong tỉnh để mua ngư cụ. Tuy nhiên, do hệ thống đường sá đi lại khó khăn nên chi
phí để có các đầu vào đơn giản này khá đắt đỏ. Về khía cạnh đầu ra, họ cũng chỉ đưa
các sản phẩm đến các chợ trong huyện và chủ yếu là các sản phẩm thủy sản có giá trị
thấp. Do hệ thông giao thông đi lại khó khăn nên người dân chỉ sử dụng sức người và
dụng cụ là quang gánh để mang sản phẩm đến các chợ địa phương. Vì thế số lượng hạn
chế và chất lượng của sản phẩm cũng không cao khi đến các chợ do phải mất một thời
gian dài cho quá trình vận chuyển. Trong giai đoạn này, chủ yếu là người dân tự vận
chuyển sản phẩm của họ. Vai trò của các trung gian và người thu mua khá mờ nhạt, chỉ
phát triển vào những năm cuối giai đoạn.
Sau năm 2000, chuỗi cung của sản phẩm thủy sản đã có những thay đổi đáng kể
cả về đầu vào và đầu ra (sơ đồ 3).
Sơ đồ 3. Chuỗi cung sản phẩm thủy sản ở địa phương sau năm 2000
Du ti đi lý mt xã lân
cn (12 km) hay ti ca
Tùng qua
đ
ng bi
n
Hộ ngư dân
Thu mua nhỏ tại
địa phương
Chợ trong huyện
Thuyền (tại xã)
Lưới ở chợ Đồng Hới, Ly Hòa,
Đồng Hà hay HCM
Máy thuyền (Đồng Hới, Ly
Hòa, Đồng Hà)
242
(Nguồn: Điều tra và nghiên cứu trường hợp thông qua phỏng vấn hồi cố năm 2006,
2008, 2010).
Về mặt đầu vào thì gần như không có sự thay đổi đáng kể nào về nơi mua ngư
cụ. Tuy nhiên, việc đi lại dễ dàng nên quá trình tiếp cận cũng giảm chi phí một cách
đáng kể. Bên cạnh đó, đầu vào về nhiên liệu cũng có thể được tiếp cận một cách dễ
dàng hơn khi hệ thống đường đi lại đã thông suốt từ địa phương đến xã có cây xăng
(Sen Thủy). Ngoài ra, đã có hình thành một đại lý xăng dầu nhỏ ở xã. Vì thế, việc tiếp
cận nhiên liệu không còn là vấn đề quá lớn như những năm trước đây.
Về khía cạnh đầu ra, chuỗi cung đã có những phát triển nhanh chóng, cả về kênh
phân phối và quá trình thực hiện chuỗi. Về đối tượng tham gia chuỗi trở nên phong phú
hơn. Hệ thống thu mua đầu vào đã được hình thành ở xã, cả người địa phương và không
địa phương. Vì vậy, tạo cơ hội bán sản phẩm khác nhau cho hộ ngư dân. Tuy nhiên,
phần lớn hộ ngư dân phải vay tiền từ thu mua lớn hoặc vừa để tiến hành hoạt động sản
xuất. Vì vậy, tạo ra sự ràng buộc trong lựa chọn người bán và vì vậy giá cả đã được cải
thiện nhưng vẫn có sự chệnh lệch lớn và bất lợi cho người đánh bắt.
Có thể nói, đã có sự phân chia chuyên sâu theo sản phẩm trong các chuỗi cung.
Chuỗi cung về các sản phẩm có giá trị thấp hầu như vẫn không thay đổi nhiều khi thị
trường vẫn là các chợ địa phương. Trong một số trường hợp, thị trường đã được mở ra ở
các chợ khác trong tỉnh và ở các huyện mịền núi. Do hệ thống giao thông đã phát triển
nên phương tiện vận chuyển đã có sự thay đổi nhiều. Chủ yếu là vận chuyển bằng xe
máy. Tuy nhiên, khi có nguồn cung lớn, ô tô tải có thể huy động để tham gia vận chuyển.
Đã có nhiều đầu mối thu mua được phát triển ở địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động chế
biến đã được khôi phục và phát triển tạo ra nhu cầu tương đối hiệu quả khi nguồn cung
lớn. Do đó, chênh lệch giá giữa địa phương và các chợ đã được giảm một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, người đánh bắt cũng giảm tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu thụ sản
phẩm mà chủ yếu là qua các trung gian.
Chuỗi cung sản phẩm thủy sản có chất lượng cao và gia cao được dẫn dắt bởi sự
Du ti đi lý mt xã lân
cn (12 km), đi lý trong xã
Hộ/nhóm
đắnh bắt
Người thu
mua lớn
Thuyền (tại xã)
Lưới ở chợ Đồng Hới, Ly Hòa,
Đồng Hà hay HCM
Máy thuyền (Đồng Hới, Ly
Hòa, Đồng Hà)
Người thu
mua nhỏ và
vừa tại xã
Chợ đị
a phương trong
huyện và các huyệ
n lân
cận
Nhà máy chế biến hoặ
c
thu mua lớn tại các đị
a
phương trong tỉnh
Người nuôi trồng ở các đị
a
phương và trong đị
a
phương
243
thay đổi của nhu cầu thị trường và từ đó làm thay đổi hoạt động sản xuất truyền thống
của ngư dân. Hầu hết các sản phẩm có giá trị cao đều được bán cho các đầu mối thu
mua ở địa phương: người thu mua lớn và người thu mua vừa và nhỏ. Người thu mua lớn
là những người có phương tiện bảo quản và có thể mua với bất kỳ số lượng nào. Vì vậy,
họ có thể thu mua quanh năm. Ngược lại những người thu mua vừa là những người
không có phương tiện cất giữ và họ chi thu mua với số lượng vừa đủ lớn để họ có thể đủ
chuyến đi trong ngày. Thông thường người thu mua vừa và nhỏ phải bán lại sản phẩm
cho người thu mua lớn nếu họ không có đủ số lượng. Tuy nhiên, họ có thể mua với số
lượng lớn vì họ vẫn có thể liên hệ với các nhà máy thu mua và chế biến để hỗ trợ họ khi
có số lượng cung lớn. Sự chênh lệch giá giữa những người thu mua không lớn vì có sự
thông đồng giữa những người thu mua. Vì thế, người thu mua thu được một lợi nhuận
tương đối lớn. Trong thời gian gần đây, một số hộ gia đình đánh bắt đã kết hợp giữa
đánh bắt với thu mua sản phẩm để bán thẳng cho các nhà máy, vì thế tạo ra sự cạnh
tranh cho các đối tượng thu mua độc lập. Quá trình này làm giảm sự chênh lệch về giá
giữa các sản phẩm và tạo ra nhiều lợi thế hơn cho người dân trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm.
Cùng với quá trình trên, sản phẩm phụ ruốc khô cũng đã thay đổi đáng kể khi
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, nay chuyển sang vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng
đồng thời phục vụ thức ăn nuôi trồng.
Như vậy, đã có sự thay đổi căn bản trong chuỗi cung của các sản phẩm thủy sản
và sự thay đổi này đã làm thay đổi hết sức có ý nghĩa trong quá trình tiếp cận thị trường
của người dân đối với các sản phẩm đánh bắt của họ.
4. Thảo luận và kết luận
Kết quả nghiên cứu trường hợp chỉ ra rằng sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là hệ thống giao thông và hệ thống viễn thông đóng vai trò hết sức quan trọng đối
với sự thay đổi chuỗi cung cũng như sự thay đổi sinh kế của người dân theo định hướng
thương mại. Sự phát triển của hệ thống giao thông không chỉ tạo điều kiện cho người
dân có thể đi lại và trao đổi hàng hóa một cách thuận tiện mà còn mang người thu mua
đến người sản xuất từ đó tạo ra nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm khác nhau và tạo ra nhiều
kênh lựa chọn khác nhau cho người tiêu dùng. Quá trình này sau đó lại được thúc đầy
bởi hệ thống viễn thông làm giảm chi phí của các giao dịch và đẩy nhanh quá trình hội
nhập ra các thị trường ngoài của các chuỗi cung.
Chuỗi cung phát triển vẫn chủ yếu tập trung vào đầu ra hơn là đầu vào. Nguyên
nhân kém phát triển của chuỗi cung đầu vào là do sản xuất mang tính manh mún và
chuỗi cung đầu vào mang tính rủi ro hơn. Vì thế, chuỗi cung đầu ra được lựa chọn phát
triển hơn là chuỗi cung đầu vào.
Mặc dầu giá cả có sự chênh lệch khá lớn giữa người đánh bắt và người thu mua,
vai trò của người thu mua là rất quan trọng trong quá trình đưa sản phẩm đến thị trường.
244
Với sự manh mún về sản xuất, rất khó cho người dân có thể tự đưa sản phẩm đến thị
trường. Điểm mấu chốt ở đây là làm sao có thể hỗ trợ cho người thu mua và tạo cơ chế
hợp tác giữa người thu mua và người sản xuất hơn là tạo ra sự cạnh tranh đối với họ.
Tạo ra sự cạnh tranh đối với họ có thể tạo ra sự sụp đổ của thành phần này và có thể tạo
ra rũi ro đối với người sản xuất.
Sự thay đổi nhu cầu đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt sự thay đổi
chuỗi cung và từ đó làm thay đổi sinh kế. Sự thay đổi nhu cầu này không chỉ xảy ra ở
trong địa phương, tỉnh hay quốc gia mà có thể cả trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa
và thương mại hóa đòi hỏi cần phải khai thác những yếu tố này một cách hiệu quả trong
quá trình sản xuất. Những sản phẩm có chất lượng cao, có tính an toàn cao, có giá trị
cao là những sản phẩm có tính hòa nhập tốt. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm của địa
phương cần có cách nhìn lâu dài và bền vững.
Mặc dầu đã bắt đầu có sự hội nhập của thị trường các sản phẩm mà đặc biệt là
các sản phẩm có giá trị cao, quá trình tạo giá trị gia tăng hầu như vẫn rất đang hạn chế ở
địa phương. Vì thế, sinh kế của người dân thay đổi còn thay đổi chậm.
Tóm lại, sự phát triển về cơ sở hạ tầng, của thị trường và sự phát triển của các
chuỗi cung đã mang lại cơ hội cải thiện một cách đáng kể sinh kế của người dân ven
biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beamon, B.M., Supply chain design and analysis: Models and Methods, International
Journal of Production, 55, (1998), 281-294.
2. Carney, D., Sustainable Livelihood Approach: Progress and Possibilities for Change,
Working Paper, Department for International Development, London, 2002.
3. Dorward, A., Poole, N., Morrision, J., Kydd, J., & Urey, I., Markets, Institutions and
technologies: Missing Links in Livelihood Analysis, Development policy review, 21(3),
(2003), 319-332.
4. Hussein, K., Livelihoods Approahces Compared: A Multi-Agency Review of Current
Practice, Working Paper, Oversea Development studies, London, 2002.
5. Kanji, N., MacGregor, J., & Tacoli, C., Understanding market-based livelihoods in a
globalising world: Combining approaches and methods, Working Paper, International
Institute for Enviroment and Development.
( 2005.
6. Rennie, J. K., & Singh, N., Participatory Research for Sustainable Livelihoods: A
Guidebook for Field Projects: International Institute for Sustainble Development,
Winnipeg, 1996.
245
7. Scoones, I., Sustainable Rural Livelihood : A Framework for Analysis, Working paper 72,
UK: Institute of Development Studies. (
1998.
8. Quan, T. T, Transition from subsistence farming to commercial agriculture in Quang
Binh Province, Vietnam, PhD thesis, Lincoln University, New Zealand, 2009.
LIVELIHOODS OF PEOPLE LIVING IN NGU NAM COASTAL COMMUNE,
LE THUY DISTRICT, QUANG BINH PROVINCE: COMMERCIAL-BASED
SUTAINABLE LIVELIHOOD FRAMEWORK AND SUPPLY CHAIN
APPROACHES
Nguyen Van Phat
1
, Truong Tan Quan
1
, Le Van Binh
2
1
College of Economics, Hue University
2
Phu Xuan University – Hue
Abstract. The agriculture in Quang Binh province has been undergoing the
transition from subsistence farming to commercial production. This transition
process has been motivated by different macro and micro factors. Through the
application of commercial-based sustainable livelihood framework and supply
chain analysis, it is found that there is rapid development of input and output
supply chains in coastal communes where the traffic system and
telecommunication system have been developed. However, the development of
output chains is more rapid than that of the input chains. The development of
output supply chains is accelerated by changes in market demands. This situation
has resulted in high value products being more intergrated than low valued ones.
These changes in the supply chains lead to changes in the fishing and farming
systems, which contribute to the improvement of local livelihood.